Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Luận nói : Thức từ tự chủng sinh là vì nhân tính đồng, không có chất ngại, nó là tướng cảnh thức của ngũ thức thân, sở y sở duyên. Cũng như ý thức, hoặc không lìa thể tính của tâm tâm sở, cùng tác nghiệp với nhãn thức v.v…có thể sinh nhân nên cũng như ý xứ, pháp xứ. Thuyết này biểu thị ý kinh. Kinh chỉ nói ý, không lập tông, cho nên kia muốn phá cũng không thành lập như đây lập. Chỉ có một phần ít nghĩa , nếu lập nghĩa này thì không nên nói là rộng tạo các luận.
Đây làm sao biết ?
Cũng như mật nghĩa nói mà thành lập quả và cảnh giới. Nhập nhân vô tính, nói mười hai xứ cũng như vậy. Nếu lìa tự tính sắc của nhãn v.v…tức có thể nhập tính nhân vô ngã. Bởi vì sao ? Đây là từ sự sai biệt nội ngoại của mười hai, nghĩa là mắt v.v…, sắc v.v… sáu cảnh. Như vậy chuyển sinh cũng không thấy từ sai biệt kia, cho đến tác dụng nhãn xúc nhãn v.v…, lìa tự tính này không nên lại có tạo tác. Nếu y nơi nhãn v.v…mà tạo tác sự nghiệp, tự tại thụ dụng, thì đây gọi là bị ngã chấp trói buộc. Nay trong đây chỉ có nội ngoại xứ hòa hợp tự tại. Tác dụng của nhãn v.v…có sinh diệt cho nên đây cũng không phải mắt của ta làm nhân, vì không có xúc đối. Chỉ nói là nhân là thường cùng hữu tình không rời bỏ. Nhưng ở nơi người năng tác, đói với nghĩa của xứ như nhãn v.v…cũng như trước. Vì vậy không sinh từ những loại khác của kia. Đó mới có thể ngộ nhập lý nhân vô tính. Nếu điều phục được nhân vô tính thì có thể vào tịch tĩnh. Bởi vì sao ? Bởi đối với sinh tử mà thấy chúng sinh bị khổ bức bách. Nhưng khổ là vô thường, ở trong sinh tử , tâm sinh chán bỏ. Sức của không có ngã kiến có thể lìa bỏ nhanh chóng. Sợ ngã mà đoạn trừ, lần lượt hết nhân, như củi tàn lửa tắt. Cho nên Phật nói vì các loại người này mà nói mười hai xứ.
Có người nói rằng trong đây không phải vì lý nhân vô tính mà nói mười hai xứ. Hai tướng này là bình đẳng không sai biệt. Có vật tính nên ngã kiến điên đảo. Vì để đối trị nên nói như lý này, như lấy điên đảo đối trị điên đảo.
Đây không hoàn thiện cũng không thể chấp nhận. Cái xứ v.v…mà ta lập đây, đâu phải không sai biệt. Tâm và tâm sở, thể sai biệt nhau. Nếu khi có cái vui thích trong tâm tâm sở, nhưng cái vui kia không ở nơi nhãn xứ, cũng không nhĩ xứ v.v…Do đây nói có sai biệt cho nên đây cũng vậy, đồng thời chẳng phải một thức sinh nơi kia là nhãn xứ v.v…tự tính lạc dục. Nhưng sắc v.v… khi trụ ở tính vàng, không phải tính bạc v.v…không sai biệt nhau. Vàng này lìa sắc rồi không thể nói khác là có vật khác. Đạo lý như vậy, cái không sai biệt này không ở nơi thể tính nói có sắc v.v…, nếu nói thì sẽ điên đảo, không thể đối trị. Đây đồng với cái chấp hữu tình tính trước. Như hữu tình kia ở nơi vô ngã mà thấy có ngã, đó là điên đảo tính. Nay thấy điên đảo, đây có thể khiển trừ, như sắc xứ v.v…vì trừ ngã đảo. Nếu tâm tương tục không gián đoạn, không điên đảo, đây cũng phi lý. Trong đây, tự tính lạc dục tương tự không điên đảo. Đây cũng vì không rõ trước sau. Nếu có thuyết nói rằng phương tiện ngộ nhập người không tự tính, nói sắc xứ v.v…có thể tính. Cũng như ý xứ pháp xứ, nếu tâm tâm sở là tự tính của ngã thì những kẻ ái lạc kia sẽ không tranh luận. Nếu lìa tâm tâm sở riêng có ngã thể, thật không có thí dụ nào để nói. Ngôn luận này như đã phân biệt, là loại tổng tướng, nên không phải đệ nhất nghĩa. Nếu nói phương tiện đến ngã vô tính thì cũng không phải vậy. Như phải quan sát, an lập phương tiện xảo diệu này. Nghĩa là muốn khiến nhập ngã vô tự tính, phiền gì phải nói duy có tâm. Đây đã phi hữu, làm sao nói được mười hai xứ là mật ý ư ?
Đây cũng phi lý, do đã nói pháp là không tự tính. Vì việc rất quan trọng muốn khiến ngộ nhập, Thế Tôn mới nói sắc v.v… các pháp là không tự tính, để các đại Bồ-tát khác được địa vị vi diệu thù thắng kia của Như Lai, khắp cõi chúng sinh là lợi ích lớn.
Đây làm như thế nào ?
Nghĩa là sắc v.v…các pháp tương tự hiện tiền chỉ là tâm, trừ thức ra ngoài, chưa hề có một vật gì là tính của sắc v.v…đó là việc có thể thấy, cho nên biết sắc v.v…các pháp không có tự tính. Đây nói rõ là tự tính mọi việc đều do sức của tự thức biến hiện sinh khởi, lý chắc chắn như vậy. Tùy mọi sự vật hiện hữu, tùy chỗ ta biết, tất cả lìa thức không gì có thể chấp thủ được. Chỉ do thức đây hiện các tướng trạng. Vì vậy nên biết rằng thật không tự tính và sẽ ngộ nhập lý pháp vô tính.
Có thuyết nói rằng nếu ngộ nhập pháp vô tính, căn cứ này có thể nói là thắng được chăng ?
Cảnh mà ta trông thấy chỉ là lầm lẫn lộn xộn. Căn cứ lý thắng nghĩa, bản tính vốn không. Tuyên dương nghĩa này, phù hợp với Trung quán. Vì không có cảnh nào trông thấy mà không có thức.
Cách này vẫn chưa ổn. Nói thế là ý gì ? Vậy là cảnh mà tâm tâm sở pháp trông thấy không tương xứng với việc ấy.
Vọng gọi là lãnh nạp, chấp thủ tướng không thật, là sai lầm lẫn lộn.
Lẽ nào chẳng phải nói là chỉ có thức ? Nếu nói các pháp không có một pháp nào, vậy ông có cái gì để mà nói ? Canhe không thì thức cũng chẳng có.
Đem chuyện chiêm bao v.v…làm thí dụ có thể làm ông hiểu, như trước đã trình bày, không cần phải nhọc công làm gì. Không đợi ngoại cảnh, chỉ có thức hiện.
Đây lại là như thế nào ? Nghĩa của thức là phi lý. Nếu nghĩa ấy là do nghiệp biên thân ích quả cho nên dùng lời này trở thành giải đáp. Lại nữa cũng do thể có riêng, nên có thể thành thuyết khác nói có thể gìn giữ tự thể. Trong đây cũng nói là nghĩa của tự tính.
Đây cũng như trước, đã phân tích rồi. Nghĩa này không phải như vậy. Lìa công cụ tạo tác kia phải có việc khác, mới là tác dụng. Cũng như tự mình lại gìn giữ tự thân của mình, cho nên không đúng. Vì muốn khiến sinh ngộ pháp vô tính, nói chỉ có thức thì sẽ khế hợp. Nếu nói hoàn toàn không có một pháp nào, tất cả không có ngã, đó gọi là ngã vô tự tính. Đây tức là cùng chấp nhận tự tính của ngã, tất cả đều phi hữu. Như vậy tức thành pháp vô tự tính. Các pháp phi hữu, cho nên biết thức cũng như vậy. Tính đã là phi hữu, làm sao ở đây muốn an lập là các pháp kia đều là phi hữu ? Giống như giả ngã liên kết với tính. Không có tự thể là điều đây chấp nhận, lại liên kết với hoàn toàn vô tính. Đây thành ra pháp vô tính, nghĩa là tất cả pháp đều vô tính. Vì vậy nên biết, thức cũng như vậy.
Đây đã phi hữu, làm sao dựa theo đây mà muốn người mê nhập vào pháp vô tính ?
Do không có ngã, nên khiến chứng nhập các pháp vô tính. Cùng chấp nhận như đây, là phương tiện tốt.
Ông muốn kiến lập như thế nào ?
Thành phương tiện kia, nói mười hai xứ, chứng nhân vô tính. Thật chẳng phải tất cả các pháp hoàn toàn không, mới gọi là pháp vô tự tính. Vì vậy nên biết pháp là vô tính, âm thanh tự nó không có tính làm rõ một cái gì, các pháp đều không tự thể. Liên kết với ngôn từ cũng như vậy. Không muốn làm rõ tất cả phi hữu, nhưng mà ý nói các pháp duyên sinh, không có tính ngã.
Kia là hữu, ngã đây là vô tính, vậy tướng của nó như thế nào ?
Nghĩa là gọi ngã là vô tự tính cho nên gọi là nhân vô tự tính, chẳng phải các pháp là hoàn toàn không tự tính. Sắc v.v… các pháp tùy cứ một phần nói không tự tính, chẳng phải hoàn toàn không. Vì vậy nên biết, nói pháp vô tính, chẳng phải hoàn toàn vô thể. Nếu nói tất cả các pháp đều không, tức không nên nói là pháp vô tự tính, lý ra nên lập thuyết các pháp đều không.
Ông chỉ do chấp pháp vô tự tính, duyên các công năng mà có sai biệt. Lìa tự tính kia mà chọn lấy tự thể thật ngã kia, luôn luôn không có tướng sở thuyên. Đây là nghĩa của các pháp vô tự tính, chẳng phải vội bác bỏ hoàn toàn không.
Vậy gọi các chấp kia là gì ?
Như nói vô minh điên đảo thành mê chấp, tùy theo chủng tử nơi tự tâm thành thục, do đó chuyển thành hiện tướng bất đồng. Chấp ngoại cảnh có tự tính riêng, cũng như điên đảo cho là có tướng bên ngoài. Từ chỗ thấy sinh định chấp gọi cái đó là sở chấp.
Lại nữa, nói là không một vật, thì làm sao không vật mà gọi là sở chấp ư ?
Đó là cố nhiên. Nếu đối với cái chấp này mà có một vật thể thật, không hư vọng, thì không nên gọi là sở chấp.
Nhưng do nơi nghĩa này có tương ưng, do cái chấp kia không liên can đến tự thể của sự thật, cho nên nếu có thật vật không gọi là chấp. Do giới hạn này là cảnh thấy gần, nên đều nói là sở chấp. Giả sử dùng thức làm cảnh này, lúc làm sở lượng, thì đây cũng hoàn thành nghĩa của sở chấp. Vì vậy nên biết cái thức sở chấp, cũng là vô tính. Tức duy thức tính. Như vậy là có thể ngộ nhập vào sở hữu các pháp đều không tự thể, vi diệu phương tiện chỉ là bản thức, tùy xứ hiện tướng, mà không chút ngoại cảnh nào có được. Từ sắc cho đến thức đều như vậy. Chẳng phải thức của tướng phần năng hiện, thể cũng không. Nếu nói khác đây thì chỉ khiển trừ sắc, nói đây chỉ là thanh chỉ là thức thì không thành tựu thức duyên thức, vì có cảnh mà trở thành thức duyên sắc. như vậy là có cảnh.
Cái gì là cái không thể nói thể cùa nó lìa nơi kia ?
Chư Phật Thế Tôn mới biết rõ.
Thế nào là hiểu rõ nghĩa này ?
Sau ta sẽ giải thích rõ. Đây tức có sự chân thật của pháp tâm tâm sinh, vượt ngoài ngôn thuyên, vì đạo là hữu tính, cũng không trở thành tất cả pháp đều phi hữu, đồng với sự trống không rỗng tuếch. Vì vậy cho nên phải biết chứng ngộ chân lý, khéo nhập vào phương tiện nói giáo lý duy thức. Được như vậy mới đúng lý. Do đó lần lượt có thể xé rách các lưới phân biệt, có được chính duyên làm tính sinh nhân.
Nếu ông chấp nhân an lập chỗ lìa ngôn thuyên là thật hữu, thì đây trở lại thành như sắc kia v.v..có chân tự tính giống như thức.
Nếu vậy thì nên hỏi lại, kia được đạo lý này ở đâu vậy ? Chưa hề có chuyện thấy kia chấp nhận có thức phi sở thuyên mà khiến sắc v.v…cũng khiển trừ đồng như vậy. Bởi do yêu thích mật, bơ nên cũng khiến sinh lòng tham, nếu lại chuyển chấp nói kia có tính bất tương ly như mầm với hạt, có cái dụng nhân tùy sinh quả. Nếu kia nói có tính bất tương ly thì chỉ hiển thị một góc. Lấy lý mà suy, chắc không cùng chấp nhận. Nếu nói như thức khi sẽ là cảnh, do chỗ chấp cái thể, gọi là sở chấp, tướng mạo thật sự làm sinh nhân kia, sắc cũng đồng như vậy là vì chấp tính, cũng ứng hợp với hữu duyên sinh và tác nhân duyên giống như thức. Đây thành vô phiến phi ái, ở ngũ tụ kia đều y tha khởi. Đó là những điều được chấp nhận. Nghĩa của biến kế phân biệt pháp tính có thể do lý này đồng với kia, vì hiện có chính giáo nói như vậy. Nếu nói sắc kia cũng có lìa thức, thật y tha khởi, như thụ v.v…thì ý thú này có lỗi bất định, vì phần sở chấp cũng có thức. Tức phần duyên sinh của thụ v.v… đây là bốn tụ thể tính. Nhưng đây, phần hiện ảnh tướng kia, là dựa vào tâm tâm sinh tụ mà ra. Do đạo lý này mà thí dụ kia phải thành. Còn chỗ sở lập không hợp theo nghĩa cũng trở thành lỗi. Sắc của duyên khởi cũng là tính tự tính của thụ v.v… cho nên nhân đó khiến có sai biệt về nhân. Mong bỏ lỗi ấy mà lập nơi thức, vì hiện do chấp tướng sai biệt sinh ra. Đây tức trừ lỗi bất định kia. Nhưng cùng được chấp nhận trong tướng. Thụ v.v…tự thể là tính tự chứng, vì không có cảnh. Đã có lý này, thật có thể nương tựa. Nhưng sắc riêng có vô biệt nhân, do dùng nghĩa mà suy, cho nên không phải đồng nhau.
Nếu vậy tất cả các thức đều không có cảnh sở tri.
Làm sao biết ? Lại nói có các thức khác được cùng các thức khác làm cảnh ư ? Lại như có người nói các cảnh giới chư Phật, các pháp ấy là có và cảnh của các thức khác. Nếu ở nơi cảnh giới Phật không lấy tự tâm thủ làm cảnh, thì đây không có gì để tuyên thuyết. Nói như thế đều là thiết lập một cách hư vọng. Như có suy nghĩ phát ra ngôn thuyên, nên cái tướng do ngôn nghĩa kia biểu thị, tức là duy thức hiện nhiều chủng tướng. Tuy không có tương tự, như tiếp xúc ngoại cảnh mà thức được sinh. Đây tức là nhân của ngôn luận. Như tiếng nói, sinh rồi liền diệt. Giả sử tuyệt dứt tiếng nói, thì nên nghe tiếng vang của nó. Nhân chẳng phải nơi tình kia có sở đắc, nhưng trong đó cùng trình bày ngôn luận, có điều là chỉ có thể chấp nhận nghiệp có khả năng tạo tác, lãnh nạp là thụ. Kia tức thành chấp nhận có thật ngã, lẽ nào lúc bấy giờ được có một chân ngã riêng ư ? Không chấp nhận có hai thức đồng thời sinh khởi, thể vô gián của các thức khác là diệt hoại. Như đây cũng khó tương ưng phù hợp, vì các thức khác không tương ưng với đây. Cũng dùng lời này để ngăn chận những nghi nan sau này.
Như kia nói nếu như biết cảnh có thì lấy gì để biết ?
Đây cũng là ở nơi cảnh của cộng tướng mà dựng lên nói là biết. Lại cũng cùng kia đồng tạo ra cật trách. Như kia nói thuyên là biểu thị Như Lai có các thắng đức, ông cũng phải chứng biết thắng đức. Do đây thành chẳng phải cảnh của Phật. Cố nhiên cũng không đồng như Thức Mễ Trai, (tức tên tổ sư của phái Thắng luận). Cộng tướng này là vật thật hữu, cho nên biết chắc là không do sức của ngoại cảnh hiện tiền, mới có thể hiểu rõ. Trong đây chỉ do tâm tụ tạo dựng mà sinh khởi. Đã có lý này thì không thành nghi nan đối với cảnh giới Phật. Đây tức nhân luận sinh luận, bàng nghĩa mà biến khắp. Nhưng nên nói nhân của quả mật ý. Mật ý này có hai nhân. Một là các giáo trái nhau. Hai là có hại đối với chính lý. Nói Duy thức giáo tức trái nhau, vì A-cấp-ma không nói. Lại nữa trong Kinh Huyễn Võng kia, Phật vì người đối với sắc v.v…các cảnh xứ sinh phân biệt mà nói như thế. Tức đây là sắc của nhãn thức nhận biết, không thấy thật hữu và định trụ, chỉ ở vọng tình khởi tà phân biệt, tạo các quyết định kiến giải mà sinh ngôn luận. Chuẩn theo đây là thật, các nghĩa khác đều chẳng phải. Như vậy đã trình bày rộng, cho đến các pháp lần lượt đều nói. Đệ tử Phật đa văn nên phải học như vậy. Ta quán quá khứ hiện tại vị lai, nhãn thức quán các sắc sở duyên kia, nhưng ở kia là không có, thường định, thật sự có thể được, không vọng, không khác. Hoặc như sở hữu, hoặc vô đảo tính, tất cả đều phi hữu. Chỉ trừ bậc Thánh là bậc siêu xuất thế gian mới được chân thật này. Thế Tôn nói đây đều là hư vọng, trái với A-cấp-ma, trái với chính lý. Nên vì thuyết ấy mà phát khởi nghi tình đặt ra các chất vấn.
Làm sao biết thuyết ấy là không đúng sự thật ? Cũng như nói thức là biết ngôn nghĩa nói mười hai xứ ư ?
Do nhất tính và phi nhất tính, khi tư duy quan sát lấy làm cảnh, vì không kham năng, vì vậy biết chắc, chứ không như nói là nghĩa ấy, cho nên nay thử thương lượng. Nơi sắc thanh được sinh, đều tùy tự thể, do ở nơi thức ấy tạo sinh tướng mạo. Sắc v.v…các sự tướng là cảnh của thức. Sắc thức gọi là sắc, thanh thức gọi là thanh, ngoài ra đều chuẩn theo đây. Các sắc thanh này v.v…phải không có chi phần. Thể là một. Như có phần sắc thì do nơi tự sở y đây, vì không có tính chi phần. Nhưng sắc này v.v…là có sự vật, thể nó có chật ngại,có đoạn đứt, trong đồng loại nó có tính đa xứ cho nên có thể sinh thức v.v…không đồng xứ. ( trong này thiếu nghĩa cực vi) vì do lực lượng , nên quyết đoán có không, thì trong các lượng, hiện lượng là vượt trội.
Nếu không ngoại cảnh, làm sao có thể khởi giác tình như vậy ?
Việc này là chỗ sở tri của biệt căn của ngã. Biệt căn như chiêm bao v.v…tuy không ngoại cảnh nhưng cũng có được. Đây như trước đã nói. Kỹ thì phân biệt.
Đây nếu như khi duyên, sau thì cảnh thấy đã mất, làm sao chấp nhận hiện lượng ?
Trong các lượng, hiện lượng là cao tột. Nếu lúc bấy giờ phát sinh trí giác của hiện lượng, thì đó chính là trí giác của biệt căn của ta. Bấy giờ không còn thấy cảnh, mà chỉ là sự san định của ý thức, cho nên nhãn thức lúc ấy đã diệt mất. Ý nghĩa là như vậy.
Làm sao chấp nhận cảnh kia là hiện lượng ? Huống chi các luận giả khác cho rằng tất cả pháp không dừng trụ một sát-na ?
Khi trí giác ấy khởi thì sắc v.v… các cảnh đều đã diệt. Lý của hiện lượng do đâu được thành ? Tuy như trước đã khéo giải thích, nhưng đối với pháp nghĩa sâu xa này không thể thám sát được.
Ông lại đặt câu nạn vấn nữa. Do lực lượng cho nên quyết đoán là có, hoặc do đây trái với tỷ lượng cho nên đối nơi sắc xứ v.v…ngăn chận khiến thành không. Dẫu cho thật do lượng, thì san định có không, do tỷ lượng của biệt căn kia mà biết, và theo chính giáo v.v…thì trong các lượng, biệt căn là tối thắng. Do cảnh thân chứng là quả tính, cho nên cần phải nơi đây đã không sai trái có hại, mới thành lập ở các lượng khác.
Đây tức là biệt căn đã thân chứng đối với sắc xứ v.v…lẽ nào có thể khiến kia trái nhau với tỷ lượng ? Muốn ngăn cái tính có của sắc v.v…vì sao ngoại sắc thành cảnh của biệt căn ?
Nếu không cảnh không thể nơi đây sinh tri giác như vậy. Việc này là do biệt căn của ta mà biết. Đây nói theo ý đạo là tướng lãnh thụ tự chứng riêng biệt sinh ra, rồi lại khởi tâm duyên nên nói rõ như vậy. Cũng như từng lãnh thụ cảnh khổ lạc nhiễm v.v…
Đây cố nhiên không phải vậy, những chỗ khác cũng thế. Biệt căn như chiêm bao v.v… thấy có, trước đã nói rồi. Ở trong chiêm bao hiện thấy các cảnh như sắc v.v…, tức như đã nói, đem cái tâm bị che lấp mà quan sát thì thấy là có. Rõ ràng đây là chỗ lập nhân có lỗi bất định. Nhưng do chiêm bao, do đau mắt và tâm tội nghịch làm khuy tổn. Do đạo lý này, ý muốn thành lập thật cảnh như sắc v.v…là lìa thức, đó là lỗi trái nhau, chỉ do lòng ngạo mạn mà thôi.
Đây cũng có lỗi nhân bất thành. Cái tri giác này sau khi duyên, cảnh trông thấy đã mất, làm sao chấp nhận hiện lượng ? Các thức như nhãn v.v…khi thấy sắc, kia thật không thể sinh sự cắt đứt. Đây là chỉ do tính của tướng phần nội chứng riêng biệt. Nhân đây là ý thức trước tùy theo sau thủ lấy định tướng, tập họp tư duy mới có thể quyết đoán. Lại nữa lúc bấy giờ thức không câu khởi.
Giả sử là vậy, có cảnh như sắc v.v… sau khi thức diệt thì thấy cái gì ? Cái năng kiến là phi hữu, có thành cái thấy không ? Chính lúc này hy vọng cái gì ? Cái thức đã diệt làm sao có khả năng thấy ? Huống chi sắc v.v…cùng diệt mất với thức. Cho nên phải biết rằng đây không thể thấy sắc v.v… các cảnh.
Mượn cái tâm thẩm xét năng lực thấy kia, quán sát nơi sắc v.v…,làm sao chấp nhận là lượng tính của biệt căn ? Lại nữa lúc ấy ý thức cắt đứt, không cùng chấp nhận là hiện lượng tính, cho nên không có khả năng thấy và đều đã diệt mất.
Có các sư khác nói rằng lúc ban sơ, thụ lãnh cảnh, không bị cấu nhiễm phân biệt, cho nên kia chắc chắn duyên nơi ngoại sắc thật cảnh.
Đây cũng phi lý, cho nên bất thành. Do chẳng phải kia chấp nhận lìa ngôn thuyên. Sắc v.v… ngoại cảnh là sở tri của thức. Nhưng vì bên trong có tự chứng, lúc bấy giờ không khởi tư duy, liền duyên tướng mạo sai biệt của các cảnh. Kia chỉ chấp nhận có nội duyên như thế. Đây cũng là tùy khi tướng mạo ấy hiện, chỉ y nơi thức, cũng như đều thành khổ lạc nhiễm v.v…Nhưng do đem sắc v.v… ngoại cảnh kia, làm biệt căn lượng, đây chỉ là tình chấp hư vọng. Cũng như số lượng nghiệp v.v…lại đem các vấn nạn này gá vào các nghi ngờ khác. Những việc thấy trong chiêm bao, từ chiêm bao tỉnh dậy sau lại duyên tưởng, tuy lúc bấy giờ không cảnh, nhưng có cái biệt của thượng tâm, hiện lượng cũng vậy, do nhân đây, sau ý thức quyết rõ là phi vô. Kia cũng không hoàn toàn bác bỏ biệt căn lượng. Ở nơi tự nội chứng, tâm tâm sở sinh, không lìa tự chứng mà có hiện lượng, đó là chỗ chấp nhận. Nhưng đem ngoại cảnh làm hiện lượng, thì vọng chấp càng tăng thêm, đó là chỗ phải ngăn chận. Như trước đã có lỗi bất thành, chưa thấy có lời giải. Chỉ chuộng nói suông, thật không có gì đích đáng. Kia hoàn toàn không chấp nhận có ngoại cảnh v.v…, lại muốn nhờ đây làm rõ có hiện lượng. Nhưng chỗ thành lập, không thể xa lìa cái lỗi bị chê bai bác bỏ. Cho nên nếu vậy, ý thức chưa từng lãnh thụ tiền cảnh, thì không thể sinh ý niệm hồi ức, quyết định phải chấp nhận.
Kia từng lãnh thụ ngoại cảnh, do đó có thể thấy sắc v.v… các cảnh, chấp nhận biệt căn tính.
Đây mới là bất thành. Nói từng lãnh thụ cảnh mới có thể hồi ức là vì sao vậy ?
Do có lý.
Đã nói như tướng thức, nghĩa là tuy không có ngoại cảnh, như cảnh tướng hiện, các thức như nhãn v.v…mới được sinh khởi, như trước đã nói. Tiếp đến vì sao từ đó sinh ý niệm hồi ức, là vì từ thức này, sau cùng với niệm tương ưng, tức nơi tướng này mà sinh khởi ý thức phân biệt.
Do lãnh cảnh ấy, niệm mới khởi. Nghĩa ấy bất thành. Nếu vậy ở nơi sắc xứ v.v…, dùng hiện lượng tính quyết định sự liễu tri vì có tướng mạo sinh ức niệm tính. Cũng như lạc v.v…trên cơ sở ức niệm an trí hình tượng mà lãnh thụ, quyết đoán tiền tướng, hiểu nội tự chứng, nhưng chẳng phải không lãnh thụ. Cũng như đá chẳng hạn, nó có lửa của nó, khi sinh ý thức cũng không thể sinh ức niệm như đây. Do đây quyết định dựa vào sức tỷ lượng đối với sắc v.v… các cảnh ắt phải có đích thân lãnh thụ. Nếu khác đây thì cái chấp nhận ức niệm trở thành phi hữu. Lại do đây, cảnh lãnh thụ thành hiện lượng. Ngôn luận thế gian gọi đó là kiến. Nếu nơi sắc v.v… là ức niệm tính, như cùng thành, có thể có lỗi đây. Tức do đây ngoại sắc v.v… các xứ lãnh thụ ức niệm, lý ra không chấp nhận là thành. Vì có lý do. Như lìa cảnh mà có được cái thấy kia. Ức niệm cũng như vậy. Vì kia năng lập nên không cùng thành. Tông và dụ muốn hiểu ngộ kia, đối với cảnh hoàn toàn không có công dụng lãnh thụ. Thành Duy Thức Bảo Sinh Quyển IV
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.107.11 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.