Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Quán Sát Chư Pháp Hạnh Kinh [觀察諸法行經] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Quán Sát Chư Pháp Hạnh Kinh [觀察諸法行經] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.48 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.52 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Quán Sát Chư Pháp Hạnh

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

PHẨM THỨ NHẤT : HẠNH PHƯƠNG TIỆN KHÉO VÔ BIÊN
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ở trong gò Thứu Điểu tại thành Vương Xá, cùng với chúng đại Tỳ kheo gồm một ngàn Tỳ kheo, chung với Đại Bồ tát, có đến tám mươi câu trí Đại Bồ tát từ đủ thứ cõi Phật đến tập họp. Những vị ấy đều được Đà la ni, Tam ma địa Nhẫn và Nhất sinh bổ xứ, chứng được trí đạo quá khứ, vị lai, lời nói thanh tịnh, chẳng làm điều thiện dối trá, chẳng tự khen ngợi, không có tham lam, ngoại đạo chẳng thắng, qua khỏi nghiệp ma, được các Phật pháp, thành tựu đủ vô úy, pháp chướng đã qua, nghiệp chướng đã diệt, với bản tính pháp đã được vô ngại, nói câu ca tụng lòng không cùng tận, chẳng thể nghĩ kiếp (nhiều kiếp) trang nghiêm áo giáp nguyện, tươi cười trước khi nói mặt không nhăn nhó rầu rĩ, biện tài chẳng đoạn, đã được Đẳng Nhẫn Tam ma địa Đà la ni, thành tựu đầy đủ vô biên biện tài và vô úy thù thắng, trăm ngàn câu trí nadođa kiếp khéo nói một câu mà tín giải các pháp, giống như huyễn hóa, lửa cháy bùng, trăng đáy nước, bóng trong mơ, tiếng vang.v.v... không lại, không đi, không sinh, không diệt, không, vô tướng, vô nguyện, hiển hiện chẳng thể thủ lấy, không có chướng ngại, giỏi biết vô biên trí tuệ, giỏi giác ngộ hành trí của lòng các chúng sinh, như chúng sinh đó tín giải thì tùy theo sự tín giải ấy mà khéo vì họ nói pháp, dùng cấm giới nhiếp lấy lòng mình, lìa khỏi pháp khát ái, đầy đủ nhẫn không kiêu mạn khéo léo thắng diệu, dùng pháp bản tính Như nhiếp lấy cõi Phật, trang nghiêm công đức, tạo tác nguyện vô biên, giỏi có thể lần lượt đi vô số thế giới, tam muội Niệm Phật luôn hiện tại tiền, khéo khuyến thỉnh các đức Phật, giỏi biết diệt phiền não triền thuận miên, giỏi biết du hý chẳng phải một mà hàng trăm ngàn biển tam muội. Những vị đó là : Từ Thị Đại Bồ tát, Mạn Thù Thi Lợi đồng chơn, Quán Thế Tự tại Đại Bồ tát, Đại Thế Chí Đại Bồ tát, Vân Âm Đại Bồ tát, Thiện Bá Thiên Khai Hoa Trí Đại Bồ tát, Vô Biên Phàm Duyên Xuất Ý Đại Bồ tát, Lôi Trang Nghiêm Minh (Kêu) Âm Vương Đại Bồ tát, Vô Số Câu Trí Kiếp Phổ Sanh Trí Đại Bồ tát, Sư Tử Hống Vương Đại Bồ tát, Đẳng Bất Đẳng Quán Đại Bồ tát, Tịnh Mật Kim Vô Nghi Đại Bồ tát, Tịnh Quán Đại Bồ tát, Trí Vương Đại Bồ tát, Bất Không Kiến Đại Bồ tát, do Hiền Hộ làm đầu mười sáu bậc thiện trượng phu. Tượng Hương Thủ Giả Bồ tát, Vô Biên Bảo Tạng Bồ tát, Trí Tích (chứa) Bồ tát, Biện Tích Bồ tát, Sư Tử Hống Minh (kêu) Âm Vương Bồ tát, Châu Trang Nghiêm Anh Lạc Hạnh Bồ tát, Sư Tử Hành Bộ Bồ tát, Đà La Ni Tự Tại Vương Bồ tát, Đắc Vô Biên Biện Tài Vô Úy Bồ tát, Danh Xưng Đại Bồ tát, Hỷ Vương Đại Bồ tát những Bồ tát như vậy làm đầu chung với tám mươi câu trí Đại Bồ tát. Như đại vương của ba ngàn đại thiên thế giới này, hoặc Đế thích, hoặc Phạm vương, hoặc Đại Phạm, hoặc Thiên Vương, hoặc Long vương, hoặc chúa Dạ xoa, chúa A tu la, chúa Già lưu trà, chúa Khẩn na la, chúa Ma hầu la già, chúa người, chúa chẳng phải người... họ cùng với quyến thuộc vây quanh, mang theo hoa mạn, hương xoa, áo, táng che, tràng, phan và tấu nhạc đi đến chỗ đức Phật. Đến nơi rồi, họ đảnh lễ dưới chân đức Phật, nhiễu quanh ba vòng, rồi tùy theo vật họ mang theo như hoa mạn, hương xoa, bột thơm, áo, táng che, tràng, phan, tấu nhạc... ở chỗ đức Thế Tôn đã cúng dường xong, tôn trọng thọ giáo chắp tay mà trụ.
Lúc bấy giờ, Đại Bồ tát Hỷ Vương, đã bảy ngày nhịn ăn xong, hoặc đi kinh hành, hoặc đứng, hoặc ngồi, chẳng nằm, chẳng ngủ tinh cần cầu pháp. Những tam muội nào đã khiến cho Đại Bồ tát, ở Vô Thượng Đại Thừa, chuyển lấy Biến Trí, Tài Bảo Trí.v.v... Bồ tát đó tạo tác nhân duyên này rồi liền đứng dậy, một vai sửa áo, gối phải quì xuống đất, chắp tay hướng về đức Phật mà bạch rằng :
- Thưa đại đức Thế Tôn ! Con đối với đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, theo phận muốn hỏi ! Nếu đức Thế Tôn cho con “không nhàn” thì như con hỏi rồi ngài liền vì con giải nói !
Bồ tát nói như vậy rồi, đức Phật bảo Đại Bồ tát Hỷ Vương rằng :
- Này Hỷ Vương ! Như Lai Ứng Chánh Biến Tri thường tạo tác không nhàn để giải nói những vấn nạn. Này Hỷ Vương ! Như vậy nếu ông muốn hỏi Như Lai Ứng Chánh Biến Tri thì ta liền theo từng điều, từng điều hỏi đó của ông mà giải nói đúng như điều đã hỏi, sẽ khiến cho ông hoan hỷ !
Đức Phật nói như vậy rồi, ngài Đại Bồ tát Hỷ Vương bạch rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Bằng những tam muội nào, Đại Bồ tát thành tựu đầy đủ tam muội ? Đại Bồ tát biết như thật tâm hạnh của các chúng sinh ? Có thể vào ý của các đức Phật Thế Tôn nói ? Điều đã nói không ngược lại mà thuận vào tùy âm thật trí ? Có thể thấy các đức Phật Thế Tôn hiện tại không có chướng ngại, thuận được pháp không sân giận tranh cãi ? Theo đúng như nghe như nghĩ về pháp mà phụng hành, tuy trụ ở trong thế pháp mà chẳng bị tiêm nhiễm thế pháp ? Tuy hành ở trong Biến Trí định mà ở đó tự tại chẳng sinh ? Tuy hành ở trong Niết bàn mà chẳng ở khoản giữa Niết bàn vì chưa mãn các Phật pháp ? Tuy hành thật hạnh trong pháp Thanh văn pháp Độc Giác mà chẳng ở những thừa đó Niết bàn ? Phát vô biên ý niệm mà lòng chẳng quên mất ? Vào cửa đủ thứ cõi của các chúng sinh, cửa vô cùng tận, biến nói nối tiếp nhau, nhiếp lấy vô biên công đức, trang nghiêm cõi Phật ? Ở trong Biệt Trí được Vô dư trí ? Tuy thành thục chúng sinh nhưng chẳng nương vào chúng sinh tưởng mà nói pháp ? Những chúng sinh đó không có kiến trụ mà đem đặt ở Niết bàn, cũng không một pháp có thể muốn Tịch diệt ? Tuy hành Bồ đề mà chẳng nương trụ ? Đại trí thành tựu đầy đủ, lìa bỏ hai bên có và không ? Tuy biết các pháp duyên sanh mà ở trong pháp duyên sanh chẳng chấp trước ? Nhanh chóng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hàng phục ma la cùng với đồ chúng của nó, với các luận sư khác thì dùng pháp khuất phục, sẽ chuyển bánh xe pháp Vô Thượng, vì trời cùng thế gian tạo tác pháp rống gọi ? Thưa đức Thế Tôn ! Pháp Phật chẳng thể nghĩ ! Pháp Bồ tát chẳng thể nghĩ ! Hạnh Bồ tát chẳng thể nghĩ ! Rất hay, thưa đức Thế Tôn ! Con đã hỏi đức Như Lai, xin đức Thế Tôn dùng vô số chẳng thể nghĩ những thứ Phật trí ưu việt để vì diễn nói. Nếu con ở bên đức Thế Tôn nghe rồi thì theo đúng như thật sẽ tu hành. Theo đúng như thật tu hành rồi thì sẽ được tròn đầy những thứ Phật trí ưu việt.
Đại Bồ tát Hỷ Vương nói lời như vậy rồi, lại dùng lời tụng ca hỏi đức Phật. Bài tụng ca này là :
Con hỏi Luân Sư Nguyệt(vầng trăng thầy chỉ đức Phật)
Gần đời trên mọi người
Như các hạnh Bồ tát
Lần lượt giải nói xuôi.
Nhiều người tụ đến không bờ đến
Chúng người, trời, dạ xoa mà tin
Nghe xong Phật pháp thắng công đức
Đa phần cùng muốn giác tương ưng
Trong Phật thắng đức đã sinh tín
Các bờ công đức con hỏi sang
Tâm con đấng gọi Vô Biên biết
Chứng trừ thắng, người chẳng phải con
Giải tan phân biệt mười lực hạnh
So đức, người đời thèm vui hơn.
Đức hạnh Bồ đề tối vô tỷ
Trăm phương tiện lớn nói trí hành
Như người phá đen gần cọng lực
Như chóng phóng ra trí quang minh
Như động đất ba ngàn sở hữu
Như hạnh Bồ tát nói vì con.
Cây Bà tra thắng giác
Trụ đây, phấn chấn ra
Như phóng quang soi cõi
Câu trí na do tha.
Như đại địa chấn động
Độc chứng trí tối thắng
Hạnh lành với người tu
Như hành sẽ nói ra
Như có sẽ được tướng hoa nở
Như sinh âm trụ trì vô biên
Như được chánh định, mê lưu lai
Như Bồ tát hạnh sẽ biện bàn
Như có tướng hoa nở vô cấu
Như có nghe khéo, ý giữ gìn
Như tợ mê còn, có chẳng động
Đủ trăm công đức như nói hành
Vô Đẳng, Vô Xưng, không siểm trá
Vô ngã, Ứng Cúng, ba bẩn không (vô tam cấu).
Trí được người khen Sa môn thắng
Con nay hỏi hạnh người đó hơn
Ý khéo hành trì lời hoa nở
Lời không bẩn, không lầm, thắng ngôn
Bậc thiện vua trâu trừ hết bẩn
Như chóng làm Phật nói vì con.
Như có nhiều người đến đây họp
Không dị tâm ngày đêm tinh cần
Những người đó đã nghe thắng hạnh
Sẽ trụ hạnh Bồ tát thật chân
Đây nhiều người, trời ưa Phật đức
Ngày đêm chẳng thừa quyết lực cần (siêng)
Kia nghe hạnh này sẽ tuân phụng
Sẽ được mười lực, lực khác tan
Như sẽ đắc được Tam ma địa
Như được biện tài và trí thông.
Như Phật quang soi vô biên hướng
Sẽ hỏi trí tuệ vô biên xưng
Dáng cười Như Như nói như vậy
Như Như trong các pháp biết thông
Như được trí thông trụ trì rộng
Thấy trăm vô cấu Phật mười phương.
Sao gọi sẽ được Vô tỷ trí
Thiện na do đa câu trí kinh
Sẽ khi nói pháp không lầm lộn
Sẽ vì con biện Bồ tát hành
Con chẳng hỏi vui “hữu”
Đường “hữu” bỏ cho xong
Con chẳng hỏi tiểu hạnh
Lìa bỏ cả các hành.
Như được đức tối thắng
Trăm thứ công đức tròn
Vì con nói như vậy
Tươi cười rạng dung nhan
Con nay chẳng hỏi đường vui “hữu”
Con nay chẳng hỏi cảnh giới nương
Bậc Thắng ! Con muốn sanh cam lộ
Sở hạnh mười lực nói thật chân.
Thiện Thệ ! Sao gọi là tịnh thí ?
Sao gọi trì giới chấn bỏ trần ?
Sao gọi Nhẫn từ đều ưa muốn ?
Như có tinh tấn, đó tuyên dương !
Sao gọi ái trí ưa đoạn hoặc ?
Sao gọi trí độ dứt danh ngôn ?
Phải biết biển trí chẳng thể động
Như hạnh Bồ tát nói vì con
Nếu con chẳng được hỏi Thiện Thệ
Trí con ở trong chẳng tận cùng
Được qua Biến Trí bờ công đức
Vì con đều nói đức vô biên.
Bồ tát nói lời kệ như vậy rồi, đức Phật bảo Đại Bồ tát Hỷ Vương rằng :
- Hay lắm ! Này Hỷ Vương ! Hay lắm ! Này Hỷ Vương ! Ông nay phát khởi hạnh vì lợi ích của nhiều người ! Vì an lạc của nhiều người ! Vì thương xót thế gian đem nghĩa lợi ích, an lạc cho người, trời. Ông cũng vì những Đại Bồ tát bây giờ và vị lai mà chẳng đoạn tính Phật chủng, chẳng đoạn tính Pháp chủng, tính Tăng chủng. Ông đối với Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, hôm nay hỏi ý nghĩa này. Như ông ở bên các đức Phật Thế Tôn nhiều như cát sông Hằng đã từng vấn nạn sinh ra giải nói. Này Hỷ Vương ! Ông phải lắng nghe ! Giỏi tác khởi chánh niệm ! Ta sẽ vì ông giảng nói ! Bồ tát nhân vào tam muội gì để được những điều này và các công đức khác ? Biết tâm hạnh của các chúng sinh ?
Đại Bồ tát Hỷ Vương thưa rằng :
- Thưa đức Thế Tôn ! Đúng vậy con ưa nghe !
Đức Phật dạy rằng :
- Này Hỷ Vương ! Có Tam ma địa gọi là Quyết định quan sát các pháp hạnh. Đại Bồ tát nếu nhân vào Tam ma địa này thì được tám mươi bốn ngàn Tam ma địa, được tám mươi bốn ngàn Đà la ni, được tám mươi bốn ngàn Ba la mật, mau chóng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác rồi, chuyển bánh xe pháp Vô Thượng, vì đời trời, người.v.v... sẽ tạo tiếng kêu rống. Này Hỷ Vương ! Đó là những gì mà gọi là Quyết định quan sát các pháp hạnh tam ma địa ? Những cái đó là : Như nói Như làm, Như làm như nói, thân tịnh, lời tịnh, tâm tịnh, cầu đến lợi ích, tạo tác tâm bạn bè, chẳng vì cầu dục, chẳng bỏ được bi, chẳng vì thủ lấy pháp (10 điều). Chẳng mất được tín, tự thệ chẳng động, khéo vào chúng sinh, lời nói tạo tác điều thuận, nghiệp thuận thu liễm thân, lìa bỏ lời nói ác, tâm không lừa dối, người khổ khiến cho ân nhuận, người vui dạy tu hành (20). Người phóng dật thì biết xét lại, kẻ phát khởi tinh cần thì khiến cho quyết định hợp pháp, người hối thì khiến tan ra, chẳng trụ pháp tưởng, lìa khỏi chúng sinh tưởng, chẳng phân biệt sự tưởng, bỏ các thủ (lấy) trước (chấp), quan sát biết đến tướng, thủ lấy giới chẳng động (30). Thường cầu đến trí, lìa khỏi lời nói thế gian, cầu lời nói xuất thế, tự tiến chẳng quen, nghĩ thuận với pháp, vào sở tác của Như, làm thuận theo nghi thức, với nghiệp nhất định tin, lìa bỏ chẳng tin (40). Có nhiều tín giải, với Phật tác niệm, có tội nói lên rõ ràng, với phước thì tùy hỷ, khuyến thỉnh với Phật, người đáng lễ thì lễ, không có cao mạn, chẳng chán thiện căn, thường siêng tương ứng, chẳng bỏ cần (siêng) hợp (50). Thông sinh ra câu, tin nhân tác nghiệp mà thọ quả báo ấy với duyên biết xét lại, chẳng chấp trước hư thật. Có sự nói năng (60). Chẳng trụ dục giới, chẳng đồng sắc giới, chẳng đắm trước vô sắc giới, đối với quả nghiệp báo theo đó mà tin, đều cùng vật chia, có tâm bình đẳng, chẳng hại pháp giáo, hợp trong chẳng hợp không có sân nhuế, người khác được trúng lợi cũng chẳng có ganh ghét, thỏa mãn điều mong ấy (70). Qua đến pháp thệ, chẳng bỏ giới tụ (nhóm lại), trừ kiêu mạn, lìa sân giận, cắt hết ngu si, chẳng sinh tham hạnh, theo được tri túc, chẳng cầu quyến thuộc, được lợi chẳng cao, không lợi chẳng thấp (80). Pháp lợi vui lòng chia, chẳng đem tích trữ, lời ác chẳng đáp lại, tự hộ trì lời nói của miệng, hiển sáng Bồ đề, xem xét phát khởi tinh cần hòa hợp, trụ ở A lan noa (90). Đối với công đức đầu đà và cả giảm tỉnh đều có hỷ lạc, tín giải đối với không, chẳng đắm trước các việc, trong tụ họp chẳng nương, trong giới chẳng nghĩ, trong Nhập chẳng thấy, trong cảnh chẳng ái, trừ diệt điên đảo, tâm khiến cho niệm trì, trí huệ phát sinh (100). Hành theo hạnh Thánh, thuận thu liễm tâm, thuận theo đến đất phước điền, trừ bỏ các hành, bố thí chẳng cầu báo, trong giới (cấm) chẳng niệm, chẳng phân biệt nhẫn, chẳng che tinh tấn, chẳng nương định ý, trí biết các pháp (110). Vào đất lục độ, chẳng nghĩ đức của mình, chẳng ghét đức của người khác, chẳng nương các hạnh, chẳng xưng lường hạnh, ở trong Niết bàn không có vin duyên, chạy trốn sự lưu chuyển, ở trong giải thoát không có tư tưởng sợ, ở trong thọ tụ không có tư tưởng người hại, ưa thích diệt độ (120). Trụ ở Nhẫn, dung nhan cười vui, hỏi thăm nói trước, mặt không nhăn buồn, kính già, trẻ, trung niên, tâm ấy tịnh tín, chẳng bức não người khác để làm chủ, diệt tranh cãi, khen nói tịch tịnh, siêng dạy hòa hợp (130). Yêu ghét lòng bình đẳng, cầu Đà la ni, trong các chúng sinh coi như cha, mẹ, anh em, chị em, con cái, thân thuộc, tôn trưởng, bạn bè, thương nghĩ bình đẳng, yêu bậc Thánh như cha, ở trong người thân cận thì yêu kính tôn trọng, ở trong Bồ tát thì ái niệm như Phật, trong pháp ái niệm cũng như tự ngã, ở trong đa văn, không có chán đủ, trong hạnh thì phụng hành, cúng dường Như Lai (140). Tín giải thượng diệu, không có co lại (rụt nhỏ lại), tạo tác giống Tam Bảo, Nhẫn chẳng định nói, trong thân chẳng tiếc, trong mạng chẳng tiếc, sinh sống trong sạch, với hạnh khất thực mà chẳng bỏ ách (dụng cụ mắc vào vai, cổ để kéo), khất thực bình đẳng lấy làm ái mỹ, khéo trụ ở chỗ A lan noa (150). Lìa bỏ tại gia, lòng thường mừng vui, chẳng xen lẫn tục gia, với người xuất gia cũng mừng vui chẳng xen lẫn, chẳng làm thiện dối trá, chẳng tự khen ngợi, nói năng bằng lời ái ngữ, trong Bồ tát thừa giáo hóa chúng sinh, người với phương tiện thường thuận niệm Phật (160). Tư duy với pháp, thường tôn trọng Tăng, cúng dường người trí, gần gũi kẻ giải thoát, thủ hộ người định ý, phò trì người cần hợp, nói đạo Bồ đề, tin vào phước đức, với việc dạy bảo chúng sinh thì dùng thiện căn (170). Ái niệm người tin, tan ra kẻ khổ, trong sạch uy nghi, thẹn mà có sợ, sợ thấy thẹn và hối, lìa khỏi người ác, trụ đúng như pháp hạnh, hướng về trừ diệt, cần đến hạnh Thánh, huân tu niệm xứ (180). Hằng trụ chánh đoạn, được mọi thần túc, thủ lấy các căn; thành tựu được Lực, quán Bồ đề phận, Đạo chẳng điên đảo, vào Chỉ tức (Xá ma tha), xem xét phát khởi Quán (Tỳ bát xá na) với tâm chẳng mừng, trong pháp đều vui (190). Vượt qua vin duyên trong đất mà có thể chẳng trụ chẳng kinh sợ, không thấy, chẳng sinh đọa tưởng, hộ hạnh Bồ tát, ở trong hạnh Phật tác khởi vô lượng tưởng, chán bỏ hạnh ác, bỏ sở tác trước kia, làm sạch nghiệp của mình (200). Bí mật giới cấm của luật tạng và biệt giải thoát, chẳng hủy báng pháp giáo, đúng lúc mà làm, lìa khỏi phi thời, khéo léo vào ra, biết được nguyện lượng, trong việc sinh sống đủ mà chẳng mừng, vào các trí thông, tu tam muội, vào với sở hạnh (210). Vào với diệu bảo, lời đã nói của Như Lai thủ lấy chẳng thể được, người cần hợp thì vui mừng, hiển minh Phật tử, khiến cho hàng Thanh văn nghe hạnh, khiến cho hàng Độc giác thuận biết một đường, tài vật của Bồ tát, chỗ ở của Thanh văn, sở hạnh của bậc trí giả chính là thú hướng của người điều thuận (220). Trọng người nói pháp, quan sát nhiều người tin, thị hiện Phật đạo, cầu của cải là kho tàng, cầu quả báo là ruộng, ba lửa nhiệt não là vườn, được tam muội là ao hoa, sinh ra bạch pháp là mẹ, người chẳng tin thân thì khiến cho dừng ràng buộc duyên với tướng (230). Bố trí các việc tốt, bình đẳng trụ ở cõi Phật, được Đà la ni, phát ra đủ thứ trí, huân tu cần hợp, vượt cảnh giới ma, mạnh mẽ chiến đấu cắt đứt phiền não, tiêu diệt việc bất thiện, phất triển mạnh điều thiện (240). Siêng tác nguyện là chuỗi ngọc, Ma chẳng thể phá, lời nói không tận cùng, thế gian chẳng ngang bằng, ngoại đạo chẳng biết, đã qua trong pháp Thanh văn, đã ra khỏi Độc giác, an trụ trong Biến trí, con đường đến của chúng sinh vào đạo, lời nói của thiện bằng hữu (250). Như thật biết xem xét đối với người, thọ báo đó là đẳng hỷ, người muốn uống là vị, người muốn mừng vui là vòng hoa cài tóc, người hướng về Niết bàn là xe chở, người đi qua bờ là thuyền, người muốn độ là bè, người sống mù là đèn, người muốn thấy là mắt, người nói pháp là đuốc (260). Đối với người chẳng hư rỗng là lời thề, người muốn bố thí là của cải, người muốn giải thoát là phương tiện, người cầu đùa vui là niềm hỷ lạc, người đẳng hỷ là tịnh tín, người hoan hỷ là yêu thương, người cầu nghe là tình xứ, người được tam muội là mê lưu (còn lại), người mong được mắt là Đế Thích, người vào đấu chiến là dũng mãnh, người muốn trụ là hang động, người tự tâm hành là Phạm tâm, người cầu hợp là hỷ lạc (270). Đối với người chẳng thoái chuyển là chỗ ở, người được Vô sinh pháp nhẫn là tịnh tâm, người trí hạnh là niệm, người sơ nghiệp (đầu tiên tạo nghiệp) là phương tiện, kẻ trượng phu trí là lẩy nỏ, người tam muội là cung, người nói Vô ngã là Đại thừa; người biến trí là đạo, khiến cho người giải thoát sinh bình đẳng trí, chỗ chư thiên lễ bái (280). Các rồng dâng hoa, mọi người cúng dường, nạn của người học, người tạo tác vô học hướng về lễ bái, Bồ tát khen ngợi, pháp chủ nhớ nghĩ, đối với người che dấu căn là thành quách, người phương tiện khéo là đạo, người cần hợp là lợi, người nghi ngờ là tan biến (290). Người dục khiến cho đoạn, kẻ phiền não thì ói ra, người muốn độ thì khiến cho nổi lên, đối với người bệnh là thuốc hay, người chẳng thấy điên đảo là trị, người bị tên là rút ra, người muốn làm sạch thì tự tại, người muốn tạo tiếng rống là tướng không sợ, thú hướng của người muốn nghe (300). Đối với người Niết bàn là đạo, kẻ đi đường ác là xa lìa, người cõi Dục cõi Sắc, cõi Vô Sắc là vượt qua, người trang nghiêm cõi Phật là chuỗi ngọc, người tam muội Kim cương dụ thì sinh Nhân, người sinh lần sau cùng thì ngồi tòa sư tử, khiến cho người phước đức chẳng mất, người cầu khiến cho lấy được, người đi thì sách tấn (khuyến khích tiến lên), người rơi xuống thì khiến đứng dậy, kẻ lười biếng thì khiến cho phát khởi lực (310). Đối với người phát khởi việc là kiến lập, kẻ phát khởi việc quá thì khiến cho dừng lại ở Định, khiến cho vào các việc, khiến cho bỏ, lấy, kẻ đấu tranh thì khiến cho họ trừ bỏ, người biết khiến cho họ thỏa mãn, được sinh vô biên cửa, người nói thắng nghĩa thì khiến cho họ chẳng mật, khiến cho người nói “không” rốt ráo tịch tịnh, người tin Vô tướng thì khiến cho diệt phân biệt, người tin Vô nguyện thì đoạn dừng việc gấp (320). Khiến cho người tin xả vượt qua ba đời, thuận đến các xứ, trong phương tiện khéo thì đối với giác là đèn, đối với chưa học lòng chẳng khinh miệt, đối với người nói pháp thì không có sở cầu, trong pháp lầm lẫn của người nói ấy chẳng sinh sân nhuế, đối với kẻ cùng một thừa không có hủy báng, chẳng mong đồ vật ấy mà vì nói pháp, đối với người nói pháp là những sự cúng dường, ở trong việc nghe pháp thì lòng chẳng tán loạn (330). Ở chỗ đồ chúng không có ý niệm lừa dối, ở trong pháp thí không có đoạn tuyệt, đối với kẻ thuần trực (thẳng) thì khó có thể hỏi gì, đối với người sân giận thì trụ ở Nhẫn tâm, kẻ hối thì khiến cho tan biến, đối với đạo chẳng dứt cầu đến với trí tụ, khiến cho người nương vào thủ (lấy) mà được giải thoát, kẻ ác khiến cho điều phục, người không trụ xứ thì khiến cho xả bỏ (340). Người muốn thuận niệm thì khiến cho họ chánh niệm, phát khởi Bồ tát, hiển thị các đức Phật khiến cho bốn chúng vui mừng, đối với thắng vị là vị ngon, với kẻ muốn đùa cợt là sấm, đối với cam lộ là cửa, thú hướng của người Niết bàn hạnh thì khiến cho ham muốn, người được chẳng sợ thì có mát không nóng, chính là người đắc đạo giải thoát ràng buộc (350). Đối với sự thỉnh mời cùng lợi ích của tâm vui thì tâm ấy buông dứt niềm vui của ý, niềm vui của thân, kẻ trí đã thủ lấy thì thọ nhận chắc chắn chẳng bỏ, chẳng chuyển đạo hạnh phương tiện của Như Lai, huân tập các thiện căn, phá hoại các căn chẳng lành, đó là sở học của bậc vô trí, là sự thành tựu vào trong phương tiện, chẳng dối trá là tướng, sở hạnh của người thuận lời dạy của Phật, kẻ trí tụ là ánh sáng, lễ bái hàng câu trí (đơn vị đo lường) các đức Phật, có thể tạo ra hàng câu trí vấn nạn, đoạn dứt sự nghi ngờ ấy, sinh trưởng các pháp bạch tịnh, xả bỏ sự trợ giúp đen tối, chẳng mất các phước hỷ, phước thì ái sinh, hỷ lạc thì dũng kiện, người muốn nói là biện tài, người nói pháp là hộ trì, khiến cho các nhân sinh ra ái, ở trong các pháp mà có thiện xảo, biết ở với sinh diệt mà thị hiện Như Như, ở trong đồ chúng tâm minh điều phục, người hợp phương tiện thì khiến cho mừng, kẻ kiêu mạn thì khiến cho tan biến, người phương tiện thành tựu ngồi khiến cho kẻ tư duy quan sát no đủ (400). Nhìn xem không ác, bậc pháp chủ thì danh xưng như sấm, bậc trượng phu bước dũng mãnh, kẻ bẩn phiền não thì khiến dừng lại, người hành theo các kiến thì khiến cho hại tan, người nghe thì khiến cho trì, tổng trì với pháp, khiến cho người nói pháp không có lầm lẫn, chẳng chuyển Bồ đề, giỏi vào các cửa, căn lành gom lại, chẳng đoạn Phật nhãn, rực sáng pháp nhãn, nhiếp lấy Thánh chúng, hàng phục luận sư khác, khéo nói pháp ngữ, sở hạnh của Bồ tát với người, lòng bình đẳng là vầng trăng, với kẻ cầu nghiệp là mặt trời, với người muốn học là thầy, với các kinh là hộ trì, với kẻ trí là người dẫn đường, hạt giống bạch pháp, quả chín cam lộ, thuận niệm với sinh mà chẳng nhiễm lưu chuyển, kẻ si mê nghiệp phàm thì khiến chán bỏ, công đức Như Lai là chân thật, người khen ngợi được quả báo vô biên, người thọ trì thì nhân biến trí đến, người đọc tụng thì lợi được thú hướng (430). Người chép thành sách thì vào vô biên công đức trí, người nói thì vô lượng phước đức, đó là bậc “Bất lai” qua bến, đó là bậc Bất động trụ xứ, với những người thọ thế dục thì vì họ nói, chư Phật đã nói lời xưng dương, chúng của Phật quá khứ thỏa mãn, sở vọng của Phật vị lai, là trí tạng của Phật hiện tại, hạnh của các chúng sinh nhập môn, với người của thừa Thanh văn là đèn, với người của thừa Độc giác là đuốc sáng, với người của Phật thừa là hộ trì, những người sinh ra chẳng mất, thị hiện tay Phật là Ấn, với kẻ chẳng che giấu là Thật, với kẻ được trí mau chóng là Chuyển sinh, có thể khiến hỏi công đức của Phật, khiến cho người muốn làm chẳng chán, khiến cho lửa phiền não tịch diệt (450). Được trí phương tiện, khiến cho giải địa giới, khiến cho vào thủy giới, bình đẳng vào hỏa giới, chẳng trụ ở phong giới, sinh ra giải thoát hư không giới, thanh tịnh trí giới, thuận vào pháp giới, chán bỏ các hạnh, ngăn đoạn thuận miên (ngủ, hôn trầm), tiêu tan sân si, trừ bỏ yêu ghét, hạnh của mình khéo léo, hạnh người khác khéo léo, khiến cho người muốn nói có biện tài vô tận, trong những sự sinh ra khiến cho chẳng vào chấp trước, khiến cho kẻ tương ứng chẳng thể ngôn thuyết, bỏ đi ngã tướng, trừ đi tướng ngã sở, lìa xa sự chấp trước (470). Lòng thấp mà “Như” lớn, tối diệu nhập môn, khéo ràng buộc với Định, với kẻ thiếu thốn là bóng che, khiến cho qua khỏi dòng, kẻ ngoại luận chẳng thể phá, với người thuần trực chẳng thể nói xấu (ác), xa lìa thùy miên, gần gũi người nói pháp, vượt qua trạo cử hối hận, trừ diệt hết si, tiêu tan tham dục, xa lìa biếng nhác, chẳng thấy nơi ngã, hiển sáng vô ngã, chẳng kiến lập mạng, trong pháp chẳng chạm xúc, trong lời nói chẳng tranh cãi, đã biện luận là hợp lý, giỏi suy nghĩ, chẳng tạo tác hạnh, có thân thể điều thuận, có chẳng khiếp nhược, rốt ráo tín giải, vào chúng chẳng co lại, đức của mình chẳng lấy làm vinh dự, đức của người khác chẳng ganh ghét, tâm ấy thường hành Biến trí, chẳng thủ lấy chỗ ở (500). Lìa chẳng hợp ngôn, thường sạch đều hạnh, chẳng yêu thân ấy, nhiếp liễm lòng ấy, với hạnh khéo léo, suy nghĩ thuận niệm, chẳng hủy báng, chẳng kiêu mạn, cầu với giải thoát, muốn được không nghi, niệm tu phạm hạnh, với từ thì lòng bình đẳng, với bi thì thuận nhiếp lấy, với hỷ thì luôn nghĩ đến, với xả thì diệt yêu ghét, với Giới thì thuận nhiếp lấy, với Định thì đều sinh ra, với tuệ thì đều hiểu biết, đã sinh ra chữ, lời nói khéo léo (520). Vào các âm thanh lời nói, chẳng vì tài lợi, diễn nói pháp rộng rãi, chẳng mừng chung chúng, một đêm dời hạnh, đã chẳng nâng lấy, cũng chẳng đặt xuống, trong ấy hiểu biết, chẳng chấp trước các pháp, hiểu rõ được Như, chẳng lừa dối các chúng sinh, chẳng đoạn chủng tính Tam Bảo, với pháp thì nhiếp lấy (530). Thỏa mãn nguyện bền chắc chẳng ham muốn Tiểu thừa, cùng định tương ứng, ngày đêm chẳng xả, đầy những lòng thanh tịnh, trí tuệ công đức. (Nương vào bản chữ Phạm hợp lại có 535 câu, trong đó phân câu dài ngắn, ly hợp không nhất định chuẩn, ngắn nhất thậm chí hai chữ làm một câu, dài nhất cho đến năm chữ mới thành một câu. Đây mới theo nghĩa phân câu nên chẳng thể ở sau mỗi một mà ghi số. Xin tùy nghi mà tường lãm tốt vậy (ghi chú nguyên bản). Khi dịch ra việt văn câu chữ nhiều hơn và dài hơn, xin chư vị lấy ý hơn là lấy văn (ghi chú của dịch giả).
Này Hỷ Vương ! Đây gọi tên là Quyết Định Quan Sát Chư Pháp Hạnh Tam ma địa, chính là cảnh giới của Đại Bồ tát vào chúng sinh hạnh, thủ lấy trí Biến Tri.
Trong khi đức Phật nói pháp bổn này thì chín mươi hai na do đa Bồ tát ở trong pháp vô sinh phát sinh nhẫn. Năm ngàn chúng sinh trước đây chưa phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác thì đến hôm nay đều phát sinh. Ba mươi na do đa trời và người rốt ráo tịnh tâm, ở trong phiền não sinh ra xa trần lìa cấu, ở trong các pháp sinh ra pháp nhãn. Mười trăm ngàn Tỳ kheo chẳng thọ nên lòng vô lầu giải thoát. Ba ngàn đại thiên thế giới này sáu thứ chấn động, ánh sáng lớn soi khắp thế gian. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại muốn khiến cho ý nghĩa này hiển sáng không lường nên liền nói lời tụng ca rằng :
Sở hạnh thanh tịnh là đạo Thánh
Lòng ấy giải thoát pháp thuận tùng
Mắt Bồ đề phận trong pháp biện (luận)
Tam muội này là Thiện Thệ hành
Hàng phục ma la, xa lìa bẩn
Đoạn hữu ái, trừ chướng sân
Danh xưng và Trí thiện đủ đức
Tam muội này là đức trí tràng
Ở trí là đất và đường thiện
Họ các thánh giả, phá ma quân
Giải thoát được Hữu, Thiện Thệ khen
Tam muội này của cải đức trí.
Khéo vào pháp hạnh các tế môn (cửa các cõi)
Thuận biết lỗi ác đã đoạn dứt
Diệt trừ khổ, vào vui thắng hơn
Tam muội này là hạnh Thiện Thệ.
Đây là hoa Giác niệm, Giác phận.
Tàm quí đầy đủ, nhiếp lấy thiện
Đường Thiện Thệ, man (vòng cài tóc) Bồ đề phận
Thắng tam muội, đây đã nói rồi.
Trường (chỗ đất rộng) Bồ đề phận, Giải thoát soi
Sáng hơn ánh sáng của tinh tú
Tạo ra ánh sáng vượt tam hữu (ba cõi)
Khen pháp đó như vậy hơn trăng.
Ba thứ phương tiện mong sạch trong
Gần gũi vua tối thắng Giải thoát
Bỏ trá thiện và lợi tri thức.
Nên thành tựu Tam ma địa này.
Hủy nhục người khác phải viễn ly
Chớ tự khen ngợi nhân tri thức
Chỉ ba y, thường đi khất thực
Không tích trữ cùng đây hợp chung
Mong được các Thánh, giới phân bằng (giới cấm)
Thường nên cung kính hỏi người trí
Như thật tu hành theo điều hỏi
Thì sẽ được định Tịch tịnh liền
Nếu có giới (cấm) làm đẹp thế gian
Vua xá ma tha, xa mọi dục
Không kiêu mạn, chớ thiện dối gạt
Thì sẽ được thắng định nhanh hơn.
Thường cung kính với bậc sư tôn
Hoặc già, hoặc lớn, như người trẻ
Thường thọ giáo những chỗ như thế
Của cải Thiện Thệ muốn cầu xin.
Chớ làm mặt giận, không thẹn thùng
Thấy những người đời thường chung nói
Chớ cống cao kiêu mạn tự tại
Thì sẽ được định Tịch tịnh liền
Chớ thương tiếc hãy nên xả thân
Chớ có lười biếng, nhiều ngủ nghỉ
Tương ứng ngày đêm tu niệm ý
Thì sẽ được thắng định tức thì
Đẳng tâm với đời, Từ làm vui
Dùng Bi ý hành Bồ đề hạnh
Hỷ Xả bình đẳng ý xưng lượng
Thì sẽ được thắng định ấy liền.
Của mười lực nên thường giữ gìn
Đến khi pháp phá tan đời khổ
Của cải pháp nếu thường thủ hộ
Thì sẽ được định Tịch tịnh này.
Ba cõi ý thường chẳng đắm say
Thuận theo nhớ nghĩ khổ lưu chuyển
Muốn cầu Niết bàn, nơi yên ổn
Chóng được tối thắng vô tỷ thân.
Thuận theo nhớ nghĩ, vô ngã, không
Ở trong các tướng xa lìa hết
Cũng lìa ba cõi nguyện sở tác
Thì tức tốc đại bi được thành
Bố thí tự giữ hoặc điều hành
Trì giới và nhẫn tinh tấn nữa
Thường vui với Định và trí tuệ
Thì tam muội này mau được thành.
Như ta, trăm kiếp xưa, tu hành
Như ta nói hạnh Bồ đề ấy
Như ta được giác Tịch tịnh vậy
Những hạnh như vậy mau chạm (xúc) xong
Ta là Biến Trí, Thiện Ngưu Vương
Học ta các thắng hạnh sở hữu
Nếu làm như ta làm trước đó
Thì sẽ được Phật, hơn mọi người.
Ăn vị giải thoát, mặc hổ ngươi (mặc áo xấu)
Lòng vui không nhàn, tin ở định
Yêu vô ngã thường làm ca vịnh
Thì sao trí người, sẽ vui riêng ?
( Vân hà tha trí đương độc lạc)
Gánh lời mắng chửi, chịu nhịn nhường
Chớ ôm oán hận, chẳng cung dưỡng
Ứng với nghiệp báo phải tin tưởng
Thì kia sẽ được Thắng định liền.
Xa lìa ác đạo và hữu kiến.
Phải thân cận đường Thánh rỗng không
Ngày đêm lực tinh tấn khởi lên
Thì định này người đó sẽ được.
Chẳng ái đạo, xa lìa nhị biên
Gần đạo bình đẳng hay đường thật
Tu hành như đây, được Phật thương
Như quán chẳng sinh, chẳng tác pháp
Tối Thắng chẳng cầu diệu hoa hương
Diệu y và tràng phan bảo cái...
Như thuận theo hành với pháp “không”
Đây là tối thắng đệ nhất cúng.

« Kinh này có tổng cộng 4 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc khắp quanh ta


Hát lên lời thương yêu


Kinh Đại Bát Niết-bàn - Tập 2


Gió Bấc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.249.119 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập