Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phẩm 1: Nhơn Duyên
Kính lễ Đức Thế Tôn
Ứng Cúng Chánh Biến Tri
Giới Định Trí Tuệ
Vô thượng giải thoát
Tùy rõ pháp nầy
Nên gọi Cù Đàm
Có người nào thoát khỏi những sự khổ rồi, được lìa các dính mắc, thành tựu tâm tối thắng; sợ sanh, già, bệnh. Vui việc lành,vui giải thoát, làm cho đến được vui Niết Bàn. Nếu chưa đến được nơi kia, lại làm cho được tròn đủ. Rộng hỏi kinh, luật, luận. Con đường giải thoát nầy nay ta sẽ nói; hãy lắng nghe:
Hỏi rằng: Giới có nghĩa là gì?
Đáp rằng: Giới nghĩa là oai nghi; định nghĩa là chẳng loạn; huệ nghĩa là trí giác; giải thoát nghĩa là lìa các sự trói buộc; vô thượng nghĩa là vô lậu; tùy giác nghĩa là được trí. Pháp nầy nghĩa là 4 Thánh Pháp; Cù Đàm nghĩa là tánh; gọi nghĩa là Thế Tôn; lấy giới, định, huệ, giải thoát thù thắng làm công đức, hay đến được chỗ tối thắng; nên gọi là vô lượng.
Giải Thoát Đạo nghĩa là gì?
Giải Thoát ở đây có 5 nghĩa giải thoát. Đó là Phục giải thoát, Bỉ phần giải thoát, Đoạn giải thoát, Y giải thoát và Ly giải thoát.
Thế nào gọi là Phục Giải Thoát? Nghĩa là những người đang tu thiền, hàng phục các việc che đậy. Đây có nghĩa là Phục giải thoát.
Bỉ phần giải thoát nghĩa là hiện tu đạt đến phần định, các kiến giải thoát. Đây có nghĩa là Bỉ phần giải thoát.
Đoạn phần giải thoát là kẻ tu xuất thế gian đạo và hay diệt trừ những sự ràng buộc. Đây gọi là Đoạn giải thoát.
Y giải thoát nghĩa là như lúc đắc quả, tâm thường an vui. Đây gọi là Y giải thoát.
Ly giải thoát nghĩa là Vô Dư Y Niết Bàn. Đây gọi là Ly giải thoát. Con đường giải thoát nầy là làm cho được giải thoát. Ở đây là con đường đầy đủ, lấy giới, định, huệ làm con đường giải thoát. Con đường giải thoát ấy ta nay sẽ nói.
Hỏi rằng: Phải nói như thế nào về con đường giải thoát đó?
Đáp rằng: Có người vui được giải thoát mà chẳng nghe nói giải thoát vậy; lại chẳng phục giải thoát vậy; lại chẳng chánh phục giải thoát vậy. Như người mù chẳng thấy đường mà đi chơi trong vườn của một nước. Tuy anh ta khổ, chẳng được giải thoát, muốn được giải thoát mà không có chỗ nương vào, Vì sao vậy? Như Phật đã nói. Nếu có chúng sanh, trần lao vi tế, chẳng nghe được pháp, rồi cuối cùng lại thoái chuyển. Lại như Phật cũng đã nói. Nầy các Tỳ Kheo! Có 2 nhơn và 2 duyên có thể sanh chánh kiến. Thế nào là hai? Một là nghe từ kẻ kia; hai là tự mình chánh niệm; cho nên nói là giải thoát.
Bất phục giải thoát là làm cho chúng sanh xa lìa nên nói là giải thoát. Bất chánh phục giải thoát là trừ đi con đường không chân chánh sẽ được thiền giải thoát đạo; nên nói là giải thoát. Như người đi xa có người tốt chỉ đường. Đó là con đường phục giải thoát. Ba ấm đầy đủ. Thế nào là ba? Đó là giới ấm, định ấm và huệ ấm.
Thế nào gọi là giới ấm?
Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh và các loại được nhiếp; hoặc giới ấm là các loại công đức của giới hợp lại.
Thế nào gọi là định ấm?
Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định và những loại định ấm được nhiếp. Hoặc nhiều loại định công đức hợp lại.
Thế nào gọi là huệ ấm?
Chánh kiến, chánh tư duy và các loại được nhiếp. Hoặc nhiều loại huệ công đức hợp lại. Đây gọi là ba ấm đầy đủ. Là Phục giải thoát đạo nên học ba học. Nghĩa là: Tăng thượng giới học; tăng thượng tâm học; tăng thượng huệ học. Hữu giới hữu tăng thượng giới học; hữu định hữu tăng thượng định học; hữu huệ hữu tăng thượng huệ học. Lại còn hữu giới giới học; hữu giới tăng thượng giới học; hữu định tâm học; hữu định tăng thượng tâm học; hữu huệ huệ học; hữu huệ tăng thượng huệ học.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là giới học?
Đáp rằng: Nghĩa là có giới tướng; gọi tên là giới học. Nghĩa là đến phần giới là tăng thượng giới học. Lại nữa phàm phu giới; gọi là giới học. Thánh giới gọi là tăng thượng giới học.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là tâm học?
Đáp rằng: Đó là dục định.
Hỏi rằng: Vì sao gọi là tăng thượng tâm học?
Đáp rằng: Sắc định và vô sắc định. Đây nghĩa là tăng thượng tâm học. Lại nữa có tướng định tâm học, đạt phần định và đạo định; ở đây gọi là tăng thượng tâm học.
Thế nào gọi là huệ học?
Nghĩa là thế gian trí, gọi tên là huệ học. Trí tương tợ tứ đế và trí đạo; đây gọi là tăng thượng huệ học. Như Đức Thế Tôn vì những người căn tánh thuần thục gọi là tăng thượng giới học. Vì kẻ trung căn, nói là tăng thượng tâm học. Vì người lợi căn; nói là tăng thượng huệ học.
Hỏi rằng: Học có nghĩa là gì?
Đáp rằng: Học là có thể học về học tăng thượng học; học vô học, gọi là học. Như vậy học ở đây có ba. Nghĩa là phục giải thoát đạo lấy 3 loại học thành tựu thanh tịnh. Cho nên giới thanh tịnh, tâm thanh tịnh, thấy thanh tịnh. Đối với giới nầy là giới thanh tịnh. Định đây là tâm thanh tịnh; huệ đây là sự thấy thanh tịnh. Giới nghĩa là tẩy dơ việc phạm giới. Định là tẩy đi sự cột chặt dơ dáy. Đây có nghĩa là tâm thanh tịnh. Huệ nghĩa là trừ đi cái dơ vô trí. Đây gọi là sự thấy thanh tịnh. Lại nữa giới trừ ác nghiệp cấu; định trừ triền cấu; huệ trừ sử cấu. Như thế lấy 3 sự thanh tịnh làm phục giải thoát đạo. Lại lấy 3 loại thiện phục đạo. Nghĩa là đầu, giữa, sau. Lành lấy giới làm đầu; lấy định làm giữa và lấy huệ làm sau.
Thế nào gọi giới là sơ thiện?
Có kẻ tinh tấn thành tựu chẳng thoái; lấy sự chẳng thoái làm ý, lấy hỉ làm dũng dược; lấy dũng dược làm cho thân đẹp; lấy sự vui nên tâm định. Đây gọi là sơ thiện.
Định làm trung thiện nghĩa là lấy định như thật tri kiến. Đây nghĩa là lành giữa.
Huệ làm hậu thiện là như thật tri kiến yểm xung rồi, lấy yểm xung cho nên ly dục. Vì ly dục cho nên giải thoát. Vì giải thoát nên thành tự tri. Như thế thành tựu 3 con đường lành. Phục giải thoát đạo lại được 3 niềm vui. Nghĩa là vô quá lạc, tịnh diệt lạc và chánh giác lạc. Kia lấy giới được vô quá lạc; lấy định được tịnh diệt lạc và lấy huệ được chánh giác lạc. Như thế thành tựu được ba loại lạc. Đây là phục giải thoát đạo, xa rời hai bên, được trung đạo đầy đủ. Lấy giới nầy hay trừ các dục trước. Đối với vô quá lạc tình, sanh hân lạc; lấy định trừ thân trói buộc, đối với tịnh diệt lạc làm tăng thượng lạc. Lấy huệ phân biệt tứ đế trung đạo đầy đủ. Đối với chánh giác lạc, sâu mong ái lạc; như thế xa lìa hai bên được trung đạo đầy đủ. Đây là phục giải thoát đạo. Lấy giới trừ ác thú; lấy định trừ dục giới; lấy huệ trừ tất cả hữu. Đối với giới tu nhiều; đối với định huệ tu ít, thành Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm. Đối với giới Định tu nhiều; đối với huệ tu ít, thành A Na Hàm. Tu 3 loại đầy đủ thành A La Hán vô thượng giải thoát.
* Phẩm 2: Phân Biệt Giới
Hỏi rằng: Thế nào là giới? Tướng gì? Vị gì? Khởi lên như thế nào? Ở chỗ nào? Công đức ra sao? Giới gì gọi là giới hạnh? Khác nhau cái gì? Có bao nhiêu giới? Chỗ sanh khởi ra sao? Giới nào là đầu, giữa và cuối? Có bao nhiêu pháp chướng ngại giới đạo? Có bao nhiêu nguyên nhân của giới? Có bao nhiêu loại giới? Làm thế nào để cho giới được thanh tịnh? Có bao nhiêu nguyên nhân để làm giới trụ?
Đáp rằng: Về giới là thế nào? - Nghĩa là suy nghĩ về giáo, uy nghi giới, không qua khỏi giới.
Thế nào gọi là suy nghĩ về giới?
Ta chẳng làm ác, kẻ làm tự thọ.
Thế nào là uy nghi giới?
Lìa nơi phạm xứ.
Thế nào là không qua khỏi giới?
Nếu có giới không qua khỏi thân miệng của người. Lại nữa có nghĩa là đoạn lìa oai nghi, tất cả pháp lành là giới. Như A Tỳ Đàm nói: Lấy pháp xuất ly mà đoạn nơi ham muốn. Đây là giới hay lìa việc ác. Tư giới, hộ giới, uy nghi giới, lấy chẳng sân hận đoạn diệt sân hận; lấy tướng quang minh đoạn nơi ngủ nghỉ. Lấy bất tán loạn đoạn nơi trác hí; lấy kiến pháp khởi đoạn nơi nghi hối; lấy trí đoạn vô minh; lấy hỉ đoạn vô khả lạc; lấy sơ thiền đoạn ngũ cái: lấy nhị thiền đoạn giác quán; lấy tam thiền đoạn hỷ; lấy tứ thiền đoạn lạc; lấy không nhập định đoạn nơi sắc tưởng cho đến sân khuể và các loại tưởng; lấy thức nhập định đoạn hư không; lấy vô sở hữu định đoạn thức nhập tưởng; lấy phi tưởng phi phi tưởng định đoạn sở hữu; lấy vô thường kiến, đoạn nơi thường kiến; lấy khổ kiến, đoạn lạc tưởng; lấy vô ngã kiến, đoạn ngã tưởng; lấy bất tịnh kiến, đoạn tịnh tưởng; lấy quá xung kiến, đoạn nơi thọ tưởng; lấy vô nhiễm kiến, đoạn nơi dục tướng; lấy diệt kiến, đoạn tập; lấy tiên kiến, đoạn hậu; lấy phần kiến, đoạn tụ; lấy sanh diệt kiến, đoạn thường; lấy vô tướng kiến, đoạn tướng; lấy vô tác kiến, đoạn tác; lấy không kiến, đoạn nhập; lấy tăng thượng huệ kiến, đoạn chấp trước; lấy như thật tri kiến, đoạn vô minh chấp; lấy quá xung kiến nhi, đoạn cư chấp; lấy bỉ quán kiến, đoạn bất bỉ quán; lấy chuyển tán kiến, đoạn hòa hợp chấp; lấy Tu Đà Hàm đạo đoạn kiến nhứt xứ phiền não; lấy Tư Đà Hàm đạo, đoạn thô phiền não; lấy A Na Hàm đạo, đoạn tế phiền não; lấy A La Hán đạo, đoạn nhứt thiết phiền não. Đây gọi là bất việt giới, tư giới, hộ giới, uy nghi giới. Đây có nghĩa là giới
Thế nào là giới tướng?
Là uy nghi, trừ phi uy nghi.
Hỏi rằng: Cái gì gọi là phi uy nghi?
Đáp rằng: Nghĩa là phá pháp. Phá pháp có 3 loại. Một là phá pháp Ba La Đề Mộc Xoa; hai là phá pháp duyên và ba là phá pháp căn.
Thế nào gọi là phá pháp Ba La Đề Mộc Xoa?
Nghĩa là vô tàm (không xấu), vô quý (không hổ). Ở nơi Như Lai lìa lòng tin.
Thế nào gọi là phá pháp duyên?
Đáp rằng: Thân mệnh và hình thức tương ưng lìa khỏi tri túc.
Thế nào gọi là phá pháp căn?
Là chẳng đóng cửa 6 căn, lìa nơi niệm huệ, lấy 3 điều che đậy chẳng uy nghi nầy gọi tên là giới tướng.
Thế nào là vị? Là khởi? Là túc xứ?
Vô quá lạc tức là vị. Vô ưu tức là khởi. Ba thiện hạnh là túc xứ. Lại nữa duyệt thắng là vị; bất hối là khởi; che các căn gọi là túc xứ.
Thế nào gọi là giới công đức?
Bất hối là giới công đức, như ĐứcThế Tôn dạy A Nan rằng: Chẳng hối giới lành; nghĩa là công đức. Lại nữa tên giới là vô quá lạc, là chúng sanh thượng, là tài vi phú quý, là xứ vi Phật địa, là tắm không nước, là mùi hương xông thơm, là ảnh theo hình, là tàn che có thể che, là thánh chủng, là học vô thượng, là con đường lành. Nếu người có giới, lấy có giới vậy, thành tựu vô úy, vinh hiển thân hữu, chỗ Thánh lân mẫn. Đây là nương vào bạn bè, là lành trang nghiêm, là lãnh vực các hạnh, là nơi công đức, là chỗ cúng dường, là khả quý đồng học xứ. Đối với các pháp lành chẳng sợ, chẳng thoái, thành tất cả ý nguyện thanh tịnh. Tuy chết chẳng quên, thành phục giải thoát lạc phương tiện. Như thế vô biên giới công đức.
Giới là nghĩa gì?
Đáp rằng: Nghĩa là lạnh, nghĩa tăng thượng, nghĩa hành, nghĩa tự tánh, nghĩa là khổ lạc tánh tương ưng. Lại cũng có nghĩa là đầu, nghĩa là lạnh, nghĩa là an.
Thế nào lại lấy cái đầu làm nghĩa của giới?
Đáp rằng: Như người không có đầu thì tất cả các căn chẳng có thể giữ lại; lúc ấy gọi là chết. Như thế các Tỳ Kheo lấy giới làm đầu. Nếu đầu cắt rồi thì mất tất cả các pháp lành. Đối với điều nầy Phật pháp gọi là chết. Nên giới có nghĩa là đầu.
Thế nào nghĩa của giới là lạnh?
Như Ma Thắng làm lạnh Chiên Đàn; tức trừ thân nóng, thành tựu hoan hỷ. Như thế, giới làm lạnh hơn Chiên Đàn, hay làm diệt phạm giới, tâm sợ hãi nóng nảy, thành tựu hoan hỷ. Đây nghĩa là giới làm cho lạnh
Thế nào nghĩa giới là an?
Đáp rằng: Nếu người có giới thì phong nghi chỉnh tề, chẳng sanh sợ hãi. Đây nghĩa là giới làm cho an ổn.
Hạnh nào sai biệt vậy?
Tu hành tinh tấn, thọ trì đầu đà. Đây là hạnh phi giới; giới lại có tên là hạnh; giới gọi là uy nghi thọ, lại có tên là hạnh.
Có bao nhiêu giới?
Nghĩa là có 3 loại giới. Đó là thiện giới, bất thiện giới và vô ký giới.
Thế nào gọi là thiện giới?
Nghĩa là thiện thân khẩu nghiệp và chánh mệnh. Vô quá hoạn; nên quả báo dễ thương.
Thế nào gọi là bất thiện giới?
Nghĩa là ác thân khẩu nghiệp và tà mệnh. Có quá hoạn; nên quả báo chẳng dễ thương.
Thế nào là vô ký giới?
Vô lậu thân khẩu nghiệp và đời sống thanh tịnh. Chẳng có vô hoạn lại chẳng có quả báo.
Thế nào gọi là khởi giới?
Thiện tâm sở khởi thiện giới. Bất thiện tâm sở, khởi bất thiện giới. Vô ký tâm sở, khởi vô ký giới.
Thế nào là giới đầu, giữa và sau?
Thọ giới là đầu tiên; chẳng vượt qua gọi là giữa; hoan hỷ là hậu giới.
Có bao nhiêu pháp chướng ngại? Và bao nhiêu nhơn của giới?
Đáp rằng có 34 pháp gọi là con đường chướng ngại và 34 pháp, đó là nhơn của giới.
Đó là phẫn, não, phú, nhiệt, khan, tật, huyễn, siểm, hận, cạnh, mạn, tăng thượng mạn, kiêu mạn, phóng dật, lại nọa, tham dục, bất tri túc, bất tòng tri, bất chánh niệm, ác khẩu, ác hữu, ác trí, ác kiến, bất nhẫn, bất tín, vô tàm, vô quý, doanh thân, khẩu vị, hiệp tục, thân cận nữ nhơn, bất kỉnh sư, học bất nhiếp chư căn ư thực, bất tiết sơ dạ hậu dạ, nọa bất thiền tụng. Đây là 34 pháp làm chướng ngại. Nếu 11 giới chướng ngại chẳng đầy đủ. Nếu chẳng đầy đủ, tất trở lại thối thất. Nếu ngược lại 34 pháp nầy tức có tên là nguyên nhân của giới.
Giới có bao nhiêu loại?
Nghĩa là có 2 loại, 3 loại, 4 loại.
Thế nào là 2 loại?
Đó là tánh giới và chế giới. Lấy thân khẩu là chỗ làm Phật, đoạn trừ việc chẳng làm. Đây có tên là tánh giới. Thân khẩu có thể làm Phật, đoạn trừ việc chẳng làm, đây có tên là chế giới. Tánh giới lấy tín, tinh tấn có thể làm cho đầy đủ. Chế giới lấy tín niệm trì có thể làm cho đầy đủ. Lại nữa giới có 2 loại. Đó là thoái giới và đắc giới.
Thế nào gọi là thoái?
Là có thể mất, không phải giới.
Thế nào gọi là được?
Được các pháp thiện. Trừ các phi giới như đoạn trừ quang ảnh (ánh sáng nơi hình); lấy đoạn phi giới, lìa nơi ác thú; lấy đắc chánh giới có thể vui nơi đường lành; lấy đoạn phi giới, thành tựu trụ phần. Lại nữa giới có 2 loại. Đó là thế giới và xuất thế giới.
Thế nào là xuất thế giới?
Như giới có được nơi quả Thánh. Đây gọi là xuất thế giới. Ngoài ra thế giới là lấy thế giới thành tựu; nên có đầy đủ; lấy xuất thế giới thành tựu, cho nên có giải thoát. Lại nữa có hai loại hữu lượng và vô lượng. Bất cụ túc giới gọi là hữu lượng. Nếu cụ túc giới lấy Phật làm chỗ đoạn. Đây có tên là vô lượng. Lại nữa giới có hai loại. Đó là hữu biên và vô biên-
Thế nào là hữu biên?
Nếu người lấy thế lợi làm thắng; lấy thân hữu làm thân, làm mệnh, làm chỗ qua khỏi, chỗ nương tựa mà làm việc thọ giới. Giới kia vì lợi dưỡng nên gọi là biên. Gọi dự (khen) là biên; thân có là biên, mệnh có là biên.
Thế nào gọi là vô biên?
Tỳ Kheo nầy! Vi xuất lợi, vi thắng, vi thân, vi mệnh. Như pháp thọ giới, chẳng khởi tâm phạm. Hà huống là cố phạm. Đây gọi là vô biên giới. Lại nữa giới có 2 loại. Có y và vô y.
Thế nào là có y (chỗ nương vào).
Có tương ưng giới thích nương vào. Giới trộm cắp tương ưng với giới nương vào chỗ thấy. Tự khen mình chê người tương ưng với giới kiêu mạng. Đây là việc y cứ nương vào giới. Nếu dùng để thành tựu giải thoát thì không cần nương vào giới. Nếu nương vào giới, người chẳng trí huệ làm chỗ vui. Nếu không nương vào giới, người trí huệ làm chỗ vui. Lại nữa giới có 2 loại, mà người phạm hạnh sơ học, gồm những giới nhỏ.
Thế nào gọi là điểm đầu của Phạm hạnh?
Dùng chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mệnh để nhiếp lấy giới. Đây nghĩa là việc đầu tiên của Phạm hạnh. Đối với hữu dư học giới, đây có nghĩa là giới nhẹ. Lại nữa giới cũng có 2 loại. Gồm hữu tâm tương ưng và vô tâm tương ưng.
Cái gì là hữu tâm?
Nghĩa là sơ học phạm hạnh
Thế nào là vô tâm?
Nghĩa là ngoài những giới nhẹ. Thinh Văn ở nơi giới đầu cứng rắn của Phạm hạnh và giới trên. Đối với giới nhẹ nầy được phạm, được khởi. Vì sao vậy? Vì Phật nói rằng điều nầy không bị chướng ngại đối với việc giải thoát. Lại cũng có 2 loại giới. Nghĩa là vô phạm giới và thanh tịnh giới.
Thế nào là vô phạm?
Nghĩa là giới Thanh Văn.
Thế nào gọi là thanh tịnh giới?
Đó là Phật và Duyên Giác giới.
Lại nữa giới cũng có 2 loại. Nghĩa là thời phần giới và tận hình giới. Thọ từ lúc nhỏ và tuổi chưa đủ lớn. Nghĩa là thời phần giới là đầu tiên từ Thầy thệ nguyện cho đến khi xả thọ. Nghĩa là tận hình giới. Thời phần giới là quả báo có lúc; tận hình giới là quả báo chẳng có lúc.
Làm sao lại chia ba?
Đó là dừng ác không phạm, thọ chẳng phạm và đoạn chẳng phạm
Thế nào là dừng ác không phạm?
Tuy chưa thọ mà thọ đến; chẳng phải chỗ làm; tâm chẳng sanh phạm. Đây gọi là dừng ác chẳng phạm.
Thế nào là thọ chẳng phạm?
Từ thọ, thọ rồi, kết cuộc chẳng phạm lại. Đây gọi là thọ chẳng phạm.
Thế nào là đoạn chẳng phạm?
Thánh nhơn lấy thánh đạo đoạn các nguyên nhơn của việc ác. Đây gọi là đoạn chẳng phạm. Lại nữa giới có 3 loại. Nghĩa là xúc giới, bất xúc giới và phạm giới.
Thế nào gọi là xúc?
Đầu tiên thấy tướng hữu vi liền thích nên chạm đến. Đây là phàm phu thiện giới. Dùng nơi đây để nhập đạo nghĩa là vô xúc giới.
Thế nào gọi là phạm giới?
Nghĩa là giới A La Hán. Lại nữa có 3 loại. Nghĩa là y thế giới, y thân giới và y pháp giới.
Y thế giới là gì?
Nếu có người lo sợ, muốn cần ý thế gian trừ các pháp ác. Đây gọi tên là y thế.
Y Thân giới là thế nào?
Nếu có người lo ngại, muốn gìn giữ thân mệnh nầy để trừ các pháp ác. Đây có tên là y thân.
Y Pháp giới là thế nào?
Nếu có người sợ hãi, muốn giữ chánh pháp để trừ các việc chẳng lành thì đây gọi là y giới. Lại nữa giới có 3 loại. Đó là sở nguyện bất đẳng; sở nguyện đẳng, vô sở nguyện.
Thế nào là sở nguyện bất đẳng?
Làm não người khác thọ giới. Đây có nghĩa là sở nguyện bất đẳng.
Thế nào là sở nguyện đẳng?
Việc thọ giới là hiện tại có niềm vui và vị lai vui giải thoát. Đây có nghĩa là sở nguyện đẳng.
Thế nào gọi là vô sở nguyện?
Giới thọ giới chẳng hối và làm nhiêu ích kẻ kia. Đây gọi là vô sở nguyện. Lại nữa giới cũng có 3 loại. Đó là thanh tịnh giới, bất thanh tịnh giới và hữu nghi giới.
Thế nào gọi là thanh tịnh giới?
Lấy hai nhơn duyên giới, thành thanh tịnh. Một là chẳng phạm và hai là phạm rồi sau đó hối quá. Đây gọi là giới thanh tịnh.
Lấy 2 nhơn duyên thành bất tịnh giới. Một là tự cố phạm; hai là phạm mà chẳng hối quá. Đây gọi là bất tịnh giới.
Thế nào gọi là hữu nghi giới?
Lấy ba nhơn mà thành tựu hữu nghi. Một là lấy bất phân biệt xứ; hai là bất phân biệt phạm và ba là bất phân biệt bất chánh hạnh. Đây gọi là hữu nghi giới. Nếu có kẻ tọa thiền mà giới không thanh tịnh rồi sau đó xấu hổ thành niềm vui thanh tịnh. Lại có giới nghi, làm cho hiện tại biết tội, được thành an lạc. Lại nữa giới có 3 loại. Nghĩa là học, vô học, phi học phi vô học.
Thế nào gọi là học?
Người học 7 loại giới.
Thế nào là vô học?
Tức là giới A La Hán.
Thế nào là phi học phi vô học?
Đó là giới của người phàm phu.
Giới có 3 loại. Đó là úy giới, ưu giới và tật giới.
Thế nào là úy?
Có người sợ tội chẳng dám làm ác. Đây nghĩa là úy giới.
Thế nào gọi là ưu?
Nếu có người tính lìa bà con, dần sanh sầu khổ; lấy sự sầu khổ mà khởi lên các việc ác. Điều nầy gọi là ưu giới.
Thế nào gọi là tật giới?
Có người thọ giới bò, giới chó. Đây gọi là tật giới. Tật giới nếu thành, tức làm bò làm chó. Nếu chẳng thành tức đọa địa ngục. Lại nữa giới có 3 loại. Nghĩa là thượng, trung, hạ.
Thế nào là hạ?
Nghĩa là quá phiền não, quá quá phiền não, đại phiền não sở thuộc. Nhẫn vào chỗ bất tri túc. Đây gọi là hạ giới.
Thế nào là trung?
Phiền não vừa va chạm, tri túc chỗ nhiễm. Đây gọi là trung giới.
Thế nào là thượng?
Chẳng xúc chạm, biết đủ chỗ nhiễm. Đây gọi là thượng giới.
Hạ giới thành tựu làm cho con người đầy đủ. Trung giới thành tựu làm cho trời đầy đủ. Thượng giới thành tựu làm cho được giải thoát.
Lại nữa giới có 4 loại. Đó là thoái phần, trụ phần, thắng phần và đạt phần.
Thế nào gọi là thoái phần?
Chẳng trừ con đường chướng ngại, xa rời người siêng năng. Biết mà cố phạm; phạm rồi che giấu. Đây gọi là thoái phần.
Thế nào gọi là trụ phần?
Đối với giới thành tựu chẳng khởi phóng dật, chẳng sanh tịch kiến, thành tựu trụ phần. Đối với giới định thành tựu đầy đủ, chẳng khởi phóng dật, chẳng sanh thục kiến, thành tựu thắng phần. Đối với giới định, thành tựu đầy đủ chẳng khởi phóng dật, lấy sanh tịch kiến, thành tựu đạt phần. Lại nữa giới có 4 loại. Đó là Tỳ Kheo giới, Tỳ Kheo Ni giới, Bất Cụ Túc giới, Bạch Y giới.
Thế nào là giới Tỳ Kheo?
Đó là uy nghi của Ba La Đề Mộc Xoa. Đây gọi là Tỳ Kheo giới.
Tỳ Kheo Ni giới, Ba La Đề Mộc Xoa oai nghi. Đây là Tỳ Kheo Ni giới.
Sa Di, Sa Di Ni 10 giới; Thức Xoa Ma Ni giới. Đây gọi là Bất Cụ Túc giới.
Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di ngũ giới và bát giới. Đây là Bạch Y giới.
Lại nữa giới có 4 loại. Đó là tánh giới, hạnh giới, pháp chí giới và sơ nhơn giới.
Thế nào gọi là tánh giới?
Uất Đan Việt giới. Đây là tánh giới.
Thế nào là hạnh giới?
Như tánh tộc của vua và quốc thổ ngoại đạo cùng các pháp, đầy đủ gọi là hạnh giới.
Thế nào là pháp chí giới?
Bồ Tát nhập thai giới. Đây gọi là pháp chí giới.
Thế nào gọi là sơ nhơn giới?
Bồ Tát và Ma Ha Ca Diếp giới. Đây gọi là sơ nhơn giới.
Giới lại có 4 loại. Đó là giới, giới tập, giới diệt và giới diệt đạo cụ túc.
Thế nào gọi là giới?
Giới có 2 loại. Đó là thiện giới và bất thiện giới. Đây có nghĩa là giới.
Thế nào gọi là giới tập?
Đó là thiện tâm tập thiện giới và bất thiện tâm tập bất thiện giới.
Thế nào gọi là diệt giới?
Được thiện giới, diệt bất thiện giới. Được A La Hán, diệt thiện giới.
Thế nào gọi là diệt đạo cụ túc giới?
Nghĩa là Tứ Chánh Cần. Đây gọi là diệt đạo cụ túc giới. Như thế phân biệt rõ 4 pháp. Đây là tinh tấn phi chơn trì giới. Đây gọi là Chánh Cần. Lại nữa giới có 4 loại. Đó là Ba La Đề Mộc Xoa uy nghi giới, mệnh thanh tịnh giới, căn uy nghi giới, duyên tu giới.
Thế nào gọi là Ba La Đề Mộc Xoa uy nghi giới?
Đối với Tỳ Kheo Ba La Đề Mộc Xoa uy nghi, ở chỗ che giấu, chỗ ấy đầy đủ, sợ nơi các tội nhỏ, chánh thọ học khả học giới. Đây là đối với vị Sư nầy là pháp Tỳ Kheo. Có phàm phu thiện. Lại nữa có học, vô học; bất động pháp Ba La Đề Mộc Xoa. Giới nầy là khởi. Việc đầu tiên là hành việc giữ gìn nầy là uy nghi. Sự thoát ra khỏi nầy là không bị trói buộc. Đây là các pháp bề mặt, làm chánh thọ thiện pháp. Gọi nghĩa là Ba La Đề Mộc Xoa; chẳng vượt khỏi thân, khẩu, nghiệp. Oai nghi nầy bị che giấu, lấy oai nghi Ba La Đề Mộc Xoa nầy thành tựu ở lại. Giữ gìn 4 oai nghi. Tất cả các hạnh đều đầy đủ. Lại có hạnh và phi hạnh.
Thế nào gọi là phi hạnh?
Nếu có Tỳ Kheo đối với một người khác hoặc cho cây gậy tre; hoặc cho hoa lá quả; hoặc cho que tăm, nước rửa mặt; hoặc bán đồ tốt xấu; hoặc làm trò cười; hoặc gièm pha để tiến thân; hoặc tự giong ruổi đi xa rồi mới gặp. Như đây là các hạnh mà Phật đã chế. Nghĩa là tà mệnh tự hoạt; đây là phi hạnh. Lại nữa có 2 loại phi hạnh; thân khẩu phi hạnh.
Thế nào là thân phi hạnh?
Nếu có Tỳ Kheo lấy tâm khinh mạng để đến trong Tăng bài xích Đại Đức, tham lam trước mặt. Hoặc tự tiện, hoặc lấy chỗ ngồi ở trên lớn hơn, xuống phía dưới thấp. Hoặc ngồi rồi tự nói về mình và bài bác kẻ khác. Hoặc bá vai cười nói; chạy đến trước chỗ ngồi; tự mang giày dép, bước đi trên đường, rồi đi lớn tiếng, làm nhơn duyên động chúng với tướng khinh não ấy. Hoặc lấy hơn cho thua, so yếu cùng mạnh. Hoặc ở nơi nhà tắm thiêu đốt gỗ củi. Đóng mở cửa ngõ đều chẳng hỏi han; hoặc lấy nước rồi tự mình vào trước lo cho thân, hiện ra tướng xấu. Nếu vào phòng khác, thao túng trước sau, đi đứng chẳng để ý; hoặc tại chỗ khuất cười giỡn với người nữ và các gái trẻ, rờ mó ở đầu. Đây là tất cả những điều sai trái gọi là thân phi hạnh.
Thế nào gọi là khẩu phi hạnh?
Nếu có Tỳ Kheo tâm không cung kính, chẳng biết đủ mà vọng cầu và tự thuyết pháp; hoặc thuyết về Ba La Đề Mộc Xoa; hoặc bá vai mà nói; hoặc vào nhà kia cố vấn cho người nữ, hỏi tên họ gì, có gì để ăn không? Có ai đang cùng ta muốn ăn uống không? Như thế những lời nói ấy là khẩu phi hạnh. Tất cả sự phạm giới ấy đây gọi là phi hạnh.
Thế nào là hạnh?
Nghĩa là ngược lại với phi hạnh.
Lại nữa Tỳ Kheo, có cung kính tàm quý, thành tựu uy nghi chẳng có chỗ khiếm khuyết, nhiếp hộ các căn hay tiết chế sự ăn uống. Đầu đêm cuối đêm không hề ngủ nghỉ, thành tựu trí huệ, thiểu dục tri túc. Chẳng nhờn việc đời, khởi tâm dõng mãnh. Đối với kẻ đồng học chỗ sâu xa, sinh ra kính trọng. Đây gọi là hạnh.
Hành xứ có nghĩa là có hành xứ và có phi hành xứ.
Thế nào là phi hành xứ?
Nếu có Tỳ Kheo vào nơi phòng dâm, nhà phụ nữ ở, không có đàn ông ở; nơi ở của Tỳ Kheo Ni và các nơi bán rượu; gần gũi quốc vương, đại thần, ngoại đạo, Sa môn chẳng phải là bạn lữ. Như thế những nơi không có lòng tin để làm cho tâm vui. Thường ở nơi tứ chúng chẳng sanh lợi lạc. Thật hay muốn lo. Đây có nghĩa là phi hành xứ. Như Phật đã dạy: Các Tỳ Kheo nầy làm việc phi phạm hạnh.
Thế nào là làm việc phi phạm hạnh?
Nghĩa là buôn bán nữ sắc, do chỗ ấy biết.
Lại nữa có 3 loại hành xứ. Đó là y hành xứ; thủ hộ hành xứ và trói buộc hành xứ.
Thế nào gọi là y hành xứ?
Nghĩa là 10 xứ công đức, thành tựu thiện hữu. Nương vào công đức nầy chưa nghe được nghe. Nếu đã nghe rồi thì việc nghe nầy làm cho tăng trưởng rộng lớn thêm ra. Dứt hết nghi hối, chánh kiến thanh bạch. Hay theo pháp học, sâu tin dũng mãnh. Lấy giới nghe được thí huệ và niệm niệm tăng trưởng. Đây gọi là y hành xứ.
Thế nào gọi là thủ hộ hành xứ?
Nếu có Tỳ Kheo muốn vào nhà kia nơi thôn ấp phải xem nơi ấy trước chẳng có nạn dữ, uy dung chỉnh đốn để người cung kính, chẳng xem xe, voi, ngựa hoặc nam nữ tụ họp. Chẳng xem nhà cửa phố xá hoặc trông ngóng 4 phía. Đây gọi là thủ hộ hành xứ.
Thế nào gọi là hành xứ trói buộc?
Như Phật đã dạy: Nếu có Tỳ Kheo xem xét gia cảnh người nầy. Đây gọi là trói buộc hành xứ. Đây có tên là hành. Lấy hành xứ nầy để thành tựu nên cũng còn nói là cụ túc hành xứ. Sợ nơi tội nhỏ mà ta đối với chỗ học thông rồi, dám tạo, nghĩa là sợ tội nhẹ. Lại nữa có nói. Nếu khởi tâm chẳng lành thì đây gọi là sai nhỏ. Đối với điều sai nhỏ nầy tâm sanh xa rời. Thấy sự sai trái đó sợ mà xa rời. Đây nghĩa là đối với sự sai nhỏ thấy sợ. Chánh thọ học, có thể học.
Khả học là thế nào?
Nghĩa là 7 tụ uy nghi chánh thọ tất cả tùy toái. Đây nghĩa là chánh thọ học khả học. Đây gọi là Ba La Đề Mộc Xoa uy nghi giới.
Hỏi rằng: Thế nào là giới thanh tịnh?
Đáp rằng: Nghĩa là chẳng phạm tà mạng
Thế nào là tà mạng?
Giải đãi, xiểm khúc biểu thị nơi tướng. Lấy sân si biểu thị nơi tướng; lấy thí vọng thí.
Thế nào là giải đãi?
Giải đãi có 3 nơi. Tính kế muốn được, mong kia 4 việc, giả dạng uy nghi tự nói tốt về mình. Nếu có Tỳ Kheo tâm mong muốn ác, tham vui tài lợi, hay thích ăn mặc, vui cầu tiền bạc. Như muốn chẳng được. Nếu có thì yêu kẻ kia. Như vậy là 4 việc. Đây gọi là duyên kế giải đãi. Nếu có Tỳ Kheo, muốn ác tham lợi, bày biện oai nghi như ta vào thiền định, chỉ muốn cúng thí mà đọc tụng kinh điển. Đây gọi là uy nghi giải đãi. Nếu có Tỳ Kheo, tham dục xiểm cuồng hướng người mà nói: Ta được Thánh pháp, dừng chỗ tịch tịnh. Có thiền tập, chỗ nói sâu xa, biểu thị sai trái, tướng tham lợi, hướng về mình và tự tuyên dương. Đây nghĩa là giải đãi, siểm khúc (lời nói dối trá). Như tâm niệm nầy chỉ bày cái tướng không thực và lấy lời lành để xưng tụng, khoa trương tốt xấu chỉ vì muốn lợi. Bài bác nói ngoa để lợi về mình. Đây gọi là siểm khúc.
Thế nào gọi là thị tướng?
Là kẻ nương nơi có lợi mà thuyết pháp. Điều lợi chính yếu cho mình và chẳng cho ai. Đây gọi là thị tướng.
Sân mạ thị tướng nghĩa là hoặc mạ lỵ kẻ kia, làm cho sợ hãi; hoặc tướng trống rỗng mà hủy báng; hoặc thêm vào đánh chạm khiến người sợ và chủ yếu là việc lợi. Đây gọi là sân mạ thị tướng.
Vì sao mà lấy thí vọng thí?
Thích cho ít mà muốn đền đáp nhiều. Đây gọi là lấy thí vọng thí, mà những điều ác nầy nghĩa là thuộc về tà mệnh. Lại có tà mạng hoặc cho gậy trúc hoặc cho hoa lá quả; hoặc cho cành tăm, nước tắm; hoặc bói tướng đoán mộng, xem xét sao trời, hay giải thích về tiếng gáy của loài cầm thú về các nghiệp, đoán biết tốt xấu, lời ác ly tán, lấy lửa đốt hoa, buôn bán kiếm lời, lãnh đạo quân binh, cầm súng gậy đao. Như thế những loại nầy thuộc về tà mệnh. Nếu người không phạm thì gọi là thanh tịnh giới.
Hỏi rằng: Thế nào là giới giữ gìn các căn uy nghi?
Đáp rằng: Đối với việc thấy nghe đều rõ biết sắc thanh hương vị xúc pháp, là do đắm trước tướng phiền não và lãnh giữ chẳng phạm. Đây gọi là giới giữ gìn các căn uy. Đây là thủ hộ căn giới lấy 9 việc làm được thành tựu đầy đủ. Lấy ác làm tướng, đoạn các căn vậy. Đối trị kia không tác ý nên như cứu đầu cháy, chung cuộc chẳng dần xả bỏ. Như thấy Nan Đà, lấy uy nghi mà phục tâm ác vậy. Đối với tâm tưởng định, được tự tại chăng?
Người giữ gìn các căn thì xa lìa vậy. Đối với người giữ gìn các căn hòa hợp vậy.
Hỏi rằng: Tu hành bốn giới là gì?
Đáp rằng: Lấy 8 việc làm nầy để quán và tu hạnh khất thực. Một là chẳng làm việc hung hiểm, chẳng làm việc tự cao. Hai là chẳng làm bộ dạng, chẳng làm trang nghiêm. Ba là làm cho thân nầy trụ lại vì tự điều hộ. Bốn là vì trừ đói khát. Năm là vì giữ gìn phạm hạnh. Sáu là thường hay suy nghĩ về việc ăn uống là để trừ bịnh trước tiên, chứ không khởi sanh tật mới. Bảy là sẽ lấy ít làm đủ. Tám là không quá tham ở.
Hỏi rằng: Chẳng làm việc hung hiểm và chẳng làm việc tự cao là thế nào?
Đáp rằng ta lấy sự tham ăn để được mạnh khỏe, hung hiểm vui bạo cạnh tranh lui tới. Đây là việc làm hung hiểm, cao mạng tự xưng chẳng biết xa lìa. Như kẻ sân đánh lộn, chẳng có oai nghi, làm cho thân thể, diện mạo khó coi, làm cho người vui theo tình đời không biết xa lìa. Đây là người ham muốn vì thân nầy gìn giữ mà tự điều hộ như thế. Than thân ở yên như gạo trong lu. Để trừ đói khát, thường nên ăn ít, như thế kẻ tu hành giống như dùng thuốc chữa bịnh, là kẻ nhiếp thọ phạm hạnh vậy. Nhưng vào chỗ ăn ít và vui được nơi Thánh quả. Như thế kẻ tu hành dụ việc ăn uống nầy là vì trước tiên để trừ bịnh, chứ chẳng khởi lên tật mới. Chẳng ít chẳng nhiều, như thế tu tập, như uống thang thuốc bổ. Lấy ít mà an vậy. Lấy ít công đức tự an thân nầy, thường hay tập làm, như người trông bịnh chẳng sai quấy, lấy ít để an. Như thế tu hành chẳng làm cho thần không ích lợi. Đây là chỗ khó về trí tuệ. Cho nên chẳng quá ở yên. Nếu có ăn cũng chỉ để giữ gìn, không hề giải đãi. Đầu đêm cuối đêm chẳng hề ngủ nghỉ, thành tựu an ổn. Như thế lấy 8 việc làm nầy quán sát tu hành, xin ăn và tu hành như thế.
Lại nữa 8 việc làm nầy lược nói làm 4 quán. Đó là khả đoạn quán, sự quán, lấy ít quán tự an, lấy ít quán công đức.
Hỏi rằng: Sao gọi là khả đoạn quán?
Đáp rằng: Chẳng làm việc hung hiểm, chẳng tự cao, chẳng vì thân mình trước, chẳng làm việc nghiêm thủ. Đây nghĩa là khả đoạn quán. Vì thân nầy trụ, vì chánh điều hộ, vì trừ đói khát, vì nhiếp thọ phạm hạnh.
Sự quán nghĩa là ta sẽ trừ bịnh là điều đầu tiên mà chẳng khởi lên tật mới.
Đây gọi là lấy ít quán tự an, nghĩa là ta lấy ít tự an, chẳng quá, thành ở chỗ an lạc.
Đây là lấy ít quán công đức.
Sau khi quán 4 quán nầy rồi sẽ lược bớt còn 3. Nghĩa là đoạn nhị biên được trung cụ túc. Lấy đoạn quán, đoạn dục lạc trước. Nghĩa là trừ đói khát, đoạn nơi bổn tật, không khởi lên tật mới. Lại lấy quán nầy đoạn trừ thân bệnh. Ngoài ra cụ túc quán như thế mà tu hành. Lại quán về y phục, vì trừ gió lạnh, nóng, gặp trùng, kiến, muỗi mà sanh xấu hổ dùng để che, khỏi rách rưới. Lấy quán cụ túc mà tu hành như thế. Lại quán thuốc men cho đến tật bịnh. Nếu như thuyết nầy thì sẽ quán lúc nào?
Đối với khất thực phục dược, quán một miếng ăn. Đối với y phục ngọa cụ và quán lúc mới được. Lại đối với ngày ngày giờ giờ thì quán rằng mệnh ta là do kia nên quán. Như thế tất cả đều thành quán hạnh.
Như trước đã nói về 4 loại thọ dụng. Đó là đạo thọ dụng (thọ dụng sự ăn cắp), phụ trách thọ dụng, gia tài thọ dụng và chủ thọ dụng.
Thế nào là đạo thọ dụng?
Nghĩa là người không xấu không hổ, tà mạng thọ dụng.
Thế nào là gia tài thọ dụng?
Nghĩa là người siêng năng thọ dụng.
Thế nào là chủ thọ dụng?
Nghĩa là Thánh nhơn thọ dụng.
Lại có 2 loại thọ dụng. Nghĩa là uế ố thọ dụng và thanh bạch thọ dụng.
Thế nào là ô uế?
Người có tàm quý mà chẳng nên quán. Đây có tên là ô uế.
Thế nào là thanh bạch?
Người có tàm quý, quán biết tự điều tiết, có ý muốn xa lìa việc ác. Đây gọi là thanh bạch. Lấy sự trong sạch thường hay tụ tập 4 việc có thể biết. Đây gọi là giới tu hành 4 việc. Đối với đây là luật nghi giới, lấy chỗ tin sâu, nên làm cho đầy đủ. Mệnh thanh tịnh giới là lấy chỗ siêng năng sâu để làm cho đầy đủ. Căn uy nghi giới là lấy chỗ tin sâu nên làm cho đầy đủ để tu hành 4 việc; lấy huệ sâu nên làm cho đầy đủ. Đối với mệnh nầy giới thanh tịnh. Điều này đều theo luật nghi. Vì sao vậy? Chẳng vì thọ mạng mà đoạn đi những việc an ổn, mà làm cho được uy nghi nơi thân khẩu nghiệp. Đây là 2 loại giới, là theo căn uy nghi. Vì sao vậy? Nghĩa là đối với việc thiện, lấy tâm thủ hộ, lành giữ gìn thân khẩu nghiệp, tu hành 4 việc, là căn uy nghi. Vì sao vậy? Đã biết tập tướng y xứ, sai quấy chánh niệm, chánh định như thế. Đức Thế Tôn cũng nói: Nếu có Tỳ Kheo hay biết nhịn ăn và biết ngũ dục, biết đủ nơi luật nghi nầy và mạng thanh tịnh thì giới nầy che chở và nhiếp lấy. Căn luật nghi giới là định che chở để nhiếp. Tu hành 4 giới nầy là chỗ che chở huệ nhiếp.
Làm thế nào để việc thọ giới thanh tịnh?
Nếu có Tỳ Kheo mới thọ pháp thiền, ở nơi 7 tụ trung quán đối với tự thân, nếu đều phạm Ba La Di, mất hết phép Tỳ Kheo, chẳng ở trong giới Cụ Túc. Nếu ở trong giới Cụ Túc phải được pháp lành và đến trước Thầy để thưa. Nếu thấy phạm Tăng Già Bà Thi Sa, lấy những việc ấy ra sám hối. Nếu thấy phạm tội hữu dư thì đối trước một người để sám hối chỗ phạm. Nếu thấy phạm tà mạng thì đối với chỗ phạm nầy làm việc sám hối với nhau. Như thế hối rồi, ta không được làm lại.
Thấy việc thọ trì như thế, phạm căn uy nghi, lại tu hành 4 việc, ta lại chẳng phạm. Nếu kẻ thọ trì sẽ được vị lai oai nghi tốt đẹp. Người kia như thế từ giới thanh tịnh. Cho nên thân khẩu nghiệp có thể tác hiện tác. Hãy quán về kia là kia đang làm thiện trừ ác. Sẽ quán sáng tối ở nơi giới thanh tịnh. Nếu như kẻ nầy làm cho giới thanh tịnh.
Tướng giới thanh tịnh như thế nào?
Thành tương ưng và các phiền não chẳng khởi thoái hối, được định đầy đủ. Nghĩa là tướng giới thanh tịnh.
Có bao nhiêu hành trụ?
Lấy 2 giới trụ. Một là xưng lượng phạm giới quá xung và 2 là xưng lượng giới công đức.
Những gì là xưng lượng quá xung?
Nếu người phạm giới thành chẳng công đức, thành các ác xứ, sợ nơi 4 chúng; nghi nan người biết, có giới bỏ chạy. Chẳng thể dạy thiền, trời người chê trách, người người khinh ghét, do chỗ phạm giới. Thấy người tán thán trì giới công đức, tâm hối chẳng tin, đối với trong 4 chúng, mỗi mỗi sanh phẫn hận tranh tụng. Đối với người thân, đa phần khởi lên ghét bỏ. Đối với kẻ giữ giới thành người bạn ác; chẳng thể nào được phép định thù thắng. Tuy giả nghiêm sức chỉ để dối lừa, giống như phẩn tiểu của người là chỗ hôi thối, như kẻ mô phạm có chỗ kham chịu. Như chỗ bùn lầy đối với hiện tại vị lai chẳng được lợi lạc. Thường sanh lo rầu. Nếu đã tạo tội rồi, lại sanh tâm xấu hổ hối hận, chẳng an ổn. Như tâm ở địa ngục chẳng vui việc Thánh. Như Chiên Đà La không ham ngôi vua. Người nầy có nghe huệ lạc và nói công đức, người chẳng quý kính. Giống như lửa phân, sanh chẳng như xứ; lúc chết quên mất, thần thức đi vào đường ác. Như những việc nầy quá lắm gọi đây là khả xưng lượng. Nếu biến hóa điều ác nầy thành giới công đức, lại gọi là khả xưng lượng. Như thế xưng lượng, người phạm giới nầy tâm ý che khuất, tình chí thoái tán. Kẻ có giới nầy tin sâu siêng năng, sanh tin kính gấp đôi, thành người siêng năng, thành người tin kính, một lòng hộ giới như kiến giữ trứng, như trâu yêu đuôi, như giữ một con, như gìn một mắt, như người đồng cốt giữ thân, như người nghèo giữ của quý, như người cầm lái giữ thuyền. Ở trong những sự giữ gìn nầy ta sẽ tu giới, tối ưng kính hộ. Như thế tâm thọ trì được bảo vệ, an trụ nơi thiền định và giới được bảo hộ. Luận về con đường giải thoát
Hết quyển một
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.46.108 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.