Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Giới thứ 7 ( N.P 7)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp Cô Ðộc, vườn Kỳ Ðà, nước Xá Vệ.
Nhiều người bạch y cùng nhau: nghe tỳ kheo bị mất y, các thí chủ cùng nhau cúng dường y.
Thỉnh tùy ý: thí chủ bảo tỳ kheo rằng nếu ngài cần gì hãy tùy ý lấy dùng . Ðây gọi là thỉnh tùy ý.
Y trên và dưới: nhận được (2 y) là An-đà-hội (y nội) và Uất-đa-la-tăng (y vai trái) (thì không được nhận) y tăng-già-lê. Do đó, trong luật nói rằng tỳ kheo nào mất ba y thì được phép nhận hai y trên và dưới (ở một nơi). Y còn lại thì xin ở chỗ khác. Nếu mất hai y thì được phép nhận một y. Nếu mất một y thì không được nhận thêm nữa.
Tỳ kheo ny nào mất năm y thì được phép nhận hai y (ở một chổ) . Nếu bị mất bốn y thì được phép nhận một y. Nếu bị mất ba y thì không được phép nhận nữa. Nếu có bạn thân hay thí chủ thỉnh được yêu cầu, hay vật của mình thì được phép nhận tùy ý.
Giới này đủ cả sáu sự việc...(như giới 4) chẳng phải tưởng mà được thoát (phạm tội). Giới này được chế với cả nghiệp thân và miệng, đủ cả ba thọ.
Hết phần giải thích về xin hai y thượng hạ.
(Tatuttarisikkhàpada-vannanà Nitthita).
Giới thứ 8 (N.P 8)
Bấy giờ, đức Phật ở tại tinh xá Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Giá trị y là chi phí (may y) tính bằng vàng, bạc, tiền.
Nếu thí chủ hay vợ của họ muốn đem (vật có) giá trị kia làm y cho tỳ kheo. Biết như vậy, tỳ kheo đến nói rằng nếu quý vị làm y cho tôi, hãy làm cho dài rộng, thật tốt.
Bảo họ tăng thêm chi phí làm y: cho đến tăng thêm một phần mười sáu (chi phí đã dự định).
Bảo dệt cho tốt đẹp: nếu họ dệt thêm một sợi chỉ thì khi nhận được y, phạm tội ưng xả đối trị.
Nếu thí chủ muốn làm y lớn, tỳ kheo khuyên làm nhỏ lại; thí chủ muốn làm y với giá trị cao, tỳ kheo khuyên hạ thấp giá trị và thí chủ làm theo như vậy thì tỳ kheo nhận y này vô tội.
Nếu tỳ kheo khuyên người bà con hay thí chủ thỉnh tỳ kheo được yêu cầu thì không phạm.
Nếu khuyên tăng giá y cho người khác thì mình không phạm.
Pháp sư nói: - tuần tự các câu văn dễ hiểu, không cần giải rộng
(Pathamaupakkhatasi kkhàpadavannanànitthità)
Giới thứ 9 (P.N 9)
Giới tiếp theo là cư sĩ không bà con làm y cho tỳ kheo vì có nhiều cư sĩ nên (chổ phát sinh y) khác nhau. Những câu văn khác được nói như giới trước.
(Dutiyaupakkhatasikkhàpadavan-nanà nitthità).
Giới thứ 10 ( P.N 9 - 10?)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp Cô Ðộc, rừng Kỳ Ðà, nước Xá Vệ.
(có người Gahapati - nam gia chủ) bảo cư sĩ khác rằng ông hãy đem giá trị này mua y và dâng cho tỳ kheo... Nói rõ như vậy.
Năm mươi phạt: (một) phạt giá trị bằng năm mươi Ca-lê-sa-bàn (Kahàpara - đồng tiền Aán Ðộ thời bấy giờ).
Ðại đức chờ: (như thưa rằng) đại đức, hôm nay con có việc, xin đại đức chờ qua hôm nay và ngày mai con sẽ đưa
Người phục vụ của vua: người nhận hưởng bổng lộc của vua gọi là người của vua.
Sai sứ giả:sai người đưa đến.
Ðưa đến: đem (giá trị làm y) đến chỗ tỳ kheo.
Nhận lấy (vật) thanh tịnh: nếu là vật thanh tịnh thì ta được nhận lấy.
Vật thanh tịnh (Kappaya - thích hợp đúng luật): y phục, thuốc trị bệnh được gọi là vật thanh tịnh.
Nếu giữ phòng cho tăng (Veyyàvaccakara - người phục vụ): là người được tăng sai khiến làm việc.
Ðã bảo cho biết: tôi đã bảo người giữ phòng, nếu đại đức cần y thì đến gặp họ và (họ) sẽ đưa y cho đại đức.
Này cư sĩ, tôi cần y: bảo cho họ biết, tùy theo trường hợp mà nói cho họ hiểu. Ðòi đến hai, ba lần thì cũng như vậy. Ðòi được thì tốt, nếu đòi không được thì được đòi một, hai, ba cho đến lần thứ sáu. (và khi ấy thì) Lần này, tỳ kheo đứng im lặng trước họ. Im lặng như thế nào? Miệng không nói và chỉ được đứng, không được ngồi; nếu mời ăn uống cũng không nhận lời. Nếu họ thỉnh thuyết pháp, chú nguyện, đều không được làm cho họ.
Nếu đàn việt hỏi: - Tại sao Ngài đến đây?
Ðáp: - Cư sĩ tự biết lấy.
Ðòi được thì tốt, nếu không đòi bằng miệng (nói ra lời) thì được đòi bằng cách im lặng đến mười hai lần. Cứ mỗi lần đòi bằng miệng thì giảm đi hai lần đòi bằng im lặng. Hai lần đòi bằng lời thì giảm bốn lần đòi bằng im lặng. Ba lần đòi bằng lời thì giảm sáu lần im lặng...cho đến sáu lần đòi bằng miệng thì giảm mười hai lần im lặng đòi. (Sau những lần quy định trên) tiếp tục đòi nữa, được y, phạm ưng xả đối trị.
Một ngày đến đòi một lần thì được đến sáu ngày. Nếu một ngày đến một lần mà đòi đến sáu lần bằng lời thì không được đến đòi nữa và cũng không được (đòi bằng cách) im lặng.
Nếu không được y, vị này đến chỗ đưa ra chi phí làm y, bảo họ rằng: tôi hoàn toàn không được sử dụng tài vật của ông, ông hãy biết rõ và đừng để thất lạc.
Nếu không được y, tỳ kheo nên đích thân đến báo với chủ y, không nên sai người đến nói. Nếu sai người đi báo thì phạm tội Ðột-cát-la.
Pháp sư nói: - Có hai hạng người chấp sự: một: chỉ thị; hai: không chỉ thị.
Hạng chỉ thị có hai: một là do tỳ kheo chỉ thị; hai là do sứ giả chỉ thị.
Hạng không do chỉ thị có hai: một là tự mình không hiện diện; hai là người khác không hiện diện.
Ðây là bốn hạng người chấp sự (kappiyakàraka)
Pháp sư nói: - Thế nào là sứ giả chỉ thị?
Ðáp: - Cư sĩ nào đó mua y cho tỳ kheo, (sai) sứ giả đến gặp tỳ kheo. Ðến nơi, sứ giả nói với tỳ kheo rằng đại đức, cư sĩ...sai tôi đem chi phí làm y đến, xin đại đức nhận cho.
Tỳ kheo đáp: - Ðây là vật bất tịnh nên tỳ kheo không được nhận.
Sứ giả lại nói rằng: - Ðại đức, ngài có người chấp sự không?
Tỳ kheo đáp: - Không có.
Sứ giả tự tìm người chấp sự. Sau khi tìm được người chấp sự, đưa đến gặp tỳ kheo, sứ giả nói rằng người này có thể làm người chấp sự cho đại đức.
Sứ giả đem giá trị chi phí làm y giao cho người chấp sự. Và ngay trước mặt tỳ kheo, sứ giả bảo người chấp sự rằng ông hãy dùng chi phí này mua y và đưa cho tỳ kheo.
Nếu đã có người chấp sự, tỳ kheo bảo sứ giả rằng: người chấp sự đang ở thôn..., ở nơi..., tên là...
Sứ giả đến gặp người chấp sự ấy và bảo rằng ông hãy đem giá trị này mua y và đưa cho tỳ kheo...
Sau khi giao chi phí xong, sứ giả trở lại gặp tỳ kheo và nói rằng tôi đã giao chi phí làm y cho người chấp sự mà đại đức đã cho biết. Ðại đức cần y thì đến lấy.
Sau khi giao chi phí làm y cho người chấp sự, nếu không đích thân trở lại báo với tỳ kheo thì sứ giả phải sai người đến báo với tỳ kheo rằng tôi đã giao chi phí làm y cho người chấp sự mà đại đức đã chỉ định, nếu cần y thì ngài hãy đến lấy. Họ sẽ giao y cho đại đức.
Trên đây là bốn hạng người chấp sự. Do đó, trong luật nói rằng: này tỳ kheo, nếu có người chấp sự có tín tâm và kính pháp thì đem giá trị (làm y) giao cho họ. Các vị cần y thì đến họ lấy, được nhận vật thanh tịnh chứ không được nhận vàng, bạc. Với sự việc này thì có thể phương tiện nhận vàng, bạc (giao cho người chấp sự); trừ trường hợp này, không được phép nhận vàng, bạc.
Nếu sứ giả bảo với người chấp sự rằng hãy đem giá trị này mua y và giao cho tỳ kheo...
Sau khi giao chi phí may y cho người chấp sự rồi, sứ giả không báo với tỳ kheo thì tỳ kheo không được đến gặp người chấp sự để đòi y. Nếu đòi được y, tỳ kheo phạm tội Ðột-cát-la.
Nếu có cư sĩ đem vàng, bạc đến gặp tỳ kheo và bảo rằng họ đem vàng, bạc này cúng cho chúng tăng, xin đại đức nhận cho, để làm trú xứ cho tăng, làm nhà ăn, hay làm vườn ruộng thì tỳ kheo không được nhận. Nếu nhận thì phạm Ðột-cát-la. (Trường hợp này) tỳ kheo bảo họ giao cho tịnh nhân, sau đó mới được đem ra xử lý chi dụng (số vàng, bạc ấy). Nếu sứ giả không hiểu thì tỳ kheo được phép sai tịnh nhân nhận cho rồi sau đó tùy trường hợp mà phân chia sử dụng.
Nếu cư sĩ đem vàng, bạc dâng cho chúng tăng để làm thức ăn, y phục, thức uống, ngọa cụ thì không được tự nhận lấy.
Nếu chúng tăng nhận lấy vàng bạc (để) sau đó được thức ăn, y phục xử dụng thì bị tội Ðột-cát-la.
Nếu chúng tăng không nhận, cư sĩ lại không hiểu nên đem về, trên đường đi gặp vị tỳ kheo biết luật và vị này hỏi rằng ông đem cúng cho tăng tại sao đem về?
Nghe hỏi, hiểu ra, cư sĩ đem số vàng bạc ấy giao cho tịnh nhân.
Nếu cư sĩ bố thí gì thì sử dụng vật ấy. Tỳ kheo không được bảo đem đổi (vật ấy) cho mình. Nếu đem đổi vật dụng khác thì phạm Ðột-cát-la.
Nếu thí chủ cúng để làm nhà ở, trú xứ, nhưng không còn thức ăn uống nên chúng tăng sắp bỏ đi, không có người giữ chùa thì được cắt giảm chi phí sửa chùa để chi dụng ăn uống, cung cấp cho người giữ gìn phòng xá. Người chuyển đổi vô tội.
Ðối với vật dụng làm phòng ở của tứ phương tăng, nếu trú xứ ấy không có thức ăn, chúng tăng muốn bỏ đi thì được giảm (chi phí dùng làm) phòng ở để sung vào việc ăn uống cho tăng. Tại sao? Vì để giữ gìn trú xứ, nhưng không được sử dụng hết.
Nếu cư sĩ cúng dường ruộng, ao thì tỳ kheo không được nhận. Làm sao nhận được? Tỳ kheo bảo cư sĩ rằng pháp tỳ kheo không được nhận ruộng, ao.
Nếu cư sĩ bảo tỳ kheo rằng (nhờ vào) ruộng ao này thường sinh ra bốn vật dụng thanh tịnh, để cúng dường chúng tăng thì được nhận.
Nếu cư sĩ nói rằng xin dâng ao nước này cho tăng chúng để tắm rửa giặt và tất cả chúng sanh khác được uống tùy ý thì tăng được phép nhận ao ấy.
Nếu cư sĩ không biết nói (như trên), chỉ nói dâng ao nước thì tỳ kheo đáp rằng pháp của người xuất gia không cho phép nhận ao nước, nếu dâng nước thanh tịnh thì được nhận.
Cư sĩ đáp: - Lành thay, đại đức, ý của con là dâng nước.
Nếu họ nói như vậy thì được nhận. Nếu cư sĩ vẫn không rõ lời nói ấy mà chỉ nói dâng cúng mà thôi, rồi sau đó họ qua đời thì tỳ kheo cũng không được nhận dùng.
Nếu cư sĩ có con cháu, tỳ kheo nên dạy con cháu ấy bố thí. Nếu họ không còn con cháu kế thừa, tỳ kheo nên nói với các vị trưởng thượng trong làng rằng cư sĩ ấy không biết lời nói dâng cúng mà đã qua đời nên tỳ kheo không được nhận dùng, quý vị hãy tự biết.
Các vị trưởng thượng ấy nói với tỳ kheo rằng đệ tử đem nước (ấy) dâng cho chúng tăng. Nếu họ dâng cúng như vậy thì tỳ kheo được nhận dùng, vô tội. Ngoại trừ vàng, bạc, tiền thì không được nhận, nếu cư sĩ đem gạo dâng cúng cùng trái ngọt, y phục, thức ăn uống...tất cả đều được nhận.
Nếu cư sĩ tự dâng vật thực thanh tịnh thì tỳ kheo được nhận. Tỳ kheo không được vì mình mà bảo cư sĩ và tịnh nhân làm thức ăn uống cho mình. Nếu nhận được thức ăn uống ấy cũng không được ăn.
Pháp sư nói: - Trước đây, có một tỳ kheo trú ở núi Chất Ða La (Cittalapabbata) muốn ăn bánh. Ra trước hiên, thấy các cư sĩ, vị này dùng nước rưới trên đất (vẽ) hình cái bánh và nói rằng làm sao có cái bánh thế này để ngày mai cúng dường cho chúng tăng. Hiểu ý tỳ kheo, các cư sĩ về nhà làm bánh như vậy và sáng hôm sau đem cúng dường chúng tăng. Biết sự việc này, thượng tọa không nhận. Thấy thượng tọa không nhận, các hạ tọa cũng không nhận.
Ngày xưa, các vị tỳ kheo biết đủ không chịu ăn chỉ vì sự biểu hiện tướng trạng như vậy, huống chi ngày nay lại cầu xin thức ăn cho mình chỉ vì thân thể.
(Ðược) bố thí vườn ruộng cho mình, không được nhận: giống như trước.
Nếu được dâng chỗ A-lan-nhã hay rừng thì được nhận. Sau đó, có người phá rừng làm thành ruộng, trồng được gạo, trái ngọt để ăn uống thì được nhận. Nếu họ không đưa, không được cố cầu xin.
Nếu người trước đây đã phá rừng thành ruộng rồi bỏ đi, người sau (tăng) đến làm, nên bồi thường theo giá trị. Vì sao? vì họ đã làm thành ruộng.
Nếu có người muốn thuê ruộng thì không được nhận bằng vàng bạc, vật thanh tịnh thì được nhận.
Nếu người thuê ruộng không biết rõ vị trí, nên hỏi tỳ kheo rằng ai biết phạm vi của ruộng ấy, xin chỉ rõ cho. Nếu tỳ kheo không biết rõ thì không được chỉ bậy.
Nếu có người bố thí người ở thì không được nhận. Nếu họ nói dâng cúng tịnh nhân hoặc người chấp sự thì được nhận.
Tịnh nhân của chúng tăng, vào buổi sáng làm thức ăn cho chúng tăng, trưa và chiều tự mưu sinh cho mình thì trước bữa ăn trưa được cho họ thức ăn, sau bữa trưa không được cho. Y phục và tất cả các vật khác đều không được cho.
Nếu họ làm việc do tăng sai khiến trong nữa tháng thì tăng cung cấp thức ăn và y phục (trong nữa tháng ấy). Trong nữa tháng họ làm việc riêng thì chúng tăng không cung cấp y phục và lương thực.
Nếu họ không làm gì cho tăng và cũng không được tăng sai khiến mà tự mình làm việc riêng, sau đó lại được thu nhập rồi đem dâng cho tăng, tăng được nhận. Nếu họ không dâng thì không được đến đòi.
Nếu được dâng bò, dê thì tỳ kheo không được nhận. Nếu họ nói dâng sữa, bơ...năm loại thì được nhận. Ðối với tất cả loại súc vật khác cũng vậy.
Pháp sư nói: - Thứ tự các câu văn dễ hiểu. Giới này phát sinh do vua và người làm việc cho vua, đủ cả ba nghiệp thân, miệng, ý và ba thọ. Ðây là tội do chế định, nhưng không thể không biết mà thoát được.
(Ràjasikkhàpadava-nnanà nitthità).
Giới thứ 11 (P.N 11)
Bấy giờ, đức Phật ở thành Ca-la-tỳ (Àlàvi).
Phu cụ Kiêu-xa-da (Kasiyamissaka santhata) là (tấm) trải trên đất bằng.
Dùng nước dấm (chất chua?) rưới xen vào: Cho đến xen lẫn một sợi lông Kiêu-xa-da thì phạm ưng xả đối trị.
Lông Kiêu-xa-da (Kasiyamsu) là loại lông mịn nhỏ. Loại phu cụ này là vật được đan bằng len chứ không phải dệt thành.
Pháp sư nói: - Thứ tự câu văn dễ hiểu.
(Kosiyasikkhàpa-davannanà nitthita).
Giới thứ 12 (P.N 12)
Bấy giờ, đức Phật ở giảng đường Lầu Cao (Kùtàgàra-sàlà) thuộc thành Tỳ-xá-ly.
Thuần là lông dê den (Suddhakàlaka elakaloma):nghĩa là không pha lẫn loại lông khác.
Pháp sư nói: - Thứ tự các câu văn dễ hiểu, không cần phải giải thích.
Hết phần giải về giới dùng toàn lông dê đen.
(Suddhakàlakasikkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 13 (P.N 13)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
(May) lên ở bìa (ngọa cụ) (àdiyitvà): dùng một ít (nỉ bằng) lông trắng đắp lên bìa.
Pháp sư nói: - Trong luật đã nói rõ, không cần phải giải thích rộng.
(Dvebhàgasikkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 14 (P.N 14)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Ngoại trừ tỳ kheo bệnh. Tỳ kheo nào bị bệnh muốn đi đến trú xứ khác, ngại vì ngọa cụ nặng nên không mang đi được, được tăng yết ma cho phép thì được làm tọa cụ mới. Nếu bệnh chưa hết thì được làm tùy ý. Nếu bệnh đã hết lại tái phát thì không cần phải yết ma nữa mà được phép làm theo yết ma trước đây.
Pháp sư nói: - Thứ tự câu văn dễ hiểu, không cần giải thích rộng.
(Chabbassasikkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 15 (P.N 15)
Bấy giờ, đức Phật trú ở tinh xá Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
Ðây thuộc giới làm tọa cụ: - Này các tỳ kheo, Ta (Phật) muốn vào chỗ yên tĩnh sống ba tháng.
Pháp sư nói: - Tại sao Thế Tôn đi vào chỗ yên tĩnh sống ba tháng? Thế Tôn quán sát khắp chúng sanh và thấy rằng trong ba tháng này không có ai đắc đạo cả. Thế nên Ngài đi đến nơi yên tĩnh để sống ba tháng.(Thế Tôn nói:) Sau khi Ta đi rồi sẽ xảy ra việc như vậy. Các tỳ kheo nghe lời nói của Ta xong, liền lập ra quy chế phi pháp. Ưu-ba-tư-na Bằng-kiền-đà-tử (Upasenavan-gataputta) sẽ phá tan quy chế (phi pháp ấy) và đi vào thất nơi Ta ở. Thấy vị ấy, Ta rất khen ngợi. Nhờ Ưu-ba-tư-na Bằng-kiền-đà-tử mà nhiều tỳ kheo thọ pháp đầu-đà cũng đến gặp Ta. Sau ba tháng ở chỗ yên tịnh, Ta sẽ dẫn các tỳ kheo đi xem xét các phòng, thấy các tọa cụ bị vứt bỏ bừa bãi. Căn cứ vào đó, Ta sẽ chế định giới về tọa cụ cho các tỳ kheo.
Sau khi suy nghĩ như vậy, Thế Tôn ở nơi yên tịnh trong ba tháng.
Khi ấy, Ưu-ba-tư-na bằng-kiền-đà-tử đi đến chỗ Phật ở. Trưởng lão Ưu-ba-tư-na cho đệ tử chưa đủ hai mươi tuổi thọ giới cụ túc, nên phạm tội Ðột-cát-la. Trong Kiển-đà-ca có quở trách rằng ngươi là kẻ ngu si, ngươi chưa đủ mười tuổi hạ, tại sao lại cho người chưa đủ hai mươi tuổi được thọ cụ túc. Ngươi lại không biết dạy bảo, phải sai người dạy bảo.
Sau khi nhận sự quở trách, Ưu-ba-tư-na làm lễ Phật rồi từ giã. Vị này suy nghĩ rằng ta là người đàn ông xuất gia với tâm tốt chứ không phải với tâm xấu, tại sao phải vì đệ tử mà bị quở trách. Ta sẽ đi ở nơi cách xa mười do tuần (khoảng 200 km), dạy bảo đệ tử làm cho họ có uy nghi tề chỉnh giống như ta vậy, sau đó sẽ dẫn về thăm hỏi Thế Tôn. Nhờ những đệ tử với uy nghi đúng pháp, ta sẽ được Phật khen ngợi.
Hỏi: - Do đó, trong luật nói rằng: Phật hỏi tỳ kheo rằng ông có thích mặc y xấu không?
Ðáp: - Thật không thích mặc, chỉ vì vâng theo thầy nên phải mặc.
Ðức Phật liền khen ngợi: Lành thay, lành thay! Ưu-ba-tư-na khéo léo dạy đệ tử được đầy đủ uy nghi.
Phật bảo các tỳ kheo: Thấy các tọa cụ bị vứt bỏ khắp nơi, đức Phật bảo các tỳ kheo rằng (vật) được dâng cúng bằng tín tâm, cần phải sử dụng một cách thích đáng chớ để bị hư, mất.
Phật dùng vô số cách: đức Phật bằng nhiều cách thuyết giảng cho các tỳ kheo.
Tọa cụ cũ là loại đã từng được ngồi qua ít nhất là một lần.
Lấy một phần nhỏ: lấy một mảnh vuông hay tròn ở một bìa trong bốn bìa (của tọa cụ cũ) may lên (tọa cụ) mới. Nếu không thể may đắp lên thì nối thêm vào cái mới cũng được.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác đã nói rõ trong luật, không cần giảng giải. Nguyên nhân phát sinh giới này như ở trước.
Hết phần giải thích về giới tọa cụ.
(Nisìdanasanthanasikkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 16 (N.P 16)
Bấy giờ, đức Phật ở tinh xá Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ.
(Ðây là) giới về vác lông dê.
Chọc ghẹo khinh lờn: Trên đường đi, thấy tỳ kheo vác lông dê, các cư sĩ hỏi đại đức vác lông dê này đi đâu và bán nơi nào, giá cao nhất là bao nhiêu?
Nghe các cư sĩ khinh lờn đùa cợt như vậy, đi về đến chùa, tỳ kheo rất tức giận ném lông dê ra đất. Các tỳ kheo khác hỏi rằng đại đức đem lông dê này ở đâu về đây mà tức giận ném xuống đất vậy.
Tỳ kheo đáp: - Vì lông dê này mà ta bị các cư sĩ chế diễu nên tức giận ném xuống đất.
Tự vác đi: dùng y vai trái (y mặc trên) bọc (lông dê) lại và tự vác đi.
Quá ba do tuần: tự mình vác đi xa ba do tuần, không người vác thay thế, số lông dê nhiều hay ít đều bị phạm tội ưng xả đối trị.
Ðến đúng ba do tuần rồi vứt bỏ xuống đất, (sau đó) dùng cây đẩy đi, hay dùng chân đá, vượt qua ba do tuần cũng phạm ưng xả đối trị.
Ðến ba do tuần, nếu gặp phải các nạn như cọp, sói, giặc... nên vượt qua ba do tuần, đều phạm ưng xả đối trị.
Trong phạm vi ba do tuần, bị giặc cướp đoạt; sau đó chúng trả lại cho tỳ kheo, thì tỳ kheo được vác đi trong ba do tuần (nữa), không phạm tội.
Các trường hợp vô tội: vác tọa cụ dệt bằng lông dê; tấm thảm bằng lông dê; trong phạm vi ba do tuần; vừa đến ba do tuần thì có người vác thế quá ba do tuần.
Vác lông dê dù cho số lượng ít dưới mép tai đi qua ba do tuần cũng phạm tội.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu, không cần phải giải thích rộng. Giới này phát sinh từ thân tâm, không thể vì không biết mà thoát tội.
Hết phần giải thích giới vác lông dê.
(Elakalomadhovàpanasikkhàpada-vannanà nitthità).
Giới thứ 17 (P.N 17)
Bấy giờ, đức Phật trú ở vườn Ny-câu-luật, thành Ca-duy-la-vệ của dòng họ Thích (Skkesu kapilavatthusmim Nigrodhàràme). Ðây là giới về nhuộm lông dê.
E rằng chẳng chịu tọa thiền tụng kinh:vì bận giặt, nhuộm lông dê cho nhóm sáu tỳ kheo nên tỳ kheo ny phế việc (thiền tụng)...
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu.
Hết phần giải thích giới giặt nhuộm lông dê.
(Ekalalomadhovàpa-nasikkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 18 (P.N 18)
Bấy giờ, đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật thuộc thành Vương Xá. Ðây là giới về vàng bạc.
Vàng: ngọc kha, lưu ly, san hô... tất cả các thứ báu và vật (để) trao đổi mua bán đều thuộc vào loại vàng bạc. Do đó trong luật nói rằng với tiền làm bằng mủ cây được xử dụng trong nước, đều không được cầm nắm, cũng không được bảo người khác cầm nắm, đều phạm. Nếu vì mình mà cầm nắm (vàng ... như trên) thì phạm xả đọa; nếu vì tăng, vì nhiều người cho đến một người, vì tượng... mà cầm, đều phạm tội Ðột-cát-la.
Các trường hợp vô tội: tự mình không nhận, không bảo người khác nhận. Có cư sĩ đem vàng bạc đến dâng cho tỳ kheo, tỳ kheo đáp rằng không nhận được. Cư sĩ lại nói rằng đại đức, con đã quyết tâm đem vật ra dâng cúng nên không thể đem về lại. (Nói xong) họ bỏ (vật) xuống đất rồi trở về.
Thấy cư sĩ đi rồi, tỳ kheo ở lại trông chừng (vật ấy). Lại có cư sĩ thấy tỳ kheo đang ở đó nên đến hỏi rằng: - Ðại đức, tại sao ở đây?
Tỳ kheo đáp rằng có cư sĩ dâng cúng vàng bạc này; theo pháp tỳ kheo thì không được nhận vật này.
Cư sĩ nói với tỳ kheo rằng đại đức, thầy đã không được nhận vật bố thí cho đệ tử. Tỳ kheo im lặng.
Do đó, cư sĩ lấy vật ấy đi, sau đó đem đổi lấy các vật thanh tịnh như thức ăn, y phục.v.v... đem dâng cho tỳ kheo, tỳ kheo được nhận.
Nếu gặp người không hiểu pháp thì (tỳ kheo) để vàng bạc ấy trong phòng, khóa cửa lại, không cho thất lạc. Nếu có người bán y bát, tỳ kheo gọi họ lại và chỉ vàng bạc bảo với người bán y bát rằng: bần tăng cần y bát này, đây là vàng bạc cư sĩ hãy tự biết lấy.
Nếu không có người bán y bát nhưng lại có người bán nước uống phi thời, thuốc bảy ngày, thuốc trọn đời. Tỳ kheo đưa người bán đến chỗ vàng bạc ấy và nói rằng có số vàng bạc này, chúng tăng cần thuốc này, cư sĩ hãy tự biết lấy.
Sau khi được thuốc ấy rồi, chúng tăng được ăn dùng, tỳ kheo chủ vàng bạc ấy không được ăn dùng (riêng), các người cư sĩ, tịnh nhân cho đến súc sinh cũng không được ăn. Tại sao? Vì là vật của tăng.
Không có thuốc, chủ vàng bạc bỏ lại rồi đi mất, lại không có phương tiện gì được nhận (xử dụng), nếu thấy nam Phật tử thì gọi lại bảo đem bỏ đi.
Nam Phật tử nói: - Tại sao vứt bỏ vàng bạc này đi, con sẽ nhận lấy.
Tỳ kheo đáp:- Tùy ý.
Nếu nam Phật tử hiểu pháp, đem (vàng bạc ấy) đổi y bát, đem đưa đến chúng tăng thì được nhận.
Nếu không có nam Phật tử để sai họ đem vứt đi, thì chúng tăng nên bạch nhị yết ma (sai) một tỳ kheo biết rõ năm pháp đem số vàng bạc này (và) nhắm mắt lại rồi ném đi, không được biết chỗ rơi của nó. Nếu biết chỗ rơi (xác định) thì phạm tội Ðột-cát-la.
Nhận dùng của thí chủ có bốn trường hợp:
1. Dùng như kẻ trộm.
2. Dùng như mắc nợ.
3. Dùng như của bạn thân.
4. Dùng như ông chủ.
Hỏi: - Thế nào dùng như kẻ trộm?
Ðáp: - Nếu tỳ kheo không có giới, theo thứ lớp của tăng, thọ hưởng sự cúng dường ăn uống của thí chủ thì gọi là dùng như kẻ trộm.
Hỏi: - Thế nào dùng như mắc nợ?
Ðáp: - Tỳ kheo nhận thức ăn uống, y phục của người cúng dường, trước hết phải chánh niệm quán tưởng, nếu không quán tưởng trước mà hưởng thọ thức ăn y phục thì gọi là dùng như mắc nợ. Tỳ kheo nào thông minh trí tuệ, xuất gia với lòng tin, đến khi thọ thực, mỗi miếng ăn phải quán tưởng. Nếu là người kém trí tuệ, khi chưa ăn phải quán tưởng một lần. Nếu tỳ kheo kém trí tuệ, khi thọ dụng y phục, vào sáng sớm phải quán tưởng một lần. Tỳ kheo thông minh cứ mỗi lần mặc lại phải quán tưởng. Ðối với nhà ở, giường ghế, ngọa cụ... tất cả những vật dụng của tín thí, cần phải quán tưởng trước khi dùng. Nếu không quán tưởng trước thì gọi là dùng như mắc nợ. Nếu không vì sự ngăn ngừa nóng, lạnh, sự xấu hổ mà sử dụng y phục; không vì sự đói khát bệnh tật mà sử dụng thức ăn uống thuốc thang thì cũng gọi là mắc nợ. Ai dùng thức ăn uống, y phục mà không quán tưởng trước thì phạm tội Ðột-cát-la.
Hỏi: - Thế nào là dùng như của bạn thân?
Ðáp: - Bảy bậc thánh hữu học dùng vật của thí chủ như con hưởng thọ vật của cha nên gọi là dùng của bạn thân.
Hỏi: - Thế nào là dùng như người chủ?
Ðáp: - Bậc chân nhân A La Hán nhận và dùng vật của thí chủ.
Pháp sư nói: - Trong bốn trường hợp nhận dùng trên, dùng như kẻ trộm là rất ác. Lại có bốn trường hợp nhận dùng:
1. Dùng có tàm quý.
2. Dùng không tàm quý.
3. Dùng đúng pháp.
4. Dùng không đúng pháp.
Thế nào là dùng có tàm quý?
Người không tàm quý có thân cận người có tàm quý, nhận dùng không tội.
Thế nào là dùng không tàm quý?
Người có tàm quý có thân cận với người không tàm quý, nhận dùng thì có tội.
Người có tàm quý thân cận người không tàm quý, sau đó chắc phải tùy thuộc vào người kia mà làm ác, nên gọi là người không tàm quý.
Người không tàm quý thân cận với người có tàm quý, sau đó chắc phải bỏ ác làm thiện nên gọi là người có tàm quý.
Thế nào dùng đúng pháp?
Người có tàm quý dùng đúng như pháp mà được vật nên gọi là dùng có pháp.
Thế nào dùng không pháp?
Người không có tàm quý không dùng (cách) đúng pháp mà được. Nếu được vật ấy thì cũng như được độc dược. Ðây gọi là dùng không pháp.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác đã nói rõ trong luật, không cần giải thích rộng. Ðây là tội do chế định, đủ cả ba nghiệp thân, miệng, tâm, cả ba thọ.
Hết phần giải thích về giới nhận vật quý.
(Rùpiyasikkhàpadavannanà nitthità)
Giới thứ 19 (P.N 19)
Giới mua bán, đổi vật quý.
Chẳng phải làm một loại: hoặc vật đã làm xong, hoặc vật chưa làm xong.
Vật (dùng) trên đầu: như trâm hoa... tất cả vật dùng trang sức trên đầu.
Tất cả những vật trang sức trên thân như vòng, xuyến, dây lắc vàng... đều gọi là vật đã thành.
Ðem vật đã thành đổi lấy vật chưa thành, đem vật chưa thành đổi lấy vật đã thành, đem tội ác tác đổi tội xả đọa, đem tọâi xả đọa đổi tội ác tác.
Hỏi: - Thế nào là đem tội ác tác đổi tội xả đọa?
Ðáp: - Ðem tiền bằng đồng đổi lấy tiền bằng vàng cũng phạm tội xả đọa nên gọi là đổi tội ác tác lấy xả đọa. Ðem tiền bằng vàng đổi lấy tiền bằng đồng gọi là đem xả đọa đổi lấy ác tác. Nếu (cầm) vật quý đem đổi lấy sắt, dùng sắt này làm bát, búa, bất cứ làm ra vật gì cũng không được xử dụng. Nếu dùng thì bị tội tác ác.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu, nguyên nhân phát sanh giới này giống như trước.
(Rùpiyasamvaharasi-kkhàpadavannanà nitthità).
Giới thứ 20 - 23 (N.P 20 - 23)
Giới mua bán các vật, trong luật đã nói rõ, không thêm ý nghĩa gì khác nên không cần nêu ra nữa. (Kayavikkhà-padavannanà nitthità).
Nếu chứa bát dư quá 10 ngày thì phạm ưng xả đối trị. Bát phạm tội này không xả, không sám hối mà dùng thì phạm đột cát la.Trường hợp không phạm tội: chưa đủ 10 ngày, có thuyết tịnh, hoặc thọ trì.
Pháp sư nói: - Bát mới phải (đốt) xông khói bao nhiêu lần mới được thọ trì?
Ðáp: - Bát sắt thì xông năm lần, bát đất xông hai lần thì dùng được. Nếu mua bát của người khác, chưa trả chi phí cho họ thì không được thọ trì. Nếu chủ của bát nói rằng hãy dùng đi, trả chi phí sau, tuy có nói như vậy nhưng cũng không được đem ra thọ trì, sau khi trả chi phí cho họ rồi mới được thọ trì.
Nếu sau khi đã đồng ý giá cả mua bát xong, chủ bát đem bát (đốt) xông hoàn tất và báo với tỳ kheo, tỳ kheo không đến lấy, quá mười ngày, phạm xả đọa. Nếu bát đã (đốt) xông rồi, có người biết đã xông rồi,truyền lời nói đến cho tỳ kheo, tuy tỳ kheo có nghe lời nói ấy, quá mười ngày vẫn không phạm, cần phải có chủ bát báo cho biết. Sau mười ngày, đối trước người khác mà nói thọ trì. Nếu không có người thì được tự mình nói thọ trì.
Mất sự thọ trì: Bỏ đạo, chết, chuyển căn, xả bát, bị lủng chảy thì gọi là mất sự thọ trì. Bát nứt, lủng lớn như hạt lúa thì mất sự thọ trì. Nếu dùng sắt vụn vá lại thì được thọ trì. Nguyên nhân phát sanh giới này giống như trước.
Hết phần giải thích giới về bát.
(Pattasikkhàpadavanna-nà nitthità &
Unapanacabandhanasikkhàpadavannanà nit-thità).
Năm loại thuốc ở nước Xá Vệ: bơ lỏng, bơ đặc, dầu, mật, đường cục. (Sappi, Navanita, Tela, Madhu, Phànita).
Bơ: tất cả loại sữa thuộc tịnh nhục đều có thể uống. Bơ cũng thuộc loại để làm thuốc.
Hỏi: - Thuốc bảy ngày có ruồi, kiến rơi vào trong được phép uống không?
Ðáp: - Lọc bỏ đi, được dùng.
Nếu hôm nay đã thọ sữa xong, vậy bơ trong sữa có phải là thuốc bảy ngày không?
Góp bơ trong sữa lại trong bảy ngày, số bơ góp được này được dùng đến ngày thứ bảy, qua ngày thứ tám (mà dùng) thì phạm xả đọa. Ðối với dầu và đường cục cũng vậy. Nếu thọ sữa phi thời, váng sữa phi thời, bơ phi thời (quá bảy ngày)thì không được dùng; đối với dầu, đường cục cũng vậy.
Nếu bị bệnh lạ cần phải dùng thịt sống, máu sống mới hết bệnh thì cho phép dùng nhưng không được dùng máu người.
Khi được bơ đã thuyết tịnh xong, bỏ vào trong hủ. Hủ này đã đầy bơ, trong hủ lại có bơ chảy ra, hòa lẫn vào bơ mới, phải thuyết tịnh lại. Nếu để bơ đến ngày thứ bảy, nếu bị mất (phép thọ nên đem) cho cư sĩ, sa di... được họ cho bơ lại, hay sa di dâng cúng thì được phép dùng, không phạm tội. Chưa đủ bảy ngày (đem bơ) cho sa di, đến ngày thứ tám, có việc cần phải dùng, được đến sa di xin lại dùng, vô tội.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác trong luật (đã nói rõ), không cần giải thích. Giới này thuộc chế tội không phải tánh tội, phát sinh từ thân và tâm.
Hết phần giải thích về giới thuốc dùng bảy ngày.
(Bhesajjasikkhàpadavanna-nà nitthità).
Giới thứ 24 (P.N 24)
Tại nước Xá Vệ, đức Phật cho dùng y tắm mưa. Theo trong Kiển Ðà Ca, nhân vì mẹ Tỳ Xá Khư (nên Phật) cho phép dùng y tắm mưa. (Vassikasàtikà).
Còn một tháng nữa mới đến mùa hạ, nên làm y tắm mưa, giặt, nhuộm, may hoàn tất. Từ ngày 16 tháng 4, y tắm mưa được giặt, nhuộm, cắt, may xong, không cần phải thuyết tịnh và cũng không được dùng. Ngày 1 tháng 5 phải thọ trì và dùng, được dùng trong bốn tháng mùa hạ và mười lăm ngày cuối mùa xuân, cộng lại là 135 ngày. (trường hợp này là nhập hạ vào 16 tháng 5 đến 16 tháng 8 + 1 tháng Ca Ðề và thêm 15 ngày trước hạ là mồng 1 đến 15/5 -- người dịch).
Nếu trong tháng cuối mùa xuân không tìm được y tắm mưa, vào mùa hạ mới có thì thọ trì và sử dụng ngay.
Không đúng thời gian tìm y tắm mưa: trong thời gian từ nửa tháng 9 cho đến nửa tháng 4 là không phải thời gian tìm y tắm mưa, nếu tìm (y) thì phạm xả đọa.
Nếu đã có y tắm mưa mà không sử dụng, tắm ở truồng, phạm tội tác ác.
Vào 16 tháng 4 tìm y tắm mưa nhưng không đủ, nếu hy vọng sẽ có thì được để dành cho đủ số. Nếu đã tìm đủ thì nên thọ trì, không đủ thì để lại chờ, cho đến nửa tháng 9 không cần phải thuyết tịnh. Nếu có thọ y Ca-hy-na thì được để chờ đến nửa tháng giêng, không cần thuyết tịnh. Nếu ba y không đủ thì được phép (lấy vải y tắm mưa) dùng làm ca sa. Nếu thiếu không đủ, hy vọng có chỗ có, được để đến một tháng. Nếu đủ thì làm y, nếu không đủ thì thuyết tịnh hay thọ trì. Nếu không thuyết tịnh hay thọ trì, đến ngày thứ 31, phạm xả đọa.
Các trường hợp vô tội: Bị thiếu nên xin với bà con, xin với thí chủ có yêu cầu được dâng cúng.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác, trong luật đã nói rõ, không cần trình bày lại.
(Vassikasàtikasikkhàpadavanna-nà nitthità).
(Thiếu 4 giới: từ giới 25 đến giới 28)
Giới 29 (P.N 29)
Giới ở chỗ (có sự) sợ hãi. Ở tại A Lan Nhã có hai trường hợp:
1. Ở A lan nhã lâu dài.
2. Ở A lan nhã ba tháng.
Tỳ kheo sống ở A lan nhã mà y phục hư rách, được trở về ở tăng phòng nơi tụ lạc để sửa sang y phục. Sau khi làm xong, được trở lại sống ở A lan nhã.
Giặc tháng Ca Ðề (Kattika coraka). Giặc nổi dậy vào tháng Ca Ðề trong mùa thu không mưa.
Thấy bọn giặc giết người đoạt vật, tỳ kheo sợ hãi: sợ mất ba y. Ðược phép gởi một trong ba y vào làng xóm.
Sợ hãi: tự mình thấy giặc hoặc nghe người nói, gọi là khủng bố.
Nếu ở chỗ A lan nhã mà chúng tăng ở đông, phòng nhà kiên cố thì không cần phải gởi y vào làng xóm.
Gởi y đến đêm thứ sáu phải đến xem lại, thấy y rồi mới được trở lại A Lan Nhã, trừ khi được tăng yết ma.
Pháp sư nói: - Thứ tự các câu văn khác trong luật đã nói rõ, không cần giải thích nữa.
(Sàsankasikkhàpadava-nnanà nitthità).
Giới thứ 30 (P.N 30)
Xoay vật dâng cúng về cho mình. (Biết) Thí chủ dâng vật thực đến Phật và tăng, muốn được dâng thêm y, tỳ kheo xoay vật dâng cúng ấy về cho mình.
Bắt đầu khuyến hóa họ xoay vật về cho mình, phạm Ðột-cát-la.
Ðược vật đến tay mình, phạm xả đọa.
Nếu xoay vật ấy về cho người khác hay súc sanh, (đối với vật mà họ) muốn cho súc sanh này, lại xoay đến súc sanh kia, đều phạm tác ác.
Họ muốn cúng dường tượng này, tỳ kheo lại xoay đến tượng khác, đều phạm tội Ðột-cát-la.
Các trường hợp vô tội: không biết họ muốn cúng cho tăng.
-ooOoo-
Pháp sư nói: - Ba mươi pháp đã nói rõ (Nitthità timsa-kavannanà) không còn sót điều gì, tiếp theo là chín mươi pháp, các ông hãy chú ý nghe.
1. Ha-Ða (Hatthaka) trong giới nói dối là tên của một vị đại đức.
Giòng họ Thích xuất gia có tám vạn người, Ha Ða cũng ở trong số người ấy. Với bản tính thích bàn luận, khi luận nghị cùng ngoại đạo, biết mình đuối lý, vị này liền nói ngược lại lời đã nói. Nếu gặp phải lời nói hay của ngoại đạo thì nhận làm lời nói của mình. Nếu biết lý ấy không đúng thì nói lời nói ấy của ngoại đạo. Khi có hẹn giờ cùng ngoại đạo luận nghị, vị ấy bảo ngoại đạo rằng sau buổi trưa sẽ bàn luận, nhưng (vị ấy) lại đến trước buổi trưa và bảo với các thí chủ rằng phải bàn luận ngay, rồi tự lên tòa cao và tuyên bố với mọi người rằng vì sao ngoại đạo lại không đến,chắc vì sợ ta, nên không dám đến. Nói xong, vị ấy xuống tòa và bỏ đi.
Sau buổi trưa, ngoại đạo đến, tìm tỳ kheo không có liền chê trách rằng sa môn Thích tử nói rằng biết chánh pháp vậy tại sao cố ý nói dối.
Nói dối: lời nói và ý nghĩ trái nhau, cũng gọi là lời nói trống rỗng.
Trường hợp không phạm: muốn nói điều này, nói nhầm qua điều khác.
Hết phần giải thích về giới nói dối. (Musàvàdasikkhàpadampathamam).
2. Giới bôi bác mạ lỵ: muốn làm cho người khác xấu hổ.
Trường hợp vô tội: trừ trường hợp dạy bảo (giáo pháp). Ðây thuộc tánh tội.
Hết phần giải thích giới mắng chưởi. (Omasavàdasikkhàpadam dutiyamì).
3. Nói đâm thọc: Tỳ kheo nào nói đâm thọc làm cho tỳ kheo hay tỳ kheo ny tranh đấu nhau, phạm tội đọa; đối với ba chúng (xuất gia còn lại), phạm Ðột-cát-la; đối với bạch y cũng Ðột-cát-la. Ðây là tánh tội.
Hết phần giải thích về giới nói chia rẽ. (Pesunnasikkhàpadam tatiyam).
4. Ðồng tụng theo câu có bốn cách: 1. Câu; 2. Tùy theo câu; 3. Tùy chữ; 4. Tùy ý vị.
- Câu là từng câu trong bài kệ.
- Tùy theo câu là hai câu theo thứ tự.
- Tùy theo chữ là tùy theo văn tự mà nói.
- Tùy ý vị là đồng chữ, khác nghĩa.
Có cả chữ và ý nghĩa thì gọi là câu.
Nếu dạy người chưa thọ giới cụ túc câu: "Ðừng làm các điều ác”, những người chưa thọ giới cụ túc đồng thanh tụng theo, (người dạy) phạm tội đọa.
Nếu thầy nói: "Ðừng làm các điều ác”, những người chưa thọ giới cụ túc đọc nối theo: "Làm những việc lành" rồi đồng thanh tụng thì thầy bị tội.
Thầy nói: "Các hành vô thường", đệ tử nói theo: “Vô thường” cũng phạm tội đọa.
Nếu đồng (tụng văn) trường hàng thì tùy theo chữ mà bị tội.
Lời Phật dạy: Tất cả luật tạng, luận tạng, kinh tạng đều là lời Phật dạy.
Thanh văn ngữ (Sàvakabhàsita): A-năng-già-na, kinh Chánh kiến, A-nậu-ma-na kinh, Châu-la-tỳ-đà-la, Ma-ha-tỳ-đà-la (Anangana, Samàditthi, Anumànasutta, Culla-vedalla, Mahàvedalla) là các (kinh) thuộc Thanh văn ngữ.
Phạm chí ngữ: một phẩm (kinh) nói về tất cả ngoại đạo phạm chí.
Thiên nhân ngữ: Tất cả lời nói của Ma vương, Phạm vương, Ðế thích, tất cả chư thiên. Ðồng tụng thì không phạm.
Pháp sư nói: - Sau khi Phật Niết Bàn, Ca Diếp làm thượng tọa trong việc kiết tập tam tạng của năm trăm vị A La Hán, nếu cùng người chưa thọ giới cụ túc tụng pháp này (tam tạng) thì bị tội đọa.
Nếu đồng tụng với văn tự của pháp sư soạn ra thì không phạm.
Pháp sư nói:
- Hết phần giải thích giới đồng tụng. (Padas dhammasikkhàpadam catutthamì).
5. Không đặt niệm trước mặt (chánh niệm): Khi sắp ngủ, trước phải niệm Phật, pháp, tăng, giới, chư thiên, vô thường. Trong sáu pháp niệm này, tùy lúc mà niệm từng pháp. Nếu không niệm như vậy thì gọi là không đặt niệm ở trước.
Lộ bày thân thể: Khi sắp ngủ mà không niệm (pháp ở trên) thì tâm bị tán loạn. Thế nên lộ bày thân thể với các tiếng (ngáy) như tiếng chim, bò, ngựa. Nghe như vậy, các cư sĩ nam sinh chê trách: "Tại sao người xuất gia mà lại ngủ như vậy?".
Nhân sự việc này, vì các Tỳ kheo, Phật chế giới: Từ nay về sau (các tỳ kheo) không được ngủ chung phòng với người chưa thọ giới cụ túc.
Khi nghe Phật chế giới này, La Hầu La (Ràhula) vì hộ trì không phạm nên vị này vào trong phòng vệ sinh (Vaccakuti) của Phật, trải Ca-sa dưới đất mà ngủ. Sở dĩ La Hầu La vào nhà vệ sinh của Phật là vì (nơi ấy) sạch sẽ, có nhiều người cúng dường hoa hương ở đó. Do vậy, vị này đi vào ngủ nơi đó.
Khi ánh sáng ban mai chưa xuất hiện, Như Lai lên nhà vệ sinh và trước tiên là tằng hắng lên tiếng. Bên trong, La Hầu La cũng tằng hắng đáp. Biết nhưng Phật cố ý hỏi: - Ai đó?
Ðáp: - Con là La Hầu La.
Nhân trường hợp La Hầu La, Phật nghĩ đến các Sa di và cho phép được ở chung hai đêm.
Pháp sư nói: phòng như thế nào là không được ngủ chung?
Tất cả phòng có che, có ngăn, cho đến phòng có ngăn bằng tấm y vải cũng bị phạm.
Vách: cho đến cao chừng một khủy tay rưỡi cũng gọi là vách, cùng ngủ qua đêm thì phạm.
Nếu nhiều phòng có chung một cửa đi thì cũng phạm, trừ khi có cửa đi riêng thì không phạm.
Ðến đêm thứ ba, khi ánh sáng ban mai chưa xuất hiện thì đi nơi khác. Nếu không đi nơi khác thì cả ba đêm cũng không phạm nhưng đêm thứ tư không được ngủ (chung), nếu hông chạm vào giường, phạm tội đọa. Nếu căn phòng che ít, ngăn nhiều thì không phạm; che nhiều, ngăn ít cũng không phạm. Nếu bốn phòng đều có cửa riêng nhưng đi ra vào chung một cửa lớn thì cũng phạm. Nếu có cửa riêng đi ra ngoài thì không phạm.
Nếu quá ba đêm rồi mà tỳ kheo ngủ, người chưa thọ giới cụ túc cùng ngủ, phạm tội đọa.
Nếu người chưa thọ giới cụ túc ngủ xong đã thức dậy rồi ngủ lại, dù ngủ lại nhiều hay ít, tỳ kheo (ngủ chung) cũng phạm tội đọa.
Nếu cùng người chưa thọ giới cụ túc ngủ chung quá ba đêm, người chưa thọ giới cụ túc ngủ, tỳ kheo cũng ngủ, đều phạm Ba-dật-đề.
Nếu tỳ kheo đã thức dậy rồi ngủ lại, tùy theo nhiều lần ngủ lại, phạm nhiều tội ba-dạ-đề.
Nếu nhà nối tiếp nhau to lớn, có khi dài đến cả do tuần, cùng đi chung một cửa ra vào cũng phạm.
Phòng có cửa sổ hình con rùa, con lươn (song cửa) ngăn xuyên từ ngoài vào trong, không đi qua được, không phạm.
Nếu nhà lợp kín, ngăn vách chỉ một nữa, phạm tội Ðột-cát-la. Ngăn nhiều, lợp 1/2 cũng phạm Ðột-cát-la.
Pháp sư nói: - Các câu khác dễ hiểu, không cần phải giải thích.
Hết phần giải thích giới cùng ngủ chung phòng. (Sahaseyyasikkhàpadam pancamam).
6. Cùng người nữ ngủ chung phòng qua đêm.
Làm nhà phước đức là để cho người đi lại có nơi nghỉ qua đêm. Giới cùng ngủ với người nữ chung phòng qua đêm, trong luật đã nói rõ, không cần giải thích.
(Dutiyasahaseyyasikkhàpadam chattham).
7. Thuyết pháp cho người (nữ): hoặc thuyết giảng về ba quy y, năm giới, hoặc nói về thiên đường, địa ngục.
Trừ khi có mặt người đàn ông có trí: người đàn ông này chẳng phải là quỷ hay súc sanh.
Nếu có mặt người đàn ông có trí thì nói pháp quá năm sáu lời cũng không phạm.
Năm sáu lời: tỳ kheo nào thuyết pháp (cho người nữ) năm sáu lời, không phạm tội.
Năm sáu lời: một bài kệ, các tiếng mỗi câu nối tiếp nhau không gián đoạn thì phạm một Ba-dật-đề.
Mỗi câu có gián đoạn, mỗi câu một Ba-dật-đề.
Một câu trong kinh văn và năm câu sớ giải hợp thành sáu câu, không phạm, nếu quá sáu câu, phạm Ba-dật-đề.
Nếu có nhiều người nữ, tỳ kheo chỉ thuyết pháp cho một người nữ xong, lại tiếp tục thuyết pháp cho người thứ hai, thứ ba... người nữ thứ nhất lại đến nghe nữa, tuy quá năm sáu lời nhưng không phạm.
Ðáp (trả lời): - Nếu người nữ hỏi về sự việc trong Trường A Hàm, tỳ kheo trả lời theo câu hỏi, cho đến (hỏi, đáp) hết cả A Hàm cũng không phạm.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu không cần giải thích. Nguyên nhân phát sinh giới này như giới trước.
Hết phần giải thích giới thuyết pháp cho người nữ. (Dhammadesanasikkhàpadamì sattmamì).
8. Ðây là giới chế cho bậc Thánh, giống như giới Ba La Di thứ tư đã giải thích ở trước. Ở đây không khác giới trước nhưng thật có chứng pháp thượng nhân (Uttarimanussadhamma), nói với người chưa thọ giới cụ túc, phạm tội Ba-dật-đề.
Hết phần giải thích giới nói với người chưa thọ giới cụ túc về việc mình chứng pháp thượng nhân. (Bhùtarocanasikkhàpadam atthamam).
9. Nói tội nặng: (tội do phạm) bốn giới trọng và mười ba giới tăng tàn đều gọi là tội nặng. Trừ tỳ kheo,tỳ kheo ny ra, nói với người chưa thọ giới cụ túc, phạm Ba-dật-đề.
Trừ Tăng yết ma: yết ma cho phép được nói ở nơi... nơi... nếu nói không đúng theo nơi yết ma cho phép thì phạm Ba-dật-đề.
Nói về các thiên tội khác ngoài bốn tội trọng, mười ba tăng tàn thì phạm Ðột-cát-la.
Pháp sư nói: các câu văn khác đã nói rõ trong luật, không cần giải thích.
Hết phần giải thích giới nói tội nặng. (Dutthullàrocanasikkhàpadam navamam).
10. Ðào đất: cần phân biệt đất thịt và đất có xen tạp (Jàtapathàvi, Ajàtapathàvi).
Ðất thịt là đất không xen lẫn cát, đá, gạch, ngói vụn, chỉ thuần là đất.
Ðất có xen tạp: đất có xen lẫn nhiều loại cát, đá, gạch, ngói vụn... Nếu đất bị cháy cũng gọi là đất bị xen tạp.
Nếu đất có lẫn cát đá, làm sao biết có thể đào được? Nên lấy một ít đất ấy, dùng nước đãi để xem, nếu bốn phần sạn đá một phần đất thì có thể đào. Trên đá có lớp đất dày bốn tấc, nếu còn khô ráo thì được lấy, nếu đã trải qua bốn tháng mùa mưa thì không được lấy.
Tỳ kheo nào đào đất sống, mỗi động tác đào là phạm một Ba-dật-đề.
Nếu tỳ kheo bảo tịnh nhân rằng vì chúng tăng, ông hãy đào đất và chặt cây, không phạm. Nếu hướng dẫn rõ họ đào như thế này, chặt như thế này, Ba-dật-đề. Nếu (hướng dẫn bằng cách) vẽ trên đất hay viết chữ, đều phạm Ba-dật-đề.
Nếu cầm lửa bị cháy tay nên ném xuống đất, không phạm.
Các câu khác có đủ trong luật, không cần phải giải thích.
Hết phần giải thích giới đào đất. (Pathavikhanana-sikkhàsadam dasamamì).
Ðây là tội do chế định, phát sinh từ thân tâm.
11. Không nghe lời: tỳ kheo (ở) khoáng dã (Àlavikà bhikkhù) không nghe theo lời nói của quỷ thần, nhân vì chặt cây nên làm cho tay của con quỷ bị thương. Với suy nghĩ rằng không nên tự tiện giết hại người xuất gia, ta đến bạch Phật, nghe việc này Phật sẽ chế giới cho các tỳ kheo. Quỷ này đến gặp Phật và trình bày đầy đủ về sự việc trên. Nghe nói xong, đức Phật nói kệ:
Người nào đang nổi giận
Như xe đang chạy nhanh
Lái xe ngừng lại được
Việc này không phải khó.
Ai ngừng được cơn giận
Việc này khó vô cùng. - (Dhammapàda, kệ 222).
Nghe đức Phật nói kệ xong, thần cây này chứng Tu Ðà Hoàn đạo. Biết thần cây không có chỗ ở, Phật dùng thiên nhãn tìm cây không có chủ và bảo với thần cây rằng ông có thể sống ở cây này.
Hỏi: - Cây ấy ở đâu?
Ðáp: - Cây ấy ở vườn Cấp Cô Ðộc.
Có chỗ ở rồi, thần cây suy nghĩ rằng đức Thế Tôn đại từ đã ban cho ta cung điện, vậy từ nay về sau, ta nên cúng dường Thế Tôn.
Khi ấy đức Phật thuyết pháp cho chư thiên, có vị thiên lớn nào đến sau, các vị thiên nhỏ ở trước theo thứ tự nhường chỗ ngồi, lan rộng đến bờ biển.
Bấy giờ, vị thọ thần đã đắc đạo trở về cây mình ở, nghe Phật thuyết pháp.
Suốt cả ngày đêm, đức Phật thuyết pháp cho bốn bộ chúng. Ðầu đêm, Ngài thuyết pháp cho tỳ kheo, giữa đêm thuyết pháp cho chư thiên, cuối đêm thuyết pháp cho long vương. Tại sao biết như vậy? Giữa đêm chư thiên đến gõ trên đầu cánh cửa, cuối đêm long vương đến gõ đầu dưới của cánh cửa. Ðó là sự khác nhau giữa trời và rồng.
Cây cỏ (Bhùtagàma) là (đám) cây đang sống.
Thôn (Gàma): (đám) cây này có tám phần nhỏ vây quanh hợp thành nên gọi là thôn. Cây cỏ có năm loại:
1. A Lê Ðà (Haladdi): cây nghệ vàng.
2. Ưu Thi La (Usira): cây hương phu.
3. Chất tha thí thát (Bhaddamuttaka): tước đầu hương
4. Lư Kiền: hoàng liên.
5. Ðà Cư: tên một loại cỏ ở ngoại quốc.
Xá Ma (Asasttha): cây Bồ Ðề.
Bà La Hê: cây bối đa.
Hai loại cây này tỏa cành lá to rộng làm không nhìn thấy nơi khác.
Hoa Tô Ma Na: hoa này có hương, thơm giống hoa Mạt Lị (Mallikà - hoa lài).
Hoa Mạt Lị: ở Quảng Châu có hoa này, loại dây bò lan.
Tô La Bà: đây là tên loại cỏ.
Bồ Hê Na: tên loại cỏ ở ngoại quốc.
Cây có hai loại là mọc dưới nước và trên mặt đất.
(Dưới nước) Hoa Ưu Bát La (hoa súng), hoa sen, hoa lục bình sống trong nước. (Tỳ kheo nào) lật ngược các loại cây này trong nước, phạm Ðột-cát-la; bứng ra khỏi nước phạm Ba-dật-đề.
(Trên đất) Nếu cần hoa quả, được phép kéo cành cây xuống và bảo tịnh nhân hái, không phạm. Không được làm gãy cành. Nếu cây cao quá, tịnh nhân không với tới được, tỳ kheo bồng đưa tịnh nhân lên hái, không phạm. Nếu cây đè tỳ kheo, được phép chặt cây, đào đất để cứu vị ấy, không phạm.
Hết phần giải thích giới chặt phá cây cối (Bhùtagàsikkhàpadam pathamam).
Ðây là tội do chế định, phát sanh từ thân tâm .
12. Nói lời quanh co.
Ðã hành động xấu: đã làm việc không nên làm bằng thân và miệng nên bị tội.
Che dấu: không muốn cho người khác biết.
"Ai bị tội?" Pháp sư nói: xin giải thích ý nghĩa này. Nếu có tỳ kheo khác hỏi rằng: "trưởng lão bị tội", và đưa vị này ra trước tăng để cùng nhau xét xử.
Ngay giữa tăng, tỳ kheo (có tội) hỏi: - Ai bị tội?
Các tỳ kheo khác nói rằng trưởng lão bị tội.
Vị kia đáp: - Tôi bị tội gì?
(Trong các) tỳ kheo, có người nói là Ba-dật-đề, có người nói Ðột-cát-la.
Vị kia hỏi: - Tôi bị tội lúc nào?
Các vị kia đáp: - Ðại đức bị tội vào lúc... vào lúc...
Vị kia lại hỏi: - Tôi bị tội về việc làm gì?
Ðáp: - Ðại đức làm việc... nên bị tội.
Vị kia đáp lại: - Ðại đức nói gì vậy?
Như vậy, câu trả lời không theo câu hỏi, gọi là nói quanh co.
Thấy Xiển Na (Channa) cầm bạc tiền, có tỳ kheo hỏi rằng tại sao cầm bạc tiền?
Vị ấy đáp: - Tôi cầm bạc tiền không phải bạc tiền.
Hoặc thấy uống rượu, nên bảo rằng tại sao đại đức uống rượu.
Ðáp: - Tôi uống (chất có) nước mà.
Hỏi: - Tại sao đại đức cùng người nữ ngồi tiếp xúc nhau ở chỗ khuất?
Ðáp: - Có người đàn ông có trí.
Như vậy là nói quanh co. Hoặc có lúc im lặng không chịu đáp.
Người nào biết là (hành động) phi pháp mà dùng lời quanh co để trả lời với tăng, phạm tội Ba-dật-đề.
Nếu nghi ngờ là pháp hay phi pháp mà dùng lời quanh co đáp lại tăng, phạm Ba-dật-đề.
Nếu biết đúng mà đáp với tăng rằng tôi không biết, phạm Ba-dật-đề.
Nếu sợ (nói ra) gây tranh đấu trong tăng nên im lặng, không phạm.
Các câu văn khác dễ hiểu, không cần giải thích. Ðây là tánh tội, phát sinh từ thân, tâm, miệng.
Hết phần giải thích giới trả lời quanh co không theo câu hỏi (Annavàdakasikkhà -padam dutiyam).
13. Nói xấu vị khác.
Nếu vì tị hiềm mà nói xấu người do tăng sai, phạm Ba-dật-đề. Nếu tị hiềm (nói xấu) người khác, phạm Ðột-cát-la. Ðây là tánh tội, phát sanh từ thân và khẩu nghiệp.
Hết phần giải thích giới tị hiềm (Ujjhàpanasikkà-padam tatiyam).
14. Ðem vật lót nằm của tăng ra dùng nơi đất trống.
Mùa đông là thời gian có sương tuyết.
Ðể sưởi nắng cho thân thể: vào tháng lạnh, đem giường chiếu của chúng tăng ra ngoài trời để sưởi nắng cho thân thể suốt ngày.
Biết thời gian: nếu có ngưòi mời đi, tự mình không xếp cất ngọa cụ của tăng, không bảo người khác cất thì phạm giới này.
Pháp sư nói: mùa đông có bốn tháng, mùa nóng có bốn tháng. Nếu lúc không có mưa, được phép trải ngọa cụ của tăng (ra ngoài trời), nếu trời mưa không được trải.
Dưới (gốc) cây: nếu cây có lá dài kín, trên không có chim chóc tụ tập thì được phép trải ngọa cụ của tăng (dưới cây), không phạm.
Tỳ kheo nào thọ pháp đầu đà bậc thượng, ở dưới gốc cây hoặc nơi đất trống, cho đến không được làm phòng ở bằng ca sa, không được đem ngọa cụ của chúng tăng ra ngoài để dùng. Nếu có thể bảo quản cho đến dùng ca sa để che cho khỏi bị ẩm ướt thì được dùng. Trong pháp thọ đầu đà, khi không mưa thì ở đất trống, khi mưa thì được ở dưới phòng nhà. Nếu vào trong nhà thì được dùng ngọa cụ của tăng.
Thấy tỳ kheo ở ngoài chỗ trống nên thí chủ làm ngọa cụ (dâng) cho tăng. Tỳ kheo ấy thọ rồi, nếu có tỳ kheo khác thì dâng cho họ, nếu không có tỳ kheo để dâng thì dâng cho trú xứ ở gần. Nếu không có trú xứ nào thì cất vào nhà trống. Nếu không có nhà trống mà có cây với tàn lá che kín thì có thể cột treo ở dưới rồi đi. Nếu không (cột) treo lên thì khi đi phải với suy nghĩ rằng ta vào trong làng xóm và trở lại ngay. Nếu làm đúng như vậy thì vô tội. Vào làng xóm rồi, nếu bị một trong tám nạn nên không trở lại được, nhắn lại, không có tội. Nếu thật có mưa mà nói không mưa, rồi đi, phạm Ðột-cát-la.
Giường có mốn loại:
1. Loại chân Ba ma giá la (Masàraka).
2. Chân thon đẹp (Bundikàbadha).
3. Chân Cú lợi la (Kulirapàdaka).
4. Chân A kiệt giá (Àhaccapàdaka).
Giường Ba ma giá la: giường lấy diềm giường dính chung với chân.
Giường chân thon đẹp: chân và diềm giường liền nhau.
Giường Cú lợi la: hoặc gọi giường chân ngựa, chân dê, cọp, sói, sư tử... đều gọi là giường chân Cú lợi la.
Giường chân A kiệt giá: chân giường thu vào trong diềm giường.
Với những loại giường như vậy, đã đem bày ra ngoài đất trống, (bỏ đi luôn, ra khỏi chổ để vật) cách xa ngoài tầm ném đá của một người trung bình, phạm Ba-dật-đề.
Nếu thượng tọa bảo hạ tọa sai người trải tòa xong, thượng tọa đã đặt y trên tòa thì hạ tọa được phép đi. Nếu thượng tọa chưa đặt một vật gì, hạ tọa nên thu xếp lại, nếu không thu xếp lại nên bảo cho thượng tọa biết rồi đi, không có tội.
Nếu đã bày (giường) ra mà chưa ngồi, lại có tỳ kheo (khác) đến ngồi, bảo (với vị ấy) xong rồi đi, không có tội.
Nếu bố trí tòa cao cho pháp sư, pháp sư chưa đến thì người bố trí phải bảo quản. Nếu pháp sư đã ngồi thì được phép đi, vô tội.
Nếu đặt khúc cây kê chân để bước lên tòa, khi ra đi không cất đi hay bảo người xếp cất, phạm độ-cát-la.
Dùng nồi nhuộm (y), vò nước, dây phơi (y) của tăng, khi đi nên cất lại chỗ cũ, nếu không cất, phạm Ðột-cát-la.
(Sử dụng) vật riêng của người khác, không thu cất cũng phạm Ðột-cát-la. Vật của mình, khi đi không thu xếp cất, cũng phạm Ðột-cát-la.
Nếu gặp phải tám nạn, khi đi không thu xếp, không phạm.
Pháp sư nói: các câu khác dễ hiểu, không cần giải thích. Giới này là chế tội, phát sinh từ thân, tâm và miệng.
(Pathama senàsananasikkhàpadam catuttham).
15. Bày ngọa cụ của tăng trong phòng.
Hoặc tỷ thứ (Bhisi - cái gối): gối làm bằng da. Tỷ thứ là vật gối đầu hay để lót ngồi. Ðối với chiếu nằm ngồi hay trải bằng cỏ, khi đi không thu xếp, không bảo người khác thu xếp không có rào ngăn (Parikkhepa), đi xa (khỏi vật) một tầm đá ném, phạm Ðột-cát-la; cách xa hai tầm đá ném, phạm Ba-dật-đề. Nếu có rào ngăn, vượt ra ngoài rào thì phạm.
Hết phần giải thích giới dùng ngọa cụ của tăng trong phòng. (Dutiyase- nàsanasasikkhàpadam pancamam).
16. Biết tỳ kheo khác đã trải ngọa cụ xong, đến sau lại cố ý gây phiền tỳ kheo ấy, phạm Ba-dật-đề. Nếu không biết mà có nghi ngờ cũng phạm Ba-dật-đề. Nếu gặp tám nạn thì không phạm.
Hết phần giải thích làm phiền tỳ kheo khác. (Anupakkhajjasikkhàpadam chattham).
17. (Lôi tỳ kheo ra khỏi thất) đây là tánh tội (Nikkad-dhanasikkhàpadam sattamam).
18. Lầu gác: cho đến đứng dựa nhưng đầu không chạm vào (tầng trên). Vô tội: nơi không phải lầu gác, không phạm.
Hết phần giải thích về giới (dùng giường gép chân trên) lầu gác (Vehàsakutisikkhàpadam attha-mam).
19. (Trát) nhiều lớp đất bùn: hai bên và trên đầu cửa được tô đất bùn dày hai trửu rưỡi. Nếu cửa cao, bên dưới có vách cũng được trát nhiều lớp đất bùn. Bốn mặt cửa sổ cũng được trát nhiều lớp đất. Tại sao? Vì đóng mở cửa sổ.
Mái che, có hai loại: một, mái che tròn; hai, mái che nằm ngang.
Nếu ngăn một lần mà ngưng lại (không làm nữa) thì không phạm. Nếu lợp ngói quá ba lớp phạm Ba-dật-đề. Nếu lợp quá ba lớp, bất kỳ dùng thêm ngói nhiều ít, cứ một miếng là một Ba-dật-đề.
Nếu dùng than đá lợp quá ba lớp, kê thêm chỗ nào cũng phạm Ba-dật-đề.
Dùng tranh lợp quá ba lớp, cứ nắm thêm mỗi nắm là một Ba-dật-đề.
Nếu lợp không tốt bị hư nên lợp lại, không phạm.
Trường hợp vô tội: nghe nói liền ngừng lại, không phạm.
Nếu chỗ trống, làm nhà lợp quá ba lớp, Ðột-cát-la.
Ðây là chế tội (Mahallakavihàrasikkhàpadam navamam).
20. Biết nước có trùng: tùy theo sự việc, biết (nước có trùng), tự mình dùng tưới hay bảo người khác dùng nước ấy tưới.
Tự mình tưới, mỗi lần ngừng lại là một Ba-dật-đề.
Bảo người khác tưới: cứ mỗi lần bảo là một Ba-dật-đề. Ðây là tánh tội, phát sinh từ thân, tâm, miệng.
Hết phần giải thích sử dụng nước có trùng (Sappànakasikkhàpadam dasamam).
21 & 22. Ði dạy tỳ kheo ny để được cúng dường lớn: các đại đức này nhờ vào việc dạy bảo các tỳ kheo ny nên được cúng dường nhiều nhưng không phải do tỳ kheo ny dâng cúng, cũng không phải tỳ kheo ny bảo (người khác) dâng cúng. Những vị tỳ kheo ny này là con gái của vua hay con gái đại thần, hoặc con gái của trưởng giả giàu có. Họ tự trở về nhà, cha mẹ (họ) hỏi: ai dạy bảo cho các tỳ kheo ny?
Ðáp: - Các đại đức ....dạy bảo cho chúng tôi.
Nghe như vậy, cha mẹ họ phát tâm hoan hỷ nên đem bốn vật cúng dường như thức ăn uống, y phục, thuốc, ngọa cụ để cúng dường các đại đức ấy.
Có tỳ kheo ny về nhà kể rằng các đại đức trì giới, tinh tấn, học tập, nhẫn nhục, giòng họ tôn quý.
Nghe như vậy, cha mẹ họ càng tăng thêm sự cúng dường. Do hai sự việc này, các đại đức được cúng dường rất nhiều.
Thấy các đại đức được nhiều lợi dưỡng, nhóm sáu tỳ kheo bảo với tỳ kheo ny rằng chúng tôi cũng có thể dạy bảo các tỳ kheo ny.
Nghe nói như vậy, các tỳ kheo ny đến gặp nhóm sáu tỳ kheo để cầu thỉnh giáo giới.
Sau khi thuyết pháp qua loa cho các tỳ kheo ny, nhóm sáu tỳ kheo lại nói nhiều về các việc thế gian như quốc gia, chính trị, mất mùa, trúng mùa, thành phố, làng xóm.
Ðây chính là những lời nói về ba đường ác. Thế nên trong luật nói rằng tỳ kheo nào đủ tám pháp thì có thể dạy bảo tỳ kheo ny. Tám pháp ấy là:
1. Trì giới.
2. Hộ trì giới bổn Ba la đề mộc xoa.
3. Ðầy đủ oai nghi.
4. Thấy sợ hãi trong tội lỗi nhỏ nhặt.
5. Kiên trì.
6. Học rộng.
7. Học rộng vững chắc.
8. Thuyết pháp rõ ràng trước, sau, giữa đều toàn thiện, thuần nhất thanh bạch, đầy đủ phạm hạnh, chánh kiến không sai lầm, tụng thông suốt giới bổn hai bộ tăng, thông suốt văn và nghĩa, âm thanh lưu loát, được tỳ kheo ny cung kính tôn trọng, khéo léo tùy thuận thuyết pháp.
Trì giới nghĩa là thân luôn có giới, hoặc nói là giữ giới không phạm.
Hộ trì thân, miệng, ý không phạm giới, hoặc nói thực hành pháp vô thượng, hoặc nói giữ đầy đủ giới pháp Ba la đề mộc xoa, gọi là gìn giữ hộ trì.
Ðầy đủ oai nghi: không sinh hoạt tà mạng, không đi đến năm chỗ như dâm nữ, gái góa, chùa ny, nhà có thiếu nữ, hoàng môn, cũng không đến nhà nữ Phật tử có tín tâm. Ðây gọi là đầy đủ oai nghi.
Thấy sợ hãi trong tội lỗi nhỏ nhặt: thấy tội lỗi nhỏ như thấy rắn độc lớn, đây gọi là sợ hãi.
Kiên trì không phạm: không thối tâm trong việc trì giới.
Học rộng: hiễu rõ một bộ A Hàm cho đến hai bộ.
Vững chắc: hiểu rõ vững vàng về A Hàm không quên mất. Gọi là học rộng vững chắc.
Ðầu, giữa, cuối đều hoàn thiện. Pháp sư nói: đã nói rõ ý nghĩa này trong phẩm Bà la môn Tỳ lan nhã.
Văn nghĩa rõ ràng, thuyết giảng không nhầm lẫn, lộn xộn cho người.
Âm thanh lưu loát: ngôn từ thông suốt, không bị ngập ngừng ngượng nghịu.
Ðọc thông suốt cẩn thận: tụng thông suốt giới bổn hai bộ tăng vào bố tát mỗi nữa tháng, biết rõ sáu ngày trai giới để có thể thuyết pháp cho người . Nếu tụng một đến hai A Hàm thì cũng biết rõ, không bị trở ngại, biết rõ pháp thiền định của sa môn, cho đến quả A La Hán cũng biết rõ không trở ngại, đủ hai mươi tuổi hạ, có thể cho người thọ giới cụ túc.
Pháp sư nói: - Tại sao không nói biết về A Tỳ Ðàm?
Ðáp: - Nếu (vị ấy) biết được A Tỳ Ðàm thì rất tốt. Nếu là người bình thường chỉ biết về luật và kinh thì cũng được dạy bảo (ny chúng).
Âm thanh lưu loát, người nữ thích nghe.
Hỏi: - Tại sao dùng âm thanh lưu loát để dạy bảo tỳ kheo ny?
Ðáp: - Phần nhiều, người nữ ưa thích âm thanh, sau đó mới chịu nghe pháp.
Ðược tỳ kheo ny kính trọng: tỳ kheo này có đạo đức, được tỳ kheo ny quý trọng, không làm nhiễm ô ba chúng.
Tại sao nói (người nào) làm nhiễm ô ba chúng thì không được dạy bảo ny? Nếu (người ấy) dạy bảo thì vị ny kia thấy sẽ không kính trọng.
Ðủ hai mươi tuổi (hạ): nếu đủ hai mươi tuổi hạ thì trì pháp kiên cố, ít bị thoái hóa vì tuổi trẻ bồng bột dễ bị thoái hóa. Do đó, (luật) quy định đủ hai mươi tuổi hạ mới được dạy bảo tỳ kheo ny.
Quét dọn phòng xá, rưới nước: sở dĩ quét dọn, rưới nước, bố trí nước vì tỳ kheo từ xa đến, cần phải cung cấp giường chiếu, nước uống. Nếu không có chiếu thì trải cỏ.
Nếu tỳ kheo thuyết pháp cho ny, phải có một người bạn, không được thuyết pháp trong phòng.
Ngoài đường, tỳ kheo ny gặp tỳ kheo, xa thì chắp tay chào, gần thì đảnh lễ... Nếu gặp nạn vua hay đường ẩm ướt cũng phải chào hỏi.
An cư mùa hạ, chỉ được an cư cách chùa tỳ kheo nửa do tuần, không được xa hơn.
Nếu thí chủ thỉnh tỳ kheo ny an cư mùa hạ, mà không có tỳ kheo để y chỉ an cư, nên tỳ kheo ny muốn ra đi, thí chủ nói rằng xin sư cô hãy ở lại, đệ tử sẽ thỉnh tỳ kheo đến.
Nếu họ thỉnh chưa được, đến hậu an cư mà có tỳ kheo đến thì được ở lại (an cư). Nếu họ thỉnh không được tỳ kheo thì phải ra đi.
Nếu trên đường đi có tai nạn đến tính mạng, đến phạm hạnh, không có tỳ kheo thì cũng được an cư, không phạm.
Bắt đầu an cư thì có tỳ kheo, sau khi kiết (giới) an cư xong, tỳ kheo có việc nên ra đi, hoặc thôi tu, hoặc bệnh nặng, tỳ kheo ny không biết, sau đó mới biết thì vẫn giữ an cư như cũ, không di chuyển chỗ ở, vô tội.
Sau khi an cư xong, không có tỳ kheo thì không được tự tứ, phải tìm tỳ kheo.
Cứ mỗi nữa tháng phải đến giữa đại tăng cầu thỉnh hai pháp, đó là:
1. Hỏi ngày bố tát.
2. Thỉnh giáo giới.
Pháp sư nói: - Tại sao đức Như Lai ân cần căn dặn các tỳ kheo ny? Tại vì tỳ kheo ny là người nữ nên căn tánh chậm chạp.
Bấy giờ, đại chúng tỳ kheo ny đều đi đến chỗ của tỳ kheo tăng để thọ giáo giới. Do đó, mọi ngưòi chê trách tỳ kheo ny và đến thưa với tỳ kheo, tỳ kheo bạch Phật. Nhân đó, đức Phật chế định: từ nay về sau không được nhiều tỳ kheo ny đến thỉnh giáo giới, cho phép được năm người.
Năm người cũng bị chê trách, Phật dạy rằng cho phép hai, ba người đến.
Chúng tỳ kheo ny phải tác pháp yết ma sai hai hay ba người đến giữa đại tăng cầu giáo giới. Ðến như tỳ kheo ở A lan nhã cũng phải giáo giới tỳ kheo ny.
Giáo giới như thế nào? Nên hẹn trước, tại dưới gốc cây hoặc trong nhà khách. Ðến kỳ hẹn mà tỳ kheo ny không đến thì bị tội Ðột-cát-la. Nếu tỳ kheo không đến đúng giờ hẹn, nơi hẹn cũng phạm Ðột-cát-la.
Tỳ kheo ny tự tứ vào ngày mười bốn. Tỳ kheo tăng tự tứ vào ngày mười lăm.
Nếu tỳ kheo ny thỉnh thuyết giảng mà không thuyết về pháp bát kính, lại thuyết về pháp khác trước, tỳ kheo ấy phạm Ðột-cát-la. Sau khi thuyết tám kính pháp xong, thuyết qua pháp khác, không phạm.
Vấn đáp những chuyện khác, không phạm.
Nếu nói cho người khác mà tỳ kheo ny cùng nghe, không phạm.
Nói cho thức xoa ma na, sa di ny, không phạm.
Pháp sư nói: - Các câu văn khác dễ hiểu, không cần giải thích
(Ovàdasikkhàpadam pathamam). Ðây là chế tội, phát sanh từ tâm và miệng, đủ ba thọ.
23. (Tăng không sai, tự đến chùa ny).
Tỳ kheo nào mà tăng không sai, tự đến chùa ny để giáo giới, phạm Ba-dật-đề. Chú Giải Luật Thiện Kiến
- Quyển 15 -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.97.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.