Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thiên Thỉnh Vấn Kinh [天請問經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thiên Thỉnh Vấn Kinh [天請問經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.06 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Thiên Thỉnh Vấn

Việt dịch: Thích Tâm Châu

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Chính tôi được nghe: một thời kia đức Thế-Tôn ở nơi vườn của ông Cấp-Cô-Độc, trong Thệ-Đa-lâm, nước Thất-La-Phạt (Sràvasti).
Khi ấy, có một Thiên-nhân (người cõi Trời) dung-nhan đẹp lạ, vào khoảng ban đêm, thân tới nơi Phật, đỉnh lễ chân Phật, rồi đứng lui về một bên. Vị Thiên-nhân ấy uy-quang rực-rỡ rất là rộng lớn, soi sáng khắp cả vườn Thệ-Đa-lâm.
Bấy giờ vị Thiên-nhân kia nói ra bài tụng, có nghĩa vi-diệu, thỉnh-vấn đức Phật:
- Gì là dao gươm sắc?
Gì là thuốc thảm-độc?
Gì là lửa cháy bừng?
Gì là tối mù-mịt?
Khi ấy đức Thế-Tôn cũng dùng bài tụng đáp lại vị Thiên-nhân kia:
- Lời thô: dao gươm sắc,
Tham-dục: thuốc thảm-độc;
Lửa giận-bực cháy bừng,
Vô-minh tối mù-mịt.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Người nào là được lợi?
Người nào là mất lợi?
Gì là giáp-trụ[2] bền?
Gì là dao gậy tốt?
Đức Thế-Tôn đáp:
- Người cho là được lợi,
Người nhận là mất lợi;
“Nhẫn” là giáp-trụ bền,
“Tuệ” là dao gậy tốt.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Gì gọi là giặc-cướp?
Gì là của Trí-nhân?
Gì mà trong Nhân-Thiên,
Nói là: hay cướp-bóc?
Đức Thế-Tôn đáp:
- Nghĩ tà là giặc-cướp?
“Giới” là của Trí-nhân;
Trong các cõi Nhân-Thiên,
Phạm giới: hay cướp-bóc.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Gì là rất yên vui?
Gì là giàu sang lớn?
Gì là thường đoan-nghiêm?
Gì là thường xấu-xí?
Đức Thế-Tôn đáp:
- Ít muốn rất yên vui,
Biết đủ giàu sang lớn;
Giữ giới thường đoan-nghiêm,
Phá giới thường xấu-xí.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Gì là quyến-thuộc thiện?
Gì là tâm oán ác?
Gì là khổ cực trọng?
Gì là vui thứ nhất?
Đức Thế-Tôn đáp:
- “Phúc” là quyến-thuộc thiện,
“Tội” là tâm oán ác;
Địa-ngục khổ cực trọng,
“Vô-sinh” vui thứ nhất.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Gì “ái” mà không hợp?
Gì hợp mà không “ái”?[3]
Gì là bệnh cực nhiệt?
Ai là Đại-lương-y?
Đức Thế-Tôn đáp:
- Mọi dục-ái không hợp,
Giải-thoát hợp, không “ái”;
“Tham” là bệnh cực nhiệt,
Phật là Đại-lương-y.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Gì che được thế-gian?
Gì làm mê thế-gian?
Gì làm bỏ bạn thân?
Gì ngăn lối sinh Thiên?
Đức Thế-Tôn đáp:
- “Không trí” che thế-gian,
“Si” làm mê thế-gian;
Sẻn-tham bỏ bạn thân,
Nhiễm-trước ngăn sinh Thiên.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Vật gì lửa không cháy,
Gió cũng chẳng xé tan;
Nước không làm mục nát,
Lại phù-trì thế-gian?
Gì cùng vua chống giặc,
Dũng-mãnh kháng-cự nhau;
Không bị Nhân, Phi-Nhân,[4]
Tới nơi xâm-đoạt được?
Đức Thế-Tôn đáp:
- “Phúc”, lửa không cháy được,
Gió cũng chẳng xé tan;
“Phúc”, nước không làm mục,
Thường phù-trì thế-gian.
“Phúc”, cùng vua chống giặc,
Dũng-mãnh kháng-cự nhau;
Không bị Nhân, Phi-nhân,
Tới nơi xâm-đoạt được.
Thiên-nhân lại thỉnh-vấn:
- Con nay còn ngờ-vực,
Thỉnh Phật vì trừ-đoạn;
Đời nay đến đời sau,
Ai tự dối cực độ?
Đức Thế-Tôn đáp:
- Người có nhiều của báu,
Mà không hay tu phúc;
Đời nay đến đời sau,
Họ tự dối cực độ.
Bấy giờ, Thiên-nhân kia nghe Phật Thế-Tôn nói kinh này rồi, vui mừng hớn-hở, khen chưa từng có, đỉnh lễ chân Phật và liền ngay trước Phật thốt-nhiên biến mất.



Chú thích:
(1) Kinh này là cuốn kinh số 592 trong Đại-Tạng kinh.
(2) áo mũ nhà binh.
(3) ái là chỉ cho “tham-ái”. Hợp và không hợp đây là chỉ vào đạo “giải-thoát” mà nói.
(4) Nhân là loài người; Phi-nhân là Thiên, Long, quỷ-thần v.v…

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chắp tay lạy người


Cảm tạ xứ Đức


Kinh Đại Bát Niết-bàn


Nguyên lý duyên khởi

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.2.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập