Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sa Di La Kinh [沙彌羅經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Sa Di La Kinh [沙彌羅經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.12 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.08 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Sa Di La

Việt dịch: Khuyết danh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Xưa có một em bé tên là Sa-di-la, mới bảy tuổi mà tâm ưa thích đạo đức, làm đệ tử một vị Sa-môn ở trong núi. Sa-di-la luôn làm theo lời thầy chỉ dạy, đọc tụng kinh pháp, không hề biếng nhác. Đến tám tuổi, chứng đắc A-la-hán, đạo nhãn thanh tịnh, có thể thấy thấu suốt vô tận, tai có thể nghe khắp vô cùng, những việc làm thiện ác nơi khắp đất trời đều nghe biết cả. Thân có thể bay đi đâu tùy ý lại có thể phân thân, một thân biến làm vạn thân, hiện hóa tự tại, không gì là không làm được. Tự biết về đời trước từ đâu sinh ra, hết thảy người và vật cho đến loài bò sát, các loài côn trùng, Sa-di-la đều biết.
Một hôm, Sa-di-la ngồi thấy lại đời trước của mình làm con của năm bà mẹ, liền tự cười. Bấy giờ thầy quay lại, hỏi:
-Vì sao con cười? Ở trong núi này không có ca múa, vậy con cười thầy chăng?
Sa-di-la thưa:
-Bạch thầy! Con không dám cười thầy, con chỉ cười về chính bản thân mình. Con nhớ lại về kiếp trước chỉ một thần hồn thọ thân làm con của năm bà mẹ. Năm bà mẹ ấy vì con mà ngày đêm khóc lóc, sầu khổ, không thể chịu nổi, cứ luôn nói là thương nhớ con chẳng bao giờ quên. Con tự nghĩ: Một thân mình mà làm sầu khổ cho những năm nhà, do đó mà con tự cười, chứ không dám cười thầy! Con làm con của bà mẹ thứ nhất, khi ấy người nhà bên cạnh cũng sinh một đứa bé cùng ngày với con. Sau khi con chết, đứa bé sinh cùng ngày ấy trong lúc ra vào, lui tới. Mẹ con trông thấy liền nói: "Tôi thương nhớ con tôi quá, nếu nó còn sống thì cũng sẽ đi lui đi tới như vầy." Vì thương nhớ sầu khổ mà mẹ con khóc lóc như mưa .
Con làm con của bà mẹ thứ hai: Khi ấy, con yểu mạng, chết sớm, mẹ con thấy người cho con họ bú liền nhớ tới việc cho con mình bú ngày trước mà buồn nhớ, cảm thương.
Con làm con của bà mẹ thứ ba: Lúc đó, mới mười tuổi, sau khi con chết, mỗi khi ăn cơm, mẹ con cứ buồn khóc, nói: nếu con tôi còn sống thì sẽ cùng ăn cơm với tôi. Nay nó bỏ tôi đi rồi, để tôi chỉ ăn một mình?", rồi bà tức tưởi kêu trời, ai oán nói là vô cùng nhớ thương con.
Con làm con của bà mẹ thứ tư: Vì con thọ mạng mỏng, chết trước, mẹ con thấy những đứa cùng tuổi con đi cưới vợ mà buồn nhớ, nói: "Nếu bây giờ con tôi còn sống thì cũng sẽ đi cưới vợ. Tôi đã phạm tội gì, sao lại giết con tôi?"
Con làm con của bà mẹ thứ năm: Khi mới bảy tuổi, do ưa thích đạo nên từ bỏ gia đình, bỏ mẹ theo thầy vào núi cầu đạo, nhất tâm tư duy, chứng quả A-la-hán. Ngày ngày, mẹ con khóc lóc, nhớ thương nói: "Tôi sinh chỉ có một đứa con mà nó lại theo thầy học đạo, không biết ở đâu, đói khát, nóng lạnh thế nào, bây giờ còn sống hay đã chết?"
Thế rồi năm người mẹ cùng họp tại một chỗ, đều buồn bã nói luôn thương nhớ đến con mình, khóc lóc liên tục không dừng nghỉ.
Con chỉ một thần hồn mà lần lượt làm con do năm bà mẹ sinh ra, nhờ vào song thân mà thọ hình thành người, khiến cho năm bà mẹ khóc lóc, sầu khổ hết mực, vì quá nhớ thương con mà họ không còn muốn sống. Vì những lý do ấy mà con cười.
Con nghĩ: Thế gian vì lưới dục mà gây ra sống chết, tội phước, tạo nên nguồn gốc của các hành. Ác thì bị đọa vào địa ngục, làm thiện thì được sinh lên cõi trời. Con sợ khổ ở đời mà từ bỏ gia đình, vào núi, tinh tấn tu thiền định, được đạo, chứng quả.
Thấy các sự thống khổ trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nên rất sợ hãi. Con thương xót năm bà mẹ, không thể tự mình thoát được, con lại âu lo về thân mình. Con xin nguyện: Việc làm đúng như lời nói vĩnh viễn xa lìa sanh tử, đoạn tuyệt thân căn, giống như người không gieo tạo nghiệp nữa thì hướng đến Niết-bàn.
Nói cho thầy nghe xong, Sa-di-la liền bay lên hư không.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Người chết đi về đâu


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Tư tưởng Tịnh Độ Tông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.107.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập