Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
"Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi."
Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật tại thành Vương Xá cùng với Đại Tỳ Kheo Tăng gồm ba vạn hai ngàn người đến dự.
Bồ Tát Ma Ha Tát gồm bảy vạn hai ngàn người mà ai cũng đã biết , đều được Đà La Ni, thành tựu biện tài nói năng không tận, an trụ Tam Muội mà chẳng động chuyển, khéo hay biết hết Tuệ không có tận, được Nhẫn của Pháp sâu xa, vào Pháp Môn thâm sâu. Ở trong vô lượng a tăng kỳ kiếp đã tu Pháp lành thảy đều thành tựu. Tồi phục chúng Ma, giáng phục các oán địch, nhiếp lấy cõi Phật tối tôn nghiêm tịnh, có Đại Từ Bi, các tướng nghiêm thân. Nơi Đại Tinh Tiến được đến bờ kia, khéo biết tất cả ngôn từ phương tiện, đầy đủ hạnh uy nghi trong sạch. Xong rồi được trụ vào ba Môn giải thoát, dùng Trí không ngại thông đạt ba đời, phát tâm quyết định chẳng buông bỏ tất cả, nghĩ nhớ nghĩa thú, kham nhẫn Trí Tuệ. Các vị Bồ Tát ấy đều có Đức Độ như vậy
Tên các vị ấy là: Chuyển Bất Thoái Pháp Luân Bồ Tát, Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân Bồ Tát, Vô Ngại Chuyển Pháp Luân Bồ Tát, Ly Cấu Tịnh Bồ Tát, Trừ Chư Cái Bồ Tát, Thị Tịnh Uy Nghi Kiến Giai Ái Hỷ Bồ Tát, Diệu Tướng Nghiêm Tịnh Vương Ý Bồ Tát, Bất Cuống Nhất Thiết Chúng Sinh Bồ Tát, Vô Lượng Công Đức Hải Ý Bồ Tát, Chư Căn Thường Định Bất Loạn Bồ Tát, Thật Âm Thanh Bồ Tát, Nhất Thiết Thiên Tán Bồ Tát, Đà La Ni Tự Tại Vương Bồ Tát, Biện Tài Trang Nghiêm Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Tu Di Đỉnh Vương Bồ Tát, Hải Đức Bảo Nghiêm Tịnh Ý Bồ Tát, Đại Nghiêm Tịnh Bồ Tát, Đại Tướng Bồ Tát, Quang Tướng Bồ Tát, Quang Đức Bồ Tát, Tịnh Ý Bồ Tát, Hỷ Vương Bồ Tát, Kiên Thế Bồ Tát, Kiên Ý Bồ Tát
Bồ Tát Ma Ha Tát của nhóm như vậy gồm bảy vạn hai ngàn người với hết thảy Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương và các hàng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, Người, Phi Nhân…của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới mà ai cũng đã biết, phần lớn đã gieo trồng căn lành, ưa thích Đại Pháp đều đến tập hội.
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát (Drïdïha-mati) ở trong Đại Hội, tác lời niệm này:”Nay Ta sẽ hỏi Đức Như Lai. Dùng câu hỏi ấy muốn thủ hộ hạt giống của Phật, hạt giống của Pháp, hạt giống của Tăng khiến cho các cung Ma bị che lấp chẳng thể hiện ra. Tồi phục kẻ Tăng Thượng Mạn tự cao. Vì người gieo trồng căn lành, nay khiến cho gieo trồng. Người đã gieo trồng căn lành, sẽ khiến cho tăng trưởng. Nếu có người chưa phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Anuttara-samyaksamïbuddha: Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác), sẽ khiến cho phát Tâm. Người đã phát Tâm, sẽ khiến cho chẳng bị thoái chuyển. Người đã thoái chuyển, sẽ khiến cho mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Người tính gộp mọi điều có được… trụ vào các Kiến, thảy đều khiến cho phát Tâm xa lìa. Người ưa thích Pháp nhỏ, khiến cho chẳng nghi ngờ Pháp lớn. Người ưa thích Pháp lớn, khiến cho sinh vui vẻ”
Tác niệm đó xong, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo hở vai phải, quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướng về Đức Phật rồi bạch Phật rằng:’Thế Tôn ! Nay con muốn ở trong Pháp của Như Lai, có chút điều cần hỏi. Nguyện xin nghe hứa cho”
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Tùy theo điều ông hỏi. Ta sẽ giải nói khiến cho ông vui vẻ”
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Phải chăng có Tam Muội hay khiến cho Bồ Tát mau được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, thường được chẳng lìa, gặp thấy chư Phật, hay dùng ánh sáng chiếu khắp mười phương, được Tuệ tự tại dùng phá các Ma, được Trí tự tại, được Trí tự nhiên, được Trí Vô Sinh, hay chẳng tùy theo kẻ khác mà được, chẳng bị chặt đứt biện tài, tận bờ mé vị lai được Như Ý Túc thọ nhận mạng vô lượng. Người ưa thích Thanh Văn là Thanh Văn Thừa, người ưa thích Bích Chi Phật là Bích Chi Phật Thừa, người ưa thích Đại Thừa thì gọi là Đại Thừa. Thông đạt Pháp của Thanh Văn mà chẳng vào Thanh Văn Đạo, Thông đạt Pháp của Bích Chi Phật mà chẳng vào Bích Chi Phật Đạo, thông đạt Pháp của Phật mà rốt ráo chẳng diệt tận. Thị hiện hình sắc uy nghi của Thanh Văn mà bên trong chẳng lìa Tâm Bồ Đề của Phật, thị hiện hình sắc uy nghi của Bích Chi Phật mà bên trong chẳng lìa Tâm Đại Bi của Phật. Dùng sức Tam Muội Như Huyễn thị hiện hình sắc uy nghi của Như Lai. Dùng sức của căn lành thị hiện ở ngay trên Trời Đâu Suất, hiện nhận thân sau, nhập vào bào thai, sơ sinh, xuất gia, ngồi ở Đạo Trường của Phật. Dùng sức Tuệ thâm sâu, hiện chuyển bánh xe Pháp. Dùng sức phương tiện, hiện nhập vào Niết Bàn. Dùng sức Tam Muội, hiện phân chia Xá Lợi. Dùng sức của Bản Nguyện, hiện Pháp diệt tận.
Dạ thưa ! Bạch Đức Thế Tôn ! Hành Tam Muội nào, hay khiến cho Bồ Tát thị hiện các việc Công Đức như vậy mà rốt ráo chẳng nhập vào Niết Bàn ?”
Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát rằng:” Lành thay ! Lành Thay Kiên Ý ! Hay hỏi Như Lai về nghĩa như vậy. Nên biết ông hay làm nhiều việc nhiêu ích an vui cho chúng sinh, thương xót Thế Gian, lợi an Trời Người. Bồ Tát của đời này, đời sau được nương nhờ lợi ích. Nên biết ông đã gieo trồng sâu căn lành, cúng dường gần gũi vô lượng trăm ngàn ức Phật đời quá khứ, hành khắp các Đạo,giáng phục Ma Oán, ở trong Phật Pháp được Trí tự tại, giáo hóa thủ hộ các chúng Bồ Tát, đã biết tất cả Pháp Tạng của chư Phật, từng ở hằng hà sa đẳng cõi Phật thành tựu việc hỏi đáp.
Này Kiên Ý ! Như Lai ở trong Chúng Hội này chẳng thấy có Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà với các Thanh Văn, người cầu Bích Chi Phật nào có thể thưa hỏi như vậy. Chỉ có bậc Đại Trang Nghiêm của các ông mới có thể phát ra câu hỏi như vậy. Nay ông hãy lắng nghe ! hãy khéo nghĩ nhớ, Ta sẽ vì ông, các Bồ Tát thành tựu Tam Muội được Công Đức đó lại qua chốn này”
Kiên Ý bạch Phật rằng:”Con vui nguyện muốn nghe”
Đức Phật bảo:”Này Kiên Ý ! Có Tam Muội (Samàdhi) tên là Thủ Lăng Nghiêm (Suramïgama). Nếu có Bồ Tát được Tam Muội đó, như ông đã hỏi, đều hay thị hiện ở Bát Niết Bàn mà chẳng diệt hẳn. Bày các hình sắc mà chẳng hoại sắc tướng. Dạo khắp tất cả quốc độ của chư Phật mà ở quốc độ không có chỗ phân biệt.Thảy hay được gặp tất cả chư Phật mà chẳng phân biệt. Pháp Tính bình đẳng thị hiện hành khắp tất cả các Hạnh mà hay khéo biết các Hạnh trong sạch. Là bậc tối tôn tối thượng nơi các Trời Người mà chẳng tự cao kiêu mạn phóng dật. Hiện hành tất cả sức tự tại của Ma mà chẳng dựa theo việc Ma đã làm. Đi khắp trong tất cả ba cõi mà ở Pháp tướng không có chỗ động chuyển. Thị hiện sinh khắp ở trong các lối nẻo mà chẳng phân biệt tướng có các nẻo. Khéo hay giải nói tất cả Pháp Cú, dùng các ngôn từ mở bày nghĩa ấy mà biết văn tự nhập vào tướng bình đẳng , nơi các ngôn từ không có chỗ phân biệt. Thường ở tại Thiền Định mà hiện giáo hóa chúng sinh. Hành ở Tận Nhẫn, Vô Sinh Pháp Nhẫn mà nói các Pháp có tướng sinh diệt. Bước đi một mình không có sợ hãi giống như sư tử”
Khi ấy trong Hội, các hàng Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương, tất cả Đại Chúng đều tác niệm là:”Chúng ta do chưa từng nghe tên gọi của Tam Muội đó, huống chi được nghe, giải nói nghĩa ấy.Nay đến gặp Phật mong được Thiện Lợi, đều cùng được nghe nói tên gọi của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện cầu Phật Đạo, nghe nghĩa thú của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tin hiểu chẳng nghi, nên biết người ấy đều chẳng bị thoái chuyển nơi Phật Đạo, huống chi tin xong, thọ trì đọc tụng, vì người khác nói, tu hành như nói”
Thời các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều tác niệm là:”Nay chúng ta vì Đức Phật Như Lai bày tòa Sư Tử, tòa Chính Pháp, tòa Đại Thượng Nhân, tòa Đại Trang Nghiêm, tòa Đại Chuyển Pháp Luân… rồi thỉnh Đức Như Lai ngồi trên tòa của ta, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Người người trong đó , mỗi mỗi đều ở vị trí của mình, chỉ có ta vì Đức Phật bày tòa Sư Tử còn người khác thì chẳng thể làm”
Bấy giờ Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều vì Đức Như Lai bày tòa sư tử cao lớn đoan nghiêm thanh tịnh trang trọng với bày vô lượng áo báu. Ở trên Tòa ấy thảy đều dương dựng mọi lọng báu màu nhiệm, lại dùng mọi vật báu làm lan can. Ở bên trái Tòa có vô lượng cây báu với cành lá chen nhau, xếp thành hàng tương xứng với nhau. Các cây phướng, phan, trướng , trướng báu lớn rũ xuống. Mọi vật báu xen kẽ nhau, treo các chuông báu. Bên trên tán rải đủ mọi loại hoa màu nhiệm. Chư Thiên đốt mọi thứ hương thơm xông ướp. Vàng, bạc, mọi báu tỏa ánh sáng xen nhau. Mọii loại nghiệm tịnh không có gì không có đủ. Trong khoảng khắc ở trước mặt Đức Như Lai có tám vạn bốn ngàn ức Tòa Sư Sử báu đều ở tại Chúng Hội mà không hề gây chướng ngại cho nhau
Mỗi một vị Thiên Tử chẳng nhìn thấy Tòa khác, mỗi mỗi đều tác niệm là:”Riêng mình ta vì Đức Phật bày tòa Sư Tử. Đức Phật sẽ ở trên tòa của Ta, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”
Thời các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương bày Tòa xong rồi, đều bạch Phật rằng:”Nguyện xin Đức Như Lai ngồi trên tòa của con, nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”
Tức thời Đức Thế Tôn hiện đại thần lực, ngồi khắp trên tám vạn bốn ngàn ức Tòa. Chư Thiên mỗi mỗi đều thấy Đức Phật ngồi trên Tòa do mình an bày mà chẳng nhìn thấy Tòa khác.
Có một vị Đế Thích nói với vị Đế Thích khác rằng:”Ông hãy xem, Đức Như Lai ngồi trên tòa của tôi”
Như vậy Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đều cùng nhau nói là:”Ông nhìn xem, Đức Như Lai ngồi trên Tòa của tôi”
Có một vị Đế Thích nói:”Nay Đức Như Lai chỉ ngồi trên tòa của tôi chứ chẳng ngồi tại tòa của ông”
Bấy giờ Đức Như Lai biết các Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương có duyên đời trước (túc duyên) đáng độ, lại muốn hiện chút ít thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, cũng vì thành tựu Hạnh Đại Thừa cho nên khiến các Chúng Hội đều thấy Đức Như Lai ngồi khắp trên tám vạn bốn ngàn ức na do tha tòa Sư Tử báu.
Tất cả Đại Chúng đều rất vui vẻ được điều chưa từng có, đều từ chỗ ngồi đứng dậy chắp tay lễ Phật, rồi đều nói lời này: “Lành thay ! Đức Thế Tôn có uy thần vô lượng khiến cho các Thiên Tử (Deva-putra) đều mãn ước nguyện. Các Thiên Tử ấy đã vì Đức Như Lai tạo làm Tòa ngồi, nhìn thấy thần lực của Đức Phật đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, đều bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Chúng con vì muốn cúng dường Đức Như Lai, diệt trừ khổ não của tất cả chúng sinh, thủ hộ Chính Pháp chẳng cho đứt mất hạt giống Phật. Vì thế cho nên đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Nguyện khiến cho chúng con ở đời vị lai thành Phật có sức uy thần như vậy, biến hiện như Đức Như Lai đã làm ở ngày nay”
Khi ấy Đức Phật khen các Thiên Tử rằng:’Lành thay ! Lành thay ! Như ông đã nói, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh nên phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đấy là sự cúng dường Như Lai lớn nhất”
Thời trong Phạm Chúng có một vị Phám Vương tên là Đẳng Ngạn bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Đức Như Lai của nhóm nào mới là chân thật, là vị ngồi trên tòa của con hay là vị ngồi trên tòa khác ?”
Đức Phật bảo:”Này Đẳng Hạnh ! Tất cả các Pháp đều trống rỗng (‘Sùnya:không) như huyễn, theo sự hòa hợp mà có hay không có. Sự tạo tác đều từ tưởng nhớ phân biệt mà khởi, do không có chủ cho nên tùy ý mà ra. Các Như Lai đó đều là chân thật. Tại sao là thật ? Các Như Lai đó vốn tự chẳng sinh, vì thế là thật. Các Như Lai đó: ngày nay, ngày sau cũng không có, vì thế là thật. Các Như Lai đó chẳng phải vay mượn bốn Đại, vì thế là thật. Các Uẩn, Nhập, Giới đều không có chỗ nhiếp lấy, vì thế là thật. Các Như Lai đó như chẳng đầu, khoảng giữa, chặng cuối không có sai biệt, vì thế là thật.
Này Phạm Vương ! Các nhóm Như Lai đó không có sai biệt. Tại sao thế ? Các Như Lai đó dùng hình chất (Sắc) Như (Tathà) cho nên ngang bằng. Dùng cảm giác (thọ), tri giác (tưởng), hoạt động tâm ý (hành), nhận thức (thức) Như (Tathà) cho nên ngang bằng. Các Như Lai đó dùng đời quá khứ Như (Tathà) cho nên ngang bằng. Dùng đời vị lai Như (Tathà) cho nên ngang bằng. Dùng đời hiện tại Như (Tathà) cho nên ngang bằng. Dùng Pháp Như Huyễn cho nên ngang bằng. Dùng Pháp như bóng ảnh cho nên ngang bằng. Dùng Pháp không có sở hữu cho nên ngang bằng. Dùng Pháp không có chỗ theo đến cho nên ngang bằng . Chính vì thế cho nên Như Lai có tên là Bình Đẳng
Như tất cả Pháp ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như tất cả chúng sinh ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như chư Phật của tất cả Thế Gian ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Như tất cả Thế Gian ngang bằng, các Như Lai đó cũng lại như vậy. Chính vì thế cho nên chư Phật có tên là Bình Đẳng
Này Phạm Vương ! Các Như Lai đó chẳng vượt qua tất cả các Pháp Như cho nên gọi tên là Bình Đẳng
Phạm Vương nên biết. Như Lai thảy đều biết tất cả các Pháp bình đẳng như vậy. Chính vì thế cho nên Như Lai ở tất cả Pháp, có tên là Bình Đẳng”
Đẳng Hạnh Phạm Vương bạch Phật rằng:”Thật chưa từng có ! Bâch Đức Thế Tôn ! Như Lai được các Pháp ngang bằng đó xong , dùng sắc thân màu nhiệm hiện bày (thị hiện) cho chúng sinh”
Đức Phật nói:”Này Phạm Vương ! Đó đều là Sở Trí thuộc thế lực Bản Hạnh của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Do việc đó cho nên Như Lai được các Pháp ngang bằng xong thì dùng sắc thân màu nhiệm hiện bày cho chúng sinh”
Lúc nói Pháp đó thời Đẳng Hạnh Phạm Vương với một vạn Phạm Thiên ờ trong các Pháp được Nhu Thuận Nhẫn
Bấy giờ Đức Như Lai thâu Thần Lực lại thì chư Phật với tòa ngồi đều chẳng hiện ra, tất cả Chúng Hội chỉ thấy có một Đức Phật
Khi ấy Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát:”Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội (Suramïgama-samàdhi) chẳng phải là chỗ đắc được của bồ tát Sơ Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa, Ngũ Địa, Lục Địa, Thất Địa, Bát Địa, Cửu Địa.Chỉ có Bồ Tát trụ tại Thập Địa mới có thể đắc được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó.
Nhóm nào là Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ?. Ấy là:
1_ Tu trì Tâm giống như hư không
2_ Quán sát các Tâm của chúng sinh hiện tại
3_ Phân biệt các căn Lợi, Độn của chúng sinh
4_ Quyết định biết hết nhân quả của chúng sinh
5_ Ở trong các Nghiệp, biết không có nghiệp báo
6_ Vào mọi loại Lạc Dục, vào xong chẳng quên
7_ Hiện biết vô lượng mọi loại các Tính
8_ Thường Năng Du Hý Hoa Âm Tam Muội, Năng Thị Chúng Sinh Kim Cương Tâm Tam Muội, tất cả Thiền Định tự tại tùy ý
9_ Quán khắp tất cả nơi đến của các Đạo
10_ Đối với Túc Mệnh Trí, được không có chỗ ngăn ngại
11_ Thiên Nhãn không bị ngăn che
12_ Được Lậu Tận Trí, chẳng phải thời chẳng chứng
13_ Nơi Sắc, Vô Sắc được Trí Đẳng Nhập
14_ Nơi tất cả sắc, thị hiện du hý
15_ Biết các âm thanh giống như tướng của tiếng vang vọng lại
16_ Thuận vào Niệm Tuệ
17_ Hay dùng lời khéo khiến chúng sinh ưa thích
18_ Tùy ứng nói Pháp
19_ Biết đúng thời, chẳng đúng thời
20_ Hay chuyển các căn
21_ Nói Pháp chẳng hư dối
22_ Thuận vào Chân Tế
23_ Khéo hay nhiếp phục các loại chúng sinh
24_ Thảy hay đầy đủ các Ba La Mật
25_ Uy nghi tiến, dừng chưa từng có khác
26_ Phá các nhớ tưởng, hư vọng phân biệt
27_ Chẳng hoại Pháp Tính tận bờ mé ấy
28_ Một lúc hiện thân trụ tất cả chỗ của Phật
29_ Hay giữ gìn tất cả Pháp mà Phật đã nói
30_ Ở khắp trong các Thế Gian, tự tại biến thân giống như ảnh hiện
31_ Khéo nói các Thừa độ thoát chúng sinh, thường hay hộ trì Tam Bảo chẳng dứt
32_ Phát Đại Trang Nghiêm tận bờ mé vị lai mà tâm chưa từng có tưởng mệt mỏi
33_ Ở khắp tất cả các nơi sinh ra thường hay hiện thân tùy thời chẳng dứt
34_ Ở các nơi sinh ra, bày có chỗ tạo làm
35_ Khéo hay thành tựu tất cả chúng sinh
36_ Khéo hay hiểu biết tất cả chúng sinh
37_ Tất cả Nhị Thừa chẳng thể đo lường
38_ Khéo hay biết đủ các phần âm thanh
39_ Hay khiến cho tất cả các Pháp lớn mạnh
40_ Hay khiến cho một kiếp làm A Tăng Kỳ Kiếp
41_ A tăng kỳ kiếp khiến làm một kiếp
42_ Hay khiến cho một đất nước nhập vào a tăng kỳ đất nước
43_ A tăng kỳ đất nước nhập vào một đất nước
44_ Vô lượng cõi Phật nhập vào một lỗ chân lông
45_ Tất cả chúng sinh bày vào một thân
46_ Hiểu các cõi Phật đồng như hư không
47_ Thân hay biến đến cõi Phật không dư sót
48_ Khiến cho tất cả thân nhập vào Pháp Tính đều khiến cho không có thân
49_ Tất cả Pháp Tính thông đạt không có tướng (vô tướng)
50_ Khéo hay biết hết tất cả phương tiện
51_ Một âm đã nói thảy hay thông đạt tất cả Pháp Tính
52_ Diễn nói một câu hay đến vô lượng a tăng kỳ kiếp
53_ Khéo quán tất cả Pháp Môn sai biệt
54_ khéo biết đồng, dị, lược, rộng nói Pháp
55_ Khéo biết vượt qua tất cả Ma Đạo
56_ Phóng ánh sáng Trí Tuệ của phương tiện lớn
57_ Nghiệp thân khẩu ý … dùng Trí Tuệ làm đầu
58_ Không hành Thần Thông thường hiện ngay trước mặt
59_ Dùng bốn Trí Vô Ngại khiến cho tất cả chúng sinh vui vẻ
60_ Hiện sức Thần Thông, thông tất cả Pháp Tính
61_ Hay dùng Nhiếp Pháp , nhiếp khắp chúng sinh
62_ Hiểu các Ngữ Ngôn của chúng sinh trong Thế Gian
63_ Đối với Pháp Như Huyễn, không có sự nghi ngờ
64_ Khắp tất cả nơi sinh ra, đều hay tự tại
65_ Vật cần dùng đều tùy ý, không có thiếu
66_ Tự tại thị hiện tất cả chúng sinh
67_ Đối với việc Thiện, Ác đều đồng ruộng Phước
68_ Được vào Pháp bí mật của tất cả Bồ Tát
69_ Thường phóng ánh sáng chiếu soi Thế Giới không dư sót
70_ Trí ấy sâu xa không thể tính được
71_ Tâm ấy giống như Đất, Nước, Lửa, Gió
72_ Khéo đối với chương cú ngôn từ của các Pháp mà chuyển bánh xe Pháp (Pháp Luân)
73_ Đối với Như Lai Địa (Tathàgata-bhùmi) không có chỗ chướng ngại
74_ Tự nhiên mà được Vô Sinh Pháp Nhẫn
75_ Được Tâm như thật, các phiền não cấu không thể gây ô nhiễm được
76_ Khiến tất cả nước nhập vào một lỗ chân lông mà chẳng quấy rối Tính của nước
77_ Tu tập vô lượng Phước Đức, căn lành
78_ Khéo biết tất cả phương tiện hồi hướng
79_ Khéo hay hành khắp tất cả các Hạnh Bồ Tát
80_ Phật, tất cả Pháp, Tâm… được an ổn
81_ Đã được xa lìa bản thân của Nghiệp đời trước (túc nghiệp)
82_ Hay vào Pháp Tạng bí mật của chư Phật
83_ Thị hiện tự ban cho du hý các Dục
84_ Nghe vô lượng Pháp, hay giữ gìn đầy đủ
85_ Cầu tất cả Pháp, tâm không chán bỏ
86_ Thuận các Pháp ở đời mà chẳng nhiễm ô
87_ Ở vô lượng kiếp vì người nói Pháp đều khiến cho nói là như chỉ qua một bữa ăn.
89_ Thị hiện mọi loại lưng gù, tàn tật, què chân, đi khập khễnh, điếc tai, mù lòa, câm ngọng… để hóa độ chúng sinh
89_ Trăm ngàn Mật Tích Kim Cương Lực Sĩ thường theo hộ vệ
90- Tự nhiên hay quán biết các Phật Đạo
91_ Hay ở một niệm, bày nhận tuổi thọ của vô lượng vô số kiếp
92_ Hiện hành tất cả Nghi Pháp của Nhị Thừa mà bên trong chẳng buông bỏ các Hạnh Bồ Tát
93_ Tấm ấy khéo rỗng lặng, không có tướng
94_ Đối với các kỹ nhạc hiện tự vui thích mà bên trong chẳng buông bỏ Niệm Phật Tam Muội
95_ Hoặc thấy hoặc nghe với tiếp chạm cùng trụ đều hay thành tựu vô lượng chúng sinh
96_ Hay đối với niệm niệm , bày thành Phật Đạo , tùy theo Bản Sở Hóa khiến được giải thoát
97_ Thị hiện vào thai, lúc mới sinh ra
98_ Xuất gia, thành tựu Phật Đạo
99_ Chuyển bánh xe Pháp
100_ Nhập vào Đại Diệt Độ mà chẳng diệt hẳn
Này Kiên Ý ! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, như vậy vô lượng thảy hay bày tất cả Thần Lực của Phật, vô lượng chúng sinh đều được nhiêu ích
Này Kiên Ý ! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chẳng thể dùng một việc, một duyên. một nghĩa mà có thể biết . Tất cả Thiền Định, Giải Thoát, Tam Muội, Thần Thông , Như Ý Vô Ngại , Trí Tuệ đều nhiếp ngay trong Thủ Lăng Nghiêm. Ví như hồ, suối, sông nhỏ, sông lớn, các giòng chảy đều nhập vào biển lớn . Như vậy hết thảy Thiền Định của Bồ Tát đều ở tại Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Ví như Chuyển Luân Thánh Vương có đại dũng tướng, bốn loại binh thảy đều theo hầu
Này Kiên Ý ! Như vậy hết thảy Tam Muội Môn, Thiền Định Môn, Biện Tại Môn, Giải Thoát Môn, Đà La Ni Môn, Thần Thông Môn, Minh Giải Thoát Môn. Các Pháp Môn đó thảy đều nhiếp tại Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tùy có Bồ Tát hành Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì tất cả Tam Muội thảy đều tùy thuận theo.
Này Như Ý ! Ví như lúc Chuyển Luân Thánh Vương đi thời có bảy báu đều theo. Như vậy Kiến Ý ! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có tất cả Pháp Trợ Bồ Đề thảy đều tùy theo. Chính vì thế cho nên Tam Muội này có tên là Thủ Lăng Nghiêm”.
Đức Phật bảo Kiên Ý :”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng hành cầu tài mà đem bố thí hết thảy vật báu, thức ăn uống, quần áo, voi, ngựa, xe cộ trong Đại Thiên Thế Giới với các biển lớn, cung Trời,Nhân Gian… Mọi vật của nhóm như vậy đều tự tại đem cho. Đây đều là Sở Trí của Bản Công Đức, huống chi dùng Thần Lực tùy ý tạo làm. Đấy gọi là Bản Sự Quả Báo Đàn Ba La Mật (Dàna-pàramità) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng thọ Giới lại, đối với Giới chẳng động. Vì muốn giáo hóa các chúng sinh cho nên hiện thọ trì các uy nghi của Giới Hạnh, là có chỗ phạm diệt trừ tội lỗi mà bên trong thanh tịnh, thường không có khuyết mất. Vì muốn giáo hóa các chúng sinh cho nên sinh ở cõi Dục làm Chuyển Luân Vương có các chúng cung nữ cung kính vây quanh, hiện có vợ con, năm Dục, tự phóng túng mà bên trong thường tại Thiền Định Tịnh Giới, khéo hay thấy hết lỗi lầm của ba Hữu.
Này Kiên Ý ! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Thi Ba La Mật (‘Sìla-pàramità: Giới Ba La Mật) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tu hành NHẫn Nhục trọn đủ hết, cho nên chúng sinh chẳng sinh mà tu nơi Nhẫn, các Pháp chẳng khởi mà tu nơi Nhẫn, Tâm không có hình sắc mà tu nơi Nhẫn, chẳng được Ta Người mà tu nơi Nhẫn, chẳng niệm sinh tử mà tu nơi Nhẫn, dùng Tính Niết Bàn mà tu nơi Nhẫn, Pháp Tính chẳng hoại mà tu nơi Nhẫn. Bồ Tát tu hành Nhẫn Nhục như vậy mà không có chỗ tu cũng không có gì không tu, vì hóa độ chúng sinh sinh ở cõi Dục (Kàma-dhàtu:Dục Giới) hiện có sân nộ mà bên trong thanh tịnh, hiện hành xa lìa mà không có xa gần, vì chúng sinh hoại uy nghi của đời mà chưa từng hoại Tính của các Pháp, hiễn có chỗ Nhẫn mà không có Pháp, thường định chẳng hoại có thể dùng để Nhẫn.Bồ Tát thành tựu Nhẫn Nhục như vậy vì chặt đứt tâm ác nhiều giận dữ của chúng sinh mà thường khen ngợi Phước của Nhẫn Nhục, cũng lại chẳng được giận dữ nhẫn nhục
Này Kiên Ý ! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Sạn Đề Ba La Mật (Ksïànti-pàramità: Nhẫn Nhục Ba La Mật) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, phát đại tinh tiến được các Pháp lành mà chẳng phát động Nghiệp của thân khẩu ý. Vì người lười biếng mà hiện hành tinh tiến, muốn khiến chúng sinh tùy theo bắt chước sự học của Ta mà đối với các Pháp không có phân phát không có thọ nhận. Tại sao thế ? Vì Bồ Tát đều biết tất cả các Pháp thường trụ Pháp Tính chẳng đến chẳng đi. Như vậy xa lìa hành của Thân Khẩu Ý mà hay thị hiện phát hành tinh tiến, cũng chẳng thấy Pháp có người thành tựu. Hiện ở Thế Gian phát hành tinh tiến nhưng ở bên trong bên ngoài không có chỗ tạo làm. Thường hay đi đến vô lượng nước Phật nhưng nơi thân tướng bình đẳng chẳng động Hiện bày phát hành tất cả Pháp lành nhưng đối với các Pháp chẳng được Thiện Ác. Hiện hành cầu Pháp có nơi hỏi nhận nhưng đối với Phật Đạo chẳng tùy theo Giáo khác.Hiện hành gần gũi Hòa Thượng các Thầy nhưng làm tất cả các Tôn của Trời Người (Thiên Nhân Tôn). Hiện cần thỉnh hỏi nhưng bên trong tự được Biện Tài không có chướng ngại. Hiện hành cung kính nhưng làm nơi kính ngưỡng của tất cả Trời Người.Hiện vào bào thai nhưng đối với các Pháp không có chỗ nhiễm ô. Hiện có sinh ra nhưng đối với các Pháp chẳng thấy sinh diệt.Hiện làm trẻ con nhưng các Căn của thân thảy đều đầy đủ. Hiện hành kỹ nghệ, y phương (nghề làm thuốc), văn chương , toán số, công xảo sự năng… nhưng bên trong trước nay thảy đều thông đạt. Hiện có bệnh khổ nhưng đã lìa hẳn các tật bệnh phiền não. Hiện bày suy yếu già nua nhưng ở trước nay các căn chẳng hoại. Hiện bày có chết nhưng chưa từng có sinh diệt lùi mất
Này Kiên Ý ! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya-pàramità) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tuy biết các Pháp thường là Định Tướng nhưng bày cho chúng sinh các Thiền sai biệt. Hiện thân trụ Thiền cảm hóa kẻ loạn tâm nhưng đối với các Pháp chẳng thấy có loạn. Tất cả các Pháp như tướng Pháp Tính dùng điều phục Tâm nơi Thiền chẳng động. Hiện các uy nghi đi đứng ngồi nằm nhưng nhưng thường lặng lẽ tại nơi Thiền Định. Bày đồng với mọi người có chỗ nói năng nhưng thường chẳng bỏ các tướng Thiền Định. Thương xót chúng sinh vào ở thành ấp, thôn xóm, quận, nước nhưng thường tại Định. Vì muốn nhiêu ích các chúng sinh cho nên hiện có sự ăn uống nhưng thường tại Định. Thân ấy bền chắc giống như Kim Cương, bên trong thật chẳng hư chẳng thể phá hoại.Bên trong ấy không có Sinh Tạng, Thục Tạng, đại tiểu tiện, xú uế chẳng sạch. Hiện có chỗ ăn nhưng không có chỗ vào, chỉ vì thương xót nhiêu ích chúng sinh , ở tất cả nơi chốn không có tai vạ lỗi lầm. Hiện hành tất cả chỗ hành của phàm phu nhưng thật không có hành, đã vượt qua các hành.
Này Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hiện ở tại chốn Không Nhàn, thôn làng không có khác. Hiện ở tại nhà nhưng không khác xuất gia. Hiện làm Bạch Y nhưng chẳng phóng dật. Hiện làm Sa Môn nhưng chẳng tự cao. Ở trong Pháp xuất gia của các Ngoại Đạo, vì cảm hóa chúng sinh mà không có chỗ xuất gia, chẳng bị nhiễm dính tất cả Tà Kiến, cũng chẳng ở trong , nói là được thanh tịnh. Hiện hành tất cả Nghi Pháp của Ngoại Đạo nhưng chẳng tùy thuận đường lối đã hành ấy
Này Kiên Ý ! Ví như Đạo Sư đưa mọi người băng qua lối đi nguy hiểm xong quay trở lại hóa độ người khác.
Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội tùy theo chỗ phát ý Đạo của chúng sinh, hoặc Thanh Văn Đạo, hoặc Bích Chi Phật Đạo, hoặc phát Phật Đạo. Tùy nghi bày đường lối khiến được hóa độ xong, liền lại quay về hóa độ các chúng sinh khác. Chính vì thế cho nên Đại Sĩ có tên gọi là Đạo Sư.
Ví như chiếc thuyền bền chắc từ bờ bên này đưa vô lượng người khiến đến bờ bên kia. Đến bờ bên kia xong thì quay trờ lại đón đưa người khác. Như vậy Kiên Ý! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thấy các chúng sinh rơi xuống nước sinh tử bị bốn giòng chảy cuốn trôi, ví muốn độ thoát khiến được ra khỏi cho nên tùy theo căn lành mà người ấy đã gieo trồng khiến cho thành tựu. Nếu thấy người có thể dùng Duyên Giác hóa độ liền vì họ hiện thân bày đạo NIết Bàn. Nếu thấy người có thể dùng Thanh Văn hóa độ thì vì họ nói Tịch Diệt cùng với việc nhập vào Niết Bàn. Do sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cho nên quay trở lại hiện sinh độ thoát người khác. Chính vì thế cho nên Đại Sĩ có tên gọi là Thuyền Sư
Này Kiên Ý ! Ví như Huyễn Sư ở trước nhiều Chúng, tự hiện thân chết trương sình xấu nát, hoặc bị lửa thiêu đốt, hoặc bị chim thú ăn, ở trước mọi người hiện thân như vậy. Khi được tài vật xong liền trở lại như cũ, ấy là do huyễn thuật đã khéo hay học ấy. Bồ Tát như vậy trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội vì cảm hóa chúng sinh mà thị hiện già chết nhưng thật không có sinh già bệnh chết
Này Kiên Ý ! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Thiền Ba La Mật (Dhyàna-pàramità) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Đức Phật bảo Kiên Ý :”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tu hành Trí Tuệ, các căn mạnh bén, chưa từng thấy có Tính của chúng sinh, vì muốn cảm hóa cho nên nói chúng sinh. Chẳng thấy người nhận (thọ giả), người có số phận (mệnh giả)…nói có người nhận, người có số phận. Chẳng được Tính của Nghiệp với Tính của Nghiệp Báo nhưng bày cho chúng sinh có Nghiệp, Nghiệp Báo. Chẳng được các Tính phiền não của sinh tử nhưng nói nên thấy biết phiền não của sinh tử. Chẳng thấy Niết Bàn nhưng nói đến Niết Bàn. Chẳng thấy các Pháp có tướng có sai biệt nhưng nói các Pháp có Thiện, Bất Thiện để hay vượt qua đến bờ Vô Ngại Trí. Hiện sinh ở cõi Dục (Dục Giới) nhưng chẳng nhiễm dính cõi Dục. Hiện hành Thiền của cõi Sắc (Sắc Giới) nhưng chẳng nhiễm dính cõi Sắc. Hiện nhập vào Định của Vô Sắc nhưng sinh ở cõi Sắc. Hiện hành Thiền của cõi Sắc nhưng sinh ở cõi Dục. Hiện ở cõi Dục nhưng chẳng hành giới hạnh của Dục. Đều biết các Thiền với biết Thiền Phần, tự tại đều hay nhập Thiền, xuất Thiền. Vì cảm hóa chúng sinh , tùy theo nơi sinh của Ý, tất cả nơi sinh ra đều hay thọ nhận thân, thường hay thành tựu Trí Tuệ thâm diệu, đoạn trừ các Hạnh của tất cả chúng sinh. Vì cảm hóa chúng sinh nên hiện có chỗ hành (Sở Hạnh) nhưng đối với các Pháp , thật không có chỗ hành, đều đã vượt qua tất cả các Hành, từ lâu đã diệt trừ Tâm của Ngã (Ta), Ngã Sở (cái của Ta) nhưng thị hiện thọ nhận các vật cần dùng.
Bồ Tát thành tựu Trí Tuệ như vậy, có chỗ cho, làm (Thí tác) đều tùy theo Trí Tuệ mà chưa từng bị vướng sự ô nhiễm của Nghiệp Quả. Vì cảm hóa chúng sinh, thị hiện câm ngọng nhưng bên trong thật có Phạm Âm vi diệu, thông đạt ngữ ngôn, Kinh Thư, bờ kia…. chẳng cần suy nghĩ trước nên nói Pháp nào, tùy theo Chúng đã đến, mọi điều nói ra đều màu nhiệm, thảy hay khiến tâm vui vẻ được bền chắc. Tùy theo chỗ tương ứng ấy mà nói Pháp mà Trí Tuệ của Bồ Tát đó chẳng giảm bớt.
Này Kiên Ý ! Ví như nam nữ, hoặc lớn hoặc nhỏ, tùy theo vật khí đã cầm đi đến nơi có nước hoặc suối, hoặc ao, kênh ngòi, sông, biển lớn… tùy theo vật khí lớn nhỏ đều chứa đầy rồi quay về mà các nước ấy không có sự giảm bớt
Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội tùy theo Chúng đã đến, hoặc chúng Sát Lợi, Chúng Bà La Môn, hoặc chúng Cư Sĩ, Chúng Đế Thích, Chúng Phạm Thiên…. đến các Chúng đó chẳng gia thêm tâm lực, hay dùng lời khéo đều khiến cho vui thích, tùy nghi chỗ tương ứng để mà diễn Pháp mà Trí Biện ấy không có chỗ giảm bớt.
Này Kiên Ý ! Đấy gọi là Bồ Tát trụ Bản Sự Quả Báo Bát Nhã Ba La Mật (Prajnõa-pàramità) của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chúng sinh nhìn thấy đều được độ thoát. Có nghe tên gọi, có thấy uy nghi, có nghe nói Pháp, có thấy yên lặng… thì đều được cứu độ.
Này Kiên Ý ! Ví như Đại Dược Thụ Vương tên là Hỷ Kiến có người nhìn thấy đều được khỏi bệnh.Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chúng sinh nhìn thấy thời bệnh Tham Sân Si đều được trừ khỏi.
Như Đại Dược Vương tên là Diệt Trừ . Nếu lúc chiến đấu, đem xoa bôi cái trống thời các kẻ bị tên bắn, đao, mâu, gây thương tích… được nghe tiếng trống thì trừ được chất độc phát ra từ mũi tên. Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Có người nghe tên thời mũi tên Tham Sân Si tự nhiên được bật ra, các chất độc Tà Kiến thảy đều trừ diệt, tất cả phiền não chẳng thể động phát.
Này Kiên Ý ! Ví như cây thuốc tên là Cụ Túc. Có người dùng rễ thì bệnh được trừ khỏi. Cọng, lóng, lõi, vỏ, cành, lá, hoa, quả đều hay trừ khỏi bệnh. Hoặc tươi, hoặc khô, hoặc chặt đứt từng đoạn thảy hay trừ khỏi các bệnh của chúng sinh.
Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cũng lại như vậy. Đối với các chúng sinh không có lúc nào chẳng có ích, thường hay diệt trừ tất cả mọi tai vạ… ấy là dùng nói Pháp kèm hành bốn Nhiếp, các Ba La Mật khiến được độ thoát. Hoặc người cúng dường, hoặc chẳng cúng dường, có ích, không có ích nhưng Bồ Tát đó đều dùng Pháp lợi khiến được an ổn, cho đến thân bị chết, có loài ăn thịt. Hoặc các súc sinh:hai chân, bốn chân với các loài chim, thú, người và Phi Nhân… các chúng sinh đó đều do sức Giới Nguyện của Bồ Tát cho nên, chết được sinh về cõi Trời, thường không có bệnh đau nhức, suy não, các tai vạ…
Này Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội giống như cây thuốc.
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, đời đời tự biết sáu Ba La Mật chẳng học theo người khác; nhấc bàn chân, hạ bàn chân, hít vào, thở ra… niệm niệm thường có sáu Ba La Mật. Tại sao thế ? Này Kiên Ý ! Bồ Tát như vậy, thân đều là Pháp Hành, đều là Pháp…
Này Kiên Ý ! Ví như có vị vua, hoặc các Đại Thần đem trăm ngàn loại hương giã làm bột . Nếu có người đến, lục tìm một loại trong đó, chẳng muốn hương khác xen lẫn vào
Kiên Ý ! Như vậy, trong bột của trăm ngàn chúng hương có thể tìm được một loại mà chẳng bị tạp khác vướng vào không ?
“Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng thể được”
Này Kiên Ý ! Bồ Tát đó dùng tất cả Ba La Mật xuông ướp thân tâm cho nên ở trong niệm niệm thường sinh sáu Ba La Mật.
Kiên Ý ! Bồ Tát làm thế nào để ở trong niệm niệm sinh sáu Ba La Mật ?
Này Kiên Ý ! Bồ Tát đó, tất cả thảy đều buông bỏ Tâm không có tham dính là Đàn Ba La Mật (Bố Thí Ba La Mật). Tâm khéo tịch diệt, rốt ráo không có ác là Thi Ba La Mật (Trì Giới Ba La Mật). Biết tướng tận cùng của Tâm, ở trong các Trần mà không có chỗ gây hại là Sạn Đề Ba La Mật (Nhẫn Nhục Ba La Mật). Siêng quán chọn Tâm, biết Tâm lìa Tướng là Tỳ Lê Gia Ba La Mật (Tinh Tiến Ba La Mật), Rốt ráo khéo vắng lặng điều phục Tâm ấy là Thiền Ba La Mật (Thiền Định Ba La Mật). Quán Tâm, biết Tâm, thông đạt Tướng của Tâm là Bát Nhã Ba La Mật (Tuệ Ba La Mật)
Này Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Pháp Môn như vậy, niệm niệm đều có sáu Ba La Mật”.
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Thật chưa từng có !
Thế Tôn ! Bồ Tát thành tựu Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời chỗ đã thi hành ấy, thật chẳng thể nghĩ bàn !
Thế Tôn ! Nếu các Bồ Tát muốn hành Hạnh của Phật thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Tại sao thế ? Vì Bồ Tát đó hiện hành tất cả Hạnh của các Phàm Phu nhưng ở Tâm của vị ấy không có tham sân si”
Lúc đó trong Chúng, có vị Đại Phạm Vương tên là Thành Từ bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nếu Bồ Tát muốn hành tất cả Hạnh của các phàm phu thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Tại sao thế ? Vì Bồ Tát đó hiện hành tất cả Hạnh của các Phàm Phu nhưng ở Tâm của vị ấy không có Hạnh của tham sân si”
Đức Phật nói:”Lành thay ! Lành thay Thành Từ ! Như ông đã nói. Nếu Bồ Tát muốn hành tất cả Hạnh của các phàm phu thì nên học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Chẳng nghĩ nhớ tất cả các điều đã học (Sở học)”
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Bồ Tát muốn học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì nên học như thế nào ?”
Đức Phật bảo Kiên Ý ! Ví như học bắn. Trước tiên bắn mục tiêu lớn. Bắn mục tiêu lớn xong, học bắn mục tiêu nhỏ. Bắn mục tiêu nhỏ xong, tiếp học bắn cái đích. Học bắn cái đích xong, tiếp học bắn cây gậy. Học bắn cây gậy xong thì học bắn một trăm sợi lông. Bắn một trăm sợi lông xong, học bắn mười sợi lông. Bắn mười sợi lông xong, học bắn một sợi lông. Bắn một sợi lông xong, học bắn một phần trăm sợi lông. Hay bắn như thế xong thì gọi là Thiện Xạ, tùy ý chẳng không. Người đó nếu muốn ở trong bóng đêm nghe được âm thanh, hoặc Người, Phi Nhân… chẳng dùng tâm lực bắn đều trúng.
Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát muốn học Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Trước tiên nên học tâm yêu thích. Học tâm yêu thích xong, nên học tâm sâu kín. Học tâm sâu kín xong, nên học Đại Từ. Học Đại Từ xong, nên học Đại Bi. Học Đại Bi xong, nên học bốn Phạm Hạnh của Thánh là: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Học bốn Phạm Hạnh của Thánh xong, nên học Báo Đắc Tối Thượng Ngũ Thông thường tự tùy thân. Học Thông đó xong, khi ấy liền hay thành tựu sáu Ba La Mật. Thành tựu sáu Ba La Mật xong, liền hay thông đạt phương tiện. Thông đạt phương tiện xong, được trụ Nhu Thuận Nhẫn thứ ba. Trụ Nhu Thuận Nhẫn thứ ba xong, được Vô Sinh Pháp Nhẫn. Được Vô Sinh Pháp Nhẫn xong thời chư Phật thọ ký. Chư Phật thọ ký xong, hay nhập vào Đệ Bát Bồ Tát Địa. Vào Đệ Bát Bồ Tát Địa xong, được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội. Được Chư Phật Hiện Tiền Tam Muội xong, thường chẳng lìa sự thấy chư Phật. Thường chẳng lìa sự thấy chư Phật xong, hay đầy đủ tất cả Nhân Duyên của Phật Pháp. Đầy đủ tất cả Nhân Duyên của Phật Phápxong, hay khởi Công Đức trang nghiêm cõi Phật. Hay khởi Công Đức trang nghiêm cõi Phật xong, hay đủ Chủng Tính của nhà sinh ra (Sinh Gia Chủng Tính). Hay đủ Chủng Tính của nhà sinh ra xong thời vào Thai, ra khỏi Thai. Vào Thai, ra khỏi Thai xong, hay đủ mười Địa. Hay đủ mười Địa xong, lúc đó liền được thọ nhận Chức Hiệu của Phật. Thọ Chức Hiệu của Phật xong, liền được tất cả Tam Muội của Bồ Tát. Được tất cả Tam Muội của Bồ Tát xong, sau đó liền được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội xong, hay vì chúng sinh thi hành việc Phật nhưng cũng chẳng buông bỏ Pháp của Bồ Tát Hạnh
Này Kiên Ý ! Nếu Bồ Tát học các Pháp như vậy, tức được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Bồ Tát đã được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, tức đối với các Pháp không có chỗ học lại. Tại sao thế ? Vì trước kia đã khéo học tất cả Pháp cho nên ví như học bắn một phận của sợi lông thì chẳng học lại điều khác. Tại sao thế ? Vì trước kia đã học rồi.
Như vậy Kiên Ý ! Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, đối với tất cả Pháp không có chỗ học lại vì tất cả Tam Muội, tất cả Công Đức đều đã học xong”.
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nay con muốn nói thí dụ. Nguyện xin Đức Thế Tôn nghe hứa”
Đức Phật nói:”Ông hãy nói đi”
“Thế Tôn ! Ví như Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới Đại Phạm Thiên Vương tự nhiên có thể quán khắp cả ba ngàn Đại Thiên Thế Giới mà chẳng cần gia thêm công sức. Như vậy Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đối với tất cả Pháp tự nhiên có thể quán khắp mà chẳng cần dùng công sức. Lại cũng có thể biết mỗi một chỗ hành của Tâm chúng sinh”
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Như ông đã nói. Nếu Bồ Tát trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội ắt biết tất cả Pháp của các Bồ Tát, tất cả Pháp của Phật”
Bấy giờ trong Hội có Thiên Đế Thích tên là Trì Tu Di Đỉnh ở cùng tận mé ngoài của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này, bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Ví như trụ ở đỉnh núi Tu Di ắt hay nhìn thấy tất cả thiên hạ. Bồ Tát như vậy trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đối với các Hạnh của Thanh Văn, Bích Chi Phật với tất cả Hạnh của chúng sinh tự nhiên có thể quán thấy”
Lúc đó Kiên Ý Bồ Tát hỏi vị Trì Tu Di Đỉnh Thích đó rằng:”Ông từ chỗ nào của bốn Thiên Hạ đi đến ? Trụ tại đỉnh núi Tu Di nào ?”
Trì Tu Di Đỉnh Thích đó bảo rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Nếu có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời chẳng nên hỏi nơi trú xứ của vị ấy. Tại sao thế ? Như Bồ Tát này thời tất cả cõi Phật đều là trú xứ mà chẳng dính ở trú xứ, chẳng được trú xứ, chẳng thấy trú xứ”
Kiên Ý hỏi rằng:”Nhân Giả được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó chưa ?”
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói:”Trong Tam Muội đó, lại còn có tướng được, chẳng được ư !”
Kiên Ý nói:”Chẳng thể có”
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói: ”Này Thiện Nam Tử ! Nên biết Bồ Tát hành Tam Muội đó, đối với các Pháp đều không có chỗ đắc”
Kiên Ý nói:”Như ông đã biện luận, ắt đã được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”
Trì Tu Di Đỉnh Thích nói:”Này Thiện Nam Tử ! Tôi chẳng thấy Pháp có chỗ trụ. Đối với tất cả Pháp không có chỗ trụ liền được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Thiện Nam Tử ! Trụ Tam Muội đó tức đối với các Pháp không có chỗ trụ. Nếu không có chỗ trụ tức không có chỗ nhận lấy. Nếu không có chỗ nhận lấy tức không có chỗ nói”
Bấy giờ Đức Phật bảo Kiên Ý Bồ Tát:”Ông thấy vị Trì Tu Di Sơn Thích đó chưa ?”
“Bạch Đức Thế Tôn ! Đã thấy”
“Này Kiên Ý ! Vị Trì Tu Di Đỉnh Thích đó tùy theo ý, hay được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Trụ Tam Muội đó ở các cung của Đế Thích trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này đều hay hiện thân”
Lúc đó Thích Đề Hoàn Nhân của cõi này bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nếu vị Trì Tu Di Sơn Thích hay hiện thân ở các cung của Đế Thích. Con ở tất cả nơi chốn của Đế Thích, tại sao chẳng nhìn thấy !?...”
Khi ấy Trì Tu Di Sơn Thích nói với vị Đế Thích này rằng:”Này Kiều Thi Ca ! Nếu nay Tôi dùng Thân thật bày cho ông thấy thời ông ở cung điện chẳng được mừng vui. Tôi thường đến cung điện mà ông đã trụ mà ông chẳng thấy tôi”
Lúc đó Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Con muốn thấy Thân thành tựu màu nhiệm (Thành Tựu Diệu Thân) của Đại Sĩ này”
Đức Phật nói:”Này Kiều Thi Ca ! Ông muốn thấy ư ?”
“Bạch Đức Thế Tôn ! Con vui nguyện muốn thấy”
Đức Phật bảo Trì Tu Di Sơn Thích rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Ông hãy hiện bày Thân chân thật màu nhiệm này”
Trì Tu Di Sơn Thích ấy liền hiện thân chân thật màu nhiệm
Khi đó trong Hội: các Thích, Vương, Hộ Thế Thiên Vương, Thanh Văn, Bồ Tát chưa được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thời thân đều chẳng hiện, giống như đống mực. Thân của Trì Tu Di Sơn Thích như núi vua Tu Di cao lớn hùng vĩ tỏa ánh sáng chiếu xa. Lúc đó thân của Đức Phật càng hiện sáng thêm gấp bội.
Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng:”Thật chưa từng có ! Bạch Đức Thế Tôn! Nay thân của Đại Sĩ này thanh tịnh thù diệu khó theo kịp ! Các thân của Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đó đều chẳng hiện giống như đống mực.
Thế Tôn ! Con ở tại cung điện Thiện Diệu trên núi Tu Di, đeo Thích Ca Tỳ Lăng Già, Ma Ni Anh Lạc. Do ánh sáng đó nên tất cả thân của Thiên Chúng đều chẳng thể hiện. Nay thân của con do ánh sáng của của Đại Sĩ này lại chẳng thể hiện… mọi báu, Anh Lạc đã đeo cũng không có màu sắc, ánh sáng”
Đức Phật bảo Thích Đề Hoàn Nhân:”Này Kiều Thi Ca ! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy Thích Ca Tỳ Lăng Già, ngọc Ma Ni… Lại có ngọc Ma Ni của chư Thiên chiếu sáng, hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca ! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy ngọc Ma Ni của chư Thiên chiếu sáng …Lại có Kim Cương Minh Ma Ni Châu hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca ! Nếu trong ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này tràn đầy Kim Cương Minh Ma Ni Châu …Lại có Chư Minh Tập Ma Ni Châu hay khiến cho viên ngọc này đều chẳng thể hiện.
Này Kiều Thi Ca ! Ông có thấy Chư Minh Tập Ma Ni Châu mà vị Trì Tu Di Sơn Thích đã đeo không ?
_”Bạch Đức Thế Tôn ! Con đã nhìn thấy. Chỉ vì ánh sáng của viên ngọc này quá sáng chói nên mắt của con chẳng thể chịu nổi”
Đức Phật bảo Kiều Thi Ca:”Nếu có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hoặc làm Đế Thích đều đeo Anh Lạc Ma Ni như vậy”
Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhân bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Chư Hữu chẳng phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề chẳng được thân màu nhiệm thanh tịnh như vậy, cũng lại bị mất Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó”
Lúc đó Cồ Vực Thiên Tử nói với Thích Đề Hoàn Nhân rằng:”Các người Thanh Văn đã nhập vàp Pháp Vị cho dù có khen ngợi, yêu thích Phật Đạo nhưng không thể làm, do ở sinh tử tạo sự che lấp ngăn cách. Nếu người đã phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, nay phát, sẽ phát…thì người đó liền ứng với sự yêu thích Phật Đạo, hay được sắc thân thượng diệu như vậy. Ví như có người sinh ra đã bị mù, cho dù khen ngợi, yêu thích mặt trời mặt trăng nhưng kẻ ấy vẫn chẳng biết gì về ánh sáng của mặt trời mặt trăng. Như vậy Thanh Văn nhập vào Pháp Vị, cho dù có khen ngợi, yêu thích Phật Pháp nhưng Công Đức của Phật đối với thân vẫn không có ích gì. Chính vì thế cho nên người muốn được thân màu nhiệm, Đại Trí Tuệ này thì nên phát Tâm Vô Thượng Phật Bồ Đề, liền được sắc thân thượng diệu như vậy”
Lúc Cồ Vực Thiên Tử nói lời đó thời một vạn hai ngàn Thiên Tử phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát hỏi Cồ Vực Thiên Tử rằng:”Hành Công Đức nào để chuyển thân người nữ ?”
Đáp rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Người phát Đại Thừa chẳng thấy Nam Nữ có sự khác biệt. Tại sao thế ? Vì Tâm Tát Bà Nhã (Tâm Nhất Thiết Trí) chẳng ở tại ba cõi. Do có phân biệt nam nữ cho nên có nam có nữ.
Nhân Giả đã hỏi:”Hành Công Đức nào để chuyển thân người nữ ?”. Việc xưa kia, Tâm của Bồ Tát không có sự nịnh nọt quanh co
“Làm sao mà phụng sự ?”
Đáp rằng:”Như phụng sự Đức Thế Tôn”
“Làm thế nào mà Tâm ấy chẳng có sự nịnh nọt, quanh co ?”
Đáp rằng:”Nghiệp của thân tùy theo miệng, nghiệp của miệng tùy theo Ý. Đấy gọi là Tâm của người nữ không có sự nịnh nọt, quanh co”
Hỏi rằng:”Làm sao chuyển thân người nữ ?”
Đáp rằng:” Như Thành”
Hỏi rằng:”Làm sao Như Thành?”
Đáp rằng:” Như Chuyển”
Hỏi rằng:”Này Thiên Tử ! Lời nói này có nghĩa gì ?”
Đáp rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Trong tất cả các Pháp chẳng thành chẳng chuyển. Các Pháp có một vị ấy là vị của Pháp Tính.
Thiện Nam Tử ! Ta tùy theo ước nguyện có thân người nữ. Nếu khiến thân của ta được thành nam tử thì đối với tướng của thân nữ vẫn chẳng hoại chẳng buông bỏ
Này Thiện Nam Tử ! Chính vì thế nên biết Nam đó, Nữ đó đều là điên đảo. Tất cả các Pháp cùng với điên đảo thảy đều trọn hết lìa ở hai Tướùng”
Kiên Ý Bồ Tát hỏi Cồ Vực rằng:”Ông đối với Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có biết chút phần nào chăng?”
Đáp rằng:”Thiện Nam Tử ! Tôi biết người khác đã được, còn tự thân thì chưa chứng.
Tôi nhớ lúc trước, khi Đức Thích Ca mâu Ni Phật ở tại nhà của vua Tịnh Phạn làm Bồ Tát, thời ở trong Chúng Thể Nữ bên trong cung điện, nửa đêm thanh tịnh. Khi ấy hằng hà sa đẳng các Phạm Vương từ phương Đông đi đến, có người hỏi về Bồ Tát Thừa, có người hỏi về Thanh Văn Đạo…. Bồ Tát tùy theo chỗ hỏi mà đáp. Ở trong Phạm Chúng có một vị Phạm Vương chẳng hiểu phương tiện mà Bồ Tát đã hành nên nói lời này:”Nhân Giả đã có Trí Tuệ như vậy, khéo đáp việc đã hỏi. Tại sao còn tham ái vương vị, sắc dục ?”
Các vị Phạm Vương khác biết rõ Trí Tuệ Phương Tiện của Bồ Tát nên nói với vị Phạm Vương kia rằng:”Bồ Tát chẳng tham vương vị sắc dục. Sắp tới vì giáo hóa thành tựu chúng sinh nên ở tại nhà hiện làm Bồ Tát rồi ngày nay ở phương khác thành tựu Phật Đạo, chuyển bánh xe Diệu Pháp”
Vị Phạm Vương kia nghe xong, liền nói là:”Được Tam Muội nào mà có thể làm Thần Biến tự tại như vậy ?”
Vị Phạm Vương khác nói rằng:”Đấy là thế lực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Này Thiện Nam Tử ! Vào lúc đó, tôi tác niệm là:”Bồ Tát trụ Tam Muội, Thần Lực cảm ứng thật chưa từng thấy ! Ở tại ái dục, trông coi việc nước mà có thể chẳng lìa Tam Muội như vậy”
Tôi nghe điều này xong thì tăng cung kính bội phần nơi Bồ Tát đã sinh, tưởng Đức Thế Tôn, thâm sâu phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề. Nguyện ở đời sau cũng sẽ thành tựu Công Đức như vậy
Này Thiện Nam Tử ! Chỗ thấy của tôi chí có chút phần như vậy. Tôi chỉ biết Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội này sẽ có vô lượng thế lực Công Đức chẳng thể nghĩ bàn”
Kiên Ý bạch Phật rằng:”Thật hiếm có ! Bạch Đức Thế Tôn ! Cồ Vực Thiên Tử đó dùng tâm sâu xa nói điều này đều là Đức Như Lai đã làm nơi thường thủ hộ của bậc Thiện Tri Thức
Thế Tôn ! Cồ Vực Thiên Tử chẳng lâu cũng sẽ trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, được thế lực Thần Biến tự tại đó như ngày nay Đức Thế Tôn đã làm, không có khác”
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Nay trong Hội này còn có người nào được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó không ?”
Bấy giờ trong Hội có vị Thiên Tử tên là Hiện Ý bảo Kiên Ý Bồ Tát rằng:”Ví như khách đi buôn vào trong biển lớn mà nói lời này:”Trong biển lớn này có ngọc Ma Ni, có thể cầm vứt đi không ?”Lời nói của ông tựa như điều đó. Tại sao thế ? Vì ở Đại Trí Hải Hội của Đức Như Lai. Trong đó, Bồ Tát thành tựu Pháp Bảo, phát đại trang nghiêm. Ông ngồi bên trong mà lại hỏi rằng:”Ở trong Hội này còn có Bồ Tát nào được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó không?”
Này Kiên Ý ! Nay trong Hội này có Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội hiện thân Đế Thích, có vị hiện thân Phạm Vương. Có vị hiện thân của các hàng TRời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già. Có vị được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội hiện thân: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Có vị được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội dùng các tướng tốt để tự nghiêm thân. Tự có Bồ Tát vì cảm hóa chúng sinh hiện làm hình sắc tướng mạo của thân nữ . Có vị hiện hình sắc tướng mạo của Thanh Văn. Có vị hiện hình sắc tướng mạo của Bích Chi Phật.
Này Kiên Ý ! Đức Như Lai tùy theo Chúng đã đến, hoặc chúng Sát Lợi, chúng Bà La Môn, hoặc chúng cư sĩ, chúng Đế Thích, chúng Phạm Thiên, các chúng Hộ Thế… tùy theo các chúng đó khắp hay thị hiện hình sắc tướng mạo. Nên biết đều là Bản Sự Quả Báo của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý ! Nếu thấy nơi mà Đức Như Lai đã nói Pháp. Nên biết trong chỗ này tức có vô lượng các Đại Bồ Tát có Đại Trí Tự Tại, phát đại trang nghiêm, tự tại hành nơi tất cả Pháp, hay tùy theo Đức Như Lai chuyển bánh xe Pháp”.
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Nay con nói vị Hiện Ý Thiên Tử đó được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội như vị ấy có Trí Tuệ, biện tài không ngại, Thần Thông như vậy “
Đức Phật bảo Kiên Ý:”Như ông đã nói. Hiện Ý Thiên Tử đó đã trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội. Thông đạt Tam Muội đó cho nên hay nói lời đó”
Bấy giờ Đức Phật bảo Hiện Ý Thiên Tử:”Ông có thể thị hiện chút phần Bản Sự của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”
Hiện Ý Thiên Tử nói với Kiên Ý Bồ Tát rằng:”Nhân giả muốn thấy chút thế thực của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội không?”
Đáp rằng:”Thiên Tử ! Tôi vui nguyện muốn thấy”
Do Hiện Ý Thiên Tử khéo được sức của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội cho nên liền hiện biến khiến chúng hội đều là Chuyển Luân Thánh Vương có 32 tướng tự trang nghiêm với các quyến thuộc, bảy báu theo hầu.
Thiên Tử hỏi rằng:”Ông thấy thế nào?”
Kiên Ý đáp rằng:”Tôi thấy chúng hội đều là sắc tướng của Chuyển Luân Thân Vương có quyến thuộc, bảy báu theo hầu”
Khi ấy Thiên Tự lại hiện chúng hội đều là Thích Đề Hoàn Nhân ở cung Đao Lợi có trăm ngàn Thiên Nữ tấu mọi kỹ nhạc vây quanh vui đùa. Lại dùng Thần Lực khiến khắp chúng hội đều là Phạm Vương với sắc tướng uy nghi ở tại cung Phạm, hành bốn Vô Lượng
Lại hỏi Kiên Ý:”Ông thấy thế nào?”
Đáp rằng:”Thiên Tử ! Tôi thấy chúng hội đều là Phạm Vương”
Lại hiện Thần Lực khiến khắp chúng hội đều là Trưởng Lão Ma Ha Ca Diếp với hình sắc tướng mạo, cầm giữ y bát, nhập vào các Thiền Định, hành tám Giải Thoát không có khác .
Lại hiện Thần Lực khiến khắp chúng hội đều như Đức Thích Ca Mâu Ni Phật với thân tướng tốt uy nghi, đều có quyến thuộc Tỳ Kheo vây quanh.
Lại hỏi Kiên Ý:”Ông thấy thế nào?”
Đáp rằng:”Thiên Tử ! Tôi thấy Đại Chúng đều là Thích Ca Mậu Ni Phật với thân tướng tốt uy nghi, đều có quyến thuộc Tỳ Kheo vây quanh”
Hiện Ý Thiên Tử nói với Kiên Ý rằng:”Đấy là thế lực tự tại như vậy của Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý ! Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, có thể đem ba ngàn Đại Thiên Thế Giới vào trong một hạt cải, khiến cho các núi, sông, mặt trời, mặt trăng, tinh tú đều hiện như cũ mà chẳng chèn ép để bày chúng sinh đó.
Này Kiên Ý ! Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có thế lực chẳng thể nghĩ bàn như vậy”
Bấy giờ các Đại Đệ Tử với các Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, Thích, Phạm, Hộ Thế Thiên Vương đồng thanh bạch Phật rằng:’Thế Tôn ! Nếu người được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thì người ấy có Công Đức chẳng thể nghĩ bàn. Tại sao thế ? Vì người đó tức là Phật Đạo cứu cánh, thành tựu Trí Tuệ, Thần Thông, các Minh. Ngày nay chúng con ở trên một Tòa thấy khắp mỗi loại sắc tướng của chúng Hội, hoặc ngần ấy cái hiện ra. Chúng con chỉ nhớ nếu người chẳng nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội , nên biết đó là Ma được dịp thuận tiện gây hại. Nếu gười được nghye, nên biết người đó được sự hộ giúp của chư Phật. Huống chi là Hành Giả nghe xong, lại tùy nói.
Thế Tôn ! Nếu Bồ Tát muốn thông đạt Phật Pháp, đến ở bờ bên kia, thì nên một lòng lắng nghe Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, thọ trì đọc tụng, vì người khác nói.
Thế Tôn ! Nếu Bồ Tát muốn khiện khắp tất cả hình sắc uy nghi , muốn đều biết khắp tất cả tâm , chỗ hành của tâm …của chúng sinh. Lại muốn biết khắp tất cả chúng sinh, tùy theo bệnh cho thuốc… thì nên khéo lắng nghe Pháp Bảo của Tam Muội đó rồi thọ trì đọc tụng.
Thế Tôn ! Nếu người được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó. Nên biết người đấy nhập vào Cảnh Giới Trí Tuệ Tự Tại của Phật”
Đức Phật nói:”Như vậy ! Như vậy ! Như các ông nói. Nếu người chẳng được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội thì chẳng được gọi là Thâm Hành Bồ Tát. Như Lai chẳng nói người này đầy đủ Bố Thí, Trì Giới, NhẫnNhu5c, Tinh Tiến, Thiền Định, Trí Tuệ. Chính vì thế cho nên các ông nếu muốn hành khắp tất cả Đạo thì nên học được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, chẳng nhớ tất cả các điều đã học”
Khi ấy Kiên Ý Bồ Tát hỏi Hiện Ý Thiên Tử rằng:”Nếu Bồ Tát muốn được Tam Muội đó thì nên tu hành Pháp nào ?”
Thiên Tử đáp rằng:”Nếu Bồ Tát muốn được Tam Muội đó thì nên tu hành Pháp của Phàm Phu. Nếu thấy Pháp của Phàm Phu, Pháp của Phật chẳng hợp chẳng tan thì đấy gọi là tu tập Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội”
Kiên Ý hỏi rằng:”Ở trong Pháp của Phật có hợp tan ư ?”
Thiên Tử đáp rằng:”Trong Pháp của Phàm Phu còn không có hợp tan huống chi là Pháp của Phật. Thế nào gọi là tu hành ? Nếu hay thông đạt các Pháp của Phàm Phu, Pháp của Phật không có hai thì đấy gọi là tu tập nhưng thật ra Pháp này không có hợp, không có tan.
Này Thiện Nam Tử ! Tất cả Pháp Tập (góp lại) không có tướng sinh. Tất cả Pháp Tập không có tướng hoại. Tất cả Pháp Tập như tướng hư không. Tất cả Pháp Tập không có tướng thọ nhận”
Kiên Ý lại hỏi:”Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đi đến chốn nào ?”
Thiên Tử đáp rằng:”Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đi đến tất cả Tâm Hành của chúng sinh nhưng cũng chẳng duyên theo tướng nhận lấy của Tâm Hành. Đi đến tất cả nơi đã sinh nhưng cũng chẳng bị sự ô nhiễm của nơi sinh. Đi đến tất cả Thế Giới, cõi Phật nhưng chẳng phân biệt thân tướng tốt. Đi đến tất cả âm thanh ngữ ngôn nhưng chẳng phân biệc các tướng của văn tự. Khắp hay mở bày tất cả Phật Pháp nhưng chẳng đến chốn rốt ráo cùng tận (tất cánh tận xứ)
Thiện Nam Tử hỏi Tam Muội đó đến chốn nào ? Tùy theo chỗ Đức Phật đã đến thì Tam Muội đó cũng đến như vậy”
Kiên Ý hỏi rằng:”Đức Phật đến chốn nào ?”
Thiên Tử đáp rằng:”Đức Phật Như Như cho nên đến nơi không có chỗ đến”
Lại hỏi:”Đức Phật chẳng đến Niết Bàn ư ?”
Đáp rằng:”Tất cả các Pháp rốt ráo là Niết Bàn. Chính vì thế cho nên Như Lai chẳng đến Niết Bàn. Tại sao thế ? Vì Tính Niết Bàn cho nên chẳng đến Niết Bàn”
Lại hỏi:”Hằng hà sa đẳng chư Phật quá khứ chẳng đến Niết Bàn ư ?”
Đáp rằng:”Hằng sa chư Phật vì điều đó sinh ư?”
Kiên Ý đáp rằng:”Đức Như Lai đã nói:Hằng sa chư Phật đã diệt độ”
Thiên Tử nói:”Này Thiện Nam Tử ! Đức Như Lai há chẳng nói: Một người ra đời đem lại nhiều sự nhiêu ích an vui cho chúng sinh. Ý của ông thế nào ? Đức Như Lai vì định được các chúng sinh có sinh diệt ư ?”
Đáp rằng:”Thiên Tử ! Đức Như Lai đối với Pháp chẳng được sinh diệt”
“Thiện Nam Tử nên biết tuy Đức Như Lai nói chư Phật xuất hiện ở Thế Gian nhưng đối với tướng của Như Lai thì thật không có sinh. Tuy nói chư Phật đến nơi Niết Bàn nhưng đối với tướng của Như Lai thì thật không có diệt”.
Lại hỏi:”Hiện nay vô lượng Như Lai được thành Đạo không?”
Đáp rằng:”Tướng không sinh không diệt của Như Lai, như thế là thành Đạo. Này Thiện Nam Tử ! Hoặc chư Phật hiện ra, hoặc vào Niết Bàn đều khyo6ng có sai biệt. Tại sao thế ? Vì Như Lai thông đạt tất cả các Pháp là tướng Tịch Diệt. Đấy gọi là Phật”
Lại hỏi:”Nếu tất cả Pháp rốt ráo tịch diệt thì tướng của Niết Bàn có thể thông đạt chăng?”
Đáp rằng:”Như tất cả Pháp rốt ráo tịch diệt đồng với tướng của Niết Bàn. Tướng thông đạt cũng lại như vậy.
Này Thiện Nam Tử ! Như Lai chẳng do Sinh Trụ Dị Diệt mà ra. Không có Sinh Trụ Dị Diệt, đấy gọi là Phật xuất hiện”
Kiên Ý hỏi rằng:”Ông trụ Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, hay tác nói như vậy sao ?”
Đáp rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Ý của ông thế nào ? Hóa Nhân (người do sự biến hóa) của Như Lai trụ trong Pháp nào để có chỗ nói?”
Kiên Ý đáp rằng:”Nương vào Thần Lực của Đức Phật, hay có chỗ nói”
Lại hỏi:”Đức Phật trụ nơi nào để tác Hóa Nhân?”
Đáp rằng:”Đức Phật trụ vào Thần Thông không hai để tác Hóa Nhân”
Thiên Tử nói:”Như Đức Như Lai trụ vào Pháp chẳng trụ để tác Hóa Nhân. Các Hóa Nhân cũng trụ vào Pháp chẳng trụ mà có chỗ nói”
Kiên Ý nói:”Nếu không có chỗ trụ thì làm sao có nói?”
Thiên Tử nói:”Như không có chỗ trụ nói cũng như vậy”
Lại hỏi:”Bồ Tát làm sao có đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài ?”
Đáp rằng:”Bồ Tát chẳng dùng tướng của Ta, chẳng dùng tướng của cái kia, chẳng dùng tướng của Pháp nên có chỗ nói. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài. Tùy theo chỗ nói Pháp mà tướng của văn tử chẳng tận, tướng của Pháp cũng chẳng tận. Như vậy người nói chẳng dùng hai Thuyết. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài.
Lại nữa, Thiện Nam Tử ! Nếu Bồ Tát chẳng buông bỏ tướng Huyễn của các Pháp, đối với âm thanh chẳng buông bỏ tướng vang dội lại. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tài.
Lại như các văn tự, âm thanh, ngữ ngôn: không có nơi chốn, không có phương hướng, không có bên trong, không có bên ngoài, không có chỗ trụ, theo mọi Duyên có. Tất cả các Pháp cũng lại như vậy: không có nơi chốn, không có phương hướng, không có bên trong, không có bên ngoài cũng không có chỗ trụ. Chẳng phải là quá khứ, hiện tại, vị lai. Chẳng là nơi biểu thị của văn tự ngôn từ. Bên trong tự thông đạt mà có chỗ nói. Đấy gọi là đầy đủ Nhạo Thuyết Biện Tại.
Ví như tiếng vang dội lại, tất cả âm thanh đều tùy theo tướng vang dội lại mà có chỗ nói”
Kiên Ý hỏi rằng:”Thế nào là Tùy theo nghĩa ?”
“Này Thiện Nam Tử ! Tùy theo hư không là tùy theo nghĩa. Như hư không không có chỗ tùy theo thì tất cả Pháp nói (Thuyết Pháp) cũng không có chỗ tùy theo. Các Pháp không có so sánh, không có ví dụ. Vì điều có được mà nói là có chỗ tùy theo”
Bấy giờ Đức Thế Tôn khen Thiên Tử rằng:”Lành thay ! Lành thay ! Như ông đã nói. Bồ Tát đối với điều này chẳng nên kinh sợ. Tại sao thế ? Vì nếu có chỗ để tùy theo thì chẳng được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề”
Kiên Ý Bồ Tát bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Vị Hịện Ý Thiên Tử đó từ cõi Phật nào đi đến chốn này ?”
Thiên Tử nói rằng:”Ông hỏi để làm gì ?”
Kiên Ý đáp:”Nay tôi muốn biết phương ấy là chốn nào để làm lễ trụ xứ du hành của Đại Sĩ đó”
Thiên Tử nói rằng:”Nếu người thủ đắc Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội đó thì tất cả chư Thiên, người dân của Thế Gian đều nên lễ kính”
Bấy giờ Đức Phật bảo Kiên Ý:”Hiện Ý Thiên Tử đó từ Thế Giới Diệu Hỷ của Đức Phật A Súc đi đến nơi này. Người đấy ở đó thường nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Này Kiên Ý ! Tất cả chư Phật, không có vị nào chẳng nói Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
NàyKiên Ý ! Hiện Ý Thiên Tử đó ở Thế Giới Ta Bà này sẽ được thành Phật. Người đó muốn chặt đứt điều ác năm trược, chọn lấy cõi Phật thanh tịnh để giáo hóa chúng sinh, tu tập tăng trưởng Thủ Lăng Nghiêm cho nên đi đến chốn này”.
Kiên Ý bạch Phật rằng:”Nay Thiên Tử này, khoảng bao lâu sẽ ở Thế Giới này được thành Phật Đạo ? Hiệu ấy thế nào? Thế Giới tên là gì ?”
Đức Phật nói:”Thiên Tử đó trải qua ngàn vị Phật đời Hiền Kiếp diệt độ xong, sáu mươi hai kiếp lại không có Phật, khoảng giữa chỉ có trăm ngàn vạn ức Bích Chi Phật xuất hiện. Trong thời gian ấy, chúng sinh được gieo căn lành. Qua kiếp đó xong, sẽ được thành Phật hiệu là Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai, khi ấy Thế Giới tên là Tịnh Kiến. Thời đó Đức Tịnh Quang Xưng Vương Như Lai hay khiến cho tâm của chúng sinh được thanh tịnh, chúng sinh trong Thế Giới chẳng bị Tham dục, giận dữ, ngu si ngăn che, được Pháp Tịnh Tín đều hành Pháp lành
Này Kiên Ý ! Đức Tịnh Quang Xưng Vương Phật đó thọ mười tiểu kiếp, dùng Pháp của ba Thừa độ thoát chúng sinh. Trong đó, vô lượng vô biên Bồ Tát được Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, ở trong các Pháp được sức tự tại. Bấy giờ Ma hoặc Ma Dân đều tu Đại Thừa, thương lo cho chúng sinh. Quốc Độ của Đức Phật ấy không có ba nẻo ác với các chốn có nạn, trang nghiêm trong sạch như Uất Đan Việt, không có mọi việc Ma, lìa các Tà Kiến. Sau khi Đức Phật diệt độ, Pháp trụ ngàn vạn ức năm.
Này Kiên Ý ! Thiên Tử đó sẽ ở quốc độ thanh tịnh như vậy mà thành Phật Đạo”
Bấy giờ Kiên Ý Bồ Tát nói với Thiên Tử rằng:”Ông được lợi lớn ! Đức Như Lai trao cho ông A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề Ký”
Thiên Tử đáp rằng:”Này Thiện Nam Tử ! Đối với tất cả Pháp không có chỗ được, đấy gọi là lợi lớn. Đối với Pháp có chỗ được, đấy tức không có lợi. Thiện Nam Tử ! Chính vì thế nên biết nếu chẳng được Pháp, đấy gọi là lợi lớn”
Lúc nói Pháp đó thời hai vạn năm ngàn Thiên Tử từng ở đời trước gieo trồng gốc mọi Đức đều phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, có vạn Bồ Tát được Vô Sinh Nhẫn. PHẬT NÓI KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TAM MUỘI
QUYỂN THƯỢNG
- Hết -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.177.204 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.