Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Kiến Chánh Kinh [佛說見正經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Kiến Chánh Kinh [佛說見正經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.23 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.31 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Sinh Tử Biến Thức

Việt dịch: Thích Trí Hải

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Khi sinh từ đâu lại? Lúc chết sẽ đi đâu?
Chính tôi được nghe đúng như thế này:
(Lời ngài A Nan) Trong thời kỳ Phật ở Tịnh xá tại nước La-duyệt-kỳ có một hôm gần đúng bữa ăn, Phật đem 500 vị Tỳ Kheo, Bồ tát, và 1000 người Ưu-bà-tắc, ai nấy đều cùng mang các thứ cúng dường đi theo ra ngoài thành đó.
Ở đấy có một cây tên là HƯƠNG CAM, cây rất cao lớn, rễ sâu gốc to, cành lá um tùm, hoa qủa đỏ ối. Đất ở chung quanh đều bằng phẳng, người ta xếp đá làm toà ngồi, ý Phật mốn ngồi nghỉ ở đấy.
Bấy giờ có các đệ tử Ưu-bà-tắc liền rải vải làm chiếu cúng Phật cùng các đệ tử đều tới đấy ngồi nghỉ ngơi. Trong đó một vị đệ tử tên là Kiến Chính, mới vào trong Đạo thân tuy mặc áo Pháp (Ca sa) mà vẫn còn mang mối hồ nghi. Nên tự nghĩ rằng: Phật thường nói hết đời này rồi, lại còn có sinh sang đời sau nưã. Như thế mà từ xưa đến nay biết bao nhiêu người chết đi, không hề thấy qua một người nào trở về báo cho biết rõ mọi sự, vậy làm sao mà hiểu được việc ấy? Nay ta cần phải đem hỏi Phật mới được.
Khi ông chưa kịp nói ra, nhưng Phật đã dự biết rõ rồi. Nhân đó Phật liền bảo ngay rằng: Hỡi các đệ tử! Cái cây này trước kia chỉ có một hạt giống, sau nhờ được tứ đại (đất, nước gió, lưả) và mọi duyên ngoài giúp cho, dần dà nở ra lớn lên, thành cây to cao, che cho được cả bấy nhiêu người.
Lúc nó còn là hạt giống, chưa hề ai trông thấy thân thể cành lá hoa quả đâu cả, đến lúc nhờ đủ mọi nhân duyên giúp cho không ngớt, liền nở ra mầm, cho đến sinh ra dọc lá cành cây, hoa hột nhiều gấp mấy cũ?
Kể từ khi thành cây này, có rất nhiều sự biến chuyển đổi dời: Như lúc đầu, chỉ mới là một hạt giống, hạt giống ấy nở thành mầm, mầm nẩy ra dọc, dọc sanh ra lá, cành lá nở ra hoa, quả, hoa qủa kết thành hạt, vòng quanh biến đổi, mỗi lúc mỗi khác hình thể trước sau, không lúc cào giống nhau, duy không lìa bỏ chất cũ mà thôi, cả cái tên đó cũng không là cái hạt vẫn thường gọi mà thành ngay cái cây cao lớn ấy. Cây lại sanh ra qủa, quả lại có hạt nở thành cây, cứ theo năm, tháng, thêm dần mãi mãi lên, như thế cho đến vô lượng vô số, không biết bao nhiêu mà kể.
Phật lại bảo: Này các đệ tử! Nay muốn dồn tất cả các thứ hoa, quả, cành, gốc rễ lại cho thành hạt giống có được không?
Các đệ tử đều nói: Bạch Phật không thể được. Vì nó đã biến chuyển nhiều rồi, không thể nào lại quay trở lại như cũ nữa, có ngày còn bị mục nát hết, còn hạt giống lại sinh ra cây khác, cứ thay đổi như thế mãi, không biết đến đâu là cùng cực. Mỗi lần biến chuyển lại một lần thân cây bị mục nát, không bao giờ lại trở lại thành hạt giống cũ được.
Phật bảo: Nầy các đệ tử! Sanh tử cũng như thế đấy. Thần thức là pháp khởi đầu tiên, mà sanh ra pháp ấy lại chính là SI nghĩa là vì ngu si sinh ra say đắm. Vậy SI cũng như hạt giống của cây kia, hạt đó tuy nhỏ, nhưng có đủ sức thành được cây rất lớn.
Do gốc ở ngu si mà sanh ra không biết bao nhiêu nhân duyên. Vậy tất cả nhân duyên đều bởi SI ( Vô Minh ) , VÔ MINH sanh ra HÀNH (khởi ra hành vi tạo tác), HÀNH sinh ra THỨC (tính phân biệt hiểu biết), THỨC sinh ra DANH SẮC (tên và hình, tức là Thân và Tâm)
DANH SẮC sinh ra LỤC NHẬP (SÁU CĂN: mắt , tai, mũi lưỡi, thân và ý), LỤC NHẬP sinh ra XÚC ( cảm xúc ), XÚC sinh ra THỤ, ( nhận lấy như là hưởng thụ),THỤ sinh ra AÍ (yêu mến say đắm), ÁI sinh ra THỦ (giữ lấy), THỦ sinh ra HƯŨ (có), HỮU sanh ra SINH, SINH sanh ra GIÀ ỐM, CHẾT. Hợp cả 12 nhân duyên lại thành ra có thân nầy. Khi có thân nầy rồi lại phải có già, ốm, chết. Thần thức biến chuyển đổi theo với hành nghiệp (tuỳtheo nghiệp thiện ác của mình, mà đi tới chỗ Phước, Tội). Bấy giờ lại có cha mẹ, lại mang hình thể khác, đổi cả sáu căn, đổi chỗ tập quen, chịu lấy mọi sự khổ vui. Tất cả phong tục cũng đều bị đổi, không còn có chi là như cũ nữa. Như thế là không còn trở lại và cũng không còn biết được các việc cũ nữa.
Từ đấy theo ý kiến mới, nhận lấy chỗ mới,cho là có thực, là thường còn mãi mãi, vướng mắc vào những cảnh vui giả dối hiện tại, nhận đấy là đúng thực, rồi cho là không có đời trước và đời sau nưã.
Có biết đâu: Đời trước và đời sau đều bởi Thần thức biến chuyển dời đổi mà có, khi Thần thức đã dời đổi đi thì lại có cha mẹ khác, lại mang lấy sắc thân mới, thay đổi cả sáu căn, cho chí phong tục tập quán khổ vui cũng đều thay đổi khác hết, tức khắc là không biết gì đến những việc đời khác nưã, và cũng không trở lại với sắc thân cũ nữa, cũng ví như cái cây ta trông thấy kia, không sao trở lại thành cái hạt được.
Bấy giờ tỳ kheo Kiến Chính, nghe lời Phật nói xong, liền ra trước Phật qùy xuống bạch rằng: Lạy đức Thế Tôn! Trong lòng con còn hồ nghi, nay con muốn biết rõ cỗi nguồn của Ngu Si ấy ở đâu mà ra. Xin Phật hãy mở lòng thương xót chỉ bảo rõ cho chúng con để ai nấy đều hiểu đúng. Vì từ trước tới nay con thấy rất nhiều người chết, những người kia, hoặc là cha mẹ, vợ con, anh em, bè bạn, họ hàng thân thích, hoặc yêu mến, hoặc thù ghét đều có cả.
Những người ấy, sau khi chết đi sao không thấy Thần thức trở về báo lại cho biết rõ những nhiệp thiện ác là sao? Thần Thức có chi cách ngại đâu mà không về đối diện bảo cho biết mọi việc. Con xin Phật biệt nói rõ chỗ đó cho, để chúng con diệt trừ hết mối hồ nghi, mà thấy rõ ngay được chân lý.
Phật nói: Này các Tỳ kheo! Thần thức nó không có hình tướng nhưng mỗi khi rời chuyển là phái theo với hành nghiệp mà có. Nếu như lúc sinh thời làm thiện, thì nó chuyển sinh đi theo đến cỗ Phúc, nên cũng không trở lại bảo ngay trước mặt được. Tại sao thế? Cũng ví như nhà thợ đúc, nấu đá quặng luyện thành ra sắt, khi thằnh sắt rồi lại chế thành đồ dùng. Vậy khi thành đồ dùng rồi, có thể làm cho nó trở lại thằnh đá quặng như cũ nưã không?
Kiến Chính nói: Bạch không thể được, vìđẵ thằnh sắt rồi, thì không bao giờ lại trở lại thành đá nưã.
Phật nói: Thần thức dời chuyển ở trong thân Trung ấm cũng như đá quặng nấu thành sắt, từ Trung ấm chuyển sang thân khác, cũng như sắt đã chế thành đồ, hình cũ tiêu đi, thể chất đổi khác. Vậy cái biết (Thần thức) lúc đó đã thay đổi rổi, không còn nhớ những việc trước nưã. Tại sao thế? Bởi vì phải theo với nghiệp thiện ác của mình đã tạo tác như thế nào, thì thân này và Thần thức sẽ lại theo đấy để hưởng thụ lấy qủa báo (tội hoặc phúc) biến hóa đổi dời cũng như đá chuyển thành sắt.
Nếu người nào tu hành giữ đủ năm điều thiện, ngũ giới, tất được bẩm thụ làm thân người, lại có cha mẹ, đã có cha mẹ là có sáu thứ ràng buộc: 1) Ở trong thân Trung ấm bị mê mờ đi, không trở lại được; 2) Ở trong bào thai, bị bức bách quên hết: 3) Lúc mới sinh ra bị đau đớn quá, quên hết những điều biết trước; 4) Khi sinh lọt lòng ra gặp thấy những cảnh mới lạ khác hẳn, nên sinh ra tư tưởng mới lạ khác hẳn, nên sinh ra tư tưởng mới, quên hết những sự nhớ nghĩ trước; 5) Khi sinh ra rồi, liền say đắm vướng mắc về sự ăn uống, nên chỉ nghĩ đến sự tham lam, vì thế mà quên hết những sự hiểu biết trước; 6) Từ lúc sanh ra đến lớn lên , quen thấy những sự mới lạ cuả hiện tại, tất sẽ dần dần quên hết những sự hiểu biết trước.
Nầy các đệ tử: Cũng ví như lũ người đi buôn, đi khắp các nước ở bốn phương, trông thấy đủ hết mọi sự tốt xấu, khổ, vui, tự nhiên trong bụng nghĩ đến một sự gì ở về phương Đông, khi đẵ khởi lên mối nghĩ đó, tự khắc không còn có mối nghĩ gì đến ba phương kia nữa.
Sinh tử cũng lại như thế đấy. Từ đời này làm nghiệp gì đi đến đời sau lúc đã thụ nghiệp mang thân của ta đời sau, là sinh ra tư tưởng mới ngay, những mối nghĩa của Thần thức trước đều quên biết ngay. Cũng như những người khách buôn kia, đã nghĩ một phương rồi, là không tưởng gì đến ba phương khác nữa.
Vì ứng dụng sáu việc kể trên nên bị nó ràng buộc ngăn che cách ngại, khiến cho Thần thức không thể trở lại như cũ được.
Cũng như hạt giống đã thành cây. Đá đã thành sắt, biến gốc đổi tên rồi, không thể nào lại trở về đối diện nói cho biết được mọi sự.
Phật lại nói: Này các đệ tử! Thần thức chuyển đời đi theo nghiệp, để mang lấy thân cũng như đất biến ra sành, người không có Đạo hạnh, không thể nào biết được những việc trước, không thể nào trở lại báo cho nhau biết mọi việc được.
Này Kiến Chính! Cũng như cây lớn, hàng mấy quầng kia, có những người thợ khéo, đem cưa đục ra, chế thành trăm thứ đồ vật, chạm khắc rất công phu đệp đẽ rồi, mà nếu có người tài giỏi nào khác, lại muốn chắp hết cả các thứ đồ vật kia trở lại thành cây như cũ phỏng có được không?
Các đệ tử đều nói: Thật không thể được, vì cây đã chặt gẫy, cắt ra từng đoạn, cành lá rời rạc mục nát, không thể nào chắp lại thành cây được nữa.
Phật nói: Này các đệ tử! Thần thức khi còn ở đời, làm thiện, làm ác, tới lúc chết đi, sẽ tự theo chỗ chiệp cảm phải thụ báo, mang thân hình khác, thì chỗ thấy biết cũng đêù thay đổi hết, không còn có chi là như cũ nữa, không thể trở lại được, nên không thể trở lại báo cho nhau biết ngay trước mặt được, cũng như cây đã bị cắt đứt rồi, không thể nào chắp cho sống lại đước nữa.
Phật lại nói: Cũng như người nung đá sỏi làm son, làm cho biến mất chất trắng hoá ra thành son, làm cho biến mất chất trắng hoá ra thành son đỏ, rồi đem mài ra hòa với nước. Vậy các đệ tử muốn làm cho màu đỏ kia trở lại thành đá trắng có được không?
Các đệ tử đều nói: Thưa không thể được bởi vì đá sỏi kia một khi đã bị nung đốt là nó biến chất, không thể nào trở lại như cũ được nữa.
Phật nói : Sinh tử cũng như thế, người nào chưa tu chứng được đạo qủa, không có mắt trong sạch sáng suốt, thì lúc thân chết đi, Thần thức phải theo nghiệp mà biến hoá đổi đời, mang lấy thân khác, khi đẵ qua sang đời khác, lại phải chịu ở trong bào thai, tất nhiên mọi sự thấy biết, cũng đều khác hết, nên không còn nhớ đến những việc cũ nữa. Cũng như đá đã thành son rồi, không thể trở lại như cũ được.
Này các đệ tử! Cũng ví như nước đựng trong cái bình tròn, thì cái thể nó theo tròn, nếu chuyển đổi đựng sang cái bình vuông thời cái thể nó lại đổi ra vuông, lớn nhỏ cong thẳng, đều là theo ở chỗ đổ vào.
Này các đệ tử! Sinh tử cũng như thế đấy, Thần thức vốn nó như Hư không, không có hình tướng nhất định, chỉ tùy theo nghiệp thiện ác, hễ tạo nên nghiệp gì thì mang thân ấy: Đen, trắng dài, ngắn, khổ, vui, tốt, xấu, biến đổi đều theo với nghiệp mà đi, cũng như hình thể cuả nước tùy theo ở đồ đựng.
Nếu như trong khi làm người, làm những việc trái phép (ác), lúc chết đi Thần thức sẽ phải sa vào làm kiếp súc sinh, hay địa ngục, mang thân xấu xa ngu dốt , quên hết mọi việc trước, nên không thể về bảo cho nhau ngay trước mặt được.
Nầy các đệ tử! Cũng ví như con Phúc dục sinh ở dưới đất, không có cánh và tiếng tăm chi hết, đến khi gặp thời tiết khí hậu, chuyển thân hoá làm con ve sầu bay lên cây đậu, kêu suốt đêm ngày. Nầy các đệ tử! Con ve sầu kia, có thể trở lại chui xuống đất, làm thân con Phúc dục nưã không?
Các đệ tử đều nói: Thưa không thể được, vì con Phúc dục đã biến đổi khác hẳn rồi, có ngày sẽ chết, hoặc bị các loài chim bắt ăn, không thể trở lại làm con Phúc dục nữa.
Phật nói: Nầy các đệ tử! Sinh tử cũng như thế đấy. Khi mạng hết, thân chết. Thần thức chuyển đổi, lại mang thân mới, bị năm thứ ngăn che (Ngũ ấm) từ sự thấy biết cho chí tạp quán sẽ đều khác hết. Thân kia sẽ già, ốm, chết, không thể sao trở lại được, và không còn nhớ được những việc trước. Nên không thể trở lại được những việc trước. Nên không thể trở lại về bảo cho nhau biết ngay trước mặt được, cũng như những con Ve sầu ở trên cây kia, không thể trở lại làm con Phúc dục được nưã.
Phật lại bảo: Nầy các đệ tử! Cũng ví như miếng thịt tươi, để quá thời không ăn, tất sẽ thiu thối, sinh ra vòi bọ, vậy muốn cho nó trở lại thành thịt tươi như cũ phỏng có được không?
Các đệ tử đều nói: Thưa không thể được, vì thịt đã bị thối rữa rồi, không thể làm cho trở lại tươi ngon như cũ được nưã.
Phật nói: Sinh tử cũng như thế đấy, người ta ở đời nếu lòng nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, thì lúc chết, Thần thức biến chuyển đi theo với nghiệp làm thân Điạ ngục, thân Súc sinh, hoặc thân tôm cá, sâu bọ, tuỳ theo chỗ ở. Những sự thấy biết, đều sẽ đổi khác hết không giống như trước nữa, bị cái màng tội lỗi nó làm che lấy, làm quên hết mọi việc trước nên không trở lại bảo cho nhau biết ngay trước mặt được, cũng như miếng thịt thối kia, không thể làm cho tươi sạch được nưã.
Phật lại bảo: Nầy các đệ tử! Cũng ví như đêm tối 30, đêm năm sắc vào chỗ tối tăm mù mịt, rồi cho muôn ngàn người tới đó để cho họ xem các màu sắc kia, phỏng có người nào trông thấy rõ các màu sắc: Xanh, vàng, đỏ, trắng, tím trong đó có không?
Các đệ tử đều đáp: Thực ra dù cho cả bao nhiêu ức vạn hoặc vô số người đến đó để cho họ trông các màu sắc kia, kết cuộc sẽ không có một người nào trông thấy chi hết, tất cả không thể phân biệt được các mầu sắc.
Phật nói: Vậy nếu có người nào đem đưốc soi vào để che mọi người kia xem các màu sắc, thì có thể trông thấy gì không?
Các đệ tử nói: Người ta nhờ vào đuốc sáng mà trông, thì ai ai cũng có thể phân tách được rõ cả năm màu.
Phật nói: Nếu như có người ngu si, quay lưng về bó đuốc, rồi đi vào chỗ tối, cho tới chỗ rất xa mà trông; vậy muốn thấy rõ màu sắc kia, phỏng có được không?
Đệ tử nói: Người ngu si kia, tự quay lưng về chỗ sáng, ngoảnh mặt về chỗ tối, lại đi về chỗ tối nưã, thì không bao giờ lại trông thấy được các maù sắc chi hết.
Phật bảo: Nầy các đệ tử! Người ta ở trong vòng sinh tử cũng thế. Tất cả con người cho chí các loài sâu bọ, bò, nhẩy, bay, chạy, cả đến các loài vi trùng, phàm đã mang những thân hình xấu xa, đều bị ngu si che lấp, sinh ra lười biếng, không chịu học hỏi về đường Đạo đức, không biết tu sửa ba nghiệp (Thân, khẩu, ý) chưa chứng được mắt Trí tuệ, mà muốn biết chỗ Thần thức, đi tại các nơi, để về báo cho nhau biết ngay trước mặt, thì cũng không khác chi những người muốn xem màu sắc ở giữa chỗ đêm tối mù mịt, kết cuộc sẽ không thể nào trông thấy chi cả.
Nếu theo đúng 17 phẩm trợ đạo trong các kinh luật dạy về các phép tu hành để chứng tới đạo qủa , giữ gìn ba nghiệp cho được theo bó đuốc sáng trông thấy được đủ cả 5 màu sắc chính.
Người theo đúng như các phương pháp của chư Phật dạy, thì hay biết rõ được lẽ sinh tử, thấy đủ cả Thần thức tùy theo nhiệp thịên, ác, đi lại trong năm ngả cũng như lửa sáng soi các màu sắc đều thấy rõ.
Nười ta vì lúc đầu không chịu học hỏi cho hiểu biết rõ mọi việc về thân tâm mình, lại làm toàn những việc trái với kinh luật, chỉ thích đua theo thói tục, phóng túng ham mê vật dục, chỉ trích theo như ý muốn của riêng mình, cắt đứt pháp chân thực, không thích vui theo, không chịu tu hành theo, những pháp chân thành ấy, cũng ví như người quay lưng về đống lửa, ngoảnh mặt vào chỗ tối, thì cái mối ngờ kia càng ngày càng xiết chặt lại, không bao giờ trông thấy chi mà hòng hiểu rõ các sự lý được.
Phật lại bảo: Nầy các đệ tử! Chớ nên theo thuận cái ý kiến ngu si của các người, vì nó ràng buộc ngăn che, mà không biết tin theo đạo chân chánh trong sạch, tự mình đem thân vào Địa ngục để mang lấy mọi sự đau khổ đời đời. Vì thế, nên ta cần phải dẫn dụ chỉ bảo cho các người hiểu biết, các ngươi phải ghi lòng tạc dạ, cố gắng tu hành theo đúng như chỗ trong kinh luật chỉ dạy.
Phật nói: Nầy các đệ tử! Người ta bẩm thụ thân này, sanh ra ở đời chỗ thấy của mắt thịt, chỉ có thể trông rõ được các việc hiện tại, như cha mẹ họ hàng, đểu thấy rõ cả, song không thể biết được. Đời trước mình ở đâu sinh lại đây! Thế rôì đến già , ốm, chết, chuyển sinh đời sau, lại mang thân hình khác, cũng lại không biết gì đến việc đời nầy nữa. Tại sao thế? Bởi vì mỗi một lần chết đi, một lần sinh ra, là Thần thức biến chuyển đổi dời, theo 12 nhân duyên, lấy SI làm chủ, mờ mịt tối tăm, biến chuyển thay đổi không ngừng, nên không thể biết rõ được.
Nầy các đệ tử! Cũng ví như nấu tẩy tơ luạ trắng xong, đêm nhuộm thành màu gì rồi, như xanh, vàng đen đỏ chẳng hạn, đã biến mất màu cũ (trắng) rồi, nên không thể quanh chuyển lại được nữa. Sinh tử đổi thay cũng như tơ đã nhuộm màu, như thần thức không có thể giữ được tính thường còn, nên bị vướng mắc theo nghiệp tạo tác sai khiến. Người nào chưa chứng được con mắt Thanh tịnh, thì không thể biết được những việc đời trước; trong tâm chỉ theo các pháp bởi ý nghĩa mà thành. Vậy một đời người ta, trong tâm kể có hàng vạn mối nghĩ, nên phải theo với nghiệp thiện ác mà chịu báo. Hễ chịu báo mới là quên mất ngay những việc cũ. Cái pháp sinh tử thường trong chỗ tối tăm, nên bị như thế!
Vậy muốn biết rõ sinh tử đi lại như thế nào, cần phải nghe nhiều học rộng, cho hiểu thấu rõ mọi việc của Thân và Tâm, suy nghĩ tường tận, hiểu rõ ràng từ gốc chí ngọn, bấy giờ cũng như người ngủ tỉnh dậy, không có gì là không rõ.
Phật lại bảo: Nầy các đệ tử! Thần thức thuộc về pháp ngu si đen tối, khi còn sống làm việc thiện hay ác, đến lúc chết đi lại phải theo nghiêp đó mà chịu lấy hình hài tốt loặc xấu. Cũng như lưả được củi thì thấy ánh sáng, khi củi hết là tắt. Vậy nếu Ý thức mà không tạo ra nghiệp thiện ác gì, tất sẽ không còn thấy có chi nữa. Những người tu chưa đắc đạo, bị chìm đắm trong vòng sinh tử; quanh chuyển không lúc nào ngơi, nên không thể biết được những việc cũ nưã, cũng ví như cái gương bị những cấu ghét nhơ bẩn, làm mờ ám đi, nay đem soi mặt, sẽ không trong thấy nữa.
Ý thức bị vẩn đục che lấp, sinh tử đổi dời, phải chịu thuần những sự đau buồn sợ hãi, lôi cuốn vào vòng Họa, Phúc, nên không còn nhớ biết gì đến việc của đời trước nưã. Cũng như trông vào cái gương bẩn, hay trong nước đục ở dưới sâu tuy cá và các thứ côn trùng, nhưng sẽ không thấy chi hết. Sinh tử rối loạn, lo buồn che lấp hễ chuyển sinh là quên hết việc cũ cũng như trông suống nước đục hoặc nhắm mắt mà đi giữa đêm tối, đều không trông thấy chi cả.
Sinh tử tối tăm, theo dòng tội phúc, hưởng thụ khổ vui, đều theo với nghiệp lôi đi, không còn biết chi nữa, không khác chi ban đêm nhắm mắt lại mà đi.
Phật bảo: Nầy các đệ tử! Nay ta là Phật, có đủ mắt tri tuệ trong sáng, nên trông rõ suốt hết thảy những sự sinh tử của các loài đi lại trong ba cõi, ta đều trông rõ, như sợi tơ màu xâu chuỗi hạt thủy tinh xanh, vàng, đỏ, trắng đều trông rõ hết.
Phật xem sinh tử cũng như xem cá ở dưới nước trong, cũng như trông lên cái cầu rất lớn, thấy hết thảy mọi người đi qua lại luôn luôn không ngớt. Phật coi sinh tử của chúng sinh trong năm ngả đi lại cũng thế, và cũng lại như đứng trên ngọn núi rất cao, trông đằng xa đều rõ thế. Ý kiến của Phật cao xa trông thấy rõ sự lý của sanh tử, không có chi là không phân biệt được.
Phật bảo: Nầy các đệ tử! Các ngươi cần phải theo học đúng chỗ ta dạy bảo mà tu hành, sẽ diệt hết sạch mọi mối hồ nghi, sẽ hiểu thấy rõ được việc trong ức kiếp sinh tử. Cần nhất phải tu theo 37 phẩm tốc yếu để cầu chứng tới đạo qủa, là những phương pháp sau đây: Nên nhớ nghĩ suy xét trong bốn chỗ (tứ niệm), chăm chỉ làm bốn việc, sẽ được thần thông như ý (tứ như ý túc, năm căn, năm lực, bẳy giác chi và tám con đường chánh.) Đem các thứ ấy trừ diệt hết mọi sự nhơ bẩn trong tâm, tiêu diệt hẳn ba thứ độc: Tham, sân, si, là xé tan được cái mối hồ nghi, thấy rõ ngay các pháp thanh tịnh, được trí tuệ Phật tự khắc biết rõ hết mọi sự trong ba đời, như trông vào mặt gương sáng, không có gì là, không thấy rõ.
Phật lại bảo: Nầy các đệ tử! Người ta sanh ra ở đời, đều theo chỗ làm nghiệp thiện, ác sau khi chết đi mới có thể trở lại báo cho nhau biết được nhưng phải là những người chứng được phép “Tam Tịnh nhãn”, nếu chưa được thì không thể hiểu biết chi các việc nữa, bởi vì bị vướng mắc vào sáu tình (6 thức) theo ở mắt thịt không thấy được, nên không thể trở lại báo cho nhau biết được những việc đời trước, mà cho đấy là không có. Những người chưa đắc đạo, đều theo đuổi làm toàn việc nhơ bẩn, chìm đắm trong vòng ngu si, sanh tử biến hoá quanh quẩn mang hết thân nọ đến thân kia, mắt thịt mê mờ lầm lẫn; lìa cũ, mắc mới, sanh già, ốm, chết, làm cho đau đớn rối loạnnên không biết là Thần thức thường theo với nghiệp thiện ác, để chịu lấy mọi sự tội, phúc, báo ứng.
Những sự khiến cho người ta đời này: Yêu nhau, ghét nhau, hoặc hưởng phúc, hay chịu tội, những cái đó đều là sự chứng nghiệm báo đáp của đời trước đấy. Bởi vì chưa chứng được ba thứ Tịnh nhãn (3 thứ mắt trong sạch, sự gì cũng trông thấy rõ, cũng nghe biết rõ và hiểu biết rõ). Vì thế nên không trông thấy rõ, không hiểu rõ, mới kết thành mối hoài nghi ấy. Có biêt đâu rằng: hết thảy mọi người sanh ra ở đời này, chánh gốc là đi theo với ngu si mạ lại, không ai là người có lòng đạo hanh trong sạch mà lại muốn hiểu rõ hết việc đời trước, để về bảo lại cho nhau một cách có chứng cớ hiệu nghiệm rõ ràng, thực không khác chi những người không có tay mà muốn viết chữ, muốn làm việc, không có mắt lại muốn trông hết chỗ này chỗ kia, thực không thể được.
Vì thế nên Phật ra đời, đem đạo lý ra chỉ bảo cho người tỉnh ngộ ngay trong tâm mình đã/ Vậy ai muốn biết Thần thức đi lại trong vòng sanh tử, hưởng thụ thế nào, cần học ngay 37 phẩm cốt yếu của Phật dạy về các phương pháp tu hành, là những phếp rất màu nhiệm vào thiền định, khiến cho trí tuệ được sáng suốt vô cùng cực, để kiểm điểm thân tâm, gìn giữ thân tâm, điều hòa thân tâm, khiến cho thân tâm trở lên chân chánh, đầy đủ trí tuệ, thì mới có thể rõ hết mọi chỗ Thần thức đi lại, và các việc xưa nay thay đổi như thế nào.
Nầy các đệ tử! Các ngươi cần phải học hỏi cho hiểu rõ mọi sự của thân và tâm, phải biết rõ các phương pháp để đối trị, mỗi khi gặp sự mờ ám, cần phải diệt trừ ngay đi, chớ nên làm cho rối loạn thân tâm, giữ vững tinh thần theo chánh pháp, giữ đúng được như thế mãi, thì những chỗ ngờ vực, không cần phải hỏi, tự khắc là giải quyết được rồi.
Phật lại nói: Nầy các đệ tử! Thần thức chỉ có tên mà không hình tướng đi theo nghiệp thiện, ác, dựa vào thân tứ đại làm thể, lúc mới sanh ra thân còn bé nhỏ, mọi căn chưa đầy đủ, thì chỗ thấy biết của Thần thức cũng hãy còn thiếu thốn, nên chỗ hiểu không được đầy đủ. Tới khi lớn lên, sáu tình (6 thức) mở mang đầy đủ, bấy giờ Thức cũng theo thân thể, tập quen vứi mọi sự say đắm yêu muốn, càng ngày càng mạnh, cho đến già yếu suy kếm, bốn đại hao mòn yếu đuối. Thức cũng theo đó dần dần mờ tối, sáu tình giảm bớt mãi đi. Hiện ngay trong đời nằy, mà sự thay đổi biến chuyển cũng không ngừng, trước sau khác hẳn nhau, những chỗ tập quen khi mới sanh ra, đến lúc già là quên hết, huống chi những việc đời khác đã bị thay đổi ở trong bào thai tối tăm che khuất và thân tâm mình lại chưa chứng được đạo qủa, thần thức phải đi theo với hành nghiệp, ngu si, nhơ bẩn. Như thế mà muốn cho thần thức đi lại tự do, trở về bảo cho nhau rõ mọi sự ngay trước mắt, tất không thể được.
Người chưa tu chứng được đạo hạnh, lại muốn biết ró mọi việc đời trước của mình, thực không khác cho xỏ kim giữa lúc đêm tối, tìm lưả ở trong nước, kết cuộc không thể cào thấy được.
Nầy các đệ tử! Các ông phải chăm chỉ học hỏi tu hành theo đúng như kinh luật đã chỉ dạy, nên suy nghĩ kỹ, xem sanh tử gốc ở từ dâu lại, và sau cùng sẽ vè đâu, vì đâu có đi lại và nó sẽ duyên vào những chỗ nào? Phải suy nghĩ cho hiểu đúng các pháp, hết thảy mọi pháp vọng tưởng đều là “Không” một khi đẵ trừ hết được những mối ràng buộc rồi, tức khắc giải thoát hết được mọi chỗ ngờ vực.
Phật nói kinh này xong, bọn ông Kiến Chính 500 người và cả mọi người Ưu-bà-tắc, đều chứng được qủa Tu-đà-hòan các vị Bồ tát đều được pháp Tam muội “Bất khuynh hồi”. Ai nấy đều nhiễu Phật ba vòng, đầu mặt đêù lễ sát đất, xong lại cùng theo Phật về Tịnh xá.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.7.253 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập