Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thanh Tịnh
(Papasodhanam Astamah Paricchedah).
Phẩm Thứ Tám. Phần thứ ba
Cùng với vô lượng trăm ngàn vạn vô số chúng sanh tu thập thiện nghiệp đạo. Sau khi sanh vào Sát Đế Lợi, Bà La Môn, Trưởng Giả những chủng tộc lớn, tiền của dồi dào; kho báu tràn đầy, bà con quyến thuộc đều đầy đủ.
Kinh chép rằng “ Nếu có người nữ được nghe đến danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hoặc thọ trì; sau đó chuyển được thân nữ”.
Lại nữa Kinh Văn Thù Sư Lợi Trang Nghiêm Phật Sát Công Đức chép: “Diệu Cát Tường (Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát) nói: Ta lại cung kính Huệ Thượng Bồ Tát, Quang Tràng Bồ Tát, Như Ý Nguyện Bồ Tát, Tịch Căn Bồ Tát. Nếu có người nữ thọ trì danh hiệu của bốn vị Bồ Tát nầy sẽ được chuyển đổi thân nữ sau đó không thọ lại nữa”.
Luận rằng:
Về việc làm đối trị đã lược nói như trước. Bây giờ sẽ nói về lực chế chỉ (làm cho dừng dứt) . Như Kinh Địa Tạng chép: “Nếu Đại Bồ Tát lìa sát sanh; tức là ban cho tất cả chúng sanh việc chẳng lo chẳng sợ; cho đến chẳng sầu não, sợ hãi, tổn hại. Do nhờ trồng thiện căn quả báo nầy, cho nên công việc ở nơi luân hồi ngũ thú chìm đắm trong biển khổ sanh tử đó, nguyên nhân là do sát sanh vậy. Tạo thân ngữ ý tất cả nghiệp chướng . Hoặc tự mình làm ; hoặc bảo người khác làm; hoặc tùy hỷ việc làm. Do lìa bỏ vòng sát sanh mà tất cả giảm xuống cho đến chẳng thọ quả báo nữa. Nơi hiện thân được thọ mệnh lâu dài, chư Thiên và loài người đều ưa mến.
Lại nữa Thiện nam tử! Nếu Đại Bồ Tát cho đến việc lìa bỏ trộm cắp chấp giữ, tức là thí cho tất cả chúng sanh không lo, không sợ và không nhiệt não. Chẳng sanh động loạn, nơi tài lợi của mình được vui vẻ đầy đủ. Cuối cùng chẳng lấy của phi pháp làm lợi, do thiện căn nầy là nhân duyên làm cho xa lìa sự chấp thủ vậy. Tất cả nghiệp chướng đều giảm xuống; chẳng bị thọ quả báo lại nữa. Điều quan trọng như trong mười đường bất thiện lại có thể đổi lại để tự mình tu thiện”.
Như Kinh Như Nguyệt Đăng chép: “Nghe tội sanh diệt, như nói phàm phu chẳng thật sân, mạ lị hủy báng mà an trụ nơi nhẫn cho đến ở những đời trước đã tạo những tội nghiệp , mà Bồ Tát nơi đó đã khởi lên sân hận”.
Luận rằng:
Lực chế ngự như trên đã nói: Bây giờ nói về lực nương tựa. Cho nên Kinh Duyên Khởi (Sukarikavadana) giải thích rằng: Nếu có thể quy y Phật chẳng đọa vào ác đạo. Khi xả bỏ thân nầy liền được sanh thiên giới. Pháp và Tăng lại cũng đồng như thế”.
Lại nữa như Kinh Từ Thị Giải Thoát (Metraiyavimoksa) chép: “Bồ Tát làm tịnh các tội nghiệp; những pháp bất thiện lớn như đại địa, mà khi kiếp lửa nổi lên tất cả chỗ ấy không thể không thiêu đốt. Cho nên giống như có người khát và uống nước trái cây một hai lần; có trăm ngàn đồ sắt vây hai bên làm thành màu vàng. Chẳng phải sắt có thể làm cho nước ấy trở lại thành sắt. Khi phát những tâm trí lại cũng như thế. Nơi mỗi căn lành hồi hướng trí, có thể nhiếp thọ tất cả nghiệp phiền não chướng thành tất cả pháp trí, mà chẳng phải những nghiệp phiền não chướng có thể làm tất cả tâm trí phiền não.
Nầy Thiện nam tử! Lại nữa nếu có kẻ mang một ánh đèn chiếu sáng vào phòng tối tức thời có thể làm tan đi sự u ám cả ngàn năm; Sự phát nguyện trí tâm lại cũng như thế. Như đi vào trong phòng tâm vô minh của chúng sanh, cũng có thể phá trừ đi trăm ngàn kiếp chẳng thể nói hết về nghiệp chướng phiền não, mà phát ra trí tuệ quang minh.
Nầy Thiện nam tử! Như Đại Long Vương trên đầu có đội mũ Như Ý Ma Ni Bảo Vương, chẳng sợ kẻ địch nào cả. Bồ Đề Tâm nầy lại cũng như thế. Nếu Bồ Tát đầy đủ tâm đại bi, chẳng có con đường ác nào đáng sợ cả”.
Như Kinh Ưu Ba Ly Sở Vấn chép:” Đối với Đại Thừa, Đại Bồ Tát vào buổi sáng có phạm tội hủy báng; đến buổi trưa chẳng xả bỏ mà làm tất cả bằng tâm trí, Bồ Tát nầy được giới uẩn đầy đủ. Vào buổi trưa có phạm tội hủy báng thì buổi tối chẳng xả làm tất cả tâm trí , tức Bồ Tát giới uẩn lại cũng đầy đủ. Ta lại nói như sau đây.
Phật bảo:” Nầy Ưu Ba Ly! Việc trụ nơi Đại Thừa Bồ Tát; hoặc xả học hoặc xả giới học xứ từng thời lại cũng như Bồ Tát kia chớ khởi làm việc ác, lại chớ tùy theo đó mà chuyển. Nếu lại ở nơi Thanh Văn thừa để giải thích có phạm tội hủy báng với vị Thanh Văn đó. Nghĩa là mất giới uẩn. Nên như thế mà biết để nói rộng ra”. Nhẫn Nhục
(Ksantiparamita Navamah paricchedah)
Phẩm thứ chín
Luận rằng:
Điều nầy chẳng xa rời những pháp môn triển chuyển khác, mà khéo giữ gìn làm cho giới thể được trưởng duỡng. Như thế lìa được nghiệp chướng ràng buộc, phá bỏ những phiền não nội kết. Cho đến nghe nhẫn chẳng nhẫn, giảm mất sự tinh tấn, giải đãi đọa lạc vậy. Hoặc lại chẳng nghe chẳng biết giữ gìn phương tiện. Do không có những phương tiện để làm thanh tịnh những phiền não , cho nên sự giải đãi làm thối lui khi nghe tu tập, khiến bị tạp loạn. Nghĩa là khi tụng tập cần khổ nương vào nơi núi rừng, kẻ tu hành dần dần tâm bị tạp loạn chẳng giữ được. Mà điều dừng nghỉ nầy lại nên nhiếp trì, thường có kết quả ít, huống nữa là thanh tịnh những phiền não, khi tu chỉ quán lại quên sót những điều thiện, cho đến thanh tịnh các phiền não.
Kinh Pháp Tập chép: “Nói về điều nhẫn có ba loại:Là an trụ khổ nhẫn; Đế Sát Pháp nhẫn và chịu Oan Hại nhẫn. Kẻ an trụ khổ nhẫn được cứu cánh hạnh, đối trị với sơ khổ và loại trừ được những đắm trước vui say về ái. Trừ hai loại não. Đó là những gì? Là sân si và giải đãi”.
Kinh Nguyệt Đăng chép: “Kẻ đắm nơi niềm vui lại chẳng xả sự khổ”.
Lại nữa Kinh Bảo Vân chép: “Nếu bên trong luôn nhớ về ưu bi khổ não, thì ở nơi phương tiện phải điều phục sự nhẫn”.
Kinh Tối Thượng Thọ Sở Vấn chép:”Lại nữa Trưởng Giả! Tại gia Bồ Tát nên xa rời sự tổn hoại chẳng đúng như chân lý. Chớ đắm trước vào thế gian, tám pháp được vợ con, cho đến thọ dụng những tiền tài lúa gạo đầy đủ. Chẳng cao ngạo miễn cưỡng. Giả sử những của cải lại chẳng đủ, thêm sầu não, nên quán sát các tướng hữu vi như thế ở chỗ tạo tác đều huyễn hóa. Khởi lên và nêu ra tức tội báo liền diệt. Nghĩa là cha mẹ, vợ con, nô tỳ cho đến thân bằng quyến thuộc tức chẳng phải ta. Ta lại chẳng phải họ”.
Như có kệ rằng:
Nếu có chỗ tập hội
Sao khởi lên sầu não.
Hoặc chẳng có chỗ hội.
Sao khởi lên sầu não .
Sở dĩ chỗ tập hội,
Vì sân si não hại
Giải đãi mệt mõi vậy.
Hoặc chấp vào chỗ mạnh
Khởi lên sự sai trái
Si mê theo tội lỗi
Đến Tu Di Thiên Thọ,
Xa lìa những việc nầy
Thì cũng vô ích thôi.
Đây mới thật là khó”.
Luận rằng:
Làm thế nào để xả bỏ sự sầu não nầy? Là phải phát tâm nhu nhuyễn.
Như Kinh Tối Thượng Vấn chép: “Ở đây xa lìa điều não tức làm cho tâm nhu nhuyễn như thấy được lụa là”.
Lại nữa, Kinh Hoa Nghiêm chép: “Nên như Vua Thắng Tài , đồng nữ phát tâm như thế, để diệt các phiền não, mà không thể có tâm nào khác phá được sự sân hận nầy. Chỉ có bất động tâm đối với biển chúng sanh là chẳng thể thoái hóa lạc vào cảnh giới thâm tâm khác”.
Luận rằng:
Kẻ tu tập chẳng có gì khó, chỉ có kẻ ngu mới khó vậy. Nếu kẻ bảo đảm việc canh nông, chăm sóc tu tập khó khăn; mang vác nhiều cây trái. Sự bụi bẩn đó làm tâm chẳng tịnh lại chẳng hối não. Huống nữa điều nầy sau tạo được niềm vui, mà chư Bồ Tát chỉ vui vì tối thắng ở nơi quả vô thượng . Lại như kẻ ti tiện ít được sự lợi ích, đối với thân khó làm cho không hư hỏng. Chỉ buộc nghĩ thọ lãnh hung hăng, như quyết hơn thua. Lại nữa, thời gian ở đây dài thật vô ích, thọ các khổ não. Do thiện pháp nào mà của cải ít, chẳng thâu nạp vào. Địa ngục trị tội tặc hại thế gian. Ngục tối giữ gìn án lệnh để trị tội chẳng thiên vị. Tùy theo điểm gặp gỡ mà thọ thống khổ bị chẳng vì oan, ở nơi xa xôi chẳng hề trói buộc. Sự lao nhọc nhẫn khổ, phá phiền não tặc, đều chẳng trừ. Nơi ba cõi bị hơn kia, nắm giữ cây gậy đánh bại những ma oán để giải sự trói buộc của chúng sanh. Do trước tụ tập một ít khắc khổ mà được thành tựu. Chúng sanh tu khổ thọ tưởng, nghĩa là khi khổ sanh ở nơi nầy tu tập tưởng lạc. Kẻ trụ ở lạc tưởng; tức có thể thành tựu biện tài quả vị và được Tam Ma Địa, gọi là siêu xuất pháp lạc.
Như Kinh Phụ Tử Tập Hội (Pitaputra-Samagama) chép: “Phật bảo: Có Pháp Thiền tên là Siêu Chư Pháp Lạc. Nếu Bồ Tát được Pháp Thiền nầy, đối với các sự duyên, thọ những niềm vui và thọ chẳng khổ chẳng vui. Chẳng phải một nhân duyên như thế, nơi ấy mà được lạc tưởng. Giống như người nhân duyên chặt bỏ chân tay cho đến tai mũi. Tai mũi cắt rồi, cứ như thế mà được lạc tưởng. Cho đến giầy dép, gậy gộc bị đánh đập vẫn như lạc tưởng. Lại vì ngục tối trói buộc cột chặt, bó lại như áo rồi đốt cháy, cho thêm dầu vào tạo sức nóng hơn lên, cứ như thế mà sanh lạc tưởng. Hình mặt chim muông, hình mặt Sư Tử, hình xấu xí khó ưa; cho đến tạo đồng tiền; tạo thức ăn, cho voi uống rượu là như lạc tưởng . Hoặc vì chạy trốn tránh, mạng căn bị hại , những sự tổn hại đối đầu vẫn như lạc tưởng; vô khổ lạc tưởng. Vì sao thế? – Vì Đại Bồ Tát ở đây như nguyện lực trong đêm dài mà tu tập tạo thành. Nếu xa khỏi thì được gần với sự diệu lạc. Nếu ta là kẻ tội phạm; lại phụng sự tôn trọng cung kính cúng dường; mọi lúc mọi nơi, đều được gần gũi diệu lạc. Nếu gặp kẻ nói ác mắng trách cùng dùng gậy gộc, dao mác để đánh đập hại mình, cho đến làm nguy đến tánh mạng, tất cả đó đều được niềm vui Bồ Đề chứng thành quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đầy đủ như thế, suy nghĩ và làm như vậy, giống như sự nghiệp và nguyện lực. Lại đầy đủ tất cả chúng sanh tùy theo biết vui tưởng, gần gũi tu tập, nơi nghiệp báo là chỗ để tạo tác, họ được siêu xuất các pháp lạc Thiền định. Nếu lúc ấy Bồ Tát được tất cả pháp lạc Tam Ma Địa lại được việc lớn, chẳng động hoại đến ma sự. Đây là phương tiện đầy đủ tất cả xả thí. Thành tựu tất cả những việc khó là khổ hạnh. Kiên nhẫn tất cả những sự nhẫn nại để sách tấn mọi sự siêng năng. Giúp tu tất cả thiền định trí tuệ. Đây là thường hỷ.
Như Kinh Nguyệt Đăng chép: “Thường hỷ là luôn luôn tôn trọng chánh kiến”.
Lại Kinh Vô Tận Ý chép: “Thế nào là hỷ? – Nghĩa là niệm vui pháp thanh tịnh tin vui. Phát tâm dõng mãnh chẳng sanh giãi đãi, chẳng có phiền não và chẳng cầu niềm vui của ngũ dục. Chẳng lìa các pháp lạc, do tâm kiến lập vui biết vui, khởi lên ý trong sạch. Như Lai thân trang nghiêm tướng hảo, mong cầu thiện xảo, nghe pháp chẳng mỏi mệt, nương tựa vào pháp thật để hành. Do pháp sanh niềm vui, thích vui tin thanh tịnh, mà đối vớí chúng sanh biết là vô ngại. Đối với tối thắng dục, cần cầu Phật pháp, chẳng xả bỏ pháp dục, tin hiểu sâu xa các diệu pháp của chư Phật, chỉ bày thừa giải thoát. Phát tâm cao thượng trừ tâm keo kiệt. Nếu sơ phát tâm bố thí; nên thí; thí rồi ba luân (người thí, người nhận và vật thí) thanh tịnh, hoan hỉ bố thí. Giới vi diệu và được thanh tịnh. Do trì giới thanh tịnh ngăn giữ được những hủy phạm cấm giới; mà thường vượt lên khỏi những con đường ác sợ hãi, hướng Phật cấm giới, kiên trì chẳng hủy phạm, dám ngăn kẻ ác đến mạ nhục. Đối với lời nói đạo vì làm tăng thêm phước báu an lạc, mà do nhẫn thay đổi nên tôn trọng, chẳng kiêu mạn. Dung mạo thường ôn hòa đáng kính; xa rời sự tật đố. Trước tiên ái ngữ; chẳng siểm nịnh, chẳng ton hót. Ý thanh tịnh chẳng tà dâm, chẳng thô tháo. Thấy người hơn mình lại chẳng mong cầu, chẳng khoa trương, chẳng làm cho người kia bị tổn hại. Tu pháp hòa kỉnh. Đối với chúng Bồ Tát cung kính như Phật, khiến cho sự cung kính đó càng tăng thêm thọ mệnh của mình. Đối với Sư Trưởng xem như cha mẹ mình. Giúp đỡ các chúng sanh giống như con một. Đối với Hòa Thượng , A Xà Lê cung kính như tưởng nhớ đến Phật. Đối với chánh hạnh, thảy đều giữ gìn như để trên đầu, tất cả Ba La Mật như yêu tay chân của mình. Đối với Pháp Sư thuyết pháp như những gì cao quý vi diệu. Xem lời dạy bảo như ngũ dục. Đối với vui đủ như chẳng có bệnh phiền não. Cầu diệu pháp như hy vọng vào thuốc hay. Đối với kẻ phát lồ như gặp được lương y. Như thế điều phục các căn, chẳng làm cho giải đãi. Đây gọi là hỷ.
Luận rằng:
Ở đây nói về sự học của Bồ Tát để trang nghiêm. Như Kinh Đại Vân (Mahamegha) chép: “Nếu vui nơi địa ngục, bàng sanh; đối với địa ngục tâm thường giới định; Tuy ở trong ngục mà như khách trọ qua đêm. Lại kẻ vui nơi địa ngục nên tâm sanh đắm trước nhưng sự keo kiệt làm cho lửa địa ngục chuyển thành mạnh hơn.”
Luận rằng:
Nói việc an trụ nơi khổ nhẫn. Kinh Hải ý có chép rằng: “Có ba loại nhẫn. Phật bảo: Nầy Hải Ý! Đại Bồ Tát nầy như chỗ phát những trí tâm quý báu; hoặc chẳng phải vì người hủy phạm tịnh giới, là các ma, dâm ma, thiên ma, tử ma, dùng lực để giữ gìn, làm cho bọn ma không đến xâm hại. Trổi khánh khua vang, đánh lên thành tiếng, ngay lúc ấy Đại Bồ Tát phát tâm sâu xa kiên cố làm cho chẳng hoại được . Lại nữa chẳng hoại tâm đại bi tinh tấn, giải thoát tất cả chúng sanh. Lại nữa chẳng hoại, làm cho hạt giống Tam Bảo phát triển chẳng dứt. Lại nữa chẳng hoại trong Phật pháp sự ứng hợp này tích chứa những điều lành căn bản. Lại nữa chẳng hoại sự thành tựu biện tài tướng hảo tu tập phước hạnh. Lại nữa chẳng hoại dũng lực tinh tấn nghiêm tịnh Phật độ. Lại nữa chẳng hoại cầu tất cả pháp chẳng tiếc thân mệnh. Lại nữa chẳng hoại việc độ các chúng sanh chẳng đắm trước chẳng vui riêng. Đây là thâm tâm đầy đủ như ý. Nếu vì tất cả chúng sanh ở chỗ ác hiểm; hay gặp sân si hủy báng, mạ nhục cho đến sự đánh đập , tất cả đều có thể nhẫn thọ, cho đến tất cả chúng sanh có tâm ác đến bức bách não hại phá phách. Lại tất cả nên thâu nhận, chẳng mệt mỏi, chẳng giải đãi, chẳng thối lui, chẳng nông nổi. Phải chịu hiển phát thế lực dõng mãnh tinh tấn, phải siêng năng nhẫn khổ, khởi tâm thọ chịu. Lại nữa nếu có người ác tâm đến, đem sân đến mạ lị, thách đố gây hại bức bách, não hại phẫn uất, đánh đập. Đối với tất cả như thế tâm đều chẳng gia tăng sự làm hại. Cho đến giả sử có người ở trong mười phương cầm các loại binh khí gậy gộc bức bách truy tầm ở phía sau ở địa phương kia khi đi, đứng, ngồi ,nằm , mà nếu gặp một người phát tâm Bồ Đề, tâm bố thí, cho đến tâm tu trí tuệ, nghe người phát khởi một tâm thiện lành, ta nên đến ngay địa phương đó, để làm cho trừ dứt sự gây hại nơi thân thể, giúp cho kẻ kia, mà ta hoàn toàn đều phải nhẫn.
Lại nữa, nếu tất cả chúng sanh ở trong thế gian đều khởi sân si, xảo quyệt nói lời ác mạ lị hủy báng , giả sử bị cắt rời thân thể nầy ra từng phần nhỏ như lá. Lúc ấy ta đối với thân cuối cùng của chúng sanh chẳng vì đó mà khởi lên mảy may dao động nơi tâm. Vì sao vậy? – Vì thân nầy của ta trong nhiều kiếp quá khứ vô lượng vô số kiếp đã sanh tử luân hồi. Chẳng tạo chỗ xa hoa hoặc địa ngục súc sanh, Diệm Ma La; cho đến hiện tại của người đắm say mùi vị của sự ăn uống. Các dục lạc, ham thọ phi pháp, vất vả tìm cầu, sống bằng nghề đã làm, nhiều sự bức bách. Mà ở nơi thân mệnh chưa hề có kết quả lợi lạc. Duy chỉ nhiều thứ sung thạnh. Gá vào đây nên chẳng thể tự lợi, lợi tha. Giả sử dòng sanh tử cuối cùng nơi biên tế, làm cho thân ta phân ra từng mảnh trong loài chúng sanh. Thà thọ những việc khổ, cuối cùng ta chẳng rời bỏ tâm trí. Lại cũng chẳng bỏ tất cả chúng sanh và những ham thiện pháp. Tại sao vậy? – Vì thân ta có nhiều thứ bức bách khổ não hủy hoại. Ở địa ngục khổ nầy, trăm phần ngàn phần cho đến vô số phần chẳng bằng một. Lại nữa đối với Phật pháp chẳng bỏ tâm đại bi mà duyên vào với tất cả chúng sanh.
Điều quan trọng là nếu có cơ hội khởi sự sân hận, ta sẽ dùng pháp để đoạn trừ. Thế nào là pháp? Nghĩa là sự ái lạc nơi thân, lệ thuộc vào thân, chấp trước vào thân, mà kẻ xả bỏ thân tức là xả bỏ sân hận.
Phật bảo nầy Hải Ý! Đối với pháp như thế tụ họp mà vào tức có thể kham nhẫn tất cả chỗ bức não của chúng sanh, cho đến chẳng tiếc thân mạng mà hay thí xả , cũng chẳng ái lạc. Đây là điều có thể tu bố thí Ba La Mật Đa. Lại nữa nếu gặp lúc thân muốn hoại, lòng đại bi chẳng rời bỏ chúng sanh. Điều này tức là có thể tu trì giới Ba La Mật Đa. Nếu gặp thân muốn cấm dứt như nghĩa giải thoát mà kham nhẫn thọ chịu. Khi được nhẫn pháp lộ hiện, tâm nầy lại chẳng dao động. Điều nầy tức là có thể tu nhẫn nhục Ba La Mật Đa, khuyên tu dõng lực mạnh, chẳng bỏ nhiếp giữ tâm trí. Nơi sanh tử phát khởi những việc làm thiện, đây tức là có thể tu tinh tấn Ba La Mật Đa. Lại nữa nếu thân hoại, nơi tâm phát hiện tất cả trí sáng, chẳng xa rời Bồ Đề . Như thật quán sát yên vui tịch tịnh, tức có thể tu tĩnh lự Ba La Mật Đa. Nếu gặp lúc thân sắp hoại, quán thân như huyễn, giống như cây cỏ từng gặp sỏi đá. Quán nơi thân là vô thường, là khổ, là không, ta liền vắng lặng. Quán sát thật tế nơi thân nầy như thế. Điều nầy tức có thể tu thắng huệ Ba La Mật Đa. Cho đến giả sử có người ác tâm đến sân hận mạ nhục, liền nghĩ như thế nầy:
“-Người nầy giải đãi xa lìa thiện pháp. Ta làm cho người ấy phát khởi tinh tấn siêng năng cần cầu sự tu tập, trồng những căn lành, chớ sanh tâm che giấu. Nguyện cho người nầy sớm ngồi nơi đạo tràng, còn ta sẽ sau cũng thành Chánh Giác”.
Điều quan trọng là đối vớí chúng sanh, tâm chưa điều phục thì chưa thể tịch tịnh được. Cuối cùng kẻ mật giúp đỡ thật sự chưa thân cận hoàn toàn được, để làm việc nghĩa lợi trang nghiêm cho người kia, thậm chí y vào học pháp nầy. Sao lại sân, sao lại chẳng sân, là hai điều suy nghĩ đều chẳng thể được.
Lại nữa như sân chẳng sân, hoặc tự mình hoặc tự người khác; sân và chẳng sân đều chẳng thể được. Sự chẳng thể được thường lìa sự thấy, đây gọi là nhẫn.
Lại Kinh Bát Nhã (Phagavati-Prajnaparamita) chép:“Nếu các chúng sanh cạnh tranh nhau, nên phát tâm nầy. Ta sẽ khuyên hoặc làm cho sự cạnh tranh được không khó gặp. Nếu kẻ cạnh tranh và việc cạnh tranh, ta đối với chúng sanh làm chiếc cầu bắt qua, ta vì kia mà chịu lời ác mạ lị hủy báng. Ngươi đối với lời nói ác chẳng nên để tâm báo hại. Nếu vậy là loại người si, như con dê câm chẳng khởi sự tranh đấu, kẻ kia bị lời ác, gian dối, mạ nhục nên nói lời đạo lý không tổn hại. Gần gũi kẻ ác, ta nên nói lời lành. Chẳng giống như họ gây nên sự sai trái, nhẫn đến, nếu ta nghe sự sai trái, ta cũng giống như họ vậy. Vì sao thế? – Vì ý của ta chẳng khởi lên sự sân hận.
Lại nữa , đối với tất cả chúng sanh mà tu diệu lạc ta sẽ cùng với tất cả chúng sanh tịnh lạc đến Niết Bàn, thành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề; đối với kẻ ác ta chẳng khởi lên sân hận, nhẫn đến không khởi lên việc làm ngu si, duy chỉ tu hành kiên cố vững bền là tinh tấn vậy. Giả như thân hoại mệnh chung cũng chẳng si não, chẳng sanh tật đố”.
Kinh Biệt Giải Thoát Bồ Tát chép rằng:”Nếu đối với chúng sanh giận dữ như thế, ta vỗ về bằng những lời thật lành để an ủi, kẻ mà đối với pháp nhẫn nầy được tùy thuận pháp lạc”. Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận
Hết quyển thứ mười hai
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.174.8 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.