Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa Luận [聖佛母般若波羅蜜多九頌精義論] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa Luận [聖佛母般若波羅蜜多九頌精義論] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.2 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.17 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Cửu Tụng Tinh Nghĩa

Kinh này có 2 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 |
Việt dịch: Nguyên Huệ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Trí Bát-nhã Ba-la-mật-đa
Thể chứa tụ công đức báu, thiện
Hết thảy Ba-la-mật hiện có
Pháp ấy xưa nay tánh thường trụ.
Lìa các hý luận, không đối ngại
Dứt mọi phân biệt, đạt an ổn
Không tự tánh, vi diệu tối thượng
Lìa các thứ danh, tướng hiện có.
Phương tiện tuyên thuyết pháp ba Thừa
Mà tướng đạt được nơi các Thừa
Đều là nhân trí Nhất thiết trí
Đảnh lễ Bát-nhã Ba-la-mật.
Tuệ thắng hiện có, đến bờ kia
Như người vui muốn hành chánh quán
Phải nên nơi nghĩa chín Tụng nầy
Tổng, lược như lý mà xét chọn.
Chín Tụng nêu:
Theo nghiệp tăng thượng sinh
Gọi là tướng sáu xứ
Tức đây nói lại sinh
Chốn nhân như ảnh hiện.
Như huyễn, thành được hóa
Chủ thể quán, cũng hóa
Như sắc được thấy kia
Nghiệp hóa đời cũng vậy.
Các âm thanh nói pháp
Tức là cảnh giới nghe
Đều như đối tiếng vang
Duyên thành năng, sở nghe.
Ngửi hương cùng nếm vị
Cảnh như xúc, ái chấp
Hết thảy ấy như mộng
Tuy được, không có thật.
Như huyễn chuyển thành người
Các hành tạo không thật
Đây như hành tạo kia
Thân chuyển cũng vô ngã.
Như đủ loại đạt được
Cực sát-na kia sinh
Đây cùng với dợn nắng
Thấy, tức hoại vô tướng.
Sở thủ như ảnh tượng
Vô thỉ, từ tâm sinh
Tức tướng cùng thức ấy
Hỗ tương như hình bóng.
Quán trong chủng tự tịnh
Nếu trí, trăng xuất hiện
Như trăng trong nước kia
Hiện tiền không chốn có.
Như trí được tương ưng
Tức tướng hư không đó
Do đấy, trí nhận biết
Đều như tướng hư không.
Như Tụng trước nói:
Tuệ thắng hiện có, đến bờ kia
Như người vui muốn hành chánh quán
Phải nên nơi nghĩa chín tụng nầy
Tổng, lược như lý mà xét chọn.
+ Nói là tuệ thắng: Nghĩa là các tướng như văn, tư, tu.
+ Bờ kia: Là nghĩa biên vực.
+ Đến: Là đi đến. Nghĩa là đạt tới biên vực cứu cánh, lìa các xứ sở phân biệt. Như vậy cho đến trọn cùng của nghĩa ấy.
+ Chánh quán: Nghĩa là tướng không điên đảo.
+ Vui muốn: Đó là tác ý, hy vọng là tánh.
+ Nghĩa nầy: Là nghĩa hiện có lúc nói về chín Tụng ấy. Nghĩa tức là môn nghĩa.
+ Xét chọn: Tức là tư duy, quyết định lựa chọn. Tư duy như thế nào? Tụng nói: Tổng, lược.
+ Tổng lược: Là bao tổng, gồm lược.
Ở đây nên hỏi: Do đâu nói là tổng - lược?
Đáp: Vì khiến cho người căn độn có thể hiểu được nghĩa.
Trước đã nêu chín Tụng, nay theo thứ lớp giải thích.
* Tụng thứ 1 nói:
Theo nghiệp tăng thượng sinh
Gọi là tướng sáu xứ
Tức đây nói lại sinh
Chốn nhân như ảnh hiện.
+ Nghiệp: Nghĩa là nghiệp thiện, bất thiện.
+ Tăng thượng: Là nghiệp tăng thượng. Do sức tăng thượng của các nghiệp ấy, nên chúng tức có sinh. Sinh nơi chốn nào? Tụng nói: Tướng sáu xứ. Xứ nghĩa là xứ của đối tượng được sinh, là chỗ dựa của thức, nên gọi là xứ. Đây lại là thế nào? Nghĩa là sáu xứ trong như mắt v.v…
Tụng nói: Tướng: Là nghĩa tiêu biểu. Nếu tướng của sáu xứ nầy có chỗ sinh, tức các pháp kia như thế là lại sinh. Ở đây nói như thế, là nghĩa quyết định thành tựu trọn vẹn.
Hỏi: Ở trong thắng nghĩa đế, thế nào là tự tánh?
Tụng tự giải thích, nói: Chốn nhân như ảnh hiện, do dùng ảnh hiện làm dụ, nên ở trong ảnh hiện, các hữu tình, chủ thể tạo nghiệp, cùng đối tượng tạo tác là sự việc đều lìa tánh không. Nghĩa nầy là trọn cùng.
Lại nữa, nơi sáu xứ bên ngoài như sắc v.v… tự tánh sinh khởi, nay sẽ theo thứ lớp của mỗi mỗi thứ để hiển bày.
* Tụng thứ 2 nói:
Như huyễn, thành được hóa
Chủ thể quán, cũng hóa
Như sắc được thấy kia
Nghiệp hóa đời cũng vậy.
Cũng như pháp huyễn đã hóa ra thành ấp. Sau, chủ thể quán cũng tức là hóa. Hai thứ ấy không phải là có. Vì sao? Vì tánh không thật sinh. Nhưng chủ thể thấy, đối tượng được thấy nơi hai sắc tướng đó, bên ngoài có đối ngại đều là nghiệp hóa. Đối tượng được thấy nơi ba cõi của thế gian, đây cũng như kia, nên về nghĩa cũng thế. Ở đây, hóa như thế, so với đối tượng được hóa ấy, tánh không sai biệt. Nên Tụng sau nói: Như thanh đối tiếng vang, là chứng nhận cho nghĩa đó.
* Tụng thứ 3 nêu:
Các âm thanh nói pháp
Tức là cảnh giới nghe
Đều như đối tiếng vang
Duyên thành năng, sở nghe.
+ Gọi là nói pháp, tức chủ thể thuyết giảng, tăng thượng được sinh. Âm thanh được đối kia là cảnh giới nghe. Nếu cảnh giới nghe ở đây như thế, nên từ các pháp khác đều như vậy sinh, do đó dùng dụ như âm thanh đối tiếng vang. Âm thanh ấy đối tiếng vang, cùng với pháp khác đồng. Ở đây nói không sai biệt như vậy, nên gọi là tất cả ngôn thuyết được nêu.
+ Duyên thành: Tức là duyên thành như nghe v.v… Nghe như các thứ hiện có ấy đều là tánh được tạo tác. Thế nên chủ thể (năng) nghe, đối tượng (sở) được nghe, trong chỗ “Có sở đắc” đều là duyên thành.
Do vậy có âm thanh đều như đối tiếng vang. Như thế, nghĩa đó được nói là rốt ráo. Nên Tụng sau nêu: Hết thảy ấy như mộng, là chứng nhận do nghĩa ấy.
* Tụng thứ 4 nêu:
Ngửi hương cùng nếm vị
Cảnh như xúc, ái chấp
Hết thảy ấy như mộng
Tuy được, không có thật.
+ Nói ngửi hương: Nghĩa là cảnh giới của tỵ thức. Các đối tượng được tạo tác, tánh như hương v.v… được ngửi.
+ Nếm vị: Là cảnh giới của thiệt thức, biết rõ các vị. Xúc là cảnh giới của thân thức, nhận biết các xúc.
Ở trong các cảnh giới như thế, theo chỗ cầu tìm, vui thích mà sinh ái chấp. Nơi các cảnh giới đó, mỗi mỗi đều hệ thuộc, theo đối tượng bị hệ thuộc, các thứ hương, vị, xúc cùng được thọ nhận riêng biệt. Nếu ở trong các cảnh giới kia, khởi tướng “Có sở đắc”, tức không thể thủ đắc. Do đó, Tụng nói: Tất cả như mộng.
+ Tất cả: Đây tức là ý không sai biệt.
Nhưng xứ bên trong như mắt v.v…, xứ bên ngoài như sắc v.v… cũng chẳng phải là không có. Nếu không như thế, thì vì sao người tạo tác phát khởi đối tượng hành? Để phá bỏ nghi ấy, nên:
* Tụng thứ 5 nói:
Như huyễn chuyển thành người
Các hành tạo không thật
Đây như hành tạo kia
Thân chuyển cũng vô ngã.
Ví như dụng của pháp huyễn chuyển thành tướng thân người, huyễn kia tạo thành người với vô số hành tác thảy đều có đủ. Cũng lại như người, giả có kẻ tạo tác cùng dụng của đối tượng được tạo tác. Lại, cũng có các sự việc được hành tác, như các tướng đi, đến. Tụng nói Các: Là nghĩa đủ các thứ phần loại được tạo.
Gì là đối tượng được tạo? Nghĩa là thân do huyễn tạo thành. Nếu pháp huyễn của thân như thế được thành, tức thân huyễn kia thật là vô ngã.
Vô là nghĩa lìa. Ngã nghĩa là chủ tể. Đây nói vô ngã nghĩa là lìa ngã. Sở dĩ ở đây không có người tạo tác, vì trong thắng nghĩa đế đều không chỗ có. Vì vậy, Tụng nói: Các hành tạo không thật. Không thật là nghĩa không có năng lực. Nay, ở đây, không có năng lực như thế, tức sự tạo tác ấy là không chủ tể. Nếu huyễn tạo thành người không có chủ tể, thì tuy có sự hiển bày mà không có thật. Các pháp cũng như thế, hoàn toàn không thật. Ở đây nên biết, ý không sai biệt, nên Tụng sau nói: Cùng với dợn nắng (dương diệm) v.v…, là chứng nhận về nghĩa nầy.
* Tụng thứ 6 nói:
Như đủ loại đạt được
Cực sát-na kia sinh
Đây cùng với dợn nắng
Thấy, tức hoại vô tướng.
+ Đủ loại: Là nhiều chủng loại.
+ Đạt được (sở đắc): Là cảnh tướng của “Biến kế sở thủ” sai biệt. Cảnh của đối tượng được giữ lấy đó là cực sát-na sinh. Sát-na, sát-na gọi là cực sát-na.
+ Sinh: Là nghĩa dấy khởi. Nghĩa là cực sát-na có chỗ sinh khởi. Nếu cực sát-na có chỗ sinh, thì các thứ pháp kia từ cực sát-na được sinh đều là vô thường. Nghĩa ấy là chung trọn.
HẾT - QUYỂN 1

« Kinh này có tổng cộng 2 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.232.9 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập