Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận [大乘廣五蘊論] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Đại Thừa Quảng Ngũ Uẩn Luận [大乘廣五蘊論]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.5 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.55 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Giảng Rộng Ý Nghĩa Năm Uẩn Theo Giáo Pháp Đại Thừa

Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phật nói Ngũ Uẩn gồm: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.
Sắc uẩn là gì ?
- Đó là bốn chất lớn và các chất nầy tạo ra hình tướng.
Những gì là bốn chất lớn ?
- Đó là thuộc về đất, nước, lửa và gió.
Những thứ nầy như thế nào ?
- Đất có tính cứng, nước có tánh mềm, lửa có tánh nóng và gió có tánh nhẹ, hay giữ tự tánh để tạo ra sắc uẩn vậy.
Bốn chất lớn nầy tạo ra sắc có những gì ?
- Đó là Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỉ căn, Thiệt căn và Thân căn. Sắc, thanh, hương, vị và một phần của Xúc thuộc biểu sắc vậy. Tạo ra các nghĩa như sau: Căn thuộc về tối thắng tự tại nghĩa, chủ nghĩa, tăng thượng nghĩa, thuộc về căn nghĩa sở ngôn chủ nghĩa, chỉ có làm chủ, tức là nhãn căn, và nhãn thức chủ thì sanh ra nhãn thức vậy. Cho nên thân căn cũng giống như vậy. Thân thức làm chủ sanh ra thân thức vậy.
Sao gọi là nhãn căn ?
- Vì lấy sắc làm cảnh. Tịnh sắc làm tánh. Nghĩa là trong mắt có một phần tịnh sắc, yên lặng như chất sữa, có được tánh nầy nên nhãn thức lại được sanh ra; nếu không, tức không sanh được.
Sao gọi là nhĩ căn ?
- Vì lấy thinh làm cảnh. Tịnh sắc làm tánh. Nghĩa là trong tai có một phần tịnh sắc, có được tánh nầy; nên nhĩ thức mới được sanh ra; nếu không, tức không sanh được.
Sao gọi là tỉ căn ?
- Vì lấy hương làm cảnh. Tịnh sắc làm tánh. Nghĩa là trong mũi có một phần tịnh sắc, có được tánh nầy, nên tỉ thức mới được sanh ra; nếu không, tức không sanh được.
Sao gọi là thiệt căn ?
- Vì lấy vị làm cảnh. Tịnh sắc làm tánh. Nghĩa là trên lưỡi, chu biến tịnh sắc. Nói rằng ở trên lưỡi có biến đổi ít nhiều, dầu một lông nhỏ. Do tánh nầy mà thiệt thức được sanh ra; nếu không, tức không sanh được.
Sao gọi là thân căn ?
- Vì lấy xúc làm cảnh. Tịnh sắc làm tánh. Nghĩa là ở nơi thân, chu biến tịnh sắc, có được tánh nầy; nên thân thức được sanh ra; nếu không, tức không sanh được.
Sao gọi là sắc ?
- Mắt hiện ra màu sắc, hình sắc và biểu sắc. Hiển sắc có 4 loại. Đó là hình sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, có cả dài ngắn nữa.
Sao gọi là thinh ?
- Tai thâu nhận nguyên nhơn các tiếng động, hoặc không thâu nhận các tiếng động, đều là những việc có liên quan với tiếng cả.
Nghĩa là các tâm pháp hay chấp thọ các loại khác nhau một cách tự nhiên rồi nương vào nhau gọi là đại
chủng nhơn thinh. Như tiếng động của tay, của ngôn ngữ v.v... cũng gọi là phi chấp thọ đại chủng nhơn thinh vậy, như tiếng gió, tiếng nước chảy v.v... Đó là những đại chủng nhơn thinh vậy. Như lấy tay của mình tạo thành tiếng trống.
Sao gọi là hương ?
- Lỗ mũi gặp các mùi thơm, mùi thối, mùi hỗn tạp v.v... Mùi thơm lúc gặp lỗ mũi, nương vào uẩn tích tụ lại theo việc thuận. Mùi thối lúc gặp lỗ mũi, nương vào uẩnxa lìa nơi khác. Mùi hỗn tạp lúc gặp mũi, không có sự tổn hại nào.
Sao gọi là vị ?
- Lưỡi tiếp xúc với các vị ngọt, chua, nồng, cay, đắng, nhạt v.v...
Thế nào là nhứt phần ?
- Thân là cảnh, trừ các chất lớn. Nghĩa là tánh trơn, tánh rít, tánh nặng, tánh nhẹ, tánh lạnh, đói, khát v.v...
Trơn là tế nhuyễn, rít là khó khăn, nặng là xứng đáng, nhẹ là ngược lại. Muốn ấm làm lạnh. Nguyên nhân có lạnh là vì xúc. Đây là nguyên nhân vậy. Do đây thành lập nên gọi là kết quả.
Như nói tất cả chư Phật ra đời vì sự vui, diễn nói chánh pháp vui, chúng Tăng hòa hợp vui, đồng tu tinh tấn vui, siêng năng khắc phục sự khổ. Đó là nguyên nhân của vui, tức nói là điều vui. Điều nầy như là, muốn ăn vì đói, muốn uống vì khát. Từ đây nói 7 loại tạo xúc với 4 loại chất lớn phía trước thành 11 vậy.
Sao gọi là vô biểu sắc ?
- Vì có biểu nghiệp, sanh ra từ Tam Ma Địa, sắc nầy không thấy được và không có đối tượng. Hữu biểu nghiệp là thân ngữ biểu. Đây là không thiện, thiện, có tánh vô ký. Sắc nầy sanh là do việc thiện và không thiện kia mà có. Nó không có khả năng tỏ rõ ra, cho nên có tên là vô biểu. Tam Ma Địa nương vào, sanh ra sắc. Có 4 sự yên lặng sanh ra sắc. Do đây tạo tánh, tên là thiện luật nghi, bất thiện luật nghi cũng có tên là nghiệp. Lại cũng có tên là chủng tử. Đó là các sắc, lược nói làm 3 loại :
Thứ nhứt là khả kiến hữu đối.
Hai là bất khả kiến hữu đối. Ba là bất khả kiến vô đối.
Trong khả kiến hữu đối lại hiển bày được sắc. Bất khả kiến hữu đối là nhãn căn. Bất khả kiến vô đối là vô biểu sắc vậy.
Sao gọi là thọ uẩn ?
- Thọ có 3 loại. Đó là lạc thọ, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ.
Lạc thọ là lúc cái nầy diệt, có sự mong muốn hòa hợp.
Khổ thọ là lúc cái nầy sanh, có ý muốn chia lìa.
Bất khổ bất lạc thọ là không có 2 sự mong muốn kia.
Người không có 2 sự mong muốn ấy là không hòa hợp mà cũng không có ý chia lìa. Thọ tức là sự lãnh nạp của thức vậy.
Sao gọi là tưởng uẩn ?
- Hay tăng thắng và thâu nhận các hình tướng của cảnh. Người hay thâu nhận tăng thắng là thu nạp các thắng lực, như một sức mạnh; nên gọi là thắng lực.
Sao gọi là hành uẩn ?
- Là ngoại trừ thọ và tưởng, là các tâm pháp và các tâm bất tương ưng hành.
Sao gọi là dư tâm pháp ?
- Là cùng các tâm tương ưng chư hành. Xúc, tác, ý, tư, dục, thắng giải, niệm, tam ma địa, huệ, tín, tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, xả, bất hại, tham, sân, mạn, vô minh, kiến, nghi, vô tàm, vô quý, hôn trầm, điệu cử, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh tri, ác tác, thùy miên, tầm tứ. Tất cả các pháp nầy gọi là 5 biến hành.
Những cái nầy biến tất cả tâm thiện, bất thiện, vô ký; nên có tên là biến hành. Năm thứ nầy gọi là biệt cảnh. Năm thứ nầy, vì sai biệt cảnh, nên triển chuyển quyết định, tánh bất tương ly, trong nầy có một, tức có tất cả.
11 là thiện, 6 là phiền não, ngoài ra là tùy phiền não, 4 là bất định. Bốn thứ bất định nầy không phải là chánh tùy phiền não, làm thông thiện và tánh vô ký, xúc v.v... là thể tánh và nghiệp, nay sẽ giải thích vậy.
Sao gọi là xúc ?
- Là 3 hòa hợp, phân biệt là tánh.
3 hòa là nhãn, sắc và thức. Các hòa nầy do tâm pháp sanh nên có tên là xúc và nương vào chỗ thọ lãnh của nghiệp vậy.
Sao gọi là tác ý ?
- Là do tâm phát ngộ làm tánh, tâm nầy là tâm pháp hiện tiền kinh động, là ức niệm nghĩa, ở nương nơi tâm tạo nghiệp.
Sao gọi là tư ?
- Là mất đi các công đức và các điều khác. Tâm nầy lấy tạo tác ý nghiệp làm tánh.
Tánh nầy nếu có thức nương vào tức là hiện tại, như là kim gặp nam châm ưa làm chấn động, kéo tâm thiện, bất thiện và vô ký làm nghiệp.
Sao gọi là dục ?
- Vì yêu mến sự vui, hy vọng làm tánh. Người yêu mến sự vui hay có thấy nghe việc ưa thích. Có ý mong muốn hy vọng có được niềm vui, hay nương vào sự tinh tấn làm nghiệp.
Sao gọi là thắng giãi ?
- Là cảnh quyết định - như biết tất cả, ấn khư làm tánh. Quyết định cảnh là ngũ uẩn vậy. Như Ngài Thế Thân nói: Sắc như bột, tụ lại thọ như bọt nước, tưởng như lửa cháy, hành như cây chuối, thức như cảnh nhỏ. Đó gọi là quyết định, hoặc các pháp hay trụ vào tự tướng, nghĩa là những cái nầy sanh ra quyết định. Người nói quyết định tức là ấn trì nghĩa. Dư vô dẫn chuyển làm nghiệp, tăng thắng nầy không có khả năng sai sử, dẫn dắt.
Sao gọi là niệm ?
- Đó là việc trở thành thói quen. Tâm không quên mất, minh ký làm tánh. Tập quán nghĩa là hội họp các việc làm lại, nương vào không tán loạn làm nghiệp.
Sao gọi là tam ma địa ?
- Là quán xét các sự việc, tâm nhứt cảnh làm tánh. Quán việc nầy tức là ngũ uẩn vậy. Và vô thường, khổ, không, vô ngã. Tâm nhứt cảnh có nghĩa là chuyên chú và trí sở y làm nghiệp. Do tâm định vậy, biết rõ như thật.
Sao gọi là huệ ?
- Là hay lấy trạch pháp làm tánh. Hoặc như lý sở dẫn; hoặc bất như lý sở dẫn; hoặc cụ phi sở dẫn.
Tức là kẻ kia hay quán xét các sự việc, là người trạch pháp, là các pháp tự tướng và cộng tướng, do huệ chọn lựa, được quyết định vậy. Như lý sở dẫn là đệ tử Phật, không biết lý sở dẫn là người ngoại đạo vậy. Cụ phi sở dẫn là chúng sanh, đoạn nghi làm nghiệp, huệ hay chọn lựa ở trong các pháp được quyết định vậy.
Sao gọi là tín ?
- Là các chơn lý nghiệp quả, tin sâu, đứng đắn lấy tâm tịnh làm tánh.
Nghiệp là phước, phi phước, bất động nghiệp. Quả là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm, A La Hán. Đế là khổ, tập, diệt, đạo. Bảo là Phật, Pháp, Tăng. Đó là nghiệp quả vậy, cực tướng thuận theo, lại có tên là thanh tịnh và ly cầu nghĩa. Do dục sở ý làm nghiệp.
Sao gọi là tàm ?
- Là tự tăng thượng và pháp tăng thượng hay tạo tội ác, sự xấu hổ làm tánh. Tội nghĩa là đã mất đi, người
biết hay chán ghét, kẻ thẹn thùng là không làm các tội, hay đề phòng các việc ác, sở y làm nghiệp
Sao gọi là quý ?
- Là tha tăng thượng, hay tác tội, tâm hổ thẹn làm tánh. Kẻ tha tăng thượng là hay sợ sự phạt vạ và nghị luận. Các tội mất đi, tâm xấu hổ, nghiệp giống như Tàm đã nói ở trên.
Sao gọi là vô tham ?
- Là tham đối trị. Chán ghét rất nhiều, không nhiễm làm tánh. Các thứ có, hoặc có riêng tư, trước nhiễm là tham, lấy cái nầy để đối trị. Nói là vô tham. Đây tức là có và có tư cụ, nghĩa là không nhiễm trước, biết được sự sống chết và các việc mất mát. Tên là yếm trung. Việc ác không khởi, sở ý làm nghiệp.
Sao gọi là vô sân ?
- Là sân đối trị. Lấy từ làm tánh. Nghĩa là các chúng sanh không bị tổn hại. Nghiệp nầy như đã nói vô tham ở trên.
Sao gọi là vô si ?
- Lấy si đối trị. Lấy việc chơn chánh làm tánh. Ở đây nói lược của 4 thánh đế và 12 nhân duyên, hay gia hành. Đó là nghĩa chánh tri. Nghiệp cũng giống như vô tham đã nói ở trên.
Sao gọi là tinh tấn ?
- Lấy giải đãi đối trị, thiện phẩm hiện tiền, khuyến dũng làm tánh. Đó là nhược bỉ giáp, nhược gia hành, nhược vô khứ nhược, nhược bất thoái chuyển, nhược vô hỷ túc. Như các nghĩa nầy thành tựu viên mãn, lấy thiện pháp làm nghiệp.
Sao gọi là khinh an ?
- Là đối với việc nặng làm đối trị. Thân tâm điều hòa sung sướng, kham nặng làm tánh, nghĩa là hay xả bỏ 10 điều không lành, lấy trừ chướng làm nghiệp. Do lực nầy mà trừ được tất cả chướng ngại, hay xả bỏ những điều trầm trọng nơi thân tâm.
Sao gọi là bất phóng dật ?
- Lấy phóng dật đối trị, nương vào vô tham, cho đến tinh tấn, xả bỏ các việc không thiện. Để sửa đổi đối trị các thiện pháp là tham, sân, si và giải đãi, có tên là phóng dật. Đối lại những thứ nầy là bất phóng dật vậy. Nghĩa là nương vào vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn 4 pháp. Để đối trị các pháp không lành, hay tu tập các pháp lành. Thế gian và xuất thế gian lấy chánh hành sở y làm nghiệp.
Sao gọi là xả ?
- Là không tham, không sân, cho đến tinh tấn, làm cho tâm có tánh bình đẳng, tâm có tánh chánh trực, tâm không có tánh công dụng. Lại nữa vì lý do nầy, lìa tất cả các pháp tạp nhiễm, an trụ vào pháp thanh tịnh, gọi là không tham, không sân và không si. Có tánh siêng năng, hoặc hay xa lìa các hôn trầm, trạo cử, được tâm bình đẳng đầu tiên, hoặc mặc cho lúc không miễn chấp, kế được tâm chánh trực, hoặc lúc xa lìa các tạp nhiễm, sau cùng được tâm vô công dụng. Nghiệp nầy giống như của bất phóng dật đã nói bên trên.
Sao gọi là bất hại ?
- Lấy hại làm đối trị. Lấy bi làm tánh. Vì do lòng từ bi mà không hại quần sanh, đó là một phần của không sân, lấy không tổn não làm nghiệp.
Sao gọi là tham ?
- Vì ngũ uẩn lấy việc nhiễm ái làm tánh. Vì đó nên bị luân hồi trong 3 cõi. Sự sanh và khổ làm nghiệp. Do vì sức ái nên sanh ra ngũ uẩn vậy.
Sao gọi là sân ?
- Có tánh hay làm tổn hại quần sanh. Ở nơi không yên, nương vào việc ác làm nghiệp. Kẻ không được an ổn là bị tổn hại và khổ não tự thân vậy.
Sao gọi là mạn ?
- Mạn có 7 loại. Đó là mạn, quá mạn, quá quá mạn, ngã mạn, tăng thượng mạn, bi mạn, nha mạn.
Sao gọi là mạn ?
- Nghĩa là tìm kế để thắng mình, hoặc tự thắng cả mình. Lấy tâm tự cao làm tánh.
Sao gọi là quá mạn ?
- Là hay tìm cách thắng mình hoặc tự thắng chính mình. Lấy tâm cao cử làm tánh.
Sao gọi là quá quá mạn ?
- Hay thắng tự chính mình. Lấy tâm cao cử làm tánh.
Sao gọi là ngã mạn ?
- Là nương vào ngũ uẩn chấp ngã hoặc ngã sở. Lấy tâm cao cử làm tánh.
Sao gọi là tăng thượng mạn ?
- Là chưa được pháp tăng thượng thù thắng nơi mình mà nói là ta đã được. Lấy tâm cao cử làm tánh. Người được pháp tăng thượng thù thắng là các thánh quả và tam ma địa, tam miệu bột đệ v.v... Các việc nầy chưa được mà tự cho là được vậy.
Sao gọi là bi mạn ?
- Là có nhiều phần thù thắng; nhưng tự mình thì thấp kém. Lấy tâm cao cử làm tánh.
Sao gọi là nha mạn ?
- Vì không có đức, nói là có đức. Lấy tâm cống cao làm tánh. Nương vào sự không kính trọng làm nghiệp. Đối với các bậc đáng kính hoặc có đạo đức hay sinh tâm cống cao và không kính trọng.
Sao gọi là vô minh ?
- Vì nghiệp quả tạo thành, vô trí làm tánh. Đây có 2 loại: Một là câu sinh; Hai là phân biệt. Lại nữa ở cõi dục giới vì tham, sân, nên bị vô minh. Vì 3 loại bất thiện căn là: Tham bất thiện căn, Sân bất thiện căn và Si bất thiện căn, cái nầy là câu sanh. Bất câu sanh là hay khởi phân biệt. Câu sanh là cầm thú; bất câu sanh là tham tương ưng. Phân biệt là cái sự thấy tương ưng do sự hư vọng quyết định. Nương vào nghi phiền não làm nghiệp.
Sao gọi là kiến ?
- Kiến có 5 loại. Đó là Tát già na kiến, Biên chấp kiến, Nha kiến, Kiến thủ và Giới thủ.
Sao gọi là Tát già na kiến ?
- Ngũ uẩn chấp mình là có thật, hoặc là ngã sở, lấy nhiễm huệ làm tánh. Tát nghĩa là hoại. Ca na nghĩa là hòa hợp tích tụ lại. Tức ở trong cái nầy thấy có thường, uẩn hay thay đổi chấp là uẩn có thật hoặc nương vào ngã sở vậy. Vì sao mà nói như vậy ? - Vì Tát có nghĩa là phá những gì hay tư tưởng. Ca na là phá một lần tưởng. Vì vô thường chứa nhóm, nên trong đó không có ngã hoặc là ngã sở vậy. Kẻ bị nhiễm huệ là đầy phiền não. Tất cả các vật thấy đều nương vào sở ý làm nghiệp.
Sao gọi là biên chấp kiến ?
- Là do lực của Tát ca na làm tăng lên, là hay chấp vào; hoặc chấp thường, hoặc chấp đoạn vậy. Lấy nhiễm huệ làm tánh. Kẻ thường biên là hay chấp có cái ta tự tại làm biên thường vậy. Kẻ đoạn biên là chấp chính họ là trượng phu, sau khi chết rồi không còn sanh lại nữa. Hoặc chấp hư hoại. Lấy chướng trung đạo xa lìa làm nghiệp.
Sao gọi là nha kiến ?
- Nghĩa là phỉ báng nhơn quả, không tin sự tác dụng, hoặc bỏ việc tốt. Lấy nhiễm huệ làm tánh. Kẻ không tin nhơn quả, nguyên nhơn là do nghiệp phiền não tánh, hợp với 5 chi mà thành. Phiền não có 3 loại. Đó là vô minh, ái, thủ. Nghiệp thì có 2 loại. Đó là hành và hữu. Hữu có nghĩa là các chủng tử của nghiệp nương vào A Lại Da Thức, nên có tên là nghiệp. Như Đức Phật bảo Ngài A Nan: Nếu nghiệp hay cùng với quả ở vị lai, nó đều có tên là hữu. Đây là bán nhơn và bán quả.
Quả lại có 7 nhánh khác nhau là: Thức, Danh sắc, Lục xứ, Xúc, Thọ, Sanh, Lão, Tử. Đây là bán quả. Hoặc bán vô thiện hành và vô ác. Tên là bán hơn. Sự quả báo của việc bán vô thiện hành, ác hành có tên là bán quả. Bán không những đời nầy mà cho đến các đời khác, không cha, không mẹ, không hóa sanh, chúng sanh, bán nầy là bán tác dụng. Nghĩa là từ đời nầy qua đời sau mới có tác dụng. Các chủng tử tác dụng tiềm ẩn, làm cho kết thành tương tục như vậy. Bán vô thế gian, và A La Hán, làm mất đi việc lành, đoạn mất thiện căn làm nghiệp. Bất thiện căn thì vững chắc nương vào làm nghiệp. Đời sau sanh ra chẳng lành. Đây lấy bất sanh thiện làm nghiệp vậy.
Sao gọi là kiến thủ ?
- Có 3 loại thấy nương vào uẩn mà hợp lại thành là vi thượng, vi thắng và vi cực. Lấy nhiễm huệ làm tánh.
Ba sự thấy đó là Tát Ca Na, biên chấp và nha kiến. Nương vào uẩn, tức những cái thấy nầy đều nương vào uẩn cả. Nghiệp của nó như Na kiến đã nói ở trên.
Sao gọi là giới cấm thủ ?
- Nghĩa là giới cấm nương vào uẩn, tùy theo kế hoạch mà thanh tịnh, giải thoát, xuất ly. Lấy nhiễm huệ làm tánh. Giới là thấy việc ác trước. Xa lìa 7 loại ác. Cấm là ngăn ngừa lòng ham muốn cho đến việc tự nhổ tóc, chấp vào phép của Tăng, định huệ v.v... Đây là nguyên nhân của việc ràng buộc sự giải thoát. Hoặc muốn đại tự tại, hoặc muốn làm thế chủ, hoặc vào lửa, nước v.v... Đây là nguyên nhơn không được sanh lên cõi trời. Tất cả những điều nầy do sự tính toán mà ra hay nương vào uẩn, nghĩa là nương vào giới cấm là uẩn. Người thanh tịnh là hay nói điều nầy vô gián phương tiện, làm việc thanh tịnh. Kẻ giải thoát tức được giải thoát. Người xa lìa phiền não tức là xa rời sự sanh tử. Với nghĩa nầy thường hay nương vào việc không có, quá mệt nhọc làm nghiệp. Người mà mệt nhọc không có kết quả, đây gọi là không có khả năng ra khỏi sự khổ vậy.
Sao gọi là nghi ?
- Nghĩa là hay bị ràng buộc, lúc có lúc không, lấy do dự làm tánh, không sanh pháp lành. Sở y làm nghiệp, ở trong các phiền não sau 3 sự thấy và nghi, chỉ có sự phân biệt khởi lên cho đến câu sanh và phân biệt sanh khởi.
Sao gọi là phẫn ?
- Là nương vào việc trước mắt, việc không đầy đủ. Tâm tức giận làm tánh, hay có tính bạo ác, chấp vào việc sở y làm nghiệp.
Sao gọi là hận ?
- Nghĩa là nhẫn làm đầu, kết chặt việc oán hờn không xả bỏ làm tánh, không hay nhẫn. Lấy sở y làm nghiệp.
Sao gọi là phúc ?
- Là hay mất mát, lấy ổn tạng làm tánh. Nghĩa là các tội lỗi tàng chứa một cách yên ổn, kẻ khác dạy bảo điều chánh vẫn không phát lồ. Đó là do si mê che lấp vậy. Hay tìm lại sự hối cải, ở nơi không yên ổn, lấy sở y làm nghiệp.
Sao gọi là não ?
- Là hay biểu thị lời nói ác độc, lấy lấn hiếp phạm lỗi làm tánh, phẫn nộ đi đầu, tâm khởi lên việc tổn hại. Kẻ có lời bạo ác, là hay làm hại tất cả, cho đến sự ưu bi, sầu khổ, ở nơi không yên ổn, nương vào sở y làm nghiệp. Lại hay phát sanh việc không phước đức làm nghiệp, hay khởi ác, tên gọi là nghiệp.
Sao gọi là tật ?
- Thấy việc gì tốt của kẻ khác hay ganh ghét. Lấy tâm ganh ghét làm tánh, có tên là lợi. Thấy việc của người hơn thường không có tâm nhẫn nại mà hay đố kỵ, chính mình ưu bi, khổ sở, hay lấy sở y làm nghiệp.
Sao gọi là khan ?
- Lấy tâm keo kiệt làm tánh, hay chất chứa tài vật, không hay bố thí, nên gọi là khan. Tâm hay chấp trước vào sự lợi dưỡng cho chính mình. Đó là một phần của tham, không biết đầy đủ. Do tật keo kiệt nầy mà không dùng vật, hay tích chứa của cải lại.
Sao gọi là cuống ?
- Là lời nói hư dối, hứa với người khác nhưng không chắc thật. Lấy công đức làm tánh. Đó là một phần của tham, hay nha mệnh, nương vào sở y làm nghiệp.
Sao gọi là siểm ?
- Là hay dùng lời nói phương tiện, nhưng chứa điều ác ngôn, ton hót, lấy tâm khúc mắc làm tánh. Vì danh lợi riêng, có tính toán. Đó là một phần của tham và si. Đó là nghiệp của sự trở ngại việc giáo hóa thành điều lành vậy. Lại do có tội, không tự phát lồ sám hối những lỗi lầm và không nhận lời chỉ dẫn sửa đổi của kẻ khác.
Sao gọi là kiều ?
- Là việc thạnh hành, nhiễm trước, lấy năng tận làm tánh. Kẻ thịnh sự là có việc hữu lậu. Kẻ bị nhiễm trước là hay nhiễm ái dục, hay làm đẹp lòng vui thích. Đó là một phần của tham. Người hay năng tận là hay biết hết các căn lành vậy.
Sao gọi là hại ?
- Là có tánh làm tổn não chúng sanh. Đó là một phần của sân. Kẻ hay làm tổn não tức nương vào sở y làm nghiệp.
Sao gọi là tàm ?
- Hay làm việc tội lỗi, lấy tâm không xấu hổ làm tánh. Tất cả các phiền não và tùy phiền não trợ duyên làm nghiệp.
Sao gọi là vô quý ?
- Làm việc tội; nhưng không thẹn làm tánh. Nghiệp như vô tàm đã nói ở trên.
Sao gọi là hôn trầm ?
- Tâm không làm chủ, không tự chủ lấy mình lấy mong vị làm tánh. Đó là một phần của si mê. Tất cả các phiền não và tùy phiền não hay nương vào đây làm nghiệp.
Sao gọi là điệu cử ?
- Tùy theo các niệm nhớ nghĩ mà vui mừng. Tâm không yên lặng làm tánh. Hay muốn biết những sự nhớ nghĩ về trước để làm vui. Tâm không yên lặng. Đây là một phần của tham. Lấy chướng da ma tha làm nghiệp.
Sao gọi là bất tín ?
- Lấy tin để trị. Vì nghiệp quả nên không thuận theo chánh tín. Tâm không thanh tịnh làm tánh, hay giải đãi lười biếng. Nương vào sở y làm nghiệp.
Sao gọi là giải đãi ?
- Lấy tinh tấn để trị. Tất cả các việc tốt, tâm thường không dũng mãnh tinh tấn làm tánh. Hay làm trở ngại trong các việc khuyến khích tu hành làm nghiệp.
Sao gọi là phóng dật ?
- Là nương vào các tham, sân, si, giải đãi và các phiền não, tâm không có giữ gìn. Tất cả các việc tốt thường không siêng năng tu tập làm tánh. Việc thiện không tăng trưởng, thiện pháp lại mất đi. Nương vào sở y làm nghiệp.
Sao gọi là thất niệm ?
- Đó là niệm bị ô nhiễm. Tất cả các pháp lành đều do minh ký làm tánh. Người có tâm niệm nhiễm ô hay đầy phiền não. Kẻ làm việc thiện nhưng bất minh ký hay dạy điều đúng nhưng không hay giữ gìn trong ký ức. Nương vào sự tán loạn làm nghiệp.
Sao gọi là tán loạn ?
- Là một phần của tham, sân và si, ra lệnh cho tâm, lấy tâm pháp lưu tán làm tánh, hay lấy chướng ly dục làm nghiệp.
Sao gọi là bất chánh tri ?
- Đó là phiền não tương ưng huệ. Hành vi bất chánh của thân, ngữ, ý hành hay khởi lên làm tánh. Vi phạm các luật, nương vào sở y làm nghiệp. Từ quá khứ đến vị lai đều do sự quan sát không đúng mà ra. Không hay biết, làm hay không làm để phạm các luật nghi.
Sao gọi là ác tác ?
- Lấy tâm biến đổi sân hận làm tánh. Nghĩa là làm việc ác nên có tên là ác tác. Làm việc xấu nầy tức không biến đổi. Do vì trước làm việc xấu, nên sau khởi tâm nầy.
Đó là quả theo nhơn trước mắt vậy; nên có tên là ác tác. Như nơi sáu Xúc đã nói, làm nghiệp trước. Ở đây có 2 là thiện và bất thiện. Ở trong 2 nầy, mỗi cái lại có 2 nữa. Ở trong thiện, trước làm không thiện, sau khởi hối tâm. Nhơn kia không thiện, hối và bất thiện. Nếu trước làm thiện, sau khởi hối tâm. Nhơn kia là thiện, hối là không thiện.
Sao gọi là thùy miên ?
- Là không chuyển đổi cho tự tại. Lấy vị lược làm tánh. Người không tự tại là tâm không chuyển đổi cho tự tại. Đó là một phần của si. Lại nữa, tự tánh của thùy miên cũng không tự tại nữa, lệnh tâm, tâm pháp, cực thành vị lược. Cái nầy thiện, không thiện và có tánh vô ký, hay bị mất đi, nương vào sở y làm nghiệp.
Sao gọi là tầm ?
- Đó là sự suy nghĩ sai khác, tìm cầu lời nói, tâm nầy lấy tướng phân biệt làm tánh. Kẻ ý ngôn tức là ý thức được bên trong nương vào tư tưởng. Hoặc nương vào trí huệ mà khởi lên. Người phân biệt hình tướng là tìm cầu nương vào chiếc xe hình tướng khổ, vui; lấy sở y làm nghiệp.
Sao gọi là tứ ?
- Đó là tư huệ khác nhau. Lời nói hay dò xét quan sát. Tâm nầy lấy tướng phân biệt nhỏ làm tánh. Tướng nhỏ nhen là hay nương vào sự phân biệt được hoặc không được v.v... để có sự sai biệt nghĩa lý.
Sao gọi là tâm bất tương ưng hành ?
- Là nương vào sắc tâm chia lập ra. Nghĩa là cái nầy và cái kia khó có thể thành lập được, dị tánh và không dị tánh. Vì sao vậy ? - Vì được không tưởng định, diệt tận định, vô tưởng thiên, mệnh căn, chúng đồng phần, sanh, lão, trụ, vô thường, danh thân, cú thân, văn thân, dị sanh tánh đều là như vậy.
Sao gọi là đắc ?
- Hoặc được, hoặc thành tựu. Điều nầy có 3 loại. Đó là chủng tử thành tựu, tự tại thành tựu và hiện khởi thành tựu. Như đã ứng hiện.
Sao gọi là vô tưởng định ?
- Đầu tiên xa lìa sự nhiễm ô bên cạnh, sau xa lìa sự nhiễm ô bên trên, xa lìa tư tưởng và tác ý làm chỗ nương tựa ban đầu, có, không. Lấy hành tâm, tâm pháp diệt làm tánh.
Sao gọi là diệt tận định ?
- Là xa lìa sự nhiễm ô bất cứ nơi nào, đầu tiên theo sự thắng tiến mà khởi, sau dùng sự chận đứng tư tưởng làm đầu, cho đến bất đản hành và một phần của đản hành. Lấy tâm, tâm pháp diệt làm tánh bất đản hành.
Là lục chuyển thức, đản hành, nhiếp tạng thức và nhiễm ô ý. Ở trong phần của lục chuyển thức và ý tưởng nhiễm ô tiêu diệt, tất cả đều diệt tận định vậy.
Sao gọi là vô tưởng thiên ?
- Là muốn được quả vị của vô tưởng định để được sanh thiên, có bất đản hành, lấy tâm, tâm pháp diệt làm tánh.
Sao gọi là mệnh căn ?
- Là chúng đồng phần - đầu tiên do nghiệp dẫn dắt, lúc ở lại lấy phân hạn làm tánh.
Sao gọi là chúng đồng phần ?
- Là tất cả các quần sanh đủ loại, mỗi loại lấy tướng giống nhau làm tánh.
Sao gọi là sanh ?
- Đó là chúng đồng phần, có các hành, lấy trước không, bây giờ có làm tánh.
Sao gọi là lão ?
- Là các hình tướng biến hoại tương tục làm tánh.
Sao gọi là trụ ?
- Là các hình tướng biến đổi liên tục, lấy tùy chuyển làm tánh.
Sao gọi là vô thường ?
- Là các hình tướng biến đổi liên tục. Lấy sinh diệt làm tánh.
Sao gọi là danh thân ?
- Là chư pháp tự tánh. Lấy tăng ngữ làm tánh. Như đã nói ở nhãn vậy.
Sao gọi là cú thân ?
- Là các pháp sai biệt. Lấy tăng ngữ làm tánh. Như đã nói các hành vô thường vậy.
Sao gọi là văn thân ?
- Tức là các chữ, làm cho rõ 2 tánh trước. Lại có tên là hiểu, là nương vào câu mà làm cho rõ nghĩa vậy. Lại có tên là tự. Tức không thay đổi ở 2 tánh trước; nghĩa là tự tánh và sai biệt làm cho rõ nghĩa và hoàn toàn vậy.
Sao gọi là dị sanh tánh ?
- Đó là thánh pháp, lấy bất đắc làm tánh.
Sao gọi là thức uẩn ?
- Là hay lấy sở duyên liễu biệt làm tánh. Lại có tên là tâm, hay tập họp lại. Cũng có tên là ý, hay nhiếp thu lại. Nói là tối thắng tâm, tức A Lại Da Thức vậy. Tâm nầy hay huân tập các chủng tử của hành lại. Tâm nầy cũng không thể phân biệt các hình tướng, trước sau chỉ có một loại, biến đổi tương tục. Do thức nầy mà theo khởi lên diệt tận định, vô tưởng định, và vô tưởng thiên, đến liễu biệt cảnh giới chuyển thức, lại sanh ra theo sở duyên của duyên sai biệt hoán chuyển, lớp lớp gián đoạn rồi sanh khởi trở lại. Rồi sự sanh tử lưu chuyển đi lại nhiều lần. A Lại Da Thức là hay nhiếp lấy tất cả chủng tử để tàng chứa; cũng hay chứa chấp tướng ngã mạn; hay nương vào thân để tạo thành cảnh. Nó cũng còn có tên là A Đà Na Thức, chấp vào thân. Tối thắng ý là thức nương vào tạng thức làm cảnh, cho đến ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái trước sau đều biến chuyển tương tục cùng một loại. Chỉ trừ các bậc đã chứng quả A La Hán, chứng được diệt định hiện tiền. Sáu thức kia chuyển mãi và tâm ý bị nhiễm ô. A Lại Da Thức, tên thứ 8 nầy gọi là thức uẩn vậy.
Hỏi : Uẩn là nghĩa gì ?
Đáp : Hay tích chứa gọi là uẩn. Nghĩa là tất cả các việc của thế gian sai biệt đều nhiếp lấy tất cả vậy. Đức Thế Tôn đã dạy: Nầy các Tỳ Kheo, sở hữu sắc là, hoặc trong quá khứ, hoặc ở vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoặc lớn, hoặc nhỏ, hoặc mạnh, hoặc yếu, hoặc gần, hoặc xa ... tất cả những thức nầy đều nhiếp thọ làm một sắc uẩn.
Lại có 12 xứ. Đó là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thịnh xứ, tỉ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ. Từ mắt cho đến 5 thứ kia và sắc, thanh, hương, vị, xứ như trước đã giải thích, xúc xứ là các chất lớn và một phần xúc. Ý xứ tức là thức uẩn, pháp xứ là thọ, tưởng, hành uẩn và vô biểu sắc cũng như các vô vi.
Sao gọi là vô vi ?
- Đó là hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi, trạch diệt vô vi và chơn như. Hư không là dung thọ các sắc. Phi trạch diệt là diệt đầy đủ mà không xa rời sự trói buộc.
Sao gọi là phi ly hệ ?
- Là xa rời các phiền não đối trị các uẩn cảnh không sanh.
Sao gọi là trạch diệt ?
- Là hay diệt và xa lìa sự trói buộc.
Sao gọi là ly hệ ?
- Là phiền não đối trị các uẩn cảnh không sanh.
Sao gọi là chơn như ?
- Là các pháp, pháp tánh, pháp vô ngã tánh.
Hỏi : Xứ nghĩa là gì ?
Đáp : Nơi các thức sanh trưởng nên nghĩa là xứ. Lại có 18 giới. Đó là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỉ giới, hương giới, tỉ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới; và ý giới, pháp giới, ý thức giới. Từ nhãn cho đến các giới, và sắc cho đến các giới, như trong xứ đã nói sáu thức giới là nương vào nhãn cho đến căn, lấy duyên sắc làm cảnh, lấy liễu biệt làm tánh. Ý giới tức là không diệt mất đi, nương vào thức thứ 6 và thành lập rộng ra 18 giới. Đây là sắc uẩn tức 10 xứ 10 giới và một phần của pháp xứ pháp giới vậy. Thức uẩn tức ý xứ và 7 tâm giới, trừ 3 uẩn và một phần của sắc uẩn. Tất cả là vô vi, tức pháp xứ pháp giới vậy.
Hỏi : Giới nghĩa là gì ?
Đáp : Hay giữ vô tác tự tánh, tự tướng nghĩa là giới vậy.
Hỏi : Vì sao mà nói nghĩa của uẩn giới, xứ vậy ?
Đáp : Để đối trị 3 loại ngã chấp vậy. Đó là nhứt tánh ngã chấp, thọ giả ngã chấp và tác giả ngã chấp, như thứ tự sau đây.
Lại nữa 18 giới nầy có bao nhiêu sắc ? - Là một phần nhỏ của thập giới, tức sắc uẩn tự tánh. Không có sắc sao ? - nhưng sơ dư giới.
Bao nhiêu hữu kiến là một sắc giới. Bao nhiêu vô kiến là sở dư giới.
Bao nhiêu hữu đối là 10 sắc giới. Nếu cái nầy mà có sự nghi ngờ thì bao nhiêu vô đối tức sở dư giới.
Bao nhiêu hữu lậu ? - Là 15 giới và 3 phần sau ít hơn.
Đó là xứ phiền não khởi lên. Bao nhiêu vô lậu sau 3 phần ít.
Bao nhiêu dục giới hệ ? - Là tất cả bao nhiêu sắc giới hệ ? Là 14, trừ hương, vị và tỉ, thiệt, thức.
Bao nhiêu vô sắc giới hệ là sau có 3.
Bao nhiêu bất huệ (ràng buộc) tức là vô lậu. Bao nhiêu uẩn sở nhiếp, tức trừ vô vi.
Bao nhiêu thụ uẩn sở nhiếp, tức hữu lậu. Bao nhiêu thiện, bao nhiêu bất thiện.
Bao nhiêu vô ký tức 10 thông 3 tánh, 7 tâm giới sắc, thinh và một phần pháp giới. 8 tánh vô ký.
Bao nhiêu thị nội ? - Là 12, trừ sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp giới.
Bao nhiêu thị ngoại ? - Là trừ 6.
Bao nhiêu hữu duyên ? - Là 7 tâm giới và một phần pháp giới, tâm sở pháp tánh.
Bao nhiêu vô duyên ? - Là trừ 10 và một phần nhỏ pháp giới.
Bao nhiêu hữu phân biệt ? - Là ý thức giới, ý giới và một phần nhỏ pháp giới.
Bao nhiêu hữu chấp thọ ? - Là 5 nội giới và một phần nhỏ của 4 giới. Nghĩa là sắc, hương, vị, xúc.
Bao nhiêu phi chấp thọ ? - Trừ 9 và một phần nhỏ của 4.
Bao nhiêu Đồng phần ? - Là 5 nội có sắc giới và chính nó tự biết các cảnh giới vậy.
Bao nhiêu bỉ đồng phần ? - Là tự biết thức không và các tự loại.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Sen búp dâng đời


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


Chớ quên mình là nước

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.16.75.156 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập