Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Sắc Tu Bá Trượng Thanh Quy [敕修百丈清規] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Sắc Tu Bá Trượng Thanh Quy [敕修百丈清規] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.7 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.83 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Thanh Quy Của Ngài Bách Trượng

Kinh này có 8 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Việt dịch: Thích Phước Sơn - Lý Việt Dũng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

MỜI TRỤ TRÌ MỚI : PHÁT CHUYÊN SỨ
Phàm gặp phải một cảnh chùa nào đó trong mười phương thiếu vắng chức vụ trụ trì thì phải báo cáo ngay cho cơ quan chủ quản bộ môn [sở ty (xem chú thích)], rồi đợi khi mạng lệnh tuyển chọn trụ trì mới của cơ sở hữu quan gửi xuống, khố ty và cần cựu hội họp bàn bạc việc phái chuyên sứ nghinh tiếp trụ trì mới có nhiều loại như do đầu thủ, do tri sự, do cần cựu, do mông đường, do tiền tư, hay do toàn tăng chúng đứng tên.
Chế định sớ văn cũng có nhiều loại như ngoài Sơn môn sớ do toàn thể tăng chúng trong chùa đứng tên mời thỉnh, lại còn có loại sớ do các chùa bạn đứng tên mời hay sớ do các cao tăng ẩn dật đứng tên mời; bảng trà và thang thủy do chuyên sứ đứng tên. Các loại sớ văn nêu trên đều mời thư ký của chùa phụ trách soạn viết, như thư ký trống vắng thì chọn các người giỏi chữ nghĩa trong chùa, phân công từng loại thay thư ký mà hoàn thành, dùng lụa trắng mà viết bảng văn. Việc tuyển chọn chuyên sứ có thể lựa ở các vị tri sự có tư cách cao bên Đông tự, hoặc các vị cần cựu, hay các vị thủ tọa ở Tây đường; hoặc có thể chọn các vị đầu thủ thứ bậc kế tiếp mà sung vào chức vụ này. Nếu chuyên sứ không phải là tri sự đương chức của chùa, thì phải phái một vị đang giữ chức thấp hơn tri sự trong chùa đi theo để phụ trách tài vụ và làm cố vấn cùng nhau bàn bạc công việc. Lại phải trước hết cụ bị một quyển sổ “cần rõ” (tu tri), trong đó biên chép toàn bộ điền sản, vật dụng mà chùa hiện đang sở hữu cùng danh sách các người tùy tùng của đoàn đi nghinh tiếp trụ trì mới.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ (thỏa đáng), chùa nhà khoản đãi chuyên sứ và đoàn tùy tùng. Tới ngày lên đường, chuyên sứ và đoàn tùy tùng đến các liêu nói lời tạm biệt. Gióng chuông ở tăng đường tập họp đại chúng để đưa đoàn ra khổi sơn môn. Tại
tam môn che rạp bằng tranh, trong rạp có đặt tòa vị, cử hành nghi lễ mời chuyên sứ và đoàn tùy tùng uống trà và thang thủy. Phải mời lưỡng tự và cần cựu cùng dự bầu bạn. Nếu đảm nhận chức vụ chuyên sứ là một tăng tri sự có tư cách cao của Đông tự thì được tri sự tăng tư cách thấp hơn làm lễ đưa tiễn. Nếu chuyên sứ là đầu thủ hay cần cựu thì do tri sự tư cách cao hơn làm lễ đưa tiễn. Trình tự nghi lễ là: vái chào mời ngồi, đốt hương, vái chào thỉnh chuyên sứ đốt hương, rồi ai nấy đều quay về chỗ ngồi của mình, cùng với chuyên sứ bầu bạn uống trà. Rồi lại đứng lên đốt hương, mời chuyên sứ đốt hương xong ai nấy quay về chỗ ngồi cũ, đoạn cùng với chuyên sứ bầu bạn uống thang thủy. Sau đó thu chung tách, chuyên sứ đứng lên đáp tạ rồi lên kiệu ra đi.
TRỤ TRÌ ĐƯƠNG NHIỆM ĐƯỢC MỜI NHẬM CHỨC
Chuyên sứ đến chùa người, trước hết phải hội kiến với tri khách. Tri khách đưa chuyên sứ đến gặp khố ty, khố ty tiếp đãi rồi đưa về nơi nghỉ ngơi. Sau đó, chuyên sứ bái kiến đầu thủ của Tây tự cùng tăng nhân tại các liêu xá. Đoạn chuyên sứ đến thị ty bẩm báo rành rõ lai lịch việc đến chùa, thị giả thay mặt bẩm báo trụ trì rồi chờ xem ngài quyết định thế nào, có ưng hay không. Như trụ trì đáp ứng chuyện mời thỉnh thì sau đó ra lệnh tại thất phương trượng bày biện bàn ghế, trên mặt bàn trải nắp, đem sớ và thiếp mời đặt lên bàn, rồi sau đó mời chấp sự tăng của lưỡng tự đến, vào tẩm đường mời trụ trì ra. Chuyên sứ vái chào thăm hỏi vấn an rồi mời trụ trì ngồi kiết-già. (Lễ ra mắt xong), trụ trì đứng ngay chính giữa, chuyên sứ thắp hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy đại lễ, đoạn tiến tới trước nói: “Con vâng sự sai bảo của tệ tự, ngưỡng mong Hòa thượng hạ mình vàng nhận chức trụ trì của tệ tự. Được phụng sự từ nhan, trong lòng cảm kích vô cùng!”. Nói xong, lạy ba lạy nói thêm: “Hôm nay khí trời rất tốt, bọn con cùng cầu chúc tân nhiệm trụ trì sinh hoạt như ý, được nhiều phước huệ”. Lại lạy thêm ba lạy nữa rồi đứng lên cuốn tọa cụ, mỗi lần chuyên sứ lạy thì trụ trì đều đáp lễ một lạy nói: “Kẻ này tài hèn, trí thiển, lạm mong tín nhiệm, đảm nhận lời mời thỉnh trọng đại này, không khổi làm điếm nhục Tông phong của quí tự. Hơn nữa, chuyên sứ tân cần từ xa đến đây, càng khiến cho mỗ đây vô cùng cảm kích”. Chuyên sứ dâng trình sớ văn, thiếp và thư thăm hỏi. Trụ trì đón nhận để lên bàn, đoạn mở thư – sớ xem qua một lượt, thị giả vái chào mời chuyên sứ ngồi. Chuyên sứ ngồi đối diện với trụ trì, các vị Tây đường nhún nhường ngồi dưới chuyên sứ một tọa vị. Nhường tọa vị như thế là để biểu thị lòng tôn trọng đối với khách từ xa lại. Mọi người dùng xong trà, thị giả cùng chấp sự tăng lưỡng tự
cùng đưa chuyên sứ về phòng khách nghỉ ngơi. Lúc bấy giờ, hành giả đường ty đánh ba tiếng chuông ở tăng đường, đại chúng tụ tập tại thất phương trượng để chúc mừng trụ trì. Khố ty chuẩn bị hương, thủ tọa cùng tri sự đều thắp hương. Lạy thứ nhất ngỏ lời rằng: “Hòa thượng đường đầu được vinh dự thăng chức thuyên chuyển đi nơi khác, tin vui chấn động tùng lâm, thật là vinh hạnh to lớn của cả chùa chúng ta. Trong lòng luống những vô cùng vui sướng”. Lạy lần thứ hai nói: “Thời tiết hôm nay thật là tốt, bọn con cùng nhau chúc đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, được nhiều phước huệ”. Nói xong giập tọa cụ xuống nền, lạy ba lạy. Trụ trì đáp lễ một lạy, nói: “Mỗ đây nghĩ mình tài sơ, trí thiển, ngẫu nhiên được tuyển chọn làm trụ trì chùa ấy, lại mong được chư vị hạ mình chúc mừng, thật lấy làm xấu hổ quá chừng!”. Đại chúng tản ra, tri khách hướng dẫn chuyên sứ tuần liêu. Gặp mặt thăm hỏi chúng tăng xong, chuyên sứ mới tuần tự đem sổ tu tri của bổn tự, danh sách đoàn tùy tùng và các tạp vật mà mình mang theo dâng trình lên trụ trì. Tối đó tại chùa thết tiệc đặc biệt gồm thang thủy và cơm chiều chiêu đãi chuyên sứ và đoàn. Đến đêm tối lại chiêu đãi thang thủy và trái cây. Cả hai buổi chiêu đãi đều mời lưỡng tự và cần cựu quang lâm bầu bạn. Mọi việc đều do khố ty sắp xếp, bày biện.
TÂN TRỤ TRÌ VỪA MỚI THỌ NHẬN SỨ MỆNH ĐƯỢC MỜI THĂNG TÒA
Tân Trụ trì sau khi thọ nhận lời thỉnh cầu nhận sứ mệnh, qua ngày hôm sau tại chùa mình cử hành nghi thức thăng tòa. Thị giả dặn dò hành giả trước hết ở bên phải dưới pháp tòa đặt bàn, trên đó để sớ-thiếp mời mà chuyên sứ mang tới và bày biện tọa vị của chuyên sứ. Chuyên sứ trước hết bẩm báo với duy-na tuyển chọn người đọc sớ-thiếp. Tới giờ, thị giả báo bẩm với trụ trì, đoạn gióng trống tập họp đại chúng giống như nghi thức thượng đường thường lệ. Trụ trì bước ra đến ngay vị trí của mình mà đứng, dâng hương, đoạn mời chuyên sứ đốt hương trình sớ- thiếp. Mỗi lần trình một tấm sớ văn, thì chuyên sứ phải đốt hương rồi đệ trình sớ văn lên. Trụ trì tuần tự tiếp nhận lấy và mỗi lần nhận đều có tuyên pháp ngữ. Tuyên đọc sớ xong, chuyên sứ lại tiếp tục đốt hương và hai lần trải tọa cụ ra giập đầu lạy ba lạy, hoặc giả chỉ giập tọa cụ xuống nền thị ý kính lạy, hoặc được miễn, tất cả đều do ý của trụ trì quyết định. Lạy xong lui xuống, thỉnh trụ trì lên pháp tòa mà ngồi. Sau khi trụ trì ngỏ lời chủ yếu vắn tắt đề cương Phật pháp và tỏ lời tạ ơn các khách khứa quan trọng, nghi thức thăng tòa kể như kết thúc.
CHUYÊN SỨ ĐẶC BIỆT THIẾT TIỆC CHIÊU ĐÃI TÂN THỌ MẠNG TRỤ TRÌ
Chuyên sứ trước tiên cùng với trụ trì mới nhận chức vị thương lượng bữa tiệc trai và tiền vật bố thí nặng nhẹ, nhiều ít thế nào cho thích hộp đắc thể đủ để cung cấp thêm tiền vật bố thí cho chấp sự tăng lưỡng tự, cần cựu, người thân đồng hương của trụ trì, quyến thuộc đồng tu, các người biện sự và phí dụng dành cho vật liệu dùng cho bữa tiệc chay. Chuyên sứ nhất nhất giao nạp đầy đủ cho khố ty để nơi đây trọn quyền bày biện lo liệu.
Đến ngày lễ, chuyên sứ đến thất phương trượng đốt hương bái thỉnh trụ trì. Trải tọa cụ giập đầu lạy lần đầu tiên nói: “Đúng giờ ngọ hôm nay tại tăng đường đặc biệt chuẩn bị bữa tiệc chay đạm bạc, kính mong Hòa thượng phát đại từ bi, hạ mình quang lâm. Trong lòng thật không khổi lo sợ toát cả mồ hôi”. Trải tọa cụ hành lễ lần thứ hai nói: “Hôm nay khí trời rất tốt, bọn con cùng nhau kính cầu nguyện đại Hòa thượng đường đầu vừa mới nhận chức sinh hoạt như ý, nhiều phước-nhiều thọ!”. Nói đoạn, giập tọa cụ xuống nền thị ý lễ bái, trụ trì đáp lễ một lạy.
Chấp sự tăng lưỡng tự cùng các vị tăng nhân có vai vế cư ngụ đơn liêu, suất lĩnh hành giả khách đầu của thất phương trượng hiệp cùng hành giả mà chuyên sứ mang theo đoàn, đến các liêu xá nhất nhất bẩm báo thỉnh cầu treo bảng báo thiết tiệc chay để thông báo cho đại chúng. Trong tăng đường trang trí mới mẻ tinh sạch tươm tất, bày biện tọa vị chủ tịch trông lóe mắt. Tại bản đầu của Tây đường thiết trí chuyên sứ tọa vị. Bảng báo trà và thang thủy (nay gọi là thái phổ) treo ở hai bên cửa chính ngoài tăng đường. Đến giờ độ trai, chuyên sứ đứng ở trước tăng đường chờ chào đón trụ trì vào tăng đường, vái chào vấn an, cùng đưa trụ trì đến vị trí chủ tịch, vái chào mời ngài ngồi. Sau đó, chuyên sứ trở về khoảng giữa tăng đường hướng về mọi người vái chào, mời mọi người vào chỗ ngồi dự tiệc, đoạn thắp hương trước tượng Thánh tăng, đoạn tuần tự đến hai nửa gian Nam Bắc của tăng đường đốt hương, kế đến đốt hương bên ngoài tăng đường, rồi sau đó quay trở vào trong tăng đường, đến trước mặt trụ trì, và hai nửa gian Nam Bắc cùng bên ngoài tăng đường vái chào vấn an, rồi lại quay vào gian giữa tăng đường vái chào vấn an đại chúng. Tới chừng đó mới cầm đũa dùng cơm. Đợi cho hành giả đem cơm canh chan xớt vào bát của các vị khách rồi chuyên sứ mới đứng lên đốt hương dâng tài vật bố thí cho trụ trì, kế đó phân phát tài vật bố thí cho đại chúng. Xong rồi quay trở về chỗ ngồi cùng đại chúng bầu bạn dùng tiệc trai.
Đợi sau khi đem thùng chiết thủy (thùng rửa bát đũa) ra ngoài xong, đánh trống, chuyên sứ lại đứng lên đốt hương hành lễ như trước. Hành giả rót nước trà khắp lượt cho tăng chúng (hành trà), đợi tăng chúng uống xong thì mang bình ra khổi tăng đường như trước đó mang thùng rửa bát đũa ra. Chuyên sứ lại đứng lên thăm hỏi vấn an mọi người, rồi thâu lại tách trà của trụ trì, hành lễ: lần trải tọa cụ giập đầu lạy lần đầu tiên nói: “Bọn con đây tạm bợ cụ bị một bữa cơm rau, thừa mong đại Hòa thượng từ bi quang lâm, trong lòng thật hết sức cảm kích!”. Lần trải tọa cụ giập đầu trí kính thứ hai tiến hành thăm hỏi chuyện hàn ôn. Giập tọa cụ xuống nền ba lần biểu thị lạy kính ba lạy, đoạn cung tiễn trụ trì ra khổi tiệc, rồi quay lại bên trong tăng đường đốt hương trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy, rồi tuần hành trong và ngoài tăng đường một vòng, lại quay vào bên trong tăng đường, đứng ngay khoảng giữa vái chào vấn an tất cả mọi người. Hành giả thâu cất các chén trà đi, trống gióng ba tiếng, mọi người rời bàn tiệc quay về liêu của mình nghỉ ngơi.
Tiệc tan, chuyên sứ liền đến thất phương trượng tạ ơn, kế đến khố ty cám ơn công tổ chức bữa tiệc chay. Kế đó lại quay trở lại thất phương trượng, thỉnh mời trụ trì buổi chiều đến dùng bữa cơm tối và dùng thang thủy bánh trái lúc ban đêm. Cả hai bữa ăn đều mời lưỡng tự và cần cựu cùng tham dự bầu bạn (quang bạn).
CHÙA NHÀ KHOẢN ĐÃI TRỤ TRÌ MỚI THỌ NHẬN CHỨC VÀ CHUYÊN SỨ
Khố ty tập họp các người quản sự thương nghị sự nghi chiêu đãi trụ trì mới thọ nhận chức và chuyên sứ, gồm cả chuyện đưa tặng lễ vật đúng như nghi thức thường lệ. Trước bữa khoản đãi một ngày, tri sự của Đông tự đến trước trụ trì mới thọ nhận chức thắp hương mời thỉnh, kế đó đến khách đường (phòng khách) thỉnh mời chuyên sứ. Lệnh cho khách đầu hành giả của khố ty đến mời chấp sự tăng lưỡng tự và cần cựu quang lâm bầu bạn. Tài vật dâng tặng phải đúng theo lễ tiết, không thể hời hợt lơ là coi thường được. Lời lẽ và cung cách hành lễ cùng với lễ tiết thông thường giống nhau. Trong tẩm đường bày trí chỗ ngồi cao của trụ trì, chỗ ngồi của chuyên sứ đặt để phụ bên phải của trụ trì. Lưỡng tự sắp hai bên phải trái của trụ trì như lệ thường, cần cựu ngồi đối diện với trụ trì, còn thị giả ngồi ở phía dưới tri sự. Đối với bộc tùng (của các vị đại lão Hòa thượng) từ xa đến nghinh tiếp trụ trì thì ngoài chuyện khoản đãi đại khái như nêu trên, còn phải có thêm phần khao thưởng thù lao nhất định. Tại phần lớn các nơi đến mời thỉnh do tân mệnh trụ trì nhân phải thuyên chuyển nhậm chức đến chùa xa, một số tăng chúng ở bổn tự nhân trước đây có mối hờn oán
bèn nương cơ hội này mở miệng buông lời dè bĩu nói xấu, truyền xa thấu tới tai quan viên cùng bá tánh tục lữ, thường nhân cái vô tri kém hiểu biết của một người mà khiến thanh danh của cả một ngôi chùa phải mang tiếng xấu. Cho nên các bậc tôn túc lão thành tại bổn tự cùng các nhà ngoại hộ và các bậc trưởng lão có uy vọng của các chùa lân cận nên cố gắng ngừa xa dập tắt. Riêng bậc làm trụ trì cũng phải lưu tâm xét soi lời ăn tiếng nói của mình trong công việc, khiến lúc đã rời xa bổn tự vẫn giữ được lòng thương mến cảm kích luyến lưu của tăng chúng đối với mình.
TRỤ TRÌ MỚI NHẬN NHIỆM VỤ TỪ BIỆT CHÚNG THƯỢNG ĐƯỜNG DÙNG TRÀ THANG
Đến ngày lên đường rời bổn tự, chuyên sứ đến các liêu chúng tăng nói lời giã biệt. Trụ trì mới nhận nhiệm vụ đến pháp đường thăng tòa, cảm tạ chấp sự tăng hai tự, các vị cần cựu và toàn thể đại chúng. Sau khi trụ trì xuống pháp tòa thì ba tiếng trống gióng lên, ngài đứng hướng mặt về phía pháp tòa, cùng đại chúng giập tọa cụ xuống nền ba lần để trí ý lạy ba lạy, sau đó theo hành lang phía Tây mà ra ngoài. Lúc bấy giờ, gióng đại hồng chung và đồng loạt trỗi các loại pháp khí. Đại chúng đều đứng dậy cung kính đưa ra tận sơn môn. Các bộc tùng đứng sắp hàng hầu ngoài sơn môn. Ngoài cửa sơn môn đã chuẩn bị sẵn dựng rạp che màn, trong trướng bày trí tòa cao hướng về bên trong (hướng về bên ngoài cũng bài trí một tọa vị tương ứng với tòa hướng về bên trong). Vị thủ tọa hướng về bên ngoài tạm nhiếp cư chủ vị. Các vị Tây đường và cần cựu ngồi đối diện quang lâm bầu bạn. Chấp sự tăng hai tự Đông Tây chia ra hai bên ngồi đối diện nhau. Một vị tri sự tăng có tư cách cao (thượng thủ tri sự) hành lễ, vái chào mời trụ trì và mọi người vào bên trong tòa ngồi. Sau đó vái chào mời mọi người thắp hương rồi quay về vị trí cũ dâng trà, đoạn thu dọn chén trà rồi lại đứng dậy đốt hương vái chào mời mọi người thắp hương, đoạn quay về vị trí cũ dâng bày thang thủy. Dùng thang thủy xong, trụ trì mới nhận nhiệm vụ đứng dậy cảm tạ mọi người rồi lên kiệu. Các chấp sự tăng hai tự và các vị cần cựu cũng chuẩn bị kiệu để lên đường đưa xa. Trụ trì mới nhận nhiệm vụ phải hết sức cố gắng ngăn cản. Lúc này phải gióng đại hồng chung để biểu thị trí kính cho đến khi kiệu trụ trì vừa nhận nhiệm vụ đã đi thật xa mới thôi.
TÂY ĐƯỜNG HOẶC ĐẦU THỦ ĐƯỢC THỈNH MỜI LÀM TRỤ TRÌ
Chuyên sứ đến chùa, trước hết bái kiến tri khách rồi cùng đến chỗ làm việc của thị giả (thị ty) nhờ thị giả dẫn đến bái kiến phương trượng, thắp hương trải tọa cụ lễ bái,
sau đó thăm hỏi xã giao chuyện ấm lạnh rồi được đưa về khách đường nghỉ ngơi. Kế đó, chuyên sứ đến liêu các tăng, cùng mọi người tham lễ xong, báo bẩm thị giả nhờ đưa đến thất phương trượng, thưa bẩm rằng: “Chúng con đây ở chùa mỗ nay thỉnh mời vị mỗ… làm trụ trì”. Trụ trì báo tin này với chấp sự tăng hai tự và các vị cần cựu rồi yêu cầu các vị này đưa chuyên sứ đến liêu của vị đầu thủ… được mời làm trụ trì, đem sớ thiếp và thư tín liên quan đến việc mời thỉnh trình bày ra. Chuyên sứ thắp hương hành lễ, nghi thức cùng với mời thỉnh đương nhiệm trụ trì giống nhau. Như người được mời từ chối tiếp nhận chức mới thì mọi người phải khhyên giải động viên đủ cách, hết tình. Sau khi người được mời xiêu lòng chấp nhận thì trụ trì mời trụ trì mới nhận nhiệm vụ cùng hai tự và cần cựu dùng trà, rồi sau đó mới đưa vị mới nhận chức trụ trì đến tạm trú tại khách đường, vị này trước sau theo thứ tự nhận các nghi thức chúc mừng rồi đến tất cả các tăng liêu thăm hỏi qua mọi người. Tối đó, nhà chùa mời vị trụ trì mới nhận chức và chuyên sứ dùng thang thủy, cơm tối. Về đêm lại mời dùng thang thủy cùng bánh trái. Tất cả các bữa chiêu đãi này đều có hai tự quang lâm bầu bạn.
NGƯỜI MỚI ĐƯỢC MỜI LÀM TRỤ TRÌ THĂNG TÒA (Người mới được mời làm tân trụ trì phải vốn là danh tăng đại đức của Tây đường hoặc là thủ tọa của tiền đường mới được cử hành lễ này)
Trước ngày này một đêm, chuyên sứ phải mang hương đến thất phương trượng trải tọa cụ xuống đất giập đầu lễ ba lạy bẩm bạch rằng: “Bái thỉnh Hòa thượng, ngày mai này xin Hòa thượng hãy vì Hòa thượng mới nhận chức trụ trì của tệ tự mà tiến hành lễ hướng dẫn giới thiệu thăng tòa”. Qua ngày hôm sau ăn cháo sáng xong, bên phía phải pháp tòa sắp bày bàn ghế. Trên bàn đặt bày sớ thiếp liên quan đến việc mời tân trụ trì, bên phía trái pháp tòa cũng đặt ghế của trụ trì. Gióng trống tề tập tăng chúng, trụ trì đến pháp đường thăng tòa, nghi thức cử hành giống như lễ các ngày Ngũ tham trong tháng. Sau đó sai thị giả thỉnh khách mời trụ trì mới thọ mạng vào pháp đường ngồi xếp bằng kiết-già. Trụ trì phát biểu ngắn gọn vài lời khen tặng tân thọ mạng trụ trì vì đại kế Phật pháp mà rời bổn tự đến nhận nhiệm vụ ở chùa khác, đồng thời khuyên mời tân thọ mạng trụ trì cử dương tinh nghĩa Phật pháp làm mát lòng kính ngưỡng ái mộ của đại chúng. Tuy nhiên, tân thọ mạng trụ trì có mở lời cử dương tinh nghĩa Phật pháp hay không là điều không bắt buộc [Tùng Nguyên hướng dẫn giới thiệu thăng tòa cho Yểm Thất, Tiếu Am hướng dẫn giới thiệu thăng tòa cho Tùng Nguyên, đều không cử thoại. Thạch Kiều hướng dẫn giới thiệu thăng tòa cho
Giản Đường, Tức Am hướng dẫn giới thiệu thăng tòa cho Phúc Am, đều có cử thoại (cử dương tinh nghĩa Phật pháp)].
Xuống tòa, trụ trì trở về vị trí cũ đứng tại bên trái pháp tòa xoay mặt về phía ngoài. Chuyên sứ cùng với thị giả của tri khách và thị giả đến trước mặt tân thọ mạng trụ trì vái chào thăm hỏi xong thì tân thọ mạng trụ trì cũng đến trước trụ trì vái chào thăm hỏi chấp sự tăng hai tự và tất cả tăng chúng. Nếu tân thọ mạng trụ trì vốn là tự pháp của trụ trì thì trụ trì nhân cơ hội này truyền pháp y và ban cho pháp ngữ. Tân thọ mạng trụ trì khoác y xong tiến tới trước thỉnh mời trụ trì thầy mình ngồi xếp bằng kiết- già, trải tọa cụ giập đầu cử hành đại lễ lạy ba lạy. Sau đó không cuốn xếp tọa cụ, mà cất lời bẩm bạch rằng: “Đệ tử từ lâu đã mong được ân sư dạy dỗ rèn luyện, tiếc là tiến bộ không nhiều khiến cảm thấy hổ thẹn với Tông môn. Nay đây nhân chùa kia ân cần đến mời thỉnh, khó mà chối từ thoái thác lệnh của cơ quan công quyền Phật giáo, trong lòng thật không khổi hết sức lo sợ”. Lại lễ thêm ba lạy nữa, trình lời rằng: “Hôm nay khí trời rất hộp thời lịnh, chúng con những dám kính chúc đại Hòa thượng đường đầu bổn sư, sinh hoạt hằng ngày bình thường, nhiều phước-nhiều huệ”. Lại lễ thêm ba lạy, cuốn tọa cụ tiến lên phía trước chào hỏi vấn an. Trụ trì đáp lễ, ngỏ lời rằng: “Tiền đồ của ông vô lượng, là hy vọng hiện tại của cửa Phật. Như nay dấn thân gánh vác trọng nhiệm ấy tức là gặp điều nhân thì không lùi bước. Mong ông cố gắng bảo nhiệm, làm tròn chức vụ!”. Tân thọ mạng trụ trì lui về bên mé phải của pháp tòa mà đứng, chuyên sứ đem sớ thiếp, nhất nhất đệ trình lên. Hai bên đều tuyên thuyết vài câu pháp ngữ.
Nếu tân nhiệm trụ trì không phải là pháp tự của trụ trì thì sau khi xuống tòa liền đến trước pháp tòa vái chào vấn an trụ trì, đoạn cùng hai tự và toàn thể tăng chúng vái chào vấn an nhau rồi mới quay về mé bên phải của pháp tòa, đưa pháp y lên, kế đưa sớ thiếp lên và đều có nói vài câu pháp ngữ. Trước đó, chuyên sứ đã nhờ duy-na thỉnh mời người tuyên đọc sớ thiếp. Sau khi đọc sớ thiếp xong, chỉ pháp tòa nói vài câu pháp ngữ. Tân thọ mạng trụ trì lên pháp tòa đối đáp hỏi han chuyên sứ mấy câu, kế nói với mọi người vài câu đề cương Phật lý, sau đó đáp tạ trụ trì và tất cả mọi người liên quan đến buổi lễ. Thế là nghi thức thăng tòa kết thúc, tân thọ mạng trụ trì xuống pháp tòa đến trước trụ trì trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần. Lần thứ nhất trải tọa cụ lễ bái cúc cung bẩm bạch rằng: “Nhờ hồng phước của Hòa thượng, con lạm nhận lệnh mời làm trụ trì của chùa mỗ…, không khổi điếm nhục Tông môn. Ngưỡng mong ý vàng ngọc của Hòa thượng tác thành cho việc này, trong lòng thật cảm kích vô cùng!”. Trụ trì đáp lời rằng: “Việc tuyển chọn ông làm tân thọ mạng trụ trì, trên hộp với lòng trời, dưới thuận với công luận của người, chẳng riêng một chùa ta cảm thấy vui mừng, mà cả cửa Phật cũng nhân đó mà tăng thêm phần quang vinh, trong lòng thật hết sức hân hoan!”. Tân thọ mạng trụ trì trải tọa cụ lần thứ hai bẩm bạch: “Hôm nay khí trời chính hiệp thời lịnh, chúng con cùng cầu chúc Hòa thượng đường đầu sinh hoạt thư thái, nhiều phước – nhiều thọ”. Việc trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy tiến hành hay không là tùy ý trụ trì. Tiếp đó, tân thọ mạng trụ trì cùng với hai tự và toàn thể đại chúng vái chào vấn an lẫn nhau. Thị giả của Tri khách hướng dẫn tân thọ mạng trụ trì đến khắp các liêu của tăng chúng thăm qua một lượt và cảm tạ mọi người. Nếu tân thọ mạng trụ trì là tự pháp (đệ tử truyền pháp) của trụ trì bổn tự thì sau khi xuống tòa trước hết đến trước trụ trì trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy theo đại lễ, sau đó lui ra cùng đại chúng vái chào vấn an, kế đi một vòng các liêu cảm tạ tăng chúng, sự việc tiến hành cũng giống như đã mô tả ở trước.
Như theo thứ tự, đầu thủ hay chấp sự tăng ở Tây đường được tuyển chọn thọ mạng chức vụ tân trụ trì thì lâm thời phải tiến hành nghi thức thế nào là do trụ trì bổn tự tùy nghi châm chước mà thực hiện.
CHUYÊN SỨ ĐẶC BIỆT TỔ CHỨC TIỆC CHAY KHOẢN ĐÃI TÂN
THỌ MẠNG TRỤ TRÌ
Chuyên sứ đến trước vị tân thọ mạng trụ trì bàn bạc tài vật bố thí nhờ phương trượng hướng dẫn nghi thức thăng tòa tài vật bố thí cho toàn thể tăng chúng, ban tặng các số ngạch tài vật bố thí thêm cho người đọc sớ thiếp và cho chấp sự tăng hai tự, cần cựu, các cao tăng ẩn dật hiện trụ tại chùa, người thân cùng quê và các đồng đạo cùng sư môn của tân thọ mạng trụ trì.
Đến ngày, sau khi dùng cháo sáng xong, chuyên sứ mang hương đến thất phương trượng, tiến hành nghi lễ trải tọa cụ giập đầu xuống đất lạy ba lạy bẩm bạch: “Đúng giờ ngọ hôm nay, đặc biệt thết tiệc chay cơm rau đãi Hòa thượng tân thọ mạng trụ trì tại tăng đường (vân đường). Ngưỡng mong Hòa thượng từ bi hạ mình quang lâm!”. Kế đến trước tân thọ mạng trụ trì bái thỉnh, lễ tiết cũng giống như trước. Hành giả khách đầu của phương trượng cùng hành giả của chuyên sứ đến các liêu yêu cầu treo bài hiệu cáo thị thiết tiệc chay. Trong tăng đường bố trí như sau : đối diện với chỗ ngồi của trụ trì bố trí chỗ ngồi cho tân thọ mạng trụ trì. Ngoài tăng đường bên cạnh vị trí của tri khách bố trí chỗ ngồi chuyên sứ, bảng cáo thị điểm trà và thang thủy treo hai bên cửa chánh của tăng đường. Đến giờ độ trai, chuyên sứ phúc bẩm cùng tân thọ mạng trụ trì, đến trước cửa tăng đường chờ đón trụ trì cùng vào. Trụ trì đến, hai người cùng vái chào vấn an ngài. Sau đó, chuyên sứ theo vào tăng đường trước hết vái chào mời trụ trì vào pháp tòa, kế đó mời tân thọ mạng trụ trì vào pháp tòa. Đoạn đốt hương hành lễ, nghi thức tiến hành cũng giống như đối với trụ trì hiện nhiệm. Tiếp đó dọn tiệc chay, tặng tài vật và dùng trà xong thì trước tiên thu dọn chén trà của tân thọ mạng trụ trì. Kế đó, chuyên sứ đến trước tân thọ mạng trụ trì trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần, tiễn tân thọ mạng trụ trì theo cửa sau mà ra, đoạn chuyên sứ quay lại pháp tòa đến trước trụ trì đương nhiệm, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần, đoạn tiễn đương nhiệm trụ trì theo cửa trước mà ra ngoài. Xong lại quay vào tăng đường đốt hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy, tuần đường một vòng rồi đi ra ngoài tăng đường, đoạn quay vô chính giữa tăng đường hướng về mọi người vái chào vấn an, rồi ngay đó thu dọn chén trà, gióng trống ba tiếng lui khổi pháp tòa. Tối đó đãi thang thủy, trà quả và thiết cơm tối, có các bậc tôn túc hai tự và cần cựu quang lâm bầu bạn, nghi thức cũng giống như đối với mời thỉnh đương nhiệm trụ trì làm tân trụ trì.
NHÀ CHÙA KHOẢN ĐÃI THỌ MẠNG TÂN TRỤ TRÌ VÀ CHUYÊN SỨ
Tại tẩm đường của trụ trì bày trí chủ vị của trụ trì. Vị trí của tân thọ mạng trụ trì đặt tại chính giữa đối diện với vị trí của trụ trì, bên cạnh mé trái là vị trí của chuyên sứ. Vị trí của các chấp sự tăng hai tự và cần cựu quang lâm bầu bạn ở hai bên phải trái. Tiến hành nghi lễ hiến tặng tài vật bố thí như phía trước đã mô tả đối với mời thỉnh đương nhiệm trụ trì.
NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THỈNH THỌ MẠNG TÂN TRỤ TRÌ TỪ BIỆT CHÚNG LÊN TÒA DỰ TRÀ THANG
Người được mời thỉnh thọ mạng tân trụ trì bảo thị giả và chuyên sứ đến thất phương trượng bẩm báo, mượn pháp tòa để cử hành nghi thức thượng đường từ biệt đại chúng. Pháp tòa không trang trí gì thêm, mé bên trái thiết trí vị trí trụ trì. Trong lúc triển khai nghi lễ gióng trống tập hộp đại chúng, trụ trì ra pháp đường tới ngay vị trí của mình ngồi. Người được mời thỉnh thọ mạng tân trụ trì đến trước trụ trì vái chào vấn an, kế chắp hai bàn tay hướng về đại chúng vái chào biểu thị trí ý, sau đó mới lên pháp tòa cử dương ngắn gọn Phật pháp xong, liền xuống tòa. Trước hết từ biệt trụ trì, giập tọa cụ xuống đất lạy ba lạy trí kính. Kế đó đứng, mặt hướng về pháp tòa cùng đại chúng cáo biệt. Đại chúng cùng giập tọa cụ xuống nền ba lần biểu thị trí ý. Tại cửa cổng của sơn môn hướng về bên trong sắp bày tòa vị tiến hành lễ đãi trà thang, có chấp sự tăng hai tự và cần cựu quang lâm bầu bạn do tri sự tăng có địa vị cao hành lễ, nghi thức giống như lúc mời thỉnh đương nhiệm trụ trì. Sau đó gióng đại hồng chung đưa đi. Nếu như người được mời thỉnh thọ mạng tân trụ trì là các bậc thấp hơn Tây đường hay đầu thủ, thì không cử hành nghi thức thượng đường cáo biệt đại chúng. Lúc ra đi trước hết cùng với chuyên sứ đến thất của phương trượng, thắp hương giập tọa cụ xuống nền lạy ba lạy bẩm bạch cáo từ, kế đi khắp các liêu từ biệt đại chúng. Lễ đãi trà thang tại cổng sơn môn giống như vừa tường thuật ở trên.
* * *
TÂN THỌ MẠNG TRỤ TRÌ VÀO THIỀN VIỆN MỚI
Người xưa (chất phác) cho nên tân thọ mạng trụ trì vào Thiền viện thật giản đơn, bất quá lưng đeo bao tải, đầu đội nón mê, vào đến cổng chánh của chùa, giở nón xuống vào cổng đốt hương, thuyết một đoạn pháp ngữ ngắn, kế đến trước tăng đường cởi bao tải, ngồi yên lặng một hồi lâu tại chỗ. Sau đó rửa chân, lấy pháp y đắp lên người, vào tăng đường đốt hương, rồi đến trước tượng Thánh tăng trải tọa cụ quì lạy giập đầu ba lần đại lễ. Những người tùy tùng cùng với tân trụ trì đồng tham bái tượng Thánh tăng. Sau khi tiến hành xong thủ tục ghi tên (quải đáp: ghi tên vào chùa), tân trụ trì đến điện Phật thắp hương và tuyên vài câu pháp ngữ ngắn gọn, sau đó trải tọa cụ giập đầu lạy ba lần, sau đó lần lượt đến Thổ địa đường và Tổ đường dâng hương, tại mỗi nơi đều có tuyên pháp ngữ, rồi mới vào thất phương trượng mà ở, cũng phải có tuyên pháp ngữ. Sau đó mới cử hành lễ khai đường, chúc thọ Thánh Hoàng.
Ngày nay thì không phải vậy, vì khi biết tân thọ mạng trụ trì về đến gần sắp vào tự viện thì phải căn cứ chỗ ngài tạm dừng an nghỉ xa hay gần chùa mình. Nếu gần thì thủ tọa lãnh đạo đại chúng đến nghinh tiếp từ xa, còn nếu ở xa thì chỉ chấp sự tăng hai tự và cần cựu đại diện chùa đến nghinh tiếp mà thôi. Chuyên sứ phải đoán định tính toán tình thế ra sao mà bẩm báo với tân thọ mạng trụ trì để phát thư báo miễn đại chúng phải đón rước từ xa. Nếu chỗ tạm dừng nghỉ gần chùa thì nhà chùa phải lo biện thang thủy, bánh trái đến khoản đãi tân nhiệm trụ trì. Hai tự và cần cựu quang lâm bầu bạn, chọn ngày rước tân nhiệm trụ trì vào tự viện. Các công việc liên quan đến sự kiện này đều do Khố ty lo liệu, đêm trước hôm đó treo bảng hiệu đón rước tân trụ trì báo khắp đại chúng biết tin. Đến ngày gióng đại hồng chung và trỗi tất cả các loại pháp khí rồi thì đại chúng ra ngoài cổng chùa sắp thành hai hàng từ xa đến gần. Hành giả và bộc tùng đứng sắp thành hàng ngoài đại chúng. Tân trụ trì đến cổng chùa đốt hương (nhang) và ban pháp ngữ ngắn gọn. Khi vào đến điện Phật, lại dâng hương và cũng ban một đoạn pháp ngữ, đoạn trải tọa cụ tiến hành giập đầu lạy ba lạy. Tiếp đó gióng chuông tại tăng đường, đại chúng ai nấy đều đến đứng yên ở vị trí mà mình thọ trai hằng ngày. Tân trụ trì vào tăng đường thắp hương, các người tùy tùng cùng nhau trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy. Duy- na đến trước tân trụ trì vái chào vấn an rồi hướng dẫn tân trụ trì tuần đường một vòng. Nhân viên tùy tùng trước hết rời khổi tăng đường, chấp sự tăng hai tự đưa tân trụ trì đến vị trí ngài độ trai, dùng tọa cụ giập xuống đất biểu thị lạy ba lạy. Kế đó, tân trụ trì theo thứ tự đến Thổ địa đường và Tổ đường đốt hương, tại mỗi nơi đều có ban pháp ngữ. Sau cùng mới vào thất phương trượng, ngồi ở vị trí trụ trì. Thị giả tiến đến trước, đốt hương vái chào vấn an rồi đứng sang một bên đợi tân trụ trì tuyên xong một đoạn pháp ngữ là hành giả dâng trình bút và nghiên. Tri sự tăng dâng văn trạng và bưng mâm có phủ vải đặt quả ấn của chùa trình lên tân trụ trì (hình thức xem phía dưới). Tân trụ trì tiếp nhận hộp ấn, xem xét dấu niêm phong xong giao cho tri sự tăng mở dấu niêm phong. Tân trụ trì xem ấn triện của chùa xong bèn ký tên vào văn trạng, tiếp đó đề rõ ngày tháng rồi đóng con dấu của chùa vào đấy. Tri sự thu giữ văn trạng, còn thị giả phụ tá trụ trì chưởng quản tiền bạc, vật dụng (y bát thị giả) thu giữ con dấu của chùa, đoạn vịn đỡ trụ trì đứng dậy. Lúc bấy giờ, toàn ban tri sự tiến tới trước sắp thành một hàng, vị thượng thủ trong ban thắp hương, tiến hành trải tọa cụ lạy giập đầu hai lần: lần thứ nhất sau khi trải tọa cụ bẩm bạch: “Từ mong được Hòa thượng đến trụ trì pháp tịch, bổn tự tăng rạng rỡ không ít, bọn con vô cùng mừng vui khấp khởi trong lòng”. Lần thứ hai sau khi trải tọa cụ bẩm bạch: “Khí trời hôm nay hộp thời lịnh, bọn con đồng chúc nguyện tân thọ mạng đại Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, mạnh khỏe lắm phước thọ”. Sau đó giập tọa cụ xuống nền thị ý lạy ba lạy. Tiếp theo đó là Trưởng lão các chùa bạn chung quanh và đầu thủ của Tây tự cùng cần cựu tiến đến trước thắp hương biểu thị chúc mừng đại khái xong, hành giả của khách đầu nói to: “Xin thỉnh mời Trưởng lão các chùa bạn chung quanh, chấp sự tăng hai tự và cần cựu tựu tòa để bổn tự hiến dâng thang thủy”. Dùng xong thang thủy, thỉnh mời các quan khách và trưởng lão các chùa bạn điểm tâm.
Nếu như nguyên nhiệm trụ trì của bổn tự lúc đó còn chưa rời chùa đến chùa khác nhận nhiệm vụ mới, hoặc giả từ nhiệm thoái cư Đông đường của chùa nhà, thì tân nhiệm trụ trì trước khi đến nhận thất phương trượng phải tiến hành nghi thức bàn
giao. Tân trụ trì thọ nhận xong lễ chúc mừng giản đơn của tiền nhiệm trụ trì thì gióng chuông tăng đường, đích thân lãnh đạo đại chúng đưa tiễn tiền nhiệm trụ trì về liêu xá của ngài. Cả hai vị tân và cựu trụ trì cùng giập tọa cụ xuống nền biểu thị lễ bái trí ý lẫn nhau một lạy. Kế đó, thủ tọa và đại chúng tiến tới trước chúc mừng tân trụ trì. Các bộc tùng cũng nên bước tới tham bái.
Mẫu văn trạng trình ấn triện của chùa:
Tỉ-kheo coi khố ty của bổn tự là mỗ giáp kính cẩn trình nạp một con dấu của chùa.
Cúi mong chờ từ chỉ của tân thọ mạng đại đường đầu Hòa thượng! Ngày … tháng … năm … Kẻ dâng trạng.
NHÀ CHÙA THỈNH MỜI TÂN THỌ MẠNG TRỤ TRÌ ĐỘ TRAI
Tri sự tăng cấp cao chờ cho tân trụ trì đã vào ở tại thất phương trượng, chính thức tựu nhiệm, và chuyện sắp xếp nhân sự phần nào đã xong, bèn dùng mâm cây có trải nắp phủ đặt lư hương và đèn cầy cùng thiếp mời độ trai lên đó, đoạn mang hương đến thất phương trượng thỉnh trụ trì phó trai, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần. Lần trải tọa cụ đầu bẩm bạch: “Đúng ngọ trưa nay tại vân (tăng) đường chuẩn bị một bữa cơm rau chay đơn giản để vui mừng đón nhận tân trụ trì tựu nhiệm, khẩn thiết kính mong Hòa thượng hạ mình quang lâm, trong lòng thật không khổi hết sức run sợ vã mồ hôi”. Trong lần trải tọa cụ thứ hai, ngỏ lời thăm hỏi nóng lạnh, giập tọa cụ xuống nền ba lần biểu thị lễ bái. Trụ trì lấy tọa cụ giập xuống nền một lần biểu thị đáp lễ. Tri sự trình văn trạng mời tân trụ trì phó trai. Hành giả khách đầu của phương trượng thu lấy văn trạng, hành giả khách đầu của khố ty sắp bày tòa vị của trụ trì tại tăng đường, nghi thức và lễ tiết (hành lễ) cụ thể giống như tình huống khoản đãi.
Mẫu văn trạng mời phó trai:
Tỷ-kheo khố ty của đương tự là mỗ giáp. Có các mỗ giáp đúng ngọ tựu tại vân đường (tăng đường) chuẩn bị cơm rau sơ sài. Thỉnh mời. Cúi mong được tôn từ đặc biệt xót thương long trọng hạ mình đến dự.
Ngày … tháng … năm … cụ vị
Mỗ giáp … trình văn trạng
Bì thư đựng văn trạng kính mời
Tân mệnh trụ trì … vân … vân
Trước tôn tòa cụ vị,
Kính cẩn dán kỹ.
LỄ KHAI ĐƯỜNG CẦU CHÚC THÁNH THỌ HOÀNG ĐẾ
Lễ khai đường khi xưa là do mạng lịnh của triều đình ban xuống, hoặc do triều đình phái quan viên đến đôn thỉnh, hoặc do bộ viện ở kinh đô phái sứ giả đến, hoặc do quận huyện cử quan mang tài vật đến lễ thỉnh tổ chức tại một chùa nào đó, hoặc do bổn tự tự tổ chức lấy, được quan phủ địa phương cung cấp tiền tài và vật tư để thiết trai khai đường. Các quan viên đều có gửi sớ văn yêu cầu khai đường cùng bản thanh đơn về khai diễn trai hội trà điểm và cơm rau. Điều này thấy ghi chép nhiều trong văn tập của các bậc văn nhân danh tiếng.
Thời gian gần đây, lễ khai đường phần nhiều do nhà chùa tự tổ chức lấy. Tới ngày giỗ khai đường, thị giả dặn dò hành giả trang trí bày biện pháp tòa, treo lên bài hiệu Thượng đường để thông báo cho toàn thể tăng chúng hay biết và ghi chép danh mục đầy đủ của các quan viên và tôn túc các chùa bạn đến dự lễ, trước tiên trình cho trụ trì xem qua. Phía bên trái pháp tòa thiết lập tọa vị gồm bàn ghế có phủ nắp bàn lên, trên đó đặt lư hương nhỏ, đèn cầy và bày biện các sớ thiệp liên quan đến buổi lễ. Trước hết bàn cùng nhau cử duy-na tuyên đọc công văn và cử thủ tọa tuyên đọc sớ đơn thỉnh trụ trì khai đường của toàn thể tăng chúng trong chùa. Tiếp đó, đầu thủ các thứ bậc thấp hơn, tôn túc các chùa bạn đến dự lễ hay các cao tăng danh tiếng ẩn dật phân công nhau đọc các loại sớ văn khác, đồng thời chuẩn bị một vị tôn túc trưởng lão của các chùa bạn đến dự lễ đảm nhận việc dộng chùy. Phía trước đối diện pháp tòa của trụ trì sắp bày tọa vị của các quan viên, thị giả bẩm báo phương trượng gióng trống tập họp đại chúng. Thị giả cùng chuyên sứ mời trụ trì ra, dùng nghi trượng cùng chập chỏa, cờ phướn, thảo hoa và đèn lồng kết thành nghinh dẫn trụ trì đến trước vị trí của mình ở pháp tòa mà đứng. Như tại buổi lễ thọ thỉnh nhận chức mà trụ trì chưa cử hành nghi thức nhận pháp y thì ngay lúc này cần tuyên pháp ngữ rồi chính thức đắp pháp y lên người, xong rồi chuyên sứ tiến đến phía trước thắp hương hành lễ. Lần trải tọa cụ đầu tiên bẩm bạch: “Hôm nay thừa mong Hòa thượng trụ trì pháp tịch khiến chùa ta tăng thêm rạng rỡ, trong lòng không khổi cảm kích vô cùng!”. Lần trải tọa cụ thứ hai tiến hành hỏi han chuyện ấm lạnh, sau đó lấy tọa cụ dập xuống nền 3 lần biểu thị trí ý lễ bái. Trụ trì lấy tọa cụ dập xuống nền một lần biểu thị đáp lễ. Trước hết trình công văn của quan phủ, trụ trì tuyên một đoạn pháp ngữ, tiếp đó duy-na đọc công văn trên. Thứ nữa, tôn túc chùa nhà, trưởng lão các chùa bạn, cao tăng ẩn dật cư ngụ tại chùa nhất nhất trình sớ văn lên, đối mỗi người trụ trì đều có tuyên pháp ngữ rồi phân biệt giao cho từng người tuyên đọc các sớ văn đó. Nếu là quan viên đương nhiệm thỉnh mời khai đường có sớ văn thì sớ ấy do đích thân vị đó đệ trình lên trụ trì, trụ trì cũng lại có pháp ngữ. Tuyên đọc các sớ văn xong xuôi, chỉ pháp tòa, lại cũng tuyên pháp ngữ. Trụ trì lên pháp tòa dâng hương chúc thọ Thánh thượng. Kế đốt dâng hương chúc phước đế sư, thượng thư tỉnh cùng quan viên Tuyên chính viện cho tới quan liêu văn võ của quận huyện sở tại. Các cây hương này đều do thị giả đốt đệ lên, duy chỉ có cây hương chúc phước thầy truyền pháp của mình thì trụ trì tự rút ra trong người, tự đốt rồi tự cắm vào lư hương, đoạn nâng y cho nghiêm trang mà phu tọa, trọn lòng thành mà ngầm chúc. Thị giả đốt hương, trụ trì xuống tòa hướng về mọi người vái chào vấn an. Các bậc tôn túc của hai tự bước ra khổi hàng hướng về trụ trì chào hỏi xong, thị giả lại lên pháp tòa lần thứ hai, đốt hương vái chào vấn an. Lễ nghi cùng với lễ thượng đường ngày mùng một và ngày rằm giống nhau, trụ trì các chùa bạn đến đưa tân trụ trì nhập viện cũng bước ra dộng chùy gỗ. Trước hết dộng một tiếng chùy bẩm bạch: “Tiệc pháp đầy voi thiêng (pháp diên đầy đủ các bậc Thiền sư kiệt hiệt) phải nên quán đệ nhất nghĩa đế! (của Như Lai, chứ không phải là của trụ trì)”. Trụ trì bèn tuyên Phật lý để xiển phát cùng trả lời các câu hỏi đề cương Thiền pháp của đại chúng cùng tuần tự các quan viên dự lễ. Trụ trì các chùa bạn bẩm bạch: “Hôm nay cử hành lễ khai đường, chủ yếu là chúc thọ đương kim Thánh thượng nên không dám lắm lời bàn luận Phật lý và trần tình các sự việc khác”. Chuyên sứ, hai tự, cần cựu đều đề cập qua loa một số vấn đề (sẽ nói rõ ở tiết mục tiểu tham). Thế là sau khi các bậc tôn túc nói xong các vấn đề trên thì coi như nghi thức thượng đường kết thúc, người phụ trách dộng chùy lại dộng một hồi chùy gỗ, bẩm bạch: “Hãy nghe kỹ pháp của vua pháp (đức Phật), pháp của vua pháp là như thế!”.
Sau khi trụ trì xuống tòa, trước hết nhận lời chúc mừng của các quan viên. Quan viên chúc tụng xong được tăng tri sự đưa về khách đường nghỉ ngơi. Hành giả khách đầu dâng lư hương và đèn cầy, bày thành hàng như chữ “nhất” trước pháp tòa. Chuyên sứ thắp hương trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lượt xong thì hành giả của đường ty cất tiếng lớn bẩm bạch: “Trụ trì các chùa bạn hãy bước đến hiến tặng lễ vật”. Kế đó lại lớn tiếng bẩm bạch: “Các tôn túc ở Tây đường hãy bước tới hiến tặng lễ vật!”. Đoạn trải tọa cụ tiến hành giập đầu lạy ba lạy hai lần, rồi lại nói lớn tiếng: “Tri sự Đông tự hiến dâng lễ vật!”. Kế đó tiếp tục trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần, hô lớn tiếng: “Thủ tọa và tăng chúng hiến dâng lễ vật!”. Trước các liêu của cần cựu, mông đường, và tiền tư đều thắp hương và cùng đại chúng trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lượt. Các người quản sự điền trang, khố phòng, am tháp cùng các đồng đạo quyến thuộc chung sư môn cùng đồng hương thân thuộc với trụ trì, và các du phương tăng tạm thời dừng chân tại chùa đều tiến tới trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần để chức mừng. Nhận lễ chúc mừng xong, trụ trì ngồi tại pháp tòa. Thị giả và tiểu sư đệ tử đều thắp hương trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy đại lễ. Kế đó, hành giả của phương trượng biện sự xứ cũng thắp hương lễ bái. Tiếp theo, tham đầu lãnh đạo các hành giả thắp hương lễ bái. Tiếp theo, các người bộc dịch luân phiên trực sảnh đường và người khiêng kiệu, phu làm vườn, người làm công việc chân tay trong chùa thắp hương lễ bái.
Tất cả mọi người lễ bái xong, trụ trì lập tức đến khách đường cảm tạ các quan viên và các trụ trì chùa bạn đang tạm nghỉ tại đây, sau đó tuần hành các liêu thăm hỏi mọi tăng chúng. Liêu các tăng phải đặt bàn hương án, lư hương và đèn cầy, tòa vị. Mọi người đều cụ oai nghi sắp hàng cung kính đứng trước liêu đợi trụ trì đến. Khi trụ trì đến, liêu chủ trước hết đứng cúi đầu bên ngoài liêu, nghinh đón trụ trì vào liêu mời ngồi kiết-già, tiến tới thắp hương trí kính. Trụ trì cũng thắp hương đáp lễ, tiến hành thăm hỏi chuyện ấm lạnh xã giao. Chúng tăng biểu thị ý tạ ơn rồi đưa tiễn trụ trì đi ra khổi liêu. Mông đường, tiền tư các liêu đều đứng sắp hàng trước liêu cúi đầu cùng rước cùng đưa trụ trì với liêu chủ.
CHÙA NHÀ ĐẶC BIỆT KHOẢN ĐÃI TRÀ VÀ THANG THỦY TÂN THỌ MẠNG TRỤ TRÌ
Bảng hiệu báo khoản đãi trà thang tân thọ mạng trụ trì được treo hai bên phải trái trước tăng đường (vân đường). Khố ty cụ bị văn trạng thỉnh mời (hình thức trình bày phía sau), cụ bị mâm gỗ có trải vải nắp đặt lư hương và đèn cầy lên trên đó đến thất phương trượng thắp hương bái thỉnh. Nếu được trụ trì miễn lễ thì giập tọa cụ xuống nền biểu thị kính ý lễ lạy rồi bẩm bạch: “Sau buổi độ trai, thỉnh Hòa thượng trụ trì đến vân đường (tăng đường) để đặc biệt đãi ngài trà. Cúi xin Hòa thượng từ bi hạ mình long trọng đến dự!”. Bẩm bạch xong đệ trình văn trạng thỉnh mời. Liền đó, trụ trì lệnh cho khách đầu thỉnh mời tôn túc hai tự, cần cựu và toàn thể đại chúng quang lâm bầu bạn. Treo bài hiệu Đãi trà thang để thông báo đại chúng, trong tăng đường bày biện tòa vị của trụ trì (mấy lúc gần đây đang buổi độ trai nghe tiếng đánh bản một hồi dài thì tri sự vào tăng đường đốt hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy đại lễ, đi vòng tăng đường khắp lượt mời uống trà, rồi đặc biệt trần tình lời chúc mừng tân thọ mạng trụ trì. Theo qui định xưa thì khổi phải cử hành lễ đi vòng khắp tăng đường để thỉnh mời đại chúng. Nay nếu miễn trừ lễ này thì cũng nên đấy!)
Sau bữa cơm chay, gióng chuông tập họp đại chúng. Tăng tri sự vái chào mời thỉnh tân thọ mạng trụ trì vào tăng đường, đưa đến chỗ ngồi mời ngồi rồi đốt hương lần nhất. Tiến tới trước trụ trì vái chào mời ngài thắp hương, theo phía sau tượng Thánh tăng di chuyển về khoảng giữa thăm hỏi vấn an rồi đứng đó. Hành giả rót trà khắp lượt rồi đưa bình trà ra ngoài, đến trước trụ trì thăm hỏi vấn an, đoạn lui thân; từ phía bên phải sau tượng Thánh tăng bước ra đốt hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy. Xong đứng lên hướng dẫn toàn ban đến trước trụ trì trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy đại lễ hai lần, đoạn cung kính tiễn đưa trụ trì ra ngoài rồi quay lại bên trong tăng đường đốt hương, thăm hỏi vấn an hai dãy phải trái của tăng đường, thu dọn chén trà rồi tháo lui khổi pháp tòa. Lễ khoản đãi thang thủy cũng giống như lễ đãi trà, nhưng không có khoản tiễn đưa trụ trì ra khổi tăng đường. Dùng thang thủy xong, tựu tòa dùng cơm tối.
Mẫu văn trạng mời dùng trà và thang thủy:
Tỷ-kheo mỗ phụ trách khố ty của chùa nhà khải bạch: “Hôm nay đây, sau buổi độ trai sáng, đến chiều kính mời Hòa thượng đến tăng đường (vân đường) để khoản đãi trà thang thể hiện trần tình nghi thức chúc mừng. Cúi mong tôn ý từ bi xót thương mà đến dự cho buổi lễ được long trọng!”.
Ngày … tháng … năm …
Kẻ dâng văn trạng
Bì thư cũng đồng với văn trạng mời độ trai.
BUỔI TIỂU THAM NGAY CHIỀU TỐI ĐÓ
Sau buổi độ trai, thị giả bẩm bạch trụ trì rằng: “Chiều tối nay có lễ tiểu tham”. Trụ trì lệnh cho khách đầu thông báo toàn thể đại chúng treo bài hiệu Tiểu tham. Ghi danh sách đầy đủ chuyên sứ, hai tự, cần cựu, mông đường, tiền tư, và tăng chúng các liêu, phụ trách ruộng vườn kho đụn, coi sóc am tháp, hành giả mới đến tạm nhập viện, thị giả và Thiền khách đồng dự buổi tiểu tham. Hoặc giả có các quan viên và khách khứa, cùng trụ trì các chùa bạn đưa tiễn tân thọ mạng trụ trì đến nhập viện đang tạm ngụ qua đêm thì phải ghi chép tên tuổi số, lượng dự liệu trình bẩm trụ trì.
Chuông tối gióng lên là thị giả bẩm bạch phương trượng đánh mộc bản, sau đó gióng một hồi trống thông báo. Đại chúng tập họp, hai tự đến chỗ vị trí đứng yên đâu đó. Trụ trì bước ra lên pháp tòa, thùy ngữ và hỏi đáp đề cương xong, nói lời cảm tạ mọi người. Hành giả cầm đuốc, thị giả đệ trình mục lục người dự buổi lễ thật đầy đủ. Trụ trì xuống pháp tòa thì hành giả khách đầu hô lớn: “Hòa thượng phương trượng thỉnh mời Hòa thượng trụ trì các chùa bạn, lưỡng ban (lưỡng tự), Tây đường, cần cựu, mông đường, thị giả, Thiền khách giờ đây xin mời thỉnh đến tăng đường đãi thang thủy!”. Tri sự tăng đưa mời quan khách đến khách vị (nhà khách) dùng thang thủy, bánh trái.
(TÂN TRỤ TRÌ) VÌ THÍ CHỦ KIẾN TẠO BỔN TỰ MÀ THĂNG TÒA
Tăng tri sự nên ngay đêm trước ngày lễ bẩm bạch cùng trụ trì. Sáng hôm sau, thị giả bảo hành giả khách đầu treo bảng hiệu Thượng đường để thông báo cùng đại chúng. Khố ty sai người trang trí sắp đặt trang nghiêm sạch sẽ từ đường, tài vật cúng dường phải chuẩn bị đầy đủ chu toàn. Sau khi dùng cháo sáng xong, trụ trì đặc địa thượng đường lên pháp tòa. Trước hết trình bày rõ ràng mục đích, ý nghĩa của sự việc (vì thí chủ kiến tạo bổn tự mà thượng đường), kế thuyết pháp. Xong liền xuống tòa, tập họp đại chúng đến từ đường lễ bái, thắp hương, điểm trà thang dâng cúng. Sau cùng, duy-na tụng niệm một đoạn kinh văn, đem công đức hồi hướng cho thí chủ kiến tạo tự viện.
KHOẢN ĐÃI CHUYÊN SỨ
Tăng tri sự dự tính bẩm báo trụ trì, bàn bạc quà tặng nặng nhẹ cho chuyên sứ và người đọc sớ thiếp. Thất phương trượng chuẩn bị quà tặng của cá nhân trụ trì bố thí thêm cho người có công sao cho hộp lẽ. Tới ngày tẩm đường treo đóng bài hiệu và sắp bài tòa vị, kế mời lưỡng tự, cần cựu quang lâm bầu bạn, thiết kế tòa vị cho chuyên sứ. Thị giả thỉnh khách đích thân mời thỉnh chuyên sứ, ngoài ra các người khác thì khách đầu của thất phương trượng bẩm bạch thỉnh mời. Nghi thức cuộc lễ cùng cuộc lễ đặc biệt quản đãi thường lệ giống nhau.
THỈNH MỜI CHẤP SỰ TĂNG HAI TỰ Ở LẠI CHỨC VỤ
Hai tự canh chừng cho tiệc lễ chuyên sứ xong, ước hẹn nhau cùng đến thất phương trượng bẩm báo ý xin từ chức. Trụ trì không thể chấp thuận ngay ý nguyện xin từ chức của họ mà lệnh cho thị giả bảo hành giả khách đầu chuẩn bị thang thủy, mang mâm gỗ có phủ nắp vải đặt lư hương, đèn cầy lên trên ấy. Trụ trì đích thân hướng dẫn thị giả đến nơi khố ty và liêu cư trú của hai tự, an ủi nài nỉ níu kéo các vị ở lại. Khi trụ trì đến, khách đầu trước tiên thông báo để nghinh tiếp trụ trì vào liêu cùng chấp sự tăng hai tự ngồi đối diện nhau. Thị giả đốt hương, dâng thang thủy, trụ trì trọn lễ tận lực thuyết phục họ ở lại chức vụ. Dù cho chức vụ đã quá hạn từ lâu, nhưng các chức sự tăng hai tự cũng chưa vội từ chức ngay mà hãy ẩn nhẫn ít lâu chờ khi trụ trì hơi rảnh rỗi công việc mới lại bẩm bạch xin từ chức.
TÂN TRỤ TRÌ RỜI KHỔI VÀ TRỞ VỀ CHÙA PHẢI BÁO TẠ (Trụ trì chùa bạn và tham kiến Quan phủ địa phương)
Phàm các quan viên, đàn việt và trụ trì các chùa bạn và đàn việt đưa tân trụ trì nhập viện thì theo lễ tân trụ trì phải nên đến thăm viếng biểu thị đáp tạ. Tân trụ trì cũng phải tham kiến quan phủ của quận, huyện. Như chùa ở nơi rừng núi, trụ trì phải đi xa, lịnh cho hành giả truyền lời lại với khố ty, thủ tọa và duy- na nên cùng nhau bàn bạc việc xử lý công việc của chùa. Nếu tân trụ trì ra ngoài lâu thì tăng tri sự phải nghe ngóng, dò xét ngày tân trụ trì quay lại chùa, bảo đường ty treo bài hiệu đón tiếp Hòa thượng thông tri cùng toàn thể tăng chúng rồi gióng chuông để đại chúng tụ tập tại cổng chùa nghinh tiếp trụ trì trở về. Nhưng thường thì tân trụ trì trước đó đã bảo thị giả truyền lời miễn lễ tiếp rước đó mà tự mình âm thầm trở về chùa rồi tức khắc đến điện Phật, Thổ địa đường đốt hương. Thủ tọa lãnh đạo đại chúng đến thất phương trượng vái chào vấn an xong rồi đại chúng lui ra, chỉ giữ lại hai tự và cần cựu hiến thang thủy rồi mới giải tán. Sau đó, hành giả của thị giả thất phương trượng và hành giả chấp cuộc thất phương trượng thắp hương lễ bái. Kế đó, tham đầu lãnh đạo các hành giả đến lễ bái. Xong đâu đấy, tân trụ trì phải đến khắp các liêu thăm qua chúng tăng để biểu thị ý đáp tạ lễ.
Còn nếu chùa tọa lạc ở trong thành hay ở ngoại ô hoang dã, tân trụ trì sớm tối đi về bất cứ lúc nào thì bất tất phải tiến hành nghi thức đưa đón. Hoặc có lúc trụ trì (từ đây đã quen chùa mới nên xin gọi gọn là trụ trì, thay vì tân trụ trì) bí mật âm thầm về đến thất phương trượng thì hai tự và cần cựu phải đến thất phương trượng vấn an sức khỏe trong ngày. Ngày xưa lúc Hòa thượng Vô Chuẩn Sư Phạm trụ trì chùa Kính Sơn, thường thường hay ra khổi chùa hóa duyên, nhưng luôn canh chừng mỗi khi đến giờ độ trai hay cháo đều trực tiếp trở về tăng đường dùng cơm bầu bạn cùng tăng chúng. Dùng cơm xong, hành giả khách đầu thất phương trượng đợi thị giả của Thánh tăng giộng chùy xuống tăng đường, đại chúng sắp rời đường xuống đất ra ngoài bèn lớn tiếng hô: "Đại chúng hãy tạm dừng bước giây lát, Hòa thượng phương trượng muốn tuần đường thăm hỏi mọi người!”. Trụ trì liền thắp hương tuần đường khắp một vòng rồi ra khổi tăng đường. Hành giả khách đầu thất phương trượng lại hô lớn: “Hòa thượng trụ trì có ngỏ lời, đại chúng bất tất phải đến thất phương trượng thăm hỏi vấn an!”. Tuy nhiên, hai tự và cần cựu phải đến thất phương trượng thăm hỏi vấn an.
BÀN GIAO SỔ BỘ VỀ RUỘNG VƯỜN VÀ TÀI VẬT CỦA CHÙA
Sau khi tân trụ trì vào tự viện nhậm chức rồi cần phải đãi trà mời hai tự và cần cựu hội họp, hỏi han cặn kẽ các công việc của chùa, chủ yếu là sổ bộ ghi ruộng vườn, cơ ngơi nhà chùa (châm cơ), cùng các loại bằng khoán (khế thư) và mọi đồ vật, nhất nhất đều phải tra xét đối chiếu rồi bàn giao rõ ràng. Lại phải sai người kế toán rành mạch tài vật và lương thực của chùa, rồi sau đó ghi chép kỹ càng vào sổ sách, đặc biệt hết sức đề phòng có kẻ gian dối hay làm chuyện tệ lậu. Vì lý do này mà phải hết sức thẩm tra cẩn thận.
* * *
TÂN TRỤ TRÌ THỌ NHẬN LƯỠNG TỰ VÀ CẦN CỰU MỜI TIỆC CHAY
Đến ngày hành lễ, thủ tọa, tri sự và cần cựu đồng đến thất phương trượng thắp hương bái thỉnh trụ trì tham dự tiệc, sau đó thỉnh mời thị giả và đệ tử trụ trì (tiểu sư), bày
trí tọa vị của trụ trì ngay chính giữa tẩm đường. Riêng tọa vị của hai tự và cần cựu thì đặt ở nơi như thường lệ, thị giả dẫn hành giả và tiểu sư vái chào vấn an trụ trì xong, hai tự và cần cựu ngồi ở phía dưới cuối. Đến giờ, thủ tọa thỉnh trụ trì ra, chào hỏi mời ngài ngồi rồi hành lễ. Nếu trụ trì miễn lễ thì chỉ cần đốt hương tiến tới trước trụ trì thăm hỏi dâng lễ vật bố thí. Trong nghi thức dâng lễ vật bố thí này thì thủ tọa, tri sự và cần cựu đứng đầu. Ba người này thăm chào vấn an xong, quay về vị trí mình. Dùng cơm chay xong, thủ tọa đứng lên đốt hương, như trụ trì miễn lễ thì mọi người ngồi tại chỗ uống trà. Tôn túc các chùa bạn, đồng đạo cũ và các đồng đạo đang biện sự cùng tiểu sư thì nghi thức mời mọc cùng với nghi thức mời độ trai tại tẩm đường trụ trì giống nhau. Tuy nhiên người được mời dùng cơm ngồi ở vị trí cao thấp thì có thể tùy nghi châm chước.
QUI ĐỊNH TRỤ TRÌ TỪ CHỨC
Trụ trì nếu như già yếu bệnh tật nặng, hoặc tâm lực mệt mỏi, hoặc giả trong xử lý với đại chúng có điều không thuận lợi thì nên tự mình phải biết từ chức rút lui. Tiền tài đồ vật của thường trụ (chùa) phải ghi chép vào sổ sách rành mạch, mọi vật dụng của thất phương trượng đều phải kiểm điểm đối chiếu để bàn giao. Phải làm hai bản danh mục thập vật như nhau, trụ trì, hai tự và cần cựu cùng ký tên vào, rồi dùng con dấu của chùa đóng lên. Trụ trì thoái chức và khố ty mỗi bên giữ một bản để làm bằng đối chiếu về sau, công cử một người tạm trông coi thất phương trượng. Tới ngày từ chức, trụ trì thượng đường nói lời cảm tạ, đoạn giã từ đại chúng rồi xuống tòa. Gióng trống ba tiếng xong, trụ trì từ chức lui ra. Nếu trụ trì từ chức ở lại bổn tự thì cư trú tại Đông đường, người kế nhiệm trụ trì phải hết mực giữ lễ, cử chỉ luôn ôn tồn kính cẩn với ngài. Vua Lý Tông nhà Nam Tống dùng vườn rau của chùa Linh Ẩn để xây chùa cho bà phi họ Diêm của đế thì trụ trì bổn tự là ngài Hòa thượng Si Tuyệt Đạo Xung ngay ngày đó từ chức rời chùa, đích thân đeo bao lưng, đội nón mê đến du lãm núi Lô (Lô sơn). Đế sai sứ ngăn giữ lại, nhưng sư nhất định không quay về. Cao phong của sư ngàn sau, đố ai nối bước nổi !
* * *
TRỤ TRÌ QUA ĐỜI
Trụ trì bệnh nặng, nhắm không qua khổi bèn mời hai tự và cần cựu đến kiểm điểm đối chiếu, thu giữ y bát (tài vật) và hành lý riêng tư của trụ trì, cất kỹ vào trong thất phương trượng, sai phái một hành giả đạo hạnh trang nghiêm ngay thẳng, hoặc một bộc dịch tính tình cẩn trọng trông coi, để đợi sau này đem bán đấu giá, hoặc giả nếu có đem một phần tài vật phân tán bố thí trước thì phải thi hành hết sức công bình hộp lý, không nên tạo ra cảnh ân oán không minh bạch, khiến tăng chúng tranh chấp công kích dè bĩu nhau sau này.
Nếu như tài vật riêng tư của trụ trì ít ỏi đơn sơ thì tang lễ nên tổ chức kiệm ước giản đơn, không để cho đồ đệ của trụ trì mặc tang phục sô gai mang đai hiếu, khóc lóc thảm thương, ủy thác thủ tọa chủ trì tang lễ của mình. Mọi nghi thức Phật sự trong tang lễ nên miễn, nhưng phải niệm tụng bốn bài kệ vô thường trong (kinh Nhân vương), nghi thức cũng như lễ tống chung một vị tăng tân viên tịch thông thường, không nên phung phí tài vật của thường trụ, mà cũng không làm nhọc phiền tăng chúng.
Còn nếu như trụ trì có nhiều công lao đóng góp cho chùa nhà, tăng chúng cảm niệm ân đức của ngài, hoặc giả của cải riêng tư của trụ trì để lại thật nhiều thì nên y theo nghi thức đã định từ trước mà tiến hành tang lễ cho đầy đủ phong cách. Như trụ trì có di thư gửi cho các quan viên thân thích bấy lâu cùng thí chủ, trụ trì các chùa bạn, huynh đệ đồng môn (pháp quyến) thì phải lập tức sai người đem di thư đó đưa cho họ.
Mẫu di chúc:
Trụ trì … (mỗ) của chùa … (mỗ), thế duyên đã đáp tạ xong (dứt), ngọn đèn cầy trước gió chẳng yên được (sắp qua đời), có chút tài vật tùy thân do đàn việt bố thí cho bấy nay tích góp được, chẳng phải tài vật của thường trụ (của tập thể nhà chùa), cảm phiền hai tự đăng ký vào sổ sách, (trích ra một phần) nhờ ông … (mỗ) chủ trì cử hành tang lễ (cho tôi), phần còn lại thì ban phát cho chúng tăng tụng kinh, cử hành tang lễ. Yêu cầu chớ có bày biện quá đáng làm hao phí xâm phạm của thường trụ!
Những mong các vị thể sát ý nguyện của tôi, cúi mong thông báo cho mọi người được rõ!
Ngày … tháng … năm … Trụ trì … (mỗ) Ghi tên và ký tên
Dạng thức di thư: có 3 loại
(a- Gửi cho các Tôn túc)
Tôi đây thuở nhỏ sớm hân hạnh làm bạn cùng huynh giao du, những tưởng mãi mãi bên huynh hầu nối tiếp đức hạnh nên mới kéo níu chút duyên hờ mỏng manh, nào hay đâu sống chết hộp tan đã có số. Tôi nay phận mỏng, kiếp phù sinh sắp kết thúc, như mây núi xa dần xa mịt mờ. Bên bờ lâm chung, mong huynh bảo trọng, chúc huynh trường thọ! Riêng gửi thư này bái đảo, thư chẳng hết lời!
(b- Gửi cho trụ trì chùa bạn:)
Tôi đây lạm làm trụ trì bổn tự chẳng có gì nương tựa, mỗi mỗi đều trông cậy vào đức sáng chùa bạn của huynh giúp đỡ (cảm kích vô cùng). (Tôi nay thế duyên đã
dứt), cuộc đời như mộng cảnh vốn không. Nay may mắn đến lúc đáp tạ thế duyên huyễn ảo. Buồn thay lúc lâm chung không được cùng huynh giáp mặt nói lời vĩnh quyết, chỉ gửi mấy hàng biểu thị tâm ý muôn một. Hy vọng quang huy của Phật nhật mãi mãi chiếu soi, Tông phong của quí tự ngày càng chấn hưng hoằng dương. Cúi mong tự bảo trọng!
(c- Gửi cho huynh đệ đồng Bổn sư:)
Tôi lạm nhận trụ trì, thật rất hổ thẹn cùng các huynh đệ đồng môn bổn sư. Gần đây bệnh tật vây lấy thân, chỉ lần khần ôm bệnh qua ngày, sớm tối trở thành người thiên cổ lìa xa cuộc đời. Kính gửi một mảnh thư tang, tạm bợ thay tôi biểu đạt ý giáp mặt chia tay vĩnh viễn, đức hạnh cao cả của tiên sư đều trông cậy ở anh em chúng ta nỗ lực phụng hành, phát huy rộng lớn. Không sao nói hết lòng tư niệm, cúi mong các anh em cố bảo trọng!
Hình thức bao thư như sau:
Thư kính gửi
Ông mỗ (xưng hô)
Tỉ-kheo của chùa mỗ … kính cẩn dán kín.
LIỆM DI THỂ VÀO QUAN TÀI
Trụ trì vừa thị tịch, thị giả bảo hành giả khách đầu xuống tăng đường thông báo cho đại chúng biết, đánh một tiếng chùy gỗ bẩm bạch rằng: “Hòa thượng đường đầu truyền lời cho đại chúng, gió lửa bức ngặt nhau, không kịp cùng mọi người giáp mặt quyết biệt”. Lại đánh một tiếng chùy gỗ, kế đó báo cho các liêu là trụ trì đã qua đời. Hành giả đường ty gióng đại hồng chung ở tăng đường tập họp đại chúng đến thất phương trượng điếu nghiễn (hỏi thăm đám tang) và ủy vấn. Sau đó, thủ tọa cùng hai tự và cần cựu thương lượng phát phó cáo (người Việt ta quen nói là cáo phó) (hình thức trình bày phía sau) gửi các chùa bạn, phát thư mời người chủ trì tang lễ. Người chủ tang phải là bậc danh tăng, đại đức của chùa bạn, hoặc là các bậc tiền bối niên lạp cao ở các chùa xung quanh hoặc các bậc tôn trưởng, trong các sư huynh đệ đồng môn của trụ trì, mà cũng có thể do thủ tọa của bổn tự đảm nhiệm.
Nếu trụ trì có để lại di chúc thì nhất nhất phải tuân hành. Cử vài người trong các đệ tử, thị giả và người thân tùy an bài việc tắm rửa cho di thể trụ trì, sau đó mặc pháp y, cạo sạch láng tóc rồi mang di thể liệm vào quan tài. Bài kệ để lại của cố trụ trì phải trương lên bên mé trái quan tài, duy-na đái lãnh chúng đệ tử của trụ trì đốt hương, thỉnh mời thủ tọa an bài Phật sự liệm di thể cố trụ trì vào quan tài. Sau đó, quan tài được đặt tại tẩm đường của cố trụ trì, phía trước quan tài bày biện lư hương và đèn cầy cùng bàn cúng cơm để cúng dường. Tới giờ, gióng chuông tại tăng đường để tập họp đại chúng. Cử hành nghi thức Phật sự xong, duy-na bước ra khổi hàng niệm tụng rằng: “Chúng ta cảm nhận sâu sắc rằng, phương tiện quyền xảo của Phật và bồ-tát rộng lớn vô cùng. Các Ngài hiển thị việc xuất hiện là để giáo hóa chúng sanh tại các hoạt động ở tự nhiên và xã hội mà tâm tánh giác ngộ thì không nơi nào mà chẳng thông, có thể ngộ ý tưởng thâm áo của Phật tổ. Ngài Hòa thượng đường đầu của chúng ta đương nhiên là một người giác ngộ triệt để, trí huệ của ngài chẳng khác chi ánh trăng trong sang tinh anh, chiếu soi muôn trượng sóng mòi, còn tâm từ bi của ngài thì có thể rải đến hết thảy muôn vật có đời sống, trở thành gương mẫu khắp thiên hạ. Nhưng nay thì ngài đã quay về thế giới Cực lạc trời Tây. Từ nay, chúng ta không còn cơ hội nhìn thấy dung nhan từ bi của ngài, nhưng tiếp nối chí hướng ngài vạch ra thì có chỗ quay về. Vì thế mà tập họp các đệ tử của ngài cùng các người được ngài dạy dỗ, tán dương danh hiệu Thánh của Phật và Bồ-tát. Vì các nhân duyên nêu trên nên niệm pháp thân thanh tịnh của đức Phật Tỳ-lô-xá-na v.v…”. Tiếp đó cử hành niệm chú đại bi, đem công đức này hồi hướng cho cố trụ trì rằng: “Chúng con đem công đức niệm tụng và tụng kinh vừa rồi hồi hướng cho cố Hòa thượng đường đầu, cầu mong ngài vào cõi Niết-bàn vô sanh diệt, vãng sanh về Tịnh độ Cực lạc muôn đức trang nghiêm. Nguyện chư Phật và Bồ-tát không nơi nào mà không có, không giờ phút nào mà chẳng hiện diện, bảo hộ cho ngài”. Kế đó lại phúng tụng chú Lăng nghiêm, biểu thị ý nguyện chuyển thí rằng: “Công đức phúng tụng các kinh vừa qua, xin hồi hướng cho cố Hòa thượng đường đầu hầu để ngài tăng cao phẩm vị. Cầu nguyện tất cả (chư) Phật và (chư) Bồ-tát bảo hộ ngài”. Tối đó, tập họp đại chúng niệm tụng, duy-na bẩm bạch rằng: “Bạch đại chúng! Hòa thượng đường đầu đã viên tịch rồi, mọi người chúng ta đều mất nơi nương tựa, ai ai cũng (phải) nên tưởng nghĩ đến nhân sinh vô thường mà lúc nào cũng nên tâm tâm niệm niệm tu học, không nên tự mình buông lung, ham muốn tính chuyện nhàn nhã biếng nhác. Vì các nhân duyên nêu trên nên tụng kinh Pháp thân thanh tịnh của Như Lai, Phật Tỳ-lô-xá-na”. Kế đó chuyển thí công đức cho cố trụ trì giống như đã nói ở trên. Sớm chiều dâng cúng hai thời cơm cháo, ba thời sáng – chiều – tối dâng cúng trà và thang thủy. Mỗi lần dâng cúng, đại chúng niệm kinh, duy-na biểu đạt chuyển thí công đức cho cố trụ trì giống như vừa nói ở trên.
Thời gần đây, phong tục bại hoại, một số tăng chúng trước đây cầu xin giữ chức trang khố hay chấp sự không được, hoặc các kẻ cắp trộm tài vật của thường trụ bị trụ trì phát hiện đánh phạt theo phép công, hoặc tẫn xuất, hoặc trị tội. Ác đồ không tự biết trách cứ lỗi lầm của mình mà chỉ biết mang lòng oán hận nên vừa nghe trụ trì viên tịch là khoái chí mình, dùng lời lẽ độc ác chửi rủa thậm tệ ngài, thậm chí dùng dùi gỗ đánh vào quan tài hay thương đoạt y vật của trụ trì, biểu hiện nết hung bạo, kiêu hoành của chúng. Gặp phải tình huống này thì người chủ tang lễ, các lão tiền bối, trụ trì các chùa bạn, thí chủ, quan viên, sĩ thứ, tín đồ cùng tất cả những ai từng giao du với trụ trì để được học tập thỉnh giáo với ngài đều phải dấn thân xông ra, làm kẻ ngoại hộ bảo vệ quan tài cố trụ trì, ngăn chặn ác đồ quậy phá. Ai mà không một lần chết? Lẽ nào kẻ lợi dụng sau khi người ta qua đời mà làm điều xằng bậy lại là môn đồ tham học dưới tòa của trụ trì. Đối với kẻ liều mạng dám vi phạm phép tắc làm điều xằng bậy như thế thì nhất định phải mạnh tay đuổi cổ trừng trị. Chủ tang lễ và tăng chấp sự nếu dự liệu được ý đồ làm chuyện xằng bậy của kẻ vô pháp mà ngăn chặn hoặc sớm thuyết phục để chúng nhận thức điều lầm lỗi, đánh tan ý niệm làm chuyện xằng bậy, đem sự cố đập tan trước khi nó vừa manh nha thì sẽ bảo tồn được thanh danh của một ngôi chùa.
Hình thức văn trạng cáo phó:
Tỉ-kheo mỗ (…) chủ nhiệm lo tang sự của chùa mỗ (…), kính cẩn cáo phó:
Có chùa mỗ (…) bất hạnh, Hòa thượng đường đầu vào ngày … tháng này qua đời. Kính cẩn trình văn trạng cáo phó.
Ngày … tháng … năm …
Tỉ-kheo chủ nhiệm lo tang sự của chùa mỗ trình văn trạng cáo phó (mỗ) này.
Bao thư đề: Cáo phó (Hoặc gọi là phó cáo)
Hòa thượng thiền sư đường đầu chùa ở xứ mỗ (Nêu rõ chức hàm của vị Hòa thượng nhận thư ra)
Dán cẩn thận.
THỈNH MỜI CHỦ TANG LỄ
Khi người chủ trì tang lễ tới chùa thì gióng đại hồng chung tập họp tăng chúng ra ngoài cổng chùa nghinh tiếp. Chủ tang lễ đến trước quan tài đốt hương, thủ tọa và tăng chúng vái chào vấn an. Đại chúng thoái lui, hai tự và cần cựu đưa chủ tang về khách đường, cắm nhang trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần tỏ lòng chí kính. Chủ tang lễ vào khách đường cư chủ vị. Thủ tọa ngồi đối diện xong, mọi người cùng đứng dậy đốt hương, xong đâu đấy quay về vị trí của mình, hành giả dâng trà, các tiểu sư đệ tử cố trụ trì sắp hàng cắm hương rồi trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy hai lần. Tiếp theo đó, hành giả biện sự thất phương trượng cùng tham đầu suất lĩnh các hành giả tuần tự thắp hương, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy. Sau hết là bộc tùng của thất phương trượng tiến lên tham bái, nghi lễ chấm dứt là dâng thang thủy. Chủ tang tiễn đưa hai tự ra ngoài, khố ty chuẩn bị bữa điểm tâm khoản đãi chủ tang, có hai tự quang lâm bầu bạn. Kế đó, người chủ tang đi khắp các liêu thăm hỏi tăng chúng. Phàm người chủ tang phải là bậc lão thành danh đức, như khi xưa thiền sư Viên Ngộ Khắc Cần (Phật Quả Viên Ngộ) làm chủ tang lễ của Hòa thượng Đạo Ninh chùa Khai Phước (tức Thiền sư Khai Phước Đạo Ninh) ở Đàm Châu, thật hết sức đẹp lòng mọi người. Về sau này kế nhiệm ngài Đạo Ninh trụ trì chùa Khai Phước là thiền sư Nguyệt Am Thiện Quả nhân cơ hội này được làm tự pháp đệ tử của thiền sư Viên Ngộ. Các câu chuyện trên có thể nêu lên mẫu mực ngàn năm trong việc chọn người chủ tang vậy.
MỜI THỈNH NGƯỜI BIỆN SỰ CỦA ỦY VIÊN HỘI LO TANG LỄ
Sau khi người chủ tang đi khắp các liêu thăm tăng chúng xong thì hai tự, cần cựu và đệ tử của trụ trì cùng đến phòng khách, trình ra sổ bộ ghi chép tài vật riêng tư mà trụ trì dành dụm được, cùng các văn bản do trụ trì để lại. Mọi người vừa uống trà vừa thương nghị mời thỉnh các người biện sự việc trị tang (như thư ký, duy-na, tri khách và thị giả phụng thị di ảnh) và cũng thương nghị luôn nên cử hành các Phật sự trong tang lễ như thế nào (sẽ trình bày phía sau). Các Phật sự này đều được người chủ tang nhất thiết mời thỉnh, trừ hai Phật sự là cử ai và tiểu tham là do người chủ tang trực tiếp cử hành chẳng đợi mời thỉnh ai, dự trù phân phát hiếu phục (hiếu phục nặng nhẹ của mọi người, xin xem phần Hiếu phục phía sau trình bày). Nếu như không có sẵn tang phục vải lụa thành phẩm thì có thể tùy nghi tính thành tiền rồi trao cho đệ tử tự may. Người chủ tang phải cùng thủ tọa tính toán kiểm kê xem tài vật riêng tư mà trụ trì để lại nhiều ít mà chia ra làm ba phần:
a. Một phần giao tang ty dùng cho nhu cầu lo liệu tang lễ như phí may đồ tang (hiếu phục), phí tụng kinh, phí dầu đèn, đèn cầy.
b. Một phần sung vào tài sản của thường trụ (của tập thể nhà chùa) hầu cải thiện tiêu chuẩn bữa ăn của đại chúng hằng ngày.
c. Một phần dùng để thù lao cho toàn thể tăng chúng tụng niệm kinh văn và phí dụng thanh lý công ghi chép sổ sách các tài vật mà cố trụ trì để lại.
Người chủ tang phải giữ dạ công bình, chính trực, không nên ngã theo riêng tư ai. Các tăng nhân mà người chủ tang mang theo không được can dự vào công việc của nhân viên lo tang lễ. Mỗi ngày các khoản cử hành nghi lễ tụng niệm, phân phát tài vật bố thí, dâng cúng trà và thang thủy cùng tế điện thì bất kể là hai tự hay cần cựu đều phải nên mời thỉnh một người chưởng quản tài vật hầu chặt đứt mọi lời ra tiếng vào dị nghị.
Thị giả Thánh tăng quản lý bản trướng, trị tang ủy viên hội cộng đồng phái định hành giả khố ty, hành giả khách đầu, hành giả trà đầu bàn bạc nhau quản lý điều động nhân dịch và mời duy-na trị tang cùng nhau thương nghị. Riêng tri khách trị tang thì lo tiếp khách người ngoài. Tang ty điều động cả ngàn nhân bộc trong tang lễ nên nhất nhất sắp xếp phân công, đều phải ghi vào bảng biểu công bố rành mạch.
TANG PHỤC
Thị giả và các tiểu sư (đệ tử của cố trụ trì) mặc tang phục áo dài (trực chuyết) bằng sô gai, chấp sự tăng hai tự mặc tang phục áo dài trực chuyết bằng cỏ gai, người chủ tang và sư huynh tôn trưởng đồng môn của cố trụ trì mặc áo dài trực chuyết bằng vải thô. Cần cựu và nhân viên biện sự, người đồng hương và sư huynh đệ đồng môn của trụ trì cùng trụ trì các chùa bạn dùng lụa thô chế thành dây lưng trắng quấn ngang mình, thí chủ cũng dùng lụa thô chế thành dây lưng trắng quấn ngang mình, hành giả thất phương trượng đội khăn tang bằng vải gai, các hành giả đội khăn tang bằng vải cỏ gai, bộc dịch của thất phương trượng cùng các người coi công nhân đội khăn tang bằng vải gai, mặc áo tang ngắn bằng vải gai; người làm vườn và các loại công nhân, bộc dịch chỉ đội khăn tang bằng vải gai mà thôi.
TÊN GỌI VÀ CÁC NGHI THỨC PHẬT SƯ
Phật sự liệm di thể vào quan tài, đưa quan tài ra pháp đường, đóng chặt nắp quan tài, treo chân dung cố trụ trì tại pháp đường, cử ai, cúng trà và thang thủy, tiểu tham trước linh sàng, cúng trà và thang thủy, khiêng quan tài ra khổi pháp đường, treo chân tượng lên tại cái đình nhỏ đặt chân tượng ngoài cổng chùa, cúng trà thang, châm đuốc gỗ tượng trưng, an định hũ đựng di cốt, ban tặng hay rao bán y vật cố trụ trì, đưa hũ cốt vào tháp, đưa di tượng (di ảnh, chân tượng) vào Tổ đường, toàn thân đưa vào tháp, lấp đất miệng tháp lại (như y bát cố trụ trì để lại dồi dào, mỗi ngày đều cúng trà thang, cử hành thêm nghi thức Phật sự chuyển quan tài và chôn cất).
ĐƯA QUAN TÀI ĐI
Di thể liệm vào quan tài được ba ngày thì đậy nắp quan tài lại, đồng thời bố trí sắp xếp pháp đường, nửa gian phía Đông (trái) treo màn trướng, thiết đặt sàng tòa, đặt giá móc áo và các loại đồ dùng hằng ngày của cố trụ trì lúc sanh tiền để phụng sự. Ngay gian giữa an trí pháp tòa, trên pháp tòa treo chân dung và đặt linh vị (bài vị cố trụ trì). Trên bàn đặt phía trước linh vị trần liệt tế phẩm thật là phong phú, lại dùng màn lụa mỏng thả rủ xuống che lại, để cho mọi người tế lễ. Nửa gian phía Tây (phải) là chỗ an trí quan tài, dùng màn vải gai rủ xuống để che quan tài lại. Trước quan tài trần liệt bàn, trên mặt bàn đặt lư hương, bình bông, hoa trắng, thắp hương, đốt đèn cầy giữ cho cháy mãi không tắt. Sáng chiều hai lượt dọn cúng trà và thang thủy cơm cháo cùng tụng kinh. Ngoài ra còn cụ bị cả đèn lồng, chập chỏa, hương hoa, cờ phướn. Đến giờ, thỉnh chuông tăng đường tập họp mời mọi người dự lễ Phật sự đưa quan tài vào pháp đường. Sau khi chuẩn bị xong liền đưa quan tài vào pháp đường, mời mọi người dự lễ đóng khóa nắp khóa đinh quan tài lại.
NGHI THỨC TREO CHÂN TƯỢNG (DI ẢNH), CỬ AI VÀ DÂNG CÚNG TRÀ THANG
Sau khi di chuyển quan tài đến pháp đường và đóng đinh khóa nắp áo quan xong (tỏa quan cũng còn gọi là phong quan) thỉnh mời cử hành Phật sự treo di ảnh. Sau khi treo xong, nếu như trụ trì đích thân có viết để lại di ngôn (thường là bài kệ bốn câu) thì thị giả dâng tờ di ngôn đó trình lên người chủ tang lễ cùng thủ tọa và đại chúng nói: “Hòa thượng đường đầu lúc lâm chung có di ngôn, xin kính trình lại y nguyên cho thủ tọa và đại chúng!”. Người chủ tang đích thân tiếp lấy rồi trình trao lại cho thủ tọa. Thủ tọa cầm tờ di ngôn đưa lên trên lư hương xông tHôm một lát, đoạn trao lại cho duy-na lớn tiếng đọc trước đại chúng một lượt. Hành giả của tang ty (ban trị tang sự vụ) đem tờ di ngôn gắn (dán) lên phía bên phải tấm màn ở gian giữa của pháp đường, chủ tang lễ bẩm bạch rằng: “Hòa thượng đường đầu qui tịch, lý phải cử ai”. Cử hành Phật sự cử ai xong, chủ tang lễ cất tiếng khóc: “Ai, ai, ai (buồn thương, buồn thương, buồn thương)” thì mọi người cùng khóc theo (cũng khóc ba tiếng “Ai, ai, ai”), các tiểu sư (đệ tử cố trụ trì) đứng sắp hàng dưới màn cũng khóc lóc thảm thiết. Tiếp đó cử hành Phật sự dâng hiến trà thang, các tiểu sư đứng sắp hàng trước di ảnh cố trụ trì lễ bái, sau đó quay lại đứng dưới màn. Người chủ tang lễ đốt hương hướng về di ảnh cố trụ trì lễ bái, hai tự cùng cần cựu và đại chúng nối bước người chủ tang tuần tự hướng về di ảnh cố trụ trì đốt hương lễ bái. Các tiểu sư đứng ở phía bên trái di ảnh lạy đáp lễ. Sau đó, người chủ tang lễ đến ngay nơi dưới màn ngỏ lời ai điếu an ủi các tiểu sư. Các tiểu sư hướng về người chủ tang lạy ba lạy trí tạ. Kế đó, người chủ tang lễ an ủi hai tự và đại chúng rằng: “Pháp môn chẳng may gặp chuyện Hòa thượng đường đầu vội rời dương thế. Dám mong mọi người trong cảnh đau thương này (phải) nên nỗ lực duy trì hậu sự!”. Thủ tọa đáp lời rằng: “Rất may nhờ được Hòa thượng tang chủ hết lòng chủ trương mọi việc!”, hai tự và đại chúng an ủi các tiểu sư rằng: “Chùa ta chẳng may, Hòa thượng đường đầu đã sớm về cõi Phật. Ngưỡng mong các sư giảm bớt, ngăn chặn bi ai hầu dốc lòng lo hậu sự cho tròn!”. Các tiểu sư đệ tử suốt đêm đứng sau màn canh giữ quan tài, phần tang ty (nơi lo việc tang lễ) nêu bày lễ cúng theo thứ tự (nói rõ phía sau) trên giấy gắn lên trên màn che của mé Tây (trái) pháp đường. Các tế văn đều do thư ký của tang ty soạn thảo viết ra, mỗi hôm có thể dọn cúng hai lần mà cũng có thể dọn cúng ba lần, tùy nghi mà quyết định thôi, chẳng có câu nệ chi, bởi thí chủ cũng như đoàn trụ trì các chùa bạn đến dự lễ tang có trước sau, do đó mà số lần dọn dâng cúng cũng như thời gian cúng phải theo đó mà biến hóa. Nếu đồng môn pháp quyến hay môn nhân đệ tử của cố trụ trì vừa đến cổng chùa để tế điếu thì tri khách đón tiếp rồi thông báo với tang ty, ngay đó đưa phát hiếu phục, sau đó mới lên pháp đường điếu tế. Tất cả tài vật do mọi người đưa đến cúng tặng để tư trợ việc tang ma sau khi chi dùng xong mà còn dư thừa ra thì phải đưa vào tài sản chung của chùa, tức thường trụ, dùng để làm chi phí khao thưởng bộc tùng, người đi theo của các phái đoàn chùa bạn đến phúng điếu. Tang ty triệu tập hai tự cùng cần cựu tra điểm di sản của cố trụ trì ghi chép trong sổ sách, trừ đi phần ban phát hay giữ lại theo di chúc của cố trụ trì, còn bao nhiêu thì thẩm định giá trước tùy theo các vật đó cũ hay mới, dài hay ngắn, có giá trị cao hay thấp để tránh tới khi rao đấu giá phải bối rối bàn định lại giá lung tung.
CÁC NGHI THỨC TIỂU THAM TRƯỚC LINH CỬU, DÂNG CÚNG TRÀ THANG, TỤNG NIỆM KINH KỆ VÀ TRÍ TẾ
Duy-na của tang ty cùng các tiểu sư đệ tử của trụ trì mang hương đến khách đường bái thỉnh người chủ tang trong đêm cuối cùng quàn quan tài, cử hành nghi thức tiểu tham trước linh cửu. (Nghi thức tiến hành như sau): trước hết đặt bày pháp tòa trước
linh cửu, đợi sau khi chuông tối đổ xong, đánh trống tập họp đại chúng. Hai tự đứng dưới pháp tòa vái chào vấn an giống như tình huống ở buổi tiểu tham thông thường. Người chủ tang sai thị giả của mình đốt hương, còn trong trường hộp không mang theo thị giả của mình thì dùng thị giả Thánh tăng đường của bổn tự thay thế cũng được. Sau khi lễ tiểu tham chấm dứt, người chủ tang xuống pháp tòa, các tiểu sư đệ của chùa lễ bái cảm tạ. Thủ tọa lãnh đạo tăng chúng dâng hương trước linh cửu, sau khi mọi người quay về chỗ cũ của mình ổn định rồi, thỉnh dâng trà thang cúng tế. Phật sự xong, duy-na của bổn tự niệm tụng rằng: “Bẩm bạch đại chúng! Hòa thượng đường đầu chùa ta nhập cảnh giới Niết-bàn. Từ nay trở đi, mỗi ngày qua là sanh mạng chúng ta đà giảm thiểu đi thì chúng ta như cá thiếu nước, như thế thì có gì vui đâu? Các ông nên nghĩ đến điều đó mà tinh cần, cố gắng tu hành như phải cứu lửa đang cháy táp đầu mình. Phải luôn luôn nghĩ đến vô thường chóng vánh tới mà chớ có buông lung vui đùa! Chúng tôi mười phần tán thưởng chuyện đại chúng cúc cung đứng trước màn linh cửu mà tụng trì hồng danh của tất cả chư Phật, Bồ-tát hầu tăng phẩm vị của cố trụ trì, giờ cảm phiền nhờ các vị lại niệm cho pháp thân thanh tịnh Tỳ-lô-xá-na Như Lai v.v…”.
Sau khi cử hành đọc chú Đại bi xong, hồi hướng rằng: “Công đức niệm tụng kinh kệ vừa qua, xin hồi hướng trọn vẹn cho cố Hòa thượng đường đầu vừa mới thị tịch. Mong ngài không quên nguyện lực, tái chuyển thế hiện đàm hoa đầu thai làm cao tăng đại đức, phát huy oai lực to lớn chèo thuyền từ trên dòng sông sanh tử, từ bi cứu độ chúng sanh, đem chúng sanh còn mê muội chưa giác ngộ dẫn độ đến cảnh giới siêu thoát sanh tử bên kia của đức Phật! Do vậy dám phiền đại chúng lại tụng niệm mười phương ba cõi tất cả ‘Phật’”. Kế đó, tri khách của chùa tụng niệm chú Lăng Già, và cũng nêu ý hướng hồi hướng công đức cho cố trụ trì rằng: “Tất cả công đức tụng niệm vừa qua, xin trọn hồi hướng công đức cho cố Hòa thượng đường đầu vừa mới viên tịch! Nguyện ngài sau đêm quàn cuối cùng khi di thể đã hỏa thiêu luôn được tăng cao phẩm vị mười phương ba cõi Phật!”. Kế đó, mọi người theo thứ tự trước sau cúng tế, rốt sau niệm chú Đại bi, cách nói lời chuyển thế công đức cũng như vừa nêu trên. Chờ cho sau khi hành giả và bộc tùng tham bái, tụng kinh xong thì hành giả của tang ty hô lớn: “Mời thủ tọa và đại chúng tựu tòa dùng thang thủy và trái cây!”. Dùng xong, đại chúng giải tán, còn các tiểu sư đệ tử của cố trụ trì và hành giả thất phương trượng cùng bộc tùng suốt đêm canh giữ quan tài.
THỨ TỰ TẾ CÚNG
Tri sự, đầu thủ, người chủ tang, Tây đường, cần cựu, mông đường, các cao tăng ẩn dật chốn giang hồ, tiền tư, bậc lão túc, đại chúng các liêu, các người biện sự, cựu thị giả, người cùng quê với cố trụ trì, các sư huynh đệ đồng môn của cố trụ trì, các người coi am tháp, tiểu sư đệ tử của cố trụ trì, hành giả thất phương trượng, hành giả nơi biện sự của sáu tri sự, hành giả các liêu và bộc tùng của thất phương trượng, phu khiêng kiệu, lão lang, người làm vườn, người nấu bếp núc, các loại công đầu của tu tạo cục.
XUẤT TANG TREO DI ẢNH, DÂNG CÚNG TRÀ THANG
Khố ty và tang ty hỗ tương phối hộp chỉ huy chuẩn bị xếp đặt các đồ dùng trong nghi thức đưa tang gồm: hương đình: cái đình nhỏ cao chừng 1m, có bốn chân chống xuống khi dừng, có hai cáng trước và hai cáng sau cột sợi dây da, hai người khiêng mắc vào vai một trước một sau mà khiêng đi. Hương đình là cái đình nhỏ đặt lư hương khiêng đi trong đám tang), đình nhỏ đặt di ảnh, cờ phướn, đội nhạc lễ diễn xướng ca vịnh tiếng Phạn. Trước quan tài là các vật như lọng che ghế dựa, thang thủy và lư hương, đèn lồng, cây bê (trúc bề) chủ trượng, cây xơ quất (phất tử), hộp hương, pháp y. Khi đám tang ra đi, các tiểu sư đệ tử đi sau xe tang, gióng đại hồng chung và trỗi đánh tất cả các pháp khí để đưa tang. Khi nhấc quan tài lên niệm tụng: “Quan tài vàng tự động nhấc lên, vòng quanh thành lớn Câu-thi-la, cờ phướn đón gió lồng lộng, đại lễ đưa đến chỗ hỏa thiêu (trà tì). Ngưỡng mong nhờ đại chúng, xưng niệm hồng danh chư Phật Bồ-tát, hầu biểu thị tình cảm không thể xa rời đối với cố trụ trì, đồng thời giúp đỡ giác linh cố trụ trì thuận lợi tìm đường giác ngộ đến nơi thanh tịnh trang nghiêm của đất Phật! Thỉnh mời niệm pháp thanh tịnh của Phật Tỳ-lô-xá- na!” (còn nếu như không hỏa thiêu quan tài mà đưa toàn thân vào tháp thì nói: “Thạnh lễ đến nan đề” (tức tiếng Phạn của từ “tháp bà”, có nghĩa là cái tháp). Duy-na tiến lên phía trước đốt hương, dẫn các tiểu sư đệ tử của trụ trì bái thỉnh tiến hành Phật sự khởi quan. Khi đưa quan tài đến cửa cổng chùa, thỉnh cúng tế điện, đình nhỏ, treo di ảnh và cúng trà thang. Cả ba nghi thức đều có cử hành Phật sự. Hai tự và đại chúng đứng sắp hàng tại hai bên cổng. Chờ cho quan tài đưa ra khổi cổng, duy-na của chùa nhà, mặt hướng vào trong chùa, chấp tay đứng ngay chính giữa cửa cổng tụng niệm chú Vãng sanh, hoặc giả tuyên niệm danh hiệu của tứ thánh là A-di-đà Phật, Bồ-tát Quán thế âm, Bồ-tát Đại thế chí, Bồ-tát Đại hải chúng. Đại chúng đồng loạt niệm theo, chủ tang lễ suất lãnh đại chúng chia ra hai bên phải trái mà ra cổng, rắc rải giấy cắt hình lá liễu màu trắng ra hai bên cho mọi người. Khi đi đưa tang, mọi người ở các bộ phận đều đồng bộ mà bước đều, không được chen vai thích cánh nói chuyện phiếm, ai ai cũng phải biểu lộ lòng mang nặng bi thương. Đô giám tự phụ trách giám đốc tiến hành nghi thức xuất tang, duy-na tri khách của tang ty cùng với thị giả Thánh tăng lo phân phát vật bố thí lúc xuất tang.
LỄ TRÀ TỲ
Đám tang đến đài hỏa táng (Niết-bàn đài), duy-na của tang ty chờ cho đô giám tự dâng hương, cúng trà xong, bước tới trước đốt hương, dẫn dắt các tiểu sư đệ tử của cố trụ trì thỉnh mời cử hành Phật sự đốt đuốc gỗ tượng trưng. Duy-na của chùa nhà niệm tụng rằng: “Hôm nay cố Hòa thượng đường đầu vừa mới viên tịch, chuyện hóa duyên của ngài ở nhân thế đã xong, bèn quay về ngay Niết-bàn chân thường. Quan tài đã đi vòng quanh thành lớn Câu- thi-na-yết-la (Kusinara), tính hỏa tự bùng cháy tại hôm nay đây. Ngưỡng mong nhờ đại chúng giúp đỡ giác linh về nơi cảnh giới Niết-bàn! Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật”, niệm một thời 10 lần, đại chúng cùng hòa niệm theo 10 lần xong thì duy-na lại nói: “Việc tuyên dương Thánh hiệu vừa rồi là kiền thành xúc tiến nghi thức hỏa thiêu. Cố Hòa thượng đường đầu kế thừa tinh túy của Tông môn, đối với việc nắm bắt áo nghĩa Thiền học đã tiếp cận mức độ Phật – Tổ, mà ứng dụng thực tế là đã khải phát, khai thị rộng rãi cho kẻ hậu học, lòng từ bi lớn lao của Hòa thượng thật đã đủ sâu rộng để bao dung cả đất trời. Như nay đây đem một mảnh hình hài hư ảo đưa vào trong ánh lửa sáng rực để thực hiện định luật ‘chư hành hòa hiệp’, xin thành khẩn dùng ba chén trà thô, một bát lư hương nhạt khói dâng cúng lễ điện. Chúng con nhất định kiền thành phụng hành những điều mà cố Hòa thượng đã dạy dỗ, lễ kính và đoàn kết tất cả những người con Phật tin pháp”. (Tri khách chùa nhà) cất tiếng tụng chú Đại Bi, hồi hướng rằng: “Công đức niệm tụng kinh chú vừa rồi, xin trọn hồi hướng cho Hòa thượng đường đầu vừa mới hỏa thiêu được tăng cao phẩm vị! Xin chư Phật Bồ-tát trong mười phương ba cõi che chở giúp đỡ!”. Tri khách chùa nhà lại cất tiếng tụng chú Lăng nghiêm, đoạn hồi hướng cũng giống như vừa nêu trên. Kế đến, các người cùng quê hương với cố trụ trì cử kinh, đại chúng cùng tụng theo. Xong, thủ tọa suất lãnh đại chúng quay về chùa nhà độ trai. Các tiểu sư đệ tử của cố trụ trì, người cùng quê và chư huynh đệ đồng đạo với trụ trì ở lại canh lửa tàn để thu nhặt tro xương. Độ trai xong, thỉnh chuông tại tăng đường tập họp đại chúng, chuẩn bị toàn bộ nghi tùng, nghinh đón cốt đưa về tẩm đường cố trụ trì an định phụng thờ, cùng thỉnh mời cử hành Phật sự an trí di cốt, đoạn treo di ảnh lên mà cúng dường cơm cháo và tụng
kinh. Từ đó cứ mỗi ngày hai lần dâng cúng cơm cháo, và ba lần sáng, trưa, chiều dâng cúng trà và thang thủy. Mỗi 10 ngày hay nửa tháng đại chúng đến tụng kinh một lần cho tới khi linh cốt đưa vào tháp mới thôi.
NGHI THỨC ĐƯA TOÀN THÂN VÀO THÁP
Khi đưa quan tài đến tháp, tăng đô giám tự dâng hương trà xong thì duy-na của tang ty bước đến trước đốt hương, suất lãnh các tiểu sư đệ tử của cố trụ trì bái thỉnh cử hành nghi thức Phật sự nhập tháp xong thì duy-na của chùa nhà niệm tụng rằng: “Chúng ta tha thiết nghĩ rằng, Thiền tăng khi ngồi thì xếp bằng hai chân theo thế kiết-già, ấy là kế thừa qui định truyền thống của Phật Đà khi thuyết pháp tại Linh sơn, lấy việc sơ tổ Bồ-đề-đạt-ma quảy một chiếc dép về Tây làm tiêu chí của Thiền tông, đồng thời biểu thị khuôn mẫu của Thiền tông (là do sơ Tổ 9 năm nhìn vách tại Thiếu Thất Thiếu Lâm lưu truyền lại). Toàn bộ Thiền cơ lúc ẩn lúc hiện, đại pháp có đầu có đuôi. Ngưỡng mong đại chúng giúp đỡ giác linh của cố trụ trì dễ dàng về Tây Thiên! Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A-di-đà Phật”. Niệm 10 lần xong, lại nói: “Mười lần xưng dương hồng danh đức A-di-đà vừa rồi là tiếp đỡ cố Hòa thượng đường đầu vãng sanh về thế giới Cực lạc. Duy nguyện Phật pháp như gương tuệ (huệ) không ngằn không mé, lòng từ của Thế Tôn như mây lành ban bố rộng khắp các chúng sanh. Trong cõi tứ sanh (thai sanh, trứng sanh, thấp sanh, hóa sanh) đều khai thị cho biết nguyên nhân bất sanh bất diệt. Nơi sáu nẻo luân hồi (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, trời, người) đều nói cho pháp vô ngã vô nhân (vạn sự vạn vật trên đời đều không phải là tự thể thực tại độc lập vĩnh hằng). Kính cẩn dâng ba chén trà thô, một làn khói nhang ở lư hương để mà tế điện ! Thành khẩn cử hành chỉ thị của Phật, tất cả đồ chúng tin Phật phải kính trọng và đoàn kết nhau!”. Nghi thức tụng niệm theo thứ tự tiếp đó đều giống như tình huống tiến hành lễ hỏa thiêu tại đài Niết-bàn, nhưng hồi hướng công đức thì nói: “Nguyện đem công đức này hồi hướng cho cố Hòa thượng đường đầu khiến thịnh lễ đưa ngài vào Tháp Bà tăng thêm phần rạng rỡ”. Chờ cho đất cát để lấp miệng tháp đều cụ bị đầy đủ, mới thỉnh cử hành Phật sự lấp đất miệng tháp, rồi sau đó rước di ảnh về tẩm đường cúng dường. (Tại tẩm đường), người chủ tang lễ đốt hương lễ bái di ảnh cố trụ trì. Kế đó, trụ trì các chùa bạn, hai tự và đại chúng cùng các tiểu sư đệ tử cố trụ trì lễ bái di ảnh xong, các tiểu sư đệ tử hướng về người chủ tang thắp nhang, trải tọa cụ giập đầu cử hành đại lễ lạy ba lạy biểu thị cảm tạ ơn. Tiếp đó, hai tự và tất cả tăng chúng cảm tạ người chủ tang lễ, lời trí tạ như sau: “Chùa nhà chẳng may cố Hòa thượng đường đầu viên tịch. Thừa mong ngài ra tay tận lực chủ trì tang lễ (thật hết mực cảm tạ!)”. Người chủ tang đáp lời: “Thật ra trái lại phải cảm ơn các vị đã tận lực hiệp trợ phối hộp nên mới được hoàn mãn chẳng có chút sơ xuất nào”. Kế đó, người chủ tang suất lãnh tất cả nhân viên trong tang ty cùng đến các liêu cảm tạ mọi người. Kế tiếp, các tiểu sư đệ tử cố trụ trì cũng đi khắp liêu để lễ bái cảm tạ. Duy-na của chùa nhà đưa thị giả đương nhiệm của cố trụ trì và thị giả phục thị di ảnh về liêu của tăng chúng an nghỉ. Mỗi ngày ba thời dâng cúng trà thang và tập họp đại chúng tụng kinh cho đến khi đón bài vị đưa vào tổ đường mới thôi. Hoặc giả phải đợi tân trụ trì kế nhiệm đến mới kết hộp cử hành nghi thức Phật sự đưa di ảnh vào tổ đường.
RAO BÁN ĐẤU GIÁ DI VẬT CỦA CỐ TRỤ TRÌ (chủ yếu là Y nên gọi là Xướng Y)
Đến thời khoảng qui định, trước tăng đường hoặc hai bên phải trái của pháp đường bày trí chỗ ngồi của đại chúng. Ngay khoảng giữa mặt hướng về bên trong đặt một cái bàn dài nằm ngang, trên đó bày bút, nghiên và một cái khánh lớn. Thỉnh chuông tại tăng đường tập họp chúng, thủ tọa và người chủ tang ngồi ngang mặt nhau. Hai tự và đại chúng chia nhau theo thứ lớp ngồi hai bên, duy-na của ban lo việc tang lễ, tri khách và thị giả Thánh tăng ngồi giáp mặt với người chủ tang lễ. Duy-na niệm tụng rằng: “Lưu lại y để biểu thị lòng tin, đây là qui định do liệt Tổ bao đời truyền lại. Nắm Phật pháp để phá trừ keo lận, ấy là phong cách của các bậc tiền bối hiền đạt để lại mà chúng ta phải tôn trọng tuân theo. Nay đây rao bán đấu giá di vật của cố trụ trì, chính là để biểu minh vạn sự, vạn vật biến hóa vô thường. Những mong đại chúng cảm phiền niệm tụng pháp thân thanh tịnh của Phật Tỳ-lô-xá- na! v.v…”. Nghi thức xong đâu đấy, mở giỏ tráp lấy y vật mà cố trụ trì súc tích được bấy lâu nay ra, y theo số hiệu đã đánh dấu mà bày ra trên bàn dài, thỉnh mời cử hành Phật sự rao bán đấu giá y vật của cố trụ trì xong, duy-na đánh một tiếng khánh, bẩm bạch rằng: “Này, biện pháp rao bán đấu giá y vật của cố trụ trì lưu lại phải tôn thủ qui củ nhất định, tức là đối với mỗi vật đem rao bán phải căn cứ vào tình trạng cũ mới, dài ngắn tự mỗi người nên dòm xét. Sau khi tiếng khánh quyết định chấm dứt thì kể như việc mua bán đã xong, chừng đó không ai được tiếc rẻ nhé! Xin bẩm bạch rõ ràng như thế!”. Nếu pháp y (cà-sa) để lại nhiều quá, thì phải căn cứ vào di chúc lưu tồn để mà phân ngạch. Trong quá trình rao bán đấu giá phải theo thứ tự mà đưa trình y vật cho duy-na, duy- na nhất nhất đưa lên báo giá. Nhân viên chức sự lo việc tang lễ, trong việc rao bán đấu giá này, quí ở công tâm mà chủ trì công việc. Duy-na định giá rồi đánh khánh, hành giả theo dõi hai bên phải trái, trước sau báo tên họ người quyết định mua y vật, tri khách biên chép tên họ người mua vào một danh sách, thị giả y theo tên họ trong danh sách mà phát biên lai làm bằng. Việc rao bán y vật xong rồi, kết toán tổng số giá tiền, người chủ tang lễ kiểm điểm lại danh sách. Người mua giao tiền và nhận lại y vật mua được, nhân viên phụ trách đấu giá không được vì tình riêng mà giảm bớt giá tiền. Người chủ tang phải nghiêm túc theo dõi kiểm tra việc tiến hành sao cho trơn tru thuận lợi.
Gần đây, người ta thường dùng biện pháp nêu thẻ để xử lý việc rao bán y vật, đây là một biện pháp rất hay để tránh cảnh tranh giành, chen lấn mua y vật bán đấu giá. Cách này là dùng một miếng giấy nhỏ y theo thứ tự các chữ của Thiên tự văn mà viết chữ hiệu vào. Mỗi một miếng thẻ giấy tự hiệu được chia ra làm ba đoạn viết chữ lên đó, đoạn đóng dấu vào mỗi chữ đề phòng gian lận. Phải liệu định xem số người mua nhiều ít mà viết giấy thẻ nhiều hay ít, viết xong giao cho nhân viên tang ty niêm phong lại. Đến lúc rao bán đấu giá, đem thẻ viết chữ số hiệu trình cho người chủ tang và hai tự kiểm soát lại lần chót, rồi thủ tọa mở niêm. Tri khách phát giấy thẻ hiệu, hành giả đường ty bưng mâm đi theo sát bên thị giả. Thị giả lấy thẻ giấy có chữ hiệu vừa phân phát cho mỗi người, tuần tự cắt đôi, lấy một nửa bỏ vô cái mâm mà hành giả đường ty bưng theo bên mình. Cắt xong hết rồi, đem mâm đặt ở bên cạnh người thủ tọa, rồi dùng tay xào trộn mớ nửa thẻ hiệu đựng trong mâm, đoạn đặt một chậu nước phía dưới. Khi duy-na đưa y vật lên rao giá bán xong, thì ngay lúc đó thủ tọa gọi một đồng tử bảo nó thò tay vào một cách không chú ý trong mâm nhặt ra nửa miếng thẻ hiệu đưa cho thủ tọa mở ra xem nửa thẻ mang số hiệu gì, rồi báo cho đường ty hành giả lớn tiếng đọc lên số hiệu đó. Lúc đó, mỗi người đều mở lòng bàn tay mình đang nắm giữ nửa tấm thẻ hiệu ra xem nó số mấy. Nếu ai có nửa tấm thẻ trùng với số hiệu mà hành giả đường ty vừa đọc thì lên tiếng, nếu như người có nửa thẻ trùng số hiệu hành giả vừa đọc mà không muốn mua món y vật đó thì khổi lên tiếng ưng mua. Số hiệu được hô ba lần mà không có ai lên tiếng thì thủ tọa ném nửa tấm giấy thẻ hiệu vừa hô đó vào chậu nước dưới nền, rồi lại bảo đồng tử thò tay một cách vô ý vào mâm bóc nửa tấm thẻ hiệu khác để lại hô lên số hiệu thẻ. Như có người đáp ứng chịu mua lên tiếng, thì hành giả đường ty đến thu nửa tấm thẻ hiệu của người đó, đến chỗ thủ tọa so sánh lại thấy khớp nhau thì báo với duy-na rằng: “Vật này (mỗ y vật) đã quyết định bán cho vị tăng … (mỗ) mua”. Nói xong, đánh một tiếng khánh, tri khách viết tên vị đó vào danh sách rồi thị giả phát phiếu biên nhận, hành giả cung đầu đón lấy biên nhận đưa lại cho vị tăng mua được y vật. Tuy nhiên, y vật vẫn chưa phát ngay mà được cất giữ lại trong rương tráp như cũ. Sau khi theo thứ tự rao bán xong, duy-na đánh một tiếng khánh, biểu thị chuyển thí công đức cho cố trụ trì rằng: “Công đức niệm tụng qua việc rao bán đấu giá vừa rồi đều hồi hướng cho Hòa thượng đường đầu vừa viên tịch, mong ngài được tăng cao phẩm vị. Chư Phật trong mười phương ba cõi bảo hộ cho ngài v.v…”. Mọi người tản ra, những người mua được căn cứ vào phiếu biên lai mà đi nhận y vật. Nếu có người nào trong vòng ba ngày không đến nhận y vật thì y vật sẽ định y giá cũ mà bán (viết danh sách và phép xưa bán đấu giá sẽ nói rõ trong chương Đại chúng).
Hình thức phiếu thu chi rao bán đấu giá y vật:
Hòa thượng đường đầu viên tịch, số tiền rao bán y vật ghi chép vào phiếu thu chi như sau :
a- Số tiền thu vào (do món … (mỗ) bán được)
b- Số tiền thu vào (do hạng mục … thu được)
c- Số tiền chi ra (do hạng mục … dụng độ)
d- Số tiền chi ra (do hạng mục … chi dùng), được kê ra như sau:
Theo như trên thì tổng số tiền thu được là :
Tổng số tiền chi ra là:
Trừ phần chi ra, hiện số tiền còn lại được bảo quản là:
(Số tiền này sung vào việc gặp trai hội các tuần thất chi cho tiền đãi thọ các tăng nhân tụng kinh hồi hướng công đức cho người quá vãng và chi cho tiền mua kinh sách) có nêu ra như trên.
Ngày … tháng … năm …
Hành giả mỗ của tang ty cụ trình, chấp sự tăng quản lý sổ sách, hai tự và điển tang (chấp sự tăng phụ trách việc tang) đều ghi tên họ và ký tên vào.
ĐƯA LINH CỐT VÀO THÁP
[1129c11] Cách một đêm tới ngày đưa linh cốt vào tháp chuẩn bị nghi tùng. Đúng ngay ngày đưa linh cốt vào tháp, thỉnh chuông tập họp đại chúng. Đô giám tự thượng hương xong, thỉnh mời cử hành Phật sự đưa linh cốt đi. Đưa cốt đến chỗ tháp, thỉnh mời cử hành Phật sự đưa linh cốt vào tháp. Tất cả các nghi thức tụng niệm kinh văn và hồi hướng công đức cho cố trụ trì đều giống như nghi thức cử hành lúc đưa toàn thân vào tháp, riêng phần nghi thức nghinh đón di ảnh về tẩm đường cúng dường cùng lễ tiết cảm tạ người chủ tang đều giống như tình huống lúc đưa toàn thân vào tháp.
ĐƯA TRÌNH THƯ ĐỂ LẠI CỦA CỐ TRỤ TRÌ
Lo xong tang sự, người chủ tang lễ mời thỉnh thị giả và người lo công việc sung vào chức vụ chuyên sứ, chia đường dong ruỗi đưa di thư của cố trụ trì cho trụ trì các chùa bạn và các sư huynh đệ đồng môn của cố trụ trì, thí chủ dài lâu của bổn tự, và các quan viên thân thích tới lui của cố trụ trì. Duy đối với các bậc lão tiền bối đức cao vọng trọng, tất phải cần người có kiến giải sâu rộng hầu đưa ra kiến giải hồi đáp lại huấn thị của các ngài cho nên phải lựa chọn người giỏi việc để sung vào cương vị chuyên sứ. Đến chùa người, trước hết chuyên sứ phải tới liêu của tri khách để làm lễ tương kiến, tri khách dẫn đến gặp liêu thị giả. Phải dự bị mâm gỗ có trải nắp để đặt di thư, di vật lên đó. Thị giả đến thất phương trượng bẩm báo, trụ trì phải bước ra tiếp kiến ngay, rồi cho người mời lưỡng tự đến để cùng mở di thư. Chuyên sứ bước tới trước vái chào vấn an rồi bẩm bạch: “Thỉnh Hòa thượng ngồi kiết-già!”. Nếu như trụ trì có lời hỏi han đến các vấn đề liên quan đến Phật pháp thì chuyên sứ phải đáp lời biểu minh kiến giải của mình, đồng thời thắp nhang và trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy theo nghi thức tiết đại lễ hai lần. Nếu như trụ trì miễn lễ thì hành lễ giập tọa cụ xuống nền biểu thị chí kính như nghi thức bình thường tham kiến trụ trì vậy. Sau khi thắp nhang dùng trà xong, đợi hai tự đến, chuyên sứ đứng dậy đứng trước lư hương cảm tạ thâm tình đãi trà. Lại thắp thêm một nén nhang to, trải tọa cụ giập đầu lạy ba lạy theo đại lễ bẩm bạch: “Hòa thượng đường đầu mỗ… tại chùa ở địa phương mỗ… vừa mới viên tịch tại ngày mỗ, tháng mỗ có để lại di thư, di vật sai bọn con đến quí tự viện đưa trình”. Nói đoạn trình di thư, di vật lên. Trụ trì nói: “Pháp môn suy lạc, không khổi đau buồn, cảm thương”. Hai tự tiến lên trước vái chào vấn an chuyên sứ, thủ tọa ngồi đối diện với trụ trì, chuyên sứ cũng ngồi đối diện với trụ trì nhưng lùi sau thủ tọa một khoảng. Uống trà xong, mọi người đứng dậy. Trụ trì nói: “Pháp môn không may, Hòa thượng trụ trì chùa mỗ vừa qui tịch, thật không khổi đau buồn cảm thương”. Thị giả chuẩn bị kéo cắt thư, để cùng thư – vật lên trình lên trụ trì. Thị giả nâng di thư trình với trụ trì, trụ trì đón lấy đến lư hương xông một lát, rồi giao lại cho thị giả đưa cho duy-na. Hành giả lấy kéo cắt bao bì mở thư ra giao cho duy-na đọc trước đại chúng xong thì thị giả vái chào chuyên sứ mời lên vị trí đối diện với trụ trì mà ngồi (trụ trì chùa khác thoái hưu khách cư tại bổn tự (Tây đường) tạm thời lui ra sau một khoảng tọa vị để nhường cho khách). Thị giả đốt hương, dâng thang thủy rồi đưa chuyên sứ về phòng khách nghỉ ngơi. Kế đó, trụ trì trước hết đến phòng khách vái chào vấn an chuyên sứ. Kế đó, thị giả cùng lưỡng tự cũng đến phòng khách vái chào vấn an chuyên sứ. Tri khách đưa chuyên sứ đi khắp vòng các liêu, trước là khố ty, kế liêu đầu thủ, rồi đến đơn liêu, tứ liêu mông đường, tức khắp bổn liêu cả thảy. Thị giả bẩm mời chuyên sứ đến dùng thang thủy đặc biệt riêng đãi chuyên sứ, dùng xong thang thủy lại mời dùng cơm tối. Trong buổi tối còn đặc biệt dùng thêm một lần thang thủy và trái cây. Nếu như đây là di thư của chùa to lớn danh tiếng đưa đến thì lưỡng tự phải quang lâm bầu bạn, nếu chùa thứ hạng đến đưa thư thì do thị giả của lưỡng tự của thượng thủ, của duy-na quang lâm bầu bạn. Trụ trì bảo thư ký soạn thảo tế văn chung cho chùa, còn văn tế phòng phương trượng, thì có khi do trụ trì tự soạn lấy. Các cao tăng ẩn cư tại chùa, các huynh đệ đồng môn của trụ trì, các nhân viên phụ trách các công việc đều phải chuẩn bị nhang để trí tế. Mọi việc liên quan đến nghi thức trí tế đều được thị giả tận lực giúp đỡ.
Qua sáng ngày hôm sau, phương trượng mời chuyên sứ dùng trà. Mé Tây (phải) pháp đường bày trí bàn cúng linh đặt tế vật lên đó. Thị giả phải đem chuyện thượng đường bẩm báo với trụ trì, hành giả treo bài hiệu “Thượng đường” để thông báo cho đại chúng. Dưới pháp tòa đặt bàn có phủ nắp trịnh trọng để di thư và di vật lên đó, bên trái pháp tòa đặt bày tọa vị của trụ trì, xong đâu đấy gióng trống tập hộp chúng. Trụ trì đến dưới pháp tòa, đứng trước tọa vị của mình. Tiếng trống vừa dứt là thắp hương thị ý, tri khách hướng dẫn chuyên sứ đến trước trụ trì hành lễ, thắp hương. Sau khi trải tọa cụ xuống nền lạy ba lạy lần đầu, chuyên sứ nói: “Vì chuyện đệ trình di thư mà làm nhọc phiền đến tôn từ, trong lòng không khổi hết sức run sợ”, trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy lần thứ hai nói: “Hôm nay khí trời thật chính hộp tiết khí, cầu chúc Hòa thượng đường đầu sinh hoạt như ý, nhiều phước nhiều thọ”. Giập tọa cụ xuống nền lạy ba lạy trình di thư. Trụ trì đón lấy di thư, hơ khói tHôm (xông khói tHôm) trên lư hương giây lâu đoạn đưa cho thị giả đệ trình cho duy-na tuyên đọc. Chuyên sứ hướng về trụ trì vái chào vấn an xong lui về đứng phía sau ban tri khách. Lúc bấy giờ, trụ trì cử hành nghi thức thăng pháp tòa. Xong xuống tòa đến trước bàn cúng linh đốt hương, bày thang thủy lên mà tế, kế rót trà, trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy trí lễ. Chuyên sứ đứng bên phải pháp tòa lạy trả đáp lễ, duy-na bước khổi hàng thỉnh mời trụ trì thắp nhang, thị giả bưng hộp nhang. Sau khi hai tự dâng hương xong, thì trụ trì và hai tự cùng trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy. Duy-na tuyên đọc văn tế. Trụ trì lại trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy, chuyên sứ lạy trả đáp lễ. Đại chúng tụng niệm chú Lăng Nghiêm, hồi hướng công đức cho cố trụ trì như sau: “Công đức tụng niệm chú Lăng Nghiêm vừa rồi là nhằm hồi hướng cho cố Hòa thượng nơi chùa mỗ tăng thêm phẩm vị. Chư Phật ở mười phương trong ba đời hộ niệm cho cố trụ trì v.v…”. Hai tự, bốn liêu, các cao tăng ẩn dật tại chùa, các tăng lo liệu công việc và người thân cùng quê với trụ trì đều trí tế, chuyên sứ mỗi mỗi lạy trả đáp lễ. Kế đến, đồng môn huynh đệ, tiểu sư đệ tử của trụ trì và các người khác trí tế thì chuyên sứ không lạy trả đáp lễ. Sau khi trí tế xong, mọi người vì cố trụ trì tụng niệm chú Đại bi hồi hướng như trước. Chuyên sứ đến trước bàn cúng linh, trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy hai lần để cảm tạ trụ trì. Nếu trụ trì miễn lễ thì giập tọa cụ xuống nền biểu thị trí ý thay cho lễ bái, kế đó đi khắp các liêu để trí tạ đại chúng. Sau đó, nhà chùa khoản đãi chuyên sứ, mời chấp sự tăng hai tự quang lâm bầu bạn.
Nếu như cố trụ trì nguyên khi xưa từng làm trụ trì của chùa này thì cùng lúc phải đưa bài vị vào Tổ đường. Sau khi tụng niệm xong, bèn cung nghinh bài vị đưa vào Tổ đường. Trụ trì thắp nhang đặt bài vị xong liền nói một đoạn pháp ngữ ngắn gọn. Sau khi đặt bài vị xong đâu đó, chuyên sứ liền bái tạ trụ trì ngay. Còn như cố trụ trì kiêm nhiệm luôn đương kim trụ trì của chùa này thì nghi thức đưa linh cốt vào Tổ đường là trước hết đưa linh cốt vào tẩm đường tụng kinh ba ngày, sau đó phải chờ cho tới khi nào tân trụ trì đáo nhiệm mới đưa linh cốt vào Tổ đường. Còn như cố trụ trì nguyên trước kia từng làm trụ trì ở chùa này nhưng khi lâm chung không có để lại di thư – di vật cho đương kim trụ trì thì đồ đệ của ngài sẽ tự cử hành nghi thức an bài di cốt vào Tổ đường, cách thức như sau: Đầu tiên vừa mới đến chùa phải ra mắt thị giả nhờ dẫn ra mắt trụ trì, thắp hương trải tọa cụ xuống nền giập đầu lạy ba lạy. Khi gặp mặt trụ trì phải thắp hương, được mời uống trà xong, đứng dậy bẩm bạch rõ lai ý, xong nhà chùa đưa về phòng khách nghỉ ngơi. Tiếp đó đến đầu thủ, khố ty, đơn liêu, mông đường bốn nơi chào thăm ra mắt, chọn ngày, chuẩn bị đồ cúng tế và vật ban phát bố thí, đến pháp đường trí tế linh, tụng niệm kinh, sau đó mới đưa bài vị vào Tổ đường. Trụ trì tuyên pháp ngữ ngắn gọn, nghi thức cùng với nghinh bài vị đưa vào Tổ đường nêu trên giống nhau.
CHIÊU ĐÃI NGƯỜI CHỦ TANG VÀ CÁC NHÂN VIÊN BAN LO LIỆU ĐÁM TANG
(Sau khi xong việc ma chay), nhà chùa phải chuẩn bị quà cáp – tài vật cúng dường người chủ tang lễ và các nhân viên ban lo liệu đám tang. Tài vật cúng dường cao quí hay tầm thường, nhiều ít tùy theo chức vụ cao hay thấp, nhưng mỗi mỗi phải đúng theo nghi tiết. (Trong lúc đãi thang thủy và trà) phải mời hai tự và cần cựu quang lâm bầu bạn. Thủ tọa là người nắm giữ công việc trọng yếu trong chùa nên ở vị trí chủ toà, ngồi ở tòa phương trượng, còn các tăng chúng thì coi theo bảng niêm yết chỗ ngồi mà ngồi. Đô giám tự hành lễ (cảm tạ đại chúng lao nhọc bao ngày), lễ tiết và nghi thức cử hành giống như tình huống cử hành lễ thông thường. Sau buổi dự uống trà, thỉnh chuông tập hộp chúng ra đứng sắp hàng ở cửa cổng chánh của chùa để tiễn đưa người chủ tang rời chùa ra về.
* * *
HIỆP THƯƠNG SUY CỬ TÂN TRỤ TRÌ
Hai tự và cần cựu tựu tại khố ty, uống trà rồi cùng thương nghị việc lớn suy cử và đón mời tân trụ trì thay thế cố trụ trì. Đồng thời cũng mời các cao tăng đang ẩn cư tại chùa, các bậc danh đức và toàn thể đại chúng (phát biểu ý kiến) cùng nhau đồng đề cử tân trụ trì. Được đề cử suy chức trụ trì phải là người có quan điểm rành mạch của bổn tông, đức cao vọng trọng, có tuổi lạp cao, tác phong cử chỉ liêm khiết, uy vọng đủ để đáp ứng kỳ vọng của đại chúng. Lại phải được cao tăng của các chùa bạn nễ vì ủng hộ. (Sau khi lựa chọn đề cử được người có đủ điều kiện như vừa nêu trên) mới viết thành văn trạng (văn thư) kiểm điểm tên tuổi, rồi gửi lên cơ quan chủ quản tự viện để thỉnh mời bảo cử.
Nếu như tuyển chọn được trụ trì tốt, Phật pháp và đạo đức được mọi người tôn trọng thì danh tiếng nhà chùa nhân đó tăng phần rạng rỡ. Các bậc cần cựu và tri sự (phải hết sức công tâm), không vì người thân đồng hương hay huynh đệ đồng môn của mình mà về hùa chọn bừa, không đưa người tài đức ra mà chỉ chạy theo của đút lót dẫn đến chuyện lập bè kết cánh, vì bã riêng tư mà sanh ra tranh đoạt lẫn nhau, khiến thanh danh vị thế của ngôi tự viện cũng theo đó mà suy đồi. Cho nên đối với việc suy cử này, mọi người phải hết sức cẩn thận, muôn ngàn lần cẩn thận đấy!
Đại sư Minh Giáo nói: “Giáo pháp là trụ trì. Tại sao thế? Bởi vì trụ trì là nương người mà giữ pháp, khiến cho Phật pháp mãi trụ vững chứ không bị sụp đổ, tan hoại. Này, giới, định, tuệ là công cụ trì pháp (giữ pháp); còn tăng chúng, ruộng vườn, các vật dụng là tư tài để trì pháp. Pháp ấy là đạo của bậc đại Thánh (Phật). Tư tài và khí cụ đợi người xứng đáng để sử dụng tốt công cụ ấy, không sử dụng tốt tư tài là không được đâu! Chỉ sử dụng tốt tư tài mà không sử dụng tốt công cụ thì cũng không thể được, nếu sử dụng tốt cả hai thì có thể trì (giữ) để trụ dài lâu vậy. Khi xưa chức trụ trì ở Linh sơn do đại Ca-diếp nắm giữ trọn, trụ trì Trúc Lâm lấy ngay thân mình để chủ động mọi thứ, cho nên giáo pháp của Thánh nhân (Phật) mới thịnh hành. Giáo pháp của Thánh nhân (Phật) còn mãi. Thánh nhân vắng bóng trong đời đã lâu, chúng ta kiêu hãnh nên dùng từ trụ trì mà đặt tên cho vậy. Tìm kiếm thế lực và lợi lộc nơi chức trụ trì thiên hạ tranh nhau giẫm đạp lên, tựa hồ thành phong thành tục. Thánh nhân (Phật) không xuất hiện ra nữa, vậy ai là người chỉnh đốn việc đó? Người ngoại hộ không nhìn xét, không chọn lựa mà muốn phong hóa bậc Thánh nhân của chúng ta không suy, trái lại giáo pháp của Thánh nhân ngày một xương thịnh, là điều không thể được vậy. Ôi, buồn đau thay! Ta trông cậy vào đâu đây?”.
Chương Trụ trì hết.
Sắc tu Bách Trượng thanh qui quyển 3 hết

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 8 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.43.200 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập