Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phân Biệt Duyên Sanh Kinh [佛說分別緣生經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phân Biệt Duyên Sanh Kinh [佛說分別緣生經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phân Biệt Duyên Sinh

Việt dịch: Thích Nữ Thành Thông

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Đúng thật như thế! Chính tôi được nghe:
Một thời, Phật ở bên cây Bồ-đề gần sông Ni-liên-thiền, bên ao Ô-lư-vĩ-loa. Khi ấy, Phật vừa mới thành đạo, Ngài ngồi một mình và suy nghĩ: “Pháp khổ ở thế gian không ai có thể tránh, cũng không thể lo sợ, pháp ấy chắc chắn thật có; quán sát như vậy, thì được nghĩa lợi lớn. Pháp vui ở thế gian cũng như vậy, không ai tránh khỏi được, không ai nhàm chán, pháp đó quyết định thật có; quán sát như vậy là nghĩa lợi lớn. Ngài lại suy nghĩ: “Tất cả chúng sinh thế gian như trời, người, ma, phạm, sa-môn, bà-la-môn, đều không thể thông hiểu pháp này”.
Nếu có người nào tư duy kĩ, thận trọng với các pháp khổ, pháp vui, hiểu rõ pháp ấy chẳng phải rốt ráo. Người nào luôn suy nghĩ, như pháp tu hành, thì người ấy sẽ được đầy đủ các pháp như: giới, định, tuệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Tất cả chư Phật quá khứ, vị lai đều thông đạt các pháp khổ pháp vui ở thế gian, biết rõ tất cả pháp, đúng như pháp tu hành. Nhờ sức tu tập của bản thân mà chư Phật mới thành Chính giác. Vì sao? Vì pháp này chưa từng có, không ai có thể hiểu rõ. Tất cả các Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng, Chính giác quá khứ đều hiểu rõ tất cả pháp này, đúng như pháp tu hành mới thành tựu viên mãn đạo quả.
Bấy giờ, chủ cõi Ta-bà là Đại Phạm Thiên vương nhờ uy lực Phật, cho nên biết được ý niệm của Ngài. Thế là trong chớp mắt, Phạm vương rời cõi Phạm đi đến chỗ Phật, cung kính đĩnh lễ Phật rồi thưa:
- Bạch Đức Thế Tôn! Những điều Ngài suy nghĩ, thật là chính xác! Pháp khổ pháp vui ở đời, không ai tránh khỏi được, đó là nghĩa lợi lớn. Quá khứ, vị lại cũng lại như vậy. Ở trong cõi trời, người, ma, phạm, chỉ có Phật Thế Tôn mới biết tất cả pháp; hoặc tăng hoặc giảm, hoặc thiện hoặc ác các Ngài đều phân biệt rõ ràng. Chỉ có trí lực của Phật mới thấu hiểu như thật pháp duyên sinh.
Phật bảo Phạm vương:
- Đúng thật như thế! Chúng sinh ở đời không thông đạt, không thể liễu ngộ tất cả pháp, là do vô minh si ám che đậy, đó là vô minh. Do vô minh làm duyên mà sinh ra hành. Hành có ba loại là thân, khẩu, ý. Lại từ hành làm duyên mà sinh ra thức, thức có sáu loại: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Từ thức làm duyên mà sinh ra danh sắc; danh thì không phải sắc, danh có bốn loại: thụ, tưởng, hành, thức; sắc chính là bốn đại; tất cả sắc pháp do bốn đại sinh. Như vậy hai loại uẩn là sắc uẩn và danh uẩn, đó là danh sắc. Do danh sắc làm duyên mà sinh lục xứ, nội lục xứ[2] thì có sáu: nhãn xứ, nhĩ xứ, tỉ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ. Từ lục xứ làm duyên lại sinh ra xúc; xúc có sáu loại: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỉ xúc, thiệt xúc, thân xúc và ý xúc. Lại từ xúc làm duyên mà sinh ra thụ, thụ có ba loại: thụ lạc, thụ khổ, thụ bất khổ bất lạc.
Lại nữa, từ thụ làm duyên mới sinh ra ái, ái có ba loại: dục ái, sắc ái, vô sắc ái. Lại từ ái duyên mà sinh ra thủ; thủ có bốn loại: dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ. Lại từ thủ làm duyên mà sinh ra hữu, hữu có ba loại: dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu. Từ hữu làm duyên liền có pháp sinh; pháp sinh đó gọi là chúng sinh giới[3]. Tùy theo uẩn sinh khởi, mỗi chỗ sai biệt nên sinh ra pháp dị và diệt, thường và biến đổi. Do sinh làm gốc nên có các pháp uẩn, giới, xứ cho đến mạng căn, đó gọi là sinh. Từ sinh làm duyên mà có lão tử. Lão nghĩa là tâm thức mờ mịt, tóc bạc da nhăn, khí lực suy yếu, hơi thở đoạn đứt, thân thể gầy yếu, cho đến các căn đều suy kiệt, đó gọi là lão.
Tử là tướng gì? Tử: Đó là các chúng sinh trong ba cõi sáu đường sai biệt đều trở về vô thường, tuổi thọ đã hết, xả bỏ noãn và xúc. Khi mạng căn đã diệt, thì các uẩn cũng lìa, bốn đại phân tán, đó gọi là tử. Đó chính là hai pháp lão và tử.
Như Ta đã nói, đó là pháp Phân biệt duyên sinh. Nếu chúng sinh nào có thể hiểu rõ, người đó sẽ được đầy đủ ngũ phần pháp thân[4]. Phạm vương[5] nghe Phật nói pháp này xong liền đỉnh lễ Phật rồi trở về Phạm thiên.


Chú thích:
[1] Pháp thiên 法天: Người trung ấn Độ. Vốn là vị tăng ở chùa Na-lạn-đà thuộc nước Ma-kiệt-đà.
[2] Lục xứ 六處: tên khác của sáu căn. Xứ là nghĩa ra đời, nghĩa là chỗ phát sinh ra sáu thức, vì chỉ có sáu căn duyên với sáu trần, sinh khởi sáu thức.
[3] Chúng sinh giới 眾生界: trong mười cõi, trừ cõi Phật, còn chín cõi kia đều gọi là chúng sinh giới.
[4] Ngũ phần pháp thân 五分法身: nhờ năm loại công đức pháp mà thành Phật thân nên gọi là Ngũ phần pháp thân. Đó là: giới-định-tuệ giải thoát-giải thoát tri kiến.
[5] Phạm vương 梵王: tên gọi khác của Đại phạm thiên vương. Còn chỉ chung cho các chư thiên ở cõi sắc giới.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.253.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập