Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phân Biệt Duyên Sanh Kinh [佛說分別緣生經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Phân Biệt Duyên Sanh Kinh [佛說分別緣生經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.07 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Phân Biệt Duyên Sanh

Việt dịch: Thích Thiện Trí

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như thật tôi nghe một thuở nọ, sau ngày Phật thành đạo, Ngài ngồi một mình dưới gốc cây Bồ-đề, gần bờ ao Ô-lô vĩ loa, bên sông Ni-liên, tâm tự nghĩ rằng: “ Pháp khổ, thế gian không ai có thể tránh. Thế nhưng chẳng mấy ai biết lo sợ. Đó là pháp quyết định có thật. Nếu người nào quan sát đúng như vậy là điều phước lợi lớn. Pháp vui, thế gian cũng lại như vậy. Không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng chẳng mấy ai biết nhàm chán. Đó là pháp quyết định có thật. Nếu người nào quan sát đúng như vậy là điều phước lợi lớn.”
Phật còn nghĩ rằng: “Mọi giới ở thế gian như Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn v.v… đối với pháp này không thể biết rõ một cách hoàn toàn được. Nếu như có người nào hay suy nghĩ và cảnh giác về sự khổ vui, thấu rõ được sự khổ vui như vậy chẳng phải là pháp cứu cánh, thường suy nghĩ và tu hành đúng theo pháp ấy, người đó sẽ được đầy đủ các pháp lành Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến, v.v…
Tất cả chư Phật quá khứ, vị lai đều biết rõ được mỗi mỗi sự khổ vui của thế gian, và đã tu hành đúng theo pháp ấy. Nhờ sức tự tu hành mới thành bậc Chánh-giác.
Tại sao thế? Vì pháp này là pháp chưa từng có, không ai có thể hiểu biết một cách thấu đáo hoàn toàn. Các đức Như lai Ứng cúng Chánh-đẳng Chánh giác đều biết pháp ấy một cách hoàn toàn và đã tu hành đúng như pháp ấy mới thành bậc Chánh-giác. Các đức Như-lai Ứng-cúng Chánh-đẳng Chánh-giác vị lai cũng sẽ biết rõ các pháp khổ vui của thế gian như vậy, và tu hành theo đúng như pháp ấy mới viên thành đạo quả.”
Lúc bấy giờ Đại-Phạm-Thiên-Vương là vị Trời làm chủ cõi Ta-bà, do oai lực của Phật, mới biết được điều mà Phật đã nghĩ đến. Trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay, liền rời cõi Trời Phạm Thiên và đi thẳng đến chỗ Phật. Đại-Phạm-Thiên đến nơi, lễ kính xong, đứng trước Phật thưa rằng: Điều mà Phật vừa suy nghĩ đúng lắm! Sự khổ vui ở thế gian không ai có thể tránh khỏi. Điều Phật nghĩ đó là điều nghĩa lợi lớn. Quá khứ, vị lai cũng lại như vậy. Trong các giới Trời, Người, Ma, Phạm,v.v… duy có Phật mới có đủ trí lực có thể phân biệt và biết một cách rõ ràng các pháp duyên sanh, hoặc tăng, hoặc giảm, hoặc thiện, hoặc ác hoàn toàn đúng như sự thật.
Phật dạy: “Đúng thế, đúng thế! Này Phạm-Thiên-Vương, chúng sanh thế gian không trí tuệ nên không hiểu biết. Không thể biết rõ được tất cả các pháp bởi si ám che lấp – đó là vô minh. Duyên Vô-minh sanh ra Hành. Hành có ba: thân, miệng và ý. Lại duyên nơi Hành sanh ra Thức. Thức có sáu: nhãn-thức, nhĩ-thức, tỹ-thức, thiệt-thức thân-thức và ý-thức. Duyên Thức sanh ra Danh-Sắc và Trừ-Sắc, Danh có bốn: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Sắc là bốn đại và tất cả sắc pháp do bốn đại sanh. Hai thứ Danh uẩn và Sắc uẩn, gọi tắt là Danh Sắc. Duyên Danh Sắc sanh ra sáu xứ. Sáu xứ thuộc nội thân có sáu: Nhãn-xứ, Nhĩ-xứ, Tỹ-xứ, Thiệt-xứ, Thân-xứ và Ý-xứ. Duyên sáu xứ sanh ra Xúc. Xúc có sáu: Nhãn-xúc, Nhĩ-xúc, Tỹ-xúc, Thiệt-xúc, Thân-xúc, Ý-xúc. Duyên xúc sanh ra Thọ. Thọ có ba: Thọ-vui, Thọ-khổ và Thọ-không-khổ không vui. Duyên thọ sanh ra Aùi. Aùi có ba: Dục-ái, Sắc-ái và Vô-sắc-ái. Duyên ái sanh ra Thủ. Thủ có bốn: Dục-thủ, Kiến-thủ, Giới-cấm-thủ, Ngã-ngữ-thủ. Duyên Thủ sanh ra Hữu, Hữu có ba: Dục-hữu, Sắc-hữu và Vô-sắc-hữu. Duyên Hữu mới có Sanh. Sanh là cõi chúng-sanh tuỳ uẩn sanh khởi, có xứ xứ sai biệt. Các pháp: sanh, dị, diệt thường biến đổi. Từ Sanh làm căn bản nên mới có Uẩn, có Xứ, có Giới và tất cả các pháp như mạng căn v.v… Duyên nơi sanh mới có sự Già, sự Chết. Già là tâm thức hôn muội, tóc bạc da nhăn, khí lực suy kém, hơi thở khò khè, thân thể ốm yếu, cho chí các giác quan đều bại hoại. Chết là sự thay đổi cảnh giới và thú loại sai khác của chúng sanh. Như bỏ thế giới này để sanh về một thế giới khác. Hay bỏ thân của thú loại này để sanh làm thú loại khác, trở lại với tướng vô thường, thời hạn của tuổi thọ được kết thúc, hơi ấm đã rời khỏi thân mạng căn đã hoại diệt, các uẩn cũng xa lìa, bốn đại ly tán.
Những điều nói trên tức là phân biệt duyên sanh. Nếu các chúng sanh nào biết một cách rõ ràng đúng đắn. Người ấy sẽ được đầy đủ năm phần pháp-thân (1).”
Lúc bấy giờ Phạm-Thiên-Vương nghe Phật nói pháp duyên sanh rồi thì lễ Phật mà lui trở về với Trời Phạm-Thiên.


Chú thích:
(1) Năm phần-pháp thân: Pháp-thân là 1 trong 3 thân Phật: Pháp-thân. Báo-thân, Hoá-thân. Do 5 pháp công đức mà thành thân Phật, siêu hẳn thân năm uẩn của phàm phu, gọi là năm phần Pháp thân:
1- Giới-pháp-thân - siêu Sắc ấm. Ba nghiệp thân khẩu ý của Như lai xa lìa tất cả tội lỗi.
2- Định-pháp-thân - siêu Thọ ấm. Ba nghiệp thân khẩu ý Như lai xa lìa tất cả tội lỗi.
3- Huệ-pháp-thân - siêu Tưởng ấm. Như Lai chơn trí viên minh, thông suốt pháp tánh ( căn bản trí)
4- Giải thoát-pháp-thân - siêu Hành ấm. Như Lai thân tâm giải thoát mọi sự ràng buộc( tức Giải-thoát đức của Niết-bàn).
5- Giải-thoát-tri-kiến pháp-thân - siêu Thức ấm. Như Lai tự chứng kiến biết đã thực giải- thoát( tức hậu-đắc trí). Ba phần trước là nhơn hai phần sau quả.

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.118.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập