Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại;
giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to!
(Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật an trú tại Thệ-đa Lâm Cấp Cô Độc Viên[1] thuộc thành Thất-la-phiệt với vô lượng vô số thanh văn, đại bồ-tát, trời, người, a-tu-la… vây quanh. Bấy giờ Đức Phật bảo Xá-lợi Tử:
- Nay Ta thương xót tất cả chúng sinh mà nói sơ lược về công đức thụ trì danh hiệu bảy vị Phật, khiến cho người thụ trì đạt được lợi ích an lạc thù thắng. Ta sẽ vì các ông phân biệt giảng nói, các ông nên chú ý lắng nghe và suy nghĩ thật kĩ!
Xá-lợi Tử thưa:
- Thưa vâng, Thế Tôn! Con rất muốn nghe!
Đức Phật bảo Xá-lợi Tử:
- Ở phương đông thế giới này có một cõi Phật tên là Li Cấu Chúng Đức Trang Nghiêm. Đức Phật cõi đó hiệu là Luân Biến Chiếu Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy đến nay vẫn còn trụ nơi ấy. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện[2], trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy, thì thoát khỏi nỗi khổ sinh tử lưu chuyển trong trăm nghìn câu-chi đại kiếp, sinh ở nơi nào cũng luôn biết đời trước của mình. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó, thì được công đức như trên đã nói, lại trong trăm nghìn câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng xa lìa ngu si, thụ hưởng những niềm vui tuyệt diệu trong cõi trời người. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì được công đức như trên, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng thường được gặp Phật, mau thành Vô thượng chính đẳng giác.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có một cõi Phật tên là Diệu Giác Chúng Đức Trang Nghiêm. Đức Phật cõi đó hiệu là Diệu Công Đức Trụ Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn trụ nơi ấy. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì vượt thoát tất cả tám nạn[3], sinh ở nơi nào cũng luôn biết đời trước của mình. Người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì được công đức như trên đã nói, lại trong vô lượng ức đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng thông tuệ, luôn ở cõi thiện hưởng những niềm vui sướng tuyệt diệu. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì được công đức như trên đã nói, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng thường được gặp Phật, tu hành tất cả ba-la-mật-đa, thành Đại đạo sư[4] độ vô lượng chúng sinh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có cõi Phật tên là Chúng Sinh Trụ. Đức Phật cõi đó hiệu là Nhất Bảo Cái Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn trụ ở nơi ấy. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, đầy đủ và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì liền được xa lìa tất cả sầu khổ; bảo toàn được tước vị, tài sản; chỉ trừ nhân định ác nghiệp đời trước. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì cũng được công đức như trên, dù sinh ở nơi nào cũng đầy đủ đại uy đức, thần thông tự tại, thân sắc rực rỡ, tướng mạo đoan nghiêm, mọi người thích nhìn. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì được công đức như trên, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp luôn sinh vào thế giới có Phật, tu bồ-tát hạnh, phát thệ nguyện lớn trang nghiêm, thành bậc Vô thượng giác, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có cõi Phật tên là Tự Tại Lực. Đức Phật cõi đó hiệu là Thiện Thệ Định Tích Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn an trụ nơi đó. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì tâm liền vắng lặng, xa lìa các loạn động. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì được công đức như trên, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào thân cũng đầy đủ bốn oai nghi, nói năng hay im lặng thì tâm cùng thường ở trong định. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì ngoài việc được công đức như trên, lại còn trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng thường được gặp Phật, mau đạt rốt ráo các môn tam-muội, thành bậc Lưỡng túc tôn, độ vô lượng chúng sinh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có cõi Phật tên là Tối Thắng Bảo. Đức Phật cõi đó hiệu là Bảo Hoa Quang Cát Tường Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn trụ ở đó. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì liền được đầy đủ thắng niệm, thắng tuệ, thắng hạnh. Ngài thuyết pháp vô úy cho bốn chúng nghe, lời lẽ uy nghiêm khiến họ đều cung kính, tin nhận. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì được công đức như trên, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng đầy đủ niệm, tuệ, hạnh; có trí tuệ nhạy bén, sức nghe nhận và ghi nhớ rất thù thắng. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì được công đức như trên, lại trong vô lượng câu-chi đại kiếp dù sinh ở nơi nào cũng được gặp Phật, biện tài vô ngại, tuyên thuyết diệu pháp rộng rãi, dần dần tu tập tư lương phúc-tuệ, thành bậc Thiên nhân tôn, độ vô lượng chúng.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có cõi Phật tên là Tịch Tĩnh Châu. Đức Phật cõi đó hiệu là Siêu Vô Biên Tích Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn an trụ nơi ấy. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và tron vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì tâm an định, không bị tạp loạn. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì ngoài được công đức như trên, lại còn mau đạt được định Nguyệt Quang Thắng. Được định này rồi, hành giả lại chứng hằng hà sa môn tam-ma-địa. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì ngoài việc được công đức như trên, đối với những pháp môn mà chư Phật đã giảng thuyết lại khéo siêng năng thụ trì, thông hiểu nghĩa lí, chiếu soi vô ngại như ánh sáng mặt trời, dù sinh ở nơi nào cũng thường được gặp Phật, nhờ đó mà mau đạt Vô thượng bồ-đề.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Ở phương đông thế giới này lại có cõi Phật tên là Tối Thượng Hương. Đức Phật cõi đó hiệu là Diệu Hương Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Vị Phật ấy nay vẫn còn trụ nơi ấy. Ngài thương xót thế gian nên nói pháp vi diệu cho các đại chúng nghe. Pháp Ngài thuyết đều đạt sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, văn nghĩa khéo léo, thuần nhất và trọn vẹn, hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào được nghe danh hiệu Đức Phật ấy thì thân tâm nhu hòa thư thái, không còn nặng nề thô tháo, nghiệp ác tiêu trừ, phiền não nhẹ mỏng. Nếu người nào siêng năng thụ trì danh hiệu Phật đó thì ngoài việc được công đức như trên, thì đời sau sinh ở nơi nào cũng đầy đủ ba mươi hai tướng đại trượng phu, được mọi người chiêm ngưỡng. Nếu người nào kiến lập hình tượng Đức Phật ấy, rồi cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì ngoài việc được công đức như trên, đời sau dù sinh ở nơi nào cũng thường được xuất gia, đầy đủ giới luật thanh tịnh, đến các cõi Phật để nghe và thụ trì pháp, tu hành đầy đủ tất cả công đức, nhờ đó mà mau thành tựu A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Đức Phật bảo Xá-lợi Tử:
- Nếu các chúng sinh được nghe danh hiệu bảy vị Phật này rồi thụ trì và cúng dường, chắc chắn được công đức như trên đã nói. Vì sao? Vì sắc tướng và danh hiệu bảy vị Phật ấy đều do bản nguyện đại bi mà thành, nên nếu chúng sinh nghe nhớ, thụ trì và cúng dường thì đều được lợi ích an lạc như vậy.
Nghe Đức Phật nói kinh này xong, Xá-lợi Tử cùng các vị đại thanh văn, đại bồ-tát, người, trời, a-tu-la… đều vô cùng vui mừng, tin nhận và cung kính thực hành. Chú thích:
[1] Thệ-đa Lâm Cấp Cô Độc Viên 誓多林給孤獨園 (Cg: Kì Thụ Cấp Cô Độc Viên): tinh xá Kì-hoàn ở khu vườn phía nam thành Xá-vệ, trong thủ đô Thất-la-phiệt của nước Kiều-tát-la, thuộc Trung Ấn Độ. Đây là nơi nổi tiếng nhất trong các nơi Phật thuyết pháp.
[2] Sơ thiện-Trung thiện-Hậu thiện 初善中善後善: Trong một bộ kinh do Đức Phật thuyết ra thì phần đầu tức phần Tựa, phần giữa tức phần Chính tông và phần sau cùng tức phần Lưu thông, nghĩa lí đều viên dung và sâu xa.
[3] Tám nạn 八難 (Cg: bát nạn xứ, bát nạn giải pháp, bát vô hạ, bát bất nhàn, bát phi thời, bát ác, bát bất văn thời tiết): tám loại chướng nạn khiến không được gặp Phật, không được nghe chính pháp. Tám nạn đó gồm: 1. Nạn ở địa ngục, 2. Nạn ở trong quỉ đói, 3. Nạn ở trong súc sinh, 4. Nạn ở cõi trời sống lâu, 5. Nạn sinh vào Uất đơn việt, 6. Nạn mù điếc câm ngọng, 7. Nạn thế trí biện thông, 8. Nạn sinh ra trước Phật sau Phật.
[4] Đại đạo sư 大導師: Đức hiệu của chư Phật, Bồ tát, vì các Ngài có năng lực dắt dẫn chúng sinh vượt qua hiểm nạn sinh tử, cho nên gọi Đại đạo sư.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.227.52.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.