Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Ta xét trong Đại Tạng có bộ :
Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh.
A Di Đà Quá Độ Nhân Đạo Kinh.
Vô Lượng Thọ Kinh.
Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh.
Trong bốn bộ này gốc cũng là một bộ, song người dịch chẳng đồng, nên mới đặt ra các tên bốn bộ, trong đó câu văn và chữ viết có sai lạc nhiều lắm, nhưng tôi đã có giảo chính và cũng đã khắc bản ấn hành lâu rồi.
Hôm nay tôi rút trong bốn bộ nói trên và các kinh truyện khác làm lời tổng yếu, để cho những người muốn tu Tịnh độ dễ hiểu, để thực hành làm theo. TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ NHẤT
Nói tóm lại trong Đại Tạng, chẳng những có mươi ngoài bộ kinh, nói về việc Tây phương Tịnh độ. Lời đại lược trong các bộ nói, cõi kia, toàn dùng bảy báu trang nghiêm không có địa ngục, ngạ quỷ, và cầm súc cho đến loài bò bay máy cựa. Thường được thanh tịnh tự nhiên, không còn tất cả tập ác, cho nên kêu là cõi Tịnh độ.
Người trong cõi này trong hoa sen sinh ra, sống mãi không già, ăn mặc cửa nhà tùy ý muốn đều hiện ra, cảnh tượng ấy vẫn trường xuân, không còn có nóng, rét, hoàn toàn khoái lạc không có chút khổ, cho nên gọi là thế giới Cực Lạc.
Tên Đức Phật ở thế giới ấy, hiệu là A Di Đà, A Di Đà là tiếng Phạm ngữ (A-mi-ta Bu-đa)
Theo tiếng nói nước Trung Hoa dịch là Vô lượng. Bởi do hào quang Đức Phật kia chiếu khắp mười phương thế giới không có hạn lượng.
Phàm chúng sinh phát tâm niệm Phật, không một chúng sinh nào mà Ngài không soi thấu cho nên lại có tên là : Vô Lượng Quang Phật.
Thọ mạng Đức Phật kia, cùng nhân dân trong nước ấy đều không có hạn lượng. Dù kiếp số hà sa còn có hết, chớ số thọ mạng kia không bao giờ cùng tận. Cho nên có tên là : Vô Lượng Thọ Phật.
Đức Phật kia có đại thệ, nguyện độ người, oai thần Ngài thật bất khả tư nghị ! Cho nên người nào chí tâm tin hướng niệm danh hiệu Ngài, hiện đời được tiêu tai, tiêu nạn, dẹp trừ được loài quỷ quái oan khiên, thân tâm được yên tịnh. Tăng thêm phước thọ cảm đến bên Tây phương kia, trong ao thất bảo tự nhiên sinh một đóa hoa sen, một ngày nọ gá sinh trong đó, mau thoát khỏi cõi luân hồi.
Những chuyện như đây, đều có sự tích không phải lời bịa đặt hoang đàng dối gạt.
Cái thuyết niệm Phật, rất dễ làm, cả trong Đại Tạng, có tám vạn bốn ngàn pháp môn, tóm tắt, những pháp môn cho dễ tu hành, thời không có pháp môn nào bằng pháp môn Tịnh độ. Thế mà, người hoặc không biết, đáng thương đáng tiếc ! Nhưng biết mà không làm, lại càng thương tiếc vậy ! TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ NHÌ
Trong Kinh Đại A Di Đà nói : “Đức Phật Thích Ca, một bữa dung nhan khác thường. Thị giả là ông A Nan thấy lấy làm lạ hỏi. Phật bảo hay thay lời ông hỏi, công đức nhiều hơn đem cả của bảy báu cúng dường tất cả thế giới (thiên hạ) nào Thanh Văn, nào Duyên Giác, và bố thí bao nhiêu chư Thiên, nhân dân, hẳn nhẫn đến loài quyên phi xuẩn động, trải qua nhiều kiếp, và hơn trăm nghìn muôn kiếp công đức nhiều biết bao, thế mà không thể kịp một phần công đức của ông hỏi đây !
Sở dĩ vì sao ? Bởi chư Thiên, Đế Thích nhân dân, cho đến loài quyên phi xuẩn động, đều nhờ câu hỏi của ông mà được đạo, độ thoát.
Do đây xem đó, thiệt Đức Phật Thích Ca khi muốn nói hạnh nguyện Đức Phật A Di Đà, còn trong tâm mà đã lộ bày ra ngoài sắc mặt, khác với lúc bình thường thời đủ biết Đức Phật A Di Đà, sở dĩ cảm đến chư Phật một cách phi thường.
Huống chi cảm tất cả chúng sinh ư ? Chúng sinh chưa được độ thoát, nhờ ông A Nan hỏi, Phật trả lời mà được độ thoát.
Ấy là trên từ chư Thiên Đế Thích, dưới đến loài quyên phi xuẩn động đồng một hạng còn ở trong vòng luân hồi, chưa được độ thoát, nay nhờ nghe đại nguyện đại lực Đức Phật A Di Đà mà được độ thoát vậy.
Lời nguyện ban đầu, Đức Phật A Di Đà rằng : Đến khi ta thành Phật, danh tiếng ta đồn khắp mười phương. Người, Trời, vui mừng đặng nghe, thời đều được sinh về nước ta vậy. Ngài lại nói : “Chẳng những loài người, mà là tất cả loài địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh cũng được sinh về trên nước của ta nữa”.
Thế là tất cả lục đạo chúng sinh luân hồi trong ba cõi, không một chúng sinh nào mà không nhờ Đức Phật A Di Đà từ bi tế độ, thì đủ biết vậy.
Cho nên kinh này Di Đà nói : Đức Phật A Di Đà hiện ở cõi Tây phương Cực Lạc thế giới, mà cũng ở trong mười phương thế giới khác giáo hóa vô ương số, chư thiên, nhân dân, dĩ chí loài quyên phi xuẩn động, đâu đâu cũng đều được siêu độ và giải thoát.
Quyên phi xuẩn động : Loài bò bay, máy cựa. Loài bò bay máy cựa, mà Đức Phật còn tế độ. Huống chi người thực là hạnh nguyện quảng độ chúng sinh của Đức Phật A Di Đà, không thể cùng tận.
Phàm người nhất niệm quy y, thời liền sinh về nước Ngài không còn nghi vậy. TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ BA
Trong Kinh A Di Đà lại nói : Vô lượng số kiếp về trước có một Đức Phật hiệu là Thế Tự Tại Vương ra đời, hóa độ chúng sinh, khi đó một ông vua nước lớn, đến nghe pháp tỏ ngộ liền bỏ ngôi vua đi xuất gia tu hành hiệu là Pháp Tạng Tỳ Kheo (tức là Phật A Di Đà).
Đối trước Phật Thế Tự Tại Vương phát 48 lời đại nguyện. Nguyện nào nguyện nào cũng đều một mục đích cứu độ chúng sinh.
Phát nguyện rồi, Ngài tinh tấn tu hành thoát khỏi sinh tử, vào quả vị Bồ Tát. Khỏi sinh tử là đối với sự sinh tử tự như vậy. Vào quả vị Bồ tát là : trong thời tu huệ, ngoài thời tu phước vậy.
Tu Huệ là trau giồi huệ tánh, càng ngày càng xán lạn, đến khi thành Phật, thời huệ tánh trùm khắp cả hư không thế giới, không chỗ nào không biết, không chỗ nào không thấy.
Tu Phước là gá sinh trong tất cả mọi loài đồng hình thể, đồng tiếng nói, lập phương pháp giáo hóa, cho nên trên từ vị Đế Thích, dưới cho đến loài trùng kiến vi tế, đều gá sinh trong đó cả.
Như vậy, vô lượng, vô số kiếp lại đây, lập pháp giáo hóa chúng sinh. Vả chăng lập phương pháp như thế, đâu không phải đặng phước.
Nhưng đặng phước mà không thọ dụng, cho nên phước càng chứa, càng chứa thì càng lớn, càng lớn càng lâu, càng lâu thời tràn khắp cả hư không thế giới vậy.
Phước lớn thời oai thần lớn. Ví như người đời làm lớn, thời thế lực lớn.
Do oai thần ấy, không chỗ nào chẳng đặng, cho nên mới đặng thành tựu đại nguyện, vì thành tựu đại nguyện cho nên được chứng vào ngôi vị Phật vậy.
Từ lời nguyện ban đầu, đến lời nguyện cuối cùng không lời nguyện nào mà không cứu độ chúng sinh.
Song nay Ngài đã thành Phật trên mười đại kiếp rồi, hẳn không trái nguyện độ sinh. Thế nên người nào một lòng tín hướng, niệm danh hiệu Ngài hiện đời ắt nhờ phước giúp, thân sau chóng sinh về thế giới Cực Lạc. Người hay chuyên lòng tưởng hình tượng Ngài hiện đời cũng được thấy chân dung Ngài. Bởi oai thần Phật không chỗ nào chẳng có mà người tâm hằng niệm Phật cho thuần thục thời tự nhiên cảm ứng, cho nên Phật hiện thân vậy (sự tích này quyển thứ 5, có nói). TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ TƯ
Trong Kinh A Di Đà nói : Đức Phật A Di Đà trải qua vô lượng A tăng kỳ kiếp, tu hạnh Bồ Tát, nhẫn lực đã thành tựu, chẳng màng các sự khổ, thường hiện nhan sắc tươi hòa, và lời nói êm ái, làm lợi ích chúng sinh, khéo giữ khẩu nghiệp không chê nói lỗi người, khéo giữ thân nghiệp, không sai phép tắc. Khéo giữ ý nghiệp trong sạch không nhiễm, trong tay thường phóng ra, tất cả y phục, tất cả ẩm thực, tất cả tràng phan bảo cái, tất cả âm nhạc và tất cả đồ cần dùng tối thượng.
Đem thí cho tất cả chúng sinh, làm cho chúng sinh được tâm hoan hỷ và nghe lời giáo hóa Ngài.
Cho nên vô lượng, vô ương số chúng phát tâm Vô thượng Bồ đề. Ngài thi hành từ hạnh như vậy, vô lượng vô số, trăm nghìn muôn ức kiếp, công đức đầy đủ, oai thần lừng lẫy, mới đặng thành tựu sở nguyện mà vào ngôi chánh giác. Do đây mười phương vô ương số thế giới chư thiên nhân dân, nhẫn đến loài quyên phi xuẩn động, không một loài nào mà chẳng nhờ lòng từ bi Ngài tế độ.
Sở dĩ ta dùng một niệm quy y, bèn sinh về nước kia, đều ở trong hoa sen, trong ao thất bảo sinh ra tự nhiên khôn lớn, cũng không đợi phải có người cho bú và nuôi ăn, cơm tự nhiên tưởng có, dung mạo hình sắc đoan chánh tươi đẹp, chẳng phải người cõi này sánh đặng, cũng chẳng phải người trời bì kịp ! Thân thể tự nhiên trong sáng, nhẹ nhàng, sống lâu vô cùng cực.
Khắp cả trong cõi, toàn là người bậc thượng thiện nhân, hẳn không hàng phụ nữ. Đều thọ mạng vô ương số, có Thiên nhãn thông thấy suốt, Thiên nhĩ nghe cùng xa mấy cũng thấy, nhỏ mấy cũng nghe, một hạng người cầu đạo “Thiện”, không hạng người khác. Dù trải qua muôn kiếp, những việc từ lâu nhẫn lại, không việc nào mà không biết rõ.
Lại biết tới mười phương thế giới, những việc đời quá khứ đời vị lai và đời hiện tại. Lại biết vô ương số, trên trời dưới trời, nhân dân, nhẫn đến loài quyên phi xuẩn động, tâm muốn nghĩ gì, miệng muốn nói gì, và lại biết những chúng sinh ấy, đến kiếp nào, năm nào, tháng nào, ngày nào đều được độ thoát kiếp, lên làm người và đặng sinh về thế giới Cực Lạc. Do vì được huệ tánh của Phật nên mới thấy biết được như vậy. TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ NĂM
Trong bộ truyện Tịnh độ nói : Đức Phật A Di Đà, cùng Quan Âm, Thế Chí hai vị Bồ tát, ngồi thuyền Đại nguyện, qua biển sinh tử đến thế giới Ta bà này, kêu rước những chúng sinh lên thuyền Đại nguyện đưa về cõi Tây phương, những người chịu đi không người nào mà chẳng sinh về vậy.
Xem đây thì Phật với hai vị Bồ tát, thương xót chúng sinh, trầm luân trong biển khổ, không do đâu ra khỏi đặng, cho nên Ngài dùng sức oai thần, thệ nguyện dìu dắt người đời về cõi Tịnh độ.
Cũng như kẻ đưa đò kêu hú hành khách lên đò, đưa qua bờ bên kia vậy. Chỉ sợ người không tin vậy thôi, bằng người tín tâm tin chịu, thì dù tội ác đến đâu, cũng có thể vãng sinh về Tịnh độ được cả. Vì sao ? Một là do lời thệ nguyện Phật và hai là do lòng thành tín của mình, cho nên nói oai thần Phật, chẳng khá sánh với người phàm vậy.
Vì người phàm chẳng vì thế lực, chẳng cùng ta làm bạn, chẳng có ích lợi cho mình, thì chẳng cùng làm bạn, thế cho nên chỉ làm người phàm vậy.
Bậc hiền nhân quân tử còn chẳng như thế huống nữa là bậc Phật. Vì sao ? Bởi không lòng từ bi, không đủ làm Phật, không tế độ chúng sinh, không đủ làm Phật, không có đại oai lực, không đủ làm Phật vậy.
Do vì Đức Phật dũ lòng từ bi, thấy chúng sinh trầm luân trong bể khổ mà muốn tế độ. Do vì Đức Phật có đại oai lực, cho nên hay đem tâm tế độ, bèn thành công tế độ, sở dĩ làm Phật là vậy.
Trong kinh Đại A Di Đà nói : Vị Đại Y Vương hay trị tất cả bệnh, nhưng mà không thể trị lành được cái bệnh của người số tận, cũng như Đức Phật hay độ tất cả chúng sinh, nhưng mà không thể độ nổi những chúng sinh bất tin khá gọi là người cùng vậy, nên có câu : Ông vua phải thua thằng cùng là nghĩa đây vậy.
Phải chăng người có tín tâm, muôn việc thu về một niệm như người khi sống đây, một niệm tâm muốn đi, thời cái thân đứng dậy đi liền. Tâm muốn ở, thời thân bèn ở lại, thế là thân phải tùy tâm niệm.
Song có khi tâm niệm muốn đi, mà thân bị giam cầm nào có đi được. Nhưng thân bị giam cầm là cầm giam lúc sống, chớ khi thân hoại mạng thác, vẫn còn có một tâm niệm mà thôi.
Tâm niệm xu hướng chỗ đó, thời quyết định đi tới chỗ đó, bởi vậy cho nên, lúc ta còn sống đây, hằng ngày ăn chay niệm Phật, tâm niệm cầu sinh về cõi Tịnh độ dù thân bị ràng buộc đến đâu, khi thác thế nào cũng được sinh cõi Tịnh độ.
Huống chi cõi Tịnh độ sẵn có Phật Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, lại dắt dìu rước ta về cõi ấy nữa kia mà ! TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ SÁU
Đức Phật A Di Đã có phát lời thề nguyện rằng : “Những chúng sinh nào đã sinh về nước Ta rồi, bấy giờ muốn sinh về nước khác cũng đặng như nguyện hẳn không còn sa đọa trong ba đường ác đạo nữa”. Vì sao ? Bởi người sinh về cõi Tịnh độ, là người đã được chứng lên bậc vô sinh pháp nhẫn rồi vậy. Vả chăng người mà chứng lên được bậc vô sinh pháp nhẫn rồi, chính là người đã không còn sinh tử nữa vậy. Người đã dứt hết đường sinh tử rồi, thì dù có vào cõi sinh tử, một linh tánh ấy vẫn sáng suốt, không hề mê muội, thời do đâu mà trôi lăn trong ba đường ác ư ?
Luận theo lý, đã quyết định không sa đọa trong ba đường ác rồi, huống chi nhờ sức hộ trì, lẽ cố nhiên sự sa đọa quyết hẳn là không. Cho nên luận như người sinh về cõi Tịnh độ chẳng những trường sinh bất lão, mà lại sống lâu kiếp kiếp đời đời mà đường sinh tử cũng như như bất động.
Cho nên muốn lập phương pháp để giáo hóa tất cả chúng sinh, vào trong tất cả cõi sinh tử của chúng sinh, mà một chân tánh vẫn thường vắng lặng thường sáng suốt, không còn lầm mê ngoại vật, không còn nghiệp duyên lôi kéo, mặc dầu ở trong thế giới luân hồi, mà không còn luân hồi như ai, nên gọi rằng : Thế xuất thế gian. Nghĩa là : Tuy ở trong đời mà đã ra khỏi ngoài đời vậy.
Thế cho nên người được vãng sinh về cõi Tịnh độ kia rồi, toàn là người đã được, đường sinh tử như như bất động rồi, lúc bấy giờ muốn sinh qua cõi trời cũng đặng, muốn sinh lại cõi người cũng đặng, muốn sinh trong nhà đại phú quý cũng đặng, muốn sinh vào cõi thanh tịnh cũng đặng, cho đến muốn sống hoài chẳng chết cũng đặng, hay là muốn chết rồi sống trở lại cũng đặng. Tùy ý mình muốn chi, và chi, không việc chi mà không vừa ý muốn (Tự tại ý dục, vô bất tự tại) thế, sở dĩ ta muốn một điều quý nhất, là muốn sinh về Tịnh độ vậy !
Người đời không rõ ý muốn như đây, luống ở trong đường sinh tử, muốn sinh trong nhà giàu sang, mà trở lại sinh trong nhà bần tiện, muốn sinh trong cõi khoái lạc, mà lại trở sinh trong cảnh buồn thảm, muốn sinh cho được trường thọ, là cứ sinh rồi bị chết yểu chết non, muốn sinh làm đạo lành mà trở sinh vào ác thú, mỗi mỗi đều bị cảnh ngoài cám dỗ, duyên nghiệp kéo lôi, không thể tự tại.
Từ vô lượng kiếp mãi đến ngày nay, luân hồi trong lục đạo, chưa có lúc nào ra khỏi. Cứ một niệm tưởng những việc ưu khổ như vậy, quày tâm niệm Phật cầu sinh về Tịnh độ cho dứt hết mọi sự ưu hoạn. Một cõi mọi sự ưu hoạn đã dứt hết, mà không kêu cõi ấy là cõi thế giới Cực Lạc chớ chi ?
Người có trí để ý ngấm ngầm nghiệm xét khá thấy vậy. TỊNH ĐỘ TỔNG YẾU
THỨ BẢY
Ông Vô Vi cư sĩ tên Dương Kiệt, hiệu Thứ Công tuổi trẻ đậu khoa cao, tỏ tông chỉ thiền môn, nói: Chúng sinh căn cơ lợi độn, theo chỗ gần dễ hiểu chỗ gọn dễ làm. Duy có pháp môn Tây phương Tịnh độ, hễ nhất tâm quán niệm, nhờ nguyện lực Phật mau sinh về nước An dưỡng.
Ông, vì ông Vương Mẫn Trọng làm lời tựa bộ TRỰC CHỈ TỊNH ĐỘ QUYẾT NGHI nói Phật A Di Đà phóng quang như mặt trăng tròn sáng lớn chiếu khắp mười phương, nước trong và tịnh thời trăng hiện toàn thể.
Trăng chẳng phải theo nước mà đi mà đến, hễ nước đục xao động, trăng không có ánh sáng, nhưng trăng cũng không bỏ nước mà đi.
Ở nơi nước có trong, có đục, có động, có tịnh, ở nơi mặt trăng thời không thủ, không xả, không khứ, không lai. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm có chép : Ông Trưởng giả tử nói : Biết tất cả chư Phật cũng như bóng dạng.
Tâm mình dụ như nước. Các Đức Như Lai kia không đi đến cõi này, song ta bằng muốn thấy nước An dưỡng thế giới A Di Đà Như Lai tùy ý liền thấy, cho nên chúng sinh chuyên niệm thì chắc thấy A Di Đà. Bằng sinh cõi Tây phương kia, thời không các sự khổ.
Kinh Ban Châu Tam Muội nói : Ông Bạc Đà Hòa Bồ Tát, bạch Đức Phật Thích Ca rằng : Thưa Đức Đại Giác Thế Tôn ! Chúng sinh đời vị lai sau này, làm sao thấy các Đức Phật trong mười phương ? Phật dạy phải niệm Phật A Di Đà thời liền thấy mười phương tất cả chư Phật.
Lại Kinh Đại Bửu Tích nói : Hoặc chúng sinh ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu Đức Vô Lượng Thọ A Di Đà Như Lai, nhẫn đến hằng Phật một niệm thanh tịnh tín tâm, hoan hỷ ham mộ, chỗ tu căn lành hồi hướng nguyện sinh nước kia, tùy nguyện vãng sinh đặng bậc bất thối chuyển.
Đây là lời Đức Phật Thích Ca nói vậy. Lời Phật nói không tin, lời nào đáng tin ? Chẳng cầu sinh về Tịnh độ, chớ cầu sinh về cõi nào ?
Ông Tô Đông Pha nói : Ông Thứ Công tuổi già làm quan Giám Tư Thái Thú thường vẽ tượng Phật A Di Đà một trượng sáu (1m60) đi đâu mang theo cúng dường và quán tưởng, đến ngày lâm chung, cảm Phật đến rước vững ngồi mà qua đời. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
HẾT QUYỂN HAI
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.168.10 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.