Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Thành Duy Thức Bảo Sanh Luận [成唯識寶生論] »» Bản Việt dịch quyển số 3 »»

Thành Duy Thức Bảo Sanh Luận [成唯識寶生論] »» Bản Việt dịch quyển số 3

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.45 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.59 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Thành Duy Thức Bảo Sanh

Kinh này có 5 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Việt dịch: Nguyên Hồng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Luận nói : Nại-lạc-ca Ba-la như người săn nai. Như vậy nên biết chẳng phải chỉ không chịu cái khổ hại nhau, nhưng ở trong cõi cùng chịu khổ, lại không bị các ngục tốt hại. Nếu khác những thứ này, thì khi ở trên sắt nóng chảy sôi bị khổ thiêu đốt không thể chịu nổi, làm sao còn bức hại ngưởi khác được. Khi ở trên đất nóng chuyển động thân thể, loại Na-lạc-ca chân tay như rụng rời không còn làm được gì. Vậy mà ở trong sắt nóng sục sôi còn bị chúng ngục tốt kềm chế không chút tự tại. Thế mà chúng ngục tốt kia hăm hở hại người, cho nên biết chắc chúng không bị khổ kia. Chúng như người làm bếp đang trở qua trở lại, chiên cá trong chảo dầu nóng. Nếu đem ngục tốt làm Na-lạc-ca để làm hại nhau thì không được. Nếu vậy thì thành trái nghĩa ngục tốt. Nói Na-lạc-ca Nại-lạc-ca Ba-la lập làm tông là có trái lỗi của tông. Lại nếu nói bị sắt nóng rất cực khổ, nên các Na-lạc-ca không thể hại chúng, như đem sinh mạng đặt trong than lửa, hoặc có thể loại này không bị khổ này, như trời Đâu-suất. Đây rõ là ngục tốt, chẳng phải Na-lạc-ca. Tức ở đây thấy ngoại nhân có giải thích riêng, dẫn kinh làm chứng, rất là sai trái. Nhưng chỉ là những kẻ kém trí tuệ, rõ ràng là ít thấy, chỉ sơ lược nêu vài điều.
Kia lại hỏi rằng : Ở địa ngục bọn ngục tốt không chịu khổ, ta cũng không chấp nhận. Như kinh nói : Các Bí-sô ! Có Nại-lạc-ca tên là Lục xúc xứ. Các hữu tình sinh trong đó, nếu khi dùng mắt xem các sắc, thì thấy toàn là cảnh không ưa thích.
Thật sự các hữu tình kia có việc như vậy. Về quan điểm đối với ngục tốt phi tình, các luận sư không chấp nhận là hữu tình. Đó là những tụ tập hư không, xâm lấn khuynh loát nhau. Các nhà chủ trương kia đặt câu hỏi như sau : Các Na-lạc-ca khi chịu các khổ của chúng, có những khác nhau, nên có thân khác nhau. Như trong một ngục vô gián có nhiều tội vô gián.
Đây cũng chưa thể ngăn được các ý khác. Như trước có nói : Các loại hữu tình sinh vào Nại-lạc-ca khi thụ khổ, khác với các khổ độc ở những cõi khác. Nhưng ở trong các ngục kia có những nỗi khổ chung, thì tất cả đồng chịu. Nhưng ở nơi đó, do nghiệp nặng, gió thổi mãnh liệt, thân gặp cực khổ, một vô gián thì không thụ, trông các khổ bạo của các thứ vô gián khác không cùng thụ nên thành bất định. Nói rõ việc này là để trừ các ngục tốt kia.
Các Na-lạc-ca không có sự sai khác này. Cõi đó đồng khổ thì đều đồng chịu. Tức chỗ lập tông không có chỗ khác tông, chuyển sinh đạo lý sao thành bất định ?
Vì một vô gián đồng thụ khổ giống nhau.
Có câu hỏi khác rằng : Do các ngục tốt kia không thụ khổ. Đó không phải câu trả lời đúng, mà là vì có bất định.
Nhưng không nên đoán định như thế. Thấy một thụ khổ thì những người khác cũng vậy. Hiện thấy thế gian cũng vậy. Như khi dê, lạc đà bị bò cạp cắn chết, chim chóc mổ ăn. Cứ loài bàng sinh thì có khác nhau như vậy. Ở trong loài người cũng lại thấy có một không thụ khổ. Như người có khối đau, thầy thuốc dẫm lên sắt nóng rồi dùng chân ép vào chỗ đau. Người bệnh tuy chịu đau lắm nhưng chân thầy thuốc không đau. Nhưng thật ra hữu tình không có sai biệt. Đây cũng do ở cõi Nại-lạc-ca là khổ pháp câu sinh, vì không thấy nên không gọi đây là Na-lạc-ca. Thấy bị độc trùng cắn v.v…có thể bị mất mạng. Đây cũng chỉ cho thấy rộng. Trí xảo của bọn người tục chẳng quan hệ luận này là những điều khế lý.
Nếu nói chỉ căn cứ những tương tự của cõi hữu tình, như vậy là cõi hữu tình kia thâu vào trong tông này. Tức trong cõi hữu tình kia, thấy có người không thụ khổ của cõi đó, rõ ràng là tông kia có lỗi bất định.
Đây cũng chưa rõ nghĩa thành lập của ta. Ở cõi hữu tình đó có các khổ quyết định, chúng không cùng thụ khổ, đó là nghĩa năng lập trước khi tác dụng. Nhưng chẳng phải người, súc vật sinh nơi cõi hữu tình kia, theo luật ở đó nhất định phải bị mà không bị, như nói dê v.v…khi bị độc bò cạp khổ đau mà chết, hoặc bị đau do chân nóng sinh ra. Nếu hoàn toàn không bị các khổ của cõi kia thì chẳng phải tính của cõi kia mà có những tội khiên này.
Có một ý kiến khác nói rằng : Nhưng ngục tốt do tự tha nghiệp tăng thượng mà sinh nên không bị hại. Khổ khắc lẫn nhau, kia không chấp nhận. Nay tôi bảo ông, tự kiến chấp trước tâm mê, như bước những bước đảo điên trong hư không. Nại-lạc-ca Ba-la chẳng phải bị kia hại, kia bức bách mà sinh. Có những khổ thống, chắc chắn không thụ. Đó là điều được chấp nhận. Nhưng chấp cho rằng không thụ các khổ hình phạt nơi kia, có ai giúp sức ?
Đây lại hỏi trở lại rằng : Tuy không có hại nhau, là do tác dụng khác nhau, khiến địa vị khác nhau. Như kẻ bị trói và kẻ trói. Những lời nói của ông trở lại phản lại tông của mình. Bởi không thể đồng thời vừa trói vừa bị trói. Hay lại cùng nhau làm việc trói, như nói hai kẻ kia lần lượt trói nhau, thế này cũng phi lý. Bởi chẳng phải chịu trói gọi là bị trói, và trói ai là có khả năng trói. Nhưng hai việc này dẫu khiến chịu khổ, thì đối với Na-lạc-ca cũng không thể lập được. Nếu khi bị độc hại cực khổ, chẳng phải là Na-lạc-ca, nếu bị kia hại, gặp khi kia đau khổ, thì đó là Na-lạc-ca, đó là điều không nên chấp nhận. Một hình phạt tương tục có sinh có tử, thành một tội lớn. Cùng một lúc hại nhau thì không thành. Do không phải một niệm, mà vội trở lại phủ nhận có thể làm cái chấp này. Nếu chuyển cái chấp, tuy đồng một cõi hữu tình, do tác dụng khác, mà tên gọi thành khác, một tên là Na-lạc-ca, một gọi là ngục tốt. Cũng như trong cõi người, không có người cai ngục bị gông cùm.
Đây cũng phi lý, vì không nhờ kia. Do không phải nhờ tác dụng sai biệt nói Na-lạc-ca như người bị trói. Nhưng đây chỉ do cõi hữu tình làm nhân, đây làm sao bỏ ngục tốt kia được ? Cho nên biết là địa vị có sai biệt, do chẳng phải cõi hữu tình đồng làm mối duyên này. Năng phược sở phược khác nhau, là do tác dụng khác nhau, lý nên theo đó mà làm phần vị, thật không có lỗi.
Nếu chấp nhận giai vị khác biệt, thì cũng phải chấp nhận các Na-lạc-ca chẳng phải ngục tốt. Đối với tông của ta, chỉ có điều đó là trọng yếu. Do đó đối với nghĩa năng lập bởi trước rất thuận và phù hợp. Nếu chấp nhận thật có tính Na-lạc-ca, do tác dụng khác nhau, có khi gọi là cai ngục. Đây là chấp kiến có giai vị mới thành, không có lỗi. Vậy chấp nhận có giai cấp khác nhau, như có tụng nói :
Giận nhiều gây thảm nghiệp,
Ưa làm chuyện tội ác.
Thấy khổ, tâm thích thú,
Làm cai ngục Diệm-ma.
Do chẳng phải có tướng Na-lạc-ca đây, nếu Tụng này là thật nghĩa, làm sao ông vội nói những lời như vậy ? Các ngục tốt kia chẳng phải ở trong số hữu tình. Đó là cái tướng tùy theo Na-lạc-ca trông thấy. Nói như vậy nào có trái lý. Những người có cái nhìn thiển cận, do thấy kia cử động sai biệt, suy lường đo đạc tâm kia. Nhưng vốn khi chủng tử trong thức thành thục, tùy theo đó mà có tướng trạng sai biệt, mà khởi phân biệt, Phật nói thuyết này là tùy theo sở kiến của chúng, muốn khiến cho các hữu tình Ba-pha ác nghiệp đoạn trừ tội kiến, ở nơi Nại-lạc-ca cực ác làm rõ các khổ báo do ác nghiệp sinh ra. Tùy kiến chấp của hữu tình kia, nói phi ái sự ngoài thức, luận rõ thật lý, đều do duyên bên trong hiện tướng tương tự, cho nên không sai trái.
Có kiến chấp khác nói : Tuy lại cùng làm khổ hại cho nhau, các giai cấp này không vượt bình thường, do chẳng phải lúc ấy có định vị. Người bị hại gọi là Na-lạc-ca, kẻ hại người gọi là Ba-la. Vì vậy nên biết rằng chính khi Na-lạc-ca bị hại không thành tội lỗi của ngục tốt.
Khi chấp như thế, đối với ta thành sự dụng của ngục tốt. Từng không chút nào chấp nhận khiến ái lạc ư ?
Có thuyết cho rằng đây là do nghiệp lực mà có hình thù khác lạ như vậy. Chúng đuổi theo các hữu tình, chẳng có một chuẩn mực nào cả, do trước từng não hại nhau, nên lại cùng bị hình phạt giết chóc nơi địa ngục. Kia đây bức hại nhau gặp các thống khổ. Nếu có sinh mạng cũng tự không có thân lực. Hại được người khác, chỉ biết chịu khổ, không chút rảnh rang, bởi các hữu tình kia trước cùng gây oán, cho nên nay cùng nhau làm khổ hại. Chúng đều là các Na-lạc-ca này, nhưng chúng lần lượt cùng làm hại nhau. Chẳng phải được người khác chấp nhận, vì tùy tướng của nghiệp thức sinh ra, mà nói chẳng phải là tính ngục tốt. Chúng chẳng phải năng hại, nói ra lời này hoàn toàn không có ý nghĩa, nếu chấp nhận kẻ bị hại là Na-lạc-ca. Nhưng kẻ năng hại thì không bị các khổ này.
Có thuyết nói : Đồng một cõi hữu tình, các ngục tốt vị tất cần phải đồng hình thù lực lượng v.v…nhưng với chúng ngục tốt kia thảm độc đáng sợ, thấy liền phát sợ. Thân hình cao lớn uy mãnh phi thường. Giả sử có hình thù lực lượng tương tự, nhưng thân hình kia có hàm độc hại đáng sợ, như Miệt-lệ-xa, thấy liền run sợ. Đó là loại năng hại. Giả sử loại này thân hình bé nhỏ nhưng bẩm tính mạnh mẽ lanh lợi, dẫu khiến đối địch với đối tượng thân hình vĩ đại cũng chẳng dám coi như cỏ rác mà chê bai khinh miệt.
Đây cũng chưa thể ngăn ý nghĩa sâu xa kia. Nhưng kia có lỗi sơ sót, ta cũng tha thứ. Việc các Na-lạc-ca hại nhau cũng không khác. Hình dáng lực lượng v.v… tất phải tương tự. Có khi tuy cũng nói như vậy. Do câu nói này mà thành khó nói. Vị tất cần phải hình thù lực lượng tương tự. Đây là muốn đả kích ai ? Tự lượng sức mình, nếu quyết thắng thì không có tâm sợ hãi. Như vậy khi chấp nhận, do thảm hại hoặc uy nghiêm, đây bèn thành lời nói vô nghĩa. Do bức bách quá ngặt mà sinh sợ hãi, chẳng phải kẻ năng hại. Khi thành lập nói kia quá sợ hãi mà thành lỗi, phương tiện làm rõ tướng sai biệt đây. Nay lại thành lập thảm hại và uy nghiêm, tức thành ơn lớn, có thể làm người bạn tốt tăng thêm sự rạng rỡ cho ta. Những điều nói trên được cái thể sai biệt, không đồng thụ khổ nơi địa ngục. Hoặc các lửa mạnh là do nghiệp lực, nên không có khổ thiêu đốt. Đây tức tự mình sai. Bạn lành ai có thể nói ngay như vậy. Phàm là bạn lành thân thiết thì bất luận lúc càng hiểm nguy cũng thường ra ơn giúp ích. Vì muốn làm rõ cái việc không bị khổ thiêu đốt nên nói như vậy. Nhưng ở nơi lúc giúp thành lập nghĩa, tức làm rõ ý của bạn lành. Do không bị các khổ kia, nên ý muốn thành lập chẳng phải Na-lạc-ca. Nay lại nói : Do nghiệp lực nói có lửa lớn, nói không thiêu đốt, đây tức chân thật thành lập nghĩa duy thức. Do không có thật lửa, chỉ do nghiệp lực có thể hủy hoại tự tính. Đã chắc không chịu các khổ như đây, thì thành ra lửa này vốn không tự tính. Nhưng có thật tính thì tông chấp nhận. Nếu vậy thì chấp nhận sự thể của hiện tướng của thức vốn không. Đây do nghiệp lực nên không thật lửa. Đây thành đúng lý, do đây là nghiệp trước đúng hạn. Nếu khác là do nghiệp tăng thượng, chiêu cảm quả hiện tại. Kia sao chẳng thấy ? Như kẻ vô trí muốn cầu lửa tắt lại đổ thêm dầu. Nay Duy thức tông làm cho sáng tỏ. Do các lý này chứng tỏ rằng chẳng phải là loại Na-lạc-ca.
Nếu vậy là bất thành. Loại Na-lạc-ca là quỷ, là súc sinh. Lý cũng có gì sai ?
Nếu đã chẳng phải Na-lạc-ca sao sinh nơi xứ ác ?
Do không sinh được cõi hữu tình khác nên sinh nơi Nại-lạc-ca.
Nếu vậy đã sinh vào nơi đó thì phải đồng với các Na-lạc-ca. Lại nữa vì lý gì chấp nhận chúng được sinh nơi đó ? Và nếu sinh nơi đó tức cùng chúng đồng phần. Chúng lúc mới sinh phải là phi hữu, vì không được chấp nhận ở trong số có tính hữu tình. Nhưng lại do chúng đồng ở trong cõi hữu tình, nên không có bất định.
Nếu chấp kiến giải này mà gọi là sinh, thì các đại oai thần cũng có nơi Nại-lạc-ca đây, để ứng cứu hữu tình, vậy thì tuy không phải là loại Na-lạc-ca, nhưng vì thấy có, nên thành bất định, chẳng phải căn cứ nơi hằng quyết định này là lập thuyết. Ý này muốn nói rằng chỉ ở nơi cõi ác Nại-lạc-ca này mà thấy có. Vậy thì khi vua Diệm-ma xuất hành có đoàn tùy tùng đi theo. Lúc bấy giờ vua và đoàn tùy tùng kia không ra khỏi cõi ấy. Nếu cõi ấy không có các loại sai biệt thì làm sao trên trời lại có bàng sinh, như voi trời v.v…tuy nó không phải là trời, nhưng sinh về cõi đó. Như vậy cõi của Diệm-ma vương, các loại ngục tốt và chó, quạ v.v…chẳng phải cùng loại nhưng cũng sinh trong đó. Do đạo lý này mà nói đồng là Na-lạc-ca. Các ngục tốt v.v… khi sinh địa ngục, tức gồm thâu trong cõi đó. Bởi vì sao ? Vì sinh cùng một xứ. Tức do lý này mà thành quyết định phải thụ khổ kia.
Xét ra đây không phải vậy. Tuy sinh địa ngục chẳng phải Na-lạc-ca. Bởi vì sao ? Bởi không đồng thụ. Như bàng sinh trên trời.
Trong địa ngục không như vậy, là các cõi bàng sinh và chư thiên v.v…không sai biệt. Như Na-lạc-ca v.v…do tự nghiệp chiêu cảm, sai biệt không giống nhau. Các nghiệp chúng tạo, tùy nghiệp lực của mình mà thụ khổ, còn sinh cõi trời, đồng hưởng thụ cái vui, vì do thuận nghiệp vui mà sinh.
Việc chấp cho rằng bàng sinh, quỷ không thụ khổ kia, các bàng sinh và ngạ quỷ v.v…cõi chúng sinh ra, thụ các thứ khổ, không vậy tại sao các ngục tốt v.v…không thụ các khổ kia ? Do đó nên biết Na-lạc-ca khổ không phải là sinh báo, mà là nghiệp thú phải chịu. Cũng như Na-lạt-đà v.v…
Nếu vậy chẳng phải người không có nghiệp mà sinh kia.
Đây cũng như trước đã phân biệt rõ, như nghiệp lực kia chiêu cảm mà hiện trong đó.
Đây chẳng phải đồng một thí dụ. Nhưng sở lập của kia quyết định không thành. Chẳng phải ta đã chấp nhận, nhưng trong đây, như núi sắt v.v…có động tác thoạt rời thoạt hợp. Như các sư khác nói, các ngục tốt kia cũng thụ các khổ kia. Nhưng như vậy là chỗ nói nhân dụ không đồng, trước sau trái nhau. Nên phải nói là vì sở y khác nhau, hoặc do nghiệp lực tăng thượng khác nhau mà không thụ khổ. Bởi vì sao ? Như khi không thụ thì đây nói là có lỗi.
Lại có những người khác nói : Như cõi Vô sắc, khổ thụ lạc thụ cũng có chỗ thụ. Nhưng những người thụ, có sở thụ của họ. Đây cũng như vậy.
Kiến chấp này phi lý. Nhưng hữu tình sinh cõi Vô sắc, cõi ấy không phải như cái đồ đựng. Cõi ấy không có chỗ thụ v.v… và hành, làm sao có phương giới nhiếp thủ chúng ? Phương phần là nhân, có phương phần mới dùng làm nhân. Như vậy nên biết rằng thật không có phương phần. Chỉ có hữu tình sinh ở hai cõi Dục và Sắc là có nhân tích tập. Vì vậy sinh nơi kia phải có phương phần. Cũng như cõi Sắc có phương phần, nên Cõi Dục cũng vậy, cõi ấy là nhân.
Không như vậy, vì Vô sắc nên không có trụ xứ, cũng như không hòa hợp.
Đây không đúng lý. Nếu vậy nên chấp nhận sức tăng thượng của Na-lạc-ca kia sinh ra đại chủng khác, chẳng phải thâu nhiếp trong hữu tình. Địa v.v…các đại chủng, trong địa ngục khởi hình dáng lực lượng sai biệt, nếu như là hữu tình thì hình tượng nhan sắc v.v…đều khác, tay chân, phân lượng dài ngắn lớn nhỏ với các tác dụng đều khác mới gọi là ngục tốt v.v…
Nếu vậy chẳng phải hữu tình, sao các ngục tốt không đợi ngoại duyên, chân tay thân phần mới khởi các tác dụng, khiến cho bọn kia cả sợ mà biến hiện các thứ uy lực, động tay động chân ?
Đây là do phong giới khiến động tay chân, thị hiện các thứ tác dụng khác nhau. Phong lực kia giống như ý lạc của người, tùy niệm mà ra. Các Na-lạc-ca cũng vậy. Vừa trông thấy liền sinh sợ hãi. Các Na-lạc-ca trong địa ngục kia, do nghiệp lực nên sinh sợ hãi. Giống như người gỗ có những động tác, thị hiện các thứ như đại chủng hòa hợp, tuy không tri giác. Do nhân duyên nghiệp lực, thấy có cử động tay chân, hiện các động tác, các hữu tình v.v…đạo lý thành.
Ở nơi kia, Na-lạc-ca nghiệp lực tăng thượng, liền tự thấy con dê, thấy núi, chợt hiện đến chợt biến đi. Đây tuy không phải hữu tình mà cũng thấy có. Đây tức các ngục tốt sai biệt ở nơi trụ xứ, chẳng phải là hữu tình. Lý được thành lập. Không phải phân vân nữa.
Nếu vậy chẳng phải sở duyên, các ngục tốt v.v…là do ý lạc mà sinh. Các ngục tốt và nơi xứ sở, không cùng hình tướng biểu thị các Na-lạc-ca v.v…Do nghiệp lực ở nơi địa ngục, đại chủng sinh các hình sắc sai biệt, biến hiện các cử động tay chân các nơi và các đại chủng, hoặc không có các trói buộc này v.v…là do nghiệp lực, lý phải không thành.
Vì duyên gì mà không chấp nhận ? Thức do nghiệp lực chuyển biến như vậy, như chiêm bao thấy các sắc hòa hợp, ngoài có ảnh tượng sinh các thứ hiện tướng, lý nên cùng chấp nhận tác dụng chuyển biến.
Thức do nghiệp lực chuyển biến như vậy thì với xứ sở sẽ trái nhau. Nếu chấp nhận do nghiệp lực thì cần gì khác đại chủng ? Các ngục tốt v.v…do tứ đại chủng chuyển biến các tác dụng sai biệt như cử động tay chân v.v…như chiêm bao thấy sắc v.v… các nơi vậy. Hình trạng của chúng không có thể dụng, hoặc các tướng sai biệt chẳng phải địa chủng v.v…như trước có nói con dê, quả núi v.v…Vì không chấp nhận thành sắc tướng biến hiện, nên sự biến hóa cũng vậy, vì hình trạng khác v.v… là do tha lực.
Đây là do thức biến các thứ hình tướng sai biệt bất đồng, lìa thức ra không có vật gì có thể thấy.
Nếu chỉ do thức chuyển biến các hình nghi khác nhau, thì tướng ngục tốt v.v…vì tự thức biến nên đồng khổ nhân.
Các Na-lạc-ca chẳng phải ngục tốt. Đây là tứ đại chủng do quả tăng thượng đồng nghiệp sinh ra, cho nên khi thụ khổ, không cùng thụ khổ. Vì vậy nên mới phải nói tứ đại chủng.
Nói như vậy thì không tốt đối với tông khác.
Tại sao không tốt ?
Chỉ nói tự thức của hữu tình biến hiện thấy các ngục tốt làm các hành vi thảm độc. Do tự thức biến hiện thấy các ngục tốt v.v…Các khổ hại không trái ngược nhau, nhưng như tự thức thấy các khổ hại đồng loại ảnh hiện. Nhân kia đồng thì đều thụ khổ.
Thầy và đệ tử cùng làm một sự nghiệp có đồng và có không đồng. Ở những việc không đồng mà cưỡng ép nói là đồng và địa ngục cô lập không thấy nhau, khổ không đồng nhau mà lập đại chủng, theo lý gọi là bất thành.
Nghiệp huân tập các nơi nghĩa là có chấp Na-lạc-ca do nhân sai biệt của tự nghiệp lực sinh ra, nghiệp kia huân tập, lý nên chấp nhận tương tục ở trong thức, vì do sức tích tập của nghiệp lực không ở nơi khác, chỉ có địa v.v…các nơi khi nghiệp lực tạo ra là hợp nhân quả. Đây tức là vì nơi kia tập quả, các ảnh tượng ngục tốt v.v…thức duyên sai biệt, hòa hợp mà sinh các sắc loại phân biệt. Không vậy thì vì nghiệp lực, các đại chủng hòa hợp tích tập nhân, do nghiệp tương tục sai biệt mà quả thành. Như vậy nên biết rằng, tự thân tương tục mà được định quả. Các ức niệm huân tập duyên nơi chủng tử, cũng không khác sự tương tục của hữu tình. Như vậy đã biết, sở dĩ lấy một người là một số ít v.v…mà hiển thị cái tương tục tâm tâm sở huân tập bên trong, đem gồm vào quả sai khác của ngũ thú. Vì tự nghiệp huân tập tạo thành, cho nên như quả của sự huân tập ở cõi Vô sắc. Lìa tâm tâm sở, không có một tương ưng hành nào khác. Trong đây chỉ nói danh ngôn sai biệt, nhưng thể sự không khác. Vì vậy nên nói là mật ý. Hoặc không lìa tâm tâm sở, thể sự và chỗ sinh không đồng. Người chưa lìa Dục giới, huân tập Sắc giới, đúng như tự lực được sinh, vì hạnh được an lập. Như nghiệp huân tập Vô sắc giới, hoặc tâm tâm sở không lìa Sắc xứ, đại chủng sở sinh, nghiệp lực hòa hợp mới được sinh. Hoặc thức tương tục, trụ nơi quả huân tập, như ý niệm yêu ghét v.v… cũng như vậy. Đại sở tạo sắc, ảnh tượng thức biến, cũng không lìa thức. Các hình trạng sai biệt kia, có thuyết chấp cho là các nơi khác có quả huân vào thức. Nói có quả, tức là quả do kia huân tập, là nhân của đây.
Có các sư khác nói rằng chỉ sức của tự thể biến thành quả, sinh Dục, Sắc giới. Nghiệp lực huân tập, thức y chỉ, như Vô sắc giới. Tích tập sinh là do nghiệp huân tập. Kia nói huân tập y chỉ nơi thức vô ký, và các thức tụ đều tương ưng quả, đây không nên có. Vì vậy nói y chỉ là biến khắp tất cả, gồm thâu hữu tình, hoặc không cần dụng lực mới được.
Lại có những thuyết khác nói : Nghiệp quả của tự thân là ở nơi một thân mà có nhân quả. Cho nên như Dị thục thức là được an trí, nghiệp là sai biệt. Cho nên nói thân đại chủng an bài bố trí riêng biệt. Quả thì không nên có. Kia nếu như vậy thì thân của bao nhiêu người khác, thức năng y sở y, đồng một tác nghiệp cũng không có sai khác. Hữu tình tạo ra, cho nên đồng một dòng chảy, đều chảy vào Dị thục thức.
Như vậy thì chẳng phải ngục tốt v.v…các tưởng sai biệt, đại chủng hòa hợp tạo dựng nên địa ngục hữu tình. Vì vậy cho nên tương tục có sai biệt đó.
Như vậy thì khi thức tương tục không gián đoạn, vì nhân tăng thượng, có thể sinh các dị loại của thức. Lúc ấy phải có nhân quả tương tục dị biệt chuyển sinh. Không vậy làm sao nói đây là nhân sai biệt ? Như tâm tương tục hòa hợp chủng tử là nhân an lập. Trong đây có nói duy nhân năng lập, không nói tăng thượng duyên của thức là y chỉ, cho nên từ các sai biệt của chủng tử vô gián tương tục thức này, nhưng do tự thể tương tục của chủng tử mới được chuyển sinh. Nói tăng thượng, tức là như kia địa v.v… chỉ có thể là duyên có thể tạo, tứ đại cũng phải như vậy.
Đây cũng không phải vậy. Khi từ tự chủng tử sinh thì nói đây chỉ duyên. Không vậy từ thức tương tục, riêng có chủng tử tứ đại. Giống như khi chết ở Vô sắc giới sinh về Sắc giới, quả tăng thượng kia là do nghiệp dị thục chiêu cảm, được thụ dụng tư cụ như quả dị thục. Đây là do ái lạc tự nghiệp tương tục chiêu cảm. Chính lý này thuận với A-cấp-ma là quả của thức biến.
Sao không chấp nhận ? Đây là do kiến chấp hẹp hòi phi lý của mình. Miễn cưỡng suy nghĩ đặt ra. Quả của thức nào trái với A-cấp-ma. Do đâu mà chấp nhận như vậy ?
Kinh A-cấp-ma không lập duy thức. Lìa duy thức ra không có sắc v.v…Không nên nói có mười hai xứ.
Tuy vậy không lìa thức và mười hai xứ lập các pháp thiện v.v…Như vậy nên biết rằng có sắc v.v… mười hai xứ, vì đó là Phật nói. Nếu lìa sắc v.v…chỗ lập sẽ bất thành, vì trái lời Phật nói. Hoặc sắc v.v…mười hai xứ, thể là thật có, cũng như ý xứ, vì đó là Phật nói.
Thức và sắc v.v…cũng chẳng phải riêng có, cũng như pháp xứ.
Lý này không đúng. Những gì trong đây nói không ngăn chận được duy thức. Bởi vì sao ? Y các hóa sinh kia, là Thế Tôn mật ý nói có sắc v.v…mười hai xứ, như hữu tình hóa sinh là Thế Tôn nói có hữu tình hóa sinh. Chỉ y tâm tương tục không dứt có thể qua đời sau, đó là mật ý không nói thật có hữu tình hóa sinh. Đây nói mật ý nghĩa là muốn điều phục một loại hữu tình cho nên Phật nói có hữu tình hóa sinh. Đó là mật ý nói. Nghĩa là đoạn kiến kia có hại hữu tình, tùy tự lạc, không có đời sau, không nhân quả thiện ác, vì muốn tẩy trừ các ác kiến đó nên nói tâm tương tục không dứt. Nói tâm tương tục là nói rõ sẽ sinh, cho nên đây như lý đây chết kia sinh, tương tục không gián đoạn nói có hóa sinh là mật ý. Lìa thức không có ngã nào khác.
Làm sao biết ?
Như kinh nói : Vô ngã, vô chúng sinh. Chỉ có pháp nhân.
Khế kinh không phải vậy.Kinh kia không nói hữu tình cũng không.
Vậy mới không trái với khế kinh. Nói tâm tương tục là làm rõ nghĩa không gián đoạn, có thể qua đời sau. Như vậy nên biết rằng như sắc v.v… mười hai xứ đây là một loại hữu tình thành thục. Nói mật ý này nên chỗ lập không có lỗi trái nhau với tự giáo. Như chỗ sở lập đây, nhân cũng bất định. Bởi vì sao ? Là y thế tục đế, Phật nói riêng có hữu tình hóa sinh, cũng không nói lìa thức uẩn có thiện, bất thiện và quả kia v.v... Riêng có hữu tình là nhân bất định. Cho nên Phật nói là để trừ đoạn kiến không có đời sau. Như đời sau tâm tương tục không gián đoạn thì ở nơi thức uẩn giả lập hữu tình, tóm tắt trong năng thuyên mà nói là có.
Lìa tâm không cảnh, có bốn ý. Thế nào là bốn ? Một là mật ý, hai là cảnh giới, ba là làm rõ quả, bốn là nghĩa của mật ý. Phân biệt sở phược, tức những nhân duyên trói buộc, như vậy nói là mười hai xứ. Đây là tất cả những gì phải kiến lập. Lần lượt phát khởi, cứ như lý mà hỏi đáp.
Vì sao mật ý nói mười hai xứ mà có chúng sinh ? Như tâm tương tục, tương tục không gián đoạn, nói hữu tình năng thuyên sở thuyên, nơi tâm an lập, chấp có hình tượng, như vậy sắc v.v…thanh, cảnh cần phải phân biệt.
Thức từ tự chủng sinh, tương tự cảnh tướng mà chuyển thành nội ngoại xứ. Phật nói kia có mười. Từ nhãn xứ kia v.v… sinh sắc xứ v.v…, như lý nên biết. Ở nơi hai xứ kia nói tướng chủng tử này và thức kia. Như Thế Tôn nói, vì thành xứ v.v…nói cùng chấp nhận thanh, nhãn v.v… sai biệt, đây là muốn thành lập. Nói màu xanh v.v..hiển hiện rõ ràng, những sắc đồng loại kia là từ thức ấy khởi. Người chưa ly dục, chủng tử của thức an lập được vượt trội, thì được xuất sinh các chủng tử kia. Tuy đã an lập nhưng quả chưa hiện thụ, cho đến chưa được duyên lực tương ưng, ở trong sinh diệt không ngừng, sát-na sát-na tương tục, được thể tính vi tế xảo diệu, sai biệt chuyển biến được vượt trội. Như lúa thóc và đất v.v… các duyên hòa hợp tăng trưởng, thể tính không đồng, lần lượt an lập nảy mầm xuất hiện. Các chủng tử ngoài pháp tính, và trong cũng vậy. Sự tương tục của nội tâm đây hiện tiền, tương đối không gián đoạn, trong khoảng sát-na có thể sinh màu xanh v.v…các thể tính sai biệt. Nhưng chủng tử này nói là nhãn giới, lần lượt hiện thành các quả tính, tâm và tâm sở an lập sắc này là nhãn xứ ấy, kia cũng như vậy. Nếu sắc hiển hiện sai biệt như vậy, thức thể hòa hợp, thì biết được chủng tử màu xanh v.v…ở tại thức A-lại-da. Do chưa hiển hiện thức có thể biết, ảnh tượng biến khác, tự thể sai biệt, như ngọc Phả-chi-ca, Lưu ly, Vân mẫu v.v… bởi một vật nhạt ở bên trong thì tùy theo màu sắc của chính nó, ảnh hiện thức sinh. Đây là Thế Tôn như lý phân tích, nói là sắc xứ. Nhưng trong tự giáo, nói hình trạng của y thức kia không đồng. Vì sự lợi ích, nói sắc này là sắc xứ. Như vậy cho đến các ảnh tượng của thức về tính cứng, tính ẩm ướt, hơi ấm v.v…, sở y, sở duyên, lực dụng vượt trội đều là những gì do thức Dị thục sinh ra. Tướng trạng của chủng tử xuất sinh, thì ảnh hiện, âm thanh, tên gọi v.v…là những biến dị sai biệt của sở thủ. Như vậy những phân đoạn công năng bất đồng thành sắc, được an lập thức A-lại-da. Những người có trí phân biệt hiểu rõ. Nói ngoại xứ, an bài bố trí sai biệt, đó là mật ý. Như an lập giới, đây là lập thức giới y chỉ ý giới, dựa vào sáu thứ xuất sinh.
Như vậy tự tính của ý giới có sai khác. Nhưng cũng nói mười tám giới kia ư ?
Như Dị thục thức cùng nhãn thức v.v…lần lượt làm hạt giống gọi là nhãn xứ v.v…hiển hiện riêng khác. Vì sao gọi là hạt giống ? Do nó có thể nảy mầm sinh ra các thứ, thể tính riêng khác, như có thể tạo đại và sở tạo sắc. Cùng cho phép các tự loại nảy mầm v.v…sinh các sai khác. Giống như hạt giống các thứ lúa thóc, thế gian đều chấp nhận. Thể tính của chúng khác không phải một loại mới có thể xuất sinh nhãn và nhãn thức. Cùng với sát-na thứ hai tương ưng, từ hai giới này được sinh duyên kia, tùy thuận tính biết được lập. Không phải một việc, một lúc có thể sinh. Như một tâm sở, riêng biệt có thể sinh vô lượng tính của sắc. Đây cũng như vậy. Thức Dị thục đối với nhãn xứ, v.v… hoặc đồng hoặc khác, vì thức khi sinh, tự thể riêng biệt. Thức Dị thục làm nhãn xứ v.v…sắc kia vi tế. Nhãn v.v… các căn thức, sinh các thứ công năng không giống nhau, rất khó thấy.
Cũng không phải như đây có nhãn v.v…riêng biệt, hoặc duyên săc v.v…thanh tịnh tứ đại.
Như vậy là khác với A-cấp-ma. Phật nói nhục nhãn v.v… các xứ thanh tịnh do tứ đại tạo ra. Sắc thì có kiến có đối. Như vậy cho đến thân v.v… cũng thế.
Đây không đúng lý. Ảnh tượng của thức là mật ý nói. Do đó tứ đại là tướng phần không lìa thức. Đây cũng không duyên vào cái thức chấp lấy màu xanh v.v… làm chủng tử. Do thức huân tập chấp tướng, cho nên chủng tử của thức do kia huân tập, là cái mà Dị thục thức chấp trì.
Đây cũng không phải vậy. Có thanh tịnh sắc có kiến có đối.
Không phải vậy, nếu sự hiển hiện của thức có đối v.v…thì chẳng phải nhãn thức v.v…được huân tập, nhưng chủng tử hủ hoại, y chỉ sở duyên an lập biểu thị.
Đây cũng không rõ. Trong A-cấp-ma an bố phân tích là do thức A-lại-da, từ vô thủy đến nay hàm chứa nhân quả lần lữa, vô lượng công lực, riêng biệt phát khởi, thể sắc đối đãi nhau, các giới, xứ sinh các biến hiện riêng biệt, không phải mọi lúc đều sinh một lần. Như vậy nói rộng ra, nhãn v.v… các sai biệt, cho đến thân tướng cũng như vậy. Chủng tử thức kia, để thị hiện thể tính thù thắng, trong khế kinh này, Phật nói an lập A-đà-na thức. Tức như địa v.v…ảnh tượng hiện ra, duyên các tương ưng. Kia an lập tính của các loại mầm mống của chủng tử. Thể không tổn hoại, nhưng hình trạng của chúng, như mầm v.v…hiện rõ sức hòa hợp. Thể tính của cứng v.v…tùy duyên hiện sinh. Bởi thức A-lại-da có các nhân quả sắc xứ hòa hợp, hoặc do địa v.v…ảnh hiện biến khác không giống nhau, có thể tạo tứ đại ở nơi sắc xứ. Nhưng đây giả lập ngữ nghiệp sở thuyên.
Ở cõi Vô sắc, ngữ nghiệp không chuyển được ngôn thuyên, vì ở cõi kia không hiện sắc, hoặc đoạn dứt sắc rồi, nên không nói.
Tuy có chủng tử của sắc, nhưng không phải là cảnh giới của mắt. Loại sắc này là sức của ảnh duyên, nên lập ra quả sắc. Bởi đây là nhân cho nên chất ngại không thành. Các thứ có thể làm tổn ảnh tượng của nhãn căn thì không phải thứ thanh tịnh đây có thể chấp thủ, như vậy mới có công dụng. Như vậy cho đến thân không tạp loạn, sở y sở duyên, đều do kia an lập, nếu như kia đoạn hoại và chủng tử hủ hoại v.v…thì chỗ kia lập, lý phải nên có. Vì vậy cho nên trong đây nếu tùy theo sắc loại thì mỗi mỗi phân biệt chuyển chuyển vô cùng.
Có những người khác lại bảo : Nói mười hai xứ là vì muốn thành thục một loại hữu tình.
Thuyết này không thể được và cũng vô nghĩa. Người không lý tính khó có thể hiểu được chỗ cực diệu sâu xa. Để khiến cho ngộ nhập nên Phật nói lập nghĩa duy thức. Lại để khiến những người không đủ sức như vậy, cũng khiến dễ nhập vào sắc xứ kia, vô lượng tội lỗi, cho nên pháp môn này khiến người chấp ngã lìa bỏ. Như nói khổ đế là khổ của thân cho nên nói sắc xứ v.v…thì cuồng loạn tăng thêm, là chỗ trụ của chủng tử ái trước. Đó là mật ý. Nhân đó lập tên là quả.
Luận Thành Duy Thức Bảo Sinh Quyển III

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 5 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Truyện cổ Phật giáo


Những tâm tình cô đơn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.251.106 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập