Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quán Âm Huyền Nghĩa [觀音玄義] »» Bản Việt dịch quyển số 2 »»

Quán Âm Huyền Nghĩa [觀音玄義] »» Bản Việt dịch quyển số 2

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.74 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.92 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Ý Nghĩa Quán Âm Huyền Diệu

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phần thứ hai là làm sáng tỏ chữ Quán. Lại chia ra làm hai. Một là kết thúc cảnh của Thế Âm. Hai là làm sáng tỏ trí tuệ của năng quán. Kết cảnh ấy có 6. Một là kết 10 pháp giới là nhơn duyên cảnh. Hai là Tứ Đế cảnh. Ba là ba đế cảnh. Bốn là nhị đế cảnh. Năm là nhứt thật đế cảnh. Sáu là vô đế cảnh. Những điều nầy hiện ra đầy đủ nơi Đại Bổn Huyền Nghĩa. Thứ hai là làm làm sáng tỏ việc quán trí. Bàng cảnh làm sáng tỏ trí, tạo 5 lượt, soi tỏ quán trí. Chung nhơn duyên; tức là 4 chỗ nhơn duyên luận quán. Tứ Đế lại có 4 lọai luận quán. Tam Đế có hai lọai luận quán. Nhị đế có 7 lọai luận quán. Một thật đế tức là một luận quán. Không đế tức là vô quán. Như vậy những nghĩa nầy đầy đủ ở Đại Bổn.
Nay Ước (Giáo) tam đế làm sáng tỏ chỗ quán. Nếu Thông (Giáo) luận về 10 pháp giới tất cả đều là nhơn duyên sở sanh pháp thì nhơn duyên nầy tức là không; tức là giả tức là trung. Tức không nghĩa là chơn đế; tức giả là tục đế; tức trung nghĩa là Trung Đạo đệ nhất nghĩa đế. Nếu Biệt (Giáo) thì luận về lục đạo giới, là nhơn duyên sanh pháp. Nhị Thừa giới là không; Bồ Tát Giới là giả; Phật giới là Trung. Luận cảnh có hai ý. Nay đối cảnh làm sáng tỏ chỗ Quán; lại cũng có hai ý. Một là thứ đệ tam quán ; hai là nhất tâm tam quán. Thứ đệ nghĩa là như Anh Lạc nói: Từ giả vào không; gọi là Nhị Đế Quán. Từ không nhập vào giả; gọi là Bình Đẳng Quán. Nhị quán là phương tiện; được nhập vào Trung Đạo đệ nhất nghĩa đế quán. Ba quán nầy tức là Đại Phẩm đã làm rõ nơi ba trí. Một là nhứt thiết trí; rõ biết tất cả nội pháp nội danh; tất cả có thể rõ, có thể giải. Tất cả các pháp ngòai cách gọi, có thể rõ biết, có thể giải. Thường chẳng thể dùng mà tất cả đạo, khởi tất cả lọai. Cho nên gọi là nhứt thiết trí. Hai là đạo chủng trí, có thể rõ biết tất cả đại chủng sai biệt; liền phân biệt giả danh; chẳng sai lầm. Cho nên gọi là đạo chủng trí. Ba là nhứt thiết chủng trí, có thể đối với một lọai trí, rõ biết tất cả đạo trí tất cả lọai. Một tướng diệt đi, tướng chủng chủng hạnh lọai, có thể rõ biết có thể giải bày; gọi là nhứt thiết chủng trí. Thông (Giáo) mà luận về quán trí thì khác với điều nầy. Biệt (Giáo) mà qua mục nhơn thì gọi quả của quán ấy là trí. Đây là ba quán trí; tức là Đại Kinh 4 lọai 12 nhơn duyên quán. Hạ, trung, thượng, thượng, thượng.
Niết Bàn qua sự chia chẻ pháp, làm rõ nơi bốn quán. Đại Phẩm Anh Lạc gặp ngay Ma Ha Diễn (Đại Thừa), rồi làm rõ ba quán, ba trí. Nay nếu khai hai kinh cùng với Niết Bàn thì nên khai Diễn Pháp; từ giả nhập vào không, quán sanh diệt tất cả trí. Nếu hợp Niết Bàn với hai kinh; hợp hạ, trung nhị quán; đồng là nhứt thiết trí. Nếu cùng với ba kinh vừa khai vừa hợp; đối với ngũ nhãn thì ngũ nhãn, nhục nhãn chiếu các việc thô tế; tất cả đều là thế trí. Tất vì các quán cảnh bổn. Nếu ba quán ba trí từ những điều nầy; tức là nhập thể pháp nhứt thiết trí. Nếu tứ quán tứ trí nầy; tức là vào chiết pháp nhứt thiết trí; cho nên nhục nhãn, thiên nhãn là căn bản. Nhập vào nhứt thiết trí đối với huệ nhãn; đạo chủng trí đối với pháp nhãn; tất cả chủng trí đối với Phật nhãn. Trong bài kệ nhơn duyên của Trung Luận có nói về sở sanh pháp một câu, vì quán trí làm căn bản. Ba câu đối ba trí. Nếu gặp ba quán trí đối với 4 giáo; tức liền khai mở như trước. Nếu cùng Niết Bàn đối với tứ giáo. Hạ trí là sanh diệt nhứt thiết trí đối với ba tạng giáo. Trung trí là thể pháp nhứt thiết trí; đối với Thông Giáo vậy. Thượng trí tức là đạo chủng trí đối với Biệt Giáo. Thượng thượng trí tức là nhứt thiết chủng trí đối với Viên Giáo. Do vậy; nên làm sáng tỏ tam quán. Vậy thì những gì đối với Tứ Giáo (Ước, Biệt, Thông, Viên); nếu không giáo tức không quán. Giáo kia tu quán được thành nơi trí. Cho nên làm rõ giáo vậy. Giáo ấy tất có chủ. Có chủ tức là Phật; hoặc có thể một Phật nói Tứ Giáo; hoặc có thể hiển thị tứ tướng làm rõ tứ Phật.
Tứ Giáo ấy lại có Tứ Chủ; tức là sẽ có tứ bổ xứ; tức là bốn lọai Bồ Tát giúp cho Phật hoằng truyền tứ giáo nầy. Nếu nói các pháp tịch tĩnh thì tướng ấy chẳng thể dùng để nói hay tuyên thuyết. Đại Kinh nói rằng:
Sanh sanh chẳng thể nói; cho đến chẳng sanh, chẳng sanh lại chẳng thể nói. Một lời dạy chẳng thể nói thì vì sao lại có 4?
Đáp rằng: Lý luận thật như vậy; tất cả đều chẳng thể nói. Tùy duyên lợi vật có nhơn duyên; cho nên lại chẳng thể được nói. Chẳng hay sanh, sanh có thể nói; cho đến chẳng sanh, lại có thể nói . Dùng lời dạy của Phật để ra khỏi khổ sanh tử. Tam Tạng dạy rằng: như thích luận dẫn chứng Ca Chiên Diên Tử làm rõ nghĩa Bồ Tát. Đức Thích Ca đầu tiên vì người thợ làm đồ gốm mà nhớ lại lời phát nguyện của Phật Thích Ca ngày trước. Từ đó trở đi bắt đầu phát tâm Bồ Tát. Tức là kẻ ấy muốn cầu Bồ Đề; nên gọi là vì pháp. Sâu lìa khổ tập, vui cầu Diệt, Đạo. Tức là khởi lên tâm từ, thệ độ tất cả. Hành hạnh lục độ. Hạnh nguyện tương ưng để làm vơi đi sự khổ và mang đến niềm vui. Vì sao vậy? Vì keo kiệt làm cho tập đọa lạc vào ngạ quỷ; nên nói là khổ. Thực hành Đàn (Bố Thí) gọi là đạo; xan tham dứt; gọi đây là diệt. Bồ Tát tự hàng phục sự keo kiệt tham lam, bi tâm huân tập; chúng sanh gọi tên; tức là có thể thóat khổ. Tự thực hành đàn thí với tâm từ bi huân tập thì vật ấy có thể độ; tức là có thể thị hiện làm cho được an lạc. Nên biết rằng vì đầy đủ thệ nguyện mà tu hạnh bố thí vậy.
Cho đến kẻ ngu si gọi tập sanh thiên, nói là khổ. Tu huệ gọi là đạo, si kia lại diệt. Tu huệ lúc qua khỏi tự phá khổ tập làm thành tâm bi, dùng để cứu gíup chúng sanh. Chúng sanh xưng danh tức được giải thóat. Tự chứng đọan diệt, dùng làm tâm từ, để huân tập chúng sanh. Chúng sanh có cơ duyên cảm ứng được độ. Cho nên rõ biết việc làm ấy ở nơi nguyện. Việc làm là lục độ, mỗi mỗi đều luận riêng biệt.Thi Tỳ Đợi Cáp là Đàn (Bố Thí) đầy đủ. Tu Ma Đề chẳng nói dối là Thí (Giới) đầy đủ. Ca Lợi Vương cắt tiệt (thân thể) chẳng động; đó là nhẫn đầy đủ. Thí lớn vào biển là tinh tấn đầy đủ. Nơi Xà Lê tọa thiền là Định đầy đủ. Cu Tần Đại Thần phân chia đất đai là Bát Nhã đầy đủ. Như vậy sự tu hành cho đến Sơ Tăng Kỳ kiếp. Chẳng rõ làm Phật, chẳng làm Phật. Đệ nhị Tăng kỳ tâm rõ làm Phật; miệng chẳng nói làm Phật. Đệ tam Tăng Kỳ tâm rõ miệng nói. Qua khỏi ba tăng kỳ rồi lại đến trăm kiếp chủng tướng. Trăm phước phàm dùng 3.200 phước tu thành. 32 tướng được hiện, lúc ấy gọi là Bồ Tát Ma Ha Tát. Hay hàng phục hoặc, chẳng đọan; như không phải dê béo phì. Chấp thế trí vì Bát Nhã; tức là ý nầy. Dùng điều nầy Bồ Tát thực hành đối với Thanh Văn hành vị. Sơ Tăng Kỳ có thể đối với tổng biệt niệm xứ. Nhị Tăng Kỳ có thể đối với nõan pháp. Tam Tăng Kỳ có thể đối với Đãnh Pháp. Bách kiếp chủng tướng có thể đối với Nhẫn Pháp. Ngồi nơi đạo tràng có thể đối với thế đệ nhất. 34 tâm đọan kết, thành Phật; tức là đối với 16 tâm phát chơn; cho đến 9 giải thóat vô học vậy.
Lúc bấy giờ trên Tọa Đạo Tràng 34 tâm đọan hoặc. Chánh tập đều hết; gọi là Tam Tạng Phật. Cho nên Thích Ca tinh tấn, đệ tử đôn thục. Dùng tinh tấn cho 9 kiếp trước qua khỏi 8 tướng thành đạo Phật. Đây chính là Tam Tạng Giáo Chủ, hay nói giáo môn. Ở trong đây nằm tại nơi bổ xứ hằng trăm kiếp. Các tướng phục hoặc ở thân sau cùng. Lục độ hạnh thành, thệ nguyện sẽ đầy đủ. Từ bi huân tập nơi chúng sanh, bạt khổ cùng lạc. Nếu cùng biện giải về việc nầy thì là nhơn duyên sanh pháp, thế trí minh quán; tức là Tam Tạng giáo, nghĩa Quan Thế Âm vậy.
Hỏi rằng: Nương vào Tam Tạng nói Thích Ca Di La đồng thời phát tâm. Một qua khỏi 9 kiếp, còn ý gì mà hai Phật đều thành Phật ở Hiền Kiếp?
Đáp rằng: Thích Ca gặp Phật Sa Túc trăm kiếp. Di Lặc gặp chư Phật hà tất phải đủ 91 kiếp sao? Nếu như vậy tức là không phải nghĩa trăm kiếp. Sự trả lời về pháp môn nầy tức là có 100 kiếp; dùng lực tinh tấn truyền ra nhiều hơn. Như Đại Phẩm nói rõ rằng: Tam thừa của con người giống như đệ nhất nghĩa đế, không dùng lời để nói đạo. Đọan trừ phiền não, nhập vào Niết Bàn. Cùng duyên một lý, dùng quán đọan hoặc để thông. Lại gọi cùng với lời dạy của Bát Nhã. Việc nầy cùng với Tam Tạng sai biệt. Thích Luận đả phá và nói rằng: Há dùng tâm chẳng tịnh để tu hạnh Bồ Tát; giống như đồ độc dùng đựng thức ăn. Ăn xong người bị hại. Đàn (Bố Thí) có thượng, trung, hạ; nghĩa là xả bỏ tài sản thân mệnh . Dũng sĩ liệt nữ đều có thể xả bỏ. Thế nào là xả bỏ bậc trung ; gọi là bố thí đầy đủ? Trung Đàn(bố thí trung bình) thì gọi là thí không phải Ba La Mật. Chẳng thấy mình,người, tài vật ba việc ấy tất cả đều không phải keo kiệt, (nếu chẳng vậy)chẳng phải là thí. Đây là chơn đàn Ba La Mật. Cho đến phi ngu, phi trí, vô trước không huệ; gọi chơn Bát Nhã, chẳng chấp thế trí.
Luận rằng: nếu chẳng tin không, tất cả đều sai quấy. Nên rõ chỗ tu của ngươi tất cả đều chẳng cùng với lý tương ưng. Nếu tin tất cả các pháp đều không ở tất cả những chỗ tạo tác. Do chỗ dùng không ấy cho nên có thể thành tất cả các pháp. Vậy rõ rằng nếu được không huệ thì có thể đầy đủ tất cả pháp vậy. Lại nữa Bồ Tát vô lượng kiếp số tu hành, sao chỉ ba A Tăng Kỳ. Như thế các lọai phá bỏ Tam Tạng bị thất bại. Dùng hiển Ma Ha Diễn, phần giữa sẽ thông được ý dạy bảo.
Đại Phẩm nói rằng: Bồ Tát phát tâm cùng vớt Tát Bà Nhược (Bát Nhã) tương ưng. Đây chính là quán chơn, đọan kết, cùng với lý tương ưng vậy. Phát tâm xong rồi liền quán chơn, đọan kết, liền gọi là Bồ Tát. Tức là giả nhơn vậy. Lại nữa quán chơn tức là pháp nầy vậy. Thường cùng từ bi đều khởi. Tự đọan khổ tập, tu đạo diệt. Lại dùng từ bi thệ nguyện đọan tất cả chúng sanh khổ tập, cùng với đạo diệt nầy. Thế đạt các pháp như huyễn như hóa, bất sanh bất diệt. Ba việc đều mất để thực hành Đàn (Bố Thí). Cho đến tất cả pháp không chỗ đắm; gọi là Bát Nhã. Các hạnh nầy trấn giữ lời nguyện; tức là có thể phá tứ trụ hoặc, thấy đệ nhất nghĩa; tức là có ba thừa cùng vói Thập Địa. Đó là Càng Huệ cho đến Phật Địa. Nếu đến Thập Địa nầy đối với Thanh Văn thì Càng Huệ Địa đối với tổng biệt niệm xứ. Tánh Địa đối với tứ thiện căn vị. Bát nhơn địa đối với bát nhẫn. Kiến địa đối với sơ quả. Bạc địa đối với Nhị quả. Ly dục địa đối với tam quả. Biện địa nầy đối với tứ quả. Chi Phật địa tự, đối với chi Phật vị. Bồ Tát địa từ đây ra giả phương tiện. Đạo quán song lưu, đọan chánh xâm tập, đến cùng Phật địa. Cho nên luận rằng: Người nầy phiền não hết; nhưng tập (quán) chẳng hết. Dùng sự thệ nguyện để giúp cho tập sanh lại nơi ba cõi, làm lợi ích chúng sanh, thanh tịnh quốc độ Phật. Há cùng với Tam Tạng Bồ Tát hàng phục hoặc, hành lục độ hạnh sao? Bồ Tát tu hạnh nầy đọan hoặc trừ những gì còn sót lại chưa hết; giống như làn khói nhỏ. Từ Bi năm đường thị hiện độ sanh. Chúng sanh hoặc xưng danh; hoặc cảm thấy; tức có thể bạt khổ cùng lạc giải thóat được độ. Điều nầy Thông Giáo thể giả nhập vào không quán. Lại gọi là nhứt thiết trí; tức là nghĩa của Thông Giáo Quán Thế Âm. Biệt Giáo thì khác với Thông. Biệt (Giáo) làm sáng tỏ chẳng cùng với Bát Nhã; cho nên nói là biệt vậy. Giáo nầy chỉ làm sáng tỏ Trung Đạo. Vì người căn cơ chậm lụt; nên phương tiện để nói. Lần lượt hiển lý rộng, làm sáng tỏ trải qua các kiếp tu hành. Cho nên Đại Phẩm nói rằng: Có Bồ Tát từ sơ phát tâm du hí thần thông tịnh Phật quốc độ. Kế đến tu tập hằng hà sa pháp môn gíup hiển lý trung (đạo) nầy. Phía trứơc tứ trụ; kế đến phá trần sa, sau đó phá vô minh.
Thập Tín thông phục các hoặc mà chính là phục tứ trụ. Thập trụ lại là thông phục các hoặc. Mà chánh đọan tứ trụ thành nhứt thiết trí. Thập hạnh xuất giả; đọan vô trí, thành đạo chủng trí cùng phục giới ngọai trần sa. Thập hồi hướng đọan giới ngọai trần sa, thành đạo chủng trí chánh tu trung đạo, hàng phục vô minh. Thập địa đoạn trừ vô minh, thấy Phật tánh. Thành nhứt thiết chủng trí. Giống như đốt vàng, trần cấu trước tiên biến mất, sau đó là vàng ròng. Lần lượt đọan kết lại cũng như vậy. Bồ Tát phát tâm nầy giữ pháp từ bi để tu hành. Tự đọan vô minh, thành tựu chơn ứng. Đại thệ từ bi huân tập nơi pháp giới. Chúng sanh có cảm, liền bạt khổ được vui. Đây là từ không xuất giả, quán đạo chủng trí. Nghĩa của Quán Thế Âm thuộc Biệt Giáo vậy.
Viên Giáo thì chánh hiển Trung Đạo nầy che chở nơi hai bên; chẳng phải không mà cũng chẳng phải giả; chẳng trong mà cũng chẳng ngòai để quán 10 pháp giới chúng sanh. Như ảnh trong kính, trăng trong nước. Chẳng ở bên trong mà cũng chẳng ở bên ngòai. Chẳng có nghĩa có mà cũng chẳng có nghĩa không. Kết cuộc chẳng thật mà là lý của Tam Đế đương nhiên đầy đủ. Không trước chẳng sau; chỉ ở nơi tâm; tức là một mà luận ba. Tức ba mà luận một. Quán trí cũng như vậy; đế lý lại cũng thế. Một Đế tức là ba Đế. Ba Đế tức là một Đế.
Đại Phẩm nói rằng: Có Bồ Tát từ lúc mới phát tâm; liền ngồi nơi Đạo Tràng chuyển pháp luân, độ chúng sanh. Tức ở nơi sơ tâm ấy đầy đủ quán tam đế tất cả Phật Pháp. Vô duyên từ bi ở nơi tâm , đầy đủ tu vạn hạnh các Ba La Mật. Nhập vào Thập Tín bao quanh rồi, có thể lâu dài rời xa biển khổ luân hồi. Tứ trụ hoặc hết, sáu căn thanh tịnh; tên là tợ giải. Tiến nhập vào Thập Trụ với bánh xe đồng lúc sơ tâm; tức là phá vô minh; khai phát thật tướng tam trí hiện tiền. Được Như Lai một thân vô lượng thân trạm nhiên ứng với tất cả. Tức là mở Phật tri kiến, bày ra việc ngộ nhập vậy. Câu văn nói rằng: Chánh trực xả bỏ phương tiện, hay nói vô thượng đạo. Lại nói rằng: Nay sẽ vì ngươi nói việc tối thật. Tức là Viên Giáo Nhứt Thật Đế tam quán tại nơi tâm vậy.
Đại Phẩm nói rằng: Nếu nghe chữ A; tức liền rõ tất cả nghĩa. Đại Kinh nói rằng: Phát tâm cứu cánh hai không riêng biệt; như thế hai tâm trước tâm khó; cho nên kỉnh lễ sơ phát tâm; tức là nghĩa nầy vậy. Trong nầy tri kiến hay gọi là Phật tri kiến; tức là nhứt thiết chủng trí, rõ Phật nhãn kiến. Phật nhãn kiến, Phật trí tri. Chẳng phải chẳng chiếu liễu dư pháp. Từ ấy mà gọi tên. Giống như những dòng nước đổ vào biển, mất căn cội, gọi chữ như thế. Đại Luận nói rằng: Thập Trí vào như thật trí; lại chẳng còn tên gốc. Nên xưng là như thật trí. Nhãn lại cũng như vậy. Ngũ nhãn đầy đủ thành Bồ Đề. Mà nay hay gọi là Phật nhãn. Đại Kinh nói rằng: Kẻ học Đại Thừa tuy có nhục nhãn mà gọi là Phật nhãn. Còn nếu gọi ngôn ngữ nầy, người tu Tiểu Thừa thì tuy có huệ nhãn mà vẫn gọi là nhục nhãn. Nếu được như lời giải nầy thì gọi là Viên Giáo nhơn pháp. Ứơc (Giáo) không tạo Tứ Đế để khởi vô duyên từ bi. Tu bất nhị định huệ, thành chơn, ứng hai thân; chơn biến pháp giới; Dược Châu phổ ứng khắp cả. Ngang đấy dừng lại minh hiển lưỡng lợi, dùng vô khuyết bảo tạng Kim Cang Bát Nhã. Bạt căn bản, cứu cánh giải thóat. Dùng Thủ Lăng Nghiêm pháp giới kiến tướng cùng với ba điểm Niết Bàn, đại tự tại lạc. Đây gọi là Trung Đạo đệ nhất nghĩa đế, quán tất cả các trí. Đây là nghĩa của Viên Giáo Quán Thế Âm vậy.
Hỏi rằng: Quán nầy là quán chúng sanh, phi không phi hữu thì lấy cái gì để hành hạnh từ bi?
Đáp rằng: Như tịnh tên Trung Thuyết.
Hỏi rằng: Nếu quán thập pháp giới phi không phi giả; tức là phá tất cả nhơn quả sao?
Đáp rằng: Nếu chẳng rõ Trung Đạo tức chẳng hiểu về phi quyền phi thật. Lại vô quyền vô thật tức là chẳng phải tứ phiên nhơn quả. Nếu làm rõ Trung Đạo; tức là quyền thật đều cùng chiếu tỏ; được có ba lọai quyền Tứ Đế khổ tập nhơn quả, ba loại đạo diệt nhơn quả. Cho đến một thật vô tác Tứ Đế, thế xuất thế nhơn quả. Hiển nhiên đầy đủ ở một niệm nơi tâm. Vì sao vậy? Vì dùng thật tướng huệ giác rõ biết các pháp phi không phi hữu. Cho nên gọi là Phật Bảo. Chỗ giác pháp tánh về lý tam đế đầy đủ. Tức là Pháp Bảo. Như giác huệ nầy cùng với lý sự hòa hợp gọi là Tăng Bảo. Sự hòa tức có 3 điều dạy bảo của Hiền Thánh Tăng. Cùng với Lý hòa tức là có Viên Giáo 42 Hiền Thánh Tăng. Cho nên Đại Kinh lấy cả hai để dụ về ánh sáng mặt trăng tăng giảm để đưa ra. Trước ngày 15 theo Ứơc (Giáo) luận thì ánh sáng tăng; sau ngày rằm thì mặt trời theo Ứơc (Giáo) luận về ánh sáng giảm. Tuy nhiên tánh thật của mặt trăng thì chẳng méo tròn. Trước sau đều do vọng tưởng chẳng thể chẳng đổi thay. Tánh của mặt trăng tròn dụ cho thật tướng. Ánh sáng chiếu tỏa tăng giảm là dụ cho trí đọan. Trí ấy tăng tức là các pháp chẳng sanh, mà Bát Nhã sanh. Đọan ánh sáng giảm tức là các pháp chẳng mất mà phiền não diệt. Đại Kinh lại gọi vô minh là sáng. Cho nên rõ biết dùng dụ tà thì ánh sáng mất vậy. Như vậy sự tăng giảm mỗi ngày đều có. Những trí nầy đọan địa địa, tất cả đầy đủ. Nếu 15 ngày thể tròn sáng đầy đủ; tức là mặt trăng chẳng lại sáng tròn đầy; chẳng phải hơn lên. Thí dụ Trung Đạo nầy, lý cực Bồ Đề trí đầy đủ. Cho nên nói chẳng sanh, chẳng sanh; gọi là Đại Niết Bàn. Nếu 30 ngày mà thể tận hết ánh sáng, tuyệt nhiên không còn thì dụ vô minh nầy đã đảo lại tà, vĩnh trừ không hoặc, có thể đọan. Cho nên gọi là chẳng diệt, chẳng diệt; gọi là Đại Niết Bàn.
Đầu tiên ba ngày mặt trời, mặt trăng ấy tức là dụ cho 30 tâm, trí đọan. Kế đến 10 ngày đầu, mặt trăng ấy dụ cho Thập Địa trí dứt. Ngày 14 mặt trăng ấy dụ cho Đẳng Giác trí đọan. Ngày 15 mặt trăng dụ cho Diệu Giác trí đọan. Nhơn Vương, Thiên Vương cùng Bát Nhã dùng ngày 14 dụ cho 14 Bát Nhã; tức là ở ý nầy. Như đây làm sáng tỏ Tăng Bảo trí đọan; tất cả Ước (Giáo) Trung Đạo, một thật tướng pháp. Tất cả nhân quả không chỗ phá mất. Nếu chẳng rõ Trung Đạo phi không, phi giả thì hay tính đọan thường; tức là phá sanh diệt Tứ Đế, thế xuất thế nhơn quả. Phá Tam Tạng Tam Bảo. Nếu hay nói vô thường sanh diệt tức là phá vô sanh Tứ Đế Thông Giáo Tam Tạng. Nếu hay nói thể pháp bất sanh bất diệt chơn đế thì tức là phá vô lượng Tứ Đế Biệt Giáo Tam Bảo. Nếu hay nói thứ đệ hiển phi không phi giả thì điều nầy lại phá Viên Giáo vô tác Tứ Đế nhứt thể Tam Bảo. Truyền truyền tứơng vọng, trước chỗ phá mất nhiều. Sau chỗ phá mất ít. Có thể dùng được ý.
Hỏi rằng: Nếu Viên (Giáo) tu thật tướng nhất pháp, tam đế nhứt tâm, tam quán đầy đủ các pháp, lại ứng với một giáo bốn thì giải thích rõ ràng nơi Viên Giáo, liền đầy đủ, sao lại còn dùng đến tứ giáo như trước để phân chia?
Đáp rằng: Chương bên trên đã nói về thứ đệ tam quán, nhứt tâm tam quán. Làm rõ lời dạy lại có hai. Nếu một lời dạy của Viên (Giáo) giải thích rõ ràng tất cả các pháp là giúp cho người lợi căn và nếu tứ giáo ấy sai biệt với kẻ độn căn thì chẳng giả dần dần phân biệt . Viên Đốn do điều gì có thể giải. Dùng Biệt (Giáo) để hiển Viên; cho nên đầu tiên làm rõ Tứ Giáo (Ước, Thông, Biệt, Viên). Tuy nói đủ lọai đạo; kỳ thật chỉ vì Nhứt Thừa. Lại nữa ở nơi Như Lai các pháp sâu xa nhiều để chỉ cho giáo lý ấy làm lợi lạc hoan hỷ. Dư pháp tức là ba phương tiện dẫn đạo, lộng dẫn khai mở không pháp đạo. Nếu nhập Phật huệ phương tiện thì không dùng; cho nên nói rằng duy chỉ điều nầy là thật; còn ngòai hai tức là chẳng phải chơn. Nên phải rõ về một Viên Đốn giáo, tất cả chủng trí Trung Đạo chánh quán. Duy chỉ có điều nầy mới là thật Quan Thế Âm. Ngòai ra tất cả đều là phương tiện để nói. Lại nữa nếu có chỗ nói quyền, nói thật; tất cả đều là phương tiện. Phi quyền phi thật, ngôn ngữ đạo đọan, tâm hành xứ diệt, chẳng thể nói rõ được.Bất sanh, bất sanh diệu ngộ khế lý phương; gọi đây là chơn. Điều nầy lại chẳng thật mà có thể thật. Kế đến làm rõ quán tâm.
Phàm tâm nguyên bổn tịnh, vô vi, vô số; phi nhất phi nhị; vô sắc, vô tướng; chẳng méo, chẳng tròn. Tuy lại giác tri mà lại vô giác tri. Nếu niệm mà chưa niệm bốn lần kiểm tâm rốt ráo không thể được; há có thể lần lượt chẳng lần lượt quán méo, tròn sao? Giống như hư không, sánh không có khác. Tâm tánh nầy cứu cánh vô tâm. Lúc có nhơn duyên lại được minh tâm. Liền luận về tâm; tức là có phương tiện, nghĩa chánh quán. Dụ như hư không, lại có âm dương hai lúc. Tâm lại cũng như vậy. Tuy không méo, tròn mà luận tiệm đốn. Nếu tạo lần lượt quán tâm tức là ý phương tiện lần lượt tiệm vậy. Nếu quán tâm có đầy đủ tánh đức tam đế, tánh đức tam quán cùng với tất cả pháp thì không trước, không sau, không có lần lượt đệ nhất niệm đầy đủ.
Thập pháp giới pháp, ngàn lọai tánh tướng nhơn duyên sanh pháp; tức không; tức giả; tức trung. Ngàn lọai tam đế vô lượng vô biên pháp nhứt tâm tất nhiên đầy đủ. Điều nầy tức là chẳng phải thứ đệ quán vậy. Hoa Nghiêm nói rằng: Trong tất cả thế gian, chẳng có cái gì là không từ tâm tạo. Tâm như người họa sĩ, tạo ra đủ lọai ngũ ấm. Nếu quán tâm không, từ tâm sở tạo; tất cả đều không. Nếu quán tâm có; từ tâm sở sanh, tất cả đều có. Tâm nếu định hữu, chẳng thể làm cho không. Tâm nếu định không; chẳng có thể làm cho có. Dùng bất định không; không ấy tức là phi không. Dùng bất định hữu; hữu ấy tức phi hữu. Phi không phi hữu cả hai đều nhị biên; gọi là Trung Đạo. Nếu quán tâm phi không phi hữu; tức tất cả từ tâm sanh pháp; lại phi không phi hữu. Như vậy tất cả các pháp ở tại tâm. Nếu hay quán tâm được như vậy thì gọi là thượng thượng quán, được chư Phật Bồ Đề. Tịnh Danh gọi quán thân thật tướng, quán Phật lại cũng như thế. Quán thân tướng liền cùng nơi Phật quán tâm tướng; lại cùng ở nơi Phật.. Hoa Nghiêm nói rằng: Tâm Phật và chúng sanh là tam vô sai biệt. Phải rõ quán tâm nầy nguyên thủy cùng với Như Lai. Nếu tạo dư quán, quán tâm; tất cả đều là phương tiện; gọi là tà quán. Nếu làm như Viên quán thì gọi là chơn thật chánh quán; tức là khai Phật tri kiến, ngồi nới chỗ ngồi của Như Lai. Như từ bi nầy tức là vào nhà của Như Lai. An nhẫn nơi pháp; tức là mặc áo của Như Lai. Tu huệ quán nầy tức là trang nghiêm Như Lai. Người nầy hành, trụ, tọa, ngọa tất cả đều nên xây tháp. Sanh tưởng Như Lai như thế ấy thì quán tâm nầy gọi là quán Phật tâm.
Phần thứ hai làm rõ chữ Phổ Môn. Lại có hai. Một là thông đồ minh môn, có giải thích hai lần mười nghĩa. Thông sáu ý. Một là lược liệt môn danh; hai là chỉ ra môn tướng; ba là làm rõ quyền thật; bốn là làm rõ Phổ cùng chẳng Phổ. Năm là Ước 4 tùy. Sáu là làm rõ quán tâm.
Liệt Môn nghĩa là: Thông từ thế gian như người, cửa ngõ thông với phòng để đồ tốt xấu. Phàm ở ngoài thì dùng thập ác ngũ nghịch làm cửa. Thông với phòng là tam đồ. Thăng cao thanh tịnh dùng năm giới, thập thiện, tứ thiền, tứ định để làm cửa ngõ; thông đến cả người, trời. Ngọai đạo dùng đọan thường làm cửa; thông đến hoặc khổ. Ái dùng tứ đảo (điên đảo) làm cửa ngõ. Kiến dùng tứ cú làm cửa ngõ. Thiện ác chỉ đặc thù hạn chế mà nói. Đầy đủ có cửa của lậu thế gian. Thông đến sanh tử như vậy. Nếu gom Phật pháp để luận về cửa ngõ lại có nhiều lọai. Tam Tạng tứ môn, thông có dư, vô dư Niết Bàn. Thông Giáo tứ môn gần với thông hóa thành, xa thông với thường trụ. Biệt giáo tứ môn dần thông với thường trụ. Viên giáo tứ môn đốn thông với thường trụ. Đây chính là 446 giáo môn. Lại có 16 quán môn. Hợp thành 32 cửa. Có thể thông với phân biệt; tướng nầy ở tại Đại Bổn Huyền. Hai là chỉ bày tướng của cửa. Ba tạng tứ môn; cho nên A Tỳ Đàm có cửa nầy. Thành thật là không môn; Hổn Lặc lại không, lại có môn. Xa Nặc phi không, phi hữu môn. Mỗi mỗi rộng làm sáng tỏ pháp hành, phán quyết địa vị của hiền thánh. Do cửa thông lý, thông giáo tứ môn. Nghĩa là có ấy như huyễn; không ấy như huyễn; lại không lại có; chẳng không chẳng có. Mỗi mỗi tạo hành tướng; phán quyết ngôi vị Thánh Hiền. Do cửa thông lý; biệt giáo tứ môn. Quán Phật tánh như phòng tối đầy gạch ngói; tức là có cửa. Quán Phật tánh như không có thành Ca Tỳ La; không ấy tức là vô môn vậy. Quán Phật tánh như vàng trong đá; người có phước được của; kẻ có tội chỉ thấy đá. Đây lại có, lại vô môn. Quán Phật tánh lìa nhị biên; tức là Trung Đạo. Phi hữu phi vô môn. Mỗi mỗi hành tướng sắp đặt ngôi vị do môn thông lý. Viên Giáo tứ môn gọi chẳng sai biệt. Chẳng những một cửa mà là ba cửa. Ba cửa ấy tức là một cửa. Chẳng phải một, chẳng phải bốn; không trải qua sự phân biệt đặc thù. Viên dùng không bốn mà bốn. Mỗi mỗi phán quyết tư nghì hành vị tứơng. Do môn thông với lý. Nghĩa nầy tất cả đều ở nơi Đại Bản.
Kế tiếp luận về những cửa quyền thật; thường chẳng thể ra khỏi ba cõi. Tam Tạng Thông, Giáo, Giáo quán. 16 môn có thể thông chỗ thông; tất cả đều là quyền. Biệt Giáo giáo quán có thể thông; quyền nầy chỗ thông là thật. Viên Giáo giáo quán 8 môn có thể thông chỗ thông; tất cả đều là thật. Luận đầy đủ tại nghĩa đen kia. Kế đến làm rõ Phổ và chẳng Phổ. Nếu là phàm phu ngọai đạo thấy yêu thích các môn, thường chẳng thể ra khỏi ba cõi. Hà huống là Phổ. Tam Tạng thông giáo; tuy thông hóa thành; lại cũng chẳng phải Phổ. Biệt giáo tiệm thông; lại nghĩa phi Phổ. Chỉ có Viên Giáo giáo quán thật tướng pháp môn; có thể biến thập pháp giới. Ngàn tánh tướng tam đế một lúc viên thông. Viên thông Trung Đạo song chiếu nhị đế. Riêng xưng là Phổ Môn.
Lại như gọi tịnh trong thuyết bất nhị môn thì sanh tử Niết Bàn là hai. Chẳng nương vào sanh tử, chẳng nương vào Niết Bàn; nên gọi là bất nhị. Lại cũng chẳng phải một. Vì sao thế? Trừ khỏi hai, mà ở tại một. Một ấy đối lại chẳng phải một mà trở lại thành hai. Há gọi là bất nhị sao? Nay chẳng ở hai; cho nên nói chẳng phải một, chẳng phải hai. Lại gọi là chẳng có, chẳng không. Chẳng có là phá giả. Chẳng không là phá không. Chẳng có là phá hai. Chẳng không là phá một. Nếu như vậy thì nên ở tại Trung Đạo, mà Trung Đạo lại không. Đại Kinh nói rằng: Minh cùng vô minh tánh nầy chẳng hai. Tánh chẳng hai ấy tức là Trung Đạo. Trung Đạo ấy không đối với nhị biên; không nầy lại cũng không; cho nên nói là không không không. Gọi là chẳng thể được không. Đây là nhập bất nhị pháp môn. Tức là Viên Giáo thành không môn, biện giải ý Phổ Môn vậy. 31 Bồ Tát mỗi vị đều nói bất nhị môn. Văn Thù nói vô thuyết làm bất nhị môn. Tịnh Danh(Duy Ma Cật) Đỗ Khẩu làm bất nhị môn. Tìm câu văn vi tế kia tất cả đều có nghĩa tứ môn. Có Ngài chú thích rằng: các vị Bồ Tát trải qua những lời nói, pháp tướng; tức là có môn. Văn Thù nói vô ngôn; đây tức là không môn. Tư Ích ( Phạm Thiên) nói tất cả các pháp chơn chánh, tất cả pháp tà; lại là ý Phổ Môn. Tâm vào các pháp giới như hư không. Lại là không, lại là có môn. Tịnh Danh mặc nhiên; tức là phi không phi hữu môn.
Đại Phẩm 42 tự môn, đầu chữ A, sau chữ Trà; giữa có 40 chữ. Tất cả đều là những chữ công đức. Đây lại là bất nhị Phổ Môn. Ở phần trên của Phẩm Phương Tiện nói trí huệ môn nầy khó giải khó nhập. Thí Dụ nói rằng: Tuy có một cửa, mà lại là cửa hẹp. Chúng đều làm sáng tỏ thật lý của môn. Tất là ý Phổ Môn vậy. Tứ tùy quán tâm tất nhiên tại đại bổn. Hai là riêng biệt giải thích Phổ Môn; cho đến lý ấy chẳng có số theo duyên lợi vật. Hoặc làm một hay hai tên; hoặc đến vô lượng. Lược bớt nghĩa rộng tuyên nói sự tồn tại thích ứng với 10 nghĩa. Một là từ bi phổ; hai là hoằng thệ phổ. Ba là tu hành phổ. Bốn là đọan hoặc phổ. Năm là nhập pháp môn phổ. Sáu là thần thông phổ. Bảy là phương tiện phổ. Tám là thuyết pháp phổ. Chín là cúng dường chư Phật phổ. Mười là thành tựu chúng sanh phổ. Bên trên là trải qua những Phổ Môn thuộc về pháp cứu cánh. Đây là 10 Phổ Môn; tất cả đều tu hành phước đức trang nghiêm. Năm phần trước là tự thực hành. Kế đến ba phần sau là hóa tha và hai phần sau cùng kết lại hai ý trước. Tự hành giữa trước 4 là tu nhơn. Sau một là làm sáng tỏ quả. Tu nhơn lại có hai. Đầu của hai ấy là nguyện, sau hai ấy là hạnh. Tổng sanh khởi. Bồ Tát thấy tất cả khổ não chúng sanh, khởi tâm đại bi. Tâm nầy tuy chẳng phải là tâm Bồ Đề mà hay phát sanh tâm Bồ Đề. Giống như đất nước; tuy chẳng phải là hạt giống, mà có thể làm cho nẩy sanh mầm. Nay nhơn đại bi khởi; bồ đề tâm lại cũng như thế.
Kế đến là thệ nguyện. Nếu hằng từ bi, vui nhiều thóai đọa. Ngư Tử(da trâu) Ám La Hoa, Bồ Tát mới phát tâm ba việc. Nhơn thì nhiều mà sự thành tựu lại ít. Cho nên chẳng định vậy. Liền khởi thệ nguyện quan trọng để chế ngự tâm nầy; tức là bồ đề kiên cố. Kế đến làm sáng tỏ chỗ tu hành. Nếu hằng phát nguyện nơi kia chưa ích lợi. Như chẳng có tiền bạc, thế lực quyền mưu thì chẳng thể giải khổ được. Bồ Tát lại cũng như vậy. Thiếu phước đức tài chánh, thần thông, lực trí huệ mưu. Có được vậy mới hóa đạo. Đại kinh nói rằng: Đầu tiên dùng định để động, sau đó dùng huệ để bạt(khổ). Tu hành phát nguyện ý nầy tại đây vậy. Kế đến là đọan hoặc. Thành(thật)luận nói người vô ngại, đạo hay giải thóat, đạo đọan. Nếu như vậy thì tu hành là lấy đạo làm nhơn. Đọan hoặc là giải thóat đạo, làm quả. Nếu Tỳ Đàm làm sáng tỏ vô ngại đạo nhứt niệm tức là đọan thì cái nào được dùng chứa cùng với Thất Giác, mà có nghĩa phục hoặc. Dùng phương tiện đạo hàng phục vô ngại đạo đọan, giải thóat đạo chúng.
Dẫn theo lối giải thích của luận rằng: Vô ngại đạo trung hạnh; gọi là Bồ Tát. Giải thóat đạo trung hạnh; gọi là Phật. Điều nầy theo Ước(Giáo)là ngôn ngữ cứu cánh. Phật chứng tam bồ đề; gọi là giải thóat đạo vậy. Nếu như vậy thì tu hành là phương tiện đạo. Đọan hoặc là vô ngại đạo. Nhập pháp môn là giải thóat đạo. Giữ lấy việc nầy tự thực hành lần lượt vậy.
Kế đến là thần thông. Nếu muốn hóa độ kia, thì phải hiển thị tam mật. Thần thông là thị hiện sắc thân. Phương tiện chỉ bày ý đồng tình. Thuyết pháp là thị hiện miệng tùy theo lọai âm thanh nầy. Đây là sự hóa tha lần lượt. Cúng dường chư Phật kết cuộc là tự hành. Chẳng phải dùng hoa hương tứ sự cúng dường, mà tùy thuận tu hành là pháp cúng dường; trong ấy tối cao nhất. Đại Kinh nói rằng: Ngươi tùy theo lời ta nói; tức là cúng dường Phật. Theo lời dạy kia mà hành, kết cuộc là tự thực hành. Thành tựu chúng sanh là kết hóa tha. Trong 4 oai nghi của Bồ Tát, trên cả là chẳng quên chúng sanh. Hà huống là vào các pháp môn tịnh Phật quốc độ. Tất cả là vì nhiêu ích những chúng sanh. Cho nên một câu kết hóa tha vậy. Kế đến là sự giải thích.
Khởi thỉ từ nhơn thiên cho đến Thượng Địa(Bồ Tát) tất cả đều có từ bi. Lời nầy đối với Thông(Giáo) chẳng ra khỏi chúng sanh, pháp duyên vô duyên. Nếu duyên với chúng sanh, chúng sanh sai biệt, giả danh chẳng đồng. Nhơn quả khổ lạc có khác. Bên trên chẳng được vào nơi pháp để từ duyên vào. Sao lại được xưng là Phổ? Nếu pháp duyên vào vô nhơn, vô ngã, vô chúng sanh thì từ giả ấy nhập vào không trên, chẳng được các tên giả. Hà huống là Phổ. Nếu là vô duyên từ thì chẳng duyên vào nơi 25 cõi hữu giả danh. Chẳng duyên vào pháp Nhị Thừa Niết Bàn. Chẳng duyên vào hai điều nầy. Tuy chẳng duyên vào đâu mà có thể song chiếu không giả. Ước (Giáo) gọi đây là khởi từ, vô duyên từ. Tâm thông với Tam Đế gọi đây là Phổ.
Biệt (Giáo)giải thích rằng: Nếu tu chúng sanh duyên từ thì quán một pháp giới chúng sanh giả danh. Có thể chẳng gọi là Phổ. Nay quán thập pháp giới chúng sanh giả danh. Mỗi một giới; mỗi mỗi có 10 lọai tánh tướng, trước sau cứu cánh. Thập pháp giới giao thoa với nhau thành 100 pháp giới, 1.000 lọai tánh tướng. Ngầm nghĩ phục ở tâm. Tuy chẳng hiện tiền, hiển nhiên đầy đủ. Giống như mặt người bị tướng thô xấu. Dùng người chẳng rõ; nhưng tướng sư lành biết. Nay chúng sanh tánh tướng nhứt tâm đầy đủ lại cũng như thế. Phàm người nhiều điên đảo; ít người chẳng điên đảo lý, tình đều mê. Thánh nhơn rõ biết; tức là rõ hiểu như tướng sư kia. Rõ biết 1.000 lọai tánh tướng nầy. Tất cả đều là nhơn duyên sanh pháp. Nếu là nhơn duyên sanh pháp ác; tức là có tánh tướng khổ; cho đến khổ bổn mạt; liền chưa gỉai thóat. Quán điều khổ nầy mà khởi đại bi. Nếu quán nhơn duyên pháp lành sanh; tức là có tánh, tướng vui, cho đến lạc bổn mạt. Quán nầy mà khởi tâm từ bi. Đều giải như Đại Bổn. Nay Ước(Giáo) đầu,sau cả hai thế giới ấy có thể giải. Địa ngục(cảnh)giới như thị tánh. Tánh ấy chẳng cải đổi; như trúc bên trong có tánh lửa. Nếu điều ấy không thì chẳng phải từ trúc mà cầu lửa; từ đất mà cầu cho có nước; từ quạt mà cầu cho có gió. Tâm có nơi địa ngục; giới tánh lại cũng như vậy. Địa ngục tướng ấy là nắm cả mà có thể riêng biệt; gọi đây là tướng. Lành quán tâm là rõ biết tiếng nơi địa ngục. Như sự thiện lương của tướng sư; biệt tướng ấy là chẳng nói bừa; cho nên gọi là tướng. Thể ấy là dùng tâm để làm thể. Tâm rõ biết khổ vui; cho nên lấy đó làm thể. Giống như chiếc trâm hay vòng xuyến bằng châu báu. Tất cả đều có thể chất từ vàng bạc. Sắc màu của lục đạo chỉ khác vơi tâm đại để nầy. Cho nên tâm ấy làm thể vậy. Cho đến vận dụng tên gọi mạnh mẽ. Duyên của núi vào lửa; tất cả đều là lực nầy vậy. Sự thực hành ấy là tác; nên viết là tác tạo. Điều nầy có thể có lực; tức là có chỗ tạo tác. Hoặc tạo lành, tạo ác. Nhơn ấy là nghiệp, là nhơn vậy. Duyên ấy là giả tịch làm duyên vậy. Như ái nhuận thấm nơi nghiệp nhân duyên hợp lại vậy. Quả ấy là tập quả ví như con người ở địa ngục đời trước nhiều dâm dục, sẽ sanh nơi địa ngục trở lại mà theo Ước(Giáo) thì kẻ dâm dục nhiều có thể yêu mến cảnh ấy. Tức là qua lại gần gũi phụ thuộc; nên gọi là tập quả vậy.
Báo ấy là báo quả vậy. Ngày xưa gặp tội dâm, nay đọa xuống địa ngục, thọ khổ thiêu đốt; tên là báo quả.
Bổn ấy là tánh đức pháp. Kẻ sau cùng tu được pháp vậy.Cứu cánh cùng với rộng tu được; ấy là đẳng hữu tánh đức. Lãm tánh đức; tức là đầy đủ có tu chứng. Tướng đầu và sau cùng, cùng ở; cho nên nói là đẳng vậy. Địa ngục giới, 10 tánh tướng như thế ấy. Ngòai ra chín cũng như vậy.
Hỏi rằng: cõi nầy có 10 tánh tướng rõ được. Sao lại có tướng giao hỗ. Ngòai cõi ấy giao hỗ thì điều nầy khó tin. Vì sao địa ngục có Phật tánh tướng trước sau vậy?
Đáp rằng: Đại Kinh nói rằng: Phàm kẻ có tâm tất cả đều được Tam Bồ Đề. Như vị Tiên sớm giết Bà La Môn; tức là có ba niệm. Lại nữa Bà Sổ địa ngục con người tốt cao, theo ý nghĩa cương nhu. Tuy ở tại địa ngục nhưng cái lý về Phật tánh cứu cánh chẳng mất. Cho nên rõ biết địa ngục giới tức là có Phật tánh.
Phật tướng tức là tướng của tánh đức. Tịnh Danh kinh nói rằng: Tất cả chúng sanh tức là tướng Bồ Đề. Thánh nhơn làm cho lặng lẽ , có thể riêng biệt vậy. Thể ấy tức là địa ngục giới tâm thật tướng lý nầy. Lực ấy là pháp tánh 10 lực biến thông với đại dụng. Tác ấy là từ vô trụ, bổn lập tất cả pháp. Như gân và sữa của sư tử . Nhơn ấy là chánh nhơn. Duyên ấy là tánh đức duyên liễu vậy. Quả ấy tức là Bát Nhã Bồ Đề đại quả. Báo ấy là Đại Bát Niết Bàn quả quả vậy. Bổn ấy chính là tánh đức; mạt ấy là tu đắc. Đẳng ấy là tu được tướng mạo tại nơi tánh đức. Trong tánh đức ấy lại đầy đủ tu được tướng mạo. Cho nên nói cứu cánh vậy.
Đại Kinh nói rằng: Trong núi tuyết có thuốc chúa rất hay, lại cũng có cỏ độc. Địa ngục một cõi thường đủ Phật quả tánh tướng thập giới. Hà huống là các cõi khác. Địa ngục hỗ tương cùng với chín cõi khác. Ngòai cõi giới hỗ tương lại cũng như thế. Bồ Tát sâu quán 10 pháp giới chúng sanh. Ngàn lọai tánh tướng đều ở tại một tâm. Xa tìm căn nguyên chiếu rọi tánh đức ác và tánh đức thiện nầy. Thường tự lĩnh nhiên. Hà huống là chẳng chiếu, tu được thiện ác sao?
Như thấy thuốc hay và cỏ độc nơi núi Tuyết. Lấy sự quán xét tánh đức ác độc, thương xót, lân mẫn, khởi tâm đại bi, muốn dứt trừ khổ nầy. Dùng việc quán về tánh đức lành, vui thích nhớ nghĩ hoan hỷ; khởi tâm đại bi muốn cùng với lạc nầy. Mười pháp giới nầy thu tất cả chúng sanh, khiến chẳng có cùng tận. Duyên vào đây chúng sanh giả gọi là tu đức. Há chẳng phải chúng sanh từ phổ sao?
Hỏi rằng: Cõi địa ngục nhiều khổ, chưa hết; sao lại nói cùng vui được?
Đáp rằng: Chúng sanh vào địa ngục thì phần nhiều khởi lên tâm niệm. Bồ Tát thừa cơ hội ấy liền cùng với nhơn vui; cho nên nói là cùng vui là vậy. Lại nữa Bồ Tát thường hay lấy lòng từ để thay thế thọ khổ; khiến cho điều nầy được dừng nghỉ. Ngòai ra cõi ấy khổ được nhẹ hơn, cùng với nghĩa có thể giải trừ.
Hai pháp duyên từ là quán 10 pháp giới tánh tướng; tất cả thiện ác đều là hư không. Thập pháp giới giả danh; giả danh tất cả là không. Thập pháp giới sắc, thọ, tưởng, hành, thức, hành thức đều là không. Thập pháp giới xứ sở; xứ sở;tất cả đều không. Vô ngã vô ngã sở; tất cả chẳng thể được. Như huyễn như hóa; chẳng có chơn thật. Thường tịch diệt tướng; chung quy cũng ở nơi không. Chúng sanh vì sao cho đó là thật? Có lẽ vì chúng sanh bất giác bất tri; vì khổ sỡ làm cho não; chẳng được vui với vô vi tịch diệt. Bạt trừ điều khổ nầy mà khởi tâm đại bi; muốn cùng với niềm vui nầy; cho nên khởi lên đại bi. Tịnh Danh(Duy Ma Cật)nói: Có thể vì chúng sanh nói pháp như thế nầy. Tức là chơn thật từ vậy. Nếu duyên vào một pháp giới pháp; khởi lòng từ thì có thể chẳng gọi là Phổ. Nay duyên vào 10 pháp giới pháp, há chẳng phải là Phổ sao? Nên gọi là pháp duyên từ phổ vậy.
Ba là vô duyên từ. Nếu duyên vào 10 pháp giới tánh tướng sai biệt giả danh; thì giả nầy tức là phi giả. Thập pháp giới như huyễn, như hóa; không ấy tức là phi không. Phi giả cho nên chẳng duyên vào 10 pháp giới tánh tướng. Phi không cho nên chẳng duyên vào 10 pháp giới chơn. Lần lượt nhị biên nầy vô trụ vô trước; gọi là Trung Đạo; lại cũng chẳng thể duyên vào nơi cứu cánh thanh tịnh. Như thế lúc quán, tuy chẳng duyên nơi không giả; nhưng cùng song chiếu nhị biên; khởi vô duyên từ bi để đánh bạt hai khổ sanh tử, để vui cùng trung đạo. Như từ trường của đá hút thiết; chẳng cần nói gì cả; tự nhiên tương ưng. Vô duyên từ bi hấp thụ căn cơ Tam Đế lại chẳng sai biệt. Chẳng di dời, chẳng nhớ nghĩ; cho nên nói là vô duyên từ bi vậy. Hành giả lúc ban đầu tu hành nơi phàm địa với tâm từ bi nầy; tức là được nhập vào nơi ngũ phẩm đệ tử. Quán hành vô duyên từ bi, tiên nhập vào thập tín vị, tương tợ vô duyên từ bi nhập vào nơi thập trụ. Cho nên đây là phần chứng vô duyên từ bi; cho đến đẳng giác gần nhất với từ bi để huân tập chúng sanh. Bất động như kính sáng. Vô niệm như từ lực của đá hấp thụ thiết. Cho nên gọi là vô duyên từ bi. Tam Đế đầy đủ gọi là Phổ. Trải qua Trung Đạo ; cho nên gọi là Môn.
Hai là hoằng thệ Phổ. Hoằng ấy nghĩa là rộng. Thệ ấy là chế. Nguyện kia gọi là yêu cầu. Cho nên chế ngự tâm nầy, rộng cầu thắng pháp. Do vậy gọi là hoằng thệ. Hoằng thệ là cái gốc để thành từ bi. Từ bi ấy liền duyên với khổ lạc hoằng thệ; lại như Ước(Giáo) Tứ Đế. Nếu thấy khổ đế bức bách độc hại chua cay thì duyên nơi đây để khởi thệ; cho nên nói là chưa độ sẽ làm cho được độ vậy. Nếu thấy Tập Đế điên đảo lưu chuyển mê hoặc trói buộc thì sanh tử ấy hóat nhiên mà chẳng phiền hà. Cho đến có thể bi thương về việc nầy nên khởi thệ; cho nên nói rằng chưa giải thì làm cho giải. Con đường thanh tịnh thì chúng sanh chẳng biết. Kẻ thực hành đạo nầy có thể ra khỏi sanh tử thẳng đến an lạc địa. Muốn chỉ bày cho chúng sanh lập nơi đạo nầy. Cho nên nói rằng chưa an thì làm cho được an.
Diệt phiền não xứ gọi là Niết Bàn. Tử quả cột chặt đọan diệt thì liền được Nhị Niết Bàn. Ứơc(Giáo) cho đây là khởi thệ; do vậy nói chưa được Niết Bàn thì làm cho được Niết Bàn. Nhơn sanh tử khó rõ biết thì khổ quả dễ nhận ra. Cho nên trước quả sau nhơn. Niết Bàn lý diệu, đầy phương tiện thiện. Cho nên trước nhơn, sau quả. Đại kinh nói rằng: Giải tỏa những giao động sẽ khó được, huống là sanh ra sữa đề hồ. Như 4 ý nầy thường là nhứt vãng. Chỉ mê tâm, khởi nghiệp; nghiệp ấy tức là hoặc quả. Muốn rõ nguyên lai của quả và biết rõ quả nhơn tập thì chế tâm, dừng nghiệp; tức là bánh xe sanh tử liền họai. Phiền não điều phục; gọi đây là vì đạo. Tu hành chẳng giải đãi, khổ nhẫn mới phát sinh. Tử Quả đều đọan, chứng tận vô sanh. Gọi đây là đạo diệt. Tuy có 4 riêng biệt; chung quy chỉ là một niệm. Liền chẳng khác pháp. Tứ Đế lại cũng như thế; hoằng thệ lại cũng như vậy.
Kế tiếp làm sáng tỏ việc Phổ và chẳng Phổ. Nếu lầ phàm phu thì xa rời bên dưới và ma sát bên trên. Đối với Ước(Giáo) thì việc lập lời thệ nầy chẳng gọi là Phổ. Nhị Thừa thấy tam giới lửa đốt sợ hãi, tu đạo nầy. Ở đây cho đến việc thấy từng phần Tứ Đế; lại cũng chẳng gọi là Phổ. Nếu là Biệt Giáo thì trước tiên như Ước(Giáo)phân đọan; kế đến tính sự dễ thay đổi; điều nầy lại cũng chẳng phải là Phổ. Nếu Viên Giáo Bồ Tát đối với trong một tâm, chiếu tất cả những khổ, tập, diệt, đạo. Làm cho phàm phu rõ thấy ái; tức là có tạo nên tập. Nhị Thừa chấp nơi không; tức là không tạo tập. Cho nên Tịnh Danh nói rằng: Pháp ấy vô nhiễm. Nếu nhiễm ở nơi pháp thì chẳng cầu pháp vậy.
Cuối cùng tập chưa hết; hoa ấy tất dính thân; tức là dễ thay đổi về hoặc; hòan tòan chưa được trừ vậy. Đại Kinh nói rằng: Các ngươi Tỳ Kheo ở nơi pháp Đại Thừa nầy chưa vì chánh pháp để trừ những kiết sử; tức là không tạo nên tập vậy. Cho đến thuận theo pháp đạo, ái sanh lại là không tác tập vậy. Đây gọi là biến tri tập. Biến tri khổ nghĩa là dùng hữu tập; tức có thể mang thêm khổ báo. Có tạo tập, mang thêm vào phần đọan khổ. Không tạo nên tập, mang khổ dễ biến. Tức là rõ khổ đế vậy. Rõ biết sự biên kiến đối trị đạo diệt của khổ tập. Từ ngũ giới, thập thiện, chẳng động, chẳng ra khỏi. Nhị Thừa Tứ Đế Thập Nhị Nhân Duyên, thông đến hữu dư, vô dư Niết Bàn. Thông Giáo lại cũng như vậy. Biệt Giáo qua Biệt, thông đến thường trụ. Chẳng thể đối với một con đường, mà có rất nhiều con đường như thế. Chẳng gọi là con đường Phổ. Viên Giáo Trung Đạo tức là thật tướng.
Phổ Hiền Quán nói rằng: Đại Thừa nhơn là các pháp thật tướng. Tu như con đường nầy gọi là viên nhơn, xưng là Phổ Đạo. Cho nên được Niết Bàn; tức là cứu cánh thường trụ. Tất cả phiền não vĩnh viễn chẳng lưu lại; giống như kiếp hỏa, chẳng còn thiêu đốt nữa. Cho nên gọi là Phổ Diệt. Chỗ quán Tứ Đế đều viên tròn. Duyên đế khởi thệ sao được chẳng khắp. Cho nên gọi là hoằng thệ Phổ vậy. Riêng dùng quán 10 pháp giới tánh đức; tu được thiện ác, mà khởi hoằng thệ luận phổ chẳng Phổ. Tự đây là một phần nghĩa lớn. Cùng với Tứ Đế, nói khác; cho nên cách dùng ấy lại ứng với thiện vậy.
Ba là làm sáng tỏ Tu Hành Phổ. Đầu tiên làm sáng tỏ lần lượt về sự tu hành. Kế đến làm sáng tỏ chẳng phải lần lượt sự tu hành. Đều ở nơi đại bổn hạnh diệu đại.
Bốn là làm sáng tỏ đọan hoặc Phổ. Nếu từ giả nhập vào không, dừng đọan tứ trụ hoặc thì hoa ấy dụ cho thân, sau vì chánh pháp mà trừ các kiết sử; hằng lìa hư vọng; chẳng phải giải thóat tất cả. Nếu từ không nhập vào giả, dừng trừ trần sa thì chẳng nương vào căn bản, mà đọan; lại cũng chẳng gọi là Phổ. Nếu không giả chẳng hai, chánh quán trung đạo, căn bản những cành lá điên đảo tự từ bỏ thì giống như cỏ bị che bởi đất; tất nhiên bị suy; cho nên gọi là đọan hoặc Phổ.
Năm là Pháp Môn Phổ. Nhị Thừa nếu vào một pháp môn, thì chẳng thể vào hai , hà huống là nhiều nữa. Nếu tu hành trải qua những việc làm sai biệt thì đều có chỗ sâu cạn khác nhau. Ta tuy rõ biết điều nầy, một pháp môn, ngòai ra chẳng thể rõ biết. Điều nầy lại chẳng phải là Phổ. Nếu vào Vương Tam Muội, tất cả đều cùng nhập vào; giống như vua đến; tức nhiên có nhiều việc thêm theo. Nhiều việc thêm theo lại có thêm theo. Vương Tam Muội lại cũng như vậy. Nhập vào Tam Muội nầy, tất cả Tam Muội đều vào trong ấy. Đó là Tam Đế Tam Muội.Tam Đế Tam Muội lại có vô lượng pháp môn mà vì quyến thuộc. Lại nữa tất cả những điều nầy đều nhập vào trong Tam Muội. Cho nên gọi là nhập pháp môn Phổ.
Sáu là thần thông Phổ. Nếu là Đại La Hán thiên nhãn thì thấy Đại Thiên. (Bích) Chi Phật thì thấy được một trăm quốc độ Phật. Bồ Tát thấy được hằng sa quốc độ Phật. Tất cả đều bị hạn lượng bởi sự thông suốt; cho nên chẳng gọi lầ Phổ. Vì sao vậy? Duyên vào cảnh hẹp; nên thông ấy lại cũng nhỏ. Nay Viên Giáo Bồ Tát duyên vào 10 pháp giới cảnh , thông suốt; khắp thảy 10 pháp giới, lại chẳng có hạn cực. Tam Thừa nào chẳng rõ tên nầy. Hà huống là thấy được cảnh giới nầy. Thấy bằng mắt lại cũng như vậy; ngòai thí dụ ra có thể rõ. Trong phần thần thông vi diệu sẽ nói rộng.
Bảy là phương tiện Phổ. Tiến hành phương tiện là đạo tiền phương tiện. Khởi dụng phương tiện là đạo hậu phương tiện. Nay chánh thức làm rõ đạo hậu phương tiện vậy. Nếu Nhị Thừa cùng với tiểu Bồ Tát, chỗ hành phương tiện, nhập vào một pháp môn. Nếu muốn hóa tha, giúp chỗ sở đắc nầy khởi dụng hóa vật. Đạo tiền đạo hậu đều chẳng phải là Phổ. Viên Giáo Bồ Tát lấy Nhị Đế làm phương tiện, tậu được tất cả phương tiện. Vào Trung Đạo rồi, song chiếu nhị đế. Nhị đế thần biến, biến 10 pháp giới, mà đối với pháp thân vô sở tổn họai. Đạo tiền đạo hậu; tất cả đều gọi là Phổ.
Tám là thuyết pháp Phổ. Nhị Thừa Tiểu Bồ Tát thuyết pháp chẳng có thể trong cùng một lúc trả lời cho chúng hội nghe. Lại nữa sự riêng biệt về địa phương tục lệ khác nhau; chẳng thể làm cho sự giải thích nầy đầy đủ được. Đại Kinh nói rằng: Câu Hi La ở nơi Thanh Văn, tứ vô ngại biện; là tối vi đệ nhứt. Chẳng phải ý nghĩa của Bồ Tát. Nay người của Viên Giáo, một âm thanh diễn nói pháp; tùy theo lọai được giải nghĩa. Dùng một diệu âm; biến khắp mười phương pháp giới; giống như đàn của A Tu La; tùy theo ý người mà xuất ra âm thanh. Đó gọi là thuyết pháp. Nói rộng ra trong việc thuyết pháp vi diệu.
Chín là cúng dường chư Phật Phổ. Tựu chung điều nầy chia làm hai. Một là sự; hai là lý. Hoa Nghiêm nói rằng: Chẳng vì cúng dường một Đức Phật ở một quốc độ, mà là vi trần quốc độ. Cho đến vì cúng dường bất khả thuyết, bất khả thuyết Phật. Lại hay chẳng khởi diệt định, hiện các oai nghi; ngồi thiền chấp tay tán thân các vị pháp vương. Dùng thân mệnh tài vật tất cả để cung phụng đầy đủ; cho đến khắp cả mười phương; giống như mưa hoa cúng dường chư Phật vậy. Giải thích rằng: Tâm của viên trí chánh quán gọi là giác. Giác ấy nghĩa là Phật. Vạn hạnh công đức huân tu, trí nầy là trí nhứt thiết. Tu công đức nầy cúng dường trí nầy; tức là cúng dường tất cả trí. Tịnh Danh nói rằng: Dùng một bữa ăn thí cho tất cả. Cho nên nói cúng dường chư Phật Phổ.
Mười là thành tựu chúng sanh Phổ. Giống như ngọn đèn sáng so với ngôi sao và mặt trăng, làm lợi ích che chở lọai nhỏ. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống thế gian; tất cả cỏ cây rừng rậm đều biến khắp; làm cho sanh trưởng hoa quả, thành tựu mọi việc. Ngọai đạo như ánh lửa đôm đốm; Nhị Thừa như ánh đèn dầu. Thông giáo như ngôi sao. Biệt giáo như mặt trăng. Thành tựu nghĩa ấy là Ước(Giáo) . Nay viên giáo thánh nhơn từ huệ nhiêu ích lợi nhuần; làm sáng tỏ lợi ích vô hạn lượng. Hoa Nghiêm nói: Bồ Tát chẳng vì một chúng sanh, một quốc độ; một nơi nào chúng sanh phát tâm bồ đề, mà vì bất khả thuyết, bất khả thuyết quốc độ Phật, vi trần quốc độ chúng sanh phát tâm. Thành lập lợi ích một lúc cùng nhuận khắp. Giống như mưa lớn tất cả bốn phương đều nhuần khắp. Cho nên gọi là thành tựu chúng sanh Phổ.
Nghĩa của Phổ Môn chẳng có lượng định, chẳng có biên giới, há có cùng tận sao? Như Tịnh Danh chẳng thể thọ trì việc phân chia(thẻ) hết được. Nay Quan Thế Âm Phổ Môn nầy; tức là đối với ba hiệu. Quán tức là giác; giác gọi là Phật. Thế Âm là cảnh. Cảnh ấy tức là như. Phổ Môn tức là Chánh Biến Tri. Đây là ba nghĩa chẳng thể cùng tận. Nếu thấy được ý nghĩa nầy; tức là nói tự tại vậy. Ta đã nói nghĩa Thập Phổ chung trong phẩm Phổ Môn. Chứng thành việc nầy. Nếu như Quan Âm mẫn chư tứ chúng, thọ anh lạc nầy thì tất cả gọi là bất nhị. Mẫn nghĩa là bi thương. Đây tức là từ bi Phổ. Có từ bi cùng với nghĩa của hoằng thệ Phổ. Dùng đủ lọai hình đi đến các quốc độ để độ thóat chúng sanh. Tức là tịnh Phật quốc độ. Há không phải là tu hành Phổ sao? Tự ấy tức là không bị cột trói, có thể cứu kẻ kia bị trói buộc. Tự ấy chính là vô độc, khiến cho kia lìa độc. Một lúc xưng danh; tất cả đều được giải thóat. Tất cả đây là lời nói khắp tất, há chẳng phải đọan hoặc Phổ sao?
Phổ Môn thị hiện tức là con người nhập vào Phổ Môn Phổ. Lực phương tiện ấy là phương tiện Phổ. Thần thông lực ấy chính là thần thông Phổ. Nhi vi thuyết pháp ấy là thuyết pháp Phổ. Đa sở nhiêu ích tức là thành tựu chúng sanh Phổ. Phần tác nhị phần phụng nhị Như Lai tức là cúng dường chư Phật Phổ. Tất cả ý nghĩa như vậy đều nằm trong Kinh. Cho nên dẫn dụ để làm chứng vậy.
Phần thứ hai giải thích về thể; dùng linh trí hợp với pháp thân để làm thể. Nếu ngòai kinh làm sáng tỏ ba thân thì riêng dùng pháp thân làm thể. Phẩm nầy hay có nghĩa là hai thân. Cho nên dùng lý trí hợp lại làm thể vậy. Chỉ có trí nầy; tức là thật tướng lý. Vì sao vậy? Nếu vô linh trí thì tướng thật ẩn; gọi là Như Lai tạng. Nay rõ biết quyền thật tướng cùng với lý chẳng hai. Giống như phải, trái vậy. Nếu làm rõ nghĩa của thể thật tướng thì rộng hơn nghĩa đen ở đại bổn.
Phần thứ ba làm sáng tỏ tông(chỉ); dùng sự cảm ứng làm Tông. Cơ duyên nơi thập giới, trí tuệ lặng chiếu. Cho đến trước sau, sự lợi ích của việc cảm ứng. Câu văn tuy rộng; nhưng thẳng nơi cảm ứng qua lại. Như tể cương mục động(như mắc lưới giao động); cho nên dùng sự cảm ứng để làm Tông. Ngòai ra những kinh khác hoặc dùng nhơn quả để làm Tông. Phẩm nầy chẳng phải như vậy. Ngôn ngữ nhân quả thông qua từ phàm đến thượng địa. Mỗi mỗi đều có nhơn quả. Có thể cảm chỗ cảm; tức là tất cả đều có nhơn quả, mà ý của kinh văn; giống như chẳng đến điều nầy. Cơ gia tuy có nhơn quả, hằng dùng sự cảm(ứng) để làm tên. Thánh tuy vô nhân quả; nhưng thường dùng ứng để làm tên; tức là giúp cho ý nghĩa câu văn vậy. Nghĩa ấy lại có sáu.
Một là thí dụ; hai là giải thích tướng; ba là giải thích chỗ giống, khác nhau. Bốn là làm rõ sự tương đối. Năm là làm sáng tỏ Phổ hay chẳng phải Phổ. Sáu là biện quán tâm. Đầy đủ ở Đại Bản.
Hỏi rằng: Nếu nói cơ thì đây là thiện nhỏ tương sanh. Ác nhỏ tương sanh lại cũng là cơ chăng?
Đáp rằng: Đúng vậy.
Hỏi rằng: Cơ ấy là thiện hay bất thiện? Nếu là thiện nầy thì làm như thế nào để cảm được Thánh? Hoặc là chưa phải là thiện thì cái nào được nói là thiện tương sanh?
Đáp rằng: Tánh thiện nằm sâu như hoa sen trong bùn. Thánh nhơn như mặt trời chiếu sáng; tức liền xuất hiện.
Lại hỏi: Nếu nói cơ là quan , thì vị thiện quan(liên hệ)hay bất thiện quan? Nếu là thiện nầy thì làm sao Quan Thánh mà thành thiện được? Nếu chẳng phải thiện thì cái gì được làm cho Quan Thánh trở thành không phải thiện?
Đáp rằng: Thiện ấy liên hệ nơi đại từ; ác ấy liên hệ nơi đại bi; cho nên nói là tương quan.
Hỏi rằng: Nếu nói cản trở giải thích về cơ thì điều nầy là ứng gia quan cơ, dùng để nói cùng. Vậy thì cái nào giải thích về ý nghĩa của cảm ấy?
Đáp rằng: Viên cái(che đầy cả), viên đệ(thấp hòan tòan) cùng được tương nghi.
Hỏi rằng: Vì dụng pháp thân; nên vì đó mà dùng ứng thân ứng. Ứng thân vô thường; đây tức là chẳng ứng. Pháp thân nếu ứng; đây tức là chẳng phải pháp thân chăng?
Đáp rằng: Pháp đây tức là nói thân, sao lại chẳng nói ứng ? Ứng thân ấy xưng là ứng thì với ý gì lại chẳng ứng, mà tất cả đều ứng?
Lại hỏi: Cảm ứng là một hay là khác? Nếu cảm là một; tức là ứng phàm , thành Thánh. Nếu khác; tức là chẳng có tương quan chăng?
Đáp rằng: Chẳng phải một mà cũng chẳng phải khác để luận về cảm ứng.
Hỏi rằng: Cảm ứng là hư hay là thật? Nếu là thật thì phàm phu là thật. Thật ấy làm sao có thể hóa. Nếu nói là hư hư thì cái gì thay đổi?
Đáp rằng: như vậy, như vậy, dùng hỏi điều khác.
Thánh nhơn là chỗ sở cảm, phàm phu là điều có thể cảm. Thánh nhơn có thể ứng, phàm phu là chỗ ứng. Chỗ cảm chẳng phải là cảm chỗ ứng, chẳng phải là ứng.
Hỏi rằng:Vì sao nói là cảm ứng đạo giao?
Đáp rằng: Chỗ cảm thật vô cảm; từ cảm gọi là chỗ cảm. Nói Thánh nhơn là chỗ cảm. Chỗ ứng thật vô ứng. Từ ứng gọi là chỗ ứng. Nói phàm phu là chỗ ứng; lại là cảm chỗ vì ứng có thể. Ứng có thể là cảm chỗ. Lại là ứng chỗ làm cảm có thể. Cảm có thể là ứng chỗ. Liền chẳng cảm ứng thật; lại vô cảm ứng khác đi. Chẳng khác mà khác. Thánh chưa chỗ cảm, mắt chưa có thể ứng. Phàm chưa chỗ ứng, mắt chưa thể cảm. Cho nên nói cảm ứng đạo giao. Chữ nầy thật là khó. Nếu thật vô cảm ứng khác đi, mà nay Thánh chưa thể cảm và phàm chưa thể ứng. Sao lại Thánh chưa thể ứng, phàm chưa thể cảm. Nếu như điều nầy; tức là không có đặc thù của phàm thánh. Nếu như điều cảm ứng nầy lại khác đi, thì sao nói là chẳng khác? Lại nữa cảm ấy có thể là vô cảm có thể thật. Nhưng gọi cảm có thể là gì, mà chẳng gọi là ứng có thể. Nếu chỗ ứng không thật thì cái gì chẳng gọi là chỗ cảm. Nếu như vậy tức là chẳng có phàm thánh cảm ứng. Nếu chẳng là như vậy thì sai khác, sao lại chẳng sai khác?
Lại vấn nạn rằng: nếu dùng cảm có thể vì chỗ ứng, chỗ cảm là ứng có thể thì điều nầy nghĩa ấy tự sanh. Nếu có thể ứng, chỉ là chỗ ứng hay cảm; chỉ là chỗ cảm. Lại là nghĩa tự sanh. Nếu ứng có thể sanh chỗ ứng, cảm có thể sanh chỗ cảm thì có thể cảm sanh chỗ cảm, chỗ cảm sanh có thể chỗ cảm. Có thể ứng sanh chỗ ứng; chỗ ứng sanh có thể ứng. Tất cả đều từ kia sanh; há chẳng phải là nghĩa của tánh kia. Nếu cùng sanh tức là hai việc quá(độ). Nếu lìa hai thì rơi vào chỗ không nhơn quá(độ).
Hỏi rằng: Nếu như vậy thì không có cảm ứng chăng?
Đáp rằng: Thánh nhơn dùng bình đẳng, không trụ pháp, chẳng trụ cảm; dùng Tứ Tất Đàn tùy cơ nghi ứng vậy.
Hỏi rằng: Vọng chấp thiện, có thể cảm chăng
Đáp rằng: Vọng chấp là ác, lại được cảm.
Hỏi rằng: Vọng chấp tức là chẳng phải nhứt ứng mà là hai chăng?
Đáp rằng: Ứng bản không hai làm duyên thì chỗ nào mà chẳng làm?
Hỏi rằng: Phàm thì gọi là phàm; thiện tức là mời niềm vui; ác tức là cảm sự khổ. Thánh là vì chánh. Chánh ấy tức là chẳng phải thiện, chẳng phải ác; chẳng khổ, chẳng lạc. Thiện ác là thế. Sao có thể cảm chẳng thiện, chẳng ác, chánh tà được?
Đáp rằng: Chánh Thánh từ bi, bạt trừ thiện ác; khiến cho nhập vào phi thiện phi ác của việc chánh. Cho nên có cảm ứng. Đệ tứ từ bi lợi vật làm dụng.
Hỏi rằng: Nhị trí chẳng thể dùng sao?
Đáp rằng: Nhị trí ngôn ngữ thông; khiến cho riêng phụ vào câu văn. Dùng làm sáng tỏ chỗ ẩn hiển. Cho nên dùng điều nầy sẽ dùng như thế. Cách giải thích khác là : Pháp thân thường lợi ích. Ứng thân dần ra khỏi, vì vô thường. Nay làm sáng tỏ, pháp thân thường tịch mà hằng chiếu; lý nầy cản trở. Ứng thân nơi nơi lợi ích chưa hề rời bỏ; lại là nghĩa thường. Nếu tin có ứng, chẳng ứng dùng làm vô thường; pháp thân lại hữu ích vô ích; cho nên rõ biết đầy đủ vô thường. Vô thường đều có minh hiển. Như mặt trời, mặt trăng cù huân tu chúng sanh , chiếu sáng mọi nơi mọi chỗ. Như Lai hằng dùng thường và vô thường, hai pháp huân tu chúng sanh; cho nên gọi là hai chim cùng bay, mà gọi là thường, vô thường vậy. Giống như trồng cây hoặc giả ngòai mặt trời, gió, mưa thì trong ấy có đất, không khí, ấm, mát, mà vạn vật được tăng, u hiển lưỡng ích lại cũng như vậy. Trong nầy ứng dụng Vương Tam Muội, mười lần phá 25 hữu(cõi). Dùng biện(tài)từ bi, dùng để lợi ích vạn vật. Đều ở trong Đại Bổn Huyền.
Hỏi rằng: Quan Âm lợi vật, quảng đại như thế nầy, vì đó mà thành Phật. Giống như Bồ Tát chăng?
Đáp rằng: Đất nầy khó rõ, mà kinh thì có hai thuyết. Như Quan Âm thọ ký kinh đã soi sáng. Quan Âm Thế Chí được như huyễn tam muội. Khắp nơi qua lại mười phương hóa vật. Ngày xưa ở nơi Kim Quang Sư Tử du hí Như Lai, quốc vương tên là Uy Đức. Hóa sanh ra hai người con. Bên trái gọi là Bửu Ý; tức là Quan Âm. Bên phải gọi là Bửu Thượng; tức là Thế Chí đến hỏi Phật, cúng dường cái gì là hơn cả. Phật bảo rằng: Hãy phát tâm Bồ Đề. Từ khi Như Lai mới phát tâm Bồ Đề, kế sau Đức Phật A Di Đà, sẽ thành chánh giác. Quan Âm là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương. Thế Chí gọi là Thiện Trụ Công Đức Bảo Sơn. Lại nữa Như Lai Tạng Kinh cũng nói: Quan Âm Văn Thù; tất cả đều chưa thành Phật. Quan Âm Tam Muội kinh cũng nói: Trước đây thành Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Đức Thích Ca vì vị Phật kia mà làm đệ tử tu khổ hạnh.
Hai câu văn nói như thế là ý gì? Cho đến Tứ Tất Đàn hóa vật, chẳng thể cầu sự thật nầy.
Thứ năm là làm rõ giáo tướng. Phàm ở Quan Âm kinh bộ có nhiều thứ; hoặc thỉnh Quan Thế Âm, Quan Âm thọ ký, Quan Âm Tam Muội, Quan Âm sám hối, Đại Bi Hùng Mãnh Quan Thế Âm v.v. chẳng giống. Nay chỗ truyền ấy tức là 1.530 của một phẩm Pháp Hoa. Còn truyền riêng thì cho đến Đàm Ba La Hám pháp sư lại có hiệu là Y Ba Lặc Bồ Tát. Đi từ đỉnh núi Nhậm đến Hà Tây. Vua xứ Hà Tây là Thả Cừ Mông Du quy kính chánh pháp; lại bị bệnh nên thưa với Pháp Sư. Sư hỏi rằng: Quan Thế Âm cùng với đất nước nầy có duyên, liền bảo tụng niệm, bệnh khổ ấy liền tiêu trừ. Nhơn đó là biệt truyền một phẩm lưu thông bộ ngọai vậy. Phẩm nầy là phần lưu thông của Pháp Hoa; tức là thông với giáo lý khai quyền hiển thật vậy. Khiến cho u hiển lưỡng ích ở tương lai. Cùng với thập pháp giới thân, viên ứng tất cả; khiến cho được giải thóat. Người theo Viên Giáo đối với pháp viên tròn, lưu thông viên giáo nầy vậy. Tức là lưu thông tướng viên giáo. Ngũ vị làm luận tức là lưu thông đề hồ vị.
Hỏi rằng: Phương tiện lực đủ lọai chẳng giống nhau, nói lại ứng dị. Sao được gọi là tướng của viên giáo?
Đáp rằng: Tựu chung có thể nói là con người vì Viên Giáo. Hoằng khai Viên Giáo là cơ hội đi khắp pháp giới. Cơ duyên ấy chẳng giống nhau; chẳng thể có thể cùng pháp và người tùy theo cơ duyên ấy mà thay đổi. Giống như Đức Phật đối với Nhứt Thừa, phân biệt nói làm ba. Há có thể khiến cho Phật lại là Thanh Văn, Duyên Giác sao? Lại phụ nói thêm rằng: Nếu người tin sâu và vì kinh nầy mà diễn nói, giải thích thì đối với kẻ chẳng tin nơi pháp thâm sâu kia, chỉ bày, dạy dỗ làm cho lợi ích. Liền đối trước Phật theo Viên Giáo gặp vạn cơ duyên. Đủ lọai chẳng giống nhau; chỉ là lưu thông Viên Giáo.
Lại hỏi: Có thể nói người tu theo Viên Giáo, đối với giáo lại là Viên; kẻ thực hành cơ duyên ấy khác với người nầy hay kia là giáo gì? Nếu lời dạy kia cùng với người ở Lộc Uyển giống nhau thì viên giáo cơ duyên kia lại cũng ứng chăng?
Đáp rằng: Ngày xưa ở Lộc Uyển Đức Phật chưa phát Bổn hiển Tích; chẳng cùng với ba quy một; người, pháp chưa Viên. Chỗ kia phương tiện chưa được xưng là Viên. Nay kinh đã khai hiển quyền thật. Tuy là đủ lọai thân Bổn Tích; nhưng bất tư nghì chỉ một. Tuy nói đủ lọai pháp vì khai mở con đường Viên Giáo, đối với nghĩa không.
Những câu hỏi bên trên đã nói ngay rằng xả bỏ phương tiện. Trong đây nói cái gì là dùng phương tiện?
Đáp rằng: Bên trên chánh thức hiển thật; cho nên nói xả nầy. Trong đây luận dùng; cho nên nói là thị hiện. Thể dụng bất tư nghì chỉ một vậy.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 2 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.141.81 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập