Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thân Quán Kinh [身觀經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Thân Quán Kinh [身觀經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Quán Thân

Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy, Một thời Đức Phật ở nước Xá Vệ, vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, bấy giờ Đức Phật bảo các Tỳ kheo, thân nầy bao gồm thịt da máu mủ tạo thành, chất chứa đầy phân dãi. Tự quán rằng thân nào có sạch sẽ, thường có chín lỗ ác bệnh không sạch chảy ra, đủ thấy hổ thẹn. Nó thường cùng với oan gia cấu kết cho đến già chết, và gồm nhiều thứ bịnh tật, đâu không là ác? Thân đến lúc mất, bấy giờ không còn dùng đựợc, chỉ còn đem chôn tử thi dưới đất vì sợ chồn sói nhận ra, có đâu không thấy hổ thẹn lại thích tham dâm. Phật bảo như thế, vui ít tội nhiều, tự tâm quán thấy thân như các cột kèo cơ động, là nơi tập hợp của cốt xương, như lửa rực cháy, như nỗi đau độc dược hành hạ, người si mê lấy đó làm vui mà chẳng tự biết, tại sao không sợ sự trói buộc này. Tham dục làm người ngu mê, tiền tài, vàng bạc, trâu ngựa, nô tỳ, con người vì mạng sống nên mới mong cầu. Sinh mạng ở hơi thở, đời sống bất quá cũng chẳng hơn trăm tuổi, cũng từ khổ tạo thành, quán chiếu như thế đâu còn tham dục. Như thời quá khứ, mạng sống ngắn ngủi, sự sống đều diệt tận. Như nước sông khô cạn, như nhật nguyệt biến mất, tử nạn đã đến rồi, mạng người mất đi không thể sống lại, như thế gọi là bất khả đắc.Khi người chết mạng đi, giả sử có bao nhiêu của cải, thiên hạ báu vật, lúc chết đến nơi chẳng có gì vui để mà không đáng chán và không đáng đam mê. Con người cũng không nên tự ham vui vô độ thì mới có thể tự làm điều lành, điều lành tự làm hợp với tự nhiên. Nếu dùng trí quán đối với cái chết, (hỏi rằng) phải có các thứ vui nào đó người ta mới có thể rơi vào đam mê, chẳng hạn sống lâu hoặc là chưa đến lúc chết. Lấy gì tham trước dục lạc? Vì cớ sao? Lòng không tự tĩnh, tâm quá ham vui. Con mình chết đi thì khóc thê thảm, không quá mười ngày, qua mười ngày sau, thì quên phắt đi, kẻ yêu con quí đều là như thế, đối với gia đình thân thuộc quen biết cũng đều không khác. Tự yêu thân mạng làm chỗ nương tựa tốt, lo cực khổ nuôi thân, tạo ra vật chất, đến khi chết rồi sở hữu đều bỏ, thân cứng đờ ra, chôn xuống dưới đất, chỉ vì thức ấm ra đi sinh mạng theo đó chịu sự biến đổi, cũng như cây đã ra quả, việc đã được thấy, vậy mà lắm người loạn tâm chấp có. Tất cả vạn vật thiên hạ, mỗi người sở chấp cái không thỏa mãn. Như có được một phần, đáng ra nên tự buông với chỗ có được đó. Không phải chỉ có ba mươi lăm thứ lạc, dục lạc vốn tự tràn đầy, phải biết nó chẳng có gì thiết thực. Như có người đã rõ khổ, khuyên bảo kẻ thọ tội khổ rằng, tâm là nơi căn cứ của điều tốt, nghĩa là những việc có ích không muốn tiếp nhận, đó chính là hại, tự thân ít nhiều cũng giống như thế. Như người mắc bịnh dù nặng hay nhẹ cũng đều khổ cả. Thí như khúc xương không thịt, con chó đớp được đâu có chịu buông, lòng tham muốn như chó bám xương đã tạo ra nỗi lo sợ khó mà trừ được. Tham dục vốn không bền lâu, con người lại rơi vào nẻo ác. Như người thấy mộng, tỉnh giấc không còn thấy nữa, tham dục cũng như thế, tuồng mộng khi mê thì là có vui, như sự tăm tối, như thịt cần câu, như cây có quả, vài trái chín rồi, rụng xuống mọc nhiều hơn. Làm ác tạo nghiệp, bậc đạo gia thường chẳng làm. Người ở Thiên Giới hưởng lạc, như ở Sắc Thụ cõi trời, hoặc ở Vườn cây trang nghiêm mỹ lệ, có được Ngọc nữ thiên giới, lúc làm dân cõi trời thì không chán bỏ năm thứ dục lạc trên trời. Hôm nay hiểu được sự chán bỏ dục lạc ở cõi nhân gian này, bởi thân người được tạo thành với sự đầy đủ xương cốt qua hai trăm ngày, xương cốt có một trăm hai mươi đoạn với gân chằng chịt, có chín lỗ thường xuất, có sáu mươi ba loại, một trăm bịnh nặng, máu thịt hòa hợp tạo thành da dẻ. Bên trong có khí nóng lạnh, phân dãi có cả nghìn thứ vi trùng đều từ thân sinh ra. Trong thân lại có nghìn lỗ, và có các thứ diễn xuất, rồi có các màn diễn ra khi thân đã hoại: các thứ không sạch trào ra, nước trong mũi chảy ra, nước úng từ miệng phun ra, mùi hôi từ nách bay ra, phân dãi ở các lỗ dưới chảy ra, như thế đều từ thân xuất. Chỗ người chết là mồ cao, có thể kết cục tuồng ác của thân sẽ là nơi ác, thân vốn sở hữu bất tịnh như thế. Các thứ vật bất tịnh từ xưa đến nay như các loại kim đồ do vì tham thích phấn hương xoa ướp, trang phục cầu kỳ, làm cho kẻ ngu thấy rồi sinh ra loạn ý. Thân như cái chai, như hố sâu phủ cỏ, người ôm ái dục sau này hối hận.
Tỳ kheo nghe kinh quỳ gối chắp tay lĩnh thọ đạo giáo như thế.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Những Đêm Mưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.171.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập