Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn »» 66. Bước sơ tâm »»

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn
»» 66. Bước sơ tâm

Donate

(Lượt xem: 2.454)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Nguyệt san Chánh Pháp - Thư Tòa soạn - 66. Bước sơ tâm

Font chữ:

Bước sơ tâm là bước đi như thế nào, vào lúc nào?

— Là khi tâm rộng mở một phương trời, khởi động cho bước chân ban đầu. (1)

Bước chân ban đầu vì thế, là bước chân vừa chấn động đại địa, vừa rung chuyển thiên không.

Bước chân ban đầu là bước chân quan trọng, khi chân vừa dợm cất lên, chưa đặt xuống; khi đất trời lay chuyển quần tụ vào một điểm, chờ đợi nâng bàn chân; khi đóa sen cung kính trân trọng, không muốn bàn chân thanh khiết phải chạm vào thực tế ô nhiễm của trần gian.

Bước chân ban đầu là bước chân khai mở con đường vượt thoát những phiền não, ràng buộc của kiếp sống; giải trừ những vọng chấp đảo điên từng dìm đắm thế nhân trong khổ lụy.

Bước chân ban đầu là bước chân định hình cảnh giới ly sinh-diệt (2), tịch lặng vô vi, không đến không đi, không tăng không giảm, không dơ không sạch… Nhờ vậy, bước chân sẽ chạm vào cõi đời năm trược (3) mà không nhiễm, đi qua cõi sinh-diệt mà không sinh-diệt, đến với trần gian mà không hề đến, lìa khỏi trần gian mà không hề đi… (4)

Ai có thể cất được bước chân như thế? — Đức Phật, và tất cả chúng sinh; vì chúng sinh là Phật sẽ thành. Có điều, Đức Phật có thể thị hiện trọn vẹn bảy bước dài qua bảy chi phần của giác ngộ (5); còn chúng sinh, hay những người xuất gia ban sơ phát tâm bồ-đề, vẫn thường bị lung lay ngay sau bước chân ban đầu. Những bậc tuệ căn thượng thừa thì bước xa hơn, nhưng vẫn cứ bị khập khiểng, lừng khừng ở bước thứ sáu, không làm sao bước qua được bước thứ bảy. Con đường cao đẹp từ đó chỉ phản ảnh những mộng tưởng, được sơn phết bằng màu sắc và thanh âm rỗng tuếch, vô vị của cõi đời uế trược. Hệ lụy nhân sinh từ thiền môn hay thế trần, nào khác nhau chi mấy.

Trần gian có lắm con đường. Sinh ra ở đời nầy, cũng phải bước đi thôi. Không thể nói “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt” (6). Quan trọng là bước chân ban sơ, đã quyết định, chọn lựa như thế nào. Giờ nầy, chân đã đi, và đi quanh đã nhiều. “Bụi đường dài gót mỏi đi quanh” (7). Có thể nào trở về chốn cũ để cất lại bước chân ban đầu không? Có thể lắm. Nhưng chốn cũ là chốn nào? Thực ra không có thời gian và nơi chốn nào thực sự hiện hữu như là thời điểm và địa điểm ban đầu, ban sơ. Không có sự dừng nghỉ của thời gian và nơi chốn. Không có vị trí cũ, thời gian cũ. Những gì vừa thoáng sinh, đã thoáng diệt. Đừng mong cầu một cái gì cố định, dù là thời gian hay không gian.

Chỉ có thể lặng tâm, ngay nơi khoảnh khắc hiện tiền nầy, buông xả tất cả — tức là hãy khởi sự bước đi bằng bước chân thứ bảy: xả! Hãy đánh sập, đánh đổ, vứt bỏ hết những con đường, những phương thức, những thành tựu hay thất bại, những vẻ vang rạng rỡ nào đó của danh vọng từng làm mình hãnh diện, những sai lầm nào đó từng làm mình ê chề xấu hổ… Hãy trút bỏ hết, và ngồi yên, trong tịch lặng.

Và rồi, nào, hãy hồn nhiên như trẻ thơ, vô tư như một chú tiểu: hãy cất bước chân đi như một vị Phật sơ sinh.

California, Mùa Phật Đản, 2017
VĨNH HẢO
(www.vinhhao.net)



(1) “Phát túc siêu phương,” cất bước thì muốn vượt tới phương trời cao rộng (Quy Sơn Cảnh Sách Văn - HT. Thích Trí Quang dịch).

(2) “Thế gian ly sinh-diệt,” thế gian vốn chẳng sinh-diệt (Kinh Lăng Già).

(3) Cõi đời có năm điều uế trược: 1. Kiếp trược: đời sống đầy tai ương, tật bệnh. 2. Phiền não trược: đời sống đầy tham, sân, si, nhiều phiền não. 3. Kiến trược: con người đầy những tà kiến, biên kiến, nhận thức sai lầm, điên đảo. 4. Chúng sinh trược: chúng sinh mọi loài sống trong vô minh, bản năng, thù oán, tổn hại lẫn nhau. 5. Mạng trược: phước kém, đời sống ngắn ngủi.

(4) “Như lai giả, vô sở tùng lai diệc vô sở khứ, cố danh Như Lai,” nghĩa Như Lai ấy là không từ đâu đến, cũng chẳng đi đâu, nên gọi là Như Lai (Kim Kim Cang, đoạn 29, Uy nghi tịch tĩnh).

(5) Thất Giác Chi, hay Thất Bồ Đề Phần: trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, niệm, định, và xả.

(6) Một câu trong “Một Cõi Đi Về,” nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.

(7) Một câu trong bài “Không Đề,” thơ Tuệ Sỹ.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 69 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Chắp tay lạy người


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Em Là Vì Sao Sáng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.54.190 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...