Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tín Tâm Minh [信心銘] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Tín Tâm Minh [信心銘]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Tín Tâm Minh

Việt dịch: Thích Thanh Từ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chí đạo không khó,
Chỉ hiềm chọn lựa.
Nhưng chớ yêu ghét,
Rỗng suốt sáng tỏ.
Mảy may vừa sai,
Đất trời xa cách.
Muốn được hiện tiền,
Chớ còn thuận nghịch.
Trái thuận tranh nhau,
Đó là tâm bệnh.
Chẳng rõ ý huyền,
Nhọc công niệm tĩnh.
Tròn đồng thái hư,
Không thiếu không dư.
Bởi do lấy bỏ,
Vì thế chẳng như.
Chớ theo duyên có,
Đừng trụ không nhẫn.
Một lòng bằng phẳng,
Lặng yên tự sạch.
Ngăn động về tĩnh,
Hết ngăn càng động.
Chỉ kẹt hai bên,
Đâu biết một thứ.
Một thứ chẳng thông,
Hai chỗ mất công.
Dẹp có mất có,
Theo không trái không.
Nói nhiều nghĩ nhiều,
Càng chẳng tương ưng.
Bặt nói bặt nghĩ,
Chỗ nào chẳng thông.
Về nguồn được chỉ,
Theo chiếu mất tông.
Phút giây soi lại,
Hơn không trước đấy.
Không trước chuyển biến,
Đều do vọng kiến.
Chẳng cần cầu chân,
Chỉ nên dứt kiến.
Hai kiến chẳng trụ,
Dè dặt đuổi tìm.
Vừa có phải quấy,
Lăng xăng mất tâm.
Hai do một có,
Một cũng chớ giữ.
Một tâm chẳng sanh,
Muôn pháp không lỗi.
Không lỗi không pháp,
Chẳng sanh “chẳng” tâm.
Năng tuỳ cảnh diệt,
Cảnh theo năng chìm.
Cảnh do năng cảnh,
Năng do cảnh năng.
Muốn biết hai đoạn,
Nguyên là một không.
Một không đồng hai,
Gồm cả muôn tượng.
Chẳng thấy tinh thô,
Đâu có nghiêng lệch.
Đạo lớn thể rộng,
Không dễ không khó.
Tiểu kiến hồ nghi,
Càng gấp càng chậm.
Chấp đó mất chừng,
Hẳn vào đường tà.
Buông đó tự nhiên,
Thể không đi ở.
Tuỳ tánh hợp đạo,
Thong dong tuyệt não.
Buộc niệm trái chân,
Hôn trầm chẳng tốt.
Chẳng tốt nhọc thần,
Đâu dùng sơ thân.
Muốn đến nhất thừa,
Chớ ghét sáu trần.
Sáu trần chẳng ghét,
Lại đồng Chánh giác.
Người trí vô vi,
Kẻ ngu tự cột.
Pháp không pháp khác,
Vọng tự đắm mắc.
Đem tâm dụng tâm,
Há chẳng lầm to !
Mê sanh tịch loạn,
Ngộ không tốt xấu.
Tất cả hai bên,
Bởi do châm chước.
Mộng huyễn không hoa,
Nhọc chi nắm bắt.
Được mất phải quấy,
Một lúc buông hết.
Mắt nếu chẳng ngủ,
Các mộng tự trừ.
Tâm nếu chẳng khác,
Muôn pháp nhất như.
Nhất như thể huyền,
Ngây ngất quên duyên.
Muôn pháp đồng quán,
Trả về tự nhiên.
Sạch hết lý do,
Chẳng thể so sánh.
Dừng động không động,
Động dừng không dừng.
Hai đã chẳng thành,
Một làm sao có ?
Rốt ráo cùng tột,
Chẳng còn khuôn phép.
Hợp tâm bình đẳng,
Việc làm đều dứt.
Hết sạch nghi ngờ,
Thẳng ngay chánh tín.
Tất cả chẳng giữ,
Không thể ghi nhớ.
Rỗng sáng tự soi,
Chẳng nhọc tâm lực.
Chẳng phải chỗ suy,
Thức tình khó lường.
Chân như pháp giới,
Không người không ta.
Muốn gấp khế hợp,
Chỉ nói không hai.
Chẳng hai đều đồng,
Bao gồm hết thảy.
Bậc trí mười phương,
Đều vào tông này.
Tông chẳng ngắn dài,
Một niệm muôn năm.
Không đây chẳng đây,
Mười phương trước mắt.
Rất nhỏ đồng lớn,
Quên bặt cảnh giới.
Rất lớn đồng nhỏ,
Chẳng thấy mé bờ.
Có tức là không,
Không tức là có.
Nếu chẳng như thế,
Hẳn chẳng cần giữ.
Một tức tất cả,
Tất cả tức một.
Chỉ hay như thế,
Lo gì chẳng xong.
Tin tâm chẳng hai,
Chẳng hai tin tâm.
Dứt đường nói năng,
Chẳng phải xưa nay.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Phù trợ người lâm chung


Các tông phái đạo Phật


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.195.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập