Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Trí Độ Luận [大智度論] »» Bản Việt dịch quyển số 80 »»

Đại Trí Độ Luận [大智度論] »» Bản Việt dịch quyển số 80

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.5 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.63 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Trí Độ

Kinh này có 100 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75 | 76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85 | 86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91 |
Việt dịch: Thích Thiện Siêu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

GIẢI THÍCH PHẨM VÔ TẬN THỨ 67
(Kinh Ma Ha Bát Nhã Ghi: Phẩm Bất khả tận)
KINH: - Bấy giờ Tu bồ đề nghĩ rằng: Vô thượng Chánh đẳng chánh giác của chư Phật rất sâu, ta sẽ hỏi Phật. Nghĩ rồi bạch Phật: Bạch đức Thế Tôn! Bát nhã ba la mật có thể cùng tận chăng?
Phật dạy: hư không không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật không thể cùng tận.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao có thể phát sinh Bát nhã ba la mật?
Phật dạy: Sắc không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; thọ, tưởng, hành, thức không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; Thí ba la mật không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh, cho đến trí Nhất thiết chủng không thể cùng tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh.
* Lại nữa, Tu bồ đề! Vô minh không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; hành không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; thức không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; danh sắc không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; sáu nhập không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; sáu nhập không, không thể cùngtận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; sáu xúc không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; thọ không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; ái không, không thể cùng tận nên Bồ tát bát nhã ba la mật có thể phát sinh; thủ không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; hữu không, không thể cùng tận, nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; sinh không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; sinh không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; già, chết, lo, buồn, khổ, não không, không thể cùng tận nên Bồ tát Bát nhã ba la mật có thể phát sinh ... Như vậy, Tu bồ đề! Mười hai nhân duyên đây là pháp riêng của Bồ tát hay trừ các điên đảo biên kiến. Khi ngồi đạo tràng nên quán như vậy sẽ được trí Nhất thiết chủng.
Này Tu bồ đề! Nếu có Bồ tát vì hư không không thể cùng tận mà tu Bát nhã, quán mười hai nhân duyên, thời không rơi vào Nhị thừa mà an trú Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu bồ đề! Nếu cầu đạo Bồ tát mà bị thoái chuyển trở lại, là vì niệm lìa Bát nhã ba la mật. Người ấy chẳng biết thế nào là tu Bát nhã ba la mật, do hư không không cùng tận để quán mười hai nhân duyên. Tu bồ đề! nếu người cầu đạo Bồ tát mà thoái chuyển trở lại là vì không có sức phương tiện nên thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tu bồ đề! Nếu Bồ tát không thoái chuyển đối với Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, là đều vì có đủ sức phương tiện.
Này Tu bồ đề! Bồ tát nên do hư không, không thể cùng tận mà quán Bát nhã ba la mật, nên do hư không, không thể cùng tận mà phát sinh Bát nhã ba la mật. Như vậy, khi Bồ tát quán mười hai nhân duyên, không thấy pháp nào không do nhân duyên sinh, không thấy pháp nào thường trú bất diệt, không thấy pháp nào có ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, mạng giả, cho đến kẻ biết, kẻ thấy; không thấy pháp vô thường; không thấy pháp khổ; không thấy pháp vô ngã; không thấy pháp tịch diệt chẳng phải tịch diệt. Như vậy, Tu bồ đề! Bồ tát tu Bát nhã ba la mật nên quán mười hai nhân duyên như vậy. Tu bồ đề! Nếu Bồ tát tu Bát nhã ba la mật được như vậy, khi ấy không thấy sắc hoặc thường hoặc vô thường, hoặc khổ hoặc vui, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịch diệt hoặc chẳng phải tịch diệt; thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy. Khi ấy cũng không thấy Bát nhã ba la mật, cũng không thấy do pháp ấy thấy Bát nhã ba la mật, không thấy Thiền ba la mật cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy Tu bồ đề! Vì hết thảy pháp không thể có được ấy là nên tu Bát nhã ba la mật. Nếu Bồ tát khi tu Bát nhã không có gì sở đắc, thời ác ma sầu não như bị mũi tên bắn vào tim, như người có cha mẹ mới chết.
Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Chỉ có một ma sầu muộn hay các ma trong ba ngàn đại thiên thế giới cũng sầu muộn.
Phật bảo Tu bồ đề: Ác ma trong ba ngàn đại thiên thế giới đều sầu muộn như bị mũi tên bắn vào tim, không thể ngồi yên. Tu bồ đề! Bồ tát tu Bát nhã được như vậy, khi ấy hết thảy thế gian trời, người, A tu la không thể tìm được thuận tiện để làm cho người kia ưu não. Vì vậy, Bồ tát muốn được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hãy nên tu Bát nhã ba la mật.
Bồ tát khi tu Bát nhã ba la mật là đầy đủ tu Thí ba la mật, Giới ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật, Bát nhã ba la mật.
Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Bồ tát khi tu Bát nhã ba la mật, làm sao đầy đủ tu Thí Ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật?
Phật bảo Tu bồ đề: Bồ tát bố thí gì đều hồi hướng đến Nhất thiết trí, như vậy, Bồ tát khi tu Bát nhã ba la mật đầy đủ tu Thí Ba la mật; Bồ tát tu Trì giới đều hồi hướng đến Nhất thiết trí, thế là đầy đủ Giới ba la mật. Bồ tát tu Nhẫn nhục đều hồi hướng đến Nhất thiết trí, thế là đầy đủ Nhẫn ba la mật. Bồ tát tu Tinh tấn đều hồi hướng Nhất thiết trí, thế là đầy đủ Tấn ba la mật. Bồ tát tu Thiền định đều hồi hướng đến Nhất thiết trí, thế là đầy đủ Thiền ba la mật. Bồ tát tu Trí tuệ đều hồi hướng đến Nhất thiết trí, thế là đầy đủ Bát nhã ba la mật. Như vậy, Tu bồ đề! Bồ tát tu Bát nhã ba la mật đầy đủ sáu Ba la mật.
LUẬN: Tu bồ đề theo Phật nghe nói mỗi mỗi tướng của Bát nhã ba la mật, ban đầu nghe nói tướng rốt ráo không; giữa nghe lời phú chúc thì tuồng như có; sau lại nghe nói không, đó là vì nghĩa của Bát nhã ba la mật vô lượng mà danh tự, chương cú của Bát nhã ba la mật thì có lượng. Khi ấy, Tu bồ đề nghĩ rằng: Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của chư Phật rất sâu, ta sẽ hỏi Phật vì sao rất sâu. Phật nói cho Tu bồ đề một ít phần, chỉ để phá tâm điên đảo của chúng sinh nên không nói đầy đủ, vì cớ sao? Vì không có người lãnh thọ được. Nếu người chấp thủ tướng Như, Phật nói Như cũng không, vì không có sinh, trụ, diệt; nếu pháp không có sinh, trụ, diệt, pháp ấy tức là không có; pháp tính, thật tế cũng như vậy.
Nếu có người chấp thủ rốt ráo không, Phật cũng nói không phải, vì sao? Vì nếu rốt ráo không là định tướng có thể thủ, thế là chẳng phải rốt ráo không. Thế nên nói rất sâu. Ta sẽ lại hỏi Phật, Tu bồ đề nghĩ như vậy rồi, như lời Phật tự nói: Chư Phật ba đời đều dùng Bát nhã ba la mật mà đắc đạo, vì Bát nhã ba la mật không cùng tận; đã không tận, nay không tận, và sẽ không tận. Thế nên ta nay chỉ hỏi nghĩa không tận. Phật đáp: Như hư không không tận, nên Bát nhã cũng không tận, như hư không không có thật pháp, chỉ có danh tự; Bát nhã ba la mật cũng như vậy. Bát nhã ba la mật như hư không, không có gì của chính nó, nên không thể tận, làm ssao Bồ tát có thể phát sinh Bát nhã ba la mật ấy? nếu có thể phát sinh, làm sao trong tâm Bồ tát lại phát sinh việc tu được, chứng được? Phật đáp: Vi sắc vô tận nên Bát nhã ba la mật có thể phát sinh; như sắc lúc đầu, lúc sau, lúc giữa sinh không thể có được, vì sắc sinh sắc, không thể có được; lìa sắc sinh sắc, không thể có được, sinh không thể có được, sinh không thể có được, như đã phá tướng sinh ở trước. Vì sinh không thể có được, nên sắc cũng không thể có được, vì sắc không thể có được nên sắc sinh không thể có được; vì hai pháp không thể có được nên sắc như huyễn, như mộng, chỉ dối gạt mắt người. Nếu sắc có sinh ắt có tận, vì sắc không sinh nên cũng không có tận; sắc chơn tướng tức là Bát nhã ba la mật. Thế nên nói sắc không thể tận, Bát nhã ba la mật cũng không tận, Thọ, tưởng, hành, thức, Thí ba la mật cho đến trí Nhất thiết chủng cũng như vậy.
* Lại nữa, Kinh nói: " Có thể sinh Bát nhã" là vì vô minh hư không không thể cùng tận. Nếu người chỉ quán rốt ráo không, thời phần nhiều đọa vào bên đoạn diệt; nếu quán có thời phần nhiều đọa vào bên thường. Lìa hai bên ấy nên nói mười hai nhân duyên không. Vì sao? Vì nếu pháp từ nhân duyên hòa hợp sanh, pháp ấy không có định tính; nếu pháp không cò định tính tức là pháp tịch diệt rốt ráo không; lìa hai bên ấy nên giả gọi là trung đạo. Thế nên nói mười hai nhân duyên như hư không, không có pháp, nên không tận. Vô minh cũng do nhân duyên hòa hợp sinh nên không có tự tướng; không có tự tướng nên rốt ráo "không", như hư không.
* Lại nữa, vì nhân duyên sinh nên không thật, như kinh nói: Nhân mắt duyên sắc sinh giác xúc, giác xúc từ vô minh sinh. Giác xúc không ở trong mắt, không ở trong sắc, không ở trong thân, không ở ngoài thân, không ở chặng giữa; cũng không từ mười phương ba đời đến, địng tướng của pháp ấy không thể có được. Vì sao? Vì hết thảy pháp vào Như. Nếu nắm bắt được định tướng vô minh, tức là trí tuệ, không gọi là vô minh; thế nên tướng vô minh, tướng trí tuệ không khác nhau, thật tướng của vô minh tức trí tuệ, chấp trước tướng trí tuệ tức vô minh. Thế nên, thật tướng vô minh rốt ráo thanh tịnh như hư không, không sinh, không diệt. Vì thế nói rằng: Có được quán ấy mà hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tức gọi là Bát nhã ba la mật.
Hỏi: Nếu không có vô minh, cũng không có các hành v.v... làm sao nói mười hai nhân duyên?
Ðáp: Nói mười hai nhân duyên có 3 loại: Một là đối với phàm phu, dùng mắt thịt trông thấy, tâm điên đảo chấp ngã khởi các phiền não nghiệp, qua lại trong đường sinh tử.
Hai là đối với hiền thánh, dùng mắt pháp phân biệt các pháp; thấy già, bệnh, chết sinh tâm nhàm chán, muốn ra khỏi thế gian. Tìm nguyên nhân của già, chết do sinh; sinh ấy do các phiền não nghiệp, vì sao? Vì người không có phiền não thời không sinh, nên biết phiền não làm nhân duyên cho sinh. Làm nhân duyên cho phiền não là vô minh, vì vô minh, nên điều đáng bỏ lại lấy, đáng lấy lại bỏ. Ðáng bỏ gì? Ðáng bỏ già, bệnh, khổ và phiền não; nhưng vì điên đảo cho khổ làm vui nên lấy. Trì giới, thiền định, trí tuệ là gốc của sự lành, là nhân duyên của cái vui Niết bàn, việc ấy đáng lấy lại bỏ. Trong ấy không có kẻ biết, kẻ thấy, kẻ làm, vì sao? Vi pháp ấy không có định tướng, chỉ do nhân duyên hư dối tương tục sinh ra. Hành giả biết là hư dối không thật thời không sinh hý luận, chỉ vì muốn diệt khổ vào Niết bàn, không cứu xét cùng tận tướng các khổ.
Ba là đối với các đại Bồ tát, là người đại trí, lợi căn nên chỉ cứu xét cùng tận tướng cội gốc của mười hai nhân duyên, không vì lo sợ mà tự thoái thất. Bấy giờ không thấy có định tướng, già và chết rốt ráo không, chỉ do hư dối, giả gọi là có, vì cớ sao? Vì người phân biệt tướng các pháp thì nói già, chết là pháp tâm bất tương ưng hành, tướng ấy không thể có được. Ðầu bạc v.v... là tướng màu sắc, không phải tướng già; hai việc không thể có được nên không có tướng già.
* Lại nữa, người đời gọi tướng già là tóc bạc; răng long, mặt nhăn, thân cong, gầy gò, sức yếu, các căn mờ ám, nhưng việc ấy không đúng, vì sao? Vì tóc bạc chẳng phải chỉ người già; có người tuổi trẻ tóc lại bạc, người già tóc lại đen; gầy gò, thân cong, mặt nhăn ... cũng như vậy. Có người già mà các căn sáng suốt, lanh lợi; người trẻ mà mờ ám; lại uống thuốc hoàn đồng tuy già mà trẻ. Như vậy, tướng già không có định tướng, chỉ do các pháp hòa hợp giả gọi là già; lại như mượn bánh, trục, thùng, căm ... gọi là xe, đó chỉ là giả danh, chẳng phải thật.
* Lại nữa, trong các pháp rốt ráo không, tướng sinh không thể có được, huống gì có già! Do các nhân duyên như vậy, tìm pháp già không thể có được. Vì không thể có được nên không có tướng, như hư không không thể tận; cũng như già cho đến vô minh cũng như vậy. Phá tướng vô minh như trên nói. Bồ tát quán thực tướng các pháp rốt ráo không, không có gì của chính nó, không có sở đắc; cũng vì không chấp trước việc ấy nên đối với chúng sinh sanh tâm đại bi: chúng sinh vì vô minh nên đối với pháp hư dối điên đảo không thật, chịu các khổ não. Mười hai nhân duyên nói đầu chỉ là vì người phàm phu không tìm phải trái trong đó; mười hai nhân duyên nói thứ hai là chỗ quán sát của hàng Nhị thừa và Bồ tát chưa được vô sinh pháp nhẫn; mười hai nhân duyên nói thứ ba là chỗ quán sát của các Bồ tát từ đưọc vô sinh pháp nhẫn cho đến khi ngồi đạo tràng. Thế nên nói, vô minh hư không không thể tận cho đến lo, buồn, khổ, não hư không không thể tận, nên Bồ tát tu Bát nhã ba la mật.
Quán sâu về pháp nhân duyên như vậy, xa lìa các bên và điên đảo. Bên là bên thường, bên đoạn, bên có bên không, bên thật, bên hư, bên thế gian hữu biên, bên thế gian vô biên; điên dảo là nơi vô thường khởi lên phiền não chấp thường v.v... Quán mười hai nhân duyên ấy thời các bên và điên đảo dứt. Các phiền não có hai phần; Một là theo người ngoại đạo tà kiến gọi là bên; hai là theo các chúng sinh khác, phiền não gọi là điên đảo. Quán mười hai nhân duyên thời hai thứ phiền não ấy đều dứt. Ðó là quán mười hai nhân duyên thứ ba rất sâu, chỉ các Bồ tát ngồi đạo tràng mới có thể quán; trước tuy nói có thể quán nhưng chưa đầy đủ. Như trong kinh Thành Dụ, Phật nói: Khi Ta chưa đắc đạo, suy nghĩ như vầy: Chúng sinh đáng thương, đi sâu vào đường hiểm, thường thường sinh, thường thường già, thường thường chết, qua lại ba cõi không biết đường ra. Ta liền nghĩ rằng: Vì nhân duyên gì có già chết? Trong khi tìm cầu như vậy được trí tuệ chơn thật, biết rằng sinh làm nhân duyên cho già, chết v.v... Thế nên, biết lối quán mười hai nhân duyên nói lần thứ ba, khi ngồi đạo tràng mới có được, như Kinh nói rộng.
* Lại nữa, quán mười hai nhân duyên như vậy, vượt quá hàng Nhị thừa, được trí Nhất thiết chủng. Nếu có người thoái lui đối với Phật đạo, là vì không được lối quán sâu xa ấy, nếu được lối quán ấy thời không thoái lui, vì sao? Vì đã sâu vào rốt ráo không thời không thấy Thanh văn, Bích chi Phật địa; vì không thấy nên không trú ở trong đó.
* Lại nữa, người quán nhân duyên được như vậy thời không thấy có một pháp nào chắc chắn, tự tại, không do nhân duyên sinh, hết thảy pháp không tự tại đều thuộc nhân duyên sinh, có người tuy thấy hết thảy pháp từ nhân duyên sinh, nhưng lại cho là từ tà nhân duyên sinh. Tà nhân duyên là cho rằng vi trần, thế tánh v.v... làm nhân duyên sinh các pháp.Thế nên nói, không thấy pháp nào không do nhân duyên sinh, cũng không thấy pháp nào từ thường nhân duyên như vi trần, thế tánh sinh. Như hư không thường, thường thời không có sinh; hư không cũng không làm nhân cho vật khác sinh, vì thế nên không có pháp nào từ thường nhân duyên sinh.
* Lại nữa, Bồ tát quán hết thảy pháp thuộc nhân duyên sinh như vậy không tự tại, vì không tự tại nên không có ta, cho đến không có kẻ biết, kẻ thấy. Bấy giờ Bồ tát an trú trong mười hai nhân duyên rốt ráo không, không thấy một pháp nào hoặc có hoặc không v.v... không thấy Bát nhã, cũng không thấy dùng pháp ấy tu Bát nhã, cho đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cũng như vậy; ấy gọi là Bát nhã ba la mật không có sở đắc của Bồ tát. Ðược Bát nhã ba la mật không có sở đắc ấy, đối với hết thảy pháp bèn được Bát nhã không có chướng ngại gì. Bấy giờ ác ma rất sầu khổ. Vì sao? Vì Bồ tát ấy sâu vào mười hai nhân duyên rốt ráo không, không vướng vào trong lưới ma về 62 tà kiến chấp có, chấp không, chấp chẳng phải có chẳng phải không v.v... Ta nay không có cách thuận tiện để phá Bồ tát. Thí như người bắt cá, thấy một con cá lặn sâu trong dòng nước lớn, lưỡi câu không tới kịp thời tuyệt vọng ưu sầu và cũng như người mới mất cha mẹ.
* Lại nữa, Bồ tát tu Bát nhã ba la mật không có sở đắc, được như vậy thời đầy đủ Thí ba la mật v.v... vì sao? Vi tu pháp ấy thời các phiền não làm chướng ngại Bát nhã đều bị bẻ gãy; ma chúa, ma dân không tìm được thuận tiện để phá, nên các Ba la mật được đầy đủ; từ trước lại đây tuy tu sáu Ba la mật nhưng chưa thể được đầy đủ như vậy.
Tu bồ đề hỏi: Bạch Thế Tôn! Bồ tát làm sao tu Bát nhã ba la mật được như vậy, có thể đầy đủ Thí ba la mật v.v...?
Phật đáp: Nếu Bồ tát có bố thí gì đều hồi hưóng đến Nhất thiết trí. Có hai hạng người: độn căn và lợi căn. Người độn căn có bố thí nhiều ít đều chấp thủ tướng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; người lợi căn phá chấp thủ tướng những hý luận sai lầm về pháp "không", tín lực cạn mỏng, không dùng Nhất thiết trí, chỉ tìm thật tướng các pháp. Hai hạng người ấy đều không thể đầy đủ Thí ba la mật. Một là hạng người vì tín lực nhiều, tuệ lực ít; hai là người vì tuệ lực nhiều, tín lực ít. Nay Phật nói tín lực, tuệ lực bằng nhau nên có thể hồi hướng đến Nhất thiết trí. Tưởng niệm Nhất thiết trí là tín lực; đúng như Nhất thiết trí mà hồi hướng là trí lực, cho đến Bát nhã ba la mật cũng lại như vậy.

GIẢI THÍCH: PHẨM SÁU ÐỘ TƯƠNG NHIẾP THỨ 68
(Kinh Ðại Bát Nhã Phần 2 ghi: Phẩm Tương Nhiếp thứ 67)
KINH: Tu bồ đề bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Thí Ba la mật mà được Giới ba la mật?
Phật bảo Tu bồ đề: Bồ tát khi bố thí, đem công đức bố thí ấy hồi hướng đến Nhất thiết trí, đối với chúng sinh giữ thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ, ý nghiệp từ; ấy là trú trong Thí ba la mật mà được Giới ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Thí ba la mật mà được Nhẫn ba la mật?
Phật bảo Tu bồ đề: Bồ tát khi bố thí bị người lãnh thọ thí sân giận, mắng nhục, nói lời hung dữ, khi ấy Bồ tát nhẫn nhục không sinh tâm giận, ấy là Bồ tát trú trong Thí ba la mật được Nhẫn ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Thí ba la mật mà được Tấn ba la mật?
Phật dạy: Bồ tát khi bố thí bị người lãnh thọ sân giận, mắng nhục, nói lời hung dữ, Bồ tát càng bố thí thêm và tâm nghĩ rằng: Ta nên cấp thí, không nên tiếc gì, tức thời thân tinh tấn, tâm tinh tấn; ấy là Bồ tát trú trong Thí ba la mật được Tấn ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! làm sao Bồ tát trú trong Thí ba la mật được Thiền ba la mật?
Phật dạy: Bồ tát khi bố thí chỉ hồi hướng đến Nhất thiết trí, không hồi hướng đến Thanh văn, Bích chi Phật địa, chỉ nhất tâm quán niệm Nhất thiết trí; ấy là Bồ tát trú trong Thí ba la mật được Thiền ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao trú trong Thí ba la mật được Bát nhã ba la mật?
Phật dạy: Bồ tát khi bố thí biết việc bố thí là không, như huyễn, không thấy vì bố thí cho chúng sinh là hữu ích, vô ích; ấy là Bồ tát trú trong Thí ba la mật được Bát nhã ba la mật.
Tu bồ đề bạch Phật rằng: Làm sao Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Thí ba la mật, Nhẫn ba la mật, Tấn ba la mật, Thiền ba la mật và Bát nhã ba la mật?
Phật bảo Tu bồ đề: Bồ tát trú trong Giới ba la mật, thân, miệng, ý sinh phước đức bố thí, giúp thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; với công đức ấy không thủ chứng Thanh văn, Bích chi Phật địa; trú trong Giới ba la mật không cướp mạng sống kẻ khác, không cướp tài vật kẻ khác, không hành tà dâm, không nói dối, không nói hai lưõi, không miệng dữ, không nói thêu dệt, không tham lam tật đố, không sân giận, không tà kiến. Thực hành bố thí, người đói cho ăn, người khát cho uống, cần xe cho xe, cần áo cho áo, cần hương cho hương, cần chuỗi anh lạc cho chuỗi anh lạc; hương xoa, đồ nằm, phòng nhà, đèn đuốc, các vật cần nuôi sống đều cấp cho hết. Ðem công đức bố thí ấy chia sẻ cho chúng sinh cùng hồi hướng đến Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Hồi hướng như vậy không đọa vào Thanh văn, Bích chi Phật địa. Tu bồ đề! Ấy là Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Thí ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Nhẫn ba la mật?
Phật dạy: Bồ tát trú trong Giới ba la mật, nếu có chúng sinh đi đến cắt xẻ từng mảnh, Bồ tát không sinh tâm sân giận, cho đến chỉ trong một giây lát, tự nói rằng: Ta được lợi lớn, chúng sinh đi đến lấy từng chi tiết thân ta để dùng, ta không một niệm sân giận; ấy là Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Nhẫn ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Giới ba la mật đưọc Tấn ba la mật?
Phật dạy: Nếu Bồ tát thân tinh tấn, tâm tinh tấn thường không bỏ, nghĩ rằng: Hết thảy chúng sinh ở trong sinh tử, ta sẽ cứu vớt đem đặt trên đất cam lồ, ấy là Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Tấn ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! làm sao Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Thiền ba la mật?
Phật dạy: Bồ tát vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền, không tham vào Thanh văn, Bích chi Phật địa, nghĩ rằng: Ta sẽ trú trong Thiền ba la mật, độ hết thảy chúng sinh khỏi sinh tử; ấy là Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Thiền ba la mật.
Bạch đức Thế Tôn! Làm sao Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Bát nhã ba la mật?
Phạt dạy: Bồ tát trú trong Giới ba la mật không có pháp có thể thấy, hoặc tác pháp, hoặc hữu vi pháp, hoặc số pháp, hoặc tướng pháp, hoặc có, hoặc không; chỉ thấy các pháp không ngoài tướng Như. Vì có Bát nhã ba la mật và sức phương tiện nên không đọa vào Thanh văn, Bích chi Phật địa; ấy là Bồ tát trú trong Giới ba la mật được Bát nhã ba la mật.
LUẬN: Cuối phẩm trước nói: Làm sao Bồ tát tu Bát nhã ba la mật đầy đủ sáu Ba la mật? Phật đã mỗi mỗi đáp. Trong phẩm này Tu bồ đề hỏi: Làm sao Bồ tát tu một Ba la mật mà thu nhiếp năm Ba la mật. Hỏi rằng: Sáu Ba la mật mỗi tướng khác nhau làm sao tu một Ba la mật mà thu nhiếp năm Ba la mật? Ðáp rằng: Bồ tát do sức phương tiện nên tu một Ba la mật có thể thu nhiếp năm Ba la mật.
* Lại nữa, pháp hữu vi vì nhân duyên quả báo tiếp tục nhau nên tạo thành nhau; thiện pháp làm nhân duyên cho thiện pháp; các Ba la mật đều là thiện pháp, nên tu một thời nhiếp được năm; lấy một Ba la mật làm chủ, các Ba la mật khác làm chi phần. Có Bồ tát tu sâu về Thí ba la mật, an trú trong Thí Ba la mật, khi bố thí cho chúng sinh, được có tâm từ, từ tâm từ khởi lên thân nghiệp từ, khẩu nghiệp từ khi ấy Bồ tát liền được Giới ba la mật, vì sao? Vì nghiệp từ là ba thiện đạo, căn bản của Giới ba la mật là không tham, không sân và chánh kiến. Ba nghiệp từ ấy sinh ra ba nghiệp nơi thân, bốn nghiệp nơi miệng. Từ tức là thiện nghiệp, vì lợi ích chúng sinh nên gọi là từ.
Ðược Tấn ba la mật là Bồ tát vi Nhất thiết trí nên bố thí.
Bị người lãnh thọ giận là nếu thí chủ xướng rằng: Ta có thể bố thí hết thảy, nhưng người lãnh thọ không được vừa ý liền nói rằng: Ai bảo ông mời ta đến mà không theo ý ta? Giận là ý nghiệp ác, mắng là khẩu nghiệp ác, đánh hại là thân nghiệp ác. Giận có thượng, trung, hạ. Thượng là giết hại; trung là mắng nhiếc; hạ là tâm giận. Bấy giờ Bồ tát không sinh ba thứ ác nghiệp, ý nghiệp là gốc nên chỉ nói ý nghiệp, nghĩ rằng: Ðó là tội của ta. Ta mời người kia đến mà không thể làm vừa ý họ, do ta phước mỏng nên không thể bố thí đầy đủ. Nếu ta sân giận thời đã mất tài vật lại mất luôn phước đức, thế nên không nên giận.
Ðược Tấn ba la mật là nếu Bồ tát khi bố thí bị người lảnh thọ đánh hại, tâm không thoái thất, không bỏ. Vì bố thí nên thân tâm siêng năng tinh tấn, nghĩ rằng: Ta đời trước không cố gắng bố thí nên nay không thể làm vừa lòng người lảnh thọ, hãy nên siêng bố thí, không nên tính kể các việc nhỏ khác.
Ðược Thiền ba la mật là Bồ tát bố thí không cầu phước lạc đời nay, không cầu làm Chuyển luân Thánh vương, vua trời, vua người đời sau; cũng không cầu cái vui thiền định thế gian, vì chúng sinh nên không cầu cái vui Niết bàn. Chỉ thu nhiếp các ý vào trong trí Nhất thiết chủng không cho tán loạn.
Ðược Bát nhã ba la mật là Bồ tát trong khi bố thí, thường quán hết thảy pháp hữu vi tạo tác đều hư dối không kiên cố, như huyễn, như mộng. Khi bố thí cho chúng sinh, không thấy có ích, không ích, vì sao? Vì vật bố thí chẳng phải nhất định là nhân duyên của vui, hoặc có khi được ăn no bụng sình trướng mà chết; hoặc có khi được của cải mà bị giặc hại; hoặc cũng vì được của cải nên sinh tâm xan tham mà đọa vào ngạ qủy. Lại, tài vật là tướng hữu vi, niệm niệm sinh diệt vô thường, là nhân duyên sinh ra khổ.
* Lại nữa, của cải vào trong các pháp thật tướng rốt ráo không, không phân biệt có lợi, không lợi. Thế nên, Bồ tát đối với người lảnh thọ không cầu báo ân, đối với việc bố thí không mong quả báo. Giả sử cầu quả báo, nếu người kia không đền đáp thì sinh oán hận. Bồ tát nghĩ rằng: Các pháp rốt ráo không, nên ta không có cho gì; nếu cầu quả báo, hãy nên cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác rốt ráo không. Như tướng bố thí, nên không thấy có ích; vì rốt ráo không nên cũng không thấy có ích. Như ậy, ở nơi Thí ba la mật có được năm Ba la mật.
Bồ tát lấy Giới ba la mật làm chủ, có thân, miệng, ý thiện nghiệp, bố thí, đa văn, tư duy, trì giới giúp thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; vì sức trì giới lớn nên tổng quát gọi là Giới ba la mật, vì sao? Vì ở trong cõi Dục, việc trì giới là trên hết, còn việc bố thí, đa văn, tư duy, tu tập trí tuệ, vì tâm ở cõi Dục tán loạn nên đắc lực mỏng manh. Như trong A tỳ đàm nói: Pháp để ra khỏi sự trói buộc vào cõi Dục, Sắc và Vô Sắc chính là thiền định thanh tịnh; pháp học, vô học, và Niết bàn, Bồ tát cho việc trì giới v.v... ấy không hướng đến Thanh văn, Bích chi Phật địa, chỉ an trú trong Giới ba la mật, không cướp mạng sống của chúng sinh cho đến giới không tà kiến; đó là Giới trợ đạo, đầy đủ mười giới thiện đạo. Bồ tát trú trong hai thứ giới ấy mà bố thí cho chúng sinh. Nếu ân cần cho ăn v.v... như trong phẩm đầu đã nói rõ. Ðều đem phước ấy hồi hướng đến Phật đạo, không hướng đến Nhị thừa, vì sao? Vì Bồ tát có hai thứ phá giới: Một là làm mười bất thiện đạo; hai là hướng tới Thanh văn, Bích chi Phật địa, trái với hai thứ ấy là hai thứ trì giới.
Ðược Nhẫn ba la mật là Bồ tát ở trong Giới ba la mật muốn đầy đủ Nhẫn nhục ba la mật. Nếu có chúng sinh đi đến cắt xẻo thân thể từng mảnh đem đi, cho đến Bồ tát không sinh một niệm giận, huống gì khởi lên thân, khẩu, ác nghiệp.
Hỏi: Nhẫn nhục là đối với hết thảy việc xâm hại đều nhẫn đưọc, cớ gì chỉ nói nhẫn trước việc cắt xẻo thân thể?
Ðáp: Vật được ưa đắm có trong, có ngoài. Trong là tự thân đầu, mắt, tủy, não v.v...; ngoài là vợ con, châu báu v.v... tuy đều là vật ưa đắm, nhưng vật ưa đắm bên trong sâu hơn. Có người nói đắm đuối theo của cải mà chết, ấy cũng là thân. Lại, người ta phần nhiều tiếc thân, có khi tiếc của, vì tiếc của ít nên không nói. Lại, người ấy còn không tiếc thân, huống gì tiền của! Thế nên chỉ nói việc lớn là đủ nhiếp việc nhỏ.
Hỏi: Bồ tát cho đến không sinh một niệm giận, đó là đối với thân biến hóa hay là đối với thân cha mẹ sinh? Nếu đối với thân biến hoá thời không có gì kì lạ; nếu đối với thân cha mẹ sinh thì người chưa kiết sử, làm sao không sinh một niệm giận được?
Ðáp: Có ngưòi nói: Do phiền não nghiệp làm nhân duyên sinh thân, Bồ tát trong vô lượng kiếp vì chúng sinh mà ưa tu tập từ tâm, dầu có bị cắt xẻ cũng không giận, như cha mẹ lành nuôi con dại, tuy nó đái ỉa trên thân, vì lòng quá thương yêu mà không giận, lại thương nó không biết gì, Bồ tát đối với chúng sinh cũng như vậy, những người chưa được Thánh đạo đều như trẻ nít, ta là Bồ tát, nên sinh tâm từ như cha mẹ, dầu chúng sinh có gây ác đến với ta, ta không nên giận, vì sao? Vi chúng sinh bị phiền não sai sử, không được tự tại.
* Lại nữa, Bồ tát từ vô lượng kiếp,lại đây thường tu pháp rốt ráo không, không thấy người hại, người mắng, người lành, người dữ, hết thảy đều như huyễn, như mộng; những người sân giận đều là vô minh; nếu ta đáp trả họ, thời ta với họ không khác.
* Lại nữa, Bồ tát nghĩ rằng: Chỗ đáng giận mà ta không giận thời là lợi lớn.
Ðược Tinh tấn ba la mật là ở trong Giới ba la mật phần nhiều là hạng người xuất gia, thỉnh thoảng có hạng người tại gia. Hết thảy người xuất gia đều được vô lượng giới luật nghi, đầy đủ bốn mươi thứ thiên đạo, sâu vào thật tướng các pháp, vượt quá Thanh văn, Bích chi Phật địa. ba thứ giới ấy gọi là Giới ba la mật. Người tại gia không có vô lượng giới luật nghi, thế nên không đầy đủ ở trong Giới ba la mật. Bồ tát nghĩ rằng: Ta nay bỏ cái vui thế gian mà vào đạo, không thể chỉ trú ở trì giới, vì trì giới là trú xứ của các công đức khác; nếu chỉ được trú xứ, không được các công đức khác thời được lợi rất ít; thí như người ở trong hòn đảo châu báu mà chỉ lấy được ngọc thủy tinh thời lợi rất ít. Vì thế nên, Bồ tát muốn đủ năm Ba la mật nên thân tâm siêng năng tinh tấn. Thân tinh tấn là đúng như pháp làm ra của cải dùng đem bố thí; tâm tinh tấn là các ác tâm xan, tham v.v... hiện đến phá sáu Ba la mật, không để cho vào. Ðược hai thứ tinh tấn ấy rồi, nên nghĩ rằng: Hết thảy chúng sinh chìm đắm trong sinh tử, ta nên cứu vớt, đặt lên chỗ cam lồ, người Thanh văn chỉ độ một thân còn không nên giải đãi, huống gì Bồ tát độ mình, độ chúng sinh mà giải đãi; vì lẽ ấy nên ta không nên giải đãi, phế bỏ; tuy thân khổ nhọc mà tâm không nên ngừng, vì cớ sao? Vì pháp Ðại thừa này nếu không vận dụng thời bị bại hoại.
Ðược Thiền ba la mật là Bồ tát ở trong Giới ba la mật hoặc vì chưa được pháp vô sinh nhẫn nên gió phiền não thổi động cây đại nguyện, muốn phá hoại Giới ba la mật ấy. Bấy giờ nên cầu cái vui thiền định, trừ bỏ cái vui năm dục lạc; cái vui năm dục trừ, nên giới được thanh tịnh, phiền não tuy chưa dứt hết, cũng đã bị nhiếp phục nên không thể gây loạn. Thí như rắn độc, vì bị sức chú thuật nên độc không thể phun nhằm. Thiền là bốn thiền, bốn định vô sắc, bốn tâm vô lượng. Bồ tát được thiền, tâm tuy mềm dịu song vì an trú trong Giới ba la mật nên cũng không thủ lấy Thanh văn, Bích chi Phật địa. Bồt tát nghĩ rằng: Ta nên tu Thiền ba la mật, không vì Niết bàn Tiểu thừa, cũng không vì quả báo, chỉ vì độ chúng sinh nên nói thật tướng các pháp. Trí thật tướng ấy từ thiền định sinh, tâm ấy không bị giác quán làm lay động, cũng không bị tham dục, sân nhuế làm ô trược, buộc tâm một nơi thanh tịnh, mềm dịu, thời phát sinh thật trí. Như nước đứng lặn thời chiếu sáng phân minh. Bồ tát ở trong Giới ba la mật được thiền ấy, được thiền định nên tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh nên biết các pháp như thật. Pháp hữu vi do nhân duyên hòa hợp sinh, hư dối. Bồ tát lấy mắt tuệ quán sát không thấy pháp hữu vi ấy có thật. Pháp hữu vi có nhiều tên gọi là tác pháp, hữu vi, số pháp, tướng pháp, hoặc có hoặc không, vì hữu vi nên có thể nói vô vi; tướng hữu vi còn không thể có được, huống gì vô vi.
Hỏi: Pháp hữu vi là có tướng, pháp vô vi là không tướng, nay sao trong pháp hữu vi lại nói không có tướng?
Ðáp: Vô vi có hai thứ: Một là tịch diệt không có tướng, không có hý luận, như Niết bàn; hai là đối đãi nhau, không có nhơn nơi có mà sanh. Như ở tại miếu đường không có con ngựa, thời có thể sinh vô tâm, vô tâm ấy là nhơn duyên sinh phiền não, làm sao là pháp vô vi được? Vì Bồ tát không thấy pháp có không, chỉ thấy các pháp như như, pháp tánh, thật tế.
Hỏi: Ông trước nói lìa"có" thời không có "không" nay sao nói thấy như như, pháp tánh thực tế?
Ðáp: Không thấy pháp hữu vi hoặc thường, lạc, ngã, tịnh, pháp hư dối ấy nếu không có, tức là pháp thật. Vì thấy pháp vô sinh nên có thể xa lìa pháp hữu sinh; pháp vô sinh ấy không có định tướng có thể thủ đắc, chỉ có khả năng khiến người ta xa lìa pháp hữu sinh hư dối, nên gọi là vô sinh. Nếu có được trí tuệ như vậy, lại do sức phương tiện và bổn nguyện bi tâm nên không thủ chứng Nhị thừa mà thẳng đến Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác; ấy gọi là Bồ tát ở trong Giới ba la mật được đầy đủ năm Ba la mật.
(Hết cuốn 80 theo bản Hán)

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 100 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Bi Hoa


Chớ quên mình là nước


Giải thích Kinh Địa Tạng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.224.63.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập