Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Giải thích nhập nhân quả tu sai biệt thắng tướng 5
Chương 1 : Đối trị
Giải thích : Nghĩa này có 5 chương : 1.Đối trị, 2.Lập danh, 3.Đắc tướng, 4.Tu tướng, 5. Tu thời.
Luận nói : Như vậy là đã nói về nhập nhân quả thắng tướng.
Thế nào là nhập nhân quả tu sai biệt ?
Giải thích : Trước đã nói chung về sai biệt nhân quả của Lục độ là ở trong nguyện hành vị là nhân, ở trong thanh tịnh vị là quả, chưa nói về sự tu sai biệt ở các địa. Hiện tại nói chung như vậy. Trí duy thức gọi là nhập. Ba vô tính là thắng tướng. Lục độ tức là trí duy thức. Nhập vào nhân quả của 3 vô tính, muốn hiển thị sự tu tập khác nhau của các Ba-la-mật nên hỏi làm thế nào biết được.
Luận nói : Đây là do 10 địa, tức 10 thứ bậc tu chứng của Bồ-tát. Mười địa là những gì ? 1. Hoan hỷ địa, 2. Vô cấu địa, 3. Minh diệm địa, 4. Thiêu nhiên địa, 5. Nan thắng địa, 6. Hiện tiền địa, 7. Viễn hành địa, 8. Bất động địa, 9. Thiện tuệ địa 10. Pháp vân địa.
Giải thích : Nếu muốn biết sự tu tập khác nhau thì quán sự khác nhau của 10 địa, tức biết sự khác nhau của tu nhân quả.
Luận nói : Làm sao biết được do nghĩa này thành lập 10 địa ?
Giải thích : Câu hỏi này muốn hiển thị nghĩa gì ? Nếu Bồ-tát nhập sơ địa thấy chân như tức là hết. Bởi vì sao ? Vì chân như là vô phân biệt. Nếu thấy chân như không hết thì chân như phải có phần số. Nếu có phần số thì đồng với pháp hữu vi. Nếu thấy đã hết sao còn nói có 10 địa ?
Luận nói : Là vì đối trị 10 thứ vô minh chướng ngại ở các địa.
Giải thích : Chân như thật không có một hai phần số. Nếu nói về thể của chân như không thể lập có 10 thứ sai biệt. Chân như có 10 thứ công đức có thể sinh 10 thứ chính hạnh. Do vô minh che lấp nên không thấy công đức này. Do không thấy công đức nên không thành chính hạnh. Do cái sở chướng công đức chính hạnh có 10 thứ nên phân biệt cái năng chướng vô minh cũng có 10 thứ.
Luận nói : Trong 10 tướng hiển lộ pháp giới,
Giải thích : Mười tướng tức là 10 thứ công đức và 10 thứ chính hạnh. Các tướng này đều có thể hiển thị pháp giới.
Luận nói : có 10 thứ vô minh còn tồn tại làm chướng ngại.
Giải thích : Mười tướng này tuy thật có, nhưng do vô minh che chắn không thể hiển lộ. Cho nên biết Bồ-tát mới nhập chân như quán chướng, kiến đạo thì vô minh liền diệt. Các vô minh khác vẫn còn tồn tại chưa diệt cho nên 10 vô minh che chắn 10 công đức, trở ngại 10 chính hạnh. Mười thứ vô minh là những gì ? Một là vô minh có tính phàm phu. Hai là vô minh dựa vào thân nghiệp v.v…khởi tà hạnh với các chúng sinh. Ba là vô minh vì nỗi khổ trì trệ, quên mất văn tư tu. Bốn là vô minh của vi tế phiền não cộng sinh với thân kiến v.v…Phiền não này ở bậc thấp nhất nên theo tư duy khởi là đã xa lìa, tùy thuận theo việc đã làm, nên gọi là vi tế phiền não. Năm là vô minh ở bậc hạ thừa Bát-niết-bàn. Sáu là vô minh của các hành thô tướng. Bảy là vô minh của các hành vi tế tướng. Tám là vô minh trong vô tướng khởi công dụng tâm. Chín là vô minh không dụng công đối với việc lợi ích chúng sinh. Mười là vô minh không được tự tại trong các pháp. Vô minh tính phàm phu là sơ địa chướng. Vô minh này tức thân kiến. Thân kiến có 2 thứ : một là nhân hai là quả. Chấp pháp ngã là nhân. Chấp nhân ngã là quả. Nhân tức phàm phu tính. Mê pháp vô ngã nên gọi vô minh. Nhị thừa chỉ có thể trừ quả không thể đoạn nhân. Nếu không đoạn vô minh này thì không thể nhập sơ địa. Cho nên vô minh này là sơ địa chướng. Vô minh dựa vào thân nghiệp v.v…khởi tà hạnh đối với chúng sinh là nhị địa chướng. Bồ-tát chưa nhập nhị địa sinh tưởng như thế. Nghĩa là người Nhị thừa có 3 hạnh sai biệt. Mê lý Nhất thừa nên gọi là vô minh. Lại giải thích rằng tất cả việc thiện chúng sinh làm không gì không là phương tiện đại thanh tịnh của Bồ-tát. Bởi vì sao ? Thanh tịnh đã là một, chưa đến địa vị đại thanh tịnh thì không có nghĩa là trụ. Nếu tất cả đồng quy về đại đạo của Bồ-tát thì vì sao tu phương tiện không tu chính đạo ? Chưa nhập nhị địa không có trí này. Do mê nghĩa này nên gọi vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không thể nhập nhị địa. Cho nên vô minh này là nhị địa chướng. Vô minh tâm trì trệ khổ là vô minh làm quên mất văn tư tu. Đó là tam địa chướng. Chưa đến trí căn vị gọi là trì, tức là chậm. Chưa được vi diệu thắng định của Bồ-tát gọi là khổ. Vì chướng căn và tu nên gọi là vô minh chướng, văn trì Đà-la-ni không thành tựu được, khiến văn tư tu có quên mất nên gọi là vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không nhập được tam địa nên gọi vô minh này là tam địa chướng. Vô minh vi tế phiền não cộng sinh với thân kiến v.v…là tứ địa chướng. Các hành của phiền não lấy chủng tử phân biệt pháp chấp làm thể. Sinh trụ dị diệt không dừng lại nên gọi là hành. Chủng tử này là nhân của thân kiến. Thể của chủng tử này cũng tức là thân kiến. Vì pháp này phân biệt chủng loại. Nói phiền não này ở bậc thấp nhất là để giải thích nghĩa vi tế. Do ở bậc thấp nhất không thể gây nhiễm ô tâm Bồ-tát nên gọi vi tế. Nói tùy theo tư duy khởi là giải thích nghĩa cộng sinh. Nghĩa là tuy không thể làm nhiếm ô tâm Bồ-tát nhưng theo chính tư duy khởi, nó cùng với chính tư duy tương ưng nên không thể nói là không có. Bởi có thể làm trở ngại nhất thiết trí của Bồ-tát. Nói đã xa lìa mà tùy thuận việc đã làm, đây là giải thích nghĩa của ly và bạn. Xưa khi ở phàm phu vị và địa tiền, tùy thuận theo tất cả phiền não đã làm, nay tu hành tứ địa lìa bỏ nó đã xa, do không rõ pháp không ngã không, nên gọi vô minh. Nếu kông đoạn vô minh này thì không thể nhập tứ địa, cho nên vô minh này gọi là tứ địa chướng. Vô minh ở hạ thừa Niết-bàn là ngũ địa chướng. Nếu người dựa vào quán Tứ đế tu hành ngũ địa, thấy sinh tử bị vô lượng tội lỗi như lửa thiêu đốt, thấy công đức Niết-bàn viên mãn vô cùng thanh lương tịch tĩnh, không muốn bỏ sinh tử là việc làm khó làm, không muốn thủ Niết-bàn việc làm này cũng khó làm. Nếu người tu hành ngũ địa, tâm đa cầu Bát-niết-bàn thì gọi là vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không thể nhập ngũ địa. Vì vậy vô minh này gọi là ngũ địa chướng. Vô minh thô tướng hành là lục địa chướng. Nếu người tu hành lục địa, tất cả các hành tiếp nối sinh, đã chứng như lượng như lý, trong tâm đa phần trụ nơi các hành chán ghét cái ác, phần nhiếu chưa trụ trong tâm vô tướng, nên gọi là vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không thể nhập lục địa. Vì vậy vô minh này gọi là lục địa chướng. Vô minh vi tế tướng hành là thất địa chướng. Nếu người tu hành thất địa, do tâm trong trăm ngàn đại kiếp chưa thể lìa các hành tướng tương tục là sinh và diệt, nên không thể thông đạt tướng pháp giới không nhiễm tịnh. Như kinh nói : “ Long vương ! Mười hai duyên sinh là hoặc sinh, hoặc chẳng sinh. Thế nào là sinh ? Là do tục đế. Thế nào là chẳng sinh ? Là do chân đế.” Trong 12 duyên sinh chưa thể lìa sinh tướng, trụ vô sinh tướng, không thể nhập thất địa. Vì vậy vô minh này là thất địa chướng. Vô minh trong vô tướng khởi công dụng tâm là bát địa chướng. Nếu người tu hành bát địa do khởi tâm có dụng công là vô minh vì trừ vi tế tướng hành và vì trụ trong tâm vô tướng, chưa thể tự nhiên hằng trụ liên tục nơi tâm vô tướng, nên gọi là vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không thể nhập bát địa. Vì vậy vô minh này là bát địa chướng. Vô minh không dụng công đối với việc lợi ích chúng sinh là cửu địa chướng. Nếu người tu hành cửu địa, tâm tự nhiên hằng trụ vô tướng, nhưng trong 4 thứ tự tại đối với lợi ích chúng sinh, chưa thể tự nhiên hằng khởi việc lợi ích chúng sinh, nên gọi vô minh. Nếu không đoạn vô minh này không nhập cửu địa được. Vì vậy vô minh này là cửu địa chướng. Vô minh không được tự tại trong các pháp là thập địa chướng. Nếu người tu hành thập địa, đối với việc thành tựu nghiệp 3 thân và pháp môn vi tế bí mật Đà-la-ni Tam-ma-đề chưa được tự tại, nên gọi là vô minh. Nếu kgông đoạn vô minh này không nhập thập địa được. Vì vậy vô minh này là thập địa chướng.
Luận nói :
Những gì có khả năng làm hiển lộ 10 tướng của pháp giới ?
Giải thích : Câu hỏi này muốn cho thấy rõ chân như có 10 tướng công đức. Mười công đức này có thể sinh 10 chính hành và 10 quả không chung. Để hiển thị cái thể của pháp giới, 10 công đức là hiển thị nguồn gốc của pháp giới nên trước hỏi 10 tướng công đức.
Luận nói : Ở địa đầu tiên, do nghĩa phổ biến khắp tất cả nên biết pháp giới.
Giải thích : Pháp giới chân như phổ biến khắp tất cả trong các pháp không sót một pháp nào. Bởi vì sao ? Trong tất cả các pháp không một pháp nào không có. Do 2 chấp nhân và pháp khởi phân biệt che lấp nghĩa biến khắp tất cả của pháp giới. Do chướng này, người ở nguyện hành vị không nhập sơ địa được. Nếu trừ chướng này tức thấy nghĩa chân như biến khắp, 2 chấp nhân pháp được vĩnh viễn thanh tịnh, do quán nghĩa này được nhập sơ địa.
Luận nói : Ở địa thứ hai do nghĩa tối thắng,
Giải thích : Nhân pháp 2 không bao hàm tất cả pháp, đều là nghĩa biến khắp. Trong tất cả pháp, nghĩa này là thanh tịnh vượt trội hơn cả. Do quán nghĩa này được nhập nhị địa.
Luận nói : ở địa thứ ba do nghĩa thắng lưu,
Giải thích : Trong tất cả các pháp, chân như là tối thắng. Do duyên chân như khởi trí vô phân biệt. Trí vô phân biệt là do từ chân như lưu xuất. Trí này vượt trội hơn cả trong các trí. Do trí này lưu xuất ra vô phân biệt hậu trí, sinh Đại bi. Đại binày vượt trội hơn cả trong các định. Nhân Đại binày, Như Lai muốn an lập chính pháp cứu tế chúng sinh nói 12 bộ kinh Đại thừa. Pháp này từ Đại bilưu xuất. Pháp này vượt trội hơn cả trông các pháp Phật nói. Để được pháp này, Bồ-tát có thể làm tất cả những gì khó làm, có thể nhẫn tất cả những gì khó nhẫn. Do quán pháp này được nhập tam địa.
Luận nói : ở địa thứ tư do nghĩa không nhiếp thụ,
Giải thích : Trong chân như tối thắng và pháp lưu xuất từ chân như, trong đó Bồ-tát thấy nghĩa không nhiếp thụ. Nghĩa là pháp này chẳng phải ta nhiếp thụ cũng chẳng phải người nhiếp thụ.Bởi vì sao ? Vì tự tha và pháp, 3 nghĩa không thể có. Ví như người Bắc Uất-đan-việt, đối với ngoại trần không sinh tưởng thuộc về mình hay thuộc người khác. Bồ-tát đối với pháp giới cũng vậy, nên không sinh pháp ái. Do quán nghĩa này được nhập tứ địa.
Luận nói : ở địa thứ năm do nghĩa tiếp nối không khác,
Giải thích : Pháp này tuy không nhiếp thuộc, nhưng trong đó 3 đời các đức Phật đều nối nhau không khác. Chẳng phải có khác như nhãn v.v… các căn, sắc v.v… các trần và chúng sinh nối nhau trong lục đạo. Bởi vì sao ? Vì những pháp này do phân biệt tạo tác ra nên tương tục có khác. Tam thế chư Phật do chân như hiển thị nên tương tục không khác. Nếu quán nghĩa này được nhập ngũ địa.
Luận nói : ở địa thứ sáu do nghĩa không nhiễm tịnh,
Giải thích : Tam thế chư Phật ở trong pháp này, tuy tương tục không khác. Pháp này không nhiễm đối với Phật vị lai do bản tính là tịnh, không tịnh đối với Phật quá khứ hiện tại do bản tính không nhiễm. Do quán nghĩa này được nhập lục địa.
Luận nói : ở địa thứ bảy do nghĩa các pháp không sai biệt,
Giải thích : Các pháp môn hiển thị trong 12 bộ kinh, do thành lập nhiều nghĩa có khác, do một vị tu hành, một vị thông đạt, một vị đến chứng đắc nên không thấy có khác. Do quán nghĩa này được nhập thất địa.
Luận nói : ở địa thứ tám do nghĩa không tăng giảm,
Giải thích : Bồ-tát thấy tất cả pháp khi thành đạo không tăng, hoặc khi diệt không giảm. Trí này y chỉ nơi tướng tự tại và cõi tự tại. Tướng tự tại là như muốn được tướng như thế nào thì liền được tự tại hiện tiền. Cõi tự tại là nếu Bồ-tát khởi nguyện phân biệt, nguyện cõi này đều hóa thành pha lê v.v… do tự tại nên nguyện kia liền thành. Tự tại ban đầu là để thành thục Phật Pháp, tự tại sau là để thành thục chúng sinh. Hai tự tại này do trí không tăng giảm mà được thành tựu. Tức là lấy trí không tăng giảm làm y chỉ. Do quán nghĩa này được nhập bát địa.
Luận nói : ở địa thứ chín do nghĩa định tự tại y chỉ, cõi tự tại y chỉ, trí tự tại y chỉ,
Giải thích : Nghĩa 2 y chỉ đầu như trước đã giải thích. Trí tự tại là do tứ vô ngại giải hiển thị nên gọi là trí. Trí nầy lấy vô phân biệt hậu trí làm thể. Bởi vì sao ? Vì khắp tất cả pháp môn đều không điên đảo. Do trí này nên thành đại pháp sư, có thể khiến chúng sinh trong đại thiên thế giới nhập vào nghĩa rất sâu. Có thể được như ý gọi là tự tại. Tự tại này lấy vô phân biệt trí làm y chỉ. Do được tự tại này nên nhập cửu địa. Lại có giải thích là thông đạt pháp giới làm trí tự tại y chỉ, nên được tứ vô ngại giải. Do quán nghĩa này được nhập cửu địa.
Luận nói : ở địa thứ mười do nghĩa nghiệp tự tại y chỉ, do Đà-la-ni môn, Tam-ma-đề môn tự tại y chỉ, nên biết pháp giới.
Giải thích : Thông đạt pháp giới để làm việc lợi ích chúng sinh. Nếu được 3 nghiệp của chư Phật và được pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-đề thì có thể thông đạt tất cả pháp tạng bí mật của Như Lai, được nhập thập địa. Lại có giải thích là thông đạt pháp giới là nghiệp tự tại y chỉ. Thông đạt pháp giới là Đà-la-ni môn, Tam-ma-đề môn tự tại y chỉ. Do thông đạt này là hóa độ 10 phương chúng sinh được 3 nghiệp 3 thân nên gọi là nghiệp tự tại. Do được Đà-la-ni môn, Tam-ma-đề môn, như ý thông đạt tất cả pháp tạng bí mật của Như Lai, nên gọi là tự tại. Ba tự tại này đều lấy chân như làm y chỉ. Do quán nghĩa này được nhập thập địa.
Nếu thông đạt pháp giới chân như, 10 thứ công đức thì được quả gì ?
Nếu thông đạt công đức biến mãn của pháp giới thì được thông đạt nghĩa tất cả chướng đều không, được quả tất cả chướng đều diệt. Nếu thông đạt công đức tối thắng của pháp giới thì được quả Bồ-đề tối thắng vô đẳng đối với tất cả chúng sinh. Nếu thông đạt công đức văn cú thắng lưu của pháp giới thì được quả vô biên pháp âm và có thể làm thỏa mãn ý dục tất cả chúng sinh. Bởi vì sao ? Vì pháp âm này là vô biên, không điên đảo. Nếu thông đạt công đức vô nhiếp của pháp giới thì được quả ứng với tất cả chúng sinh làm việc lợi ích. Nếu thông đạt công đức liên tục không đổi khác của pháp giới thì được quả pháp thân vô sai biệt với tam thế chư Phật. Nếu thông đạt công đức 12 duyên sinh chân như không nhiễm tịnh thì được quả tự tương tục thanh tịnh và có thể làm thanh tịnh tất cả chúng sinh nhiễm trược. Nếu thông đạt công đức các pháp không phân biệt thì được quả tất cả tướng diệt, hằng trụ vô tướng. Nếu thông đạt công đức không tăng giảm thì được quả cùng chư Phật bình đẳng oai đức trí tuệ nghiệp. Nếu thông đạt công đức 4 thứ tự tại y chỉ thì được quả 3 thân. Nếu thông đạt vô phân biệt y chỉ thì được quả pháp thân. Nếu thông đạt cõi và trí tưi tại y chỉ thì được quả ứng thân. Do ứng thân này, được quả cùng chúng sinh thụ pháp lạc trong các đại pháp hội. Nếu thông đạt nghiệp y chỉ thì được quả hóa thân. Nhân hóa thân này có thể làm vô biên lợi ích cho vô lượng chúng sinh.
Luận nói : Ở đây có bài kệ như sau :
Nghĩa biến khắp, tối thắng,
Thắng lưu và không nhiếp,
Không khác, không nhiễm tịnh,
Các pháp không sai biệt,
Không tăng giảm bốn thứ,
Nghĩa tự tại y chỉ,
Nghiệp tự tại y chỉ,
Tổng trì, Tam-ma-đề.
Nên biết đây là 2 bài kệ trong Luận Trung Biên Phân Biệt. Lại nữa nên biết vô minh này đối với Nhị thừa thì không phải nhiễm ô nhưng đối với Bồ-tát là nhiễm ô.
Giải thích : Nhị thừa tu hành không vì nhập thập địa. Vô minh này không chướng ngại Nhị thừa, không phải pháp mà Nhị thừa đạo phải phá trừ nên không nhiễm ô Nhị thừa. Bồ-tát tu hành cầu nhập thập địa. Vô minh này chướng ngại thập địa của Bồ-tát, là pháp mà Bồ-tát đạo phải phá trừ nên nhiễm ô Bồ-tát.
Nếu Bồ-tát ở sơ địa có thể thông đạt tất cả địa thì sao còn chế lập ra có các địa sai biệt ?
Do các trụ địa này tu các hạnh khác nhau nên chế lập 10 địa sai biệt.
Chương 2 : Đặt tên
Luận nói : Vì sao địa đầu tiên gọi là Hoan hỷ ? Vì do mới có được công năng làm lợi ích cho mình và người.
Giải thích : Bồ-tát lúc mới đăng địa , tức có đủ công năng tự lợi lợi tha. Những gì xưa chưa được bây giờ mới được nên hoan hỷ. Thanh Văn lúc mới chứng chân như, chỉ được công năng tự lợi, không có công năng lợi tha, Thanh Văn cũng có nghĩa hoan hỷ nhưng không bằng Bồ-tát nên chỉ Bồ-tát sơ địa lập tên là Hoan hỷ. Sơ quả của Thanh Văn không lập tên này. Lại nữa xưa chưa chứng pháp xuất thế, nay mới chứng được vô lượng nhân duyên, có sự vui mừng lớn hằng tương tục sinh nên gọi Hoan hỷ.
Luận nói : Vì sao địa thứ hai tên là Vô cấu ? Vì ở địa này xa lìa hết mọi sự vi phạm nhơ bẩn đối với giới Bồ-tát.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này có tự tính thanh tịnh giới, không phải như sơ địa được là do chính tư lương, nên gọi là Vô cấu. Lại nữa ở trong địa này, đã lìa xa tội lỗi cấu uế của tất cả sự phạm giới vi tế, tự tính thanh tịnh giới hẳng tương tục thể hiện nên gọi Vô cấu.
Luận nói : Vì sao địa thứ ba gọi là Minh diệm ? Vì do không thoái chuyển Tam-ma-đề và y chỉ Tam-ma-bạt-đề, y chỉ Đại pháp quang minh.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này chưa từng lìa bỏ Tam-ma-đề và Tam-ma-bạt-đề. Vì không thoái định này nên những thuyết giáo Đại thừa là y chỉ của định này. Đại pháp nghĩa là giáo pháp Đại thừa. Vô phân biệt trí và vô phân biệt hậu trí gọi là quang minh. Bồ-tát cũng thường không lìa trí này. Văn trì Đà-la-ni là y chỉ của trí này. Lấy định là minh, lấy trí là diệm, nên gọi là Minh diệm. Lại có giải thích là định là trí căn nên gọi y chỉ. Trí là định căn nên cũng gọi là y chỉ. Lại nữa địa này là vô lượng trí tuệ quang minh, vô lượng Tam-ma-đề Ván trì Đà-la-ni y chỉ nên gọi là Minh diệm.
Luận nói : Vì sao địa thứ tư gọi là Thiêu nhiên ? Vì do các pháp trợ Bồ-đề có khả năng đốt cháy tất cả chướng.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này hằng trụ nơi pháp trợ đạo nên gọi là nhiên. Do trụ nơi pháp này có thể đốt cháy tiêu các đại tiểu hoặc nên gọi là thiêu. Vì vậy tên là Thiêu nhiên. Lại nữa lửa đạo cháy mạnh có thể đốt cháy các hoặc như đốt cháy củi nên tên là Thiêu nhiên.
Luận nói : Vì sao địa thứ năm gọi là Nan thắng ? Vì khiến tương ưng nhau hai trí chân và tục thường trái nghịch khó kết hợp.
Giải thích : Chân trí thì vô phân biệt. Tục trí thì rõ ràng các thứ công xảo có phân biệt. Phân biệt và không phân biệt trái nghịch nhau, hợp lại khiến tương ưng nhau là điều khó. Bồ-tát trong địa này có thể khiến chúng tương ưng nên gọi là Nan thắng.
Luận nói : Vì sao địa thứ sáu gọi là Hiện tiền ? Vì do 12 duyên sinh trí y chỉ, có khả năng khiến Bát-nhã Ba-la-mật hiển hiện trước mắt.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này trụ trong quán 12 duyên sinh. Do trí lực của 12 duyên sinh được vô phân biệt trụ. Vô phân biệt trụ tức là Bát-nhã Ba-la-mật. Bát-nhã Ba-la-mật này hằng trụ rõ ràng, nên gọi là Hiện tiền.
Luận nói : Vì sao địa thứ bảy gọi là Viễn hành ? Vì ở địa vị này, Bồ-tát đã đi đến giới hạn cuối cùng của hạnh có dụng công.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này dụng công tu hành rồi đến cứu cánh tư duy tất cả tướng đều quyết định xong. Tư duy này do sức dụng công mà thành. Tâm dụng công gia hành đến được mức cuối cùng nên gọi là Viễn hành. Lại nữa liên tục không gián đoạn tư duy tướng các pháp, dài lâu nhập tâm tu hành gần tiếp đến thanh tịnh địa, nên gọi Viễn hành.
Luận nói : Vì sao địa thứ tám gọi là Bất động ? Vì công dụng của tất cả các tướng và tác ý đều không thể tác động.
Giải thích : Trong vô tướng và tất cả tướng, tâm công dụng và hoặc không thể tác động nên Bồ-tát ở trong địa này có 2 cảnh : một là chân cảnh hai là tục cảnh. Chân cảnh là vô tướng. Bồ-tát trụ ở cảnh này, tất cả tướng và công dụng không thể làm chuyển động. Lại nữa tất cả tướng, tất cả pháp, tất cả công dụng không thể chuyển cái tâm vô phân biệt của Bồ-tát. Bởi vì sao ? Cái tâm vô phân biệt này diễn ra tự nhiên liên tục nên gọi là Bất động.
Luận nói : Vì sao địa thứ chín gọi là Thiện tuệ ? Vì y chỉ nơi trí tuệ và biện tài vô ngại vượt trội.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này được 4 thứ biện tài gọi là tuệ. Tuệ này viên mãn, không thoái thất, không cấu uế gọi là thiện, nên gọi là Thiện tuệ. Lại nữa Bồ-tát ở trong địa này có thể giảng nói tất cả pháp một cách đầy đủ do không mất trí tuệ rộng lớn. Có được công năng này nên gọi là Thiện tuệ.
Luận nói : Vì sao địa thứ mười gọi là Pháp vân ? Vì duyên cảnh chung, biết tất cả pháp, tất cả Đà-la-ni và Tam-ma-đề môn là bao trùm tất cả như mây trong hư không che trùm các chướng ngại, có thể viên mãn pháp thân.
Giải thích : Bồ-tát ở trong địa này được trí như vậy, có thể duyên tất cả pháp chung làm một cảnh. Trí này có công năng vượt trội. Ví như mây có 3 nghĩa : có thể hàm chứa, có thể che, có thể làm lợi ích. Như nước sạch ở trong mây được mây hàm chứa, đó là nghĩa của hà chứa. Trí này cũng vậy. Đà-la-ni môn và Tam-ma-đề môn như nước sạch ở trong trí, được trí hàm chứa nên có nghĩa là có khả năng hàm chứa.Mây cũng có thể che một phần hư không. Trí này cũng vậy có thể che tất cả hoặc chướng thô đại. Vì có khả năng đối trị nên làm cho tự địa diệt, làm cho các địa khác không sinh. Lại nữa như mây có thể che khắp hư không, trí này cũng vậy có thể chuyển y viên mãn pháp thân Bồ-tát. Do 2 ý này nên gọi là có thể che. Bồ-tát do có trí này, như dám mây lớn đối với tất cả chúng sinh, tùy căn tùy tính thường mưa xuống những cơn mưa pháp có thể tiêu trừ phiền não nóng bức cho chúng sinh, có thể làm cho chúng sinh thoát khỏi 3 chướng trần cấu, có thể sinh trưởng giống lành 3 thừa cho chúng sinh, nên có nghĩa là có thể làm lợi ích. Pháp là chỉ cho trí này, lấy mây làm thí dụ, nên gọi là Pháp vân. Chữ địa là tên gọi chung, có 4 nghĩa : một là trụ, hai là nơi , ba là thâu nhiếp, bốn là đối trị. Là trụ vịcủa 11 vô lưu thắng trí, nên lấy nghĩa trụ. Là thụ dụng hiện thế an lạc trụ, nơi thành thục Phật pháp, thành thục chúng sinh, nên lấy nghĩa nơi. Gồm thâu tất cả phúc đức trí tuệ, nên lấy nghĩa thâu nhiếp. Có khả năng đối trị các hoặc, nên lấy nghĩa đối trị.
Chương 3 : Tướng chứng đắc
Luận nói : Làm sao biết được tướng các địa ?
Giải thích : Nếu Bồ-tát đã được Hoan hỷ địa thì được thật tướng.Tướng này có thể phát khởi tâm tự tinh tiến của Bồ-tát, có thể sinh tâm tín lạc cho chúng sinh, có thể khiến Bồ-tát lìa bỏ tâm tăng thượng mạn, nên nói tướng sở đắc của địa. Vì vậy hỏi “Làm sao biết”.
Luận nói : Biết được do 4 thứ tướng :
Giải thích : Trong 4 thứ tướng, tùy một tướng hiển hiện tức nghiệm biết rằng người này đã nhập Bồ-tát địa. Bởi vì sao ? Bốn tướng này tách rời người đăng địa không còn chỗ nào khác.
Luận nói : Một là do đã được tướng tín lạc. Tức đối với mỗi địa mỗi địa quyết định sinh tin và yêu thích.
Giải thích : Có 5 thứ tín lạc được nói trong Địa Trì Luận : 1.không phóng túng, 2.làm nơi cứu tế nương tựa cho chúng sinh gặp khổ nạn không người cứu giúp không nơi nương tựa, 3.đối với Tam bảo khởi tâm rất mực cung kính tôn trọng, cúng dường tất cả, 4.biết lỗi không che giấu, phát lồ sám hối, 5.đối với mọi việc và trong tư duy tu tập, trước hết phát tâm Bồ-đề. Trong 5 thứ này tùy một thứ nào hiển hiện là nghiệm biết đã nhập Bồ-tát địa. Như người Tu-đà-hoàn được 4 thứ tín không hư hoại. Bởi vì sao ? Năm thứ này là pháp thường hành trì của Bồ-tát, nên có thể cho thấy tướng Bồ-tát đã nhập địa.
Luận nói : Hai là do đã được tướng chính hành. Tức được cùng các địa tương ưng với 10 pháp chính hành.
Giải thích : Bồ-tát tu hành thập địa không ra ngoài 10 thứ chính hạnh. Mười thứ chính này là y chỉ của 10 địa. Mười thứ chính hạnh như Thập Thất Địa Luận nói : Bồ-tát ở trong Đại thừa có 10 thứ thiện pháp chính hạnh để thành thục chúng sinh, tương ưng với Đại thừa bao gồm trong Bồ-tát tạng của 12 bộ Kinh Phương Đẳng. Những gì là 10 ? 1.thư tả hành trì, 2.cúng dường, 3.cho người khác, 4.người khác nói chính pháp thì cung kính lắng nghe và tiếp nhận, 5.tự mình đọc, 6.dạy người khác, 7.nhất tâm tập tụng như đã được nghe, 8.vì người khác như lý giải thích rộng rãi, 9.ở một mình nơi yên vắngtư duy lựa chọn, 10.do tu tướng nhập ý. Mười thứ chính hạnh này, bao nhiêu là đại phúc đức đạo, bao nhiêu là gia hành đạo, bao nhiêu là tịnh chướng đạo ? Tất cả đều là đại phúc đức đạo, 9 thứ là gia hành đạ, thứ 10 là tịnh chướng đạo.
Luận nói : Ba là do đã được tướng thông đạt. Tức trước ở địa đầu tiên khi thông suốt pháp giới chân như thì đều có thể thông suốt tất cả địa.
Giải thích : Do 4 tầm tư, 4 trí như thật nên chân như ở mỗi địa không khác nhau.
Luận nói : Bốn là đã được tướng thành tựu. Tức tu hành đã đến chỗ cứu cánh của 10 địa này.
Giải thích : Tâm thành tựu có 4 thứ. Cảnh sở duyên cũng có 4 thứ. Bồ-tát ở trong nguyện lạc địa, khéo tăng trưởng thiện căn, đã y vào Bồ-đề đạo rời khỏi 2 chấp, là tâm Bồ-tát duyên 4 thứ cảnh khởi. Những gì là 4 ? Một là duyên Bồ-đề tư lương đời vị lai mau chóng viên mãn. Hai là duyên làm việc lợi ích chúng sinh viên mãn. Ba là duyên quả vô thượng Bồ-đề. Bốn là duyên tướng đầy đủ của chư Như Lai, Phật sự viên mãn. Duyên 4 cảnh này tức có 4 tâm : một tâm tinh tiến, hai tâm Đại bi, ba tâm thiện nguyện, bốn tâm thiện hạnh.
Chương 4 : Tu tướng
Luận nói : Phải biết tu tướng các địa như thế nào ?
Giải thích : Đã nói về việc được tướng các địa, lại phải dùng phương tiện gì tu mới được các địa, nên có câu hỏi là “Phải biết … như thế nào ?”
Luận nói : Trước hết trong mỗi địa mỗi địa chư Bồ-tát tu tập Xa-ma-tha và Tì-bát-xá-na. Mỗi thứ đều tu tập 5 tướng mới thành.
Giải thích : Ba đời các Bồ-tát tu hành đều giống nhau là trước hết được cái chưa từng được. Đây cho thấy khi tu là ở tại thanh tịnh ý vị. Cho nên nói 10 Ba-la-mật tu trong mỗi địa đều có 2 thể : một là không tán loạn làm thể, hai là không điên đảo làm thể. Không tán loạn thuọc Xa-ma-tha, không điên đảo thuộc Tì-bát-xá-na. Các địa mỗi mỗi đủ 5 tướng tu tập được thành Bồ-tát địa. Nếu không tu tập 5 tướng nàykhông nhập Bồ-tát địa được.
Luận nói : Những gì là 5 ? Một là tu tập chung tất cả.
Giải thích : Dựa vào những điều Phật dạy chính giáo Đại thừa, các thứ câu văn, nghĩa lý, pháp môn, do 4 tầm tư và 4 như thật trí quán sát danh nghĩa các pháp môn. Tự tính và sai biệt đều không thể có được. Không thể nói được cái không thể có này. Vì lìa 3 tính không thể nói là không. Vì là quả thanh tịnh phạm hạnh nên những gìn Như Lai giảng nói đều chỉ có một vị, cho nên gọi là tu chung tất cả. Sự tu tập này dựa vào trí tuệ.
Luận nói : Hai là tu vô tướng.
Giải thích : Như trước đã nói 5 thứ thanh tịnh là không chấp trước v.v…nên gọi là vô tướng.Lại nữa đối với bản thân không chấp trước quả báo báo ân, nên gọi vô tướng. Sự tu tập này dựa vào hạnh Đại bi.
Luận nói : Ba là tu không dụng công.
Giải thích : Bồ-tát không cần phải do dụng công, tự nhiên ở trong hạnh Bồ-đề. Nếu các việc khác thì cần phải dụng công. Sự tu tập này dựa vào tự tại và chính kiến.
Luận nói : Bốn là tu với tất cả sự mãnh liệt.
Giải thích : Bồ-tát không đem tâm nhàn rỗi lơ đãng tu hành, bỏ cái tâm bậc thấp bậc vừa mà dụng tâm ở bậc cao nhất. Khi tu hành đối với thân mạng tài sản không lẫn tiếc nên gọi là mãnh liệt. Sự tu tập này dựa vào hạnh tinh tiến.
Luận nói :Năm là tu không cảm thấy đủ.
Giải thích : Như trước đã nói, trong thời gian tu hạnh bố thí dài lâu không sinh mệt mỏi, nên gọi là không cảm thấy như vậy là đủ rồi. Sự tu tập này dựa vào tín hạnh. Như kinh nói : Nếu người có tín tâm, đối với việc thiện không bao giờ chán.
Luận nói : Nên biết ở tất cả các địa đều có 5 pháp tu này.
Giải thích : Nói ở các địa đều phải tu 5 pháp tu này, có 2 nghĩa : một là chưa chứng đắc khiến chứng đắc, hai là đã chứng đắc không để thoái thất.
Luận nói : Năm pháp tu này sinh ra 5 quả.
Giải thích : Năm hành tu tập là nhân. Năm pháp là qủa. Quả có 2 thứ : một là quả chân thật, hai là quả giả danh. Năm pháp là quả chân thật. Địa là quả giả danh. Do 5 pháp mà thành địa nên địa là quả giả danh.
Luận nói : Những gì là 5 ? Một là mỗi sát-na có thể hoại diệt tất cả chỗ dựa của các pháp thô nặng.
Giải thích : Hoặc chướng là thô. Trí chướng là nặng. Tất cả chủng tử huân tập bất tịnh phẩm trong bản thức là chỗ dựa của 2 chướng này. Sát-na đầu tiên là thứ đệ đạo. Sát-na thứ hai là giải thoát đạo. Sát-na đầu tiên phá các hoặc hiện tại làm tiêu diệt. Sát-na thứ hai ngăn chận các hoặc vị lai không cho sinh. Lại nữa do trí Xa-ma-tha, Tì-bát-xá-na duyên các pháp chung làm cảnh. Mỗi sát-na đều có thể phá các nhóm hoặc. Đó là làm cho cái bị đối trị tiêu diệt, cái không bị đối trị phát triển. Hoặc này diệt không sinh quả, là do tu chung tất cả đạt được.
Luận nói : Hai là có được pháp lạc, có thể thoát ra khỏi các thứ loạn tưởng.
Giải thích : Có thể thoát khỏi các lập tướng tưởng, hiện thụ pháp lạc. Bởi vì sao ? Như Lai tùy căn tính và các hành phiền não của chúng sinh lập ra nhiều thứ pháp tướng. Nếu người cứ chấp văn xét nghĩa thì các pháp này trước sau thấy mâu thuẫn. Nếu chấp tướng này không khỏi nghi hoặc, trong chính pháp hiện thế không trụ trong nghĩa an lạc. Nếu y vào vô tướng tu thì trong chính pháp thoát khỏi tưởng các tướng , quán sát chính thuyết này là đồng một vị chân như. Tâm không nghi ngờ chán nản, trong chính pháp tự tại như ý, nên hiện thế được trụ trong an lạc. Sự thành thục quả Phật này là do tu vô tướng đạt được.
Luận nói : Ba là có thể thấy mọi nơi, vô lượng, tướng không phân biệt thiện pháp rõ ràng.
Giải thích : Đứng về pháp 3 thừa mà nói tất cả mọi nơi, lại đứng về nội ngoại pháp mà nói tất cả mọi nơi, lại đứng về chân tục mà nói tất cả mọi nơi, như thế thì tất cả mọi nơi Bồ-tát có thể thấy vô lượng tướng. Như Phật nói pháp tướng và pháp tướng thế gian lập ra, Bồ-tát đều có thể hiểu rõ, tức là trí như lượng. Bồ-tát dùng trí như lý, đúng như số lượng hiểu rõ tướng vô phân biệt. Hai trí này có thể chiếu rõ 2 cảnh chân và tục nên gọi là thiện pháp rõ ràng. Quả của 2 trí này là do tu vô công dụng đạt được.
Luận nói : Bốn là nếu tướng phân biệt các pháp, chuyển thành phần thanh tịnh, thường xuyên liên tục sinh, thì thành tựu pháp thân viên mãn.
Giải thích : Như chỗ xưa đã nghe, trong tư duy giác quán Xa-ma-tha Tì-bát-xá-na chưa mãn, chưa lớn, chưa tu hành tùy duyên, tu chưa mãnh liệt, nếu chỗ tu tập này hoàn thành, lìa các chướng thì chuyển được phần thanh tịnh. Do liên tục sinh nên được viên mãn, do viên mãn chạm đến pháp thân, đến cứu cánh vị mà được thành tựu. Tức là khi khởi, khi viên mãn, khi thành tựu. Quả xuất ly này là do tu mãnh liệt đạt được.
Luận nói : Năm là ở trong thượng phẩm, chuyển tăng làm nhân duyên tụ họp cho thượng thượng phẩm.
Giải thích : Bồ-tát đăng địa đã được thượng phẩm, do đối với thiện pháp không cảm thấy đủ nên tu tập tiến tới, từ sơ địa chuyển chạm đến nhị địa, cho đến từ thập địa chuyển chạm đến Phật quả, thành thượng thượng phẩm cao tột. Trước tu phúc đức trí tuệ làm hành trang, trí vô phân biệt làm nhân, các pháp trợ đạo làm duyên, một thời đầy đủ nên nói là nhân duyên tụ họp. Cái quả viên mãn này là do cái tu không cảm thấy đủ đạt được. Ngoài ra nghĩa khác của các địa, nên biết như được nói trong Thập Thất Địa Luận. Nghĩa là hữu năng vô năng v.v…trong 10 địa có bao nhiêu pháp. Chưa diệt là diệt, chưa đắc là đắc cho nên Bồ-tát tu hành 10 địa. Bồ-tát trước ở trong nguyện hành địa, trong 10 pháp, tu nguyện nhẫn được thành. Do nguyện nhẫn thành, qua nguyện hành địa nhập Bồ-tát chính vị. Nguyện thì có 10 đại nguyện : 1. Cúng dường nguyện : nguyện cúng dường thắng duyên phúc điền sư pháp chủ. 2. Thụ trì nguyện : nguyện thụ trì chính pháp thù thắng vi diệu. 3. Chuyển pháp luân nguyện : nguyện chuyển pháp luân chưa từng có trong các đại pháp hội. 4. Tu hành nguyện : nguyện tu hành như Phật nói tất cả chính hạnh của Bồ-tát. 5. Thành thục nguyện : nguyện thành thục chúng sinh trong khí thế giới được thiện căn 3 thừa. 6. Thừa sự nguyện : nguyện vãng sinh các cõi Phật thường thấy chư Phật hằng được cung kính phụng sự nghe thụ chính pháp. 7. Tịnh độ nguyện : nguyện thanh tịnh cõi này, an lập chính pháp và chúng sinh năng tu hành. 8. Bất ly nguyện : nguyện ở tất cả nơi sinh ra hằng không lìa chư Phật Bồ-tát , được đồng ý hành. 9. Lợi ích nguyện : nguyện trong tất cả mọi thời hằng làm việc lợi ích chúng sinh không để trôi qua. 10. Chính giác nguyện : nguyện cùng tất cả chúng sinh đều được vô thượng Bồ-đề, hằng làm Phật sự. Mười nguyện này cho đến lên sơ địa mới được thành lập. Bởi vì sao ? Nguyện này lấy chân như làm thể, vì sơ địa có thể thấy chân như. Nhẫn tức là trí vô phân biệt. Do nguyện nhẫn thành nên có 2 thứ thắng năng : tức là năng diệt, năng đắc. Là gì vậy ? Có 22 vô minh, 11 báo chướng thô nặng, 11 địa. Mỗi địa đều có thể diệt 3 chướng, đều được thắng công đức. Sơ địa có thể diệt 3 chướng là : Một là vô minh của sự phân biệt pháp ngã. Hai là vô minh của ác nghiệp đạo. Hai thứ vô minh này chiêu cảm phương tiện sinh tử, gọi là quả báo thô nặng. Để diệt 3 chướng nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng rồi, được nhập sơ địa, được 10 phần viên mãn : 1. Nhập Bồ-tát chính định vị để nhập vô lưu địa đầu tiên của Bồ-tát. 2. Sinh nơi nhà Phật, như các Bồ-tát sinh nơi nhà pháp vương, đầy đủ tôn thắng. 3. Chủng tính không thể chê bai vì quá hơn chủng tính Nhị thừa và thế gian. 4. Đã chuyển tất cả hạnh thế gian, quyết không làm các tà hạnh như sát sinh v.v… 5. Đã tới hạnh xuất thế vì các địa đạt được đều là vô lưu. 6. Đã được Bồ-tát pháp như, do được tự tha bình đẳng. 7. Đã khéo lập Bồ-tát xứ, do chứng pháp chân thật Bồ-tát. 8. Đã đạt tới tam thế bình đẳng, do giác ngộ tất cả pháp vô ngã chân như. 9. Đã quyết định ở trong tính Như Lai, đời sau sẽ thành Phật. 10. Đã lìa bỏ việc phá cái vỏ bọc do Phật đạo phá vô minh, ngoại Bát-niết-bàn. Bồ-tát ở sơ địa, do thấy nghĩa pháp giới biến mãn được 10 phần như vậy. Như Thanh Văn ở quả đầu tiên có 10 phần công đức, do phần này nên sơ địa viên mãn. Bồ-tát ở sơ địa chưa có thắng năng, chưa thể hiểu rõ các tội lỗi phạm giới vi tế trong giới Bồ-tát. Sở dĩ chưa được như vậy là do 3 chướng : một là vô minh phạm lỗi vi tế, hai là vô minh đối với các tướng nghiệp. hai vô minh này chiêu cảm phương tiện sinh tử, nên gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 chướng phải tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập vào địa thứ hai, được 8 thứ công đức thanh tịnh : 1.Tín lạc thanh tịnh, 2.Tâm thanh tịnh, 3.Từ bi thanh tịnh, 4.Ba-la-mật thanh tịnh, 5.Thấy Phật sự thanh tịnh, 6.Thành thục chúng sinh thanh tịnh, 7.Sinh thanh tịnh, 8.Oai đức thanh tịnh. Ở thượng thượng địa lìa Như Lai địa. Tám công đức này chuyển thượng, chuyển thắng. Do phần này nên viên mãn địa thứ hai. Bồ-tát ở địa thứ hai chưa có năng thắng, chưa được thế gian 4 định, 4 không, Tam-ma-bạt-đề và Văn trì Đà-la-ni, chưa được đầy đủ niệm lực. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là dục ái vô minh, hai là cụ túc Văn trì Đà-la-ni vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm phương tiện sinh tử nên gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 chướng nên tu chính cần. Tu chính cần diệt 3 chướng rồi, nhập vào địa thứ ba được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và 4 định v.v.. cho đến thông đạt nghĩa pháp giới thắng lưu. Do phần này nên địa thứ ba viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ ba chưa có thắng năng chưa thể tùy tự mình như ý trụ lâu trong các pháp trợ đạo phẩm đã đạt được, chưa thể lìa bỏ tâm ái pháp Tam-ma-bạt đề mà trụ trong thanh tịnh. Sở dĩ chưa được vì do 3 chướng : một là Tam-ma-bạt-đề ái vô minh, hai là hành pháp ái vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm phương tiện sinh tử là báo thô nặng. Để diệt trừ 3 chướng này nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập vào địa thứ tư được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và được như ý trụ lâu trong các pháp trợ đạo phẩm đã đạt được cho đến thông đạt nghĩa pháp giới vô nhiếp. Do phần này nên địa thứ tư viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ tư chưa có thắng năng. Bồ-tát chính tu Tứ đế quán, đối với sinh tử Niết-bàn chưa thể xả bỏ nhất hướng bội thủ tâm, chưa được 4 thứ phương tiện gồm thâu Bồ-tát đạo phẩm. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là sinh tử Niết-bàn nhất hướng bội thủ tư duy vô minh, hai là phương tiện sở nhiếp tu tập đạo phẩm vô minh. Do 2 vô minh này chiêu cảm nhân duyên sinh tử nên gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 chướng này nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập vào địa thứ năm, được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và được xả ly bội thủ tâm v.v…cho đến thông đạt nghĩa pháp giới tương tục không khác. Do phần này nên được viên mãn địa thứ năm. Bồ-tát ở địa thứ năm chưa có thắng năng. Vì chứng như lý các hành pháp sinh khởi tương tục nên nhiều tu hành chán ghét tướng các pháp hữu vi, nhưng chưa thể trường kỳ như ý trụ trong tư duy vô tướng. Sở dĩ chưa được là vì 3 chướng : một là chứng các hành pháp sinh khởi tương tục vô minh, hai là tướng tưởng số khởi vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm nhân duyên sinh tử gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 chướng này nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập địa thứ sáu được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và không chứng các hành sinh khởi tương tục v.v…cho đến thông đạt nghĩa pháp giới không nhiễm tịnh. Do phần này nên viên mãn địa thứ sáu. Bồ-tát ở địa thứ sáu chưa có thắng năng, chưa thể lìa hành khởi các tướng vi tế của pháp hữu vi, chưa thể như ý trụ lâu dài trong tư duy vô gián vô lưu vô tướng. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là vi tế tướng hành khởi vô minh, hai là nhất hướng vô tướng tư duy phương tiện vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm nhân duyên sinh tử, gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 tướng nên tu chính cần. Do tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập địa thứ bảy, được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và lìa các tướng hành khởi vi tế của các pháp hữu vi, cho đến thông đạt nghĩa vô sai biệt của các pháp trong pháp giới. Do phần này nên địa thứ bảy viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ bảy chưa có thắng năng, chưa thể lìa tâm dụng công được trụ trong vô tướng tu, tâm chưa được tự tại trong tướng tự lợi lợi tha. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là trong vô tướng quán khởi dụng công vô minh, hai là đối với tướng hành tự tại vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm có sinh tử, gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 tướng nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập địa thứ tám, được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và lìa tâm dụng công được trụ trong vô tướng tu v.v…, cho đến thông đạt nghĩa không tăng giảm của pháp giới. Do phần này nên địa thứ tám viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ tám chưa có thắng năng, chưa được tự tại đối với các phẩm loại danh ngôn khác nhau nói đầy đủ trong chính thuyết, chưa được tài thiện xảo nói Đà-la-ni. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là đối với vô lượng chính thuyết pháp, vô lượng danh cú còn vô minh khó giải đáp, đối với Đà-la-ni còn vô minh không được khéo léo tự tại, hai là đối với 4 vô ngại giải còn vô minh chưa quyết nghi. Hai vô minh này chiêu cảm hữu hữu sinh tử, gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 tướng nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập địa thứ chín, được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và trong chính thuyết được tướng cụ túc tự tại v.v…, cho đến thông đạt nghĩa trí tự tại y chỉ pháp giới. Do phần này nên địa thứ chín viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ chín chưa có thắng năng, chưa thể chính thuyết viên mãn pháp thân, chưa được vô trước vô ngại viên mãn tuệ lục thông. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là lục thông tuệ vô minh, hai là nhập vi tế bí mật Phật pháp vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm hữu hữu sinh tử, gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 tướng nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập địa thứ mười, được 8 thứ chuyển thắng thanh tịnh và được chính thuyết viên mãn pháp thân v.v…, cho đến thông đạt nghĩa của pháp giới nghiệp tự tại y chỉ. Do phần này nên địa thứ mười viên mãn. Bồ-tát ở địa thứ mười chưa có thắng năng, chưa được pháp thân viên mãn thanh tịnh, chưa thể đối với tất cả các cảnh phải biết được trí tuệ và chỗ thấy vô trước vô ngại. Sở dĩ chưa được là do 3 chướng : một là đối với tất cả các cảnh cần phải biết còn vi tế chấp trước vô minh, hai là đối với tất cả các cảnh cần phải biết còn vi tế trở ngại vô minh. Hai vô minh này chiêu cảm vô hữu sinh tử, gọi là báo thô nặng. Để diệt 3 tướng nên tu chính cần. Nhân tu chính cần diệt 3 chướng đã nhập Như Lai địa, được 7 thứ tối thắng thanh tịnh, ly sinh thanh tịnh, và được pháp thân viên mãn thanh tịnh, kiến trí vô trước vô ngai v.v…. Do phần này nên Như Lai địa viên mãn. Công đức của Thập địa đều là hữu thượng. Công đức của Như Lai địa là vô thượng. Các Ba-la-mật là học xứ của Bồ-tát. Vì sao có lúc nói có 6, hoặc nói có 10. Nói có 6 có 2 nghĩa : một là 3 cái trước làm lợi ích thế gian cho người, hai là 3 cái sau đối trị phiền não cho người. Do Bồ-tát hành thí, lập tư sinh cụ cho chúng sinh khiến chúng khỏi khổ bần cùng. Do Bồ-tát hành giới, lìa bức hại tổn não chúng sinh, khiến chúng không sợ hãi. Do Bồ-tát hành nhẫn không báo thù việc ác do chúng sinh gây bức hại tổn não, khiến chúng an tâm không nghi ngờ. Ba cái này đem lại lợi ích thế gian cho người. Bồ-tát hành tinh tiến, nếu người chưa đè bẹp được hoặc và chưa đoạn hoặc có thể an lập họ nơi điều thiện và trợ thiện. Do tinh tiến này, các hoặc không thể khiến họ thoái lui việc thiện hoặc trợ thiện. Bồ-tát hành định có thể phục diệt phiền não cho người. Bồ-tát hành Bát-nhã có thể đoạn trừ phiền não cho người. Cho nên 3 cái sau là đối trị phiền não cho người.
Hoặc nói có 10, tức sau lại lập 4 Ba-la-mật là để trợ thành 6 cái trước. Lập 4 cái sau là chỗ lợi ích của 3 Ba-la-mật trước, được hiển thị bởi Tứ nhiếp. Phương tiện Ba-la-mật có thể an lập họ ở nơi thiện xứ. Cho nên Phương tiện Ba-la-mật là trợ bạn cho 3 Ba-la-mật trước. Nếu Bồ-tát trong đời hiện tại hoặc vì nhiều phiền não, hoặc do nguyện sinh hạ giới, hoặc do tâm mạnh yếu, đối với sự hằng tu tập và tâm trụ trong không có công năng, định duyên Bồ-tát tạng văn cú sinh, không có công năng dẫn đến xuất thế Bát-nhã. Bồ-tát hành chút ít công đức thiện căn, nguyện đời vị lai giảm thiểu phiền não, đó là sức Nguyện Ba-la-mật của Bồ-tát khiến phiền não giảm thiểu, có thể khởi Tinh tiến Ba-la-mật. Tự mình thực hành cũng thế, khiến người thực hành cũng thế. Cho nên Nguyện Ba-la-mật là trợ bạn của Tinh tiến Ba-la-mật. Được tinh tiến này rồi, Bồ-tát do phụng sự thiện tri thức được nghe chính pháp, tư duy đúng đắn những gì đã nghe có thể trừ tâm mạnh yếu, được tâm mạnh mẽ vượt trội đối với cảnh mỹ diệu. Đó là Lực Ba-la-mật của Bồ-tát. Do tu lực này Bồ-tát có thể dẫn tâm khiến trụ trong nội cảnh. Cho nên Lực Ba-la-mật là trợ bạn của Định Ba-la-mật. Được sức lực này rồi, Bồ-tát duyên nội dung văn cú trong Bồ-tát tạng được sinh văn tư tu tuệ và duyên trí ngũ minh. Trí này có thể như lý lựa chọn cảnh chân tục. Trí này có thể hoặc ở trước trí vô phân biệt, hoặc ở sau trí vô phân biệt. Đó là Trí Ba-la-mật của Bồ-tát. Do trí này có thể sinh định và dẫn xuất Bát-nhã. Cho nên Trí Ba-la-mật là trợ bạn của Bát-nhã Ba-la-mật.
Lại nữa 10 chỗ học xứ của Bồ-tát tuần tự như thế nào ?
Các Ba-la-mật ở trước có thể gom lại thành các Ba-la-mật ở sau, làm y chỉ cho chúng. Nếu Bồ-tát không tham tiếc 6 trần và khoái lạc bản thân, được thụ giới cấm, Bồ-tát vì giữ gìn giới cấm nên nhẫn chịu sự hủy nhục của người. Do có thể nhẫn chịu nên tinh tiến không trễ nải. Do tinh tiến này dứt ác sinh thiện, chạm đến Tam-ma-đề. Nếu định thành tựu thì có thể dẫn đến xuất thế Bát-nhã. Do Bát-nhã hồi hướng Lục độ trước để được Đại Bồ-đề nên thí v.v…không bao giờ hết. Bát-nhã có thể dẫn đến nhân phương tiện. Phương tiện này phát sinh các thiện nguyện, có thể nhiếp tùy thuận nơi sinh, tất cả nơi sinh ra hằng gặp Như Lai ra đời. Cho nên thường hành thí. Phương tiện có thể dẫn đến nguyện. Nhân nguyện này được 2 thứ sức mạnh là sức tư duy lựa chọn và sức tu tập, đối trị lại sự phá thí v.v… quyết định thường có thể tu hành thí v.v… Cho nên nguyện có thể dẫn đến lực. Nhân sức này nên giữ nghĩa đúng như lời thì vô minh diệt. Được thụ thí v.v…tăng thượng duyên chính thuyết pháp lạc , nhân pháp lạc này có thể thành thục thiện căn chúng sinh, nên lực có thể dẫn đến trí. Sơ địa thông đạt biến khắp các nghĩa, được trí xuất thế Bồ-tát kiến đạo gồm thâu pháp giới. Tức 2 không, nên có thể hiểu rõ tự tha bình đẳng. D được bình đẳng không yêu mình ghét người, có hạnh bình đẳng đối với lợi ích mình và người. Vì vậy hành thí ở sơ địa viên mãn. Nhị địa do nghĩa thông đạt vượt trội, tức tự tính bình đẳng, Bồ-tát tác ý như vậy. Như kinh nói : Chúng ta đồng được thanh tịnh này nên xuất ly. Vì vậy phải tu tập chân đạo. Lời kinh này hiển thị 2 nghĩa : Một là hiển thị tự tính pháp giới là thanh tịnh tối thắng không gì khác. Hai là hiển thị chân đạo quy về pháp giới. Đã không thấy pháp giới có thượng trung hạ phẩm nên không cầu quả Nhị thừa, chỉ cầu Bồ-fđề vô thượng. Thanh tịnh đạo này tức giới Bồ-tát. Vì vậy nhị địa hành giới viên mãn. Tam địa do thông đạt nghĩa thắng lưu nên hành nhẫn. Bởi vì sao ? Như Lai nói 12 bộ kinh đều là pháp giới thắng lưu, vì từ thông đạt pháp giới sinh. Nếu người dựa theo văn như lý tu hành được chứng pháp hy hữu này. Bồ-tát tư duy như vậy. Như kinh nói để được văn này không có cái khó nhẫn nào là không thể nhẫn. Giả sử trong 3 ngàn Đại thiên thế giới đầy lửa cháy mạnh, vì cầu pháp này Bồ-tát có thể gieo mình vào lửa. Cho nên hành nhẫn của địa thứ ba viên mãn. Tứ địa do thông đạt nghĩa vô nhiếp, quán pháp giới không có gì hệ thuộc, vì là cảnh của trí vô phân biệt. Như kinh nói do thông đạt Đà-ha-na Tam-ma-đề, Tam-ma-bạt-đề và thiện pháp nên ái diệt không sinh trở lại. Trong địa này tất cả định và 37 pháp đạo phẩm đã cực thành tựu, trong đó ái lạc không thể lìa bỏ. Bởi vì sao ? Lỗi lầm khó thấy nên nếu không chính cần vượt trội, ái này không thể diệt được. Nếu ái này diệt thì biết đã thành tựu chính cần. Vì vậy hành tinh tiến của địa thứ tư viên mãn. Ngũ địa do thông đạt nghĩa liên tục không khác. Nghĩa là tự tính pháp thân của tất cả chư Phật là không khác nhau. Bồ-tát được 10 thứ thanh tịnh ý bình đẳng. Ý bình đẳng này tức Bồ-tát định. Bởi vì sao ? Bồ-tát định là cảnh giới bình đẳng. Do duyên chân như và chúng sinh nên do hành bình đẳng thông nhiếp Lục độ. Do phương tiện bình đẳng lìa bỏ tâm cao hạ. Do bình đẳng lìa hữu vô nhị biên. Như vậy 10 thứ ý bình đẳng là thể của định. Vì vậy hành định ở địa thứ năm viên mãn. Lục địa do thông đạt nghĩa không nhiễm tịnh, Bồ-tát ở trong địa thứ sáu quán 12 duyên sinh. Trong quán này không thấy tất cả pháp có tịnh có nhiễm. Bởi vì sao ? Vì tự tính pháp giới là thânh tịnh. Vô minh v.v… 12 phần chỉ phân biệt là tính. Phân biệt đã vô tướng là tính cho nên không thấy pháp có nhiễm. Nhiễm đã không thành, nên không thấy pháp có tịnh. Như kinh nói : Long vương ! Mười hai duyên sinh, hoặc sinh hoặc chẳng phải sinh. Về mặt thế đế nói là sinh. Về mặt chân đế nói là không sinh. Lại nữa trong 12 duyên sinh không có pháp nào là nhiễm không có pháp nào là tịnh, vì pháp tính không dị biệt. Vì vậy ở địa thứ sáu hành Bát-nhã viên mãn. Thất địa do thông đạt nghĩa các pháp không khác nhau. Nghĩa là Như Lai nói vô lượng pháp môn trong 3 thừa đều đồng một vị chân như. Những điều nói trong 12 bộ kinh vĩnh viễn không sinh tưởng các tướng. Do biết nghĩa không dị biệt của các pháp, nên tất cả các hạnh chân tục đều hồi hướng vô thượng Bồ-đề. Tức là phương tiện hồi hướng thắng trí là thể của phương tiện, khiến người được lợi ích là dụng của phương tiện, thí v.v…các thiện căn không giảm không hết là sự của phương tiện. Các phương tiện này chỉ vì lợi tha không vì tự lợi. Vì không hết nên việc lợi tha là vô cùng. Vì vậy hành phương tiện ở địa thứ bảy viên mãn. Bát địa do thông đạt nghĩa không tăng giảm, Bồ-tát quán khi phiền não diệt không giảm khi đạo sinh không tăng. Pháp giới có 2 vị : hữu cấu vị và vô cấu vị. Bồ-tát không thấy pháp giới cấu vị có tăng, không thấy pháp giới vô cấu vị có giảm. Cũng kkhông thấy vô cấu vị đạo sinh là tăng, hữu cấu vị đạo không sinh là giảm. Vì không thấy một pháp có tăng giảm nên y vào pháp giới này thắng nguyện được thành. Bồ-tát ở địa thứ tám duyên cảnh chân tục, 2 trí trái nhau, nếu lìa nguyện lực đều không thành nghĩa. Bởi vì sao ? Duyên chân thì vô phân biệt trí tự tại vì không dụng công. Duyên tục thì Tịnh độ tự tại vì thanh tịnh có dụng công. Hai tự tại này dựa vào nguyện lực được thành. Nguyện này lấy pháp gì làm thể ? Chưa được cầu cho được là thể của nguyện. Như chỗ cầu trước kia tự nhiên thành, là dụng của nguyện. Tất cả những nơi sinh ra hằng gặp chư Phật, thường hành thí v.v…các thiện căn thành lập không dứt, là sự của nguyện. Nguyện này chỉ vì lợi tha không vì tự lợi. Do không dứt nên tất cả những nơi sinh ra việc lợi tha vô cùng. Vì vậy hành nguyện ở địa thứ tám viên mãn. Cửu địa do thông đạt nghĩa trí tự tại y chỉ, trong địa thứ chín được 2 sức : sức chọn lựa và sức tu tập. Do sức này có thể đè bẹp tất cả những gì đối lại với chính hạnh, có thể quyết định thiện hạnh. Sức này lấy gì làm thể ? Trí năng vô biên là thể của sức này. Có khả năng đè bẹp những gì đối nghịch không cho khởi, là dụng của sức này. Khiến các việc hành thiện được quyết định, thanh tịnh không xen tạp, không trở ngại, là sự của sức này. Sức này chỉ vì lợi tha không vì tự lợi. Do quyết định nên lợi tha vô cùng. Vì vậy hành lực trong địa thứ chín viên mãn. Thập địa do thông đạt nghĩa nghiệp tự tại y chỉ, Bồ-tát quán chân như biến khắp, là y chỉ của ứng hóa thân nên được tùy chân như, hiển hiện 2 thân trong 10 phương thế giới làm việc tự tha lợi ích. Nghiệp này là do ứng hóa 2 thân hiển hiện. Trí này lấy gì làm thể ? Bát-nhã và định là thể của trí. Không trụ sinh tử Niết-bàn, là dụng của trí. Lợi ích phàm phu và Thánh nhân, là sự của trí. Trí này chỉ vì lợi tha không vì tự lợi. Do 2 thân hiển hiện nên lợi tha vô cùng. Vì vậy hành trí trong địa thứ mười viên mãn.
Luận nói : Ở trong 10 địa, Bồ-tát theo thứ tự tu 10 Ba-la-mật. Ở 6 địa trước có 6 Ba-la-mật thứ tự như đã nói.
Giải thích : Sáu địa trước thông đạt pháp giới 6 thứ công đức nên đều hành một Ba-la-mật. Nghĩa này như trước đã nói.
Luận nói : Ở 4 địa sau có 4 Ba-la-mật.
Giải thích : Nếu nói 6 Ba-la-mật thì 4 ba-la-mật như Phương tiện thắng trí v.v…phải biết là thâu nhiếp trong 6. Nghĩa của thâu nhiếp, tức bao gồm, như trước đã nói. Nếu nói 10 Ba-la-mật thì 6 Ba-la-mật trước thuộc vô phân biệt trí, 4 Ba-la-mật sau thuộc vô phân biệt hậu trí. Bốn địa sau y vào vô phân biệt hậu trí tu hành 4 Ba-la-mật. Làm sao biết phương tiện thắng trí thuộc vô phân biệt hậu trí ? Ba-la-mật này lấy pháp gì làm thể ? Để đáp câu hỏi này
Luận nói : Một là Âu-hòa-câu-xá-la Ba-la-mật. Đây là công đức thiện căn do 6 Ba-la-mật sinh ra và nuôi lớn. Tất cả đem thí cho chúng sinh một cách bình đẳng, vì tất cả chúng sinh hồi hướng vô thượng Bồ-đề.
Giải thích : Nếu người cầu được vô thượng Bồ-đề, trước tự tư duy tất cả những gì là việc lợi ích chúng sinh ta đều phải làm. Vì vậy mà cầu vô thượng Bồ-đề. Tất cả những người hành Bồ-tát đạo, tâm của họ đều như vậy. Cho nên muốn lợi ích chúng sinh, mọi công đức thiện căn đều hồi hướng vô thượng Bồ-đề. Nhân quả đều đồng gọi là bình đẳng. Bình đẳng này là cái dụng của phương tiện thắng trí. Bát-nhã Đại bilấy làm thể. Bởi vì sao ? Sáu Ba-la-mật này dựa vào bát-nhã sinh trưởng, dựa vào Đại bivì chúng sinh hồi hướng vô thượng Bồ-đề khiến bình đẳng đều được. Do Bát-nhã nên không hồi hướng quả phú lạc của Phạm thiên Đế Thích. Do Đại binên không hồi hướng quả Nhị thừa. Vì vậy không bỏ sinh tử. Ở trong sinh tử không bị nhiễm ô. Đó gọi là phương tiện thắng trí Ba-la-mật. Nếu lìa phân biệt thì việc này không thành, cho nên thâu nhiếp trong vô phân biệt hậu trí. Lại nữa làm sao biết nguyện Ba-la-mật là thâu nhiếp trong vô phân biệt hậu trí ? Lại nữa pháp gì là thể của Ba-la-mật này ? Để đáp 2 câu hỏi này nên
Luận nói : Hai là Ba-ni-tha-na Ba-la-mật. Pháp ba-la-mật này có thể dẫn phát tất cả các nguyện, cảm đến sinh duyên Lục độ đời vị lai.
Giải thích : Nguyện này trong đời hiện tại dựa vào các thiện hạnh có thể dẫn đến các thiện nguyện. Nguyện này ở đời vị lai có thể cảm tùy Lục độ sinh duyên nghĩa là như công cụ tốt và hành trang, thiện tri thức, chính văn v.v…Đó gọi là việc nhân quả của thiện nguyện. Thanh tịnh ý dục làm thể, y Bát-nhã nên được thanh tịnh, y Đại binên có ý dục. Nếu lìa phân biệt việc này không thành, cho nên thâu nhiếp trong vô phân biệt hậu trí. Làm sao biết Lực Ba-la-mật thâu nhiếp trong vô phân biệt hậu trí ? Ba-la-mật này lấy gì làm thể ? Để đáp 2 câu hỏi này nên
Luận nói : Ba là Bà-la Ba-la-mật. Tức do năng lực tư duy lựa chọn và năng lực tu tập làm cho các Ba-la-mật có sức đối trị, có thể liên tục sinh trưởng không khiếm khuyết không gián đoạn.
Giải thích : Trong các kinh nói lực có 2 thứ : một là tư trạch lực, hai là tu tập lực. Tư trạch lực là chính tư duy các pháp lỗi lầm và công đức. Tư trạch lực, tức sức tư duy chọn lựa, này nếu tăng, thắng thì không phải chỉ tự địa mà hoặc năng động. Kiên cường gọi là lực. Tu tập lực là sức tu tập. Tâm duyên pháp này tác quán hạnh khiến tâm và pháp hòa hợp làm một như nước với sữa, như xông hương ướp áo. Đó gọi là tu. Tu này nếu tăng thì thành thượng thượng phẩm, có thể đoạn trừ các hạ địa hoặc. Cũng lấy sự kiên cường nên gọi là lực. Trong đây chỉ lấy tư trạch lực đè bẹp tiêu diệt các hoặc đối nghịch với Ba-la-mật. Thực hành 6 Ba-la-mật khiến liên tục khôngn gián đoạn không khiếm khuyết. Đây tức là sự của Lực Ba-la-mật. Đã chỉ lấy tư trạch lực, nên lấy tư tuệ làm thể. Vì lợi tha mà đè bẹp cái ác thực hành việc thiện nên thuộc Đại bi. Nếu lìa bỏ phân biệt thì việc này bất thành. Cho nên thâu nhiếp trong vô phân biệt hậu trí.
Làm sao biết Trí Ba-la-mật nhiếp thuộc vô phân biệt hậu trí ? Và vì sao là thể của Ba-la-mật này ? Để đáp 2 câu hỏi này nên
Luận nói : Bốn là Nhã-na Ba-la-mật. Ba-la-mật này có khả năng thành lập trí của 6 Ba-la-mật trước, có thể khiến chư Bồ-tát được thụ pháp lạc trong Đại pháp hội và thành thục chúng sinh.
Giải thích : Ba-la-mật này gọi là Trí Ba-la-mật. Trí có 2 loại : một là có phân biệt, hai là không phân biệt. Nay nói trí có phân biệt. Bởi vì sao ? Vì có thể thành lập 6 Ba-la-mật trước. Có thể thành lập là Như Lai y vào 6 Ba-la-mật nói tất cả chính pháp. Bồ-tát có thể tư duy lựa chọn tự được thông đạt và khiến người được thông đạt. Vì có thể thành lập Lục độ nên Bồ-tát trong các Đại pháp hội được thụ pháp lạc, khiến tự tha thông đạt. Vì thành thục chúng sinh, đây tức là sự của Trí Ba-la-mật, cũng lấy tư tuệ làm thể. Trí này đã vì lợi vật nên thuộc Đại bi. Nếu lìa bỏ phân biệt thì việc này bất thành, cho nên nhiếp thuộc vô phân biệt hậu trí.
Luận nói : Phải biết rằng 4 Ba-la-mật sau này là phần đạt được sau của trí vô phân biệt, tóm thâu tất cả Ba-la-mật. Và trong tất cả các địa không tu tập đồng thời.
Giải thích : Tùy theo các địa đều tu một Ba-la-mật, nên không đồng thời.
Luận nói : Phải biết rằng các nghĩa của pháp môn này được hiển thị rộng từ trong Kinh Ba-la-mật Tạng.
Giải thích : Tất cả pháp Đại thừa gọi là Ba-la-mật tạng. Vì lợi tha nên Phật nói Đại thừa thâu nhiếp các Ba-la-mật. Không phải Thanh Văn thừa được tên tạng này, bởi Thanh Văn thừa không vì lợi tha mà nói. Nếu tất cả Đại thừa đều gọi là Ba-la-mật tạng thì pháp môn này từ đâu ra ? Pháp môn này được thâu nhiếp trong 10 địa Ba-la-mật tạng. Dùng văn gồm thâu nghĩa gọi là tạng. Bộ đảng nghĩa loại thâu nhiếp lẫn nhau cũng gọi là tạng, nên có trùng tên tạng. Lại nữa Phật không vì Nhị thừa mà nói, nên trong Nhị thừa có ẩn nghĩa kín, vì vạy gọi là tạng. Trong kinh này nói tất cả Ba-la-mật mỗi địa mỗi địa đều tu tập được thành địa này. Chư Phật ở tất cả các cõi hằng vì thắng nhân nói. Đây chính nói nghĩa của địa. Như Lai trong pháp vì vô đẳng mà nói, vì vô nghĩa, vô hành được thắng nghĩa này. Địa này có thể làm y chỉ cho tất cả nghĩa. Bởi vì sao ? Do Như Lai lựa chọn chỗ vượt trội mà nói. Sở dĩ gọi là thắng vì ngoại trần và chỗ trụ của chúng sinh.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.246.102 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.