Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tăng Nhất A Hàm Kinh [增壹阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 49 »»

Tăng Nhất A Hàm Kinh [增壹阿含經] »» Bản Việt dịch quyển số 49

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.71 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.89 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Tăng Nhất A Hàm

Kinh này có 51 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 |
Việt dịch: Thích Đức Thắng

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

51. PHẨM PHI THƯỜNG KINH SỐ 1
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Thế nào, Tỳ kheo, các ngươi trôi nổi sanh tử, trải qua khổ não, trong đó nước mắt buồn thương khóc lóc [814b] nhiều hơn hay nước sông Hằng nhiều hơn?”
Các Tỳ kheo bạch Phật:
“Chúng con quán sát nghĩa mà Như Lai nói, nước mắt đổ ra trong sanh tử trôi nổi nhiều hơn nước sông Hằng.”
Phật bảo Tỳ kheo:
“Lành thay, lành thay, các Tỳ kheo! Đúng như các ông nói không khác. Nước mắt mà các ông đổ ra trong sanh tử nhiều hơn nước sông Hằng. Vì sao vậy? Trong sanh tử đó, hoặc mẹ chết, nước mắt đổ xuống không thể kể xiết. Trong đêm dài, hoặc cha, hoặc anh, chị, em, vợ con, năm thân, những người ân ái, vì thương tiếc mà buồn khóc không thể kể xiết. Cho nên, Tỳ kheo, hãy nên nhàm chán sanh tử, tránh xa pháp này. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Khi nói pháp này, hơn 60 Tỳ kheo đều dứt sạch các lậu, tâm giải thoát.
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 2
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Thế nào, Tỳ kheo, các ngươi, trong sanh tử, máu đổ ra khi thân thể các người hủy hoại nhiều hơn hay nước sông Hằng nhiều hơn?”
Các Tỳ kheo đáp:
“Chúng con quán sát nghĩa mà Như Lai nói, nước mắt đổ ra trong sanh tử trôi nổi nhiều hơn nước sông Hằng.”
Phật bảo Tỳ kheo:
“Lành thay, lành thay, các Tỳ kheo! Đúng như các ông nói, máu nhiều hơn nước sông Hằng. Vì sao vậy? Trong sanh tử, hoặc có khi làm bò, dê, heo, chó, hươu, ngựa, chim, thú, và vô số loài khác nữa, trải qua khổ não, thật đáng nhàm chán, hãy suy niệm xả ly. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Khi Thế Tôn nói pháp này, hơn 60 Tỳ kheo đều dứt sạch các lậu, tâm giải thoát.
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 3
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Hãy tư duy vô thường tưởng, hãy quảng bá vô thường tưởng. Do tư duy quảng bá vô thường tưởng mà đoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái; vô minh, kiêu mạn, thảy đều dứt sạch. Cũng như lấy lửa đổ cây cỏ, cháy sạch hết không còn gì. Tỳ kheo, nên biết, nếu tư duy vô thường tưởng, quảng bá vô thường tưởng, sẽ đoạn trừ sạch ái dục trong ba cõi.
“Thủa xưa, có vị quốc vương tên là Thanh Tịnh Âm Hưởng, thống lãnh Diêm-phù-địa với tám vạn bốn nghìn thành quách, có tám vạn bốn nghìn đại thần, tám vạn bốn nghìn cung [814c] nhân thể nữ. Mỗi một thể nữ có bốn người hầu. Bấy giờ Thanh vương Âm Hưởng không có con. Vị Đại vương này nghĩ như vầy, ‘Nay ta thống lãnh bờ cõi này, trị hóa mà không làm trái đạo lý. Nhưng nay ta không có người nối dõi. Nếu sau khi ta chết, gia đình, dòng họ sẽ đoạn tuyệt.’ Vì để có con nên quốc vương quy y nơi các trời, rồng, thần, mặt trời, mặt trăng, các sao; tự quy y Đế Thích, Phạm thiên, Tứ thiên vương, thần núi, thần cây, cho đến thần cỏ thuốc, cây trái: ‘Nguyện cầu phước cho tôi sanh con.’ Lúc bấy giờ trên trời Tam thập tam có một thiên tử tên Tu-bồ-đề, mạng sắp dứt, năm điềm báo tự nhiên bức bách. Những gì là năm? Hoa quan của chư thiên không hề héo úa, nhưng hoa quan của thiên tử này tự nhiên héo húa. Y phục của chư thiên không có cáu bẩn, nhưng y phục của thiên tử đã cáu bẩn.Thân thể của chư thiên Tam thập tam thường thơm tho, tinh khiết, có ánh sáng rọi suốt; thân thể thiên này này bấy giờ có mùi hôi không ai gần được. Chư thiên Tam thập tam luôn luôn có ngọc nữ vây quanh trước sau để ca, múa, xướng hát, vui thú với ngũ dục; thiên tử này khi sắp mạng chung các ngọc nữ ly tán. Chư thiên Tam thập tam có tòa ngồi tự nhiên, sâu xuống đất bốn thước, và khi thiên tử đứng dậy thì tòa này rời khỏi mặt đất bốn thước; nhưng thiên tử này sắp mạng chung nên không thích chỗ ngồi cũ nữa. Đó là năm điềm báo tự nhiên bức cách.
“Khi thiên tử Tu-bbồ-đề có điềm báo này, Thích Đề-hoàn Nhân bảo một thiên tử: ‘Ông hãy đến Diêm-phù-địa nói với vua Âm Hưởng rằng, Thích Đề-hoàn Nhân có lời thăm hỏi vô lượng, mong Vua đi đứng nhẹ nhàng, dạo bước khỏe mạnh. Ở Diêm-phù-địa không có người có đức để làm con của Vua. Nhưng nay trời Tam thập tam có vị thiên tử tên là Tu-bồ-đề đã có năm niềm báo bức bách, sẽ giáng thần xuống để làm con của Vua. Nhưng rồi khi tuổi tráng niên đang thịnh người này sẽ xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vô thượng.’ Vị thiên tử vâng lời, nói ‘Kính vâng, Thiên vương! Xin vâng lời dạy của Thiên vương.’ Rồi trong khoảnh khắc bằng như lực sỹ co duổi cánh tay, biên mất khỏi Tam thập tam, hiện đến Diêm-phù-địa. Lúc bấy giờ Đại vương Âm Hưởng đang ở trên lầu cao, cùng với một người cầm lọng hầu. Khi ấy vị trời này đứng giữa hư không nói với vua rằng, ‘Thích Đề-hoàn Nhân có lời thăm hỏi vô lượng, mong Vua đi đứng nhẹ nhàng, dạo bước khỏe mạnh. Ở Diêm-phù-địa không có người có đức để làm con của Vua.[815a]. Nhưng nay trời Tam thập tam có vị thiên tử tên là Tu-bồ-đề đã có năm niềm báo bức bách, sẽ giáng thần xuống để làm con của Vua Nhưng rồi khi tuổi tráng niên đang thịnh người này sẽ xuất gia học đạo, tu phạm hạnh vô thượng.’ Vua Âm Hưởng nghe được lời này, hoan hỷ phấn khởi không thể dừng được, liền trả lời vị trời rằng, ‘Nay ngài đến báo cho biết, thật đại hạnh! Chỉ mong giáng thần làm con của tôi. Con muốn cầu xuất gia, tôi sẽ không hề trái ý.’ Rồi thiên tử ấy trở về, đến chỗ Thích Đề-hoàn Nhân tâu lại, ‘Tâu Thiên vương, vua Âm Hưởng rất mừng rỡ.’ Và thuật lại lời vua Âm Hương, ‘Chỉ mong giáng thần làm con của tôi. Con muốn cầu xuất gia, tôi sẽ không hề trái ý.’
“Bấy giờ Thích Đề-hoàn Nhân đi đến chỗ thiên tử Tu-bồ-đề, nói với thiên tử Tu-bồ-đề rằng, ‘Ông hãy phát nguyện sanh vào trong cua vua loài người là Âm Hưởng. Vì sao vậy? Vua Âm Hưởng không có con. Nhưng luôn luôn cai trị đúng theo chánh pháp. Ông xưa có phước, tạo các công đức, nay nên giáng thần vào trong cung đó.’ Thiên tử Tu-bồ-đề tâu, ‘Thôi, thôi, tâu Thiên vương! Tôi không thích nguyện sanh vào cung vua. Ý tôi muốn xuất gia học đạo. Nhưng ở trong cung thì sự học đạo rất khó.’ Thích Đề hoàn Nhân nói, ‘Ông chỉ cần phát nguyện sanh vào cung vua kia. Ta sẽ giúp đỡ để ông xuất gia học đạo.’
“Tỳ kheo, nên biết, thiên tử Tu-bồ-đề khi ấy liền phát nguyện sanh vào cung vua. Bấy giờ vua Âm Hưởng cùng với Đệ nhất phu nhân giao hội. Bà liền cảm thấy mình mang thai, liền tâu với vua Âm Hưởng, ‘Đại vương, nên biết, tôi nay cảm giác mình đang mang thai.’ Vua nghe vậy rồi, hoan hỷ phấn khởi không thể dừng được. Vua liền đặc biết sai trải lót chỗ ngồi rất đẹp đẽ, ăn các thứ ngon ngọt như vua không khác. Qua tám chín tháng, sinh một đứa con trai cực kỳ xinh đẹp, hiếm có trên đời. Vua Âm Hương bèn triệu các bà-la-môn ngoại đạo cùng các quần thần xem tướng. Vua đem hết nguồn gốc nhân duyên kể hết cho các tướng sư. Các bà-la-môn đáp: ‘Tâu Đại vương, hãy xét lý này. Nay sanh Thái tử hiếm có trên đời. Xưa tên là Tu-bồ-đề, nay theo như trước mà đặt tên là Tu-bồ-đề.’ Các tướng sư sau khi đặt tên rồi, ai nấy đứng dậy ra về.
“Vương tử Tu-bồ-đề bấy giờ được vua rất quý trọng, chưa từng rời khỏi [815b] mắt. Rồi một lúc, vua Âm Hưởng suy nghĩ, ‘Xưa ta không có con. Vì không có con nên cầu đảo các trời để có một đứa con. Sau một thời gian nay mới sanh con. Nhưng Thiên Đế đã báo trước, nó sẽ xuất gia học đại. Ta nay hãy bày phương tiện để nó không xuất gia học đạo.’ Rồi vua Âm Hưởng cho dựng cung điện ba mùa cho Thái tử. Mùa lạnh, có cung điện ấm. Mùa nóng có cung điện mát. Khi không lạnh không nóng, có cung điện thích thời. Lại cho dựng bốn chỗ ở cho cung nữ. Cung thứ nhất có sáu vạn thể nữ. Cung thứ hai có sáu vạn thể nữ. Cung thứ ba có sáu vạn thể nữ. Cung thứ tư có sáu vạn thể nữ. Mỗi cung có bốn người hầu dọn trải thảm ngồi để cho thái tử ngồi nằm trên đó. Nếu ý vương tử Tu-bồ-đề muốn dạo chơi phía trước, tức thì có các thể nữ đứng phía trước, khi ấy thảm ngồi tùy thân chuyển tới. Phía trước có sáu vạn thể nữ và bốn người hầu. Nếu muốn dạo chơi phía sau, thảm ngồi liền tùy thân chuyển theo. Nếu muốn cùng vui thú với các thể nữ, kho ấy thảm ngồi cùng tùy thân chuyển theo. Khiến cho vương tử Tu-bồ-đề tâm ý đắm nơi ngũ dục mà không muốn xuất gia.
“Cho đến một lúc, vào lúc nửa đếm, lúc không có người, Thích Đề-hoàn Nhân đi đến vương tử Tu-bồ-đề, ở giữa hư không mà nói với vương tử, ‘Vương tử, há không phải xưa kia đã có ý nghĩ này, ‘Ta sống tại gia cho đên tuổi tráng thịnh sẽ xuất gia học đạo’ chăng? Nay sao lại vui thú trong ngũ dục, ý không còn ý nguyện xuất gia nữa? Nhưng ta cũng đã có nói, sẽ khuyến khích Vương tử xuất gia học đạo. Nay đã đúng lúc, nếu không xuất gia học đạo, sau hối tiếc vô ích.’ Thích Đề-hòan Nhân nói xong, biến mất.
“Lúc bấy giờ Vương tử Tu-bồ-đề ở trong cung suy nghĩ như vầy, ‘Vua Âm Hưởng giăng lưới ái dục cho ta. Do bởi lưới ái dục này mà ta không xuất gia học đạo được. Nay ta phải cắt đứt lưới này không để bị lôi kéo bởi những thứ ô trược. Bằng chí tín kiên cố mà xuất gia học đạo, sỗng chỗ nhàn tĩnh, siêng năng tu tập nghiệp học để cho càng ngày càng tiến.’ Rồi vương tử Tu-bồ-đề lại suy nghĩ thêm, ‘Phụ vương Âm Hưởng cho sáu vạn thể [815c] nữ vây quanh trước sau. Ta hãy quán sát lý này, thử xem có ai tồn tại mãi ở đời chăng?’ Rồi vương tử Tu-bồ-đề quán sát khắp trong cung, không thấy có nữ nhân nào sống mãi ở đời. Rồi Tu-bồ-đề lại nghĩ, ‘Ta nay sao lại quán vật bên ngoài? Hãy quán sát nội thân, do nhân duyên gì mà có. Nay trong thân này, các thứ như tóc, lông, móng, răng, xương, tủy, có cái nào còn mãi ở đời chăng? Từ đầu đến chân, quán sát ba mươi sáu thứ, thấy là ô uế bất tịnh. Từ quán sát thấy không một thứ đáng tham. Cũng không có cài gì chân thật, mà chỉ là huyễn ngụy giả dối, thảy đều trở về không, không còn mãi ở đời.’ Rồi Vương tử Tu-bồ-đè lại suy nghĩ, ‘Ta nay phải cắt đứt cái lưới nầy mà xuất gia học đạo.’
“Bấy giờ Tu-bồ-đề quán sát thân năm thủ uẩn này. Rằng ‘Đây là sắc khổ. Đây là tập khởi của sắc. Đây là sắc diệt tận. Đây là xuất yếu của sắc.[259] Thọ, tưởng, hành, thức khổ. Đây là tập khởi của thức. Đây là diệt tận của thức. Đây là xuất yếu của thức.’ Sau khi quán thân năm thủ uẩn này rồi, biết rằng những gì là pháp tập khởi đều là pháp diệt tận, tức thì ngay trên chỗ ngồi mà đắc quả Bích-chi-phật. Lúc bấy giờ Bích-chi-phật Tu-bồ-đề biết mình đã thành Phật, liền nói bài kệ:
Này Dục, ta biết ngươi.
Ý do tư tưởng sanh.
Ta không tư tưởng ngươi;
Thì người không tồn tại.
“Sau khi nói bài kệ xong, Bích-chi-phật liền bay lên hư không mà đi, rồi một mình bát-niết-bàn trong Vô dư Niết-bàn giới dưới một gốc cây trong một núi nọ.
“Bấy giờ vua Âm Hưởng bảo kẻ tả hữu, ‘Ngươi hãy đi đến cung của Tu-bồ-đề, xem Vương tử có ngủ giấc yên ổn không?’ Quan đại thần vâng lệnh vua, đi đến cung của Thai tử. Nhưng cửa phòng ngủ đã khóa chặt. Đại thần quay trở lại tâu vua, ‘Vương tử ngủ yên. Cửa phòng đã khóa chặt.’ Vua lặp lai ba lần hỏi, ‘Ngươi đến xem Vương tử ngủ có ngon không.’ Quan đại thần lại đến trước cửa cung. Nhưng cánh cửa đóng chặt Ông quay trở lại, tâu vua, ‘Vương tử ở trong cung ngủ say không biết gì. Cửa cung khóa chặt, đến giờ vẫn chưa mở.’ Khi ấy vua Âm Hưởng nghĩ thầm, ‘Con ta, Vương tử, khi thiếu thời còn không mê ngủ. Sao nay tuổi tráng niên lại mê ngủ? Ta nên tự mình đến đó xem để biết con ta cát hung, hay có bệnh hoạn gì không.’
“Rồi vua Âm Hưởng đi đến cung của Tu-bồ-đề [816a], đứng ngoài cửa, bảo một người, ‘Ngươi bắc thang leo vào trong cung mà mở cửa cho ta.’ Người ấy vâng lệnh vua, tức thì bắc thang, leo tường vào bên trong, mở cửa cho vua. Khi vua vào bên trong, quán sát bên trong cung, thấy chăn đệm trống không mà không có vương tử. Không trông thấy vương tử, vua hỏi các thể nữ, ‘Vương tử Tu-bồ-đề hiện ở đâu?’ Thể nữ đáp, ‘Chúng tôi cũng không biết Vương tử hiện đang ở đâu.’ Nghe nói thế, Vua Âm Hưởng gieo mình xuống đất, giây lâu mới tỉnh.
“Khi ấy, vua Âm Hưởng nói với quần thần, ‘Con ta khi còn nhỏ đã có ý nghĩ rằng, ‘Lớn lên con sẽ cạo bỏ râu tóc, khóac ba pháp y, với tín tâm kiên cố xuất gia học đạo.’ Nay chắc chắn Vương tử đã bỏ ta mà xuất gia học đạo. Các người hãy đi khắp bốn phương tìm xem Vương tử rốt cuộc đang ở tại đâu.’
Quần thần tức thì cho xe cộ dung ruổi khắp mọi nơi tìm kiếm Khi ấy có một vị đại thần đi vào trong núi kia, nửa đường chợt nghĩ, ‘Nếu Vương tử Tu-bồ-đề xuất gia học đạo tất phải ở trong núi này.’ Rồi thì, ông đại thần từ xa trông thấy vương tử Tu-bồ-đề ngồi kiết già dưới một gốc cây. Ông liền nghĩ thầm, ‘Đây chính là Vương tử Tu-bồ-đề.’ Nhìn kỹ, rồi quay trở về Vua, tâu rằng, ‘Vương tử Tu-bồ-đề đang ở gần đây, đang ngồi kiết già dưới một gốc cây trong núi.’ Vua Âm Hưởng nghe nói thế, liền đi đên núi đó. Từ xa trong thấy Tu-bồ-đề ngồi kiết già dưới một gốc cây, tức thì vua gieo mình xuống đất, nói rằng, ‘Con ta ngày xưa đã tự thề nguyền rằng, Con đến 20 tuổi sẽ xuất gia học đạo. Nay quả không sai. Vả lại, trời đã có báo với ta rằng, con ta sẽ học đạo.’
“Bấy giờ Vua Âm Hưởng đi thẳng đến trước, nói với Tu-bồ-đề rằng, ‘Con nay sao bỏ cha mà xuất gia học đạo?’ Khi ấy Bích-chi-phật im lặng không trả lời. Vua lại nói, ‘Mẹ con rất buồn lo. Phải gặp con mới chịu ăn. Hợp thời thì con nên về cung.’ Bích-chi-phật vẫn ngồi im lặng. Vua Âm Hưởng liền bước tới nắm tay, cũng không lay động. Vua mới nói với quần thần, ‘Vương tử hôm nay đã mạng chung rồi. Thích Đề-hoàn Nhân trước đây đã có báo ta, rằng ta sẽ có con, nhưng con ta sẽ xuất gia học đạo. Nay Vương tử đã xuất gia học đạo. Giờ hãy rước xá-lợi này về trong nước.’
“ Trong lúc đang hỏa thiêu,[260] các vị thần kỳ trong núi đó, [816b] hiện nửa thân hình, tâu vua rằng, ‘Đây là Bích-chi-phật, chứ không phải là Vương tử. Ta là đệ tử của chư Phật quá khứ. Chư Phật cũng có dạy rằng, ở đời có bốn hạng người xứng đáng dựng tháp[261] thờ. Những gì là bốn? Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác xứng đáng dựng tháp thờ. Bích-chi-phật xứng đáng dựng tháp thờ. A-la-hán lậu tận, đệ tử của Như Lai, xứng đáng dựng tháp thờ. Chuyển luân Thanh vương xứng đáng dựng tháp thờ.[262] Hỏa thiêu thân của Chuyển luân Thánh vương như hế nào, thì hỏa thiêu thân của Như Lai và Bích-chi-phật cũng như vậy.’ Vua Âm Hưởng hỏi chư thiên, ‘Cúng dường hỏa thiêu thân của Chuyển luân Thánh vương như thế nào?’ Thần cây đáp: ‘Làm quách bằng sắt cho Chuyển luân Thánh vương, bên trong chứa đầy dầu thơm. Tắm gội thân thể Chuyển luân Thánh vương, lấy vải lụa kiếp-ba trắng quấn quanh thân; rồi lấy vải thêu màu phủ lên trên; sau đó bỏ vào trong quách. Dùng nắp bằng sắt đậy lên. Đóng đinh khắp nhiều chỗ. Lại lấy một trăm tấm vải mịn quấn quanh quách. Dùng các thứ tạp hương rải lên đất, rồi để quách bằng sắt vào giữa. Bảy ngày bảy đêm, cúng dường hương, hoa, lụa là, phướn, lọng, ca nhạc. Sau bảy ngảy, đưa thân Vua đi hỏa thiêu để lấy xá-lợi. Lại trải qua bảy ngày, bảy đêm cúng dường không dứt. Dựng tháp tại các ngả tư đường. Lại lấy hương, hoa, phướn, lọng, các thứ cúng dường. Đại vương, nên biết, sự việc cúng dường xá-lợi của Chuyển luân Thánh vương là như vậy. Cúng dường chư Phật Như Lai, Bích-chi-phật, A-la-hán, cũng giống như vậy.’
“Vua Âm Hưởng hỏi vị trời ấy rằng, ‘Do nhân duyên gì mà cúng dường thân của Chuyển luân Thánh vương? Lại do nhân duyên gì mà cúng dường thân của chư Phật, Bích-chi-phật, A-la-hán?’ Trời đáp: ‘Chuyển luân Thánh vương cai trị đúng pháp, tự mình không sát sanh, lại dạy người khác không sát sanh; tự mình không lấy của không cho, lại dạy người khác không trộm cướp; tự mình không dâm dật, lại dạy người khác không xâm phạm vợ người; tự mình không nói dối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấu loạn đây kia, không tật đố, sân nhuế, ngu si; tự mình chuyên hành chánh kiến, lại làm cho người khác cũng tập theo chánh kiến. Đại vương, do nhân duyên này Chuyển luân Thánh vương xứng đáng dựng tháp thờ.’
“Vua lại hỏi, ‘Do nhân duyên gì A-la-hán lậu tận xứng đáng [816c] dựng tháp thờ?’ Trời đáp: ‘Tỳ kheo A-la-hán lậu tận, ái dục đã dứt sạch, sân hận, ngu si đã diệt trừ, tự mình đã độ thoát, đạt đên Vô vi, là ruộng phước của thế gian. Do nhân duyên này, A-la-hán lậu tận xứng đáng dựng tháp thờ.’
“Vua lại hỏi, ‘Do nhân duyên gì Bích-chi-phật xứng đáng dựng tháp thờ?’ Trời đáp: ‘Bích-chi-phật không Thầy mà tự mình giác ngộ, xuất hiện đời thật khó gặp, được báo ngay trong hiện pháp, thoát khỏi đường dữ, khiến người được sanh lên trời. Do nhân duyên này, Bích-chi-phật xứng đáng dựng tháp thờ.’
“Vua lại hỏi, ‘Do nhân duyên gì Như Lai xứng đáng dựng tháp thờ?’ Trời đáp: ‘Như Lai có đầy đủ mười lực. Mười lực ấy không phải là những pháp mà Thanh văn, Bích-chi-phật có thể đạt được. Như Lai có bốn vô sở úy, ở giữa đại chúng mà rống tiếng sư tử, vận chuyển Phạm luân. Như Lai độ những ai chưa được độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát, khiến bát-niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn; che chở những ai cô khổ, làm con mắt cho kẻ mù, làm đại y vương cho người bệnh; hết thảy chư thiên, người đời, Ma và Ma thiên, thảy đều tuân phụng, tôn kính, quý trọng, xoay chuyển nẻo dữ quay sang nẻo lành. Đại vương, do nhân duyên này Như Lai xứng đáng dựng tháp thờ. Đại vương, đó là nhân duyên gốc ngọn mà bốn hạng người xứng đáng dựng tháp thờ.’
“Bấy giờ Vua Âm Hưởng nói với vị thiên thần này, ‘Lành thay, lành thay, Thiên thân! Nay tôi sẽ theo lời ông dạy để cúng dương xá-lợi này theo phép cúng dường Bích-chi-phật.’
“Sau đó, Vua Âm Hưởng bảo mọi người, ‘Các người hãy rước xá-lợi của Bích-chi-phật Tu bồ-đề về trong nước’ Quần thần vâng lệnh vua, đặt lên kim sàng rồi rước về trong nước. Khi ấy Vua Âm Hương liền ra lệnh là cái quách bằng sắt, bên trong chứa đầy dầu thơm. Tắm gội thân thể Bích-chi-phật, lấy vải lụa kiếp-ba trắng quấn quanh thân; rồi lấy vải thêu nhiều màu phủ lên trên; sau đó bỏ vào trong quách. Dùng nắp bằng sắt đậy lên. Đóng đinh khắp nhiều chỗ cho chắc chắn. Lại lấy một trăm tấm vải mịn quấn quanh quách. Dùng các thứ tạp hương rải lên, rồi để thân Bích-chi-phật vào giữa. Bảy ngày bảy đêm, cúng dường hương, hoa, lụa là, phướn, lọng, ca nhạc. Sau bảy ngảy, đưa xá-lợi Bích-chi-phật đi hỏa thiêu. Lại trải qua bảy ngày, bảy đêm cúng dường ca nhạc. Tại [817a] ngả tư đường dựng một ngôi tháp. Lại lấy hương, hoa, phướn, lọng, các thứ và tấu nhạc cúng dường.
“Tỳ kheo, nên biết, những chúng sanh nào cúng dường xá-lợi của Bích-chi-phật, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh lên trời Tam thập tam. Có chúng sanh tư duy vô thường tưởng, quay khỏi ba đường dữ mà chuyển sanh vào cõi người, trên trời.
“Các Tỳ kheo, các ông chớ nghĩ Vua Âm Hưởng bấy giờ là ai khác. Đó là thân Ta vậy. Những ai tư duy vô thường tưởng, sẽ được nhiều lợi ích. Nay Ta xét nghĩa này nên nói với các Tỳ kheo, hãy tư duy vô thường tưởng, quảng bá vô thường tưởng. Do tư duy vô thường tưởng mà đoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái; vô minh, kiêu mạn cũng vĩnh viễn diệt trừ. Cũng như ngọn lửa đôt cháy cỏ cây trước cửa sổ giảng đường cao đẹp, cháy sạch không còn gì. Tỳ kheo tư duy vô thường tưởng cũng vậy, đoạn tận dục ái, sắc ái, vô sắc ái. dứt sạch không còn tàn dư,
“Cho nên, Tỳ kheo, hãy chuyên nhất tâm ý chớ để sai trái.”
Khi pháp này được thuyết, 60 tỳ kheo ngay trên chỗ ngồi dứt sạch các lậu, tâm giải thoát.
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 4[263]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Tỳ kheo, Tỳ kheo ni nào không đoạn năm tệ của tâm,[264] không từ năm kết của tâm,[265] với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy pháp thiện giảm chứ không tăng.
“Những gì là năm tệ của tâm mà không đoạn trừ? Ở đây, Tỳ kheo có tâm hồ nghi đối với Như Lai, không giải thoát,[266] không nhập chánh pháp.[267] Do vậy, tâm người ấy không chuyên phúng tụng. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo có tâm hồ nghi đối với chánh pháp, không giải thoát, không nhập chánh pháp. Do vậy, tâm người ấy không chuyên phúng tụng. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo có tâm hồ nghi đối với Thánh chúng, không giải thoát, cũng không dụng ý hướng đến chúng hòa hiệp, cũng không ở trng pháp đạo phẩm. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo phạm cấm giới cấm giới mà không tự mình sám hối lỗi lầm. Tỳ kheo đã phạm giới mà không tự mình sám hối lỗi lầm, nên không để tâm nơi pháp đạo phẩm. Đó là Tỳ kheo có tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Lại [817b] nữa, Tỳ kheo có tâm ý bất định mà tu phạm hạnh, rằng ‘Với công đức tu phạm hạnh này, mong ta sanh lên trời, hoặc sanh làm các thần kỳ.’ Với tâm ấy mà tu phạm hạnh, tâm không chuyên nhất vào trong đạo phẩm. Do tâm không ở trong đạo phẩm, nên đó là tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Như vậy, Tỳ kheo có năm tệ của tâm mà không đoạn trừ.
“Thế nào là năm kết của tâm không được đoạn trừ? Ở đây, Tỳ kheo biếng nhác, không tìm cầu phương tiện. Tỳ kheo kia do biếng nhác, không tìm cầu phương tiện, nên nói là Tỳ kheo có kết của tâm không được đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo thường hay quên lãng, tham ngủ nghỉ. Tỳ kheo ấy do thường hay quên lãng, tham ngủ nghỉ, nên nói là Tỳ kheo có kết thứ hai của tâm không được đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo mà ý không định, thường xuyên hay tán loạn. Tỳ kheo kia do tâm loạn bất định, nên nói Tỳ kheo có kết thứ ba của tâm không được đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo mà căn môn bất định. Tỳ kheo ấy do căn môn bất định, nên nói là Tỳ kheo có kết thứ tư của tâm không được đoạn trừ.
“Lại nữa, Tỳ kheo hằng ưa ở tại thị tứ, không thích ở chỗ vắng tĩnh. Đó là Tỳ kheo có kết thứ năm của tâm không được đoạn trừ.
“Tỳ kheo, Tỳ kheo ni có năm kết của tâm này mà không được đoạn trừ, với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy ngày đêm pháp thiện đoạn tuyệt chứ không tăng trưởng.
“Cũng như gà có tám hoặc mười hai trứng[268] mà không tùy kheo đựoc bao che, được ấp ủ, được chăm sóc; dù gà mẹ có ý ngĩ rằng, ‘Mong cho các con của ta được an toàn không gì khác.’ Nhưng các gà con ấy không được an ổn. Vì sao vậy? Vì không được tùy thời chăm sóc. Về sau chúng bị hư, không nở gà con. Ở đây cũng vậy, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà năm kết của tâm không được đoạn, năm tệ của tâm không được trừ, thì ngày đêm pháp thiện giảm chứ không tăng ích.
“Nếu Tỳ kheo mà năm kết của tâm được đoạn, [817c] năm tệ của tâm được trừ, thì ngày đêm pháp thiện tăng ích chứ không tổn giảm. Cũng như gà có tám hoặc mười hai trứng, tùy thời chăm sóc, tùy thời nuôi nấng, tùy thời che chở, gà tuy có nghĩ rằng, ‘Mong các con của ta toàn không thành tựu. Nhưng các gà con kia vẫn thành tựu an ổn, vô vi. Vì sao vậy? Tùy thời được nuôi lớn khiến được vô vi, cho đến khi các gà con được ra khỏi ngoài. Đây cũng vậy, Tỳ kheo, Tỳ kheo mà năm tệ của tâm được đọan, năm kết của tâm được trừ, với Tỳ kheo, Tỳ kheo ni ấy, ngày đêm pháp thiện tăng ích chứ không tổn giảm.
“Cho nên, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, hãy an lập tâm không có do dự hồ nghi đối với Phật, do dự hồ nghi đối với Pháp, do dự hồ nghi đối với Chúng, đầy đủ giới, tâm ý chuyên chánh không có thác loạn, cũng không khởi ý mong cầu pháp khác, cũng không tu phạm hạnh cầu may rằng ‘Ta do hành pháp này sẽ sanh làm thân người trời, thần diệu, tôn quý.’
“Nếu Tỳ kheo, Tỳ kheo ni không có hồ nghi do dự đối với Phật, Pháp, Thánh chúng, cũng không phạm giới, cũng có điều gì sai sót, Ta nói với các ngươi, dặn dò thêm nữa các ngươi, Tỳ kheo kia có hai nơi để đến, hoặc sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người.
“Cũng như người ở trong chỗ cực nóng, lại bị đói khát; mà gặp được chỗ có bóng mát, được nước suối mát lạnh mà uống; người ấy dù có nghĩ rằng, ‘Ta tuy gặp được bóng mát, nước lạnh của suối mà uống, nhưng không dứt đói khát.’ Nhưng người ấy vần hết nóng bức, trừ được đói khát. Đây cũng vậy. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni mà không hồ nghi do dự đối với Như Lai, Tỳ kheo ấy có hai chỗ để đến, hoặc sanh lên trời, hoặc sanh vào loài người.
“Cho nên, Tỳ kheo, Tỳ kheo, hãy tìm cầu phương tiện đoạn năm kết của tâm, trừ năm tệ của tâm. Như vậy, các Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hanh.
KINH SỐ 5
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Hoặc có khi uy quyền của vua không phổ cập, trộm cướp tranh nhau nổi lên. Khi trộm cướp nổi lên, nhân dân trong các thôn xóm, thành thị, thảy đều bị bại vong. Hoặc có người gặp phải đói khát mà mạng chung. Giả sử chúng sanh ấy vì đó khát mà mạng chung, đều rơi vào ba nẻo dữ.
“Ở đây, với Tỳ kheo tinh tấn cũng vậy. Nếu sự trì giới bị sút kém, khi ấy ác Tỳ kheo tranh nhau khởi lên làm ác. Khi Tỳ kheo tranh nhau nổi lên làm ác, Chánh pháp dần dần suy giảm, [818a] phi pháp tăng trưởng. Khi phi pháp tăng trưởng, chúng sanh ở đó đều rơi vào ba nẻo dữ.
“Hoặc khi uy quyền của vua lan xa, khiến cho giặc cướp lẩn trốn. Do uy quyền của vua lan xa mà nhân dân trong thành thị, thôn xóm trở nên đông đúc. Ở đây, với Tỳ kheo tinh tấn cũng vậy. Nếu trì giới trọn vẹn, Tỳ kheo phạm giới dần dần suy giảm, Chánh pháp hưng thịnh. Bấy giờ, chúng sanh sau khi mạng chung thảy đều sanh lên trời, sanh trong loài người.
“Cho nên, Tỳ kheo, hãy tâm niệm giới luật cho đầy đủ; uy nghi, lễ tiết, không có điều gì khuyết giảm. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 6
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Chẳng thà cứ thường hay ngủ nhiều, chớ đừng trong khi thức mà tư duy loạn tưởng, để rồi thân hoại mạng chung sanh vào nẻo dữ.
“Chẳng thà để cho dùi sắt đang rực cháy ịn vào mắt, chứ không để nhìn sắc mà nổi lên loạn tưởng. Tỳ kheo khởi tưởng như vậy bị bại hoại bởi thức. Tỳ kheo bị hủy hoại bởi thức sẽ rời vào ba nẻo dữ, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Điều Ta muốn nói là như vậy.
“Người kia chẳng thà cứ thường hay ngủ, chứ đừng khi thức mà tư duy loạn tưởng. Thà lấy dùi bén đâm vào lỗ tai cho nó hư hoại chứ không để vì nghe tiếng mà nổi lên loạn tưởng. Tỳ kheo nổi lên loạn tưởng sẽ bị bại hoại bởi thức.
“Chẳng thà cứ thường xuyên ngủ chứ đừng để khi thức mà tư duy loạn tưởng. Chẳng thà lấy kìm nóng làm hư hoại mũi, chứ đửng vì ngửi mùi mà nổi lên loạn tưởng. Tỳ kheo nổi lên lọan tưởng thì bị bại hoại bởi thức. Do bị bại hoại bởi thức mà rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
“Điều mà Ta muốn nói là như vậy.
“Chẳng thà lấy gươm bén cắt đứt lưỡi, chứ không để vì lời nói hung dữ, thô bạo, mà rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
“Chẳng thà thường ngủ, chứ đừng để trong khi thức mà nổi lên tư duy loạn tưởng. Chẳng thà lấy tấm lá đồng nóng đỏ quấn quanh thân mình, chứ không giao thông với phụ nữ của trưởng giả, cư sỹ, bà-la-môn. Nếu cùng giao thông, qua lại chuyện trò, tất phải rơi vào ba nẻo dữ, địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
“Điều Ta muốn nói chính là như vậy.
“Chẳng thà thường hay ngủ, chứ đừng để trong khi thức mà có ý ngĩ muốn phá họai Thánh chúng. Đã phá hoại Thanh chúng, đọa tội ngũ nghịch, thì dù có đến ức nghìn chư Phật cũng không thể cứu chữa. Những ai gây đấu loạn giữa Chúng, người ấy sẽ đọa tội không thể cứu chữa [818b]. Vì vậy ở đây Ta nói, chẳng thà cứ hay ngủ, chứ đừng để trong khi thức mà có ý muốn phá hoại Thánh chúng, chịu tội không thể cứu chữa.
“Cho nên, Tỳ kheo, hãy gìn giữ sáu tình chứ để sai sót. Như vậy, Tỳ kheo, hãy học điều này.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 7
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ trưởng Cấp Cô Độc[269] có bốn người con.[270] Chúng không thờ Phật, Pháp, Thánh chúng, không tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng. Trưởng giả Cấp Cô Độc nói với bốn người con:
“Các con, hãy tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng, để được phước vô lượng lâu dài.”
Các con thưa:
“Thưa cha, chúng con không thể tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”
Cấp Cô Độc nói:
“Cha sẽ các con mỗi đứa một nghìn lượng vàng ròng, nếu nghe lời cha mà tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”
Các con thưa:
“Chúng con cũng không thể tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng.”
Người cha lại nói:
“Cha cho các con hai nghìn” Rồi cứ thêm: ba nghìn, bốn nghìn, năm nghìn lượng vàng, “Các con, hãy tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng, để được phước vô lượng lâu dài.”
Các con sau khi nghe nói vậy, im lặng nhận lời. Rồi chúng hỏi:
“Chúng con sẽ tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng như thế nào?”
Trưởng giả Cấp Cô Độc đáp:
“Các con tất cả theo cha đi đến Thế Tôn. Thế Tôn có dạy điều gì, các con hãy ghi nhớ mà vâng làm.”
Các con thưa với cha:
“Như Lai nay đang ở đâu, cách đây gần xa?”
Người cha đap:
“Như Lai, Chí chân, Đẳng chánh giác, nay đang ở tai nước Xá-vệ, trú trong vườn của cha.”
Rồi thì, Cấp Cô độc dẫn bốn người con đi đến chỗ Thế Tôn. Đến nơi, cúi đầu lạy dưới chân, rồi đứng sang một bên. Khi ấy, trưởng gia Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn rằng:
“Bốn đứa con của con đây chưa tự quy y Phật, Pháp, Thánh chúng. Gần đây, con cho mỗi đứa năm nghìn lượng càng, khuyến khích thờ Phật, Pháp, Thánh chúng. Cúi mong Thế Tôn thuyết pháp cho chúng, để chúng được phước vô lượng lâu dài.”
Bấy giờ Thế Tôn lần lượt thuyết pháp cho bốn người con của ông trưởng giả, khiến cho được hoan hỷ. Các người con của ông trưởng giả sau khi nghe pháp, hoan hỷ phấn khởi không thể dừng được, quỳ mọp trước Phật, bạch Thế Tôn rằng:
“Chúng con mỗi đứa tự quy y Thế Tôn, Chánh pháp, Thánh chúng. Từ nay về sau không sát sanh, cho đến không uống rượu.”
Nói như vậy [818c] ba lần. Khi ấy trưởng giả Cấp Cô Độc bạch Thế Tôn rằng:
“Nếu có ai xuất tài vật thuê người thờ Phật, người ấy được phước như thế nào?”
Thế Tôn nói:
“Lành thay. lành thay, Trưởng giả! Vì để người trời được an lạc mà ông hỏi Như Lai nghĩa này. Hãy khéo suy nghĩ, Ta sẽ nói cho ông nghe.”
Trưởng giả vâng lời Phật, lắng nghe.
Thế Tôn nói:
“Có bốn kho báu lớn.[271] Những gì là bốn? Kho của rồng Y-bát-la ở nước Càn-đà-vệ, là một kho. Trong cung này chứa đầy vô số vật trân bảo. Kho Ban-trù ở nước Mật-đế-la, chứa trân bảo nhiều vô lượng không thể kể hết. Kho Tân-già-la tại nước Tu-lại-tra, chứa trân bảo nhiều không thể kể. Kho Tương-khư tại nước Bà-la-nại chứa trân bảo nhiều không thể kể. Giả sử trai gái lớn nhỏ trong cõi Diêm-phù-địa mỗi người đến khuân vác trong suốt bốn năm, bốn tháng, bốn ngày, kho Y-bát-la vẫn không hề vơi bớt. Mỗi người đến lấy nơi kho Ban-trù, suốt bốn năm, bốn tháng, bốn ngày, kho vẫn không vơi bớt. Mỗi người đến lấy nơi kho Tân-già-la tại nước Tu-lại-tra, suốt bốn năm, bốn tháng, bốn ngày, kho vẫn không vơi bớt. Mỗi người đến lấy nơi kho Tương-khư tại nước Bà-la-nại, suốt bốn năm, bốn tháng, bốn ngày, kho vẫn không vơi bớt.
“Này Trưởng giả, đó là bốn kho lớn, mà trai gái lớn nhỏ trong cõi Diêm-phù-địa mỗi người đến khuân vác trong suốt bốn năm, bốn tháng, bốn ngày, vẫn không hề vơi bớt.
“Trong đời tương lai có Phật hiệu Di-lặc xuất hiện ở đời. Quốc giới bấy giờ có tên là Kê-đầu, đó là chỗ vua cai trị, đông sang tây 12 do-tuần; nam đến bắc 7 do-tuần. Nhân dân đông đúc. Thóc lúa dồi dào. Chung quanh thành Kê-đầu nơi vua cai trị có bảy lớp ao nước, mỗi cái rộng một do-tuần, mà đây là cát vàng. Trong ao mọc các loại hoa sen ưu-bát, câu-vật-đầu, phân-đà-lợi. Nước tượng màu vàng, màu bạc, màu thủy tinh, màu lưu ly. Khi nước bạc đông cứng, nó trở thành bạc. Khi nước vàng đông cứng, nó trở thành vàng. Khi nước thủy tinh đông cứng, nó trở thành thủy tinh. Khi nước lưu ly đông cứng, nó trở thành thủy tinh.
“Này ông Trưởng giả, nên biết, thành có bốn cửa. Trong ao nước bạc, bực cửa được làm bằng vàng. Trong ao nước vàng, bực cửa được làm bằng bạc. Trong ao thủy tinh, bực cửa được làm bằng lưu ly. Trong ao lưu ly, bực cửa được làm bằng thủy tinh.
“Trưởng giả, nên biết, chung quanh thành Kê-đầu bấy giờ treo các linh. Tiếng linh khi được nghe [819a] đều phát ra âm thanh năm loại nhạc. Trong thành này thường xuyên có bảy loại tiếng. Những gì là bảy? Đó là tiếng tiếng loa, tiếng trống, tiếng đàn, tiếng trống nhỏ, tiêng trống tròn,[272] tiếng trống trận,[273] tiếng ca múa.
“Trong thành Kê-đầu lúc bấy giờ sanh thứ lúa tự nhiên dài ba tấc, rất là thơm ngon, cho ra các mùi vị thượng hạng; vừa gặt xong thì sanh trở lại, không thấy chỗ đã bị cắt lấy.
“Vua thời bấy giờ tên là Tương-khư,[274] cai trị bằng pháp, có đầy đủ bảy báu. Trưởng giả, nên biết, vị đại thần điển tàng lúc đó tên là Thiện Bảo, đức cao, trí tuệ, thiên nhãn đệ nhất. Ông có thể biết chỗ nào có kho tàng bảo vật. Nếu kho có chủ, ông tự nhiên giữ gìn. Nếu là kho vô chủ, ông lấy đem dâng cho vua. trong lúc đó, Long vương Y-bát-la, Long vương Ban-trù, Long vương Tân-gìa-la, Long vương Tương-khư; bốn Long vương này quản lý bốn kho báu. Các vị này đến nói với quan điển tàng Thiện Bảo:
“Cần gì, chúng tôi sẽ cung cấp.”
Khi ấy bốn Long vương nói:[275]
“Xin nguyện dâng hiến bảo vật trong bốn kho để tự ý sử dụng.”
Điển tàng Thiện Bảo liền lấy bảo vật trong bốn kho dâng lên vua Tương-khư, cùng với xe lông chim[276] bằng vàng.”
Bấy giờ Thế Tôn nói bài kệ này:
Y-la ở Kiền-đà;
Ban-trù tại Mật-si;[277]
Tân-già nước Tu-lại;
Tương khư, Ba-la-nại.
Đây là bốn kho báu,
Tràn đầy các bảo vật,
Bấy giờ thường xuất hiện,
Do công đức mà có;
Đem dâng Thánh vương kia,
Vàng, bạc, xe bảo vũ.
Các thần đều hộ vệ,
Ngày đêm được hưởng phước.
“Bấy giờ có Phật xuất hiện ở đời giáo hóa nhân dân, hiệu là Di-lặc, Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn.
“Trương giả, nên biết, quan điển tàng Thiện Bảo lúc đó há là ai khác chăng? Chớ nghĩ như vậy. Vì sao? Chủ kho bấy giờ chính là Trưởng giả hiện nay vậy.
“Bấy giờ vua Tương-khư đem vàng bạc đi làm phước đức rộng rãi. Vua dẫn theo tám vạn bốn nghìn đại thần vây quanh trước sau đi đến chỗ Di-lặc mà xuất gia học đạo. Quan điển tàng cũng làm phước đức rộng rãi, rỗi cũng xuất gia học đạo, chấm dứt biên tế khổ. Đấy đều là do Trưởng giả dắt [819b] dẫn bốn con khiến tự quy y Phật, Pháp, Tăng Tỳ kheo. Do bởi công đức này mà không rơi vào ba nẻo dữ. Lại do duyên đức này mà được bốn kho báu lớn. Cũng do bởi báo ứng này mà làm người quản lý kho tàng cho vua Tương-khư, rồi ngay trong đời ấy mà chấm dứt biên tế khổ. Vì saovậy? Công đức quy y Phật, Pháp, Tăng không thể lường hết được. Những ai tự quy y Phật, Pháp, Chúng, phước đức đều như vậy.
“Cho nên, này Trưởng giả, hãy thương tưởng đến các loài hữu hình, tìm cầu phương tiện hướng đến Phật pháp. Như vây, Trưởng giả, hãy học điều này.”
Trưởng giả Cấp Cô Độc khi ấy hoan hỷ phấn khởi không thể dừng được, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, nhiểu Phật ba vòng, làm lễ rồi lui đi. Bốn người con của ông cũng vậy.
Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc cùng với bốn con nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 8[278]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ trưởng Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh. Xá-lơi-phất, bằng thiên nhãn thanh tịnh không bợn dơ, thấy trưởng giả Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh, bèn nói với A-nan:
“Thầy cùng tôi đi đến thăm Trưởng giả Cấp Cô Độc.”
A nan đáp:
“Nên biết bây giờ là đúng lúc.”
Lúc bấy giờ, đến giờ, A-nan khóac y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực; lần hồi đi đến nhà trưởng giả Cấp Cô Độc, ngồi lên chỗ ngồi. Khi ấy Xá-lợi-phất đang ở trên chỗ ngồi, nói với trưởng giả Cấp Cô Độc:
“Bệnh của ông nay có thêm bớt gì không? Có thấy đau nhức bớt dần mà không tăng thêm nặng không?”
Trưởng gỉa đáp:
“Bệnh của con giờ rất ít hy vọng. Chỉ cảm thấy tăng chứ không cảm thấy giảm.”
Xá-lợi-phất nói:
“Bây giờ Trưởng giả hãy nhớ tưởng Phật, rằng Như Lai là bậc Chí chân, Đẳng chánh giác, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sỹ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, hiệu Phật Thế Tôn. Ông cũng hãy nhớ tưởng Pháp, rằng Pháp của Như Lai rất sâu thẳm, đáng tôn, đáng quý, không gì sánh bằng, là điều mà Hiền Thánh tu hành. Ông cũng hãy nhớ tưởng Tăng, rằng Thánh chúng của Như Lai hòa thuận trên dưới, không tranh tụng, thành tựu pháp tùy pháp. Thánh chúng ấy thành tựu giới, thành tựu tam muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến. Tăng ấy gồm bốn đôi tám hạng. Đấy gọi là Thánh chúng của Như Lai đáng tôn, đáng quý, là ruộng phước vô thượng của thế gian.
“Này Trưởng giả, nếu ai tu hành niệm Phật, [819c] niệm Pháp, niệm Tăng Tỳ kheo, phước đức ấy không thể tính kể, đạt đến chỗ cam lộ diệt tận.
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân, niệm Tam tôn Phật, Pháp, Thánh chúng, mà đọa vào ba nẻo dữ, không có trường hợp ấy. Thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy tu niệm Tam tôn chắc chắn đi đến cõi lành, sanh lên trời, trong loài người.
“Rồi sau đó, này Trưởng giả, không khởi nơi sắc,[279] cũng không y sắc mà khởi nơi thức’[280] không khởi nơi thanh, cũng không y thanh mà khởi nơi thức; không khởi hương, cũng không y hương mà khởi nơi thức; không khởi nơi vị, cũng không y vị mà khởi nơi thức; không khởi nơi xúc trơn mịn, cũng không y xúc trơn mịn mà khởi nơi thức; không khởi nơi ý, cũng không y ý mà khởi nơi thức. Không khởi đời này, đời sau;[281] cũng không y đời này, đời sau mà khởi nơi thức. Không khởi nơi ái, cũng không y ái mà khởi nơi thức. Vì sao vậy? Duyên ái mà có thủ; duyên thủ mà có hữu; duyên hữu mà có sanh, chết, sầu ưu khổ não không thể kể hết. Đó là có năm khổ thủ uẩn này.
“Không có ngã, nhân, thọ mạng, sĩ phu, manh triệu, các loài hữu hình.[282] Khi mắt khởi thì khởi, không biết nó từ đâu đến. Khi mắt diệt thì diệt, không biết nó đi về đâu. Không có, mà mắt sanh; đã có, rồi mắt diệt; thảy đều do nhân duyên của các pháp tụ hội. Nói là pháp nhân duyên, đó là, duyên cái này mà có cái kia; cái này không thì cái kia không. Tức là, duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có sáu xứ, duyên sáu xứ có xúc*, duyên xúc có thọ*, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ*, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sanh, duyên sanh có chết, duyên chết có sầu ưu khổ não không thể kể xiết. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Không có, mà sanh; đã có, rồi diệt; không biết nó từ đâu đến cũng không biết nó đi về đâu; thảy đều do nhân duyên của các pháp tụ hội. Này Trưởng giả, đó gọi là pháp hành Không đệ nhất.”
Bấy giơ trưởng giả Cấp Cô Độc buồn rầu rơi lệ không thể tự dừng. Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Cấp Cô Độc:
“Vì nhân duyên gì mà ông bi cảm như vậy?”
Trưởng giả đáp:
“Không phải con bi cảm. Vì sao? Xưa con đã nhiều lần thừa sự Phật, cũng tôn kính các Tỳ kheo trưởng lão, nhưng chưa hề nghe được pháp tôn quý như vậy, như những điều mà Xá-lợi-phất giảng dạy.”
Khi ấy A-nan nói với Cấp Cô Độc:
“Trưởng giả, nên biết, thế gian có hai hạng [820a] người được Như Lai nói đến. Những gì là hai? Một là biết lạc, hai là biết khổ. Người đã quen sống với lạc kia, như thiện gia nam từ Da-thâu-đề. Người quen sống với khổ kia như Tỳ kheo Bà-già-lê. Lại nữa, này Trưởng giả, Tỳ kheo Da-thâu-đề giải Không đệ nhất. Người được tín giải thoát là Tỳ kheo Bà-già-lê. Lại nữa, này Trưởng giả, người biết khổ và người biết lạc, cả đều tâm được giải thoát, cả hai đều là đệ tử của Như Lai, không ai có thể sánh bằng. Bởi vì họ không chìm mất (chết), cũng không sanh.[283] Cả hai đều tinh cần vâng lời Phật dạy không biếng nhác, bỏ phế. Nhưng vì tâm có sự tăng giảm, nên người ta có kẻ biết, có kẻ không biết. Đúng như Trưởng giả đã nói, ‘Xưa con đã nhiều lần thừa sự Phật, cũng tôn kính các Tỳ kheo trưởng lão, nhưng trước đây chưa hề nghe được pháp tôn quý như vậy, như những điều mà Xá-lợi-phất giảng dạy.’ Tỳ kheo Da-thâu-đề nhìn nơi đất mà tâm được giải thoát. Tỳ kheo Bà-già-lê quán sát nhìn con dao mà tức thì tâm được giải thoát. Cho nên, này Trưởng giả, nên làm như Tỳ kheo Bà-già-lê.”
Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất nói pháp một cách rộng rãi, khiến ông hoan hỷ, khiến phát tâm vô thượng. Sau đó, ngài rời chỗ ngồi đứng dậy mà đi.
Xá-lợi-phất đi chưa bao lâu, giây lát Cấp Cô Độc mạng chung,sanh lên trời Tam thập tam. Thiên tử Cấp Cô Độc này có năm công đức hơn hẵn chư thiên kia. Những gì là năm? Thọ mạng cõi trời, nhan sắc cõi trời, lạc thú cõi trời, oai thần cõi trời, và ánh sáng cõi trời. Thiên tử Cấp Cô Độc khi ấy suy nghĩ như vầy, “Ta có được thân này là do ân đức của Như Lai. Nay ta không nên an trú mà hưởng thụ nơi ngũ dục. Trước hết, hãy đến Thế Tôn lễ bái, thăm hỏi.
Rồi thiên tử Cấp Cô Độc với các thiên tử khác vây quanh trước sau cầm hoa trời rải lên thân Như Lai. Như Lai lúc ấy đang ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Vị thiên tử này đứng giữa hư không, chắp tay hướng về Thế Tôn mà nói bài kệ:
Đây là cõi Kỳ-hoàn,
Chúng Tiên nhân[284] đang ở.
Nơi Pháp vương ngự trị;
Khiến phát tâm hoan hỷ.
Thiên tử Cấp Cô Độc nói xong bài kệ này, Như Lai im lặng ấn khả. Liền khi ấy, vị thiên tử này nghĩ, “Như Lai đã im lặng ấn khả, ta nên xả thần túc để xuống hầu một bên.
Bấy giờ Thiên tử Cấp Cô Độc bạch [820b] Thế Tôn rằng:
“Con là Tu-đạt, lại tên là Cấp Cô Độc mà mọi người đều rõ, lại cũng là đệ tử của Như Lai, vâng lời dạy của Thánh Tôn. Nay con đã mạng chung, sanh lên trời Tam thập tam.”
Thế Tôn nói:
“Ông do ân đức gì mà nay được thân trời này?”
Thiên tử bạch Phật:
“Con mông nhờ oai lực của Phật mà được thân trời.”
Rồi thiên tử Cấp Cô Độc rải hoa trời lên trên thân Như Lai, và cũng rải lên trên thân của A-nan và Xá-lợi-phất. Sau đó, đi nhiểu khắp Kỳ-hòan bảy vòng, và biến mất.
Bấy giờ Thế Tôn nói với A-nan:
“Đêm qua có thiên tử đến chỗ Ta, nói bài kệ sau đây.:
Đây là cõi Kỳ-hoàn,
Chúng Tiên nhân đang ở.
Nơi Pháp vương ngự trị;
Khiến phát tâm hoan hỷ.
“Ròi thiên tử ấy đi nhiểu khắp Kỳ-hoan bảy vòng, và lui mất. A-nan, ông có biết thiên tử ấy không?”
A nan đáp:
“Tất nhiên là Trưởng giả Cấp Cô Độc.”
Phật nói:
“A-nan, đúng như lời ông nói. Lành thay, ông bằng trí vị tri[285] mà biết được thiên tử ấy. Vì sao vậy? Vị đó là thiên tử Cấp Cô Độc.”
A nan bạch Phật:
“Cấp Cô Độc nay sanh lên trời, tên là gì?”
Phật đáp:
“Vẫn tên là Cấp Cô Độc. Vì sao vậy? Vị thiên tử này ngay ngày mới sanh chư thiên ở đó ai cũng nói, ‘Thiên tử này khi còn ở loài người là đệ tử của Như Lai, luôn luôn với đẳng tâm mà bố thí rộng khắp, giúp đỡ hết thảy những người nghèo khổ. Do công đức này, ở trên trời Tam thập tam vẫn gọi tên cũ là Cấp Cô Độc.”
Bấy giờ Thế Tôn ói với các Tỳ kheo:
“Tỳ kheo mà có công đức lớn, thành tựu trí tuệ, đó là A-nan. Nay đang ở địa vị hữu học mà trí tuệ không ai sánh bằng. Vì sao vậy? Điều mà A-la-hán cần phải biết, thì A–nan cũng biết. Điều cần học nơi chư Phật quá khứ, A-nan cũng đều biết rõ. Thời quá khứ có người nghe rồi mới hiểu rõ, còn như Tỳ kheo A-nan hiện nay mới nhìn ngắm cũng biết rõ, rằng ‘Như Lai cần như vậy, Như Lai không cần như vậy.’ Đệ tử của chư Phật quá khứ nhập định rồi mới biết sự việc chưa xảy ra. Còn như Tỳ lheo A-nan của Ta ngày nay nhìn đến là tỏ rõ.”
Rồi Thế Tôn nói với các Tỳ kheo:
“Trong hàng Thanh văn của Ta, hiểu biết rộng rãi, có tinh tấn dũng mãnh, niệm không thác loạn. đa [820c] văn đệ nhất, có khả năng chấp sự, đó là Tỳ kheo A-nan.”
Bấy giờ các Tỳ kheo nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 9[286]
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ trưởng Cấp Cô Độc có người con dâu tên là Thiện Sanh,[287] dung mạo xinh đẹp, mặt như màu hoa đào, là con gái của vị đại thần của vua Ba-tư-nặc,[288] ỷ vào dòng họ, cậy thế hào tộc, không cung kính cha mẹ chồng và chồng, cũng không thờ Phật, Pháp, Tăng Tỳ kheo, không kính phụng Tam tôn.
Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc đi đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Ông trưởng giả bạch Thế Tôn rằng:
“Gần đây con cưới vợ cho con trai. Nàng ấy là con gái của vị đại thần của vua Ba-tư-nặc, tự thị dòng tộc trọng vọng, không thừa sự Tam tôn, không biết trưởng lão, tôn ti. Cúi mong Thê tôn thuyết pháp để nàng sanh hoan hỷ, tâm ý khai tỏ.”
Như Lai khi ấy im lặng hứa khả điều mà trưởng giả nói. Ông trưởng giả lại bạch Phật:
“Cúi mong Thế Tôn nhận lời thỉnh của con, cùng với Tăng Tỳ kheo.”
Khi ông trưởng giả thấy Thế Tôn im lặng nhận lời, liền rời chỗ ngồi đứng dậy, lạy Phật, nhiểu ba vòng, rồi lui về.
Về đên nhà, ông cho sửa soạn các thứ ẩm thực, trải dọn chỗ ngồi tốt đẹp. Khi đến giờ, ông bạch Phật:
“Cui xin Thế Tôn nhận lời thỉnh của con. Cơm dã dọn đủ.”
Bấy giờ Thế Tôn dẫn các Tỳ kheo vây quanh trước sau đi đến nhà ông trưởng giả, ngồi lên chỗ ngồi dọn sẵn. Ông trưởng giả lấy lấy một cái ghế nhỏ, ngồi trước Như Lai. Rồi Thế Tôn nói với cô Thiện Sanh:
“Này con gái ông Trưởng giả, nên biết, chồng đối với vợ có bốn việc.[289] Những gì là bốn? Có người vợ như là mẹ. Có người vợ như là bạn thân, có người vợ như là giặc, có người vợ như là nô tỳ.
“Cô nên biết, vợ như mẹ, ấy là tùy thời chăm sóc chồng không để thiếu thốn, thờ kính, phục vụ. Người ấy được chư thiên hộ vệ; người và loài phi nhân không thể rình cơ hội. Này con gái ông trưởng giả, đó gọi là vợ như mẹ.
“Người vợ kia như thế nào gọi là bạn thân? Ở đây, này con gái ông trưởng giả, sau khi thấy chồng rồi, tâm không tăng giảm, cùng chung vui hay khổ. Đó gọi là vợ như bạn thân.
Thế nào gọi vợ như giặc? Ở đây, này Cô, khi thấy chồng, trong lòng sân nhuế, [821a], ganh ghét chồng, không phục vụ, không thờ kính, không cung kính, thấy là muốn hại, mà tâm để nơi người khác. Chồng không thân vợ, vợ cũng không thân chồng. Người ấy không được mọi người yếu kính; không được chư thiên hộ vệ, sẽ bị ác quỷ xâm hại; thân hoại mạng chung sanh vào địa ngục. Người như vậy gọi là vợ như giặc.
“Thế nào là vợ như nô tỳ? Ở đây, người vợ hiền lương, thấy chồng thì tùy thời chăm sóc, nhẫn nhịn lời nói, không bao giờ cãi lại; nhẫn chịu khổ lạnh, hằng có tâm từ ái, Đối với Tam tôn thì sanh niệm tưởng này. ‘Kia còn thì tôi còn. Kia suy thì tôi suy.’ Do sự việc ấy, người ấy được chư thiên hộ vệ; người và loài phi nhân đều yêu mến; thân hoại mạng chung sanh vào chỗ lành, sanh lên trời.
“Đó là, này con gái ông Trưởng giả, có bố loại vợ này. Nay Cô thuộc vào loại nào?”
Cô gái ấy sau khi nghe Thế Tôn nói, liền đến trước Phật, lạy dưới chân rồi bạch Thế Tôn rằng:
“Cúi lạy Thế Tôn, con nay xin sửa đổi viêc đã qua, tu tập việc sẽ đến. Không còn dám như trước nữa.. Từ nay về sau, con sẽ thường hành lễ pháp như là nô tỳ vậy.”
Rồi nàng Thiện Sanh trở lại chỗ chồng, cúi đầu lạy dưới chân:
“Nay xin nguyện chăm sóc người như là nô tỳ.”
Sau đó, nàng Thiện Sanh lại đến Thế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn lần lượt thuyết pháp, nói về giới, về thí, về sanh thiên, dục là bất tịnh tưởng, dâm là đại ô uế. Khi Thế Tôn biết tâm ý cô đã khai tỏ, như pháp mà chư Phật thường thuyết là Khổ, Tập, Tận, Đạo; bấy giờ Thế Tôn cũng nói hết cho cô nghe. Tức thì ngay trên chỗ ngồi, cô được pháp nhãn thanh tịnh. Như tấm vải mới dễ nhuộm màu. Đây cũng như vậy, cô phân biệt các pháp, khéo hiểu ý nghĩa thâm diệu, tự quy y Tam tôn, thọ năm giới.
Bấy giờ cô gái Thiên Sanh nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
KINH SỐ 19
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà.
Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lạy dưới chân rồi ngồi xuống một bên. Giây lát, rời chỗ ngồi, bạch Thế Tôn rằng:
“Thế Tôn thường khen ngợi địa vị cao, hào tộc tôn quý mà không nói đến hạng thấp hèn. Còn con, bạch Thế Tôn, không khen ngợi hào tộc tôn quý, cũng không nói đến hạng thấp hèn. Con giữ bực trung mà nói, khiến người được xuất gia học đạo.”
Phật nói với Xá-lợi-phất:
“Ông tự nói là không khen ngợi [821b] hào tộc tôn quý, không nói hạng thấp hèn, giữ bực trung mà nói, để khiến người được xuất gia học đạo. Nhưng Ta nay không nói thượng, trung, hạ dẫn đến thọ sanh[290]. Vì sao vậy? Phàm sanh là rất khổ, không đáng để ước nguyện. Như đống phân kia, một ít mà còn rất hôi thối, huống chi là chứa nhiều. Nay sự thọ sanh cũng vậy. Một đời hay hai đời còn là khổ nạn, huống nữa lưu chuyển vô cùng mà lại có thể cam chịu. Do hữu mà có sanh. Do sanh mà có già. Do già mà có bệnh, có chết, sầu ưu khỏ não, có gì vui mà tham đắm? Như thế thành thân năm thủ uẩn.
“Ta nay sau khi quán sát nghĩa này, nên nói một đời, hai đời, còn là khổ nạn, huống nữa lưu chuyển vô cùng mà lại có thể cam chịu.
“Này Xá-lợi-phất, nếu có ý muốn thọ sanh, nên phát nguyện sanh vào nhà hào quý chứ không sanh thấp hèn. Vì sao vậy? Xá-lợi-phất, chúng sanh đêm dài bị tâm trói buộc chứ không phải bị hào quý trói buộc. Nhưng này, Xá-lợi-phất, Ta vốn ở nhà hào quý, là dòng sát-lời, xuất từ Chuyển luân Thánh vương. Giả sử không xuất gia học đạo, Ta làm Chuyển luân Thánh vương. Nay xả ngôi vị Chuyển luân Thánh vương mà xuất gia học đạo, thành Đạo vô thượng. Phàm sanh vào nhà thấp hèn, không được xuất gia học đạo, ngược lại phải rơi vào nẻo dữ. Cho nên, Xá-lợi-phất, hãy tìm cầu phương tiện hàng phục tâm. Như vậy, Xá-lợi-phất, hãy học điều này.”
Bấy giờ Xá-lợi-phất nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.[291]


Chú thích:
[258] Tham chiếu Pali, S.15.3 Asu (R. ii. 179). Hán, Tạp (Việt) 1319.
[259] Bảy xứ thiện, được nói rất nhiều trong các A-hàm cũng như Nikāya. Nói đủ (Cf. Tạp 2, kinh 42, tr. 10a05): sắc, sắc tập, sắc diệt, sắc diệt đạo, sắc vị, sắc hoạn, sắc ly. Pali, S. xxii. 57 Sattaṭṭhāna (R. iii. 61) : rūpaṃ, rūpasamudayaṃ, rūpanirodhaṃ, rūpanirodhagāminiṃ paṭipadaṃ, rūpassa assādaṃ, rupassa ādīnavaṃ, rūpassa nissaraṇaṃ.
[260] Nguyên Hán: xà-tuần 蛇旬, một âm khác của trà-tì. Pali: jhāpeti.
[261] Nguyên hán; thâu-bà 偷婆; phiên âm của stūpa (Skt.) hay thūpa (Pali).
[262] Để bản chép thiêu mục số 4 này.
[263] Tham chiếu Pali, M.16 Cetokhila (R. i. 101). hán, Trung 56, kinh 106 (Tâm uế 心穢).
[264] Nguyên Hán: tâm ngũ tệ 心五
弊. Cf. Trung 56: tâm ngũ uế 心中五穢;Tập dị 11 (tr 416b29): ngũ tâm tài 五心栽. Pali: pañca cetokhilā, năm trạng thái hoang dã của tâm.
[265] Hán: tâm ngũ kết 心五結. Trung 56: tâm ngũ phược 心中五縛; Tập dị 11 (tr. 0418a13): ngũ tâm phực">五心縛者.
[266] Hiểu là khôntg cởi mở, không quyết đoan.
[267] Hiểu là không có tịnh tín.
[268] Hán: kê tử 雞子, gà con. Cũng có thể hiểu là trứng.
[269] A-na-bân-để 阿那邠邸. Để bản chép nhầm là A-na-bân-kỳ 阿那邠祁.
[270] Theo nguồn Pali, ông có một con trai tên Kāla, và 3 người con gái: Mahā-Subhddā, Cūla-Subhaddā, Sumanā.
[271] Xem kinh 3 phẩm 48 trên.
[272] Hán; viên cổ 員鼓.
[273] Hán: bề cổ 鞞[04]鼓.
[274] Xem kinh3 phẩm 48.
[275] Bản hán có thể nhảy sót nên đoạn văn thiếu mạch lạc.
[276] Bảo vũ xa 寶羽車, xe có gắn lông chim; xem kinh 1 phẩm 23.
[277] Mật-si 蜜[09]絺, trên kia chép Mật-đế.
[278] Tham chiếu Pali, M. 143. Anāthapiṇḍikovāda (R. iii. 257). Hán, Trung 6, kinh 28.
[279] Hán: bất khởi ư sắc 不起於色. Pali: na cakkhuṃ upādiyissāmi, tôi klhông chấp thủ sắc; nhưng bản Hán đọc là uppādessāmi, tôi sẽ không khởi
[280] Pali: na ca me cakkhunissitaṃ viññāṇaṃ bhavissati, tôi cũng không có thức y nơi mắt.
[281] Hán: kim thế, hậu thế. Pali: idhalokaṃ, paralokaṃ, thế giới này, thế giới khác.
[282] Các từ khác nhau chỉ tự ngã: ngã 我 (Pali: attā, Skt. ātman), nhân 人 (Pali: puggala, Skt. pudgala), thọ mạng 壽命 (Pali, Skt.: jīva), sĩ phu 士夫 (Pali: purisa, Skt. puruṣa), manh triệu 萠兆 (=bằng triệu? có dấu hiệu nảy mầm, Pali, Skt. bhūta, mầm sống, sinh vật, linh vật).
[283] Pali, A-nan hỏi Cấp Cô Độc: olīyasi kho tvaṃ, gahapati, saṃsīdasi kho tvaṃ, gahapati? “Giả chủ, ông đang bám chặt lấy (sự sống), hay đang chìm lĩm (chết)?”
[284] Tiên nhân chúng; Tiên nhân ở đây chỉ Phật. Chúng, dịch nghĩa của Tăng. Pāli: isisaṅgha.
[285] Vị tri trí 未知智, trí chư biết, chỉ trí tụệ của bậc hữu học. Pali: anaññāta.
[286] Tham chiếu Pali, A.VII 59 Sattabhariyā (R. iv. 91).
[287] Thện Sanh 善
生, Pali: Sujātā.
[288] Theo tài liệu Pali, cô là em gái út của bà Visakhā, con của Trưởng giả Dhanañjayaseṭṭhi.
[289] Pali: có bảy loại vợ
[290] Hán: thọ sanh phần 受生分.
[291] Bản hán, hết quyển 49. (30 Chạp, Giáp thân).

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 51 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.203.242 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập