Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ Thần Bảo Kí [仁王護國般若波羅蜜經疏神寶記] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Nhơn Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Kinh Sớ Thần Bảo Kí [仁王護國般若波羅蜜經疏神寶記] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Vĩnh Lạc (PDF, 0.65 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Sớ Thần Bảo Ký Nhơn Vương Hộ Quốc Kinh Bát Nhã Ba La Mật

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Thích Bảo Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Lời tựa
Dễ ở hiểu kinh mà khó việc ghi chép là dối Phật; dễ nơi ghi chép mà khó ở hiểu kinh là dối Tổ. Ðối với đạo của Phật, Tổ không dám khi nên chỉ thuật lại cũng hợp cơ duyên thôi.
Trước tiên, bản kinh chú giải này ở Nhật Bản truyền qua bằng đường hàng hải. Sự hưng suy của Phật Pháp phải trải qua bao hiểm nạn gian nguy như vậy. Sau này, nơi lời tựa ông Cảnh Vu Triều văn Nguyên có ghi lại rõ nên nay vua cùng tướng sĩ là thời buổi lấy tôn giáo làm chính. Nhìn lại kinh này đúng là món quốc bảo, nhưng vì chưa có ai ghi chép lại làm cho giáo điển bị kém khuyết. Một ngày kia vào năm Chiêu Khánh diễn giả đang tham thiền thì có người mang kinh đến trao cho tại hội Linh Sơn. Tiếp đó khách kêu tôi bảo rằng: mong có một bản kinh ghi chép đầy đủ để phát huy. Tôi tuy vô vàn cảm tạ không thể không tuân hành, và gấp đưa về phương Ðông. Nhằm ngày nhàn hạ với khách, từ nơi lò hương mở ra ba quyển theo lời mách bảo. Chợt ngoái nhìn lại tôi thấy thần bảo:
- Khó khăn lắm thay, chẳng phải chỗ dám biết đâu!
Năm Ức Hựu thời vận suy, cái học bị bỏ phế có nhiều người nhụt chí. Trong hoàn cảnh như thế há ai đuổi kịp ư?
Thần hoặc khuyên tôi rằng: đây cũng là việc làm hưng hiển đạo giáo, thấy việc nghĩa không làm, lại làm việc ác là dũng ư? Tôi vâng dạ cố chí miệt mài chưa dám tự cho là hay khéo.
Nhân duyên thuật như thế nên gọi là thần bảo ký để mong có người thông bác, hiệu đính ngỏ hầu một ngày kia kinh này được phổ biến rộng rãi.
Ngày Vu Lan năm Canh Dần đời Chiêu Ðịnh
Thích Thiện Nguyệt (^)

Quyển nhất
Kinh này có hai tên gọi hoặc là Long Bảo Thần Vương hoặc Luân Vương Hưng Thế Thần Bảo như lời mách bảo.
Các nhà dịch thuật danh tiếng phái Thiên Thai lấy việc truyền pháp của tông làm chính; còn giải thích kinh là việc thứ yếu, nhưng cũng lấy việc đạt tâm tông phát triển thiền định. Phàm một bộ kinh nào giải bất cứ nghĩa gì cũng phải có pháp trước mở ra hai môn: 1) bàn rộng nghĩa chính và 2) hoặc theo nguyên văn giải nghĩa. Muốn hiểu ý kinh hẳn xét đề kinh qua 5 phần thể, dụng, tông, giáo, tướng. Luận về pháp ắt phải có tên, tên hẳn phải có thể. Thể của pháp có thật, cũng là chủ hay ấn tức in sâu vào, dấu ấn như thế đáng nên tin nhận; còn phủ nhận chỉ là tà đạo mà thôi. Tông nêu rõ điểm quan trọng của thể, lấy nhân quả làm tông nên thể là phần quan trọng của tông. Rõ thể là thấy dụng. Hoàn bị nghĩa thứ tư là giáo thì Tiểu-Ðại, bán-mãn, đốn-tiệm, quyền-thật riêng biệt, đấy gọi là tướng. Như kinh Pháp Hoa Huyền Nghĩa có giải rộng điểm này. Riêng kinh này lấy cả hai nhơn - pháp có 5 nghĩa. Lấy nhơn và pháp làm tên, có người nói pháp và người nghe pháp làm đề mục chung. Sau đây căn cứ các kinh hoặc nêu lên cả ba: nhơn, pháp, dụ từ giản dị tới phức tạp đủ cả. Thật tướng là thể, thường các kinh Ðại thừa chỉ một thật tướng ấn làm thể, lấy ba đức làm dụng. Kinh này có tên là Bát Nhã có đủ ba nghĩa là: 1) thật tướng tức tánh đức thể pháp thân. Thể hẳn quy về một nhưng không lìa Tông là Dụng trong đó có nghĩa ly-hiệp v.v... Tự hành nhân quả là tông; đã là tông ắt phải nương theo hành mà có nhân quả; cũng chính là tông. Thể đầy đủ cần phải quán chiếu là tự hành mà đầu là nhân kết thúc là quả, đó không phải là trí bát nhã. Hai trí quyền, thật là dụng, song dụng vốn giải thoát. 2) Văn tự Bát Nhã lấy dụng soi sáng làm nghĩa, hai trí tấn-thủ làm dụng; Ðại Thừa lấy thục tô làm tướng, là pháp dung thông giữa các bộ Bát Nhã, bỏ thục tô (váng sữa đặc) nhị thừa thành tướng ích dụng đây phải là một vị. Tên kinh có chung có riêng nhưng tựu trung trong cùng chủ đề gồm chung 12 chữ. Phẩm tựa thứ nhất đủ ba chung và riêng như kinh văn. Nhưng hai tiếng ‘Phật thuyết’ là chung, còn ngoài ra các chữ khác là riêng cần phải biết. Từ Phật là một chủ đề cần giải thích, như nói Phật là người thuyết kinh. Phật đầy đủ 10 hiệu hay cũng gọi 10 đức và Phật là một bậc giác ngộ. Giác có 3 nghĩa: tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn; dù nghĩa có khác Phật vẫn là một bậc giác. Cũng có thể nói người đầy đủ ba giác là Phật, đủ tám biện tài tuyên nói thông suốt bằng 8 âm như ta thường biết. Luận Khởi Tín gọi là viên âm một khi Phật diễn tả các loài đều hiểu biết. Sau giải từ ‘Nhân Vương’ là người nghe pháp hay pháp được nói ra.Trước tiên 4 tiếng Nhân Vương hộ quốc là tóm ý chính mở đầu bộ kinh. Nhân vương theo cách gọi thông thường xưa nay là đế vương. Giờ dựa theo đấy giải thích người ban ân trải rộng đức là nhân; cai trị đất nước an ổn là vua. Ở đây cho thấy điểm nổi bật là đức dụng của vua. Tìm xét rõ đạo quân vương không thể nêu ra hết được. Ðại loại có bốn cách giải thích: 1) nhân duyên: phàm xử sự đối phó mọi việc giữa quốc dân và vua được gọi là nhân duyên. Hộ quốc hay bảo vệ đất nước có hai: vua tự bảo vệ và quốc dân bảo vệ (năng hộ - sở hộ). Việc hộ quốc mang ba ý nghĩa: a) Vua là người đứng ra bảo vệ; đất nước được vua bảo vệ nên lấy đạo vua trị nước. b) Trí tuệ là chính cho việc trị quốc và vua được bảo vệ là do trí tuệ Bát Nhã, vì thế vua cùng quốc thể đều được an ổn, c) vua làm chủ giáo pháp do vua hoằng truyền rộng khắp, cho nên có câu nói: "Người hay hoằng đạo" là vậy. Tuy thông thường có ba nghĩa, nhưng thật ra điểm chính là làm hiển lộ trí Bát Nhã, là phần quan trọng cho việc hộ quốc; ngoài ra còn hai điểm khác để giúp thêm việc giải thích mà thôi. Nhưng Nhân Vương đây dựa chữ giáo giải thích, Nhân cũng tức nhẫn mà cũng hàm nghĩa là rộng rãi để nói cái đức vua trải rộng, không bị mừng giận chi phối mà phải giữ trung tiết, cho ta thấy rõ vua có lòng nhân hậu.
2) Dựa theo giáo giải thích, trong cùng một nhà lại phân bốn giáo: tạng-thông-biệt-viên giáo để giải đại cương. Cho nên, mỗi phái đều có cách nói nhưng chắc hẳn phải dựa theo bốn nghĩa ấy mà luận về cạn sâu giáo phải có chỗ quy về để hiểu không thể thiếu. Nếu dựa theo các kinh xưa nay giải lại có nghĩa xét đoán mở rộng. Việc xét đoán này có 4 ý trong đó mỗi ý còn chia thành hai điểm: dựa vào tôn chỉ giáo phải theo văn giải thích. 1) Tạng giáo: nếu thấy các pháp có sanh thì tạng là sanh diệt, pháp không là không hẳn có phân tích diệt đi đến không. Sanh tức là có, diệt là không, không thì hết thảy vi trần đều bao hàm trong đó là đất nước nên không dời đổi. Dựa theo văn giải thích vua có an lạc đất nước mới thái hòa. Tiếng gọi đúng nhất của nhị thừa là vua, do theo quả nghiệm nhân nhưng trong nhân đã có quả. Ðối với đất nước phải biết vua và ngoài ra ba thí dụ khác cũng thế. 2) Thông giáo giải rằng sắc tức là không, so nội dung phân tích của tạng giáo có khác, nên chẳng sanh diệt hẳn toàn là dối thì phiền não ba cõi liền dứt ngay, do căn cứ nơi quả nói như vậy. Nếu cũng do nhân nhưng từ từ đoạn dứt thì ở ngoại giới theo văn giải thích. 3) Biệt giáo giải rõ thứ tự ba đế, giải về không chẳng khác Thông giáo; sắc nhiều vô hạn nên mượn so sánh. Sắc tuy nhiều nhưng so với tâm không ngăn ngại. Nếu căn cứ tạng giáo thì dứt ngay đây, nhưng nói pháp vô biên tại điểm nhứt tâm dường như trở ngại việc hiểu tôn chỉ. Nay dùng hai nghĩa thông thường giải thích: một dựa tâm năng tạo không ngăn được tâm dung thông; còn nếu chỉ dựa pháp sở tạo KHÔNG, với sắc không có thể được; hai dựa theo quả không theo nhân, như cho rằng Bát Ðịa nhập vô công dụng đạo ứng hiện mười loại thân, như thế cũng không ngăn chướng đạo. Sau giải từ Sơ địa trở lên, như nói không động chuyển mà động chuyển tức giải thập địa như kinh Hoa Nghiêm Bồ Tát tùy lực tùy phần trong thập địa, tùy tiện được tự tại vô ngại. Nêu 6 chữ e bị hiểu lầm nên phải tạo 10 chữ như pháp quán sau: Viên giáo giải mọi pháp gốc do lý tánh khởi nên không có sanh diệt. Lấy cái thấy viên mãn đó nhìn sự và lý có đủ trong một niệm, tuy không sanh diệt sanh diệt vẫn hiển nhiên; dù sanh diệt rõ ràng có mất đi nhưng theo thói thường danh vẫn y nguyên. Vốn không sanh diệt dựa theo chân tánh rõ chân tục cũng khá đầy đủ; che chân lấp tục để nói quên thì quên trước ngăn sáng sau, hoặc sáng trước ngăn sau. Mất sáng lại quay về được trung đạo ư, cả ba đều gọi là tánh rộng lớn như pháp tánh, cả ba đều bất động nên lồng lộng như hư không. Dựa theo lý chân thật rốt ráo từ Sơ trụ, người giữ vững quốc gia được làm vua. Sau đây giải từ ‘tam tàng’, thông thường dựa theo nhân quả của 4 phái để luận hai chữ đắc, không đắc thì tam tàng của bốn quả [1]đã dứt mê lầm nên được tôn là nhân vương; ngoài ra, nếu mang danh vua nhưng thiếu lòng nhân chưa được là nhân vương. Thông giáo lấy quả để luận cũng có thể gọi chung là vua. Ba phái dùng danh xưng tiểu vương, nên gọi hai ba tiểu vương, mỗi phái lý hợp ở phẩm vị có sự hơn kém khác nhau. Và mỗi phái còn có phần giáo tướng nhìn rộng hai từ nhân vương đã có sự hơn kém nhau, nên bảo rằng không phải nhân cũng vua, tức có hơn kém nhau rõ rệt. Nhưng theo người đời có nhân mà không làm vua cũng có người, và chưa từng có người bất nhân làm vua, chỉ có Kiệt, Trụ bất nhân làm vua. Ba, giải theo hai từ bổn-tích phân thành hai để luận. Theo kinh Pháp Hoa là bổn môn và tích môn. Tích môn còn chưa nghe huống gì bổn môn ư? Ngoại trừ tích chỉ mượn để dùng thể dụng của bổn tích. Theo ý này có hai lối nhìn: 1) Theo Viên giáo 2) Luận theo nghĩa sâu cạn Viên giáo hành là bổn; Biệt giáo quả là tích, Thông giáo quả tuy Phật địa nhưng vọng hãy còn là tích. Ba phái thuộc nhị thừa tuy cùng tiểu quả nhưng vọng thành ra tích, tích là dấu vết nên xoay theo tướng vọng là nghĩa thuộc Thông giáo. Hoặc dựa Thông giáo luận mỗi phái nghĩa bổn tích có khác. Ngoài ra bổn tích còn dựa cao thấp luận về tứ cú. Bốn, giải việc quán tâm, ba lối giải thích trên tuy đầy đủ nhưng vọng quán thuộc về sự; chỉ viên quán tự hành mới đạt lý, nên nói rằng: thí như người nghèo ngày đêm mang của báu trong mình mà không biết nên phải quán tâm. Ðoạn này gồm 4 ý như: sanh diệt, vô sanh, vô lượng, vô tác quán chiếu dựa pháp tứ đế. Quán về sắc không, cảnh v.v... theo mỗi phái quán có khác nhau. Nên có câu: quán pháp sanh diệt thấy sắc là có so sánh của ba phái. Vì sanh - diệt - sắc do tâm sở chuyển nên tâm được tự tại. Quán sắc là không tức Thông giáo quán, không chỉ có tâm được tự tại mà vì không nên sắc cũng tự tại, nên nói rằng không sắc tự tại. Nếu quán không là sắc theo thứ tự tức quán theo Biệt giáo. Kinh Anh Lạc nói đó là hai phép quán để làm phương tiện nhập trung đạo. Nếu quán sắc, không bất nhị (không hai) tức là Viên giáo quán. Do ngộ có viên chóng còn sắc, không chỉ duy nhất một lý; do quán chiếu một bên nên thấy không hai nhưng hai; nếu quán chiếu mà quên hết tuy hai nhưng bất nhị. Song chiếu quên cả hai do nhất tâm, thể trung đạo nên không phải thật tướng. Nhất tâm quán ba pháp, ba pháp nhất tâm không có trước sau cũng gọi nhứt tâm trong ba pháp nên chẳng buông theo dọc; quán ba pháp nhứt tâm nên chẳng ngã theo ngang. Chẳng dọc ngang như con mắt thiên thấy suốt đến vô cực không bị ngăn ngại. Nay ta vì Thánh chúa dựa theo pháp quán tâm để giải thích; suy công chủ ở trên lấy đạo giáo hóa nên đầy đủ đức của nhân vương. Vua nhờ sức chánh quán để bảo vệ đất nước, làm mọi việc lành bổn tích sâu rộng khó có thể nghĩ bàn. Ðó cũng là pháp quán tâm như đã phối hợp giải thích của ba phái ở trên.
Sau luận việc hộ quốc, như trước đã giải thích rõ vua, phần sau giải thích rõ hơn nên ở đây không đi vào chi tiết. Nay giải từ Bát Nhã, nếu nói đủ là Bát Nhã Ba La Mật, là một kinh dùng hộ trì pháp khéo dùng tuệ giác làm cho quốc chủ (vua) an ổn trị quốc để giáo pháp được truyền bá. Giữ nguyên ngữ không dịch được như kinh nêu rõ có năm nghĩa không thể dịch, vì để tôn trọng mà Bát nhã là một trong các nghĩa đó. Không dịch được có nghĩa là lý sâu vô cùng. Nay đối chiếu theo cổ luận, trước luận chỗ gốc có 2 ý: một có thể phiên dịch chỗ hay để dùng, và một không thể dịch vì trang nghiêm sâu rộng để theo nên tên bao hàm nghĩa cũng bao hàm nhiều nghĩa. Nếu dịch bát nhã là trí tuệ rất cạn cợt không thể diễn dịch được hết ý. Nay lược luận hai thuyết: trước chỉ chỗ lầm và sau dung hợp, thành mỗi thuyết có sự tranh biện. Ở đây nói chung bát nhã có hai loại: a) theo bộ loại có đầy đủ, thiên lệch, viên quyền, thật có thể dịch nghĩa hay không thể dịch nghĩa dung hòa cả hai thuyết. Tuy chưa hàm hết ý chính. b) Tóm bác, như nói ánh lửa không thể lấy như đã luận dẫn. Vì bát nhã là chánh trí không thể dùng thiên kiến giữ lấy; giữ lấy bị bỏng tay hại mình; không thể chấp giữ nhưng lấy, vì lấy nên thấy. Chỉ do chấp thủ hay không mà chẳng lầm tư duy, không quan hệ gì để nghĩ suy! Nghĩ việc đương nghĩ thì đúng thực tại, trí tuệ bao hàm hai nghĩa hiệp và ly cũng chỉ mới nêu lên được một bên nên Thành Thật luận phải hợp lại để giải thích. Ngài Tịnh Danh dùng lìa ngôn thuyết, chính đó là trí để phân biệt tánh; huệ lấy không bám chấp lời, nói lấy phân biệt nêu trí có thật, không vướng mắc nên huệ tức là không. Phải lìa là lìa không lìa hữu; hiệp nơi trung đạo, như luận hợp lại để giải thích. Thật huệ là trí, trong ấy thật bát nhã phải trụ vào đâu? Sau nêu lên điểm đồng điểm dị căn cứ theo các bộ kinh. Phật thuyết kinh Bát Nhã trong 29 năm kể cả bộ Nhân Vương như 5 bộ Bát Nhã đã nêu đủ. Nay đề cập tám bộ chỗ phát xuất không giống như kinh này mở hiệp khác nhau. Có thuyết cho rằng Thiên vương Bát Nhã tức là Nhân Vương Bát Nhã. Ở đây không nên chấp; nếu chấp là kẹt, không như đã nói nhân vương mà lại có chỗ thưa hỏi nên không đúng. Dù văn kinh Ðại Bát Nhã có giống, nhưng đúng ra là hai bộ khác nhau.
Hỏi: Nhân vương theo thông thường nói khác, tại sao đây nói giống điểm nào?
- Ðáp : Căn cứ theo kinh Ðại Bát Nhã nhân tức là nhơn vật, cũng như sách nói nhơn là người nhân; hợp cả hai thành người có nhân đức, ý giống nhau nhưng sách Lão tử lại cho rằng: Thánh nhơn bất nhân. Nói cách dễ hiểu, do nhân vương thực hành nhân đức làm việc không cầu được trả ơn, như thế không thể gọi bất nhân được. Thật ra nhân hay bất nhân đều căn cứ nơi có đạo đức hay vô đạo đức mà ra. Ở đây nói nhân vương tức nói vua có tu hành nhân đức, nếu làm trái đạo làm người còn chưa xong huống gì có nhân đức ư?
Lại hỏi rằng gọi nhân là gì?
- Ðáp : nhân không dễ giải thích. Tách riêng từng chữ theo lối chiết tự để luận có thể khả dĩ nên nói chữ nhơn đi cùng chữ nhị là người nhân. Chữ nhơn theo chữ nhị hai nét thành tam tài (thiên, địa, nhân). Ngoài ra, cũng nói rằng quán suốt cả ba là vua tức hàm nghĩa nhân vậy. Như người học kém mà đỗ đạt cao, trường hợp này không biết giải thích làm sao?
Lại hỏi nữa: người xưa dùng kinh này không đúng chánh bản dịch có phải vì không có mục lục mà ra không ?
- Ðáp: Ðại loại có dùng mục lục hay không e cũng chỉ nghe vậy thôi. Hơn nữa, kinh có ba nhà dịch thuật đâu chẳng phải không chánh truyền, huống gì còn có trong đại tạng mục lục của Phí Trường Phòng đủ để tham khảo, nên tin là không thể dối được. Sau đây Hải Dung dẫn chứng việc bài bác là không đúng, cho rằng trên biển thánh thường dùng tai mắt thấy nghe chỗ không thấy nghe mà chỉ ức đoán việc ấy há biết có thật hay không? Chỉ nghe qua ngoài tai không thấy được chính xác đâu đủ làm tin. Phần chính kinh xuất phát từ hai cách giải rộng hẹp khác nhau, trước sau có ba nhà phiên dịch nêu rõ chỗ đúng chỗ sai. Luận như thế e có hơi quá đáng chăng, nhưng cả ba cuốn đều dịch chú giải vào đời Tần. Trừ hai bản dịch trước mà bản ngài La Thập dịch là hoàn hảo nhất, nghĩa lý thâm sâu mà văn phong lại bóng bẩy nên được tôn trọng lúc bấy giờ. Danh từ Ba la mật dịch là việc đã hoàn tất tốt, cũng còn gọi là đến bờ bên kia (giải thoát). Nhờ cái hơn của trí tuệ nên mọi việc hoàn tất viên mãn lý cần phải biết. Trong lục độ, năm độ trước thuộc về sự, chỉ có độ thứ sáu: bát nhã thuộc về lý. Sự do lý dẫn lối còn đạt đến viên mãn huống gì lý dẫn đạo lại không đưa tới rốt ráo sao? Nói đến bờ bên kia cũng như dùng thuyền bè qua đại dương mà có bờ bên này, bên kia, giữa dòng khác nhau. Còn ở bờ bên này hay ở giữa dòng đều chưa hoàn toàn mà đến được bờ bên kia niềm vui mới trọn vẹn. Ðó mới là ý nghĩa đạt được rốt ráo vậy; nên gọi sanh tử là bờ bên này. Ở đây tuy giải thích như vậy nhưng nghĩa nói chung còn tùy thuộc nhân duyên. Kế dựa theo các phái giải thích, Tạng giáo lấy thật có sanh tử làm bờ bên này, Niết Bàn tịch diệt làm bờ bên kia, giữa dòng còn kiến hoặc, tư hoặc [2]chưa dứt sạch phiền não đối với sáu pháp lục độ đều là việc cần hành chưa rốt ráo và chưa đạt được đến bờ bên kia, nên cần phải dùng bát chánh đạo làm bè đưa qua vậy. Quan niệm bên này - bên kia của Thông giáo không khác Tạng giáo. Nếu đem phân tích lục độ là lý, còn theo như ba phái sự lý lẫn lộn với nhau. Nhưng theo kinh Bát Nhã sự - lý hoàn toàn khác biệt; ngoài ra, vì bị vô minh nên còn ở giữa dòng. Như phàm phu còn bị sắc, Không chi phối nên còn bên này trong cõi dục. Bồ Tát nương theo giáo pháp đến bờ kia, thế giới giải thoát bên kia, nhưng cần phải dùng tới hạnh nguyện làm thuyền để sang. Viên đốn toàn dùng sự lý; sự viên mãn là rốt ráo trong lý tuy hai nhưng không hai; lý rốt ráo là viên mãn trong sự tuy không hai nhưng hai. Lấy thí dụ sanh tử, Niết Bàn nói có bên này, bên kia ta cần phải biết, nhưng thật ra không có sanh tử cũng không đạt Niết Bàn. Lấy hết thảy hạnh làm một hạnh, vì tất cả các hạnh dùng làm thuyền bè hoàn toàn đạt đến bờ đại giải thoát, là ý nghĩa này vậy. Sau lấy pháp quán giải thích bỉ ngạn không dựa vào không - giả -trung quán mà chỉ lấy sắc - Không quán bên này bên kia. Nhưng luận về tướng thì hiển sự đạt lý như đã giải thích. Dựa ba nghĩa giải như sau. Kinh giải, theo chữ, tiếng Phạn là Tu Ða La trước đây có dịch hay không dịch tóm tắt các duyên thành năm nghĩa, mỗi nghĩa có ba phần: giáo-hạnh-lý thành 15 ý theo nghĩa bóng v.v... Ngoài ra, kinh cũng có nghĩa pháp thường hằng và còn có nghĩa là đường chắn ngang. Ðây là một trong sáu kinh Bát Nhã mà kinh này thay các bộ kia nên gọi là kinh vậy.
Nhơn kinh dạy về sáu trần cũng nhân kinh làm sáng tỏ việc giáo hóa. Luận kinh là ghi lại lời Thánh nhân dạy. Nhờ lời dạy để ta ngộ đạo có chung có riêng. Chung là mười phương các cõi Phật đối với sáu trần đều là thể giáo hóa. Chư Phật hoặc dùng ánh sáng làm Phật sự nơi sáu trần như ví dụ, cơm thơm nơi ba trần: thơm là hương trần, cơm đưa vào miệng nhai là vị trần, cơm ở giữa môi và lưỡi có chất dịch vị là xúc trần. Hoặc mặc nhiên không nói mà đạt pháp tam muội là pháp trần, suy rộng ra mà biết. Mỗi một trần đều có đủ sáu căn nhưng mỗi căn cũng có đầy đủ sáu trần. Các căn, trần biến khắp pháp giới đều có thể nhập đạo huống gì còn hợp với thể giáo hóa. Thậm chí dựa bổn môn, tích môn quán tâm làm thí dụ. Giả sử thiền tông truyền tâm yếu ngoài giáo pháp nhẫn đến không lời, không chữ mà chỉ một pháp duy nhất để thấu đạt tâm hay không thấu đạt và đó cũng là giáo thể, thử hỏi còn nơi nào, pháp nào truyền riêng nữa chứ? Do ta chưa hiểu rõ chỗ sâu sắc của lý này nên khó dùng ngòi bút diễn đạt. Biệt giáo phần chính lấy thanh, sắc làm thể. Khi Phật còn tại thế và sau khi nhập diệt có khác nhưng đối với kinh có ba nghĩa là một nghĩa thật. Ba nghĩa hợp nhau thành thể hòa hợp để lời dạy của Phật đầy đủ. Nếu lấy đường ngang giải thích kinh; như ở đời dệt vải hẳn trước phải có đường chỉ ngang, nay kinh kết lời Phật cũng thế. Lấy văn tự làm kinh đó là thường hằng; lấy tâm con người làm điểm tựa khoảng giữa là đường ngang. Tuy đạo xuất thế đạt chánh giác cũng do đây mà thành nên thí dụ đường ngang là kinh. Sau giải chữ ‘tự’ của phẩm tựa thứ nhất cũng mang được một ý nghĩa giống đại loại cần phải biết. Thứ hai luận về thể chia thành hai: 1) theo cổ văn dùng văn tự làm thể, ý nghĩa đơn giản không có gì để phê bình 2) còn như lấy vô tướng làm thể, tuy đạt lý nhưng chưa đạt lời, nên luận đến vẫn là việc mông lung theo cách nói thông thường, do không gần gủi kinh mà nói như vậy. Có người nói rằng lấy năm pháp nhẫn, mười địa [3]làm thể như kinh này vừa văn chương vừa có lý, đó là tôn ý ngài La Thập, nhưng lại không phải thể kinh. Luận về thể hẳn phải quy về Một, chưa nghe mà lấy một ít nghĩa làm thể nên chẳng đúng. Ở đây giải có ba nghĩa như sau: a) dựa ý nghĩa để giải gọi thể là pháp. Có tôn ti trật tự có đạo vua tôi, cha con nếu tổn thương đâu còn hợp đạo lý nữa. Thế nên pháp xuất thế thể cũng vậy, tuy trong 10 cõi khác nhau nhưng đồng nương theo một thể pháp tánh. Duy cái thể của chúng sanh chưa từng khác, thì chỗ cực vi đó chỉ có nơi Phật. Cho nên kinh giáo Ðại Thừa chỉ rõ thật tướng làm thể; nếu dựa theo chỗ phế bỏ làm thể không phải ý chính nên miễn bàn. b) dẫn chứng, dựa theo thật tướng các pháp luận nhân quả; chỉ khi nào ngộ được thật tướng rõ nhân quả mới lấy đó làm thể kinh. Nếu theo cách luận xưa ngộ thật tướng, nhân quả làm chỗ xét soi. Luận như thế đâu biết được thể của các nhà lập tông là chỗ nào. Thể của nhà lập tông ý nghĩa mỗi nhà đều có chỗ qui về như còn truyền v.v... c) dựa theo kinh giáo các phái bàn riêng, song ý nghĩa chung. Dù phải luận riêng nhưng phê phán quyền - thiệt - chung - riêng theo nghĩa các bộ kinh. Kế đến chỉ nêu rõ nghĩa chính của riêng bộ này hoặc bộ kia. Như Bát Nhã gốc là pháp Bồ Tát nhưng có nghĩa cộng hay bất cộng (chung và không chung). Cộng là pháp chung nhị thừa thuộc về Thông Giáo; bất cộng là pháp riêng hàng Bồ Tát thuộc Viên giáo mà thôi. Y cứ lời Phật dạy theo lý thì thể của thật tướng cũng có hai nghĩa khác nhau: 1) thật tướng của thật tướng tức là thật tướng các pháp, nhưng Tam Thừa có khác với thật tướng Phật. 2) Trung đạo thật tướng cần phân biệt dựa chỗ cộng hay bất cộng để luận thì cộng là dùng hai trí quyền thật giáo hóa tha nhân; bất cộng là tự hành hai trí ấy cho chính mình. Nếu lấy tướng vọng để luận việc giáo hóa tha nhân tuy quyền thật song vẫn gọi là quyền; còn tự hành như trên đã phân tích thành thử quyền thật giữa tự-tha khác nhau. Sau giải tùy theo các kinh, nay y cứ nơi bốn bộ để luận thì Bát Nhã là một bộ, tuy có chung trong các bộ nhưng loại hết phân nửa không nói rõ mà chỉ đề cập tam thừa Biệt giáo chung các pháp; đối với nhị thừa mặc Ðại chỉ giữ Tiểu bí mật luân chuyển nhau nên ba thừa cùng tu thập địa. Cho hai bên đúng thì Thông giáo đúng cả hai; lấy quyền thật thì hai bên quyền thật là viên, chỉ duy tam thừa từ thể cực viên ngay điểm cực viên ấy thật tướng là thể. Cũng như sự trong sáng có phân giáo thuộc Thông tức Viên giáo để bàn về thể là vậy.
3) Tông yếu, nêu rõ thể hành trì. Hành tức tu hành bao hàm nhân quả lấy đó làm tôn chỉ cũng chẳng hợp hay sao? Trong đó luận theo cổ, giải thích theo văn ngày nay. Người xưa dùng pháp quán vô sanh làm tôn chỉ, phần nhiều Triệu pháp sư dùng Không của Bát Nhã dựa ý để luận. Cho rằng thể Bát Nhã vô sanh nên biết không sanh diệt dùng quán để lìa hết cả hai bên hữu vô; biết giả danh, trung đạo là pháp chánh quán như kinh dẫn chứng. Ý kinh dựa vào văn để nêu rõ: vô sanh thể nó vốn không, không thể thấy; tuy biết mà không biết, thấy mà không thấy, không hành, không thọ v.v... Nay dựa theo đó xét xem, đây là ý của Thông giáo. Do vậy hai nhà dịch kinh Triệu pháp sư, La Thập phần nhiều dựa theo ý Thông giáo. Tuy dùng trí quyền theo Thông giáo nhưng mất thật trí theo Viên đốn. Tạm làm cho mất thật thì hai trí quyền - thật đều không. Kế đến giải thích Phật tự hành nhân quả làm tông yếu. Vì, Phật đã chứng đạt trí vắng lặng, nên nay lấy Bát Nhã làm tông yếu. Luận về tự hành chỉ có Phật mà thôi, người khác phải biết. Luận nhân quả hành cái không, hàm nghĩa không phải không, như đức không chẳng phải không không; đã ngộ thuộc về trí ắt hợp cảnh. Bởi vì lấy một sắc một hương không chẳng phải trung đạo; trí và sự chỉ riêng đều là bát nhã không thể đem tâm đạt được, cũng không thể dùng vô tâm lấy được. Lìa hữu lìa vô liền hợp trung đạo, nhưng lìa trong vắng lặng. Cái thể hữu vô hiển nhiên rõ ràng; cái dụng cũng thế chỉ vì chúng che mất không rõ một khi có trí cũng vô đắc, vô tướng cũng tức không tướng, còn tự vô tướng không phân biệt được vô tướng. Lấy đó làm tông yếu hẳn không sai lầm.
Hỏi: Tông và Thể khác hay giống nhau?
- Ðáp: Dùng áo lông cừu làm thí dụ. Luận tấm lưới phải dùng mép lưới; trương tấm lưới mắc lưới trải đều. Lông dệt thành áo lông cừu; nhấc nâng bâu áo lên lông bị ảnh hưởng. Dùng thí dụ nầy làm thể, từ tông làm hiển rõ tông thì đạt tinh yếu của nó hoặc lấy cây đòn dông nhà thí dụ KHÔNG, thì không là chỗ bị lấy mất. Vì tông luận từ thể hữu đương nhiên, ở đây luận chỗ giống chỗ khác nhau, hoàn toàn chẳng giống cũng chẳng khác, như luận ly hợp cũng thế.
4) Nêu rõ những gì đã nói để luận về Thể; chẳng phải là Dụng của tông; nhưng không xa lìa dụng tông mới phản ảnh được chỗ vi diệu của tông thể. Cũng ví như vàng là món đồ trang sức quí vốn nó không khác cũng không phải chẳng khác. Ý đây có hơi khác ít nhiều. Ðiểm này luận về Dụng, Tông đã rõ Thể mà Thể đã hiển lộ thì đạt Dụng. Cho nên tiếp sau mượn Tông nêu rõ Dụng, cũng tức là nêu rõ công năng lực dụng của Bát Nhã. Xưa có nhà luận rằng, trước đây lấy cả hai nội, ngoại hộ làm Dụng như kinh đã chứng minh; nay nói tránh bảy nạn, luận về bảy nạn như sau: 1- không cho mà đoạt lấy; cho là bàn cả hai nội, ngoại hộ thì có được một mặt chân hay tục. Ðoạt đến thập địa gọi chung nhưng không nói về tục; cũng chỉ biết có Một mà không biết có Hai, nên cũng không nương tựa được. Ðó tức là đoạt vậy. Nay lấy nhị trí Phật làm dụng mới bao hàm trọn nhân quả, y báo chánh báo cõi Phật. Cũng như y báo chánh báo, cõi thế gian để so sánh mà không ủng hộ tà pháp. Vì thế đem hơn bao kém, đưa ra chánh mà dấu y báo, tức hai phần nội ngoại hộ lướt qua không nói hết, huống gì bàn về hai trí lý hẳn sâu sắc hơn. Ưu điểm của lối dịch cổ là sâu sắc vượt cả cách nói quyền thật của phàm phu còn phân tự tha. Soi sáng rõ mình cũng tức soi sáng lý; soi sáng người khác tức là xem căn cơ họ để vì thế trên cùng với pháp tánh, dưới hợp căn cơ, chưa từng soi sáng một mà không soi sáng hai. Nếu dựa vào giáo pháp để luận có ba điểm : song, quyền, thật như kinh nêu rõ. Sau đây dùng trí tát bà nhã dẫn để chứng minh cái Dụng nhưng cũng có mạnh yếu khác nhau. Hai trí Biệt, Thông chỗ lực dụng yếu không đồng cũng như người phàm bắn cung; còn hai trí Viên-Trung chỗ lực dụng mạnh như mũi tên của thánh nhân trương cung nhắm bắn. Kế hỏi tại sao và nêu bằng chứng để giải thích. Luận so sánh việc tiến thoái là tiếng không xác định được. Nếu Thông giáo tuy nhị trí bình đẳng nhưng lại là chân không, nên soi sáng lý chẳng phải cùng khắp; Biệt giáo tuy chứng đạo theo thứ đệ mới biết nghĩa KHÔNG hay VIÊN. Cho nên hoặc soi sáng hoặc chứng ngộ đều phải bỏ hẳn một bên theo Viên Dụng mới hơn được, tức như dưới dùng quyền trí vậy. Dùng nhị trí so sánh đồng trong một quốc độ làm cho kiến hoặc, tư hoặc không phát sanh. Như giải thích nghĩa hộ quốc, do vì hành thập địa tuy chung ba thừa, nhưng chỗ thực hành chỉ một nghĩa hộ quốc duy nhất. Căn cứ theo đó dịch là tịch quang cũng gọi là hộ vệ. Văn luận rất nhiều nên không thể nói hết. Ðoạn sau tuy có luận về hộ nhưng không phải do quả mà còn là cái nhân, nên sau nói rõ hơn. Ngoài ra, kinh Lăng Già cũng nói đến Kim Cang lực sĩ, hộ nói theo hóa thân như kinh ấy.
5) Phần giáo tướng, nêu lên chung cái rộng nhưng chỉ hạn trong bốn chương cũng đủ để luận chung - riêng. Nếu không có giáo tướng cũng không bàn được nghĩa sâu cạn, bán giáo hay mãn giáo. Bên trên là phần giáo tướng đã rõ. Phần tóm lược sẽ giải sau. Bàn về phần chính, đương nhiên đây nói về kinh Bát Nhã, là một trong các bộ kinh quan trọng. Nói bán, mãn giáo đối với ba tạng Thánh điển đây phải là mãn giáo mà pháp Ðại Thừa có trong ba giáo Thông - Biệt - Viên. Ma ha dịch là lớn, nhiều hoặc hơn v.v... diễn cũng dịch là rộng lớn. Theo thứ tự năm thời thuyết kinh, kinh Phương Ðẳng phải có trước rồi đương nhiên mới tới bộ Bát Nhã. Cũng như từ sữa đặc mới có váng sữa; Nhị Thừa dung hợp thêm vào sự ấm nóng tình chấp. Ðến thời kinh Pháp Hoa chỉ còn hiển bày một vị; vị nầy chỉ cho tướng chung. Nay kinh nầy bàn riêng việc hộ trì Phật pháp tu hạnh thập địa và ngoại hộ giữ gìn lãnh thổ. Nhưng bàn về lãnh vực xuất thế, Phật dạy đạo là quan trọng. Vua Ba Tư Nặc hỏi Phật, thế nào là Ma ha diễn và phải lấy gì đối chiếu?
- Phật dạy rằng, đã gọi ma ha diễn là đã được soi sáng đến cảnh, nên biết chẳng phải ba tàng. Tuy chẳng phải ba tàng mà chỗ bị phá và chỗ hiểu thông có đủ trong bốn giáo. Chỉ riêng ba tàng đã bị phế nên hoàn toàn không phải ý chính. Mặc dù 8 câu kệ có giải điểm nghi vấn trên. Nhưng nếu toàn bộ kinh mà ý chính chỉ thuyết minh Ðại Thừa dùng 8 câu kệ bàn về vô thường, sanh diệt, như thế là tại làm sao; cho nên phải giải thích. Vì vua Phổ Minh nhờ Ban Túc đem tế thần mà được. Vua Phổ Minh y theo lời thỉnh bảy đức Phật, mời 100 vị thầy nói kinh Bát Nhã nghe xong rồi mới mất. Ban Túc nghe kinh, trong lúc các vị pháp sư vì vua nói bốn câu kệ vô thường. Nhà vua nhân đó đạt được pháp không, tam muội bình đẳng, bị bắt đem phán xét. Ðoạn kinh này khuyên vua từ bỏ đất nước mới hộ trì được đạo. Không phải ý chính kinh muốn nói mà chỉ bàn nghĩa bóng về đại ý thôi.
Kế dựa theo kinh giải hai phần: a) trước chỉ rõ phần chung mà các nhà phiên dịch cổ kim tùy quốc thổ mỗi nơi mà có phân chia hoặc không phân chia, cho nên ở đây nêu làm thí dụ. Phải nói buổi đầu các nhà dịch kinh Thiên Trúc (Ấn Ðộ) văn phong sơ lược thiếu sót, như Ðại Trí Ðộ luận giải thích, Ngài Thiên Thân giải kinh Bát Nhã, Niết Bàn ở Ấn Ðộ có phân chia hoặc không phân. Ðến Trung Hoa ngài An Thế Cao phân ra làm ba phần, ngài Lưu Cầu giải kinh Pháp Hoa, như vậy ở đây có phân hay không phân (hai vị Thánh, hai bậc hiền đức theo sự tích giải kinh đầy đủ như ghi chú nơi bộ đại tạng kinh). Bàn việc dịch giải kinh cần nhất có hiểu thông lý hay không; còn việc phân chia hay không ý nghĩa vẫn giữ nguyên vẹn. Ban đầu không lẽ không phân chia làm sao nêu rõ được hết ý; không phân làm sao tránh khỏi phân liệt rạn nứt ? Công việc cốt ở chỗ có ý hướng, nên nói tình người như lan, cúc; người có kỹ năng chuyên môn mới làm việc tốt, văn tự hẳn có lầm lẫn. b) Phần chính có ba ý: 1) luận bậc thánh nhân thuyết pháp há không căn cứ mà nói pháp tà sao? Hẳn nói phải có sách, ắt có người nghe, có thời gian, nơi chốn, có chứng minh không sai lầm. Nơi lời tựa nói rõ tựa phát khởi; phần chánh, phần lưu thông sáng sủa hoặc nghiêm túc không nghi ngờ; lời văn, chương mục rõ ràng. Sách chuyển tải phần ý chánh như vậy. Phần chánh tông phải hợp căn cơ lập giáo, phần lưu thông làm lợi ích cho mai hậu, và đó là phần khá quan trọng 2) dựa các chương kinh phê bình có phân hai mục: a) tùy mỗi phẩm phân như phẩm tự là phần tựa. Phần này dựa theo phẩm phân chia không căn cứ văn từ. Theo văn từ phân chia từ phẩm sau cùng Phật bảo ngài Nguyệt Quang... đọc kinh văn là phần lưu thông. b) Dựa văn giải thích ý chính lại phân ra 3 ý: * phần tựa chia thành ba mục: nêu rõ 3 tên gọi khác nhau tức ba pháp đối. Ðó là Thông, Biệt đối, chủ bạn đối và trước sau đối, hoàn toàn không phát khởi từ phẩm tựa * giải thích nghĩa: kinh nêu chung bốn ý, đó là dùng 6 pháp chứng tín nêu ở đầu kinh. Mỗi pháp đều có phần thực nghiệm chứng minh không thể sai lầm nên xác chứng để tin, do đức Như Lai hiện tướng đoan nghiêm nói trong năm thời thuyết giáo. Ðã dùng tựa phát khởi, phần chánh tông chung phần này giải thích thành một. * Tựa chung tức là các kinh đều có; tựa riêng là chỉ riêng kinh này có. Kinh ba đời chư Phật thuyết nơi đầu quyển có nêu 6 pháp chứng tín đều do từ kim khẩu nói ra để vâng phục gọi là lời tựa Như Lai nói, hay cũng là lời ngài A Nan xác chứng đáng tin, như thế tựa A Nan là loại thứ ba, như có nêu ở đầu kinh gọi là tựa trước kinh Phật nói; lúc bấy giờ tại... là 6 điều chứng tín của tựa chung. Khi Phật còn tại thế cũng như lúc Ngài sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử tuân hành lời dạy mà nói như vậy. Lời tựa sau kinh là sau khi Phật nhập diệt, các lần kết tập kinh điển mới đưa vào là bốn loại. Nay dựa theo phần sau đối với kinh này kết hợp lại v.v... 3) Trùng thuyết pháp duyên khởi lại phân ra hai mục: dẫn kinh và dẫn luận. Phàm dẫn luận có điểm: a) Ngài A Nan thưa thỉnh Phật 4 điều, Phật theo câu hỏi trả lời, đó là một trong 5 điều chứng tín.
1. Ngài Ca Diếp nêu hỏi: Vào thời kỳ kiết tập kinh điển ngài Ca Diếp nêu nhiều vấn nạn, Ngài A Nan thay Phật trả lời v.v... Bốn điểm giải thích lại chia làm hai phần: a) theo thông thường giải 6 việc b) theo đó giải nghĩa 5 điều chứng tín 1) Như thị (như thế) chỉ pháp đã được nghe. Như phần sau đây để chỉ cái thể pháp đã nghe; một lời đương được (bao hàm) cái không vô tận. Nếu không như thế là không phải pháp, cho nên từ Như Thị bao hàm toàn kinh rõ ràng. Nói về điểm này giải thích có hai: 1) giải bốn pháp tất đàn đều là nhân duyên: dùng văn tải đạo không phải để tranh biện với người thế là đệ nhứt tất đàn; ngước lên thì biết ngước lên, cúi xuống thuận chiều thế tục nên đều không tranh, là thời gian và phương sở tất đàn; do vật sanh tin, tin là gốc thiện nên phải do nơi người - tín tất đàn; kinh này chia ra chương mục chung các phần mà thành vậy. Ðể phá kiến chấp một bên của ngoại đạo không đoái hoài đến pháp hữu vô nên nay dùng Như Thị là điểm chính đối trị pháp tà vậy. Người xưa lấy tín thuận giải thích nghĩa Như Thị, đây là đệ nhứt nghĩa. Ðã tin phải hợp lý là NHƯ. 2) Y lời dạy giải thích, theo lời Phật dạy nêu rõ nghĩa Như Thị, có nghĩa là nếu luận Chân Tục thì một Có, một Không. Ngài A Nan truyền đạt lại lời dẫn. Như nói sắc, không không hai chẳng khác là Như là Thị ấy là nghĩa chung. Luận riêng sanh tử có Niết Bàn là Không. Như thế thì có - không đắp đổi thay nhau là nghĩa theo Biệt giáo. Viên giáo nhận định sanh tử tức Niết Bàn Không chẳng thật tướng là Như; như như bất động là Thị. Ðó là nghĩa Như Thị theo các kinh Viên giáo. Kinh này luận đầy đủ ý nghĩa Như Thị của ba phái, Ngài A Nan nhất nhất truyền thừa không khác cũng để cho hậu thế tin lời Phật mà hiểu rõ. Ðứng về mặt bổn môn hay tích môn quán chiếu ở đây kinh lược bớt không nêu hết. Bổn (gốc) không phải chỉ từng phần; còn quán tức xét toàn thể là nghĩa hoàn bị.
Ngã Văn, ngã là Ngài A Nan xưng (tôi); văn là người nghe. Muốn nghe dùng tai và có đầy đủ các duyên mới có thể nghe được, là thế giới tất đàn; nêu cái chung hàm cái riêng là nghĩa thế đế. Do kết tập Pháp bảo nên xưng ta là người nghe. Nhân nghe cảm kích thương khóc nẩy sanh việc thiện nên gọi Ta nghe. Vì để đối trị ba việc nghi; nghi không chắc khiến mọi người không tin. Vì nghi nên phải phá bỏ niệm nghi. Ba điều nghi sẽ giải thích sau. Chân đế vốn không có Ngã nhưng tục đế mượn xưng Ta mà phải hiểu là không có chỗ nào nghe cả. Cho nên lấy Vô Ngã mà ngã, không nghe mà nghe, là đệ nhứt nghĩa.
Dựa pháp giải thích chữ Ngã; từ Ngã có 3 nghĩa: kiến chấp, kiêu mạn, tự xưng, với phàm phu so sánh có ít nhiều khác biệt. Ngài A Nan là người có học mà đoạn kiến đã diệt tự kiêu, song nói theo đời phải xưng Tôi như ý Tam Tạng kinh. Nhưng Ngài A Nan vốn phải là bậc vô học theo hầu làm thị giả đức Phật nên không phải học, chứ không phải thật Ngài chưa đạt đến. Cho đến thời kỳ kiết tập kinh điển mới phát hiện Ngài chứng quả thứ tư, mới kham nổi việc kiết tập, mới được hoàn toàn. Ngày xưa phần nhiều không biết việc này, nhân đó phải giải rõ. Bốn câu kệ luận Thập Trụ Tỳ Bà Sa nói ‘Tôi; có nghĩa rằng hể vướng vào bốn câu đều được gán chỉ là tà kiến. Nếu không có Tôi ai nghe, là ý theo Thông giáo vậy. Như các kinh Ðại Thừa gọi A Nan là hàng đa văn nghe nhiều hiểu rộng nên biết Ngã, vô Ngã; thậm chí phân biệt Ngã, vô ngã tuy hai mà bất nhị - không hai - theo thứ tự trước sau, là ý Biệt giáo vậy. Phân biệt Ngã, Vô Ngã tuy hai nhưng không hai trong nghĩa viên dung song chiếu.
Phương tiện làm thị giả là ý của Viên giáo. Theo như kinh Chánh Pháp Niệm giải rõ A Nan có bốn nghĩa: Khánh Hỷ, Hỷ Hiền, Hiền, Hải theo thứ tự duy trì ba tạng giáo điển. Kinh A Hàm có nói đến Ðiển Tạng A Nan, truyền trì hạnh Bồ Tát; tuy vậy vẫn chỉ một người mà đầy đủ bốn đức. Ðó là bao quát Tiểu nằm trong Ðại, duy trì bốn tạng giáo pháp là ý của Ước giáo vậy. Quán tâm là gì? Không khởi đi từ Ngã, Vô Ngã mà dùng ba pháp quán là ý nghĩa của diệu quán. Diệu quán lập thành ý nghĩa của quán tâm vậy. Kế giải thích Nghe có hai: a) đặt thành nghi vấn, vì ngài A Nan sanh nhằm đêm đức Phật thành đạo phải đợi đến mãi hơn 20 năm sau; như thế những kinh Phật nói trước đó Ngài phải không nghe chứ? b) dẫn luận giải dựa theo nhân duyên hay nói đủ bốn pháp tất đàn trong phần sau. Kinh Báo Ân nói, theo đó tuần tự nghe là thế giới tất đàn. Ngài A Nan muốn xin Phật nghe lại, nghe sanh thiện là nhơn tất đàn. Kinh Thai Tạng nói, xét tướng nhập thai mẹ ứng hợp với việc thấy nghe hóa hiện trước. Thai biểu hiện bất tịnh mà nhập thai là phá ác tất đàn. Kinh Pháp Hoa nói, do được thọ ký nên nhớ tới việc trước được Phật ấn chứng tam muội [4]. Không chẳng nghe là đệ nhứt nghĩa. Văn tuy nhiều chỉ tóm lược chọn một chữ giải gọn ý chẳng rườm rà. 2) Dựa theo lời Phật dạy giải chữ NGHE. Như trên đã giải thích Ngã nói đủ là Tôi hay chúng tôi. Nay y theo Ngã giải thích nghe cũng hợp với ví dụ vậy. Theo thứ tự giải thích giữ niệm hoan hỷ để nghe, là nghe ba tạng Phật pháp. Ðoạn sau giải rõ hơn tam tạng, mỗi tạng y cứ lời Phật dạy để nói duyên do có đủ trong phần chú giải nên không dẫn ra sợ rườm rà.
- Một thuở nọ, thời điểm nghe giữ gìn hợp với nhau; gọi nghe tức nghe điều cần được nghe, trì là hay gìn giữ. Cả hai không xảy ra đồng một lúc không thể hòa hợp được. Tùy theo y cứ hợp nhất với lời giáo hóa do đây thành tựu. Phần này lại chia làm hai: a) giải theo nhân duyên như Triệu pháp sư đã giải, lấy sự hiển lý phải thích nghi việc đời. Ðại Trí Ðộ luận giải thích thời có thật có tạm nhưng thời vốn không thay đổi, do nghĩa mà có đổi thay. Cho nên dựa hai ba chữ riêng mà không hẳn có khó dễ. Nhân vì Ca La hiểu thời là thật đúng, vì đệ tử nội giáo y thời thọ thực đúng thời khắc không sai mà ngài Hộ Minh áp dụng. Tam ma da hiểu thời là giả tạm, vì phá chấp thời theo ngoại đạo là thường hoặc vô thường. Ở đây theo cả hai giải thích chỉ nhắm tới việc rõ ràng hẳn không thể hiểu theo ngoại đạo. Ðệ nhứt nghĩa lấy không thời hay không chẳng thời làm thời điểm. Cả hai chẳng giả hay thật mà chính yếu làm rõ trung đạo đệ nhứt nghĩa; cho nên phải biết nghĩa chữ Thời rộng thay! b) Dựa theo lời Phật dạy giải từ Một Thời, song lời dạy hiểu lý xuyên qua các pháp Tạng-Thông trí có cái THỂ để phân tích. Ðối với Biệt -Viên giáo là chứng phần địa trụ, dù các bậc có hạ trung thượng; kể cả phần riêng biệt trên của trên đạt đến chỗ vi diệu dung thông trước sau gọi là Nhứt Thời. Như trên luận giải cả ba phái đều nói đủ. Hợp chung điểm chính mỗi phái như trên phân tích ta phải biết, nhưng ở đây chỉ có Biệt-Viên giáo luận chỗ hòa nhập, mà lấy Bát Nhã chung làm khởi điểm tiếp phần chính. Từ đầu đã nói có phần chánh; nêu chánh tiếp quy về chánh hay sao?
Phật: Phật là giáo chủ đạo Phật bậc thuyết giáo tuy chung bốn giáo mà khiêm tốn văn từ. Nay y theo bốn nghĩa tất đàn giải thích chung. Vì Phật là giác, bậc thấu triệt hết thảy phiền não. Nói đủ giác có ba nghĩa: tự giác hiểu rõ phiền não tự thân tâm, giác tha làm cho người hiểu được nghiệp báo và nhân quả trọn vẹn và giác hạnh viên mãn: đầy đủ tự giác và giác tha; vì đủ giác nên phá sạch những kết buộc xứng danh Phật, hễ ai có cơ duyên có cảm hẳn có ứng khác nhau, tức là thế giới tất đàn. Trong kiếp ban sơ không phiền não phần nhiều con người lúc đó không cảm được Phật. Phương Ðông thiên hạ có thể nói sống lâu mà không cảm được Phật. Thọ đến 8 vạn năm, dù được sống lâu nhưng họ không cảm được Phật. Phương Nam phần nhiều người chưa rõ quả mà tu nhân, là người giác như trên nói, tuy kiếp sơ có giảm xuống còn 100 tuổi mới cảm được Phật. Vì thế Phật ra đời trong thời kỳ này.
Sau đây lấy thí dụ như mặt trời không xuất hiện để ví Phật cũng Như như thế. Nếu mặt trời không xuất hiện thì ao hồ, hoa cỏ không sanh trưởng nẩy nở; khi mặt trời lên muôn vật đều sanh trưởng. Như thế cỏ hoa nhân có mặt trời mới sanh trưởng tươi tốt, là nhân tất đàn. Khéo ứng hợp biết căn tánh tam thừa, vì nhân duyên Phật ra đời nên cảm được Phật; sở dĩ nói đoạn phiền não cõi hữu đảnh là dứt sạch một phẩm tư hoặc ở đệ cửu địa vĩnh viễn ra khỏi ba cõi. Vì thế nên nói vĩnh viễn vượt qua dòng sinh tử. Trái lại, nếu ai chưa phá được phiền não không thể cảm được Phật. Ðây là đối trị tất đàn.
Phật trụ pháp tánh, vì thể của pháp tánh vốn cùng khắp mọi nơi chưa hề động xuất. Nếu có cơ duyên cảm được ở chỗ không động xuất ấy thấy có động xuất, người thấy đó là bậc ứng hóa vậy. Pháp tánh thuộc đệ nhứt nghĩa vốn không động xuất.
Hết quyển một


Chú thích:
[1] Bốn quả: là bốn thánh quả của Thanh Văn: a- Tu Ðà Hoàn: nhập lưu hay dự lưu: mới dự vào dòng Thánh; Tư Ðà Hàm: dịch là Nhứt Lai: còn trở lại một lần sanh tử nữa mới được giải thoát rốt ráo; c- A Na Hàm: dịch là bất lai hay bất hoàn: không còn trở lại nhân gian nữa; d- A La Hán, dịch là vô sanh: được giải thoát hoàn toàn ra khỏi sanh tử.
[2] Kiến hoặc, tư hoặc: sai lầm về quan điểm hay kiến chấp lệch lạc không đúng; tư hoặc: sự mê lầm tiềm tàng nơi tâm thức rất khó diệt trừ do bốn món phiền não gốc tham, sân, si và mạn gây nên. Vì bốn phiền não này khi ta sinh ra đã có sẵn rồi, nên gọi chúng là câu sanh phiền não hay câu sanh hoặc. Câu sanh là đồng thời sanh ra, vừa lọt lòng mẹ đã có tiềm tàng, nên còn gọi là bẩm sinh. Chúng ràng buộc và chi phối, sai khiến dẫn lôi người nên cũng gọi là kiết sử, tức ràng buộc hay trói buộc và sai khiến hoặc chi phối.
[3] Thập địa: mười địa vị của hàng Ðại Thừa Bồ Tát tu chứng. Ðó là: 1) hoan hỷ, 2) ly cấu (lìa hết mọi nhiễm uế), 3) phát quang, 4) diệm huệ, 5) cực nan thắng, 6) hiện tiền, 7) viễn hành, 8) bất động địa, 9) thiện huệ, 10) pháp vân.
[4] Tam muội: cũng gọi là tam ma địa hay tam ma đề (sammadhi), Trung Hoa dịch là chỉ quán, thiền định, đại định, giải thoát. Tu thiền đạt đến trình độ cao, thân tâm hành giả không giao động mà lìa hết mọi sự rối loạn, tà mị. Chư Phật, Bồ tát, A La Hán đạt được pháp định sâu này.

« Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.85.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập