Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni Niệm Tụng Pháp [觀世音菩薩如意摩尼輪陀羅尼念誦法] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni Niệm Tụng Pháp [觀世音菩薩如意摩尼輪陀羅尼念誦法]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Pháp Niệm Tụng Bồ Tát Quán Thế Âm Như Ý Ma Ni Luân Đà La Ni

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

* ) CĂN BẢN CHÚ :
1) Na mô hạt la đát nẵng đát la dạ dã
2) Na mô A lị gia
3) Bà lô cát đế thuyết bà la dã
4) Bồ đề tát đỏa bà dã
5) Ma ha tát đỏa bà dã
6) Ma ha ca lô ni ca dã
7) Đát điệt tha
8) ÁN
9) Chước ca la
10) Mạt ly để
11) Chấn đa ma ni
12) Ma ha bát đặc mê
13) Lỗ lỗ
14) Để sắt tra
15) Bát la
16) A yết tăng ly sái dã Hổ Hồng
17) Phán tra
18) Sa phộc ha
* ) NAMO RATNA TRAYÀYA
NAMAH ARYA AVALOKITA 'SVARÀYA BODHISATVÀYA MAHÀ SATVÀYA MAHÀ KARUNIKÀYA
TADYATHÀ : OM CAKRA VARTTI CINTAMANI MAHÀ PADME RURU TISTA JVALA AKARSA HÙM PHAT SVÀHÀ .
Như có kẻ trai lành, người nữ thiện trì tụng chú này . Nếu mỗi ngày vào buổi sáng nhai cành dương liễu rồi bắt đầu niệm tụng . Nếu tụng chú này mười vạn biến thì Đức Thánh NHƯ Ý LUÂN Bồ Tát hiện thân ban cho sự cầu nguyện .
Phàm tụng chú này chẳng kể là kẻ tại gia, người xuất gia, kẻ uống rượu ăn thịt, kẻ có vợ con, chỉ cần tụng chú này ắt hay thành tựu . Người tụng chú này chẳng cần tác Pháp, chẳng cầu Tú nhật ( ngày trực của các Tinh tú) chẳng cầu Trì Tế ( giữ Tế giới ) chẳng cần tắm gội, chẳng cần áo riêng biệt mà chỉ đọc tụng thảy đều thành tựu như kinh diễn nói .
CĂN BẢN ẤN LÀ : Chắp hai tay, hơi co hai ngón giữa lại, đặt hai đầu ngón trỏ dính nhau, hai ngón cái kèm nhau duỗi thẳng rồi đặt ấn trên trái tim . Tụng Chân ngôn 7 biến rồi bung ấn trên đỉnh đầu . Nếu có triệu thỉnh thì đưa hai ngón cái đi qua đi lại .
Do tụng chú này với thế lực của Ấn nên tự thân liền có uy lực uy thần của Bản Tôn . Loài Đại Lực ma chẳng có dịp thuận tiện xâm phạm .
* ) Tiếp TÂM CHÚ là :
1) Ô án
2) Bát đặc ma
3) Chấn đa ma ni
4) Chuyết la
5) Hổ hồng
* ) OM PADMA CINTAMANI JVALA HÙM
* ) Tiếp TÙY TÂM CHÚ là :
1) Ổ án
2) Phộc la đà
3) Bát đặc mê
4) Xí
* ) OM VARADA PADME HÙM
- Tiếp, lật ngược tay phải che trên tay trái . Đem đầu ngón út phải vịn đầu ngón cái trái, đem đầu ngón cái phải vịn đầu ngón út trái . Chú là :
1) Án
2) A lị gia
3) Bà lệ cát đế nhiếp bạt la gia
4) Bồ đề tát đỏa gia
5) Ma ha tát đỏa gia
6) Ma ha ca lỗ ni ca gia
7) Đá điệt tha
8) ÁN - giả yết lị
9) Giả yết lị
10) Ma ha giả yết lê
11) Giả yết lê tha lê
12) Giả yết lê
13) Đà la
14) Sa ha
Kết ấn tụng chú này ba biến rồi bung ấn trên đỉnh đầu .
- Mã Đầu Quán Âm hộ thân kết giới Pháp ấn chú ( Pháp này dùng cho cả ba bộ)
Từ ngón giữa của hai tay trở xuống đem ba ngón hướng ra ngoài cùng cài nhau đều nắm dính lưng bàn tay rồi chắp lại . Dựng thẳng hai ngón trỏ cách nhau 5 phân . Hai ngón cái kèm dính nhau, đều co một lóng lại đừng để dính vào ngón trỏ và để đầu ngón đi qua lại . Chú là :
1) Án
2) Bát la tỳ ca tất đá
3) Bạt chiết la
4) Thiệp la chi - sá ha
- Mã Đầu đại pháp thân ấn :
Từ ngón trỏ của hai tay trở xuống đem ba ngón hướng ra ngoài cùng cài nhau sao cho đầu ngón nắm dính lưng bàn tay rồi chắp tay lại . Dựng kèm hai ngón út cùng hợp nhau . Hau ngón cái kèm dính nhau, co Nộ đại chỉ ( một lóng của ngón cái ) đưa đi qua lại . Chú là :
1) Án
2) Đỗ na đỗ na
3) Ma tha ma tha
4) Khả đà khả đả khả ha
5) Na yết lị bà
6) Ô hàm
7) Sa ha
- Mã Đầu Pháp thân ấn
Từ ngón trỏ của hai tay trở xuống, đem bốn ngón hướng ra ngoài cùng cài nhau sao cho đầu ngón dính vào lưng bàn tay rồi chắp tay lại .
Đem hai ngón cái kèm dính nhau đều co một lóng lại đừng để dính vào ngón trỏ . Đưa ngón cái đi qua đi lại . Chú là :
1) Án
2) A mật lị đỗ tri bà ô hàm - sá ha
- Tiếp, kết giới Mã Đầu Quán Âm ấn dùng để Tịch trừ, kết giới .
Chắp hai tay lại . Co hai ngón trỏ, hai ngón vô danh vào lòng bàn tay sao cho lưng ngón ngược nhau . Hai ngón cái kèm nhau hơi co lại đừng để dính đầu ngón . Liền tụng MÃ ĐẦU MINH VƯƠNG CHÚ là :
" ÁN - A mật lật đố nạp bà Hồng phát tra - Sa phộc ha "
* ) OM AMRTO DBHAVA HÙM PHAT SVÀHÀ .
Tụng ba biến liền đem ấn chuyển bên trái ba vòng đẻ tịch trừ thì tát cả chư Ma đều tự lui tan . Đem ấn xoay bên phải ba vòng liền thành Đại giới bền chắc.
Phần trên là Pháp Hộ thân . Cũng dùng TỲ CÂU ĐÊ ẤN để kết giới .
- Quán Thế Âm Bồ Tát Tỳ Câu Đê địa kết pháp
Từ ngón giữa của hai tay trở xuống cùng cài ngược với nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, sao cho lưng ngón tay bám vào lòng bàn tay . Đem hai ngón cái hợp song song dựng thẳng . Co hai ngón trỏ sao cho lưng móng tay dính nhau . Đem hai ngón cái Trụ địa kết chú .
" ÁN- Bội di đá tri - Ô hàm "
Phàm kinh đã diễn bày đủ cách niệm tụng của các hàng Thượng căn, Trung căn, Hạ căn . Pháp này chẳng để lộ ra, Pháp niệm tụng chấm dứt .
- Các bậc Trí giả tụng chú này đều được Đại an lạc, quyết định thành tựu việc trao đổi, thức ăn . Luôn luôn dư đủ sự giàu có, vật dụng cần thiết .
Phàm Chư Phật ba đời lúc xuất thế ( ra đời) đều nói chú này . Bí mật của chú này chẳng được vọng nói, lúc tiết lộ thì đều tan mất sự ứng nghiệm . Chính vì thế cho nên chẳng được vọng truyền mà chỉ có bậc A Đô Lê mới có thể làm được . Nếu chẳng truyền giao như thế thì ta và người cùng bị đọa vào Tam đồ ( 3 nẻo ác) có điều chỉ đọc tụng ắt thành đại nghiệm . Lúc niệm tụng thì nhớ tưởng hình tướng của Thánh NHƯ Ý LUÂN Bồ Tát và luôn luôn tác sự nương nhờ .
Nếu người nam hoặc người nữ khẩn niệm tụng chú này thì sau ban đêm vào lúc sáng sớm chưa ăn nên tụng . Hoặc 1000 hoặc 108 biến tùy ý nhiều ít cũng đừng thêm bớt . Khi tụng mãn 13 ngàn biến sẽ nhìn thấy tất cả Chư Phật Bồ Tát, Bản Tôn Đại Bi . Chú này là chú tối tôn tối thượng trong tất cả chú . Niệm tụng một biến ắt có rất nhiều công đức huống chi mỗi ngày đều tụng thì công đức ấy chẳng thể nghĩ tính được .
Nếu mãn 10 vạn biến thì đều thành tựu Pháp Thế gian và Pháp Xuất Thế gian . Đời này mong cầu việc gì như : Tiền của, lúa gạo, quả trái, thực phẩm ... đều tùy ý thành tựu . Nếu muốn tất cả mọi người đều yêu nhớ thì cũng hay thành tựu .
Nếu mỗi ngày tụng 1000 biến thì thân máu thịt của đời này sẽ bước vào địa vị Sơ quả, dung thông mọi việc, mau gặp thẳng Chư Phật Bồ Tát và mau đượ c Tam Bồ Đề .
* ) PHÁP TÔ VẼ TƯỢNG
Nếu có tụng chú này thì nên vẽ tượng . Ngay trong sắc vẽ ấy chẳng được dùng keo nấu bằng da thú mà chỉ được dùng chất lỏng của Huân Lục Hương làm keo. Người vẽ tượng phải thọ 8 Tế giới và làm hình tướng của Bồ Tát theo dáng suy tư và tượng có sáu cánh tay . Bên trái : Tay bên trên là tay cầm Bánh xe vàng ( Kim Luân), tay chính giữa cầm Hoa sen, tay bên dưới đè ngọn núi . Bên phải : tay bên trên làm theo tướng suy tư, tay chính giữa cầm viên ngọc Như Ý, tay bên dưới cầm Tràng hạt . Dựng ống chân phải và đem bàn chân phải đạp lên bàn chân trái . Tượng ngồi trên hoa sen 32 cánh . Trên đỉnh đầu có vị Hóa Phật với tướng tốt đẹp viên mãn ngự ở vành trăng . Tượng Bồ Tát có uy quang chiếu sáng như ánh sáng của mặt trăng . Bên phải Tượng vẽ Tượng MÃ ĐẦU PHẪN NỘ ĐẠI MINH VƯƠNG có uy qung rực rỡ, với tướng tốt đẹp viên mãn, lộ răng nanh nhọn chỉa từ trên xuống dưới .
Như cách trên vẽ Tượng tùy ý lớn nhỏ .
QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHƯ Ý LUÂN ĐÀ LA NI NIỆM TỤNG NGHI QUỸ .( Hết )
Pháp của các Tôn y theo hai Giới ( KIM CƯƠNG GIỚI và THAI TẠNG GIỚI ) chỉ là Tâm của hành giả,có điều 5 Tướng thành thân, 5 xứ, Ngã của Kim Cương Giới là Luân Như Ý của thân Liên Hoa,thành ra chỉ đề cử một loại trong năm Bộ lựa chọn ra mà nói là Thân Liên Hoa,tất cả chỉ có ý này mà thôi.
Nghi qũy Như Ý Luân của Ngài Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ cũng dựa theo KIm Cương Giới cho nên hành nhân có thể hướng mặt về phương Tây. Giả sử y theo Kim Cương Giới thì chẳng có thể tác Đại Pháp. Như Biệt Pháp này có thể tu Pháp Tam Ma Địa.
Lúc y theo Thai Tạng thì tùy theo Pháp hành , xong phải ở nơi riêng biệt,một mình mình tu hành, dùng Kim Cương Giới xướng lễ NGŨ HỐI y theo THẬP BÁT ĐẠO để mà tu nghiệp. 18 Đạo là qũy tắc của Diệu thành tựu. Do chẳng biết khảo sát bên trong nên người đời càng xem nhẹ, vì thế Nghi Qũy của Ngài Tam Tạng BẤT KHÔNG đã dựa theo 18 Đạo vậy (Tự có thể là Mật vậy ).
Đến ẤN, XỨ ,TẤT CẢ PHÁP CỦA BẢN TÔN . Trước tiên kết ĐẠI NHẬT ẤN, tụng NGŨ TỰ CHÂN NGÔN dần dần đến kết ngay ấn của Bản Tôn. Phép tắc ấy thoạt tiên trụ vào Cung Pháp Giới của Đại Nhật, tùy theo Đàn vượt qua lạc dục, khởi thệ nguyện Đại Bi . Lúc ra khỏi nhà thời thành tựu thân biến hóa của Bản Tôn là ý thuộc tâm nguyện của thí chủ. Đấy là sự Đại Bí Mật do truyền miệng vậy.
Lúc Hộ Ma thời xử dụng Tâm Chú là :" ÁN BÁT NÁ-MA CHẤN ĐA MA NI NHẬP-PHỘC LA HỒNG TÁN CA MA LA " ( Đấy là Như Ý Luân vậy ).
Mặt của Bản Tôn, tất cả Phật, Bồ Tát, Kim Cương có thể y theo pháp của nhóm TỨC TAI, xong đến sự nhiếp của Pháp này thì dựa theo người thọ hành , hướng về Phương Tây mà hành Nghi.Tiền nhân và bậc thầy ngày trước đều y theo cách này mà tu hành vậy.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Quy nguyên trực chỉ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.32.7 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập