Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh [佛說法滅盡經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Pháp Diệt Tận Kinh [佛說法滅盡經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Việt dịch (2) » Việt dịch (4) » English version (1) » English version (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.14 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Pháp Diệt Tận

Việt dịch: Thích Nữ Thành Thông

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế, chính tôi được nghe: Một thời, Đức Phật cư trú tại nước Câu-di-na-kiệt, chỉ còn ba tháng nữa là Như Lai sẽ nhập niết-bàn. Lúc đó, A-nan cùng các tì-kheo và các bồ-tát, vô số chúng đều đến chỗ Đức Phật đỉnh lễ Ngài. Thế Tôn vẫn yên lặng, không nói một lời, ánh sáng cũng không hiện. Thấy vậy, hiền giả A-nan đỉnh lễ Phật và thưa:
- Bạch Thế Tôn! Từ trước đến nay, mỗi khi Ngài thuyết pháp, luôn có ánh sáng hiển hiện, vì sao hôm
nay đại chúng nhóm họp mà ánh sáng lại không hiện. Vì sao như vậy? Chắc chắn có nguyên nhân, chúng con muốn được nghe!
Đức Phật im lặng không đáp, cho đến ba lần như thế, Đức Phật mới bảo A-nan: “Này A-nan! Sau khi Ta nhập niết-bàn, chính pháp sẽ hoại diệt. Vào đời ngũ trược, ma đạo hưng thịnh, các ma sa-môn phá hoại đạo của Ta, họ mặc quần áo thế tục, ưa đắp ca-sa năm màu, uống rượu ăn thịt, giết hại sinh vật, tham đắm vị ngon, không có tâm từ bi, oán ghét lẫn nhau.
Lúc đó cũng có các vị bồ-tát, bích-chi-phật, a-la-hán tinh tấn tu đạo, tất cả mọi người đều cung kính, nương tựa, qui hướng. Các vị này giáo hóa bình đẳng, thương xót người nghèo khó, quan tâm người già cô độc, nuôi nấng dạy dỗ những người khốn khổ không nơi nương tựa, thường dạy họ phụng thờ kinh tượng Phật. Họ luôn tạo các công đức, tâm chỉ nghĩ đến việc thiện, không xâm hại người khác; hi sinh thân mình để cứu giúp mọi người, không tiếc thân mình, nhẫn nhục từ hòa. Giả sử có người như vậy, thì cũng bị các ma tì-kheo ganh ghét, phỉ báng, cố tìm những lỗi xấu để tẩn xuất, không cho vị ấy ở trong chúng. Từ đó về sau không có người tu đạo đức, chùa miếu hoang tàn không người sửa sang, dần dần bị hư hoại. Các ác tì-kheo này chỉ tham tiền của, lo gom chứa không hề buông xả, không tạo phúc điền, buôn bán nô tì, cày ruộng trồng tỉa, đốt cháy núi rừng, làm hại chúng sinh, hoàn toàn không có tâm từ.
Bấy giờ, tớ trai thì làm tì-kheo, hầu gái làm tì-kheo-ni, không có đạo đức, dâm dục hổn loạn, không phân nam nữ. Làm cho đạo pháp suy vi đều do bọn người này. Hoặc vì trốn quan huyện nên vào đạo của Ta, xin làm tì-kheo không tu giới luật. Nữa tháng cuối tháng tuy nói là tụng giới, nhưng lộ vẻ mệt mỏi không muốn nghe, lược bỏ trước sau không chịu tụng hết. Nếu tụng kinh thì cũng không thông suốt; giả sử có đọc thì cũng không rành rẽ câu chữ, mà gượng cho là đúng, lại không chịu thưa hỏi người trí. Bọn này chỉ biết cống cao cầu danh, dối trá hiện vẻ an nhàn cho là tốt, mong được người cúng dường. Các tì-kheo xấu xa này sau khi mạng chung liền rơi vào địa ngục Vô trạch; vì phạm năm tội nghịch, nên phải trải qua các đường ngạ quỉ, súc sinh, chịu tội trải qua vô biên hằng hà sa kiếp, mới sinh làm người ở nơi biên địa không có Tam bảo.
Khi Phật pháp sắp diệt, người nữ thường tinh tấn tạo các công đức, còn người nam thì biếng nhác không thích nghe pháp. Họ thấy sa-môn như thấy phân đất, không có tâm kính tin. Khi thấy bánh xe pháp diệt tận, chư thiên đều rơi lệ, thời tiết khô cạn, ngũ cốc mất mùa, tai ôn dịch bệnh lan tràn, người chết la liệt. Nhân dân lao khổ mới có được chút ít, thì bị quan huyện chiếm đoạt. Mọi người không thuận đạo lí, chỉ nghĩ đến những thú vui thác loạn, nên người ác càng nhiều, người thiện rất ít. Kiếp sắp tận nên, ngày tháng càng nhanh, mạng người càng ngắn ngũi.
Tuổi mới bốn mươi mà tóc đã bạc trắng, người nam do dâm dật, tinh khí cạn kiệt, dẫn đến yểu mạng. Hoặc thọ đến sáu mươi, nhưng người nam tuổi thọ ngắn ngủi, người nữ tuổi thọ lâu dài. Hoặc tuổi đến bảy, tám, chín mươi hoặc đến trăm tuổi, thì đại hồng thủy chợt dâng tràn, không hẹn thời gian. Người đời không tin, nên cho thân này là thường còn. Chúng sinh đủ loại, bất kể sang hèn, đều bị chìm đắm nỗi trôi bị cá, ba ba ăn nuốt. Lúc đó có bồ-tát, bích-chi-phật, a-la-hán khi xưa bị chúng ma xua đuổi, không cho dự vào chúng hội, các vị bèn vào nơi phúc đức trong núi, đời sống thanh đạm, tu dưỡng đạo tâm và lấy đó làm vui, nên tuổi thọ kéo dài, chư thiên ủng hộ, ánh sáng trăng lại xuất hiện ở thế gian, hai bên gặp nhau cùng xiển dương đạo của Ta được năm mươi hai năm.
Bấy giờ kinh Thủ-lăng-nghiêm, Bát-chu tam-muội diệt trước; mười hai thể loại kinh không lâu sau cũng bị hủy diệt, hoàn toàn không còn hiện, không còn văn tự. Ca-sa của sa-môn tự nhiên biến thành màu trắng. Khi pháp của Ta diệt mất, giống như đèn cạn dầu sắp tắt, ánh sáng bừng mạnh lên rồi mới tắt hẳn. Khi pháp của Ta diệt thì cũng như thế. Từ nay trở về sau không thể nói hết. Như thế trải qua số nghìn vạn năm sau, khi bồ-tát Di-lặc hạ sinh ở nhân gian, thiên hạ mới được an bình, khí độc tiêu trừ, mưa hòa gió thuận, ngũ cốc dồi dào, cây cối tươi tốt, người cao đến tám trượng, thọ tám vạn bốn nghìn tuổi, chúng sinh được độ không thể tính đếm”.
Bấy giờ, Hiền giả A-nan đỉnh lễ Phật và thưa: “Bạch Thế Tôn! Kinh này đặt tên là gì và chúng con phụng trì thế nào?”.
Phật bảo: “A-nan! Kinh này gọi là Pháp diệt tận, ông nên tuyên bố cho tất cả mọi người biết, thì công đức vô lượng, không thể tính kể”.
Bốn bộ chúng đệ tử khi nghe kinh này vô cùng thương xót, đều phát tâm chứng đạo Thánh chân vô thượng, mọi người đỉnh lễ Phật rồi lui ra.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


Bát-nhã Tâm kinh Khảo luận


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.10.152 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập