Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận [大乘集菩薩學論] »» Bản Việt dịch quyển số 20 »»

Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận [大乘集菩薩學論] »» Bản Việt dịch quyển số 20

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.22 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.3 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luận Đại Thừa Tập Bồ Tát Học

Kinh này có 25 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
Việt dịch: Thích Như Điển

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chánh Mệnh Thọ Dụng
Phẩm Thứ 15, Phần thứ 2

Luận rằng:
Ở đây lại làm sáng tỏ việc giữ giới thanh tịnh. Như Kinh Hư Không Tạng chép:”Xa rời tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật, nơi tâm Bồ Đề chẳng sanh thối chuyển , nơi giới luật được thanh tịnh. Nầy Thiện nam tử! Giống như hư không thể tánh thanh tịnh, Bồ Tát giữ giới thanh tịnh lại cũng như thế. Hư không chẳng dơ, Bồ Tát giữ giới chẳng dơ lại cũng như vậy. Hư không tịch tĩnh, Bồ Tát giữ giới tịch tĩnh lại cũng như vậy. Hư không vô hoại, Bồ Tát giữ giới vô hoại lại cũng như vậy. Lại nữa, như hư không không thể vượt hơn, Bồ Tát giữ giới nơi hữu tình cũng không thể vượt hơn. Lại nữa, hư không thanh tịnh bình đẳng; Bồ Tát thực hành nhẫn nhục nơi hữu tình bình đẳng hòa hợp thanh tịnh. Lại cũng như thế giống như có người cầm dao vào rừng Sa La, để đốn cành lá, nên biết cây Sa La chẳng sân nhuế; chẳng sanh phân biệt, là ai có thể đốn nó. Lại nữa, cũng chẳng cần phân biệt ai là người đốn nó. Bồ Tát thực hành hạnh nhẫn lại cũng như vậy. Đây là Bồ Tát tối thượng nhẫn nhục giống như hư không”.
Lại Kinh Bảo Phát chép: “Thân tinh tấn thanh tịnh, nghĩa là thân nầy giống như hình ảnh và tiếng vang. Nơi lời nói, tự tánh không ghi nhận. Rõ biết tâm nầy rốt ráo là không tịch. Cho nên lòng đại bi bị lòng từ chế ngự. Đầy đủ các hạnh , sâu tu thiền định, nơi công đức của Pháp chẳng làm cho khuyết giảm. Nơi tâm Bồ Đề nầy, quán sát tất cả chúng sanh chẳng có khuyết giảm. Hoan hỷ bố thí cho đến phương tiện chẳng có khuyết giảm. Với từ bi hỷ xả thâm tâm tương ưng chẳng có khuyết giảm. Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự chẳng có khuyết giảm, ở nơi chánh niệm chánh tri chẳng có khuyết giảm. Chánh niệm xứ, chánh cần, thần túc, căn lực, giác chi, thánh đạo, chẳng có khuyết giảm. Cho đến pháp Chỉ và Quán chẳng có khuyết giảm. Bỏ nghiệp phiền não tự tánh vô tri. Tu kiểm thân tâm, chẳng cho buông lung. Thường siêng làm Phật sự thành thục hữu tình, hoặc được thanh lương an trụ nơi tịch tĩnh. Nầy Thiện nam tử! Đây gọi là Bồ Tát tu Thiền Ba La Mật Đa hạnh thanh tịnh. Như thế cho đến Trí Huệ Ba La Mật Đa nên biết cũng như vậy”.

Tăng Trưởng Thắng Lực
(Bhadracaryavidhih
Sodasah Paricchedah)
Phẩm Thứ 16. Phần 1

Luận rằng:
Ở đây làm sáng tỏ ba loại: Tăng trưởng thắng lực nghĩa là chỗ làm, tâm thường và vô yểm túc. Độ chúng sanh, chẳng sanh giải đãi, thối thác. Cầu Phật diệu trí, kiên cố dũng mãnh. Đây là ba loại lực mà chẳng phải Thanh Văn có thể hành được. Như Kinh Bảo Vân chép: “Nơi chúng sanh tự tánh khiếp nhược, duy trừ Bồ Tát hiển hiện tăng trưởng”.
Lại Kinh Như Lai Bí Mật chép rằng: “Lúc ấy Vua A Xà Thế lại bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn: Bồ Tát tu pháp nào mà có thể rộng được thắng lực như thế? Phật bảo: Nầy Đại Vương! Bồ Tát tu mười pháp rộng được thắng lợi. Thế nào là mười?
Một là thà bỏ thân mệnh, chứ chẳng bỏ Vô Thượng Chánh Pháp.
Hai là đối với tất cả chúng sanh luôn luôn khiêm hạ, tâm kiêu mạn không tăng trưởng.
Ba là đối với chúng sanh yếu đuối, khởi tâm bi mẫn nhớ nghĩ, chẳng sanh tổn hại.
Bốn là thấy chúng sanh đói khát, bố thí đồ ăn ngon sạch.
Năm là thấy chúng sanh sợ hãi, bố thí sự không sợ hãi.
Sáu là thấy chúng sanh tật bệnh, bố thí thuốc thang cứu khổ.
Bảy là thấy chúng sanh bần cùng, bố thí trí tuệ để được đầy đủ.
Tám là thấy tháp miếu hình tượng, tranh ảnh Phật hư, làm cho trang nghiêm thanh tịnh.
Chín là đón đưa vui vẻ nói lời an ủi chúng sanh.
Mười là thấy ai thiếu thốn bịnh nặng khổ não, liền giúp cho họ bớt khổ.
Bồ Tát đầy đủ mười pháp như thế tức có thể rộng làm được những lực tối thắng”.
Lại nữa, Kinh Hải Ý chép rằng: “Bồ tát có thể phát khởi tinh tấn, thường do nơi kiên cố, siêng năng làm việc vui vẻ; khởi tâm tinh tấn không ngừng nghỉ. Chư Bồ Tát đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề làm được không khó. Tại sao vậy? Nầy Hải Ý! Do tinh tấn vậy! Cho nên mới được Bồ Đề. Nếu kẻ giải đãi, xa rời Phật Bồ Đề, lại càng xa hơn nữa. Kẻ chẳng giải đãi, có thể hành bố thí cho đến không giải đãi, có thể tập trung được trí tuệ”.
Như Kinh Nguyệt Đăng chép rằng: “Dụ như trong nước, hoa Ưu Bát La (Hoa Sen Xanh) sanh ra phải biết lần lượt mà được tăng trưởng. Dần dần tu học rồi thực hành hạnh bố thí”.
Như Kinh Năng Đoạn Kim Cang nói: “Nếu Bồ Tát trụ bố thí, rộng được phước tụ chẳng thể xưng lượng”.
Lại Kinh Đại Bát Nhã (Mahati Prajnaparamita) chép rằng: “Lại nữa Xá Lợi Tử! nếu Đại Bồ Tát vui tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa, dù bố thí ít mà được viên mãn, nên biết rằng sự bố thí kia đến với tất cả chúng sanh như vàng, bạc, đồ trân bảo, vườn rừng, nhà cửa ... nhiều loại như thế tùy theo ý nầy mà vui. Tất cả tướng trí phương tiện thiện xảo, có thể hồi hướng đến vô lượng vô số kiếp của tất cả chúng sanh. Thế cho nên học Bát Nhã Ba La Mật Đa”.
Luận rằng:
Ở đây làm rõ đại bi không tàng tự tánh thanh tịnh, thọ dụng phước lạc, rời bỏ tăng trưởng tật bịnh. Nếu chẳng đại bi, thì chẳng phải hành Bồ Tát, kiến lập những việc thiện là điều căn bản. Như thế, lòng từ bi sâu dày kiên cố hiện tiền. Dõng mãnh tu tạo các hạnh từ bi tương ứng tức có thể giữ giới luật thanh tịnh.
Kinh có kệ tụng rằng:
“Như người khéo đấu tranh
Lợi khí tâm vững chãi
Nếu có ít giải đãi
Tức giữ giới đưa lại”.
Lại như Thiện Tài qua nghinh đón Thánh Từ thiện tri thức liền tự nghĩ rằng:”Nơi thân ta, về kiếp quá khứ chẳng có tâm dõng mãnh, chẳng có ý kiên cố, chẳng có nhân thanh tịnh, thọ các luân chuyển. Tâm vui, dong ruổi, điên đảo phân biệt. Tự suy nghĩ tà vạy, vui làm nơi dục hạnh. Chấp trước thế gian, chẳng lợi sự nghiệp, hoặc nơi tự thân làm cho được rộng nghĩa lợi. Khởi lên bất bình đẳng, tất cả đều xả thí. Ở đời hiện tại, khởi lên đại dũng mãnh, loại bỏ phân biệt , chân thật tư duy. Chỗ làm của chư Bồ Tát , chánh hạnh nên siêng tu tạo, nơi chúng sanh, khởi lên tăng thượng tâm làm lợi lạc tất cả. Nơi Chư Phật liền phát đại tinh tấn, làm những việc lành lợi lớn. Trang nghiêm các căn, tăng trưởng nguyện lực. Đọc tụng kinh điển, tâm tịnh tín giải. Nhiếp giữ thân tâm, chẳng sanh trạo cử, thường vui xuất ly; sanh lão bệnh tử; ưu não khổ hãi. Đời sau làm các việc vui, chỗ làm của Bồ Tát hạnh nên đến tất cả nước quốc độ Chư Phật. Cung kính lãnh thọ lời dạy dỗ của Như Lai, gần gũi cúng dường những Pháp Sư thuyết pháp, vui cầu tương ứng đúng Phật. Thừa hành cung cấp các Thiện tri thức. Khai thị diễn thuyết tất cả Phật Pháp. Bồ Tát có thể tư duy quan sát như thế. Tức có thể tăng trưởng nguyện lực thân trí, nhằm độ thoát tất cả chúng sanh, trồng đạo đức nơi chỗ căn bản”.
Như Kinh Vô Tận Ý (Aksayamatinirdesa) chép: “ Bồ tát một mình không bạn dõng mãnh kiên cố cứu cánh đạt đến Bồ Đề. Thân tâm tự tu, chẳng giả dối làm việc đó. Do sự tinh tấn nung nấu mà tự trang nghiêm mình. Vì các chúng sanh mà tạo nên những thiện nghiệp. Ta lại cũng như thế tất phải làm như vậy. Chư Bồ Tát từ sơ phát tâm là chỗ tu hành, ta cũng thường hành như thế. Bố thí chẳng phải một nửa cho mình, và một nửa còn lại mình cho. Giới cho đến tinh tấn, thiền định, trí tuệ chẳng phải là nửa của mình, một nửa của người khác. Các Ba La Mật chẳng thể sai khiến mình, mà mình có thể sai khiến các Ba La Mật. Tất các căn lành đều là như thế cho đến nơi Kim Cang Tòa, tại Bồ Đề Đạo Tràng các chúng ma bị hủy hoại. Trong mỗi mỗi sát na, bình đẳng tương ưng với trí tuệ, thành Bồ Đề”.
Như kinh Kim Cang Tràng (Vajradhvaja Sutra) chép rằng: “Như mặt trời xuất hiện ở thế gian riêng rẽ không có bạn lữ, trải qua nhiều cảnh giới mà chẳng thối chuyển; đối với người mù, cũng chẳng hề chi; đối với La Hầu A Tu La Vương, cũng chẳng sao cả; đối với thành Càn Thát Bà, cũng không có vấn đề; đối với các nơi dơ uế của cõi thế gian cũng không bận tâm; đối với bốn thiên hạ vi trần trong địa giới cũng chẳng lo lắng; đối với núi cao, núi lửa, tuyết phủ tất cả cũng không làm chướng ngại. Đại Bồ Tát xuất hiện nơi thế gian lại cũng như thế. Chẳng phân biệt trí, chánh niệm rõ biết, vì chúng sanh mà chẳng tổn hại; chẳng sanh tâm nhàm chán và không thối chuyển, nơi Bồ Tát rộng vì căn lành lớn mà sanh tật đố. Bồ Tát như thế chẳng sanh tâm hiềm giận, lại chẳng thối chuyển.
Lại có chúng sanh vì tà, thấy dơ và ô nhiễm, Bồ Tát nơi đó chẳng sanh tâm nhàm chán và không thối chuyển. Nếu thấy chúng sanh thường vì sân nhuế ràng buộc. Bồ Tát đối với họ cũng chẳng xa rời. Nếu thấy chúng sanh ngu si, bị phiền não sâu dày che lấp, phá hoại chủng tử Bồ Đề; hết thảy thế gian chẳng thể cứu giúp, Bồ Tát nơi đó chẳng sanh khinh mạn. Vì sao vậy?
Bồ Tát đại bi chẳng thấy chúng sanh có sai trái, giống như mặt trời xuất hiện nơi thế gian, làm cho tất cả sáng sủa không có chướng ngại. Lại nữa, chúng sanh ngu si che dấu, chẳng tin Chư Phật, chẳng nghe Chánh Pháp, chẳng hiểu ruộng phước nơi Tăng. Tự mình tạo ra nhiều loại nguyên nhân khổ, hoặc đọa vào địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ v.v...
Lúc ấy, Bồ Tát thấy chúng sanh tạo nghiệp rồi, tâm chẳng động, chẳng hoảng hốt, chẳng kinh sợ, liền phát tâm dõng mãnh chẳng sanh thối chuyển, quyết định thay thế chúng sanh thọ những sự khổ não đó. Vì sao thế?
Vì ta đang mang vác những chúng sanh cho đến sự sanh lão bịnh tử khổ não khó khăn trên thế gian nầy, vào chỗ không già nạn; vào nơi chỗ hiểm của luân hồi, vào nơi nạn ác kiến, nơi nạn quỷ hoại thiện pháp, nơi nạn sanh ra vô trí. Ta sẽ rốt ráo làm cho thoát khỏi những nạn nầy. Những chúng sanh ấy do vô minh ràng buộc, lưới ái nhiễm trước, lại kết chặt thành dây; mê mờ khổ chẳng sanh tâm rõ biết, chẳng cầu ra khỏi; thường hay nghi hoặc, cùng với những nguyện sai khác. Nơi biển luân hồi, trôi nổi bập bềnh, ta thường an trụ tất cả chỗ trí tuệ cao tột. Làm cho tất cả chúng sanh, thành tựu lợi ích và tất cả được giải thoát. Chỉ riêng ta một mình có thể cứu khổ. Giả sử tất cả thế giới đều làm ác, thọ khổ chúng sanh đầy dẫy trong đó; nơi đó ta sẽ tích tập mọi căn lành, bình đẳng hồi hướng, chẳng trừ bỏ một ai. Cho đến sau cùng trải qua nhiều thời gian mỗi mỗi các đường ác đều tiêu diệt không còn. Mỗi mỗi chúng sanh đều được giải thoát. Nếu một chúng sanh chưa lìa được khổ, thân ta chưa ra khỏi luân hồi. Nguyện cho tất cả chúng sanh, nơi thân được hết sự khổ, làm cho an ổn vui vẻ. Mỗi mỗi niềm vui khi được thốt lên là lời nói chân thật. Chớ không phải tướng, chẳng sanh tổn hại. Ta sẽ làm cho tất cả phát nhất thiết trí và tâm lìa cảnh ngũ dục, làm hạnh Bồ Tát, cứu cánh an trụ nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.
Vì sao vậy? Nơi các chúng sanh, do nhiễm dục mà chấp nhận những cảnh Ma, hủy báng Chư Phật, Thế Tôn, nên biết tham dục là gốc của sự khổ. Do duyên nầy, sự tranh tụng, đấu tranh tạo ra, khởi lên phiền não, để rồi phải đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh ... cho đến chẳng sanh lên cõi Trời, xa lìa chư Phật. Làm thế nào để có thể phát Vô Thượng Trí Vương? Những chúng sanh vì dục lạc trôi nổi, đốt cháy vô lượng khổ não thiếu sót; ta từ nơi thiện căn bình đẳng mà hồi hướng , làm cho tất cả chúng sanh đều được xả ly, vui cầu Phật trí, được Niết Bàn an lạc. Ta sẽ vì chúng sanh mà làm Đại Đạo Sư. Ở nơi phương tiện trí, làm cho họ đạt đến bờ giải thoát.
Lại nữa như mặt trời chiếu sáng bốn đại châu; nơi cảnh giới đó làm cho sáng tỏ. Cung điện nhà Vua, làng xóm, thành ấp, nhân dân ra vào tạo tác sự nghiệp; thành thục cày cấy trồng rau quả. Mặt trời chiếu ánh sáng uy đức, độc xuất nơi thế gian, quyết định chẳng có hai. Như thế Bồ Tát từ sơ phát tâm, thấy các chúng sanh chẳng trồng căn lành, liền niệm rằng: Ta sẽ cứu hộ tất cả chúng sanh, ta sẽ giải thoát tất cả chúng sanh, ta sẽ soi sáng tất cả chúng sanh. Ta sẽ giáo hóa tất cả chúng sanh; ta sẽ thay thế tất cả chúng sanh; ta sẽ nhiếp thọ tất cả chúng sanh. Ta sẽ thành thục tất cả chúng sanh, làm cho họ an ổn, đoạn các nghi hoặc. Lại như mặt trời xuất hiện ở tất cả thế gian, ánh sáng đều chiếu khắp chẳng phải vì kia cầu. Đại Bồ Tát lại cũng như vậy, tái xuất hiện nơi đời thấy chúng sanh khổ, chẳng chờ chúng sanh thỉnh mời, mà liền đến cứu hộ, không phải kẻ ít thiện căn mà không hồi hướng, nơi chúng sanh mà trang nghiêm”.
Lại nữa Kinh Vô Tận Ý chép:”Bồ Tát chẳng kể kiếp số, để cầu Bồ Đề, từ gốc sanh tử cho đến ngày nay, đã trải qua nhiều thời gian không thể tính đếm được. Ở nơi những kiếp ấy đã làm trang nghiêm, cho đến thấy Chư Phật, phát một tâm đạo. Rồi trải qua Chư Phật ấy hằng hà sa số phụng sự cúng dường, chẳng có giải đãi mỏi mệt. Lại có thể hiểu rõ tất cả tâm của chúng sanh để thi hành. Cho nên có tên là Bồ Tát Vô Tận Trang Nghiêm. Tu tập bố thí Ba La Mật, phát Bồ Đề tâm; mà có thể đầy đủ tướng hảo trang nghiêm như thế”.
Lại nữa Kinh Bảo Vân chép rằng: “Bồ Tát thấy các chúng sanh mù lòa không có huệ nhãn, ngọng câm, khó điều phục, phá giới, ỷ lại, chắc chắn đọa vào cõi ác. Bồ Tát khởi tâm xa lìa, cầu sanh Tịnh Độ, nguyện tai chẳng nghe tên của các việc ác. Nghĩ như thế rồi, liền tư duy, đây là những chúng sanh ngu si ngọng câm, chẳng có phần Niết Bàn, không thể sanh tín tâm, xa lìa Chư Phật. Ta sẽ điều phục cứu họ ra khỏi. Phát tâm như thế rồi, tất cả ma cung đều chấn động. Mười phương Chư Phật, đồng thanh tán thán, người nầy chẳng bao lâu , ngồi nơi đạo tràng , chứng được tâm Bồ Đề”.
Luận rằng:
Việc nầy từ từ tư duy quán sát, tức có thể tăng trưởng vô lượng phước lạc; nên ngay chánh thân tâm kiên cố tu hành đạo giác. Như Kinh Pháp Tập chép: “Trong Phật Pháp lấy tâm ngay thẳng làm gốc. Nếu chư Bồ Tát chẳng có tâm ngay thẳng tức là xa rời tất cả Phật Pháp. Nếu đầy đủ thân tâm kiên cố, khi chưa nghe đủ pháp sâu xa thâm diệu, sanh khát ngưỡng; hoặc nơi vắng vẻ, hay dưới gốc cây trong rừng, tự nhiên xuất hiện pháp âm vi diệu thâm sâu, mà được liễu giải. Cho nên Bồ Tát nên làm như thế. Như người có chân, tức có thể đi đây đó. Bồ Tát nếu ngay thẳng sâu xa, có thể tu hành tất cả Phật Pháp. Như người có thân, tức có thọ mạng. Bồ Tát, có đầy đủ thân tâm ngay thẳng, tức có thể rộng được Chư Phật Bồ Đề. Như người có mạng sống tức có tài lợi. Bồ Tát nếu có đầy đủ thâm tâm ngay thẳng, có thể rộng được nơi thánh tài của Chư Phật. Giống như chiếc đèn lớn cháy sáng rực rỡ vậy. Bồ Tát đầy đủ thân tâm ngay thẳng, đối với Pháp Phật rõ biết sáng suốt, giống như có mây, tức có thể có mưa. Bồ Tát nếu đầy đủ thân tâm ngay thẳng; tức có thể tuyên bố Pháp vũ của Chư Phật. Cho nên Bồ Tát phải rõ biết thâm tâm ngay thẳng khéo giữ gìn. Giống như gốc cây mục nát chẳng thể sanh cành lá hoa quả. Bồ Tát nếu không có thâmn tâm ngay thẳng, đối với các thiện Pháp chẳng được sanh trưởng ; lại chẳng thể nhận được sự giác ngộ của Chư Phật”.
Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận
Hết quyển thứ 20

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 25 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Lược sử Phật giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.143.239.234 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập