Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Nhơn Minh Chánh Lí Môn Luận [因明正理門論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Nhơn Minh Chánh Lí Môn Luận [因明正理門論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.57 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.64 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Nhân Minh Chánh Lý Môn

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Luận rằng: Vì muốn giản lược mang đến ý nghĩa của năng lập và năng phá trở nên chân thật, nên tạo ra Luận nầy.
Tụng rằng:
Gốc vốn nhiều lời nói thành lập
Bên trong tùy theo tự ý vui
Vì vậy thành lập nói tên TÔN
Chẳng còn mâu thuẫn ý nghĩa kia.
Luận rằng: Năng lập là ý nghĩa ấn sâu vào sự chân thật. Luận nầy bây giờ lấy làm TÔN, và có nhiều lời nói để Năng lập. Như thế đó lời nói nầy là Hiển, do nơi thay đổi mà làm. Lời do đây mà có là do lợi ích mà có tình, vì cái duyên mà có nên nói là thay đổi. Nghĩa là thay đổi ý nghĩa, tức là TÔN vậy. Đó là cái việc mà muốn ấn định cái thật nghĩa vậy. Nếu muốn làm hiển hiện cái nghĩa nầy là do kết quả. Nơi trong Luận nầy đầu tiên đặt nơi lời nói. Do ở nơi đó mà hiển thị cái nghĩa nầy, giống như hiện lượng. Nghĩa gì mà làm hiển thị để giải bày cái Luận nầy ở phía sau là do đầu tiên ở nơi đây nói vậy. Nếu vậy chẳng phân luận ra.
DỤ là lời nói mà nhờ đó thấy rõ ý nghĩa. NHÂN nầy chẳng thành. Sau khi Luận giải thì thiêu đốt cái nghĩa kia, trí tuệ giác ngộ nghe trước nơi lý do. Nếu chẳng rõ biết thì đầu tiên chẳng thay đổi. Do sự giải thích nầy mà sau đó, chẳng thể luận phân. Điều nầy cũng lại chẳng thành. Thiết lập như cái ý nầy, tức chẳng phải ở nơi kinh vậy. Lại không phải sự giải thích nầy tất nhiên chẳng có chi phần. Ai là nguời giải thích kinh ở đây. Kinh của ai đuợc giải thích ở đây. Cho nên phải biết như lời nói của Thiên Thọ chẳng thể chia riêng ra đuợc. Các Luận do đây mà thành lập chia phần. NHÂN nầy lại có xa rời, thì không thành. Ngoài ra thật là khó nói! Đừng tạo Luận mà không có lý do v.v... Như người cuồng nói làm hiển thị NHÂN nầy thì không thành.
Đáp rằng:
Nghĩa là ý nghĩa của năng lập và năng quá. Nếu lời nói là như thế thì chớ tạo luận nầy. Thuật lại rồi hiển nghĩa vậy. Giống như đệ nhị lý môn, Ác Xoa Bà Đa đã nói TÔN vậy. NHÂN nầy lời nói kia hiển thị lời bất thành. Há chẳng năng lập để có ý nghĩa ấn chứng thật sự, rồi thì Luận nầy không thể ấn chứng thật nghĩa, nên bất thành. Bên trên đã biện luận rồi là chủ yếu của TÔN. Từ đây xuống dưới bản văn nầy tùy theo thứ đệ mà giải thích.
TÔN nhiều lời nói là năng lập. Do TÔN, NHÂN, DỤ nhiều lời để biện thuyết. Nơi kia chưa rõ nghĩa mà khai thị vậy. Đây là đa ngôn để luận bàn nói tên là năng lập. Lại cũng một lời nói là năng lập. Vì hiển thị tổng thể thành một của tánh năng lập. Do đây phải biết, tùy theo chỗ khiếm khuyết có tên là năng lập. Lời nầy ở trong đó khởi lên biện luận ý nghĩa nầy, hoặc ý nghĩa nắm bắt một cách đơn giản. TÔN là điều chánh yếu. Tuy nói vậy mà cái ý nghĩa giản lược phân biệt. Tùy theo tự ý mà hiển thị, chứ chẳng phải theo luận của TÔN, mà tùy tự ý thành lập, rồi niềm vui được sở lập. Nghĩa là chẳng vui vì tánh năng thành lập. Nếu khác với cái nầy nói là sở thành lập. NHÂN giống, DỤ giống tương ưng với nhau cũng gọi là TÔN. Nếu sự hiển thị xa lìa ra ngoài, sự lập TÔN bị mất đi. Nói chẳng kia mâu thuẫn nghĩa hay thay đổi. Nếu chẳng sai nghĩa thì nói Âm thanh là thay đổi. Như lập tất cả lời nói đều là vọng ngôn. Hoặc như trước đã sở lập TÔN, thì ý nghĩa mâu thuẫn như ông Huân Hồ lập luận: Tiếng nói là thường. Lại nếu ở trong đó do chẳng cùng mà chẳng có so sánh (tỷ lượng) để làm điểm tối cao, thành ra lời nói ấy mâu thuẫn với ý nghĩa vô thường. Như nói Con Thỏ chẳng có nơi mặt trăng. Lại nơi có pháp tức ở kia sở lập với chỗ nầy thành hiện lượng và tỷ lượng mâu thuẫn với ý nghĩa thay đổi. Như có thành lập tiếng nói, chẳng thể nghe cái bình là thường. Các nhà Luận sư Hữu bộ cho rằng:
TÔN, NHÂN mâu thuẫn thì gọi TÔN sai. Điều sai nầy là do TÔN. Ở trong nầy, lập tiếng nói là thường. Nhưng tất cả đều là vô thường. Thì DỤ là phương tiện cần yếu để lập nên cái pháp khác. Do cùng DỤ nầy mà hiển thị, chẳng phải là tất cả.
Cái NHÂN nầy chẳng có, thì cái âm thanh nằm trong cái Tất Cả. Hoặc là sở lập một phần ý nghĩa đó. Ý nghĩa nầy chẳng thành. Gọi là cái Nhân đã mất, thì dụ cũng lại như thế. Do cái pháp khác mà cái DỤ ở trước đã hiển cái TÔN không thì phía sau nói cái NHÂN cũng không. Cho nên nói là Vô thường. Tất cả, nghĩa là chẳng có cái gì mà không thuộc vào nghĩa Tất Cả. Cho nên điều nầy nói ngược lại là Tất Cả Vô Thường. Cho nên ở trong nầy DỤ lại cũng như thế. Như thế nói rồi về TÔN và giống như TÔN, NHÂN cùng giống với NHÂN, với các TÔN pháp. Sự sai biệt nầy bây giờ sẽ làm hiển thị có kệ tụng rằng:

TÔN pháp nơi đồng phẩm
Nghĩa đầy đủ Có, Không
Nơi dị phẩm có ba:
Có, Không và Cả hai.

Luận rằng:
Há chẳng tổng thể của sự vui mà thành lập tổng thể để nói về TÔN sao. Vì sao ở trong nầy nói TÔN là chấp thủ pháp hữu. Điều nầy không có mất đi sao? Tổng thể cái nầy về âm thanh, lại riêng biệt cùng chuyển đổi, như nói Đốt áo. Hoặc có TÔN là nghe, mà pháp là sự sai biệt. Ở trong nầy, Pháp của TÔN là chấp lấy cái lập luận và cái đối lại của lập luận quyết định để được giống nhau. Ở nơi đồng phẩm có, không đều có cũng lại như vậy. Vì sao thế?
- Bây giờ cái nầy, tuy chỉ nương tựa vào cái NHÂN, mà liễu chứng vậy. Bởi do cái trí lực hiểu rõ cái nghĩa để nói. Không phải như thế sanh ra cái NHÂN, mà do cái công năng khởi lên cái DỤNG. Nếu mà đã chấp thủ, thì cái trí đã hiểu rõ cái NHÂN. Là lời nói ở đây mất đi cái khả năng thành lập ý nghĩa. Điều nầy chẳng đúng như vậy. Làm cho kia nhớ lại, cái gốc gác thành hình cao điểm ấy. Cho nên trong nầy tuy là chấp cái kia, mà cái nầy thì đầy đủ cái ý nghĩa rõ ràng, tức là nói đúng. Do đây mà nếu có cái kia, thì cái nầy chẳng đồng. Nhất định chẳng phải là cái pháp của TÔN. Như có thành lập tiếng nói là vô thường, thì con mắt ở nơi thấy cũng vậy. Lại nữa, nếu luận phía bên kia chẳng giống, như đối lại để hiển luận, cái tánh làm ở đây. Lại nữa nếu do dự, cũng giống như nương vào khói để khởi lên cái nghi cảm mà thành lập một sự hòa hợp lớn là có lửa. Nghĩa là hiện tại có khói vậy. Hoặc ở nơi kia có pháp chẳng thành tựu. Như thành lập cái ta nơi thân thể nầy, chu biến tất cả các nơi, thì sanh ra vui vậy. Như thế mà nói tất cả các phẩm loại sở hữu đều dùng lời nói chẳng năng lập. Ở đồng phẩm nầy, có, không có v.v... Lại tùy theo chỗ ứng hiện chắc chắn như thế mà nói. Cho nên lại nói NHÂN cùng sự mâu thuẫn ở trong bất định. Chỉ có cùng sự quyết định bằng ngôn từ gọi là năng lập. Hoặc có tên là năng phá. Không có sự hỗ tương thì không thành hình. Cái ngôn từ do dự lại chẳng chờ thành tựu vậy.
Phàm lập cái pháp của TÔN, cái lý nên cùng cái pháp làm NHÂN, để thành lập cái pháp nầy. Nếu liền thành lập thì cái pháp hữu đó tất nhiên là có. Hoặc lập nên cái không có. Như có thành lập cái tối thắng là Hữu vậy. Hiện thấy có vật riêng mà biết là cái tổng thể. Hoặc lập làm Không, thì chẳng thể được vậy. Cái nghĩa nầy là thế nào?
Trong nầy, tuy lập là cái vật khác để quyết định cho cái có một cái NHÂN mà làm TÔN, thì chẳng lập đuợc cái tối thắng, cái không nầy cũng mất đi. Nếu lập là không, lại giả an lập cũng chẳng đuợc pháp. Cho nên cũng không có pháp hữu. Nếu mà pháp Hữu lập nên, thì pháp hữu ấy dư ra. Hoặc lập pháp nầy như lấy khói lập với lửa. Hoặc lấy lửa lập với xúc. Nghĩa nầy là thế nào?
Bây giờ ở đây chẳng thành lập lửa và xúc làm TÔN, chỉ vì thành lập tương ứng hiện với vật. Nếu chẳng phải vậy, thì nương vào khói để lập nên lửa và nương vào lửa để lập nên xúc, rồi thành ý nghĩa của TÔN, một phần đó là NHÂN. Lại nơi trong nầy, chẳng muốn thành lập, lửa xúc có tánh cùng với sự biết của cái có. Lại nữa ở nơi trong nầy, do sự thấy mà thành lập. Cái pháp được lập thì có pháp nhưng chẳng có đức. Có đức mà chẳng có cái có. Lại nói kệ tụng rằng.
Kệ:
Hữu Pháp chẳng thành nơi Hữu Pháp
Với Pháp nầy chẳng thành Hữu Pháp
Vì do Pháp đó, thành Pháp nầy
Như thế thành lập nơi Hữu Pháp

Luận rằng:
Nếu có thành lập tiếng nói chẳng phải là thường thì nghiệp là thường vậy. Thường là điều có thể được. Như thế tại sao tên gọi là Pháp của TÔN. Đây nói kia do NHÂN, TÔN mà có sở lập nên nói vậy. Phía trước lập là thường là cái vô hình nghi ngờ. Phía sau tuy lập TÔN nhưng bài xích cái NHÂN của cái kia. Nếu như thế lập tiếng kêu là vô thường và làm cho nó chẳng thường vậy. Còn thường thì không thể làm được. Điều nầy lại nghĩa như thế nào?
Là DỤ với phương tiện cùng pháp, khác pháp như lần lượt ở đây nói về cái NHÂN nầy. Cái TÔN ấy tùy theo quyết định và TÔN ấy không có nơi chốn quyết định là không NHÂN. Ở nơi trong nầy do sự hợp thành hiển thị mà tạo nên cái tánh của NHÂN. Như vậy, cái tiếng nầy quyết định cho việc làm ấy. Chẳng phải không tạo nên điều nầy cái tánh tạo nên quyết định cho cái pháp của TÔN.
Lại nói kệ rằng:
Nói NHÂN, TÔN tùy thuộc
TÔN không NHÂN chẳng có
Nương năm phần hiển DỤ
Do hợp lại biết NHÂN

Luận rằng:
Do đây, giải thích rồi phản phá lại phương tiện đã tạo nên cái tánh vô thường đuợc thấy đó, mà cái thường thì chẳng thấy. Như vậy thành lập tiếng nói chẳng phải là thường. Nên chẳng có việc tạo tác. Cho nên thuận thành phản phá phương tiện, chẳng phải giải thích riêng biệt về NHÂN. Như phá số luận mà tôi đã biện giải rộng rồi. Cho nên phải dừng sự tranh luận ấy.
Như vậy cái pháp của TÔN có ba loại sai biệt, nghĩa là đồng phẩm, có, chẳng có, và đầy đủ như truớc trừ ra cái chữ mà trong nầy nói phẩm cùng với sở lập nên cái pháp lân cận để nói là đồng phẩm. Tất cả cái ý nghĩa đều có tên là phẩm được sở lập, chẳng nói là lập phẩm khác. Chẳng và giống đồng phẩm mâu thuẫn nhau. Hoặc khác nếu mâu thuẫn. Nên giản đơn riêng biệt. Nếu khác biệt, thì không có NHÂN. Do đây mà đạo lý của tánh làm ấy có thể thành vô thường cùng vô ngã v.v... chẳng mâu thuẫn nhau. Nếu pháp hay thành mâu thuẫn sở lập, thì mâu thuẫn ấy tức gọi là giống vói NHÂN, như pháp chẳng sai mâu thuẫn cũng như vậy. Rồi thành pháp vô, để quyết định pháp chẳng có, chẳng như cái bình là NHÂN thành do dự nơi kia để triển chuyển thành không trong cái có. Vì sở tác tánh hiện ra sự thấy, lìa cái bình mà nương vào cái có, không lìa cái vô thường cùng vô ngã so với cái NHÂN có nầy.
Vì sao mà cái biệt pháp nơi đây chuyển đổi riêng biệt? Do cái kia giống nhau chẳng nói khác, nên lời nói tức là cái nầy không có mất. Nếu chẳng nói khác, thì tại sao cái NHÂN nầy nói là pháp của TÔN. Ở trong đây nói định là pháp của TÔN. Chẳng muốn nói tuy là pháp của TÔN. Nếu mà đồng phẩm, tên gọi TÔN cũng lại như vậy. Chẳng phải ở nơi khác mà nói sự thành lập kia của NHÂN, tức chẳng khác với tỷ lượng nầy nên chẳng tương tợ. Lại cái nầy mỗi mỗi một cái đều có ba loại. Nghĩa là tất cả đồng phẩm đều có, mà ở nơi dị phẩm nầy hoặc có, chẳng có cùng có chẳng có. Nơi đồng phẩm nầy, chẳng có và đầy đủ. Cái sự có như thế gồm ba loại sai biệt. Nếu vô thường là TÔN, thì toàn thể không đối lại với dị phẩm, chẳng lập nên có hư không để luận.
Vì sao được nói nơi kia, nơi nầy không. Nếu kia không có thì nơi kia chẳng chuyển đổi toàn chẳng có nghi về không ở nơi nầy. Như thế hợp thành chín loại pháp của TÔN. Tùy theo lần lượt cái nầy mà biện luận thành cái tướng. Nghĩa là lập nên cái tiếng là thường là cái tánh của lượng. Hoặc lập nên vô thường để làm cái tánh. Hoặc lập nên siêng năng chẳng gián đoạn để phát ra cái tánh vô thường. Hoặc lập nên là thường để tạo nên cái tánh. Hoặc lập nên là thường của cái tánh nghe. Hoặc lập nên là thường của cái tánh phát ra siêng năng chẳng gián đoạn. Hoặc chẳng phải siêng năng chẳng gián đoạn phát ra cái tánh vô thường. Hoặc lập nên vô thường siêng năng chẳng gián đoạn phát ra cái tánh. Hoặc lập nên là thường chẳng đối với xúc. Như thế chín loại hai bài tụng được tụng như sau:

Vô thường, Thường, mạnh mẽ
Hay ở tánh cứng nhắc
Chẳng siêng dời, chẳng biến
Do ở lượng có chín
Nơi lượng tạo vô thường
Tánh làm, nghe, phát mạnh
Vô thường, mạnh, chẳng xúc
Nương thường tánh có chín

Luận rằng:
Như thế phân biệt nói là làm NHÂN. Mâu thuẫn bất định cho nên bổn tụng gốc như sau.
Kệ:

Nơi đồng có cả hai
Tại khác không là NHÂN
Đây dịch là mâu thuẫn
Sở du đều bất định
Trong đây tuy có hai loại gọi NHÂN, nghĩa là đồng phẩm tất cả biến hữu và dị phẩm thì biến vô. Lại nơi đồng phẩm, thì thông qua hữu và phi hữu. Nơi dị phẩm thì biến vô. Ở đầu và sau cuối ba loại đều chấp vào một. Lại tuy hai loại nói gọi tên mâu thuẫn. Hay đảo lộn lại vậy. Nghĩa là nơi dị phẩm có hai loại. Nơi đồng phẩm nầy tất cả biến thành không. Trong hai ba chấp đầu giữa là hai tạo nên năm loại NHÂN cùng mâu thuẫn tất cả chẳng quyết định được. Đây là cái nghĩa nghi của NHÂN. Lại ở nơi tất cả NHÂN, đều giống. Tất cả nói là một số cùng loại chẳng nói là hai tướng khác nhau. Liền hỗ tương mâu thuẫn cùng với một nơi DỤ làm NHÂN. Hoặc nơi một tướng đồng làm sự việc trở thành bất biến của NHÂN. Cái lý thì có bốn loại. Gọi NHÂN bất định cả hai đều đủ có. Sự nghe tại sao do chẳng cùng. Nếu chẳng cùng thì pháp thành lập sở hữu có sai biệt biến đổi tất cả. Tất cả đều là nghi của NHÂN. Tuy kia, có tánh và nhiếp hộ nơi kia. Một bên hướng về xa rời, còn bên kia tất cả cùng chẳng giản đơn phân biệt của NHÂN. Điều nầy ở kia đầy đủ chẳng mâu thuẫn với tánh nghi của NHÂN. Nếu nơi nầy cũng phân chia đầy đủ thì lại có cái NHÂN quyết định, giản lược riêng biệt vậy. Cho nên có tên là sai biệt. Nhưng đối với cái kia có tánh nghe là thường thì cái nầy thành NHÂN. Nếu ở kia không có hiển thị thì cái tánh của việc làm lấy vô thường làm NHÂN. Nội dung nằm trong nghĩa nầy, mới đầy đủ có thể được một nghĩa mâu thuẫn chẳng dung hợp của các có là cái NHÂN do dự. Lại nữa ở trong nầy hiện ra cái năng lực dạy dỗ vượt qua, y cứ nơi sự suy nghĩ tìm cầu quyết định tuân thủ.
Kệ rằng:
Nếu Pháp là chẳng cùng
Cùng quyết định mâu thuẫn
Biến tất cả nơi ấy
Tất cả tánh nghi NHÂN
Giữ chứng Pháp, Pháp Hữu
Tự tánh hoặc sai biệt
Này thành mâu thuẫn NHÂN
Nếu chẳng thể vi hại
Xem TÔN Pháp rõ ràng
Nếu niềm vui vi hại
Thành do dự điên đảo
Khác nầy chẳng giống NHÂN

Luận rằng:
Như thế biện luận về NHÂN rồi cùng giống NHÂN, DỤ và giống DỤ. Nay ta sẽ nói kệ rằng:

Nói NHÂN, TÔN theo đó
TÔN không NHÂN chẳng có
Đây hai tên thí dụ
Tất cả đều giống nhau

Luận rằng:
DỤ có hai loại là đồng pháp và dị pháp, đồng pháp nghĩa là lập tiếng nói vô thường mạnh mẽ không gián đoạn làm tánh của sự phát sinh. Các sự mạnh mẽ không gián đoạn phát sinh đều thấy là vô thường thí dụ như cái bình. Dị pháp nghĩa là có tánh thường trụ ở chỗ thấy chẳng có sức mạnh không gián đoạn phát ra như hư không v.v... Phía trước nói ngăn ngừa và phía sau là chận sự phóng túng. Do đó hợp lại và lìa xa cái ý nghĩa nầy. Do đây đối lại chẳng lập với cái thật có. Thái Hư Không v.v... mà được hiển thị. Chẳng có nơi TÔN, thì chẳng thành cái nghĩa của NHÂN vậy. Lại duyên gì mà phần thứ nhất nói là NHÂN, TÔN, tùy thuộc. Phần thứ hai thì nói TÔN không NHÂN chẳng có. Sao không nói NHÂN không TÔN chẳng có. Do đây mà nói hay hiển thị cái NHÂN đồng phẩm để phân định với dị phẩm biến thành không. Chẳng phải là nói điên đảo. Lại nói kệ tụng rằng:
Kệ:

Chẳng phải làm, mà chứng thường nầy
Hoặc chẳng vô thường thành chỗ làm
Nếu mà thành được thì chẳng nói
Bất biến chẳng vui cùng hợp ly

Luận rằng:
Như đã nói qua hai pháp hợp ly thuận nghịch hay ví dụ. Ngoài ra trong nầy tương tợ với ý nghĩa thí dụ giống nhau. Nghĩa gì ở nơi nầy là dư ra. Nghĩa là nơi chốn thành lập và năng lập lại chẳng đồng phẩm. Tuy có hợp ly mà nói điên đảo. Hoặc ở nơi chốn chẳng làm sự hợp ly. Tuy hiện ra sự thành lập, năng lập, đều có dị phẩm cùng chẳng phải, như thế cả hai pháp, hoặc có tùy một chẳng thành, chẳng thay đổi. Hoặc có hai đầy đủ, chẳng thành chẳng thay đổi. Như lập tiếng nói là thường đối lại với vô xúc. Đồng pháp DỤ nói rằng: Các loại ấy đối với vô xúc do thấy ở kia đều là thường. Như Nghiệp, như cực vi như cái bình v.v... Dị pháp luận nói nghĩa là các loại ấy vô thường qua cái thấy đối với cái xúc là có như cực vi như Nghiệp, như hư không v.v... do đây mà nói đồng pháp DỤ, trong ấy có pháp chẳng thành. Nghĩa là đối với việc chẳng thường hư không v.v... làm yếu điểm cả hai. Lời nói thí dụ mới thành lập năng lập. Vì như NHÂN nầy tùy theo một mà nói. Nếu đầy đủ chánh lý thì nói đủ là hai. Do đây sự đầy đủ nầy hiển thị sở lập chẳng lìa NHÂN nầy. Sự hiển thị đầy đủ đồng phẩm quyết định có dị phẩm biến thành không. Hay đúng đối trị mâu thuẫn chẳng quyết định. Nếu có ở nơi nầy là một phần đa thành. Tùy nói một phần lại được năng lập. Nếu như âm thanh nầy có hai nghĩa cùng đầy đủ chẳng nói vậy. Hoặc do nghĩa duy nhất là một có thể hiển thị hai. Hoặc trong tỷ lượng tuy thấy cái lý nầy. Nếu nơi xứ nầy và tướng nầy thẩm định thì ở nơi ngoài đồng loại nhớ đến việc định hữu nầy. Ở nơi kia chẳng có nơi chốn để nhớ nghi điều nầy nên biến thành không. Do vậy cho nên ở đây sanh ra việc giải thích quyết định đó. Lại có bài tụng rằng:
Kệ:
Như tự quyết định rồi
Sợ kia sanh quyết định
Nói TÔN pháp giống nhau
Liền lập ngoài xa lìa

Luận rằng:
Vì nơi so sánh hiển thị cái tánh của TÔN pháp, cho nên nói là NHÂN. Vì hiển thị nơi điều nầy, chẳng hề lìa tánh nên nói là DỤ. Vì hiển mà so sánh nên nói là TÔN. Ở nơi so sánh kia, trừ cái nầy liền không. Ngoài cái nầy ra là chi phần. Do đây mà thay đổi sự nhận xét và sự kết hợp. Nếu mà nói DỤ chẳng phải khác phần là nghĩa của hiển NHÂN vậy. Sự tuy thật đấy, nhưng mà NHÂN nầy tuy nói là hiển rồi là cái tánh của TÔN pháp. Chẳng là hiển rồi, đồng phẩm dị phẩm tánh hữu tánh vô lại thuận theo phân biệt mà nói thí dụ đồng dị. Nếu tuy NHÂN mà nói khác đi để biểu thị cái ý nghĩa để nói là NHÂN, thì ở đây bị mất đi cái có. Lại có được cái gì? Nên chia cái DỤ riêng biệt thì gọi là được. Thay vì thế gian mà nói phương tiện cùng với nghĩa của NHÂN nầy đều chẳng tương ưng. Như vậy thì mất cái gì?
Nói điều nầy như phân loại sở lập cái ý nghĩa không và có công năng. Lại cũng chẳng có ý nghĩa năng lập. Do điều kia mà nói rằng, cái tánh của việc làm. Nơi các loại đồng pháp, chẳng nói năng lập để trở thành ý nghĩa. Lại NHÂN, DỤ biệt lập với đây mà lập nên. Đồng pháp dị pháp cuối cùng chẳng thể hiển thị. Nhơn và Sự lập lên chẳng có tánh giống và xa lìa. Cho nên thường có các loại lập nên ý nghĩa đương nhiên chẳng có công năng. Vì sao chẳng có công năng?
Vì đồng dụ chẳng phải cái pháp của Tôn và cái nghĩa của tông đồng giống nhau. Ngoài ra, điều nầy như sự thành lập nên thành vô cùng. Lại chẳng nhứt định có các phẩm loại. Không phải dị phẩm thì chẳng hiển thị tánh vô. Ở đây giản luợc phân biệt có thể làm thí dụ. Nên nói kệ tụng rằng:
Nếu NHÂN tuy sở lập
Hoặc sai biệt chủng loại
Thí dụ lại vô cùng
Cùng thay đổi dị phẩm.

Luận rằng:
Thế gian tuy hiển thị cái NHÂN dị phẩm, đồng xứ có tánh làm dị pháp DỤ. Chẳng TÔN, chẳng xứ thì NHÂN, chẳng có tánh. Lại nhất định không thể lập. Nếu tuy pháp của TÔN là tánh của NHÂN, thì cái nầy bất định lại cũng thành NHÂN. Vì sao đầy đủ nơi sở lập và năng lập cùng với dị phẩm hai pháp thí dụ mà mất đi cái nầy?
Nếu nơi lúc ấy sở lập dị phẩm chẳng phải một chủng loại, thì liền mất cái nầy. Như đầu và cuối ba loại tối hậu DỤ cho ba loại quyết định giống nhau để làm hiển cái NHÂN. Do đây mà đạo lý tuy tất cả phân chia nhưng điều hay làm NHÂN hiển thị sở lập. Tuy nhiên, một phần cản trở nói là NHÂN. Như thế lược nói cái TÔN cũng tương tợ vậy. Tức ở đây đa ngôn gọi tên là năng lập và giống năng lập. Tùy theo cái nầy mà làm việc khai ngộ cho cái kia. Nói cái nầy là năng lập và giống năng lập. Vì tự khai ngộ tuy có hiện lượng và cùng với tỷ lượng. Cái tiếng kia dụ cho nhiếp lấy ở nơi nầy, tuy rằng hai lượng do đây mà cái nầy có thể rõ ràng cùng chung tướng vậy. Chẳng lìa cái nầy ra hai phân biệt thì cái lượng nầy làm rõ cái kia ngoài ra để lập nên cái lượng.
Kệ xưa nói rằng:

Hiện lượng trừ phân biệt
Ngoài sở thuyết NHÂN sanh

Luận rằng:
Trong nầy hiện lượng trừ phân biệt, nghĩa là nếu có trí ở nơi sắc và cảnh thì xa rời tất cả chủng loại tên gọi, Giả lập vô, dị và cái pháp môn phân biệt. Do chẳng cùng duyên nên hiện ra phân biệt thay đổi nên gọi là hiện lượng. Rồi nói kệ tụng rằng:

Pháp Hữu chẳng một tướng
Gốc chẳng tất cả hành
Tuy nội chứng lìa lời
Là sắc căn cảnh giới

Luận rằng:
Ý căn lại cũng có sự chia lìa phân biệt tuy chứng được các việc làm thay đổi. Lại nơi tham trước, nơi các tự chứng phần. Các bậc tu hành quyết định lìa lời dạy phân biệt tất cả là hiện lượng. Lại nữa nơi đây không phân biệt cái quả của lượng tức là cái thể giống như cái nghĩa của sanh vậy. Giống như có cái DỤNG vậy. Giả thuyết là lượng thì nếu như sự tham trước các tự chứng phần lại cung là hiện lượng. Vì sao ở đây trừ phân biệt trí chẳng cùng ở trong nầy tự chứng hiện lượng vô phân biệt vậy. Tuy rằng ở trong nầy hiểu rõ cái cảnh phân biệt chẳng có tên là hiện lượng. Do đây mà nói ức niệm so với sự sợ hãi cầu mong trí nghi ngờ và cái trí cảm loạn. Nơi yêu thích v.v... đều chẳng phải là hiện lượng. Tùy theo phía truớc mà lãnh thọ phân biệt rồi chuyển đổi. Như thế tất cả thế tục, có cái bình và nhiều hơn đưa ra cái tánh có và tánh bình thuộc về trí. Tất cả đều giống hiện lượng. Ở nơi sự thật nầy thì có làm ngoài cái hành tướng, giả hợp cái nghĩa thừa mà phân biệt chuyển đổi.
Nói về hiện lượng, liền nói về tỷ lượng. Ngoài ra, nói về NHÂN sanh. Trí là trí trước. Ngoài ra, theo như đã nói, năng lập NHÂN sanh là duyên của cái nghĩa kia. Ở đây có hai loại. Nghĩa là nơi so sánh thẩm sát của Trí từ hiện lượng sanh, hoặc tỷ lượng sanh. Cùng ức niệm với NHÂN nầy để sở lập nên TÔN chẳng giống nhau lìa niệm. Do đây thành ở trước, rồi cử ra nói cái lực niệm là NHÂN của đồng phẩm để quyết định cái có v.v... là gần hoặc xa so sánh với NHÂN nầy đều có tên là tỷ lượng. Nơi nầy nương vào việc làm đầy đủ và kẻ làm mà nói. Như thế nên biết hiểu cái kia là tỷ lượng lại chẳng lìa cái nầy thì đuợc thành năng lập. Cho nên nói kệ tụng rằng:
Một việc có nhiều pháp
Giống chẳng tất cả hành.
Tuy do ngoài giản biệt
Biểu định hay tùy theo
Như thế hay giống nhau
Lại có nhiều pháp khác
Tuy chẳng qua tướng nầy
Hay biểu thị ngoài không

Luận rằng:
Vì sao trong nầy cùng tiền hiện lượng kiến lập riêng ra để hiển thị hai pháp môn. Nơi nầy lại cũng nên so sánh với quả để nói về tỷ luợng. Nơi kia lại cũng nên ở nơi nầy, hiện ra NHÂN để nói về hiện lượng, đều chẳng nên dừng. Rồi nói năng lập cùng giống năng lập. Lại nói năng phá, cùng giống năng phá.
Kệ tụng rằng:

Năng phá lời lỗi lầm
Giống phá nghĩa các loại

Luận rằng:
Nơi đây hay phá những lời khuyết điểm, nghĩa là phía trước nói lời khuyết điểm không phân biệt sai lầm. Nơi kia nói một một, tất cả gọi năng phá. Do kia một một hay hiển thị cái TÔN phía trước chẳng phải là khéo nói. Lời nói đó giống như phá vậy, nghĩa là các loại khác. Các pháp đồng giống các loại như thế nên gọi là tợ năng phá. Do kia đa phần ở nơi tỷ lượng khéo. Vì mê hoặc nơi kia mà thành lập vậy. Chẳng thể hiển thị các tôn phía trước là bất thiện. Do đây cái kia chẳng lý giải mà phá lại và bài xích vậy. Cùng nơi năng phá mà lập luận vậy, là nơi kia những loại khác nói tên là quá loại. Nếu ở nơi phi lý mà lập tỷ lượng thì ở trong đó như thế mà thành lập. Hoặc chẳng hiểu tỷ lượng là sai lầm. Hoặc tức là hiển thị cái kia pháp môn sai lầm. Chẳng gọi là sai quá xa.
Kệ tụng rằng:

Thị hiện dị phẩm nầy
Do Pháp giống lập khác
Đồng pháp ngoài giống ra
Do cái pháp phân biệt
Sai biệt tên phân biệt
Nên một thành không khác
Hiển sở lập NHÂN ngoài
Tên có thể giống nhau
Nghĩa khó khác nghi NHÂN
Nên nói tên do dự
Nói dị phẩm nghĩa nầy
Chẳng yêu gọi nghĩa đó

Luận rằng:
Trong nầy thị hiện dị phẩm là do cùng pháp dị lập và đồng pháp tương tợ. Điên đảo thành lập cho nên có tên là dị lập. Điều nầy y cứ nơi việc làm và kẻ làm mà nói. Đồng pháp tức là tương tợ nên gọi là đồng pháp tương tợ. Tất cả những sự nhiếp lập trong đó đều có những loại tương tợ như vậy. Nói tương tợ nghĩa là chẳng phải tiếng nói của người đàn ông, mà năng phá cái tướng ấy. Hoặc tùy theo kết quả mà nói đến. Thế nào là đồng pháp tương tợ?
- Năng phá nơi việc làm và nói rằng hay làm. Truyền tiếp sự sanh khởi, làm như thế và nói rằng. Phía sau tùy thuộc nên lại cũng nói như thế. Bây giờ ở nơi nầy do đồng pháp dụ điên đảo mà thành lập, cho nên nói tên là đồng pháp tương tợ. Như có thành lập tiếng nói thì vô thường mạnh mẽ không gián đoạn là cái tánh của sự phát hiện. Ở đây là hư không khác với Pháp DỤ. Là hiển hư không làm đồng pháp DỤ. Chẳng có tính chất mà lập nên tiếng nói là thường. Như vậy tức điều nầy nói cái NHÂN trong cái bình là thuận với đồng pháp, mà dị phẩm hư không nói là đồng pháp, do đây nói là đồng pháp tương tợ. Ngoài ra, do dị pháp nghĩa là dị pháp tương tợ, mà phía trước ngoại trừ đồng pháp tương tợ, thị hiện dị phẩm là do dị pháp DỤ điên đảo mà lập thành, hai loại DỤ như trước đã an lập. Cái bình là dị pháp, cho nên nói là dị pháp tương tợ. Sự phân biệt sai biệt đó gọi là phân biệt vậy, mà phía trước nói là thị hiện còn bây giờ nói là phân biệt sai biệt. Phải biết phân biệt đồng pháp sai biệt nghĩa là như trước đã nói cái bình là đồng pháp. Ở nơi kia đồng pháp có thể đốt cháy được ý nghĩa sai biệt. Cho nên cái bình là vô thường, chẳng phải là âm thanh. Âm thanh đó nên là thường, chẳng thể thiêu đốt sai biệt được. Do điều phân biệt nầy điên đảo mà lập nên. Cho nên nói tên là phân biệt tương tợ, và lời nói ấy là một trở thành không khác. Nói như phía trước rồi về thị hiện đồng pháp. Do điều nầy cùng ở kia thành là một.

Kẻ kia là ai? mà chẳng nghe khác phương tiện vậy. Gần gũi nên phải biết rằng cái TÔN ấy thành chẳng khác, với đây và chẳng khác với kia, tức do điều nầy nói cái nghĩa có thể biết nhưng không nói tên ra. Là ai và ai cũng thành chẳng khác nói không phân biệt tức tất cả điều nầy cùng kia là tất cả. Như có nói: Nếu thấy cái bình là có đồng pháp tức là hợp với cái pháp dư cùng với chẳng sai biệt. Tất cả pháp của cái bình là âm thanh, tất cả đều có. Nghĩa là tất cả hỗ tương pháp giống nhau để thành một tánh. Nơi kia đè nén trở thành chẳng phân biệt khác đi, lại cũng hiển thị cái bình và âm thanh sai biệt, chẳng cùng khác với sự phân biệt tương tợ phía trước cho nên nói là phân biệt. Nếu mạnh mẽ không gián đoạn và sự phát hiện ấy được thành lập là vô thường, muốn hiển thị đầy đủ thì chẳng phải là cái tánh tất cánh. Tức thành TÔN, NHÂN, chẳng sai khác vậy. Ức chế cái nầy làm cho thành vô phân biệt tánh cho nên gọi là chẳng khác. Tương tợ nói cái NHÂN nầy như là năng thành lập. Còn sở thành lập pháp lại là năng thành lập. Cái pháp mâu thuẫn nầy là do vô biệt dị vậy. Cho nên gọi là vô biệt tương tợ. Hiển thị cái sở lập ngoài cái NHÂN, thì cái tên có thể được gọi là tương tợ. Nghĩa là nếu hiển thị sở lập, thì ngoài cái pháp của TÔN ra thì có được cái NHÂN cho nên nói có thể được tương tợ. Nghĩa là các nhà Hữu bộ cho rằng như trước thành lập Âm thanh là vô thường. Điều nầy chẳng chánh NHÂN, nơi ánh sáng của điện là do hiện tượng mà thấy, ngoài cái NHÂN có thể được trở thành vô thường. Nếu lìa cái nầy mà có được cái kia, thì cái nầy chẳng phải là cái NHÂN của cái kia. Ngoài ra, ở nơi cái nầy tạo nên cái phương tiện riêng biệt. Nghĩa là cái nầy chẳng phải cái kia vô thường là NHÂN chánh, do cái lý do bất biến vậy. Như nói tòng lâm đều có thiền định, đồng thời cũng có ngủ nghỉ. Khó có cái nghĩa riêng biệt nghi ngờ về cái NHÂN nên nói là do dự. Chẳng có cái nào tương ưng như nói tiếng nói của người đàn bà. Trong nầy phân biệt cái ý nghĩa của TÔN rời khác ra cái NHÂN để thành bất định. Cho nên gọi là do dự tương tợ. Hoặc lại phân biệt các nghĩa của NHÂN riêng biệt khác đi. Cái tên do dự tương tợ, ra ngoài các loại. Nghĩa là Hữu bộ cho rằng: Như trước đã thành lập âm thanh là vô thường, sức mạnh không gián đoạn là cái tánh phát ra. Hiển thị để thấy sự mạnh mẽ gián đoạn không phát ra đó, hoặc hiển hoặc sanh thành ra do dự. Bây giờ được thành lập là hiển là sanh cho nên chẳng thể cái NHÂN như thế mà chứng đuợc nghĩa vô thường. Nói cái nghĩa của dị phẩm, chẳng phải là yêu cái tên của cái nghĩa kia. Nghĩa là Hữu bộ nói rằng: Nếu mạnh mẽ chẳng gián đoạn được phát ra là nói vô thường vậy. Nghĩa là nếu chẳng mạnh mẽ không gián đoạn là phát ra. Những ánh sáng của điện v.v...đều là thường. Như thế gọi nghĩa là tương tợ. Phải biết trong nầy lược bỏ những câu phía sau cho nên có nghĩa là do dự. Lại nói là nghĩa gì. Trong nầy đồng pháp với tương tợ quá loại. Khác với các Nhân Minh Sư nói lần lượt giống với phá đồng. Có kệ tụng rằng:
Do cùng đây đồng Pháp
Nghi nhiều giống như kia

Luận rằng:
Đa ngôn là hiển thị, hoặc có những vấn nạn khác, hoặc là hoặc hiển thị tương tợ chẳng thành lỗi của NHÂN. Ở nơi đây, phía trước có bốn loại lập luận ta đã nói thí dụ phương tiện, tất cả đều chẳng tương ưng. Vả lại tùy theo thế gian thí dụ phương tiện. Tuy chẳng hiển thị cái NHÂN mà là quyết định tánh. Tuy nhiên nhiếp hóa cái thể nầy nói là việc làm vậy. Do dùng bất định nên đồng pháp với NHÂN. Thành lập cái TÔN nầy để làm phương tiện nói với cái kia. Lại có cái Pháp nầy. Do đây mà thành giống nhau bất định. Hoặc lại thành giống mâu thuẫn mau quyết định. Tuy nói là thành lập cái TÔN riêng, nhưng tại sao bất định được gọi là năng phá. Chẳng phải tức là nói cái nầy là năng phá. Vấn đề khó khăn của bất định là gọi tên bất định. Ở nơi có thể thay đổi nói rằng thay đổi, chẳng có sai ngoài cái nầy. Ngoài nơi chốn lại cung được an lập. Nếu lập nên cái lượng thì có sự sai biệt cái bất định. Hoặc lại quyết định đồng pháp với cái NHÂN thì có chỗ thành lập tức gọi là năng phá. Đây là những vấn nạn. Nếu hiện thấy cái lực tỷ lượng chẳng thể thay đổi cái tánh nầy, như vậy nên thành lập cái âm thanh chẳng phải nơi nghe, DỤ như cái bình v.v... mà nhận ra âm thanh đó ở nơi cái nghe. Không nên cái nầy là chỗ tánh nghe sai biệt với vô thường. Không phải tuy chẳng thấy có thể sai biệt nếu không phải lại là khác với thường.
Phần hai của chẳng khác tương tợ là giống nhau cái sự sai trái chẳng thành NHÂN. Cái gốc ở nơi kia do không mà sanh ra sự tăng trưởng, sự thành lập. Rồi làm TÔN, NHÂN, để đi xa khỏi một. Điều nầy ở cái gốc là không mà sanh ra vô cực, để thành cái pháp của NHÂN. Chứng đắc hoại diệt, cuối cùng là không. Tức là thành lập cái kia có thể thành năng phá. Phần thứ ba là vô dị tương tợ. Thành lập sự di hại nơi lập ra những vấn nạn. Thành lập giống nhau do vì thiêu đốt với cái chẳng quyết định vậy. Nếu là quyết định thì có thể thành mâu thuẫn được với tương tợ. Lập thành bất định sẽ thành tương tợ với cái nầy. Nếu sở lập NHÂN nơi thường lại có thành năng phá đệ nhị có thể được. Tuy là bất biến ngoài các loại không mà giống với cái sai của bất thành. Nếu sở lập cái không có tên gọi là năng phá. Chẳng phải ở nơi nầy muốn lập tất cả đều là vô thường dụ dự tương tợ nghĩa là sức mạnh không gián đọan phát sanh được thành lập hoại diệt. Nếu sanh khởi tăng trưởng sở lập thì làm sai bất định. Điều nầy giống như bất định. Nếu nơi sở lập chẳng khởi phân biệt, thì giản đơn phân biệt cái NHÂN sanh khởi là vấn nạn. Điều nầy giống như việc bất thành. Do nơi nầy chẳng muốn sanh ra, thành lập rồi hoại diệt. Nếu sanh, nếu hiển thị, tức tất cả hoại diệt, chẳng phải là bất định vậy. Nghĩa là tương tợ. Nghĩa là điên đảo bất định, làm vấn nạn giống như bất định. Nếu chẳng mạnh mẽ không gián đoạn, nơi phát lập thường vô thường hoặc tuy mạnh mẽ không gián đoạn phát ra là vô thường. Chẳng ngoài có thể thành năng phá.
Kệ tụng rằng:
Nếu NHÂN đến, chẳng đến
Ba lúc chẳng yêu lời
Đến, chẳng đến không NHÂN
Tên gọi giống phá NHÂN

Luận rằng:
Nếu NHÂN đến chẳng đến cả ba lúc chẳng nói lời yêu là đến chẳng đến, thì không có NHÂN vậy. Nơi đến, chẳng đến tạo ra lời nói chẳng yêu mến. Nếu năng lập cái NHÂN là đến, thì sở lập cái TÔN được thành lập chẳng sai biệt nên chẳng sở lập. Như nước của hồ và biển giống nhau hợp lại chẳng sai khác. Lại nữa, nếu chẳng thành thì không giống với cái đến. Sở lập nếu thành thì cái nầy ai là NHÂN? Nếu năng lập cái NHÂN chẳng đến thì sở lập chẳng đến không phải là NHÂN. Không sai biệt vậy nên chẳng thành NHÂN. Có tên là đến chẳng đến tương tợ. Lại nơi ba thời tạo nên lời nói chẳng yêu thương. Nếu năng lập NHÂN ở tại sở lập phía trước thì chưa có sở lập. Điều nầy ai là NHÂN. Nếu nói ở phía sau thì sở lập đã thành rồi, lại phải lấy gì là NHÂN. Nếu đủ lúc, NHÂN và có NHÂN tất cả đều chẳng thành tựu, như trâu hai sừng, như thế có tên là VÔ NHÂN TƯƠNG TỢ. Ở trong nầy như trước đã lần lượt khác nhau. Do đó nói đầy đủ gọi là sai với sự giống nhau với NHÂN. Vì sao thế? Phi lý phỉ bác tất cả cái NHÂN. Ở trong nầy vì lý do gì mà sự đến không giống nhau. Tuy có NHÂN tương ưng mà chẳng gọi tên là NHÂN. Như vậy thì lý do gì ở tại đây như sở lập phía trước chẳng được gọi tên là NHÂN, tức là chẳng năng lập. Lại ở nơi nầy, có tự hại sai biệt cùng di chuyển. Vả lại như vậy ở nơi lời nói NHÂN cùng với trí huệ được thành lập thì có sự sai khác tương tợ về cái NHÂN. Ở nơi nghĩa của cái NHÂN nầy có sự giống nhau chẳng thành tựu. Chẳng có cái lý để phỉ báng các pháp của NHÂN vậy. Như hai cái NHÂN phía trước. Ở nơi cái nghĩa sở lập đầy đủ mà chẳng tạo nên. Cái năng tác chẳng nên là chánh lý. Nếu mà chánh lý khi phỉ báng có tên là năng phá. Kệ tụng rằng:

Nói trước chẳng NHÂN vậy
Nên không có sở lập
Gọi Vô Thuyết tương tợ
Sanh, vô sanh cũng thế
Sở tác khác thiểu phần
Hiển sở lập chẳng thành
Tên sở tác tương tợ
Gọi như nói giống TÔN

Luận rằng:
Như trước nói NHÂN không tương ưng với không, mà có sở lập nên gọi là Vô thuyết tương tợ. Nghĩa là Hữu Bộ cho rằng: Như trước sở lập nếu do điều nầy là NHÂN là chứng tánh vô thường. Điều nầy chưa nói phía trước. Cả hai đều không có thật. Nhân chẳng có thật nên chẳng phải vô thường. Như thế gọi là Vô thuyết tương tợ. Sanh, không sanh cũng là như thế. Trước khi sanh thì không có NHÂN, nên vô sở lập tức lại nói Vô sanh tương tợ, cũng nói như thế. Phía trước đã thí dụ về âm thanh, cái NHÂN không có thì sở lập cũng không. Bây giờ ở nơi nầy, như vô sở lập thì phải biết rằng cái sở lập đó mâu thuẫn. Nghĩa là Hữu Bộ cho rằng: Như sở lập trước nếu âm thanh chưa sanh thì không có sức mạnh không gián đoạn, tức chẳng vô thường. Lại chẳng mạnh mẽ không gián đoạn khi phát ra ứng với thường nên gọi là Vô sanh tương tợ. Làm nên cái sự sai biệt ít nhiều đó để hiển thị cái sở lập chẳng thành gọi là sở tác tương tợ. Nghĩa là cái chỗ thành lập của tánh sở tác giống như cái bình, âm thanh vô thường. Nếu cái bình có khác với cái tánh sở tác có thể là vô thường. Thế nào mà dự tính cho âm thanh kia. Như thế tên gọi là sở tác tương tợ. Giống như nhiều lần đã nói về sự giống nhau của TÔN. Như thế vô thuyết tương tợ cùng với nhiều sự phân biệt giống như nói sự thành lập sở lập tương tợ. Nghĩa là chẳng thành cái NHÂN sai quá nhiều lời mà hiển thị. Hoặc ngoài ra còn giống nhau mà bây giờ ở noi đây vô thuyết tương tợ tăng truởng với tỷ lượng. Nghĩa là nơi luận giả nói lên lời nói để lập nên tánh vô thường. Cái vấn nạn chưa nói phía trước của NHÂN vốn là không có. Vậy nên cái này cũng giống chỗ bất thành, hoặc giống cái NHÂN sai quấy. Nghĩa là chưa nói điều trước về sự tăng trưởng và năng lập vậy. Nếu trong nầy hiển thị cái nghĩa chẳng có, lại lập nên cái lượng không dùng lời nói có thể thành năng phá. Vô sanh tương tợ. Âm thanh chưa sanh trước mà sự tăng trưởng đã lập thì cái vấn nạn của NHÂN là không. Tức cái tên kia bị phá nếu thành lập hiển thị cái nầy là không, thì có thể thành năng phá. Nếu chưa sanh phía trước, tức chẳng mạnh mẽ không gián đoạn phát ra, thì cái vấn nạn ấy làm cho cái nghĩa thường bị phân biệt vậy. Lại cũng giống như bất định sở tác tương tợ, cũng lại có ba loại. Nếu vấn nạn của cái bình và cái tánh của sở tác ở nơi âm thanh phía trên là không, thì cái sự giống nhau nầy cung bất thành. Nếu cái vấn nạn âm thanh của tánh sở tác kia của cái bình là không thì sự giống nhau ở đây trở nên mâu thuẫn. Nếu vấn nạn tức cái này là thường như bên trên lại không cùng giống nhau cho nên sự giống đó là bất định. Hoặc giống như cái DỤ đã sai khác dẫn đến cái đồng pháp vậy. Vì sao thế? Tuy chấp vào tổng thể của các pháp để kiến lập nên tỷ lượng thì chẳng chấp vào sự sai biệt. Nếu chấp vào ý nghĩa của sự sai biệt thì quyết định có sự khác biệt tỷ lượng là không. Kệ tụng rằng:

Đầy đủ mà tìm NHÂN
Gọi sanh quá tương tợ
Nầy nơi DỤ khó bày
Gọi như giống DỤ nói

Luận rằng:
Ðầy đủ mà cầu cái NHÂN gọi là sanh quá tương tợ. Nghĩa là có lời nói của vấn đề như trước sở lập cái bình cùng vô thường. Lại cái NHÂN thì chứng được cái gì?
- Ở đây nơi DỤ nầy tạo ra vấn nạn có tên gọi là giống DỤ. Nghĩa là cái bình vô thường tất cả đều thành tựu, mà lời nói chẳng thành giống như vấn nạn của DỤ. Như giống DỤ mà nói kệ tụng rằng:

Tánh vô thường hay theo
Gọi thường trụ tương tợ
Nầy thành tánh thường vậy
Gọi như nói khác TÔN

Luận rằng:
Nghĩa là có lời vấn nạn như phía trước đã sở lập âm thanh là vô thường. Điều nầy có thể là thường cùng vô thường tánh hợp lại mà tự tánh của các pháp thường chẳng xa rời. Lại nên là thường. Điều nầy tức là thường trụ tương tợ, là sự giống nhau, khác nhau với TÔN. Tăng trưởng sở lập ở nơi vô thường. Ở trong nầy cả hai đều không có phân biệt. Cái tánh của thật vô thường thì nương tựa vào đây để thường thay đổi. Tự tánh của cái nầy gốc nó là không, cho nên bây giờ cái có đó hoàn lại không. Lại có tên là vô thường. Tức điều nầy phân vị do tự tánh của duyên nên gọi là vô thường tánh. Nếu mà cái tánh đó như sai khác với cái điều đã nói nhiều phần để làm nên sự giống nhau của năng phá thì cái tánh tối cực đó thành tựu. Ngoài ra các Luận sư đã nói: Lại cũng nên như thế mà phân biệt thành lập. Tức điều nầy đi xa là do một phần ít phương tiện khác biệt kiến lập nên không biết bao nhiêu sai biệt các loại. Cho nên chẳng nói. Như thế tức là trong nầy, Hữu Bộ đã nói tăng trưởng tổn giảm, có hiển, không hiển, sanh ra lý giải phân biệt thí dụ phẩm loại tương tợ v.v... Do ở đây mà nói tất cả nên chân lý thật tế cùng nên sai khác mà có chỗ bất thiện. Tỷ lượng phương tiện tạo thành như thế để nói và triển chuyển lưu bố. Ngoài ra, cái Luận ở nơi nầy, việc nói vô cùng cho nên chẳng tiện nói hết. Lại nữa ở nơi thiếu sót kia, ngày xưa các Nhân Minh Luận Sư đã có nói rồi. Hoặc có đọa tại năng phá mà nhiếp lấy, hoặc có tối cao, hoặc có phi lý, như lời nói xảo trá các loại đều chẳng sao lục. Ngoài ra, các sư đã dùng câu cú ý nghĩa về TÔN, lại nên như thế mà phân biệt kiến lập. Như thế biến kế sở chấp phân biệt ra tất cả chẳng hợp với lý giải. Nói sai đúng, tất cả gọi là vô trí. Sự lý giải còn rất xa vời. Lại nữa nếu cái nầy sai biệt thất thoát về lời nói thì chính bản thân tôi tự lập luận ra nhiều phương thức để chế phục. Trong luận nầy, vô tình tôi đã phá cái Nhân Minh Luận xưa rồi thành lập đầy đủ sự phân biệt. Vả lại, nên dừng ở nơi kệ tụng nầy:
Vì khai trí huệ người bị độc
Nên tạo diệu nghĩa chánh Pháp môn
Hữu Bộ, Ngoại đạo kẻ mê kia
Vượt qua đường tà vào nghĩa đúng
Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận
(Một Quyển hết)

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Bhutan có gì lạ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.10.104 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập