Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Quán Tưởng Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát Kinh [佛說觀想佛母般若波羅蜜多菩薩經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Quán Tưởng Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát Kinh [佛說觀想佛母般若波羅蜜多菩薩經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.11 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Quán Tưởng Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Bồ Tát

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Nguyên

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quán đảnh chơn ngôn :
“Án nẳng mồ xá kết dã, mẫu nẳng duệ, đát tha nga đa dã ra hạ, đế tam miệu tam một đà dã”.
Tụng chơn ngôn này bảy biến, để tay nơi quán đảnh trên đầu và chạm khắp thân mình, sau đó chí tâm nhớ nghĩ, làm theo quán hành của Bồ-tát Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Quán tưởng Bồ-tát ấy có ba mặt, ba mắt, thân màu vàng ròng, ngồi trên tòa Kiết-tường-tạng Sư tử. Tòa sen vàng ròng có ngàn cánh.
Thân Bồ-tát có sáu cánh tay :
- Ba cánh tay bên phải : Cánh tay thứ nhất cầm xâu chuỗi hạt. Tay thứ hai cầm mũi tên. Tay thứ ba biểu hiện tướng thí nguyện.
- Bên trái cũng ba tay : Tay thứ nhất cầm kinh. Tay thứ hai cầm cung. Tay thứ ba cầm bảo châu như ý.
Sáu cánh tay như vậy trang nghiêm đủ loại. Ở trên thân Bồ-tát phóng vô số trăm ngàn câu-chi na-do-tha ánh sáng, chiếu khắp tất cả thế giới. Lại quán tưởng tất cả đức Như Lai và tất cả Bồ-tát : Đa-La Bồ-tát. v.v... Thân trang nghiêm đầy đủ tướng tốt, đem các hoa hương đích thân cúng dường.
Quán tưởng như vậy, lại niệm chơn ngôn :
“Án nẳng mồ xá kết dã, mẫu nẳng duệ đát tha nga đa dã, ra hạ đế tam miệu tam một đà dã, đát nhĩ dã tha, án mẫu nhĩ, mẫu nhĩ ma hạ duệ bà phược hạ” .
Lại tụng căn bản chơn ngôn :
“Đat nhĩ dã tha, án thứ duệ bát nạp ma, tỷ a phược nhĩ a phược nhĩ, ba ra bà la ni địa lý địa lý, ra địa lý địa ra, địa lý nhĩ phược đa, nổ ba la nhĩ một độ da ra ni bố ra dã bà nga phược để tát lý phược, xá ma ma ba lý bố ra dã ba bà lý phược ra tả tát lý phược, tát đát xoa tả tát lý phược ca lý ma phược ra noa nhĩ vĩ du đà dã vĩ du đà dã một đà, địa cầm sất, nhĩ nẳng bà phược hạ”.
Tụng chơn ngôn này xong, lại hành quán tưởng bên phải của Bồ-tát Phật mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa kia có Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, Thế Tôn Nhiên Đăng, Thế Tôn Vô Lượng Thọ, Thế Tôn Trí Quyết Định, Thế Tôn Quang Minh Vương, Thế Tôn Điện Thanh Khổng Âm, Thế Tôn Kim Hoa, Thế Tôn Tán Hoa.
Ở bên trái Bồ-tát có Thế Tôn Tỳ Bà Thi, Thế Tôn Yết Câu Phú Na, Thế Tôn Ca Nhã Ca Mâu Ni, Thế Tôn Ca Diếp, Thế Tôn Bảo Thủ.
Ở phía trước mặt Bồ-tát có Thế Tôn Đại Biến Chiếu, Thế Tôn Bảo Sanh, Thế Tôn A-Di-Đà, Thế Tôn Bất Không Thành Tựu, Thế Tôn A-Xúc.
Ở phía sau Bồ-tát có Thế Tôn Tối Thượng Liên Hoa, Thế Tôn Tối Thượng Bảo, Thế Tôn Hỷ Cát Tường, Thế Tôn Lưu Ly Quang, Thế Tôn Bất Tư Nghì Cát Tường.
Ở trước Bồ-tát có Bồ-tát Thánh Quán Tự Tại, Bồ-tát Từ Thị, Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Diệu Cát Tường, Bồ-tát Quy Mạng, Bồ-tát Bất Tư Nghì Cát Tường Thanh, Bồ-tát Kim Cang Thủ, Bồ-tát Vô ận Ý, Bồ-tát Biện Tích, Bồ-tát Vô Tận Biện, Bồ-tát Hư Không Tạng, Bồ-tát Vô Cấu Xứng, Bồ-tát Tự Tại Hành, Bồ-tát Pháp Sanh, Bồ-tát Thường Đế, Bồ-tát Nguyệt Quang, Bồ-tát Pháp Vân, Bồ-tát Địa Tạng, Bồ-tát Bảo Tạng, Bồ-tát Bảo Tràng, Bồ-tát Thi Khí, Bồ-tát Hương Tượng, Bồ-tát Kim Tỳ La.
Tất cả đại Bồ-tát như vậy có mặt khắp cả cõi Phật.
Lại có Bích Mị Minh Vương.v.v... cũng ở trước Bồ-tát.
Quán tưởng mỗi Thánh chúng như vậy xong, lại tưởng những vật dụng, trân bảo, hương hoa của trời người đem cúng dường Bồ-tát Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tất cả quyến thuộc của Bồ-tát.
Ai quán như vậy thì người ấy không bao lâu sẽ chứng thành Phật.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nghệ thuật chết


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.154.66 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập