Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn,
ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần,
ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
PHẨM THỨ HAI : CẦN (SIÊNG) ĐỜI TRƯỚC TƯƠNG ỨNG
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại bảo Đại Bồ tát Hỷ Vương rằng :
- Này Hỷ Vương ! Lại nữa, Bồ tát biết các pháp chẳng nương (y); nên biết các pháp chẳng xuất, chẳng diệt, chẳng tác, chẳng sinh; xa lìa nhẹ rỗng (khinh hư) tự không chẳng chắc, chẳng lấy, chẳng bỏ; nên biết các pháp vô thường, khổ, vô ngã, tịch tịnh; nên biết các pháp không, vô tướng, vô nguyện, nên biết các pháp vô ngã, vô chúng sinh, vô mạng, vô phú già la (20). Nên biết các pháp chẳng hợp, chẳng nên làm, không tự thể, không tướng, không có; nên biết các pháp lìa nhiễm chẳng hành, lìa hý luận chẳng hành, đến tối thắng chẳng đủ thứ (30). Không hí luận, lìa hí luận, chẳng thể lấy, chẳng giữ, không trú xứ, chẳng lại, chẳng đi, chẳng trụ, không chữ, chẳng thể nói (40). Các pháp chẳng thể nói, chẳng thể đem lại, không nghiệp, không báo; nên biết các pháp chẳng phân biệt, không đủ thứ phân biệt, đoạn hết phân biệt, các tưởng và niệm đều đã đoạn trừ, phá trời bằng đời được qua năm đường, qua khỏi chúng sinh, thắng chúng ma la, vượt qua ma la phiền não, ra khỏi ma la tụ họp, đoạn dứt ma chết, đầy trí vô trước, nhiếp lấy thắng sắc ba đời, được sự yêu thích của các chúng sinh, được sự cúng dường của người trí, có thể ở các pháp thấy được pháp thể ấy, được nhục nhãn tịnh đến thiên nhãn sáng đến trí nhãn hành chẳng động pháp nhãn, đầy đủ Phật nhãn như trăng hiển chiếu, biết tâm của các chúng sinh, người chẳng cần hợp (siêng hợp) phải tạo sự xét biết, bỏ những cái đã thủ lấy (50). Ở trong ba ngàn đại thiên thế giới, vì những trời người tạo tác chi thể, đế tướng thuận theo, được tịnh hạnh địa, thông cõi vô ngã, biết đến cõi phát xuất, chỗ của các chúng sinh, phải tạo tác gần gũi tôn trọng, lìa tăng thượng mạn, có được sức nhẫn vượt qua năm chướng ngại, có thể với danh sắc biết bản tánh ấy, giác ngộ thuận theo ngôn từ mà các đức Phật đã nói, thuận giác ba mươi tướng (60). Với được, chẳng được lòng có sở thủ (lấy) đều đã vượt qua cái được của thế gian mà được thế pháp chẳng nhiễm, với các chúng sinh sẽ vì họ làm nhà, mở cửa Niết bàn, khiến cho các chúng sinh vào được thành Vô úy, cho vị cam lộ, diễn nói đến pháp, tỉnh ngủ phiền não, tan nóng của chúng sinh, đoạn dứt sự chấp trước, các kiến trói buộc.v.v... của họ; sáu căn chẳng nhiễm mà vì chúng sinh nói pháp, được mười sáu chữ, cửa đã phát xuất Đà la ni. Cái gì là mười sáu thứ Đà la ni đó ? Đó là chữ A là nghĩa chẳng sinh, chữ Ba là nghĩa tối thắng, chữ Già là nghĩa bốn thật, chữ Na là nghĩa biết danh sắc sinh, chữ Đà là nghĩa điều phục, chữ Sa là nghĩa vượt qua chấp trước, chữ Ca là nghĩa chẳng mất nghiệp báo, chữ Ta là nghĩa các pháp bình đẳng, chữ Dà là nghĩa thậm thâm, chữ Tha là nghĩa thế lực, chữ Xà là nghĩa vượt qua sinh lão tử, chữXa là nghĩa đoạn phiền não không còn, chữ Tha (Sa) là nghĩa xuất phát cao, chữ Sá là nghĩa trụ, chữ Trà là nghĩa giáo hóa Di lê xa ở biên địa (bản chữ Phạm cũng thiếu một chữ). Này thiện gia tử ! Đây là được mười sáu chữ đã phát ra Đà la ni. Gọi là được Đà la ni là chỗ sinh ra trí khéo léo giải biết các pháp vốn tự rỗng không, khéo sinh ra trí tự âm (chữ âm thanh) giải biết được không, ưa giải thoát của Phật; bỏ ái, chẳng ái mà không nuối tiếc, với lập luận khác của các ngoại đạo thì đúng như pháp mà hàng phục; nói tiếng rống sư tử, đắc được Phật trí, hưng khởi Pháp thí, vứt bỏ các phiền não, phá nghĩa oán ác, tin pháp luân của chư Phật chuyển, thông đạt được Như cho đến biết pháp, sân hận kiêu mạn đã lìa, bùn dục chẳng nhiễm, điều ngự chúng sinh, trừ khử dơ bẩn, có thể dùng nước bị gột rửa chúng sinh, thống lĩnh đồ chúng, thuận được thế lực, vượt qua già chết, nghĩ ngàn số kiếp, tổng trì pháp tạng, thông đạt cõi tịch tịnh, được “không đẳng” trí, thuận giác hết pháp, các chúng sinh.v.v... đã ứng lời khen ngợi, đầy vô chướng trí, được không nhiệt não, huân tập thuận hạnh, tiêu diệt quân ma, bóng che ba ngàn đại thiên thế giới, thuận niệm đời trước, chiêu tập Niết bàn địa, tạo tác thú hướng y chỉ, người tại gia ấy đều che hộ hết; biết chỗ và chẳng phải chỗ, chẳng bỏ lời thề trước; với các chúng sinh đem “từ” đầy khắp, biết gom sở niệm của chúng sinh, nghe ý sẽ tạo tác chánh chơn, được giới hương Chiên đàn na, được đường sinh tử, thuận được Niết bàn, biết các pháp như chữ Na chạm xúc trụ. Này Hỷ Vương ! Đó là chữ Na trở lên không chữ. Đó cũng không tên, cũng chẳng thể nói, cũng không có tiếng, chẳng thi thiết (thi hành thiết lập) tên, chẳng biết tên gọi. Trong ngôn từ các tiếng đó chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại. Các đức Phật đó chẳng đã nói, chẳng nay nói, chẳng sẽ nói, chẳng sinh, chẳng xuất. Các pháp tướng như vậy.v.v... Bồ tát phải biết. Này Hỷ Vương ! Lại có mười sáu chữ nhập môn Đà la ni. Cái gọi là giác ngộ hành tướng của chữ là nói Pháp thắng nghĩa, qua khỏi bốn dòng (tứ lưu), nói pháp không có danh sắc, khéo léo bố thí, tự thủ (giữ) ở Nhẫn, chẳng cậy sáu căn, hành theo lục độ, khiến diệt phiền não dục mà vì chúng sinh nói pháp, khéo biết các pháp sai biệt, không được nghi ngờ sâu, nói xứ chẳng phải xứ, biết sở hạnh của các chúng sinh, nhịn lời thô ác, xả bỏ da thịt tủy, biết hạnh niệm ý, an trụ pháp giới, giải biết chữ Na vào hết các pháp. Này Hỷ Vương ! Đây là mười sáu thứ chữ nhập môn Đà la ni. Này Hỷ Vương ! Nếu Đại Bồ tát hiểu đúng mười sáu thứ chữ nhập môn Đà la ni đó như chữ A là nghĩa vô sinh, chữ Ba là nghĩa tối thắng chữ Già là nghĩa độ bốn dòng, chữ Na là nghĩa nói danh sắc, chữ Đà là nghĩa bố thí tự giữ hòa hợp, chữ Sa là nghĩa trí lục thông, chữ Ca là nghĩa chẳng thấy nghiệp báo, chữ Sà (?) là nghĩa các pháp bình đẳng, chữ Dà là nghĩa thậm thâm, chữ Tha là nghĩa thị hiện thế lực, chữ Xà là nghĩa thị hiện sinh tử, chữ Xoa là nghĩa thị hiện sức nhẫn, chữ Xa là nghĩa vứt bỏ phiền não cực ác, chữ Ta Ma là nghĩa tự đại chứng giác, chữ Ta Tha là nghĩa nói xứ chẳng phải xứ, chữ Đa là nghĩa nói tận biên... thì những Bồ tát đó được những điều này gọi tên là Quyết Định Quan Sát các pháp hạnh Tam ma địa. Nhân mười sáu thứ chữ Đà la ni này, các Đại Bồ tát chẳng bị sự quở trách của người trí, bỏ tham dục, sân hận, ngu si, diễn nói đạo “đến bờ kia”, được bốn vô úy, thọ thân lực sĩ, cắt đứt cành dục, được sức mười lực, gặp được diệu âm, được diệt nhiệt não, trao ký cho Thanh văn, Độc giác, xa lìa tả đạo, được Như Lai địa, lời nói của Như, tạo tác của Như liền được, chúng sinh cao mạn sẽ khiến cho giải thoát, làm sự nghiệp của Phật, thuận được tụ trí, chúng sinh bị nghi thì đoạn sự nghi hoặc ấy, do sự có hòa thiện nên chung trụ yên vui, tràn đầy đại bi, vượt cảnh giới ma, tràn đầy tiếng hay, trừ kiêu mạn phóng dật mà được với Nhẫn, giỏi Định sâu, khiến qua các đường mà vì nói pháp, ở trong các pháp khiến cho được chỗ nông (cạn ?) vì trụ bờ kia khiến đến chỗ đất, biết sở hạnh của các chúng sinh, biết phương tiện hạnh của các pháp, nhớ vô số kiếp giữ các pháp thể, tịch diệt các ác, thanh tịnh các nghi, được không đẳng trí, thuận đến chỗ diệt phiền não, chóng đạp lên Giác trường, trời rồng phải khen ngợi, thuận giác các trí, khéo diệt cháy nóng, nói tự thể của các chúng sinh, ăn món ăn cam lộ, đoạn các nghi thụy (nghi hoặc, thụy miên), lìa bỏ theo chấp trước tập khí sở hữu, dùng đại bi ấy che chở các chúng sinh, nghĩ trước đời trước, thấy công đức ở Niết bàn, thuận hiểu sở hạnh của phàm phu, được đại trí mật hủy hoại các niệm khác, kêu với loa pháp, khiến trụ Phật trí, vượt chủng loại tướng, thuận hiểu sinh ra, biết chỗ chúng sinh, có thể khiến cõi Phật phong mãn, không cháy rực kia, lìa khỏi già bệnh, chóng có thể thuận hiểu mật ngữ phương tiện, đoạn đường sinh tử, thuận đến Niết bàn yên ổn, với bọn ác ma chóng có thể hàng phục, ở trong vô lượng thế giới thấy Phật Thế Tôn, ly dục rồi mà nghe pháp, cũng chẳng quên trí, như đã hy vọng thủ lấy cõi Phật, khéo biết du hý, sinh ra các Tam ma địa. Này Hỷ Vương ! Đại Bồ tát nếu được Thuyết quyết định quan sát chư pháp hạnh Tam ma địa này thì phải biết cũng được Nhất thiết trí. Vì sao vậy ? Nhưng lúc nào thì Bồ tát đó muốn chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác ? Hoặc một đời, hoặc hai, hoặc ba, hoặc bốn, hoặc năm, hoặc mười, hoặc hai mươi, hoặc trăm đời, hoặc ngàn đời, hoặc trăm ngàn đời, hoặc một kiếp, hoặc trăm kiếp, hoặc ngàn kiếp, hoặc trăm ngàn kiếp... cho đến muốn vào thời gian lâu thì Bồ tát đó cũng lâu mới chứng giác. Dùng nguyện tự tại, ở trong lưu chuyển, đến tận bờ cõi kiếp sau cùng. Vì sao vậy ? Nhưng về sau, ở trong các pháp tự tại.
Khi đức Phật nói bản pháp phẩm Đà la ni tự môn này thì ba mươi hai ngàn Bồ tát được Nhẫn. Lúc đó ba ngàn đại thiên thế giới này sáu thứ chấn động. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài tụng ca này rằng :
Không lẫn không đục không uế tạp
Lìa phi thú (chẳng phải đường) đi đến cam lồ
Ứng trời đất cúng, không ai so (Vô Đẳng)
Trì phương tiện này, hành mười lực
Vui làm ly oan, hoang trần diệt
Mặt như hoa nở, người trời vui
Bậc Ứng Thắng, đức độ “hữu lưu” (dòng hữu = chỉ thế gian)
Trì phương tiện này hành mười lực.
Trừ diệt chúng khác, khéo hạnh khác
Người trời ái trọng, ý khác tan
Phân biệt hạnh khác ý khéo khôn
Trong đạo này hành hạnh mười lực.
Hữu, thủ, bất Như hạnh bỏ hết
Xét hiểu người trời, ý quyết Như
Hạnh hiển như trăng trong cõi hư (không)
Bậc Hữu nhãn hạnh hành kẻ trí.
Người trời thương yêu người ý đó
Chẳng ưa cảnh “hữu thú”, không lầm
Phân nói trong chúng, hạnh hàng trăm
Hạnh bậc trí này soi các hướng.
Được mười, hai mươi... có hai khoảng (phục hữu nhị ?)
Người trời phụng các tướng đẹp tươi
Được, mất chẳng trước, lìa cả hai
Kia được hạnh này soi mọi hướng
Thí chủ cam lồ hành thí thiện (giỏi, khéo)
Thường cùng thắng trì thế ngưu vương
Sức lớn mười lực, lực khác hàng (qui phục)
Chẳng lâu được hạnh người trí ấy.
Phân biệt nhiều đức, thắng niệm ý
Tịch diệt nhiều khổ cùng nhiều vui
Nhiều người tôn trọng, khéo phụng thờ
Học đây, vui công đức trí Phật.
Như vua trâu, chẳng lâu hàng phục
Diệt trăm nhiệt não, các nhiệt (nóng) lìa
Bay đường hư không, trăm cõi qua
Hành phương tiện này soi các hướng.
Chỗ tin khéo léo các thế tín
Tin ý thẹn (tàm) trụ niệm không (ai) bằng (vô đẳng)
Chấn khử trăm phước (đắm trước) tạo thế hương (hương đời)
Trì phương tiện này, trăm đức tụ (gom)
Phân biệt nhiều đức, trừ ba cấu
Đó có lời mỹ diệu trơn thuần
Giỏi nói trong trời đất trăm phần
Trì đức này tài (của) thắng vô tỷ (không ai bằng).
Độ người trời, trụ thành vô úy
Lời nói Như, thôi bỏ ám trần
Như hành, vô não hành Như hành (?)
Trì phương tiện này, hạnh mười lực.
Của cam lồ thắng danh nghe được
Thắng đức vô đẳng được hành Như
Ý Như, người trời, lời nói Như (?)
Người trí học đạo cam lộ ấy.
Vô trần soi khắp mười phương cõi
Thoát mạn, chúng sinh thẳng không co
Đến thành vô úy, lìa mạn kiêu
Trì phương tiện này, hạnh mười lực.
Hợp hóa người trời bằng ngôn thuyết
Chẳng vui thích dục, thích pháp chơn
Nói làm, người làm, nói trăm hành (động)
Học phương tiện này, bậc thiện ý.
Tịnh chúng sinh đẳng hạnh, đẳng ý
Nói thiện hợp, thiện mỹ, thiện hành
Trong các pháp khéo thường vui cùng
Hành phương tiện này ưa móc ngọt (cam lộ)
Lực ác ma, chẳng lâu hàng phục
Trừ bỏ hoang cấu, ba cấu tan
Hành ở đất này của cải thêm
Trì phương tiện ấy, hạnh mười lực
Hành thắng thú (đường), vượt qua đường ác
Chúa thú (vật) voi ngựa, hành giả đùa ( giỡn)
Khen đức, trì đức, trăm đức thừa (đầy tràn)
Chẳng lâu được hạnh người trí ấy.
Hành xử khéo léo, chẳng trụ “hữu”
Thị hiện thế lực quyết định hơn (thắng lực)
Đến đất, trụ nước cấu bẩn tan
Như học hạnh này, mười lực hạnh.
Bỏ thành cùng đất đai thôn xóm
Bỏ ái, chẳng ái, cảnh chẳng yêu
Bỏ thắng thọ (cây), bỏ người oán thù
Người trí học đây, lực quyết tiến.
Nhiều trăm kiếp quá khứ ức niệm
Nhớ chết và sinh trong các đời
Và nhớ pháp thuở trước nghe rồi
Trì tịch tịnh này, thắng định ý
Đuốc pháp cháy rực, thường khiến “Hữu”
Vui pháp, tài pháp kia thí ban
Và sở hạnh mười lực giữ gìn
Trì tịch tịnh này thắng định ý.
Trụ Xá ma tha có từ ý
Tịch tịnh chỉ ý tịch tịnh căn
Tịnh giới, tiếng ái ngữ ngọt ngon
Trì Tam ma địa này phải có
Như tê giác đi, không ngã sở
Được đến phương nhàn cùng đạo nhàn
Theo chỗ trụ, lìa tám chẳng nhàn.
Trì tịch tịnh này, thắng ý định.
Với niệm giác, biết hạnh tự tính
Cũng sẽ biết tận pháp hoàn toàn
Lực kham nhẫn tối thắng hiện lên
Ở trong này học hạnh nghĩa thắng
Nên được các thế gian tán thán
Được hàng trăm trời sẽ ngợi khen
Chỗ làm, người làm làm lặng yên ( tịch tịnh)
Ở biến trí này trụ thân cận.
Dấu chân chim bay sẽ hành thuận
Dược tịch diệt với các não phiền
Phương tiện đó, ma la chẳng làm
Tịnh này khó thấy, siêng tương ứng
Nói quyết định giác, Thiện Thệ hạnh
Tạo vô hữu, bứng hữu ái lên
Được người trong đời cung phụng luôn
Trì tịch tịnh này, thắng định ý.
Người đoạn đã hợp với tịnh ấy
Đoạn xong phiền não, ba cõi soi
Tạo tác bóng che khắp mọi nơi
Nếu trì Thắng tam muội này được
Nghĩ sở hạnh mình và người khác
Nghĩ rồi vì (họ) nói như thuận hành
Hạnh bậc thể thắng không mạn hành
Trì Tịch tịnh này thắng định ý.
Có thí xả rồi, điều phục ý
Thú hướng Thiện Thệ đi đến mau
Nói vô úy, ban vô úy cho
Định thượng thắng này thì liền được.
Ở trong các đời sẽ thân thích
Lầm lẫn khỏi rồi lại hiểu thông
Họp chung nói bàn thật khéo khôn
Nếu người tu hành tam muội ấy.
Thân bằng kim cương hợp nhất lại
Mau chóng phá tan quân ma la
Thuần bạch tịnh soi không bợn dơ
Trì tịch tịnh này Thắng định ý.
Phải chỗ mà trụ, phù hợp chỗ
Ở chỗ chẳng trụ được ý trên
Ở chỗ phi xứ có khéo khôn
Nếu người định ý này giữ gìn được.
Không trước (chấp) biện nói Phật công đức
Sinh ra câu trí giác giải nhiều (câu trí : đơn vị tính số lượng)
Kia chẳng chính ý không nghi ngờ
Thắng định ý này có thể giữ.
Chóng có thể tin cam lộ đó
Cũng thường tin cùng với người vui
Hộ đời khác khi được quả rồi
Thắng định ý này có thể giữ.
Tự biết rỗng không đối với tụ (sự vật gom lại)
Kia không lẫn lộn không mê lầm
Đến trong ba “hữu” các hạnh lành
Tam muội này, nếu người gìn giữ.
Sẽ được xa lìa lão bệnh tử
Khéo thẳng ngay chẳng bị người hàng (phục)
Tâm ấy trì giới luôn vui mừng
Định ý này nếu người gìn giữ.
Cắt đứt cây sinh (sinh thọ) là Thánh đạo
Mau chạm đến tịch tịnh Niết bàn
Đất “Di lê xa” (?) chẳng nhiều thêm
Tam muội này nếu người gìn giữ.
Chẳng tự tán dương, lời xảo diệu,
Trên mọi đức, công đức lừng vang
Vào chúng, đoan chính hiện rõ ràng
Như sao Mão, trời, trăng sạch rỗng (trống không
Chúng quyến thuộc, nhà đủ danh tánh
Bà con Thiện Thệ người đó gần
Tài biện (luận) người đó như Thủy vương (vua nước)
Là tam muội này phải gìn giữ.
Tự tính pháp, hạnh tướng vô ngã
Ở trong các đời thuận giác xong
Mau làm chúa dũng kiện ba ngàn
Hạnh bình đẳng Kinh này hiếm có.
Cho đến rừng trong ba ngàn cõi
(Họ) Tính người, ba loại hạnh chúng sinh
Với thắng thượng đó được trí môn
Cần (siêng) này tương ưng chạm cam lộ,
Dao độc và lửa chẳng vào đó
Chẳng sợ cùm trói các não phiền
Dạ xoa, la sát chẳng hại tan
Tương ưng này nếu lòng tịnh tín.
Của không mất, của chẳng ly tán
Không nghiệp báo, không bệnh, không lo
Chẳng câm, chẳng chột cũng chẳng mù
Trì bốn câu này (?) như vậy đó.
Trên hai chân sáu mươi ba ức (?)
Khắp nghĩ đến sự tương ứng này
Chỗ đó nếu cùng tạng Tổng trì
Tịch này khó thấy đã tương ứng.
Nếu Bồ-đề muốn mau chạm đến
Nếu muốn lấy đức yên ổn hơn
Nên khiến hành Thắng kinh này liền
Thì các hy vọng đều đầy đủ.
Kia đã nghe niềm vui thiện hỷ
Nếu người ở trong cầu Bồ-đề
Siêng năng tương ứng bốn ngày qua
Thì kia sẽ được Thắng Tịch định.
Tám mươi câu trí trên hai cẳng (chân) (?)
Còn hơn sáu mươi na do đa (?)
Đều nghĩ cùng với tương ứng này
Tam ma địa này chuyển tụng tác.
Nếu nghe thiện này, lợi ích được
Nghe rồi nếu có tín giải liền
Trong công đức Phật, không nghi nan
Như đến Bồ-đề , trì như vậy.
Thật hạnh này, kia đã nghe nói
Không được không đức vui chay lười
Các phước nhất định đến trong tay
Nếu trì kinh này hoặc ghi chép.
Ta nhớ trước đây vô số kiếp
Có bậc tối thắng tên Biện Tràng
Thắng tam muội này, ngài tuyên dương
Vương tử Nguyệt Diệu nghe điều đó
Mà xuất gia, vương vị chóng bỏ.
Ông ấy nghe một đêm một ngày
Đến lúc chết, trong phần sau này
Lại được sinh đến những cõi khác
Nhiều như cát, kinh đó nghe được
Thấy rồi, lại thấy, thắng vô biên
Các chỗ nghe tam muội này xong
Thì trong ba kiếp, Thắng Giác chứng
Gọi là bậc Bảo Viêm Tối Thắng
Được Phật Nhiên Đăng thọ ký cho.
Nghe kinh này, như vậy lợi to
Nên đã nghe rồi chớ lười biếng.
Ta nay muốn bảo với đại chúng,
Tốt đẹp sở hữu của trời người
Ta ở trong này mở kho báu
Của cải mười lực ông lấy đi !
Lại này Hỷ Vương ! Đời quá khứ trước kia, chẳng sao tính được kiếp, qua chẳng thể tính được sự xa rộng, vô lượng chẳng thể nghĩ, chẳng thể lường, vào thời tiết đó, có đức Phật tên là Biện Tài Anh Lạc Trang Nghiêm Vân Minh Xuất Hống Hiển Âm Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri xuất thế Minh Hành Cụ Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Giáo Sư Phật Bà Già Bà (Thế Tôn). Đất nước của đức Phật ấy tên là Vô Biên Bảo Công Đức Trang Nghiêm, thế giới tên là Vô Cấu, kiếp tên là Ái Kiến. Lại này Hỷ Vương ! Đức Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Biện Tài Anh Lạc Trang Nghiêm Vân Minh Xuất Hống Hiển Âm đó có vô lượng Thanh văn, có bảy mươi hai câu trí Đại Bồ tát. Những vị ấy đều được Nhẫn, đạt đến Quán Đảnh địa. Lại này Hỷ Vương ! Ở trong chúng Bồ tát đó, có vị Bồ tát nói pháp tên là Vô Biên Công Đức Biện Tràng Du Hí Minh Âm. Vị Bồ tát đó có quá hơn số lượng niệm hành biện tài tàm quí. Ở trong Đà la ni, ngài dạo bước đến tận cùng, được trí ngũ thông. Vị Bồ tát đó bạch đức Phật kia, xin đức Phật ấy quan sát xong mà vì bốn bộ chúng nói rộng rãi Thuyết Quyết Định Quan Sát Chư Pháp Hạnh Tam Ma Địa này. Lại này Hỷ Vương ! Vào lúc đó, có vương tử tên là Phước Báo Thanh Tịnh Nhân Sơ Ái Minh Thanh Tự Tại mà hình ảnh đẹp, đoan chính của vương tử đó có thật đáng quan sát, tịnh sắc tối thắng, thành tựu mỹ mãn đầy đủ. Ở trong Vô Thượng Chánh Giác ngài đã phát khởi hạnh từ lâu. Này Hỷ Vương ! Vương tử Phước Báo Thanh Tịnh Đa Nhân Sơ Ái Minh Thanh Tự Tại đã nghe Bồ tát Vô Biên Công Đức Biện Tràng Du Hí Minh Âm nói pháp. Pháp nói này tên là Quyết Định Quan Sát Chư Pháp Hạnh Tam Ma Địa. Nếu Bồ tát vào trong thôn, thành, tụ, ấp, kinh đô vua mà nói thì vương tử đó luôn ở bên vị nói pháp đó để nghe Tam ma địa này. Nghe rồi, vương tử đó vui mừng nhảy nhót, yêu thích thỏa lòng, thiện ý lại sinh đi đến chỗ vị Đại Bồ tát, người nói pháp đó. Đến rồi, vương tử đảnh lễ dưới chân của người nói pháp đó, tôn trọng, kính yêu chắp tay mà trụ ở trong Tam ma địa này. Vương tử ấy lại vui mừng nhiều hơn nữa, muốn nghe Tam ma địa này, người nói pháp đó lại biết vương tử kia đã tịnh tín nhiều hơn, lúc đó lại nói rộng rãi Tam ma địa này. Này Hỷ Vương ! Như vậy, vị vương tử đó ở bên người nói pháp kia nghe Tam ma địa này xong lại vô cùng hoan hỷ, nhảy nhót, yêu thích thỏa lòng, rồi thiện ý lại sinh, theo chỗ áo mặc mà đem dâng che, nói lời như vầy : “Ngài khiến cho chúng sinh được báu Tam ma địa này”. Vương tử đó do sự xả thí thiện căn của người nói pháp kia, ở trong hiện pháp vưng thờ tám mươi lần cát sông Hằng những đức Phật Thế Tôn, ở bên các đức Phật Thế Tôn đó, nghe được Tam ma địa này, ở chỗ các đức Phật Thế Tôn đó, đều tạo sự cúng dường tối thắng, ở trong giáo pháp của các đức Phật Thế Tôn đó, xuất gia nhiếp thọ chính pháp, ở các chỗ chẳng nghe trăm ngàn câu chi kinh điển mà có thể biện nói, sinh ra ý niệm luôn tròn đầy, thọ sinh biến hóa được trí ngũ thông, được Đà la ni, biện tài vô trước. Vương tử đó thuận theo thứ lớp hành các pháp trợ Bồ-đề . Mãn rồi, vương tử đó, ở trong cõi Phật Vô Biên Công Đức Bảo Trang Nghiêm, chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, sống lâu không lường, chúng Thanh văn không lường, chúng Bồ tát không lường, ánh sáng không lường, nguyện công đức trang nghiêm không lường. Lại này Hỷ Vương ! Trong thời tiết đó, người nói pháp có tên là Vô Biên Công Đức Biện Tràng Du Hí Minh Âm, ý ông chớ tác khởi dị kiến, vì sao vậy ? Này Hỷ Vương ! Vì đó là Đại Nhãn Như Lai vậy. Ngài đã được đức Như Lai Bất Động thọ ký Bồ-đề . Lại vương tử tên là Phước Báo Thanh tịnh Đa Nhân Sở Ái Minh Thanh Tự Tại kia thì đức Như Lai Vô Lượng Thọ kia tức là Vương tử lúc đó vậy. Lại này Hỷ Vương ! Vương tử đó nghe Tam ma địa này xong thì nghiệp chướng của bảy mươi ngàn kiếp đều diệt hết, liền được Phân Biệt Chư Pháp Cú Phẩm Xuất Vô Biên Môn gọi là Đà la ni và chẳng xa lìa Tam ma địa cho đến Bồ-đề trường. Này Hỷ Vương ! Nhân duyên đó như vậy nên ông phải biết, Tam ma địa này ở chỗ các Đại Bồ tát như vậy tạo nhiều thanh tịnh chuyển các nghiệp chướng trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh chuyển công đức, mau tròn đầy chuyển Phật pháp. Lại này Hỷ Vương ! Đời quá khứ trước kia, chẳng thể tính được kiếp, qua chẳng thể tính được xa rộng, vô lượng chẳng thể nghĩ, chẳng thể lường, vào lúc đó, có đức Phật hiệu là Tịnh Diện Vô Cấu Nguyệt Diệu Oai Tạng Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri Xuất Thế Minh Hành Cụ Túc Thiện Thệ Thế Gian Giải Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu Thiên Nhân Giáo Sư Phật Bà Già Bà (Thế Tôn). Lại này Hỷ Vương ! Đức Như Lai Ứng Chánh Biến Tri Tịnh Diện Vô Cấu Nguyệt Diệu Oai Tạng đó đã sở hữu một cõi Phật công đức trang nghiêm mà ta hôm nay chẳng thể ở trong một kiếp, rộng nói hết được vô lượng công đức như vậy tụ tập trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh. Chúng Đại Bồ tát, ở trong Phật pháp đều đã quyết định hết. Này Hỷ Vương ! Vào lúc đó có con ông trưởng giả tên là Hiển Diệu Quảng Than. Ông đó đi đến chỗ đức Như Lai Tịnh Diện Vô Cấu Nguyệt Diệu Oai Tạng. Đến rồi, ông đảnh lễ dưới chân đức Thế Tôn đó, rồi đem vô lượng chuỗi ngọc báu Ma Ni hàng trăm ngàn xen lẫn phụng che đức Phật đó mà đứng trước mặt đức Phật vì muốn được pháp. Đức Như Lai đó biết ông ấy đã tịnh tín nên với Tam ma địa này, ngài rộng nói lúc đầu, đoạn giữa và về sau. Này Hỷ Vương ! Như vậy con ông trưởng giả đó ở bên đức Phật kia nghe Tam ma địa này xong vui mừng, nhảy nhót, yêu thích, thỏa lòng rồi thiện ý phát sinh, được đại pháp lực. Được pháp lực rồi mà chẳng dùng để cầu trong trời người, ông ấy xả bỏ bảy mươi ngàn phụ nữ, xả bỏ một dũ xà na bốn kho tàng lớn, xả bỏ tám trăm vườn rừng, xả bỏ mọi đồ thọ dụng của mình, ở trong giáo hội của đức Thế Tôn đó, cạo bỏ râu tóc, mặc áo cà sa, dùng niềm tin xuất gia chẳng phải nhà mà tu hành. Lại này Hỷ Vương ! Con ông trưởng giả đó, khi trước ở nhà, đất chẳng trải áo thì chẳng từng đạp chân xuống. Khi đã xuất gia rồi, trong mười ngàn năm, vẫn chẳng trải áo, chân chẳng đạp đất, chẳng ngồi, chẳng nằm, chỉ trừ khi thọ dụng bữa ăn. Trong mười ngàn năm, ông ngủ nghỉ chẳng lâu, cho đến trong khoảnh khắc gảy ngón tay cũng chẳng từng phân biệt dục, phân biệt sân, phân biệt hại. Trong mười ngàn năm ông chẳng sinh dị tâm (lòng khác) mà chỉ đối với biến trí tương ứng phát khởi tu hành tinh tấn, được Đà la ni Chư Từ Thanh Nhiếp Chư Phật Ngữ Danh, thành tựu Đà la ni Phổ Âm Nhập Môn Danh. Ông ấy mạnh mẽ tinh tấn đầy đủ như vậy nên mới có sáu mươi nadođa chư thiên ở chỗ vị Bồ tát đó siêng làm cung cấp, hầu hạ, khởi tác tương ứng, khiến cho thân tâm Bồ tát ấy an vui, đủ khả năng tinh tấn. Con ông trưởng giả đó đi xuất gia rồi, tinh tấn mạnh mẽ như vậy, nghe Tam ma địa này nên chín mươi chín câu trí trăm ngàn kiếp lưu chuyển đều quay lưng bỏ hết, hiện tại gặp được bảy mươi ngàn đức Phật. Có những chỗ, trong đó đi xuất gia rồi, ông ấy thọ trì, đọc tụng, tư duy Tam ma địa này, vì người khác giảng nói rộng rãi. Ông ấy phát khởi tu hành tinh tấn chẳng hành động phóng dật, thành tựu được Tam ma địa này, ở trong tám kiếp chứng ngộ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, đạt được tướng trang nghiêm công đức của cõi Phật như vậy mà trụ như cõi Phật sở hữu của đức Thế Tôn Tịnh Diệu Vô Cấu Nguyệt Diệu Oai Tạng Như Lai đó. Ta nay thấy ông ấy ở trong địa phận phương Nam, qua khỏi đây bốn mươi bốn trăm ngàn cõi Phật, tên là thế giới Đại Trang Nghiêm. Ông ấy ở trong cõi đó làm Phật hiệu là Thiện Ý Hy Lạc Như Lai, ngài đang nói pháp cho vô lượng chúng Đại Bồ tát tụ tập tính chẳng thể hết. Này Hỷ Vương ! Những vị Đại Bồ tát đó nếu muốn mau chóng đối với các pháp thuận theo được tự tại thì phải nghe, phải trì, phải nói, phải nghĩ Tam ma địa này.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn lại muốn khen ngợi công đức của Tam ma địa này nhiều hơn nữa nên liền nói lời tụng ca rằng :
Ta nhớ đời trước vô biên kiếp
Giống như cát sông Hằng không lường
Có bậc trí dẫn đường thế gian
Các phương nghe biện tài vang tiếng
Có Tỳ kheo trong giáo tối thắng
Trì pháp, nói pháp bậc trí nhân
Định tịch tịnh này kia nói xong
Bên ngài Vương tử đã thính thọ
Liền đem áo mình mà phụng phú (che)
Hồi hướng đạo Tối Thắng Bồ-đề
Lại thấy vô biên những đạo sư
Được đạo, hiệu Vô Lượng Mạng đó
Trước kia tuệ tác nghiệp sở hữu
Đều hết không còn, nghiệp báo không (có)
Nghe tam muội đại diệu này xong
Người có biện tại đủ công đức
Kia về sau trung lúc
Đạo, nếu có muốn cầu
Định này phải nghe mau
Tự sẽ trừ các ác.
Lại Phật Vô Cấu Nguyệt
Nói Tam ma địa này
Con trưởng giả nghe rồi
Hành xuất gia chọn lấy.
Mười ngàn năm ông ấy
Tư duy tam muội này
Chân chẳng đạp không y (áo)
Cũng chẳng vào ngủ nghỉ
Đây được Bồ-đề ấy
Chỉ có cùng chung nghe
Chẳng ưa ở trong nhà
Cũng không muốn tài vật.
Kia đến các cõi Phật
Ở đó đều nghe xong
Các hạnh đã nhập môn
Chẳng lâu đã thuận giác.
Tâm ấy, kia thỏa trước
Cũng đầy xe ý kia (ý xa)
Kia chóng được Bồ-đề
Đây sao chẳng cần tác (siêng làm) ?
Đời đương lai trong lúc
Nhiều người cầu Bồ-đề
Không tư tài, không vui (lạc)
Hành xuất gia chẳng dục (ham muốn)
Giận mắng mà kêu trách
Hủy nhục nói ác ngôn
Mỗi mỗi đều nghe xong
Mà nói sẽ làm Phật.
Khổ hàng ngàn phi nhất(chẳng phải một)
Nhịn chịu vì dục thôi
Vì ái dục làm tôi (tôi tớ)
Mà nói sẽ làm Phật.
Trong mơ đã thấy Phật
Kia tạm được hồi sinh
Với người thường khi nhờn
Bồ-đề ta chẳng ngợ (nghi ngờ)
Đã nghe xong Kinh đó
Tiếng nói, nghĩa chẳng thông
Mà sống lại trong lòng
Chẳng lâu sẽ làm Phật
Những người nghe Kinh Phật
Nếu đã nghe đây xong
Thì họ sở trước không (có)
Như không trung gió thổi
Có người nhà ra khỏi
Cầu Bồ-đề nhiều hơn
Vì tri thức nên sân
Mỗi mỗi mà sinh khởi
Kia nghèo cùng phước thiếu
Nghe ít (hạn chế) liền vui mừng
Với người có khi tâm(lòng lừa dối)
Bờ Bồ-đề ta tới
Đã thấy (ánh) sáng được cõi
Chúng sinh mà cúng dường
Do đây thiếu vui mừng (đẳng hỉ ?)
Biết Bồ-đề sẽ đến.
Bồ-đề đó xa lắm
Nếu dua nịnh ghét ghen
Ta đạt trí đôi lần
Thì càng xa tối thắng.
Đã nghe diệu Kinh điển (này)
Biết sẽ được Bồ-đề
Thấy cõi Phật Di Đà(Vô Lượng Thọ)
Sẽ chẳng lâu làm Phật.
Bồ-đề đó xa lắc
Có được thấy chỗ nương (y chỉ)
Mà lòng chẳng tương ưng
Thì ta chẳng thọ ký.
Và trưởng giả tử ấy
Của cải đã bỏ lìa
Về sau đã xuất gia
Làm người đi khất thực.
Như Tam muội này được
Ở chỗ Phật Nhiên Đăng.
Nếu nghe khéo tu hành
Chẳng lại sinh ái dục.
Kia xuất gia cạo tóc
Lợi tri thức buộc ràng
Trong biển chọn (lấy) ma đam (ý chọn lấy điều không tốt)
Mà xả bỏ trân bảo.
Trong nghe chẳng sạch ráo
Không giới chẳng xuất gia
Tu hành đạo Bồ-đề
Kia chớ nên buông thả.
Sau này nếu có chỗ
Nói pháp phải lắng nghe
Người kia vì bạn bè (tri thức)
Lại làm chẳng khen nói.
Ở trước phải lễ bái
Và phải xưng điều lành
Vậy tung áo cúng dường
Lại làm chẳng khen nói.
Khóc nước mắt vung vẩy
Phụng thí với tự thân
Tại chúng, kia ở trong
Mà nói ác hạnh ấy.
A xà (già) lê, chẳng ái (yêu thương)
Người cận tụng, khinh khi
Vì thiếu mà phá nhau
Do nhà mà ganh ghét.
Chỉ tin phước người khác
Đức mình chẳng nghĩ suy
Độc ác sẽ sinh sôi
Biết người khác giàu cúng (dường)
Hương hoa, bột thơm lựng
Tràng, cái, phan, man hoa (vòng hoa cài tóc)
Tấu nhạc... cúng dường
Ta Rằng : Bồ-đề sẽ được
Đây, ta cúng dường thật
Nghe thắng định này rồi
Lợi tri thức bỏ rơi
Tu hành thì tương ứng
Sao cúng dường thân mạng
Các tụ ta bỏ xong
Nên cúng dường pháp thân
Cũng như cúng thiện thật.
Ái mạng đã bỏ hết
A lan nhã qua đêm
Kinh này tụng niệm luôn
Đến hết mạng tận thế.
Này Hỷ Vương ta bảo
Tu theo điều nghe này
Không chung bọn dưới đây :
Dua nịnh làm phe đảng
Ở trong ta chẳng tán (khen)
Trong chúng phải nói rằng :
Đây thật ! Đây chẳng chân !
Ở trong chớ dục tín (muốn tin)
Chẳng ở chỗ cảnh hiện
Có muốn Phật Bồ-đề
Sở hữu các hạnh kia
Thì Bồ-đề xa lắm.
Thần thông ta đã chứng
Sức đại thể thấy đây
Cấm giới các hữu này
Tu hành ta đã được.
Ái giới (yêu thích giới cấm) mà phân biệt
Trong chúng tợ thú hoang (dã thú)
Lợi tri thức bỏ xong
Riêng ngụ A lan nhã.
Ta không có chỗ đó
Lời ta nói thật đây
Đời mạt thế sau này
Phú chúc ông Kinh ấy.
Vô Lượng Thọ phóng quang
Và Bất Động Pháp Vương
Sáu mươi ba ức Phật
Chúng hội đã thấy hết
Giáo sư (đức Phật) phú chúc cho
Khiến hộ pháp về sau.
Như Kinh này trí ấn
Ta khắp trì ở sau
Ba ngàn (cõi) liền chấn động
Chư thiên xưng lời lành
Có nhiều hoa mưa xuống
Khi nghe phú chúc này.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.14.247.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.