Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Pháp môn Tịnh độ, thoáng thấy trong Kinh “Đại A Di Đà” cùng Kinh “Thập Lục Quán” có nói pháp tu Tịnh độ, có thấp và có cao. Người tu theo pháp thấp thời công nhỏ, mà ở trong quả vị “Chín phẩm” cũng chỉ ở về phẩm hạ (thấp). Còn người tu theo pháp cao thời công lớn, mà ở trong quả vị “Chín phẩm” lại được phẩm thượng (cao). Song miễn sinh về trong chín phẩm, dù thượng hay hạ, cũng đều được thoát kiếp luân hồi và trường sinh bất lão cả.
Nay trước kể quả vị của người tu cao thấp mà bày ra nói có phẩm thượng, phẩm trung, và phẩm hạ vậy. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ NHẤT
Đức Phật A Di Đà, Ngài có phát 48 lời nguyện, cứu độ chúng sinh, trong đó có lời nguyện rằng Khi Ta thành Phật, chúng sinh trong mười phương, chí tâm tín chịu, muốn sinh về trong nước của Ta, thì phải niệm mười tiếng danh hiệu Ta, thời được sinh về trong nước của Ta. Nếu không được như thế, Ta thệ không làm Phật.
Thế là Đức Phật, Ngài đã sẵn có lời thệ nguyện độ người, chỉ nương nơi mười tiếng niệm của người, để tỏ lòng chí thành quy y với Phật.
Cho nên chúng ta, mỗi ngày sớm mai, chắp tay, quay mặt về hướng Tây đảnh lễ và niệm Nam mô A Di Đà Phật (to tiếng). Lại đảnh lễ, niệm bài kệ Đức Đại Từ Bồ Tát. Phát nguyện một biến như vầy Tôi nguyện cho người đồng niệm Phật, đồng sinh về nước Cực Lạc, thấy Phật dứt sinh tử như lời Phật thệ độ tất cả! Đọc xong đảnh lễ rồi lui.
Chí thành như vậy không có một ai mà chẳng được sinh về trong chín phẩm. Dù phẩm hạ cũng được nghe Phật thuyết pháp. Nhờ nghe pháp rồi lần lần chứng lên phẩm trung, và phẩm thượng vậy.
HỎI Những người không biết chữ thì sao ?
ĐÁP Tuy không biết chữ, nhưng ta dạy họ niệm bài kệ này cho thuộc lòng cũng đặng phước báu rất lớn. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ HAI
Mỗi ngày sớm mai, chắp tay quay về hướng Tây, đảnh lễ xưng niệm Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát. Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát. Nam mô nhất thiết Bồ Tát, Thanh Văn, chư Thượng thiện nhân (mỗi hiệu 10 lần).
Lại đảnh lễ, và niệm bài Đại Từ Bồ Tát khen Phật, sám hối tội và hồi hướng phát nguyện, toàn bài kệ niệm một biến như vầy
Trong ba đời mười phương Phật.
Di Đà là Phật thứ nhất.
Chín phẩm độ chúng sinh,
Oai đức không cùng tột.
Con nay cả quy y,
Sám hối ba nghiệp tội.
Phàm có bao nhiêu phước thiện,
Một lòng đem hồi hướng.
Nguyện cầu người đồng niệm Phật.
Cảm ứng tùy thời Phật hiện.
Khi lâm chung Tây phương cảnh.
Phật, rõ ràng ở trước mắt.
Kẻ thấy người nghe đều tinh tấn.
Đồng sinh về nước Cực Lạc.
Thấy Phật hết sinh tử,
Như Phật độ tất cả chúng sinh.
Lạy đảnh lễ rồi lui
Bài kệ này oai lực rất lớn, tiêu trừ đặng tất cả tội, thêm lớn tất cả phước, phàm khi niệm lại thêm đảnh lễ, đốt hương, lạy Phật, càng thêm phước nữa. Mỗi ngày như vậy, thời quyết đặng sinh vào trung phẩm.
Bằng dạy người niệm bài kệ này, đặng phước báu rất lớn. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ BA
Mỗi mỗi cũng niệm tụng như trước, chỉ có lúc niệm Phật, tâm tưởng thân mình ở cõi Tịnh độ, trước Phật, chắp tay cung kính niệm. Khi niệm danh hiệu các vị Bồ Tát cũng như vậy. Khi niệm danh hiệu tất cả Bồ Tát, Thanh Văn, các bậc thượng thiện nhân, thời tâm tưởng thân ta ở cõi Tịnh độ. Tiếng ta niệm tụng vang rền khắp cả, trước các Bồ Tát, Thanh Văn và bậc thượng thiện nhân. Khi đảnh lễ, cũng tưởng ở trong cõi Tịnh độ mà lễ Phật. Khi niệm bài kệ cũng tưởng ở cõi Tịnh độ, trước Phật chắp tay cung kính niệm bài kệ.
Duy khi có tượng Phật, và Bồ Tát thời khỏi cần phải quán tưởng như vậy. Song phải tưởng tượng kia như Phật và Bồ Tát hiện thân thiệt tại nơi đây, thọ ta lễ bái và nghe ta niệm tụng, chuyên chí như vậy, đặng vãng sinh phẩm đệ, cũng chẳng phải thấp (rất cao). TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ TƯ
SỰ TÍCH Hồi Đức Phật Thích Ca còn tại thế Ngài dạy hai người già niệm danh hiệu Đức A Di Đà đây không nên nghi vậy. Nếu người chí tâm trì niệm và tụng thần chú vãng sinh, đã vãng sinh, mà còn được diên thọ (sống lâu) đặng phước báu rất lớn. Chứng lên quả Vô thượng nhẫn ở địa vị Bất thối, đâu chẳng quý ư ? Ông Lữ Nguyên Ích biên lời này để khuyến tu.
Nhắc lại thời kỳ Đức Phật Thích Ca còn tại thế có ông già, bà già, lụm cụm, lấy lúa để ghi số niệm. Niệm Phật A Di Đà cầu về Tây phương, hễ niệm Nam mô A Di Đà Phật thì bỏ trong hũ một hột lúa. Đức Thích Ca Ngài dạy Ta riêng có một pháp rất hay, dạy ngươi niệm Phật một tiếng, đặng số lúa rất nhiều. Hai người mừng quýnh liền đảnh lễ xin dạy.
Phật bảo niệm Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn cửu thiên ngũ bá đồng danh đồng hiệu, đại từ, đại bi, A Di Đà Phật. Trút lúa ra đếm tới một hộc, một ngàn tám trăm hột (tức là 2.000 tạ lúa vậy).
Phật thường lấy danh hiệu đây, dạy hai người già, xem đây thời biết công đức niệm Phật to lớn biết bao, nên phải biết vậy. (rút trong Bửu Vương Luận).
Nếu người tối dốt, không thể nhớ niệm câu dài ấy được, thì giữ niệm sáu chữ thường đó cũng đặng. Và dạy người niệm, đặng phước báu rất lớn, hoặc gồm trì tụng Kinh Tiểu A Di Đà hoặc Kinh Đại A Di Đà, hoặc kinh Phật khác (Dược Sư, Phổ Môn v.v…).
Tùy số tụng nhiều ít, tụng rồi hồi hướng, cầu về Tây phương cũng đặng. Và niệm thần chú “Bạt nhất thế nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh độ Đà la ni”. Nghĩa là Tụng thần chú vãng sinh về cõi Tịnh độ. Tụng thần chú vãng sinh như vầy
Nam mô A di da bà dạ, đa tha già da dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lang dế, A di rị đa tỳ ca lang đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ NĂM
Phật hỏi ông A Nan rằng Ông muốn thấy người trong địa ngục không ?
Ông A Nan bạch Dạ, con muốn thấy, nhưng làm sao thấy đặng ?
Phật dạy Người trong địa ngục, là người thân làm ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ việc ác, ấy là người trong địa ngục vậy.
Luận rằng Người đời thiện, hay là ác chẳng qua ngoài ba nghiệp thân, khẩu và ý.
Nay nói ba nghiệp đều ác, toàn gọi là hắc nghiệp thế mới vào địa ngục vậy.
Nếu ba nghiệp đều thiện, toàn gọi là bạch nghiệp mới sinh lên cõi Thiên đường.
Còn trong ba nghiệp, có một nghiệp lành ấy gọi là tạp nghiệp, cũng khỏi vào địa ngục.
Cho nên thân nghiệp, ý nghiệp tuy ác mà khẩu nghiệp niệm danh hiệu Phật cũng kêu là một nghiệp thiện. Còn xa hơn ba nghiệp đều ác.
Huống khẩu nghiệp khi niệm Phật, lại hay tâm tưởng Phật, thời ý nghiệp thiện. Thân ngồi ngay thẳng, tay cầm xâu chuỗi thời thân nghiệp thiện. Ba nghiệp thường đặng thiện, dùng tu Tịnh độ, thời ắt sinh lên bậc thượng phẩm thượng sinh.
Tôi (Vương Nhựt Hưu) từng ở đất Trấn Giang nghe người bán tôm. Rao tôm một tiếng, mà biết ba nghiệp kia đều ác.
Vì sao ? Thân gánh tôm, thời là thân nghiệp ác, ý muốn bán tôm, thời là ý nghiệp ác. Miệng rao bán tôm, thời là khẩu nghiệp ác. Thế biết rao tôm một tiếng, mà biết ba nghiệp đều ác. Sở dĩ Phật nói người đó là người ở trong địa ngục vậy.
Lấy đây mà quán xét, thời trước con mắt, đã thấy người trong địa ngục nhiều lắm, khá chẳng sợ ư! Chúng sinh do tâm ngu si, chẳng biết nhân quả sa nơi tội ác, rất khá thương xót. Ta vì muốn mở mang dạy bảo cho chúng nó ấy gọi là Pháp thí. Pháp thí là một môn bố thí rất vĩ đại đặng phước báu há dễ lường được ư!
Kẻ hoặc hỏi Người mà niệm danh hiệu Phật một tiếng cùng hai mà thôi, cứ một mực niệm hoài, chi khỏi Phật ghét. Cũng như kêu tên một người nào đó, bất quá đôi ba lượt mà thôi, bằng cứ réo dặc một thì làm gì cho khỏi người kia hãy sinh lòng giận!
Cho nên biết rằng Một mực xưng niệm danh hiệu Phật hoài, theo tôi tưởng chưa phải là thiện vậy!
ĐÁP Luận như thế, không phải đâu. Bởi chúng sinh từ vô thỉ kiếp đến giờ, tội lỗi của khẩu nghiệp, nhiều hơn núi, biển. Cần phải niệm danh hiệu Phật cho thật nhiều mới mong rửa sạch, còn e chưa đủ. Đâu nên chấp cái tên của người thường, mà sánh với danh hiệu Phật, là một đấng chí tôn từ bi chan chứa!
Huống chi các Đức Phật, Ngài mở dạy pháp môn niệm Phật, sở dĩ dắt dẫn chúng sinh thiện nơi khẩu nghiệp, lần thiện đến thân nghiệp, và ý nghiệp. Cho nên nói một bề xưng niệm danh hiệu Ngài luôn mà chưa đủ là thiện kia, đâu nên chấp miệng nói thế tục, mà chê lời kim khẩu của Đức Từ Phụ dạy bảo cho chúng sinh ? TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ SÁU
Người nào giữ toàn trai giới, lại lễ Phật, niệm Phật, đọc tụng kinh điển Đại thừa, hiểu nghĩa đệ nhất, dùng công đức đây hồi hướng nguyện sinh về Tây phương thì chắc đặng sinh lên bậc thượng phẩm vậy.
- Thế nào gọi là trì trai ư ?
- Nghĩa là Không ăn thịt, không uống rượu, không dâm dục, không ăn năm món hôi nồng (ngũ vị tân) vậy.
- Thế nào gọi là giữ cấm giới ư ?
- Nghĩa là Những chuyện như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, là ba nghiệp của thân. Nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói lời hung dữ, là bốn nghiệp của khẩu. Tham dục, sân hận, tà kiến, là ba nghiệp của ý. Tổng cộng là mười điều giới.
Nếu giữ đặng mười điều giới cấm đây, không phạm thời gọi là mười điều thiện (Thập thiện). Bằng không giữ để cho phạm thời gọi là mười điều ác (Thập ác).
Giữ hoàn toàn mười giới này, mới đặng sinh lên cõi trời. Còn giữ bốn giới trước, thêm giới bất ẩm tửu (uống rượu) cộng là năm giới (tại gia giữ ngũ giới). Nếu người nào giữ đặng năm giới này thường khỏi mất nhân thân.
Nếu phát tâm tu Tịnh độ thời chẳng ở nơi hạng này. Bằng người nào giữ trọn mười giới, thêm lên như văn trước chỗ đặng công đức, chắc chắn sinh về phẩm thượng vậy.
Nhược bằng chỉ giữ năm giới, mà tu Tịnh độ cũng chẳng mất sinh vào phẩm thượng của bậc trung, hay là phẩm hạ của bậc thượng vậy. Còn nếu không giữ nổi năm giới, đâu khá chẳng ráng giữ giới sát sinh ư ? Vì sao ? Bởi sát sinh là giới đầu trong năm giới. Cũng là giới đầu trong mười giới, và cũng là giới đầu trong hai trăm năm chục giới của thầy Tỳ Kheo. Thế là giới (bất sát sinh) mà giữ đặng, thời kêu là người Đại thiện. Còn sát sinh, thời kêu là kẻ Đại ác.
Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói Phàm người muốn sát sinh, sao chẳng xét mình! Ví như ai sát hại mình, mình có chịu không ? Vật mạng cũng là thế (như nhau). Cho nên người không sát sinh được phước báu sống lâu. Kẻ sát sinh thời mắc báo chết yểu, què xuội. Luận rằng Mình muốn mạng mình sống lâu, loài vật cũng muốn mạng nó sống lâu. Nếu ta sát mạng, mà muốn no khẩu phúc (miệng và bụng). Thời sự thèm muốn của khẩu phúc nào nó chán. Sau khi buông đũa, vị ngon đã hết, mà nghiệp sát vẫn còn.
Nếu sát sinh, để đãi khách. Nếu người khách ấy biết ta bình nhật không sát sinh, thì khách ấy không trách buồn chi cả. Huống chi tội sát sinh, mình làm mình chịu (ăn chung mà tội riêng). Cho nên trong kinh có nói Đến đầu thai, cũng một mình mình, chết đi cũng một mình mình đi. Luân hồi một mình mình lãnh. Quả báo một mình mình mang.
Xem đây thì đâu nên vì người khách mà sát sinh đãi đằng! Bằng sát sinh để cúng tổ tiên, thì cũng có hiếm chi thứ cơm chay vật quý. Đức Khổng Tử nói rằng Tuy cơm hẩm canh rau, cúng tế cũng là kính vậy, mà đã thành kính, thời nào khá chẳng đặng.
Nhưng sự cúng tế chẳng những ở nơi món đồ, mà cần nhất phải đốt hương, tụng kinh, nhờ Phật lực, để cầu cứu giúp vong nhân, thời vong nhân ắt đặng siêu sinh thoát tử. Cho nên sự cúng tế đều chẳng phải ở nơi việc sát sinh đã quyết định.
Nếu ai giữ đặng một giới bất sát này, rồi cứ tu Tịnh độ, chẳng ở phẩm hạ vậy (được sinh lên phẩm trung hay phẩm thượng). TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ BẢY
Trai giới sạch mình, thanh tâm tịnh lự (yên lòng đừng vọng tưởng). Ngồi quay mặt về hướng Tây phương, nhắm mắt lim dim quán tưởng chân thân sắc vàng, Đức Phật A Di Đà ở Tây phương trong ao thất bảo, ngồi trên một hoa sen rất lớn, mình cao một trượng sáu (10m60) ở chặn giữa chân mày, có một đường hào quang chiếu sáng, mặt sắc vàng, thân cũng sắc vàng.
Kế lặng lòng chuyên tưởng nơi hào quang trắng, chẳng đặng vọng động có chút mảy niệm khác, phải nhắm mắt hơi hơi (hí hí) thảy đều thấy Phật. Như thế muốn mỗi niệm, mỗi niệm đừng quên vậy. Như thế lâu lâu, tâm niệm thuần thục, tự nhiên cảm ứng được thấy toàn thân Phật.
Phép này rất là bậc thượng. Nghĩa là Khi tâm tưởng Phật, tức nhiên tâm này là Phật. Lại có thắng phần hơn miệng niệm vậy. Hậu thân (thân đời sau) chắc sinh về bậc thượng phẩm thượng sinh.
Đời Đường, ông Khải Phương, ông Viên Quả hai người thường tu pháp quán này, chỉ có năm tháng tự biết thân mình đi đến cõi Tịnh độ, thấy Phật và nghe Phật thuyết pháp (sự tích này sẽ có trong quyển thứ năm) chẳng những ở đây, dạy pháp quán tưởng, mà trong Kinh Thập Lục Quán đã nói đủ. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ TÁM
Quán tưởng thân Đức Phật A Di Đà rất cao rất lớn. Ngồi trên hoa sen, cũng cao lớn xứng nhau. Lại chuyên tưởng giữa chặn mày, có một đường hào quang trắng xẹt ra. Mỗi mỗi như bài trước đã nói. Phép quán tưởng này thật là bậc thượng. Vì khi tâm tưởng Phật tâm này tức là Phật. Lòng tưởng lớn, thời niệm lành cũng lớn. Không vậy, thời lại quán tưởng tượng nhỏ cũng đặng. Nhưng phải chuyên tinh, đứng cho tán loạn vọng niệm xen vào.
Cứ trong Kinh Thập Lục Quán nói Quán Phật A Di Đà cả thân tướng và hào quang, rực rỡ như trăm nghìn muôn ức vàng Diêm Phù Đàn. Thân Phật cao sáu mươi vạn ức na do tha([1]), hằng hà sa do tuần([1]). Hào quang trắng giữa chặn mày, khắp trùm năm hòn núi Tu Di. Mắt Ngài trong như nước bốn biển lớn, trắng, xanh rõ ràng, dùng lòng từ vô duyên nhiếp độ chúng sinh.
Chỉ nói một hằng hà sa do tuần rất lớn không thể nói được. Huống chi tới sáu mươi vạn ức và vạn ức hằng ha sa số do tuần ư ? TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ CHÍN
Tưởng Phật A Di Đà, và tưởng đức Quán Thế Âm Bồ Tát thân cũng cao lớn. Tám mươi vạn ức na do tha do tuần. Thân sắc vàng thăm, bàn tay hóa ra hoa sen nhiều sắc nhiều màu có tám vạn bốn nghìn đường hào quang, dịu dàng mát mẻ, kẻ gặp hào quang, hết bệnh hết não, do tay quý báu của Ngài dìu dắt chúng sinh.
Kế tưởng đức Đại Thế Chí Bồ Tát. Thân cũng có tám vạn ức na do tha do tuần cả mình đều có hào quang ửng màu sắc vàng, những chúng sinh nào có duyên mới được thấy hào quang ấy.
Kế tưởng thân mình sinh về Tây phương Cực Lạc thế giới, ở trong hoa sen, ngồi tréo kiết già, trong hoa sen búp, rồi tưởng hoa sen nở thấy Phật thấy Bồ Tát đầy dẫy giữa hư không. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ MƯỜI
Tu Tịnh độ, phát tâm cứu độ chúng sinh, phát tâm chí thành, phát tâm kiên cố, phát tâm thâm thúy và thêm lễ bái niệm Phật. Như vậy, thời đương đời nhờ Ngài gia hộ. Hậu thân (đời sau), ắt sinh về bậc thượng phẩm thượng sinh.
Phát tâm cứu độ chúng sinh là Ta nguyện sinh về Tịnh độ, kiến Phật đắc đạo rồi trở lại độ tất cả chúng sinh ngấm chìm trong biển khổ, chớ không phải độ một mình mình vậy.
Phát tâm chí thành là Chí thành quy hướng về Phật, không cẩu thả (lơ đãng) vậy.
Phát tâm kiên cố là Kiên cố tấn tu, hằng không thối chuyển vậy.
Phát tâm thâm thúy là Chỗ dụng tâm thâm thúy thẳng tới cõi Tịnh độ. Như kẻ lặn sâu dưới đáy biển, để tìm cho đặng ngọc châu vậy. Ba đời chư Phật cùng tất cả chúng sinh trong pháp giới, cũng đều có một tâm mà có ra vậy, tâm ta như thế, đâu chẳng đặng sinh về bậc thượng phẩm thượng sinh ư ? TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ MƯỜI MỘT
Trai Tăng, cúng Phật, đốt hương, dâng hoa, treo phan, dựng tháp, niệm Phật, lễ sám, mỗi việc kính thờ ngôi Tam Bảo. Dùng công đức đây hồi hướng nguyện sinh về Tây phương cũng đặng vậy, hoặc vì trong thế gian, những việc nào có lợi ích, ta phương tiện dạy người, như làm con thời phải hiếu dưỡng cha mẹ, làm anh thời phải thương yêu các em, làm em thời kính thuận huynh trưởng, trong khuê môn (gia đình) đâu không trọn lành, trong tôn tộc đâu chẳng thuận hòa. Hương thôn xóm làng thân nhân quyến thuộc, tiếp với nhau bằng lễ nghĩa, làm ơn nhuận cho nhau. Cho đến kẻ thờ vua thời hết lòng vì nước, kẻ làm quan, thời nhân từ lợi dân. Làm người lớn thời khéo điều hòa trong chúng. Làm bậc hạ thời siêng thờ bề trên, hoặc dạy bảo kẻ ngu mê, hoặc giúp đỡ kẻ côi cút, yếu đuối. Hoặc giúp người cấp nạn, hoặc cho kẻ bần cùng, hoặc sửa cầu, đào giếng, hoặc thí thuốc thí cơm, hoặc bớt phần mình, nuôi kẻ thiếu, lợi ích tha nhân (người khác), hoặc cho của lợi người mà phần mình bớt ít, hoặc dạy người làm phải, hoặc khen ngợi việc làm lành, cản ngăn việc làm dữ. Tùy sức tùy trường hợp làm tất cả thiện sự trong thế gian, lấy công đức đây mà hồi hướng, nguyện sinh Tây phương cũng đặng.
Hoặc vì trong thế gian, tất cả việc lợi ích, chẳng luận là lớn hay nhỏ, chẳng luận nhiều hay ít, bằng cứ lấy một đồng tiền cho người, hoặc bưng một bát nước cho người, nhẫn đến lượm một chà gai giữa đường cho người đi khỏi đạp cũng là việc thiện, ta cũng khởi một niệm tưởng rằng Dùng công đức làm nhỏ mọn này đây, hồi hướng cầu sinh về Tây phương Cực Lạc cũng đặng. Thường khiến tâm giữ một niệm như vậy, đừng cho gián đoạn, mỗi niệm mỗi niệm chí thú nơi cõi Cực Lạc, thời quyết định một ngày kia được sinh về bậc thượng phẩm thượng sinh vậy. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ MƯỜI HAI
Trong Kinh Thập Lục Quán, Đức Phật dạy Muốn sinh về Tịnh độ phải tu ba món phước
1/ Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu mười thiện nghiệp.
2/ Vâng giữ phép Tam quy, giữ tròn các giới, chớ phạm oai nghi.
3/ Phát Bồ đề tâm, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa. Khuyên người tu hành, ấy là ba chánh nhân tịnh nghiệp của ba đời chư Phật vậy.
Tam quy là quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng vậy. TU TRÌ PHÁP MÔN
THỨ MƯỜI BA
Tôi (Vương Nhựt Hưu) khắp xem trong kinh tạng không có chỗ nào nói việc gởi kho dưới minh phủ. Vậy tôi kính khuyên người đời đừng bày đặt gởi kho tốn phí vô ích.
Nên thỉnh chúng Tăng, sắm lễ cúng dường và nhất tâm cầu về cõi Tây phương, thời chắc đặng vãng sinh. Nếu không như thế mà làm việc gởi kho minh phủ, thời chí quyết ở nơi minh phủ, lúc chết hãy vào ngay minh phủ không sai vậy.
Vì sao ? Ví như có người không chịu làm theo hạnh người quân tử, giao kết với bạn hiền nhân, quân tử, mà cứ khum lưng đút tiền lo lót với mấy chú giữ ngục ở dưới âm ty đợi lúc vào ngục, dùng tiền ấy mà chuộc tội đâu chẳng lầm ư ? THỰC NHỤC THUYẾT
THUYẾT NÓI VỀ ĂN THỊT
Kinh Lăng Nghiêm nói Có vô lượng nhân duyên, chẳng nên ăn thịt. Thịt các loài chúng sinh, vốn không phải vật của ta ăn. Vì sao ? Bởi loài động vật nó có thức tánh như ta, biết đau, biết ngứa, biết khổ, biết vui không khác, bởi vì chúng ta, bấy lâu tai nghe mắt thấy quen thường, tưởng là sự phải ngờ đâu sự tội lỗi hằng sa (vô số) mà nào ai có xét.
Vậy chúng ta bằng ai có thể đoạn bỏ, thời người ấy mới đáng gọi là người bậc thượng, hay là bậc Bồ Tát cứu độ chúng sinh. Còn người nào đoạn trừ chưa nổi, thì tạm quyền cho ăn ba thứ tịnh nhục, dần dần giảm bớt.
Ba tịnh nhục là Không thấy sát, không nghe sát, không nghi người sát cho ta ăn, ấy là ba món tịnh nhục.
Lại nữa, hoặc như bữa ăn đôi món thời ta giảm bớt đi một món. Ví như đáng hai bữa thịt ta nên dùng một bữa chay.
Người đời bổng lộc có chừng, cứ như đây, thời được thêm tuổi thọ (sống lâu).
Kế nói Khá vì chúng sinh (bị sát) đó niệm tụng cầu siêu, ngõ hầu giải oan tiêu tội.
Cứ theo lời vua Diêm La, bảo người Trịnh Lân([1]) thời biết rằng hễ chí thành vì chúng sinh kia, niệm danh hiệu Phật, thì chắc đặng vãng sinh vậy. QUÁN ÂM TỌA TƯỚNG THUYẾT
THUYẾT NÓI VỀ TƯỚNG NGỒI ĐỨC QUÁN THẾ ÂM
Xét trong tạng kinh nói Chư Phật, Bồ Tát, tay, chân, cả lục căn đều được đoan chính, cho nên có câu Tứ bát đoan nghiêm Quán Thế Âm Bồ Tát. Do vì ngài đủ 48 tướng đoan nghiêm, ngồi kiết già cách thần thông tự tại, tùy theo cảm ứng của chúng sinh mà phóng hào quang để cứu độ cho, nên gọi là ông Quán Tự Tại Bồ Tát. Người đời bây giờ bắt chước cũng ngồi co giò duỗi tay, rồi nói Ta đây là tự tại Quán Thế Âm ấy lầm lắm vậy. NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
HẾT QUYỂN TƯ
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.134.23 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.