Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời Đức Phật cùng một nghìn hai trăm vị tì-kheo, một nghìn vị bồ-tát như Di-lặc v.v…đồng cư trú trong núi Kì-xà-quật[1] ở thành La-duyệt-kì[2]. Bấy giờ Đức Phật bảo hiền giả Xá-lợi-phất và các tỳ-kheo:
- Các ông hãy chí tâm lắng nghe! Về phương Đông, cách đây một hằng sa cõi có một thế giới tên là Mãn Sở Nguyện Tụ. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là An Ổn Chúc Lụy Mãn Cụ Túc Vương Như Lai, Chí chân, Vô sở trước[3], Tối chính giác[4] hiện đang thuyết pháp.
- Lại cách đây hai hằng sa cõi, có một thế giới tên là Từ Ai Quang Minh. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Cám Lưu Li Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây ba hằng sa cõi, có một thế giới tên là Hoan Hỉ Khoái Lạc. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Khuyến Trợ Chúng Thiện Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây bốn hằng sa cõi, có một thế giới tên là Nhất thiết lạc nhập. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Vô Ưu Đức Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây năm hằng sa cõi, có một thế giới tên là Mãn Nhất Thiết Trân Bảo Pháp. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Dược Sư Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây sáu hằng sa cõi, có một thế giới tên là Mãn Hương Danh Văn. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Liên Hoa Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây bảy hằng sa cõi, có một thế giới tên là Nhất Thiết Giải Thuyết Âm Thanh Viễn Văn. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Toán Trạch Hợp Hội Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
- Cách đây tám hằng sa cõi, có một thế giới tên là Nhất Thiết Giải Thoát. Đức Phật giáo chủ cõi ấy là Giải Tán Nhất Thiết Phược Cụ Túc Vương Như Lai, Vô sở trước, Tối chính giác hiện đang thuyết pháp.
Phật bảo hiền giả Xá-lợi-phất:
- Cõi nước của các đức Như Lai, Vô sở trước, Quá tứ đaọ bất thụ[5], Tối chính giác thật thanh tịnh, không có năm thứ dơ uế[6], không có ái dục, không có tâm đắm nhiễm.
Nếu có nam tử, nữ nhân nào nghe được tên cõi nước và danh hiệu của tám Đức Phật này mà thụ trì đọc tụng, hay giảng giải nghĩa lí cho người khác nghe, thì suốt đời không ngu si, nói những lời gì đều không sai quấy, đầy đủ tướng hảo, các căn không thiếu khuyết, thọ mạng trải qua vô ương lượng năm, mà không chết yểu.
Hơn nữa, người này suốt đời không rơi vào địa ngục Thái sơn, ngạ quỉ, súc sinh, hoàn toàn không mong cầu quả vị A-la-hán[7], Bích-chi-phật mà nhập niết-bàn, mà phải chứng đạo Vô thượng bình đẳng, đầy đủ các Đà-la-ni[8], thường hành bồ-tát đạo, được công đức vô lượng.
Đệ nhất Tứ thiên vương[9] thường ủng hộ người này để không bị quan huyện bắt, không bị giặc cướp làm tổn thương, không bị trời rồng, quỉ thần quấy nhiễu, cho đến quỉ thần dạ-xoa, quỉ thần cổ đạo[10], nhân, phi nhân đều không thể hại được, trừ túc mạng của người đó không tiếp nhận.
Nếu bị bệnh tật, nạn nước lửa, chim dữ kêu, thấy ác mộng, các ma quấy nhiễu, khiến lo âu sợ hãi, rúng động toàn thân mà thường đọc tụng kinh Bát cát tường thần chú này, thì các việc ấy liền tiêu.
Bấy giờ, Đức Phật nói kệ:
Nếu người trì kinh này
Nghe tên nước, tám Phật
Không đọa ba đường ác
Mau chứng đạo Vô thượng.
Tự biết phát đạo tâm
Gặp Phật liền khai ngộ
Trong ngoài thường hoan hỷ
Tâm cung kính cúng dường.
Ức a-tăng-kì kiếp
Hạnh ác đều tiêu trừ.
Trì kinh Cát tường này
Mau thông đạt chính giáo.
Người cúng dường kinh này
Sinh trong sen nghìn cánh
Trân báu vì đó hiện
Hình sắc đẹp vô cùng.
Người nghe kinh quí này
Tôn kính và tin ưa
Vâng trì và đọc tụng
Thanh tịnh không buông lung.
Người nữ tin kinh này
Kính cẩn không dua nịnh
Bỏ thân nữ, thành nam
Luôn thông minh trí tuệ.
Trì danh tám Đức Phật
Ra vào giặc không hại
Đao binh nước, lửa, độc
Các tà không thể phạm.
Ưa thích trì kinh này
Ma không có cơ hội
Quỉ thần các quan thuộc
Không thể nhiễu loạn được.
Bay đi đến các cõi
Nơi ở giàu an vui
Tâm chính, không tà vạy
Gặp Phật rất hoan hỷ.
Sinh ra thường gặp Phật
Tâm bình đẳng phụng sự
Dứt tất cả điều ác
Mau chứng đạo Niết-bàn.
Siêng năng không lười biếng
Xa lìa các chướng duyên
Người ngay thẳng, nhu hòa
Trì danh tám Đức Phật
Dũng mãnh hàng các ma
Sức như thần Kim cang
Đoan chính đủ tướng hão
Tất cả không ai bằng.
Bố thí không xan tham[11]
Ức vạn nhà vui sống
Trộm cướp và oan gia
Tự nhiên đều không còn.
Bệnh tật, quan bức ép
Chim kêu, các ác mộng
Trì danh tám Đức Phật
Chú nguyện nạn liền tiêu
Người thụ trì kinh này
Thì bồ-tát Di-lặc…
Đệ nhất Tứ thiên vương
Cùng nhau theo bảo vệ
Sở nguyện đều thành tựu
Lòng vô cùng vui sướng
Người một lòng tin ưa
Phúc đức cũng như thế.
Bấy giờ, tám vị bồ-tát như bồ-tát Bạt-đà-hòa, bồ-tát La-lân-na-kiệt, bồ-tát Kiều-nhật-suất, bồ-tát Na-la-đạt, bồ-tát Tu Thâm Di, bồ-tát Ma-ha Tu-hòa-tát-hào, bồ-tát Nhân Kì-đạt, bồ-tát Hòa Luân Điều từ khi cầu đạo đến nay đã trải qua vô lượng kiếp mà chưa thủ chứng Phật quả. Các vị này phát nguyện: “Nguyện cho nhân dân trong khắp thiên hạ ở mười phương đều thành Phật đạo. Nếu người nào bị tai nạn nguy cấp mà gọi danh hiệu của tám người chúng tôi, thì liền giải thoát; lúc thọ mạng người ấy sắp hết, tám người chúng tôi sẽ bay đến nghinh đón”.
Các vị bồ-tát như Di-lặc v.v… đệ nhất Tứ thiên vương đồng bạch Đức Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Chúng con sẽ bảo vệ người thụ trì kinh Bát cát tường thần chú, và sẽ hợp lực giúp họ đuổi trừ tất cả các bệnh tật”.
Phật nói kinh này rồi, Xá-lợi-phất, bồ-tát Di-lặc và các tì-kheo, trời rồng, quỉ thần, a-tu-la vương đều rất vui thích nghe nhận. Chú thích:
[1] Núi Kì-xà-quật 耆闍崛山 (S: Gṛdhrakūṭa): nằm ở phía đông bắc thành Vương Xá, thủ đô nước Ma-kiệt-đà, Trung Ân Độ, là nơi Đức Phật thuyết pháp.
[2] La-duyệt-kì 羅閱祇: tức thành Vương Xá.
[3] Vô sở trước 無所著 (S: Arhat): một trong mười hiệu Phật. tức Phật không chấp trước trần nhiễm.
[4] Tối chính giác 最正覺 (S: Abhisambuddha): chỉ cho Phật quả cùng tột, trí tuệ và chân lí khế hợp với nhau.
[5] Quá tứ đạo bất thụ:
[6] Năm thứ dơ uế 五濁 (S: Pãnca kàyàh): năm thứ cặn đục khởi lên trong kiếp giảm, đó là kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sinh trược, mạng trược.
[7] A-la-hán 阿羅漢 (S: Arhat): Bậc Thánh đã đoạn hết kiến hoặc, tư hoặc trong 3 cõi, chứng được Tận trí, xứng đáng nhận tất cả sự cúng dường của thế gian; 1 trong 4 quả Thanh văn, 1 trong 10 đức hiệu Như Lai.
[8] Đà-lân-ni 陀隣尼 (S: dhāraṇī), Cg: Đà-la-ni: dịch là Tổng trì. năng lực của trí tuệ tóm thâu, gìn giữ vô lượng Phật pháp không để cho quên sót.
[9] Đệ nhất Tứ thiên vương 第一四天王: tức Trì Quốc thiên vương.
[10] Cổ đạo 蠱道: loài quỉ thần dùng ta thuật mê hoặc.
[11] Xan tham 慳貪 (S: Mātsarya-rāga): tham lam keo kiết.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.31.48 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.