Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận [大乘集菩薩學論] »» Bản Việt dịch quyển số 19 »»

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận [大乘集菩薩學論] »» Bản Việt dịch quyển số 19

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.22 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.29 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tự Tánh Thanh Tịnh
Phẩm Thứ 14. Phần thứ 3

Luận rằng:
Đây nói về việc nương vào thế tục để thành lập ý nghĩa của các Pháp, nên biết như thế. Lúc ấy đức Thế Tôn dùng nhất thiết trí quán sát thế gian, chứng biết rõ rồi, nương vào thế tục để nói, tức là có sáu cõi. Đó là trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, bàng sanh. Trên dưới chủng tộc thọ báo nghèo giàu; suy lạc khổ vui cho đến hủy nhạo. Sắc vô sắc và các loại tướng khác sanh ra. Lúc bấy giờ đức Như Lai xuất hiện ở thế gian, chúng sanh nhờ đức Phật phát sanh lòng tin thanh tịnh vui thắng nghĩa.
Lúc ấy đức Như Lai, vì lợi ích chúng sanh nói điều chứng như thật, thật tướng các pháp chẳng tạo tác, chẳng phân biệt, chẳng hiểu biết, chẳng hiển bày, chẳng lời nói. Như thế nơi các pháp đây đều là không. Nếu như vậy, vì sao đức Thế Tôn lại nói về thọ ký vô thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, mà trong pháp nầy, cái gì gọi là sắc, cái gì gọi là thọ, tưởng, hành, thức, mà có thể thọ ký riêng biệt vô thượng Chánh Đẳng Bồ Đề. Do đây mà rõ biết rằng sắc gốc vốn là không vậy, tức là Bồ Đề vô sanh cho đến thức vốn cũng không vậy. Lại cũng như thế để nói nơi các pháp đều chẳng thể được. Sao gọi là Phật? Sao có tên là Bồ Đề? Sao gọi tên là Bồ Tát? Thế nào là thọ ký? Sắc và không sắc cho đến thức và không thức lại nương vào thế tục sát na để kiến lập . Như vậy những lời nói nầy có phải là danh tưởng chăng? Kẻ trí nơi đây chớ sanh sân não, như đức Thế Tôn nói: “Thật tế của các pháp, cứu cánh vô cùng tận. Thế giới chư Thiên vui vẻ biến hóa chẳng thể giải thích được hết nghĩa sâu, chấp ngã là có, lại không chướng ngại.”
Thế Tôn lại nói: “Các pháp tự tánh Bồ Đề lìa khỏi, nếu có thể rõ biết điều nầy tức là gần gũi vô lượng Bồ Đề. Vì sao vậy? Vì nếu lìa Bồ Đề tức chẳng có Niết Bàn. Nếu không có Niết Bàn an lạc, tức chẳng có luân hồi có thể sợ hãi. Thế Tôn như cõi vui biến hóa, chư Thiên là chỗ chấp hữu. Ta không thể được như vậy hà huống chỗ thật tế mà có thể được chăng?”
Lúc ấy chủ cõi Ta Bà nghe Phật nói rồi liền lãnh hội nói kệ rằng:
Như người trong mộng gặp đau thương
Trăm vị thức ăn dạ chẳng lường
Tướng mộng rõ rồi, không tất cả
Như như các pháp vốn như hương
Như bậc hiền nhân phát tiếng lành
Một khi nghe được thiện tâm sanh
Nói, thương, tất cả đều không có
Nghi hoặc, trong đây chẳng có thành
Như đờn Tỳ Bà phát tiếng hay
Tự tánh âm kia chẳng hiển bày
Như như các uẩn biết là vậy
Cho đến diệu âm cũng chẳng thay
Giống các nhà buôn nghe tiếng lành
Nghe được lắng tìm chỗ phát sanh
Tự tánh âm thanh vốn chẳng thật
Chư Tiên các pháp biết thật rành
Như mùi vị ngon, hưởng tuyệt vời
Uống ăn cảm nhận thật là vui
Nơi thân, mùi vị chẳng an ở
Rõ rồi các pháp chư Tiên cười
Giống như thiên đế hiện bảo tràng
Chư Thiên thấy được tâm vui nhàn
Rõ biết tướng nầy không thật có
Các pháp chư Tiên biết rõ ràng
Địa giới có người chia nhỏ ra
Thành ấp tên kia, vốn không là
Thân nầy, thành nọ đều chẳng thật
Rõ biết chư Tiên, các pháp là
Như tập trung các người đánh trống
Nghe rồi tất cả đều vui mong
Tự tánh tiếng kia không thật thể
Các pháp chư Tiên rất rõ thông
Tiếng trống vang lên do duyên sanh
Chẳng ấm , chẳng lạnh, nghe chẳng thành
Tìm cầu tướng trống từ đâu đến
Rõ biết các pháp chư Tiên rành
Tiếng trống tạo ra âm thanh to
Âm thanh chẳng nghĩ, chẳng vừa cho
Như thế phân biệt không phân biệt
Rõ biết các Pháp chư Tiên nhờ
Luận rằng:
Điều nầy lại làm rõ nghĩa ở trước. Nghĩa là nhãn đối với các pháp, tự tánh vốn không. Nếu các pháp không, tức không thành tựu biện tài. Nếu không thành tựu biện tài, tức là vô sanh diệt. Cho đến nhãn căn cũng duyên nơi ba tướng, ái, phi ác tất cả chẳng thể được. Chẳng lời nói lại chẳng ỷ thị. Giống như giơ tay không lên bảo với đứa bé chỉ dọa nó, chứ thật sự ra không thật, cho đến gọi là số lượng lại cũng chẳng thể được. Nơi nghĩa không tuyệt đối quyết định là chẳng có, như người trong mộng vì đại tiên kia mà hiện oai thần, tướng oai thần mạnh mẽ, rồi chém đầu nầy. Kẻ trí biết điều ấy rồi, rõ tất cả đều do thức của mình biến hiện, do đây mà giải thoát. Như ông thần cây hỏi đức Phật rằng:
-Nơi các pháp mà nói tất cả là không, thế thì tại sao Thế Tôn đã thọ ký cho con, mà con chẳng biết? Con vẫn ở trong lầu các, chẳng tăng, chẳng giảm, lại chẳng mất, thọ dụng vô tận. Tướng nầy là gì?
Phật bảo:
-Như ngươi đã rõ biết tất cả các pháp tự tánh thanh tịnh, pháp giới vốn là không, cũng giống như trong gương hiện ra hình ảnh vậy. Như bánh xe bao gồm nhiều loại tụ hội mà thành. Ta nói tác nghiệp tự tánh lại cũng như thế. Lại nữa như cây trong rừng do gió thổi động hai cây cọ xát với nhau sanh ra lửa. Như thế suy nghĩ chỗ được của lửa là gì? Ta nói tác nghiệp lại cũng như thế. Nghe nói có người tuổi thọ mãn trăm tuổi, nên biết chẳng có nhân tụ năm tháng mà có thể thấy được.
Lại như trong kinh Pháp Tập nói rằng: “Mắt và Sắc vốn không có sự tranh đua. Như thế tai và âm thanh , cho đến ý và pháp lại không có sự tranh đua. Thế nào là nhãn sắc chẳng có sự tranh đua mà cả hai hòa hợp chẳng sai khác vậy. Cho đến ý, pháp hai tướng hoà hợp lại cũng như thế, nếu chẳng hòa hợp tức có chỗ tranh đua.
Thế Tôn nói: “Pháp không có hai cho nên chẳng có tranh cãi. Các Pháp chẳng có hai, mỗi mỗi chẳng có tướng rõ biết. Do chẳng có tướng rõ biết tức là không phân biệt. Nếu lìa phân biệt tức vô sanh diệt. Chẳng có tăng giảm, chẳng sanh ái lạc, lại chẳng hoạn nạn, chẳng có luân hồi, chẳng đắm trước nơi Niết Bàn. Thế Tôn nói nơi các Pháp chẳng vui, chẳng lìa, nên biết là không nhiễm tịnh và tướng. Thế Tôn gọi như thế, ta biết như thế, ta biết rồi tất cả đều không vọng phân biệt. Thế Tôn nói lại nơi mắt và các pháp lành rõ biết như thế rồi chẳng tạo sự nhớ nghĩ . Ta có thể phân biệt, nên biết người nầy không cùng với vật tranh luận tức có thể tùy thuận Sa Môn đạo hạnh. Vì kẻ thấy pháp, vì kẻ thấy Phật, vì kẻ thấy chúng sanh, vì kẻ thấy không tánh. Thế Tôn nói thấy chỗ không thấy, có tên là pháp chẳng thấy”.
Kinh chép rằng: “Chẳng có chỗ để Bồ Tát phát tâm Bồ Đề, hỏi rằng:
-Như như là không, vậy thì pháp gọi là gì?
Phật bảo:
-Như hư không kia chẳng sanh chẳng diệt. Là như vậy tất cả pháp đều không. Lúc ấy chẳng có chỗ phát tâm, Bồ Tát nói như thế như thế cho nên đức Thế Tôn nói hết thảy mọi pháp đều chẳng sanh diệt.
Thế Tôn nói tại sao lại nói các pháp hữu vi tất cả đều sanh diệt. Nếu là như vậy, tức là tháp miếu của Phật quyết định sanh diệt?
Nầy Thiện nam tử! Như Lai Đại Bi vì muốn trừ sự sợ hãi của chúng sanh ở thế gian, nên đã tùy thuận nói các Pháp sanh diệt. Trong đây chẳng có một pháp nhỏ chẳng thể được, hà huống việc sanh diệt ư!”
Như Kinh Bát Nhã (Pagavate) nói: “Huệ Mạng Tu Bồ Đề! Pháp vốn vô sanh nhưng sao gọi là vô sanh, Tu Bồ Đề đáp: Nầy Xá Lợi Tử! sanh không có chỗ sanh tức là pháp vô sanh.”
Luận rằng:
Ở đây sự tích tụ phước đức thanh tịnh thành Bồ Đề, mà sự thanh tịnh do lòng từ duyên vào nơi hữu tình khéo quan sát rồi chẳng có tướng chúng sanh. Nếu lại cúng dường mười phương chư Phật, thì nơi đấng Lưỡng Túc Tôn lìa được cấu nhiễm, chẳng có thể trông thấy. Nên cúng dường sự khổ não của chúng sanh, như đấng Điều Ngự Sư đã chỉ bảo: Con người là chỗ đáng cúng thí hơn cả. Do tâm đại từ để bạt trừ khổ chúng sanh , làm cho niềm vui an ổn, phát sanh tịnh huệ, đoạn trừ phiền não. Nơi lý giải chính đáng nầy khéo rõ biết rồi, nên lìa nghi hoặc. Như thế quả của sự cúng dường không khó được. Rõ biết lời dạy chánh đáng của Phật rồi, nên quán về thân như thế mà bỏ, nhớ nghĩ về bát thánh đạo và đoạn trừ những suy nhiễm như thế. Khi xả bỏ thân nầy rồi, theo chư Phật, chẳng mong cầu thế gian hoặc niềm vui diệu lạc chư Thiên. Tu Chỉ và Quán được chỗ tịch diệt ra khỏi con đường khổ.
Thế nào là kiến lập các pháp thế tục? Là không vọng xứ hòa hợp tương ưng với mê mờ điên đảo của phàm phu, vì con nhỏ dại mà tạo nên chỗ nương tựa thành tựu. Nói về nghĩa không tuyệt đối, tức chẳng phải tướng nầy mà tất cả pháp gốc vốn là vô sanh vậy.
Như Kinh Vô Cấu Xưng (Duy Ma Cật) (Vimalakirtinirdesa) chép: “Ngài Văn Thù Sư Lợi hỏi Ngài Duy Ma Cật rằng:
-Hư vọng phân biệt lấy gì làm gốc?
Đáp rằng:
-Lấy điên đảo tưởng làm gốc
Hỏi:
-Điên đảo tưởng lấy gì làm gốc?
Đáp:
-Lấy vô trụ làm gốc.
Hỏi:
-Vô trụ nương vào đâu làm gốc?
Đáp:
-Vô trụ tức chẳng có gốc.
Ngài Văn Thù Sư Lợi từ gốc vô trụ mà có thể kiến lập tất cả các Pháp”.
Lại nữa Kinh Bát Nhã chép rằng: “Nên từ bỏ gia đình, an trụ dõng mãnh đoạn trừ phiền não, tâm tịnh bình đẳng, tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa”.
Lại Kinh Pháp Tập chép rằng: “Khéo hiểu về Không, tâm chẳng nương nơi thế gian; nơi có lợi, tạo nên niềm vui hoặc sự hủy báng nơi những sự khổ não; chẳng sanh lo lắng, nơi những sự khoái lạc chẳng sanh ái trước. Chẳng vì thế pháp phá hoại, khéo rõ về không như thế tức rõ biết tánh không. Không có ít pháp để mà sanh lấy bỏ. Nếu không thủ xả tức không tham tiếc. Đây gọi là khéo thấy không; khéo biết không; nơi tất cả không có chấp trước, không có chấp trước tức là nơi các pháp không có sự tranh cãi”.
Luận rằng:
Ở đây làm rõ sát-na tâm được thanh tịnh nghĩa là do ngã mạn khinh xuất nơi chúng sanh. Rõ biết ngã kiến gốc chẳng có, nếu vậy một lòng chuyên chú có thể dứt người ấy tâm liền được thanh tịnh. Như thế quán sát nơi tất cả xứ, nơi hết thảy chúng sanh ; thường vui tôn trọng lìa các phan duyên; cho đến chỗ phân biệt mình, người; thế nào là bình đẳng đẳng sai biệt?
Học hạnh như thế điều nầy chẳng khó. Giống như món bảo châu như ý ma ni có người yêu thích, trân quý cho nên sanh ra sự tôn trọng, nghĩa là do điên đảo chấp trước biên tế ở nơi hữu tình, mà sanh keo kiệt, hoặc sanh hủy báng. Tất cả đều do ngã mạn khiến bị trói buộc mà duyên vào vậy. Sanh ra nhiều sự tán thán hay hủy báng để tăng trưởng lòng phiền não.
Như Luận A Tỳ Đàm thán rằng: “Đây là âm thanh chẳng có tâm, sao có vọng huệ khởi để sanh ra thích chí. Sao nói lời sanh ra ái nhiễm. Niềm vui sanh chẳng có ngã vậy. Thường, lạc bình đẳng tự giữ an tịnh. Cởi bỏ sự phân biệt trói chặt lìa tướng tán thán và hủy báng. Như thế rõ biết rồi kết quả chẳng có lợi ích.
Lại nơi tài lợi thường sanh nhiều vui phiền, thói hư tật xấu xảo quyệt mong cầu. Hai loại đúng, sai đều là tội lớn, tùy thuận chánh lý khởi sự đối trị, diệt tâm ngã mạn liền được thanh tịnh. Lìa lời nói quá mạn sẽ được niềm vui tịch tĩnh. Tuy nhiên phải dạy sám hối liên tục mới thấy rõ vọng pháp chẳng kiên cố chắc thật, chẳng thể lâu dài tồn tại được”.
Chánh Mệnh Thọ Dụng
(Bhogapunyasuddhih
Pancadasah Paricchedah)
Phẩm Thứ 15. Phần 1

Lại nữa Trưởng giả tại gia Bồ Tát vui nơi Chánh Mệnh bình đẳng thọ dụng lìa phi pháp, tà mạng như kinh Bảo Vân chép: “Thế nào là Bồ Tát nơi kẻ thí mà đối với thân nghiệp chẳng giả hiện oai nghi, hoặc lúc bước chân đi, chẳng qua mỗi bước, hoặc lúc hạ chân xuống , chẳng làm nên động tác oai nghi, hiện tướng êm nhẹ nhu nhuyễn. Thế nào là lời Bồ Tát chẳng kiêu sa, chẳng làm lợi dưỡng, mà hiện ra lời nói nhỏ nhẹ, nhu nhuyến, ái ngữ tùy thuận. Thế nào là tâm Bồ Tát chẳng nói chải chuốt, chẳng làm lợi dưỡng, chẳng nói lời hiện tâm đa dục, rộng tham cầu; bên trong chứa nhiều nhiệt não. Thế nào là Bồ Tát nhiếp hay xả ly, vì lợi dưỡng mà hiện ra dị tướng, hoặc thấy kẻ bố thí, cuối cùng chẳng tự nói ta nghèo về áo mặc, chỗ ngủ, thức ăn, bịnh duyên, y dược, mà mong làm ân bố thí.
Vì sao Bồ Tát khéo hay xả ly? Vì lợi dưỡng môi mép đánh động, hay vì thấy kẻ thí chẳng nói lời khoa trương. Kẻ thí chủ lấy vật mà thí cho ta, ta đối với vật nhận mà báo ân vậy.
Lại nói: Ta thiểu dục, trì giới, đa văn nên cúng thí, ta khởi tâm bi mà nhiếp thọ, cho đến thân làm việc ác, vì lợi dưỡng vậy, chạy qua lại để phá cấm giới. Nếu thấy người đồng phạm hạnh mà được lợi dưỡng, cùng với tâm ấy bị tổn hoại, cho nên Bồ Tát lìa nơi hiểm ác mà cầu lợi dưỡng.
Thế nào là xả ly chẳng phải pháp lợi dưỡng? Nghĩa là Bồ tát chẳng khoa trương mà làm việc khoa trương, ủy thác lòng tin, chẳng đem tâm làm hại. Thế nào là xả ly bất tịnh lợi dưỡng? Nghĩa là Bồ Tát nầy nơi tháp Phật, hoặc Pháp, hoặc Tăng, sở hữu chư Phật chẳng dùng đến, hoặc có chỗ được lại chẳng thọ nhận. Thế nào là sự xả ly đắm trước lợi dưỡng? Nghĩa là Bồ Tát với vật được chẳng giữ lấy, rồi lại chẳng tạo nên giàu có cho mình, lại chẳng tích chứa. Tùy thời mà cúng dường cho Sa Môn, Phạm Chí, Bà La Môn v.v...hoặc phụng dưỡng cho cha mẹ, thân quyến bằng hữu, hoặc tự thọ dụng . Trong khi thọ dụng, chẳng sanh nhiễm trước. Khi ấy Bồ Tát , chẳng vì lợi dưỡng tâm chẳng sanh khổ, lại không nhiệt não, hoặc là thí cho người, chẳng còn chỗ để thí. Bồ Tát như thế chẳng sanh tâm sân”.
Lại như Kinh Vô Tận Ý chép rằng: “Chẳng có chúng sanh, chẳng thọ thí, như chỗ hứa giữ dùng đồ thí. Có kẻ đến xin chẳng khởi phiền não để cho, chẳng vì người khác bức bách mà thí; chẳng phải lao nhọc mà thí; chẳng phải tướng khác mà thí; chẳng phải khinh dễ mà thí; chẳng phải sau lưng mà thí; chẳng phải thí cho rồi; chẳng phải chẳng cung kính mà cúng dường, chẳng phải không phân biệt mà thí; chẳng phải không phải tự tay mình mà thí; chẳng phải không nơi nương tựa mà thí; chẳng phải không bình đẳng mà thí; chẳng phải làm phiền chúng sanh mà thí”.
Lại như Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép: “Bồ Tát hành bố thí Ba La Mật Đa, nếu có người cầu đến xin đồ vật, mong ta cho họ. Nếu có người say rượu xin cũng phải giữ chánh niệm tức cùng với sau khi uống ăn, sau khi làm cho việc say chấm dứt. Như thế Bồ Tát phương tiện thanh tịnh nhiếp thọ chúng sanh. Lại nếu ở nội tâm nầy, ái lạc chẳng xả, Bồ Tát ái tức là gây nhiều hủy báng. Rượu là điều sai trái như dao bén nguy hiểm, quyết định xa lìa, chẳng nên tiếp diễn, kẻ bố thí như thế chẳng sai trái vậy”.
Luận rằng:
Việc bố thí gọi là thanh tịnh dần dần đưa vào chỗ an vui. Như nhiều Kinh đã nói rộng về việc nầy. Như Kinh Hư Không Tạng chép: “Đối với ta, thanh tịnh bố thí, những gì thuộc về ta, thanh tịnh bố thí, nguyên nhân thanh tịnh bố thí, thấy biết thanh tịnh bố thí, hình tướng thanh tịnh bố thí, nhiều tánh thanh tịnh bố thí, sát na quả báo thanh tịnh bố thí, tâm sánh với hư không thanh tịnh bố thí, cho đến bố thí giống như hư không chẳng có ngằn mé. Bồ Tát làm việc bố thí, lại cũng như vậy. Giống như hư không, rộng rãi vô ngại, Bồ Tát làm việc bố thí quảng đại hồi hướng cũng lại như thế. Giống như hư không chẳng có sắc tướng , như thế Bồ Tát lìa sắc làm việc bố thí cũng lại như vậy. Giống như hư không , không tưởng không tác, không biểu hiện, không tướng, Bồ Tát làm việc bố thí nhiếp thọ tất cả loài hữu tình, lại cũng như thế. Giống như hư không, biến vào trong các quốc độ Phật, Bồ Tát đại từ duyên nơi hữu tình, rộng vì việc làm bố thí, lại cũng như thế. Giống như hư không, chứa đựng được tất cả, Bồ Tát làm việc bố thí nầy nhiếp thọ tất cả loài hữu tình , lại cũng như thế. Cho đến như người biến hóa,, thí biến hóa; không có thọ dụng, lại chẳng phân biệt. Ý đạt đến các pháp lại chẳng mong cầu lìa ngã và ngã sở; tự tánh thanh tịnh. Vượt hơn cả trí tuệ, đoạn trừ những phiền não, do phương tiện trí mà chẳng xa rời loài hữu tình . Đây là Bồ Tát tu hành bố thí Ba Ma Mật Đa giống như hư không vậy.”
Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận
Hết quyển thứ 19

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Sen búp dâng đời


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.131.181 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập