Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Nhập Lăng Già Kinh [入楞伽經] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Nhập Lăng Già Kinh [入楞伽經] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.69 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.85 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Nhập Lăng Già

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Tuệ Khai

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ chín
PHẨM THỨ MƯỜI TÁM: TỔNG

I- Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn trùng tuyên thâm nghĩa kinh này mà nói kệ rằng:
Như mùa hạ cầm thú
Lòng mê thấy sóng tràn
Các cầm thú thích nước
Nước đó không thật chân.
Như vậy chủng tử thức
Thấy cảnh giới động lên
Các chúng sinh ngu dại
Thấy vật mắt có màn (che).
Suy nghĩ, được suy nghĩ
Hay suy nghĩ (năng tư duy) lìa luôn
Thấy Thật đế phân biệt
Biết được giải thoát liền.
Các pháp chẳng bền vững
Hư vọng phân biệt sinh
Hư vọng phân biết trống (không)
Phân biết đó theo nương.
Năm ấm, thức các pháp…
Như bóng cây nước lồng
Như thấy huyễn hóa, mộng…
Trong thức chớ biệt phân.
Huyễn khởi bày máy móc
Mộng, chớp, mây thường luôn
Dứt ba pháp tương tục
Giải thoát được chúng sinh.
Nương các pháp tà niệm
Vậy nên có thức sinh
Tám chín đủ thứ thức
Như sóng trong nước tràn.
Nương pháp huân (tập) chủng tử
Thường buộc thân chắc bền
Lòng lưu chuyển cảnh giới
(Như) Sắt theo từ thạch nương.
Y chỉ các sinh chúng
Lìa các giác, tính chân
Xa lìa các việc làm
Lìa tri, khả tri pháp.
Như huyễn tam muội hành
Sinh ra hạnh Thập địa.
Ông quán pháp tâm vương
Lìa tướng tâm, cảnh, thức
Thì biết lòng chuyển luôn
Liền trụ hằng bất biến.
Trụ cung điện hoa sen
Như tướng cảnh giới huyễn
Trụ thắng xứ đó xong
Ðược các hạnh tự tại.
Như Ma ni hiện lên
Tác độ chúng sinh nghiệp
Hữu vi, vô vi không (có)
(Diệt) Trừ những tâm phân biệt.
Ngu si vô trí dùng
Như thạch nữ mơ trẻ (con)
Tịch tịnh và vô sinh
Người năm ấm tương tục.
Các cảnh giới nhân duyên
Không hữu và phi hữu
Phương tiện ta nói lên
Không thật tướng như vậy.
Ngu si cho thật chân
Không năng tướng, khả tướng
Tất cả pháp ta thông
Mà tất cả chẳng thông.
Ta có Nhất Thiết Trí
Mà không Nhất Thiết Trí
Phàm phu ngu biệt phân
Tự nói trí thế gian.
Ta chưa từng giác biết
Cũng chẳng giác chúng sinh.
Tất cả pháp duy tâm
Như mao luân, các ấm
Luân tướng rốt ráo không
Chỗ nào có phân biệt?
Vốn vô thỉ sinh vật
Trong các duyên cũng không
Con thạch nữ, hoa không
Hữu vi nếu hay thấy.
Bấy giờ có thể thấy
Thấy pháp mê, trụ liền
Ta chẳng vào Niết Bàn
Chẳng diệt các nghiệp tướng.
Phân biệt thức diệt tan
Ðây là Phật Niết Bàn
Pháp tướng chẳng phải diệt
Ngu si vọng phân biệt.
Như nước dữ khô khan
Bấy giờ chẳng sinh sóng
Ðủ thứ thức diệt tan
Diệt mà chẳng sinh nữa.
Vô thức tướng và không
Vốn chẳng sinh như huyễn
Có không lìa có không
Các pháp này như mộng.
Ta nói một pháp chân (thật)
Lìa khỏi các giác quán
Cảnh giới diệu Thánh nhân
Lìa thể tướng hai pháp.
Như thấy tướng lửa huỳnh(đom đóm)
Ðủ thứ mà không thật
Thấy bốn đại thế gian
Ðủ thứ cũng như vậy.
Như nương đá, cỏ, cây
Thị hiện các tướng huyễn
Tướng huyễn kia là không
Các pháp thể như vậy.
Thủ trước khả thủ không
Không giải thoát, không buộc
Như huyễn như lửa hừng
Như mộng, màn trong mắt.
Nếu như vậy thấy thật
Lìa phân biệt cấu xong
Liền trụ định như thật
Thấy ta không ngờ vực.
Trong này không tâm thức
Như ngọn lửa, hư không
Như vậy biết các pháp
Mà chẳng biết một pháp.
Lìa có, không các duyên
Nên chẳng sinh các pháp
Ba cõi mê hoặc lòng
Vậy nên đủ thứ thấy.
Mộng và pháp thế gian
Hai pháp này bình đẳng
Khả kiến cùng tư sinh
Các xúc và cả lượng
Thế gian thân vô thường
Ðủ thứ sắc cũng vậy.
Tôn giả nói thế gian
Việc sở tác như vậy
Chủng tử ba cõi lòng
Mê hoặc chưa thấy hiện.
Biết phân biệt thế gian
Không thật pháp như vậy.
Thấy như vậy thế gian
Hay lìa khỏi sinh tử
Sinh và cùng chẳng sinh
Người tu trí tuệ thấy
Diệu cảnh A – ca – ni
Lìa chỗ các hạnh ác.
Thường hành không phân biệt
Lìa các số pháp tâm
Ðược lực thông tự tại
Ðến chỗ những tam muội.
Chỗ đó Chính giác thành
Trong này thành hóa Phật
Các pháp chẳng diệt, sinh
Thể các pháp như vậy
Ứng hóa ức không lường
Ra đời trong thể đó.
Người ngu nghe Phật lý
Như vang chẳng nghĩ bàn
Xa lìa đầu, giữa, cuối
Và lìa pháp có không.
Khắp chẳng động, thanh tịnh
Không các tướng hiện tướng
Thức tính che pháp thân
Tất cả có trong thân
Mê hoặc là huyễn có
Huyễn chẳng phải mê nhân(nhân của mê hoặc)
Mê hoặc pháp tâm không (có)
Chẳng phải chẳng ít có.
Hai pháp buộc tâm nương
A lê gia thức khởi
Thấy như vậy chỉ tâm
Pháp ta như nước bạo.
Như vậy quán thế gian
Bấy giờ các tâm chuyển
Mới là con ta chân
Thành tựu hạnh thật pháp.
Nóng, ướt và đồng, bền (chắc)
Ngu phân biệt các pháp
Phi thật (mà) nghĩ có luôn
Không năng tướng, khả tướng.
Tám thứ vật một thân (?)
Hình tướng và các căn
Ngu phân biệt có sắc
Mê hoặc lưới bao thân.
Các nhân duyên hòa hợp
Ngu si phân biệt sinh
Chẳng biết pháp như vậy
Trong ba cõi chuyển vần.
Các pháp và ngôn ngữ
Là phân biệt (của) chúng sinh
Mà các pháp là không
Như huyễn hóa, như mộng…
Các pháp như vậy xem
Chẳng trụ thế Niết Bàn
Tâm đủ thứ chủng tử
Hiện thấy cảnh giới tâm.
Khả kiến phân biệt sinh
Ngu si ưa hai pháp
Không trí, ái và nghiệp
Là tâm, tâm pháp nhân.
Pháp sinh nương tha lực
Nên nói, pháp tha lực
Nương pháp việc biệt phân
Lòng mê hoặc cảnh giới
Nên phân biệt chẳng thành
Mê hoặc tà phân biệt.
Tâm nương nhân duyên buộc
Vậy nên sinh các thân
Nếu lìa các nhân duyên
Ta nói, chẳng thấy pháp.
Lìa các pháp nhân duyên
Lìa khỏi các tướng pháp
Các pháp, chẳng trụ trong
Ta nói, chẳng thấy cảnh
Như trưởng giả, quốc vương…
Ðem đủ loại cầm thú
Tập họp trong đầm hoang
Ðể bày cho các con.
Ta như vậy các tướng
Ðủ pháp tượng trong gương
Nội thân trí là con
Nói lên pháp thật tế.
Như sóng dậy biển cả
Từ nhân duyên gió sinh
Hay khởi dậy hiện tiền
Mà không có đoạn tuyệt.
A – lê – gia thức thường
Nương gió cảnh giới khởi
Sóng nước thức đủ loại
Hưng khởi sinh chẳng dừng.
Tướng năng thủ, khả thủ
Chúng sinh thấy như thế
Các tướng khả kiến không (có)
Mao đạo thấy như vậy
A lê gia thức cùng
Ý và cả ý thức
Năng, khả thủ lìa xong
Ta nói tướng như vậy.
Trong năm ấm, ngã không
Không người, không sinh chúng
Sinh là các thức sinh
Diệt là các thức diệt.
Như trong họa (vẽ) thấp cao
Khả kiến không như thế
Như vậy các vật thể
Tướng như vậy thấy không(có).
Như Càn thát bà thành
Cầm thú khát thích nước
Thấy “Khả kiến” như trên
Trí quán không như vậy.
Lìa tưởng và khả lường (lượng)
Phi quả cũng phi nhân
Lìa năng giác, sở giác
Lìa năng kiến, khả kiến
Giác nương ấm nhân duyên
Không người thấy “Khả kiến”
Nếu chẳng thấy khả kiến
Làm sao tu pháp kia?
Nhân duyên, nhân, thí dụ
Lập ý và nhân duyên
Mộng, Càn thát bà, luân
Ngọn lửa và nhật, nguyệt
Ánh sáng, huyễn vân… vân…
Ta ngăn các pháp sinh.
Như mộng huyễn mê hoặc
(Trống) “Không” phân biệt chúng sinh
Chẳng nương vào ba cõi
Trong, ngoài cũng đều không.
Thấy các hữu chẳng sinh
Mới được Vô sinh nhẫn
Ðược tam muội Như Huyễn
Và cả Như Ý thân,
Các (thần) thông và tự tại
Lực, đủ thứ pháp tâm.
Các pháp vốn chẳng sinh
“Không”, không thể tướng pháp.
Người mê chẳng hiểu thông
Tùy nhân duyên sinh diệt.
Như ngu si phân biệt
Tâm thấy được tự tâm
Thấy đủ thứ ngoại tướng
Thật Không pháp khả kiến.
Thấy Phật tượng, tướng xương.
Và các Ðại lìa tan
Giỏi hiểu tâm hay biết
Trụ trì tướng thế gian.
Thân trụ trì tư sinh (của cải để sinh sống).
Chọn lấy ba cảnh giới
Thức chọn thức cảnh giới
Ý, thức, phân biệt ba.
Phân biệt, khả phân biệt
Cảnh giới có chữ thôi
Chẳng thể thấy pháp thật
Mê chẳng thấy giác kia.
Các pháp không tự thể
Kẻ trí thì giác ngộ
Người tu vậy mới ngưng
Trụ ở chỗ vô tướng.
Như bức vẽ về gà
Ngu quyết gà của ta
Nhu phàm phu dại lấy
Ba thừa là một vậy.
Không những người Thanh Văn
Cũng không Bích Chi Phật
Hình sắc thấy Thanh Văn
Và thấy các đức Phật
Các Ðại từ Bồ tát
Thị hiện là Hóa thân.
Ba cõi chỉ là tâm
Lìa hai thứ thể tướng.
Các tướng đó chuyển biến
Thì tức là Chân Như.
Pháp và hành tướng người
Nhật nguyệt quang, lửa rực
Những báu lớn ma ni
Làm việc không phân biệt.
Như vậy pháp Thế Tôn
Như mù thủ mao luân
Như vậy phân biệt pháp
Ngu si hư vọng thân.
Lìa khỏi sinh, trụ, diệt
Và lìa thường, vô thường
“Khả kiến” nhiễm, tịnh bỏ
Như vừng lông trong không.
Như người trúng Lang tảng (một loại cỏ làm thuốc)
Thấy trên đất, hình tượng
Tất cả sắc như vàng
Mà đó chẳng có vàng.
Như vậy người ngu dại
Vô thỉ, pháp nhiễm tâm
Huyễn, ngọn lửa sinh có
Người ngu cho là chân (thật).
Một con (tử) và không con
Biển cả là nhất tử (một con(?))
Cũng là vô lượng tử
Ông quán chủng tử lòng.
Nhất tử như sạch trong
Chuyển thành không chủng tử
Bình đẳng không biệt phân
Khởi tức là sinh tử.
Hay sinh đủ thứ con
Vậy chủng tử gọi tên.
Nhân duyên chẳng sinh pháp
Nhân duyên chẳng diệt pháp,
Sinh pháp chỉ nhân duyên
Tâm phân biệt như vậy.
Ba cõi chỉ giả tên
Thật sự không pháp thể
Quán các pháp thật thể
Mê hoặc ta chẳng ngăn.
Thật thể chẳng sinh pháp
Quán vậy giải thoát liền
Ta chẳng thấy huyễn không
Nói các pháp là có
Ðiên đảo như chớp nhanh
Vậy nên nói như huyễn.
Phi bản sinh, như sinh
Các nhân duyên vô thể (không hình thể)
Không có xứ và thể
Chỉ có lời ngữ ngôn.
Chẳng ngăn duyên sinh diệt
Chẳng ngăn hòa hợp duyên
Ngăn những ngu si kiến
Phân biệt nhân duyên sinh.
Thật không thức thể pháp
Sự việc, bản thức không
Ngu si sinh phân biệt
Như ác giác thây chết.
Ba cõi chỉ là tâm
Các Phật tử hay thấy (năng kiến)
Liền được chủng loại thân
Lìa làm hữu vi pháp.
Ðược Lực tự tại, thông
Và pháp cộng tương ưng
Hiện tất cả các sắc
Tâm pháp như vậy sinh
Mà không tâm và sắc
Tâm vô thỉ mê hoặc
Bấy giờ người tu hành
Ðược thấy đến vô tướng.
Trong trí tuệ xét xem
Chẳng thấy các sinh chúng
Tướng và việc giả danh
Ý thủ các động pháp.
Các con ta quá hơn
Tu hành không phân biệt
Huyễn, Càn thát bà thành
Vừng lông và ngọn lửa.
Không thật mà thấy chân
Thể các pháp như vậy.
Thấy các pháp như tâm
Không thể tướng như vậy.
Tất cả pháp chẳng sinh
Chỉ thấy pháp mê hoặc
Mao đạo mê phân biệt
Do trụ pháp nhị biên.
Sơ thức sinh phân biệt
Ðủ thứ chủng tử huân (tập)
Thức như nước bạo khởi
Cắt đứt thì chẳng sinh.
Ðủ thứ niệm quán pháp
Nếu chỉ sinh trong lòng
Như trong vách hư không
Vì sao chẳng sinh được?
Nếu có ít tương quan
Thì tâm từ duyên có
Nếu sinh từ nhân duyên
Duy tâm, chẳng được nói.
Tâm thủ ở tự tâm
Không pháp không nhân sinh
Pháp thể tâm thanh tịnh
Không huân (tập) trong hư không.
Thủ tự tâm hư vọng
Vậy nên tâm chẳng sinh
Ngoại pháp không thể thấy
Vậy nên nói duy tâm.
Bản thức chỉ là tâm
Ý hay niệm cảnh giới
Hay thủ các cảnh giới
Nên ta nói duy tâm.
Tâm thường vô ký pháp
Chọn tướng, ý nhị biên
Chọn hiện pháp là thức
Ðó là lành, chẳng lành (bất thiện).
Lìa hai thứ tướng thức
Là Ðệ Nhất Nghĩa môn
Nói ba thừa sai biệt
Tướng Tịch tịnh là không.
Nếu tâm trụ tịch tịnh
Ở Phật địa tu hành
Là lời Phật quá khứ
Hiện, vị lai cũng thế.
Sơ – thất địa là tâm
Tịch tịnh Ðệ Bát địa
Nhị địa là chỗ hành (hành xứ)
Pháp ta là địa khác (dư địa)
Tự nội thân sạch trong
Tự tại địa ta đó
Chỗ tự tại rốt cùng
Hiện A Ca Ni Sấc.
Như ngọn lửa vân… vân…
Mà phát ra ánh sáng
Ðủ thứ khả lạc tâm
Hóa làm ở ba cõi.
Hoặc Hữu trước hóa thành
Mà hóa làm ba hữu
Chỗ đó pháp tuyên dương
Tự Tại địa ta đó.
Các địa không thời gian
Ðất nước chuyển cũng vậy
Qua nhưng pháp địa tâm
Là trụ quả Tịch tịnh,
Thật không(có) gọi thật chân
Mà thấy được đủ thứ
Người ngu thủ đảo điên
Là đủ thứ điên đảo.
Như trí không biệt phân
Có việc chẳng tương ứng
Chẳng phải sắc do tâm
Vậy nên không phân biệt.
Các thiền và không lường
Và tam muội vô sắc
Các tướng rốt cùng diệt
Vậy nên trong tâm không.
Tu đà hoàn quả pháp
Vãng lai và Bất Hoàn
Và các quả la hán
Tất cả mê hoặc lòng.
Sát na, Không, Vô thường
Hữu vi, ngu phân biệt
Thí dụ, chủng tử, sông
Nghĩa sát na phân biệt
Sát na không phân biệt
Lìa những pháp đã làm
Tất cả pháp chẳng sinh
Ta nói sát na nghĩa.
Có, không nói đến sinh
Tăng – Khư… vọng tuyên nói
Tất cả pháp không nói
Cũng người đó nói lên.
Có bốn thứ nói pháp:
Vãng đáp, phản vấn đáp
Phân biệt sai biệt đáp
Mặc đáp, ngăn ngoại đạo.
Thế đế tất cả có
Ðệ Nhất Nghĩa đế không
Mà tướng thật thể không
Là Ðệ Nhất Nghĩa đế.
Thấy pháp hư vọng xong
Vậy nên nói thế đế
Nhân ở ngôn ngữ sinh
Không thật thể như vậy.
Không việc có ngữ ngôn
Trong thế đế thật không
Tức là việc điên đảo
Khả kiến cũng là không.
Nếu việc điên đảo có
Tịch tịnh rốt cùng không
Nương vào việc điên đảo
Và thấy các pháp sinh.
Rốt ráo định là không
Tức là không thể tướng
Những đủ thứ sở kiến
Huân tập não phiền sinh.
Tâm thấy ngoài mê hoặc
Hiện thủ cảnh hiện tiền
Phân biệt không phân biệt
Là pháp tướng thật, không (trống).
Các tướng như huyễn tượng
Như cây lá màu vàng
Là người thấy khả kiến
Huân tập tâm vô minh.
Thánh nhân chẳng mê thấy
Chẳng thấy thật trung gian
Mê hoặc tức là thật
Do thật tức trung gian
Xa lìa các mê hoặc
Các tướng nếu hay sinh
Tức là kia mê hoặc
Như màn (che) mắt chẳng trong (sạch)
Như mờ thấy vừng lông(mao luân)
Nương mê thủ các pháp.
Ở trong các cảnh giới
Ngu si thủ là pháp.
Các pháp như vừng lông
Ngọn lửa, nước mê hoặc
Ba cõi như huyễn mộng
Tu hành được giải thoát.
Phân biệt, khả phân biệt
Hay sinh ra phân biệt
Phược (buộc), khả phược và nhân.
Sáu thứ nhân giải thoát.
Không (có) Ðịa và các Ðế
Không đất nước và hóa
Phật Bích Chi, Thanh Văn
Chỉ là tâm phân biệt.
Thể người (nhân thể) và năm ấm.
Các duyên và vi trần
Thắng nhân (người thắng) tự tại làm.
Chỉ là tâm phân biệt
Mọi chỗ tâm khắp cùng
Mọi chỗ đều là tâm
Do tâm chẳng giỏi quán
Các tướng tâm tính không (có).
Trong năm ấm không ngã
Trong ngã, năm ấm không (có)
Phân biệt không là pháp
Mà pháp chẳng phải không.
Như ngu si phân biệt
Có tất cả các pháp
Như vậy thấy có thật
Tất có nên thấy thật.
Tất cả pháp nếu không
Không nhiễm, tịnh cũng không
Ngu si thấy như vậy
Pháp đó chẳng như vậy.
Tướng mê hoặc biệt phân
Là tha lực phân biệt
Tướng đó sẵn có tên
Tên là tướng phân biệt.
Tên tướng là phân biệt
Hòa hợp việc nhân duyên
Nếu chẳng sinh tâm đó
Là tướng Ðệ nhất nghĩa.
Báo tướng Phật thể chân(thật)
Và tướng Phật biến hóa
Bồ tát và chúng sinh
Cùng đất nước mười phương.
Pháp tập khí hóa Phật
Và tạo tác hóa Phật
Tất cả đều từ nước
A Di Ðà mà ra
Ứng, hóa Phật nói pháp
Và Báo Phật nói pháp
Kinh điển rộng tuyên dương
Ông nên biết mật ý.
Phật tử sẵn có nói
Và với các Thế Tôn
Là đều hóa Phật nói
Chẳng phải người thuần(thục) nói.
Là các pháp chẳng sinh
(Mà) Pháp đó chẳng phải không
Huyễn, Càn thát bà thành
Như mộng hóa tương tợ.
Ðủ thứ chuyển theo lòng
Chỉ tâm, phi pháp khác
Tâm sinh, đủ thứ sinh
Tâm diệt, đủ thứ diệt.
Chúng sinh vọng phân biệt
Không vật mà thấy vật
Không nghĩa chỉ là tâm
Không phân biệt được thoát.
Ðời vô thỉ luận suông(hí luận)
Y chỉ ở phiền não
Các phân biệt huân tu
Vậy nên sinh tà kiến.
Thứ không phân biệt nghĩa
Chân như là trí cảnh
Chuyển đó là tịch tịnh
Là cảnh giới Thánh nhân.
Quan sát nghĩa, suy nghĩ
Là phàm phu suy nghĩ.
Niệm Chân như suy nghĩ.
Là chư Phật suy nghĩ.
Phân biệt các pháp thể
Tất cả pháp chẳng sinh
Nương tha lực nhân duyên
Chúng sinh mê phân biệt.
Tha lực nếu sạch trong (thanh tịnh)
Lìa phân biệt tương ứng
Chuyển đó tức Chân như
Lìa phân biệt là hạnh.
Chớ phân biệt biệt phân
Phân biệt là không thật
Phân biệt pháp mê hoặc
Thủ, khả thủ chẳng cùng (tận).
Thấy ngoại cảnh phân biệt
Phân biệt là thể thật
Tâm phân biệt biệt phân
Pháp đó nhân duyên sinh.
Nghĩa ngoại đạo tà kiến
Vô nghĩa chỉ là tâm
Quan sát lượng tương ưng
Hay diệt thủ khả thủ(lấy).
Cảnh giới bên ngoài không(có)
Ngu si vọng phân biệt
Huân tập thêm lớn lòng
Tượng tợ sinh các pháp.
Hai phân biệt diệt tan
Cảnh giới Chân như trí
Vô pháp tướng phát sinh
Chẳng nghĩ bàn Thánh cảnh.
Phân biệt và tướng danh
Thật thể hai thứ tướng
Chánh trí và Chân như
Là thành tựu thật thể.
Cha mẹ hòa hợp nương(theo)
A lê gia thức hợp
Như chuột, váng sữa, bình…(?)
Chung trắng, đỏ tăng trưởng.
Mụt nhọt dày, thây cong
Chẳng sạch nương họa tiết
Gió nghiệp bốn đại tăng (trưởng)
Như những trái thành thục (chín mùi)
Năm và ở năm năm (ngũ cập ư ngũ ngũ(?))
Và có chín thứ lỗ
Những lông che khắp cùng
Tăng trưởng sinh như vậy.
Sinh như trùng trong phân
Như người thức trong ngủ
Mắt thấy sắc, niệm khởi
Sinh phân biệt lớn thêm.
Phân biệt và chuyên niệm
Rồi hòa hợp môi răng
Miệng bắt đầu nói năng
Như Anh vũ đùa tiếng (lộng thanh).
Các ngoại đạo nói định
Ðại thừa chẳng quyết định
Nương tâm chúng sinh định
Tà kiến chẳng thể gần.
Thừa ta, trí nội chứng
Vọng giác chẳng phải cảnh(giới)
Sau khi Phật Niết Bàn(Diệt độ)
Vị lai sẽ có kẻ
Này Ðại Tuệ! Lắng nghe!
Có kẻ trì pháp ta
Ở trong nước nam lớn (?)
Có Ðại đức Tỳkheo
Tên Long Thọ Bồ tát
Giỏi phá thấy có không (hữu vô kiến)
Pháp ta vì người nói
Pháp Ðại thừa không trên (Vô thượng).
Chứng được Hoan Hỷ địa
Vãng sinh nước Lạc An.
Trí tuệ quan sát pháp
Chẳng thấy pháp thể chân(thật)
Vậy nên chẳng thể nói
Và nói thể cũng không.
Nếu nhân duyên sanh pháp
Chẳng được nói có, không
Trong nhân duyên có vật
Ngu phân biệt có, không.
Tà kiến, hai tà pháp
Tà biết lìa pháp ta
Tất cả danh tự pháp
Thường học vô lượng kiếp.
Ðã học lại học thêm
Cùng chung nhau phân biệt
Nếu chẳng nói các tên
Thì thế gian mê hoặc.
Vậy nên tạo tự danh
Vì trừ nghiệp mê hoặc
Ba thứ phân biệt nương
Ngu si phân biệt pháp.
Mê phân biệt nương danh(tên)
Và nhân duyên hay sinh
Pháp chẳng sinh, chẳng diệt
Tự tính như hư không.
Pháp vô thể là thể
Tướng phân biệt tức thể
Huyễn hóa và bóng hình
Ngọn lửa, mộng, tiếng vang
Càn thát bà, vừng lửa…
Các pháp như vậy sinh
Chẳng hai, Chân như, không(trống không)
Thật tế và pháp thể.
Ta nói, phân biệt không (có)
Thành tựu pháp tướng đó
Cảnh giới rỗng miệng, lòng
Thật mới lập hư vọng (?)
Tâm rơi vào hai biên
Vậy nên lập phân biệt.
Có, không rơi hai biên
Do tại cảnh giới tâm
Xa lìa các cảnh giới
Bấy giờ chính diệt tâm.
Do lìa cảnh giới thủ
Ðó diệt, chẳng có, không
Như cảnh giới Thánh nhân
Người ngu chẳng thể biết.
Trụ Chân như có diệt
Kẻ trí có thể nhìn
Như các pháp đó trụ
Người trí có thể nhìn
Pháp thể chẳng như vậy
Do tướng các pháp không
Kẻ ngu si thấy sắt
Phân biệt cho là vàng.
Chẳng phải vàng (mà) thấy vàng
Ngoại đạo thủ pháp vậy.
Vốn không nói trước sinh(thỉ sinh).
Trước sinh sau hoàn(trở lại) diệt.
Từ nhân duyên có, không
Lời này ta chẳng dạy
Pháp vô thỉ vô chung
Không tướng trụ như vậy.
Do trụ tướng thế gian
Người tà giác chẳng biết
Pháp quá khứ chẳng không
Pháp vị lai là có
Pháp hiện tại cũng có
Chẳng nên nói pháp sinh.
Khi chuyển và hành tướng
Các đại và các căn
Hư vọng thủ “trung ấm”(phần còn lại sau khi chết)
Nếu thủ (lấy) phi giác thì
Tất cả Phật Thế Tôn
Chẳng nói nhân duyên sinh.
Nhân duyên tức cõi thế
Như Càn thát bà thành
Chỉ pháp duyên hòa hợp
Nương pháp này sinh pháp.
Lìa các pháp hòa hợp
Chẳng diệt cũng chẳng sinh
Gương và ở trong nước
Mắt và khí (đồ) ma ni
Mà thấy các cảnh tượng (hình dáng trong gương).
Các ảnh tượng là không
Như thú thích “không thủy”
Thấy đủ thứ sắc hình
Ðủ thứ tựa như có
Như mộng, con thạch mỡ.
Thừa ta phi Ðại thừa
Phi thanh cũng phi tự (chữ)
Phi giải thoát, phi đế
Phi cảnh giới tịch tịnh
Mà thừa ta, Ðại thừa
Các tam muội tự tại.
Thân như ý đủ thứ
Hoa tự tại trang nghiêm
Nhất thể và biệt thể
Không pháp trong nhân duyên.
Lược nói các pháp sinh
Rộng nói các pháp diệt.
Chẳng sinh, không là một
Mà sinh, không là hai.
Chẳng sinh, không là thắng
Sinh, diệt tức là không.
Chân như, không, thật tế
Pháp giới cùng Niết Bàn
Thân và ý đủ thứ
Ta nói pháp khác tên (dị danh).
Kinh, Tỳ Ni, Tỳ Ðàm
Phân biệt ngã thanh tịnh
Chẳng y nghĩa, y danh
Ðó chẳng biết vô ngã.
Phi Phật, phi ngoại đạo
Phi ngã cũng chẳng (phải) còn (phi dư)
Từ duyên thành có pháp
Thì sao các pháp không? (có)
Người nào thành tựu có
Từ nhân duyên nói không?
Nói pháp sinh tà kiến
Vọng phân biệt có, không.
Nếu người thấy chẳng sinh
Cũng thấy pháp chẳng diệt
Người đó lìa có, không
Thấy thế gian tịch tịnh.
Chúng sinh thấy biệt phân
Khả kiến như sừng thỏ
Phân biệt là hoặc mê
Như chim yêu ánh lửa.
Hư vọng phân biệt pháp
Nương thấy phân biệt kia
Không nhân duyên phân biệt
Không nhân chẳng nên chia.
Như nước mà lấy nước
Như thủ vọng sinh yêu.
Ngu si thấy như vậy
Thánh nhân không như vậy.
Thánh nhân thấy sạch trong
Do sinh ba giải thoát
Lìa các pháp tử sinh
Tu hành chỗ tịch tịnh.
Rất khoái diệu phương tiện
Biết việc diệu nước non
Ta vì các con nói
Chẳng vì những thừa nhỏ (tiểu thừa).
Ba cõi là vô thường
Không, vô ngã, lìa ngã
Tướng riêng (biệt tướng) và tướng đồng.
Ta nói vì Thanh Văn.
Mọi pháp chẳng chấp trước
Ðộc hành lìa thế gian
Ta nói quả Duyên Giác
Phi cảnh giới tư lương.
Phân biệt ngoài thật thể
Từ tha lực nên sinh
Thấy tự thân mê hoặc
Bấy giờ chuyển các tâm.
Thập địa tức Sơ địa
Sơ địa tức Bát địa
Cữu địa tức Thất địa
Thất địa tức Bát địa
Nhị địa tức Tam địa
Tứ địa tức Ngũ địa
Tam địa tức Lục địa
Tịch tịnh không thứ lớp
Các pháp tịch tịnh luôn
Người tu hành không pháp
Bình đẳng pháp có không
Bấy giờ Thánh được quả.
Thể tướng các pháp không
Làm sao ở không (có) pháp
Mà tạo tác ngang bằng (bình đẳng)
Tịch diệt không phân biệt.
Nếu chẳng thấy các tâm
Pháp trong và ngoài động
Bấy giờ diệt pháp xong
Thì thấy tâm bình đẳng.
Ngu vô thỉ lưu chuyển
Thủ pháp như ôm mang
Lừa (dối) phàm phu mà chuyển.
Như nhân quế, quế sinh.
Nương nhân đó mà quán
Ý thủ cảnh giới chung
Nương vào chủng tử thức
Có thể tạo tâm nhân.
Tu được và trụ giữ
Tùy chủng loại được thân
Và sở đắc trong mộng
Thông này có bốn giống (thứ).
Trong mộng sở đắc thông
Và với ân chư Phật
Thủ chủng loại thân được
Thông đó chẳng thật thông.
Huân tập tâm, chủng tử
Tựa có pháp chuyển sinh
Người ngu chẳng hay biết
Vì họ, nói pháp sinh.
Phân biệt ở ngoại vật
Các pháp tướng được thành.
Bấy giờ lòng buồn bực
Chẳng thấy tự mê hoặc.
Vì sao nói có sinh?
Vì sao nói không thấy?
Chẳng thể thấy mà thấy ?
Nguyện xin nói vì con!
Vì đối với những ai?
Nói những pháp nào có?
Vì đối với những ai?
Nói những pháp nào không?
Tâm thể tự thanh tịnh
Ý khởi vẩn đục chung
Ý và tất cả thức
Hay huân tập chủng tử
A lê gia xuất thân
Ý xuất cầu các pháp
Ý thức chọn cảnh giới
Mê hoặc kiến tham lấy.
Pháp sở kiến tự tâm
Ngoại pháp, không ngoại pháp
Quán như vậy mê lầm
Chân như luôn nhớ nghĩ
Cảnh giới người tu thiền
Nghiệp đại sự chư Phật
Ba (thứ) này chẳng nghĩ bàn
Là cảnh giới kẻ trí.
Quá khứ, hiện, vị lai
Niết Bàn và hư không
Ta nương thế đế nói
Chân đế không tự danh.
Nhị thừa và ngoại đạo
Ðều chấp trước tà kiến
Mê mất ở trong tâm
Phân biệt ở ngoại pháp.
Bích Chi Phật, Bồ tát
La hán thấy chư Phật
Chủng tử Bồ Ðề bền
Và trong mộng thành tựu.
Ở đâu? Vì những gì?
Tại sao? Vì nhân gì?
Việc làm vì nghĩa gì?
Nguyện xin nói vì con!
Tâm huyễn khử tịch tịnh
Bè đảng nói có, không
Trong lòng mê bền chắc
Nói huyễn có, huyễn không.
Tướng sinh diệt tương ứng
Tướng, khả tưởng có không,
Phân biệt chỉ là ý
Năm thứ thức cùng chung.
Bóng gương cùng sóng nước…
Từ tâm chủng tử sinh
Nếu tâm và cả ý
Mà các thức chẳng sinh
Thì được Như ý thân
Cho đến ngôi Phật địa.
Ấm, giới và các duyên
Là pháp tự thể tướng
Giả danh và nhân tâm
Như mộng như mao luân.
Thế gian như huyễn, mộng
Thấy y chỉ thật chân
Các tướng thật tương ứng
Lìa các nhân đo lường.
Nội cảnh các Thánh nhân
Thường quán các diệu hạnh
Mê che nhân đo lường
Khiến thế gian thật giải.
Lìa mọi luận bàn suông (hí luận)
Trí chẳng trụ mê hoặc
Thể tướng các pháp không (có).
Không và thường, vô thường.
Lòng trụ ở ngu dại
Mê hoặc nên biệt phân
Nói về những pháp đó
Chẳng phải nói vô sinh.
Một, hai và cả hai(?)
Bỗng nhiên tự tại có
Nương thời(gian) thắng vi trần.
Duyên phân biệt thế gian.
Hạt giống đời là thức
Y chỉ nhân đó sinh
Như nương vách vẽ tượng(hình dáng)
Biết thật là diệt tan.
Như người thấy ở huyễn
Cũng vậy, thấy tử sinh
Người ngu nương bóng tối
Trói buộc, giải thoát sinh.
Những đủ thứ nội ngoại
Các pháp và nhân duyên
Tu hành quán như vậy
Chỗ tịch tịnh trụ yên.
Vô tâm trong huân tập
Lòng chẳng huân tập chung
Lòng không tướng sai biệt
Huân tập trói buộc lòng.
Như cấu(cấu bẩn) thấy huân tập.
Ý từ ở thức sinh
Như lụa, tâm cũng thế
Nương huân tập chẳng rõ (rệt).
Như vật phi vô vật
Ta nói hư không vậy.
Trong A lê gia thân
Lìa khỏi vật có không
Ý thức chuyển diệt xong
Lòng lìa khỏi pháp bẩn.
Tất cả pháp biết thông
Nên ta nói tâm Phật.
Ỏ ba cõi đoạn tuyệt
Lìa khỏi pháp có không.
Thế gian bốn tương ứng
Các hữu đều như huyễn
Là hai pháp thể tướng
Thất địa từ tâm sinh.
Ðịa khác cũng viên thành
Nhị địa và Phật địa
Sắc giới, Vô sắc giới
Dục giới và Niết Bàn.
Tất cả tâm cảnh giới
Chẳng lìa khỏi trong thân
Nếu thấy các pháp sinh
Là sinh pháp mê hoặc.
Hiểu tự tâm mê hoặc
Là chẳng sinh các pháp,
Không sinh thể tướng pháp
Sinh tức chấp thế gian.
Thấy các tướng như huyễn
Như vậy pháp thể tướng
Thủ hư vọng tư tâm
Chớ phân biệt các pháp.
Vì si không trí nói
Ba thừa cùng một thừa
Và nói đến vô thừa
Các thánh nhân tịch tịnh.
Pháp ta có hai thứ
Tướng pháp và chứng nữa
Bốn thứ tướng châm lường
Lập lượng, pháp tương ứng.
Hình và tướng thắng chủng
Thấy mê hoặc biệt phân
Danh tự và hành xứ
Hạnh Thánh thật sạch trong (thanh tịnh).
Nương phân biệt (mà) phân biệt
Nên có tướng phân biệt
Lìa phân biệt (mà) biệt phân
Cảnh giới Thánh thật thể.
Chẳng biến (đổi) thật thường hằng
Tính sự và thật thể
Chân như lìa pháp tâm
Xa lìa khỏi phân biệt.
Nếu có pháp sạch trong (thanh tịnh)
Cũng không có nhiễm pháp
Do có thanh tịnh tâm
Mà thấy có nhiễm pháp.
Cảnh giới Thánh sạch trong
Vậy nên không thật sự
Là tướng các pháp thể
Cảnh giới của Thánh nhân.
Từ nhân sinh thế gian
Lìa khỏi các phân biệt
Như huyễn, mộng vân…vân..
Thấy pháp được giải thoát.
Huân tập nhiều não phiền (đủ thứ)
Chung tâm tương ứng sinh
Chúng sinh thấy ngoại pháp
Chẳng phải pháp thể tâm.
Tâm pháp thường thanh tịnh
Chẳng phải mê hoặc sinh
Mê từ phiền não khởi
Vậy nên tâm chẳng thấy.
Mê hoặc tức thật chân
Chỗ khác chẳng thể được
Chẳng ấm, chẳng chỗ khác
Quán ấm, hành thật chân.
Lìa thấy, giỏi thấy tướng
Nếu thấy pháp hữu vi
Thấy tự tâm thế gian
Người đó giỏi lìa tướng
Chớ thấy pháp duy tâm
Chớ phân biệt ngoại nghĩa
Trụ Chân như xét xem
Qua khỏi tâm cảnh giới
Qua cảnh giới tâm xong
Xa lìa các tịch tịnh
Tu hành trụ tịch tịnh
Hành giả trụ lặng yên (tịch tịnh).
Chẳng thấy Ma ha diễn (Ðại thừa)
Tịch tịnh là tự nhiên
Nương các nguyện tịch tịnh
Trí vô ngã tịch tịnh.
Nên quán cảnh giới tâm
Cũng quán cảnh giới trí
Trí tuệ quán cảnh giới
Ở trong tướng chẳng mê.
Cảnh giới tâm: Khổ đế
Tập là cảnh giới trí
Nhị đế và Phật địa
Là cảnh giới Bát nhã.
Ðắc quả và Niết Bàn
Và cả tám thánh đạo
Tất cả pháp, biết thông
Ðược Phật trí thanh tịnh.
Nhãn sắc và cả minh (ánh sáng)
Hư không cùng tâm ý
Như vậy hòa hợp lại
Thức từ Lê gia sinh
Năng thủ, khả thủ thọ (nhận)
Vô sự cũng vô danh.
Không có nhân phân biệt
Nếu thủ lấy ở giác
Thì trong nghĩa không danh
Trong danh, nghĩa cũng vậy.
Nhân không nhân mà sinh
Chớ phân biệt (mà) phân biệt
Tất cả pháp không thật
Cũng vậy lời ngữ ngôn.
Nghĩa vậy không, chẳng không.
Ngu si thấy pháp đúng
Vọng lấy mà trụ chân (thật)
Tà kiến nói giả danh.
Một pháp thành năm thứ (?)
Như thật giỏi lìa xa
Năm thứ là pháp ma
Có, không vượt qua khỏi.
Chẳng phải tu cảnh giới
Là pháp ngoại đạo mà!
Chẳng cầu có pháp tà
Cũng không tương kiến ngã.
Do là pháp mình thường
Chỉ từ ngôn ngữ sinh
Thật đế chẳng thể nói
Tịch diệt thấy pháp liền.
A lê gia y chỉ
Ý thức hay chuyển sinh
Nương hư, hư vọng thành
Chân như là tâm pháp
Như vậy người tu hành
Hay biết tâm tính thể
Phân biệt thường, vô thường
Ý tướng và sự việc
Sinh và cùng chẳng sinh
Hành giả chẳng nên thủ (lấy)
Hai pháp chớ biệt phân
Thức từ Lê gia sinh
Một nghĩa hai tâm pháp
Chẳng biết như vậy sinh.
Thủ (lấy) một pháp, hai pháp
Là cảnh giới người phàm
Không người nói và nói
Chẳng không do thấy tâm.
Chẳng thấy ở tự tâm
Nên sinh màn lưới thấy
Các nhân duyên chẳng sinh
Các căn cũng như vậy.
Giới và năm ấm không
Không hữu vi, không tham
Vốn không có tác nghiệp
Phi hữu vi, chẳng làm.
Không trừ, cũng không buộc
Không buộc, không giải thoát
Không vô ký, vô vật
Không pháp, không phi pháp
Không thời không Niết Bàn
Pháp thể cũng là không
Không Phật, không thật đế
Không nhân cũng không quả
Không diệt, không đảo điên
Không diệt cũng không sinh
Mười hai chi cũng không
Biên, vô biên cũng vậy
Các tà kiến lìa khỏi
Vậy nên nói duy tâm.
Phiền não, nghiệp và thân
Tác giả cùng quả báo
Như mộng và ngọn lửa
Như Càn thát bà thành…
Trụ ở trong tâm pháp
Các pháp tướng mà sinh
Trụ ở trong tâm pháp
Mà thấy pháp đoạn, thường.
Trong Niết Bàn không ấm
Tưởng vô ngã cũng không
Hay vào chỉ là tâm
Giải thoát chẳng chọn tướng.
Thấy lỗi gì tha nhân
Bên ngoài chúng sinh thấy
Tâm chẳng phải có, không
Do huân tập chẳng hiển (rõ rệt).
Trong bẩn chẳng thấy trắng
Trong trắng chẳng thấy bẩn
Như mây che hư không
Vậy nên tâm chẳng thấy.
Tâm hay tạo tác nghiệp
Trí ở trong phân biệt
Tuệ hay quán lặng yên (tịch tịnh).
Ðược pháp thể đại diệu.
Cảnh giới buộc, tâm nương
Trí nưong giác quán sinh
Cảnh giới thắng tịch tịnh
Tuệ hay hành ở trong.
Tâm ý và ý thức
Ở trong tướng biệt phân
Ðược thể không phân biệt
Nhị thừa chẳng (phải) các con.
Tướng thắng nhân tịch tịnh
Chư Phật trí tuệ tịnh
Với thắng nghĩa hay sinh
Ðã lìa các tướng hành
Phân biệt pháp thể có
Tha lực pháp là không
Mê hoặc thủ phân biệt
Chẳng phân biệt tha lực.
Phi các đại có sắc
Có sắc phi các đại
Mộng, huyễn, càn thát bà
Thú khát yêu không nước.
Ta có ba thứ tuệ
Ðược y chỉ Thánh danh
Tâm trong không pháp sinh
Vậy nên tâm chẳng thấy.
Trụ giữ thân tư sinh (của sinh sống của thân)
Chúng sinh nương huân (tập) kiến
Nương tướng phân biệt kia
Mà nói đến các pháp.
Lìa tương ứng nhị thừa
Tuệ lìa hiện pháp tướng
Hư vọng thủ (lấy) pháp nên
Thanh Văn nhìn thấy pháp.
Hay vào chỉ là Tâm
Trí Như Lai vô cấu
Hoặc thật và chẳng chân (thật).
Từ nhân duyên sinh pháp.
Một hai là thấy tà
Rốt ráo hay thủ trước
Ðủ thứ các nhân duyên
Như huyễn không thật có.
Tướng như vậy đủ thứ
Phân biệt chẳng thể thành
Nương vào tướng phiền não
Trói buộc từ tâm sinh.
Chẳng biết pháp phân biệt
Tha lực là phân biệt
Thể phân biệt có thành
Tức là pháp tha lực.
Ðủ thứ thấy phân biệt
Ở phân biệt tha lực
Nghĩa thế đế đệ nhất
Ðệ tam không nhân sinh (?)
Phân biệt nói tương tục
Ðoạn là cảnh thánh nhân
Người tu hành một việc
Thấy đủ thứ chỉ tâm.
Chỗ đó không thể tâm
Tướng phân biệt như vậy
Người trong mắt bị màn
Ngăn phi sắc phi sắc
Như ngu thấy tha lực.
Như vàng lìa bụi trần
Như nước lìa bùn đục
Như hư không lìa vân (mây)
Phân biệt tịnh như vậy.
Có ba thứ Thanh Văn
Ứng, hóa và nguyện sinh
Lìa các tham si bẩn
Tướng các Như Lai không(có).
Trong lòng chúng sinh tâm
Thấy tượng Như Lai Phật
Phân biệt không như vậy
Pháp thể tha lực có.
Thấy có, không hai biên
Thấy nên thấy phân biệt
Nếu không pháp phân biệt
Tha lực làm sao có?
Xa lìa có pháp thể
Thật có pháp thể sinh
Y chỉ ở phân biệt
Mà thấy ở tha lực.
Nương hòa hợp tướng, danh
Mà sinh ra phân biệt
Việc thành tựu thường không
Tha lực phân biệt sinh.
Bấy giờ biết thật thể
Ðệ Nhất Nghĩa sạch trong (thanh tịnh).
Phân biệt có mười thứ
Tha lực có sáu thứ
Chân như là nội thân
Vậy nên không tướng khác.
Năm pháp là pháp chân (thật)
Và ba thứ thật tướng
Như vậy người tu hành
Chẳng hoại Chân như pháp
Tinh tú, mây, dáng hình
Tợ như thể nhật, nguyệt
Các chúng sinh thấy tâm
Khả kiến huân tập sinh.
Các Ðại không tự thể
Phi năng kiến, khả kiến
Nếu sắc từ Ðại sinh
(Thì) Các Ðại sinh các Ðại.
Như vậy Ðại chẳng sinh
Trong Ðại không bốn Ðại
Nếu quả là bốn Ðại
Thì đất, nước… là nhân
Thật và giả Danh sắc
Cũng vậy mà huyễn sinh.
Càn thát bà và mộng
Thú thích nước thứ năm
Nhất xiển đề năm thứ
Các tính cũng như thế.
Năm thừa và phi thừa
Niết Bàn có sáu thứ
Ấm có hai mươi tư
Sắc lại có tám thứ.
Phật có hai mươi tư
Phật tử có hai thứ
Cửa độ có trăm thứ
Thanh Văn có ba thứ.
Nước chư Phật chỉ một
Mà Phật cũng có một
Giải thoát có ba thứ
Lòng nghĩ có bốn thứ
Ngã, vô ngã sáu thứ
Cảnh khả tri bốn thứ.
Lìa khỏi các nhân duyên
Cũng lìa lỗi tà kiến
Biết ly cấu nội thân
Pháp Ðại Thừa Vô thượng.
Sinh và cả chẳng sinh
Có tám thứ, chín thứ
Thứ lớp nhất thời thành (chứng)
Lập pháp chỉ là một.
Vô sắc có tám thứ
Thiền sai biệt sáu thứ
Duyên Giác và Phật tử
Năng thủ có bảy thứ.
Không có pháp ba đời
Thường, vô thường cũng vậy,
Nghiệp quả và việc làm
Như làm việc trong mộng.
Phật tùng lai (từ xưa đến nay) chẳng sinh
Phật tử và Thanh Văn
Lòng lìa khỏi khả kiến
Cũng thường như pháp huyễn:
Thai sinh, chuyển pháp luân
Xuất gia và Ðâu suất
Trụ trong những đất nước
Khả kiến và chẳng sinh
Khứ, hành và chúng sinh
Nói pháp và Niết Bàn.
Hiểu thật đế đất nước
Pháp sinh từ nhân duyên
Các rừng cây thế gian
Vô ngã ngoại đạo hạnh.
Thiền thừa A lê gia
Chứng quả chẳng nghĩ bàn
Tính trăng và tinh tú
Các vua A tu la
Dạ xoa, Càn thát bà
Nhân nghiệp mà phát sinh
Chẳng thể nghĩ bàn biến(biến đổi).
Lùi nương huân tập duyên
Ðoạn tuyệt các biến dịch
Thì tội phiền não diệt.
Tất cả các Bồ tát
Mà như thật tu hành
Chẳng chứa các của báu
Voi ngựa và bạc vàng
Trâu dê cùng nô bộc…
Lúa gạo với ruộng vườn…
Chẳng nằm “xuyên khổng sàn” (giường xuyên lỗ (?))
Chẳng được “nên đồ địa”(bùn trét đất (?))
Ðồng đỏ trắng, bạc, vàng
Ðồ dùng và chén, bát…
Người tu hành tịnh hạnh
Tất cả chẳng được chứa.
Quần áo Kiều-xa-gia
Tất cả chẳng được mặc.
Cà sa Khâm-bà-la
Phân trâu, cỏ, trái, lá
Nước bùn đất xanh, đỏ
Nhuộm hoại màu trắng đi.
Bát bằng đá, gốm, sắt
Ngọc kha và lưu ly…
Bát như vậy cho giữ
Ðủ đầy lượng Ma đà.
Vì cắt may quần áo
Cho giữ tứ thốn đao(dao bốn tấc)
Lưỡi cong như bán nguyệt
Chẳng được học kỹ thuật.
Người như thật tu hành
Chẳng ra chợ buôn bán
Chạy theo người thế gian
Và những ưu-bà-tắc
Thường hộ giữ các căn
Biết được nghĩa như thật
Kinh điển đọc tụng luôn
Những Tỳ ni học tập
Chẳng xen lẫn thế gian
Người tu hành như vậy.
Chỗ trống cùng nghĩa trang
Dưới cây rừng, trong hang
Rừng Thi đà trong cỏ
Cho đến đất ngoài đồng
Người tu hành như thật
Trụ những chỗ như trên.
Ba y thường tùy thân
Chẳng chứa của tiền khác
Vì thân cần áo quần
Người khác cho, được nhận.
Ra đi vì xin ăn
Cũng chẳng nhìn phải, trái
Sáu thước trước được nhìn
An tường mà thẳng tiến.
Như ong hút mật bông(hoa)
Xin ăn cũng như vậy.
Tỳkheo, Tỳkheo ni
Trong chúng xen lẫn chúng
Ta vì Phật tử xướng:
Ðây là “ác mạng họat” (cách kiếm sống xấu, ác)
Người như thật tu hành.
Chẳng được ăn chỗ ấy.
Vương tử, tiểu vương, vương
Ðại thần và trưởng giả
Vì cầu xin uống ăn
Tất cả chẳng được đến.
Nhà chết và nhà sinh
Nhà yêu thích, nhà thân (quen).
Chúng Tỳkheo tạp nhạp…
Người tu hành chẳng ăn.
Chùa, nhà khói chẳng dứt
Thường là đủ thứ ăn
Nên vì người tạo tác
Hành giả chẳng nên ăn.
Lìa bè đảng có, không
Năng kiến, khả kiến buộc
Hành giả xem thế gian
Lìa khỏi pháp sinh diệt.
Sức tam muội tương ưng
Và các thông tự tại
Phân biệt nếu chẳng sinh
Chẳng lâu được Như pháp.
Từ người thắng, vi trần…
Trong duyên chớ phân biệt
Hòa hợp các nhân duyên
Hành giả chẳng phân biệt.
Phân biệt các thế gian
Từ huân (tập) sinh đủ thứ
Hành giả như thật xem
Ba hữu như huyễn, mộng.
Ba hữu chớ biệt phân
Của nuôi thân trụ giữ
Lìa bài báng có, không
Cũng lìa thấy có, không.
Ăn uống như uống thuốc
Thân tâm thường chánh trực
Chuyên cung kính một lòng
Phật và các Bồ tát
Người như thật tu hành
Nên biết những tướng luật
Và cả những điển Kinh
Giản trạch (chọn lựa) các pháp tướng.
Năm pháp thể và lòng
Tu hành không ngũ tướng
Thanh tịnh nội pháp thân
Các Ðịa và Phật địa
Người như vậy tu hành
Trụ ở hoa sen lớn
Chư Phật đại từ bi
Tay Như ý xoa đầu.
Ở sáu đường đến, đi
Các hữu sinh lòng chán
Phát khởi hạnh thật chân
Ðến trong Thi Ðà lâm.
Tướng hình thể nhật nguyệt
Và với tướng biển hoa
Lửa hư không đủ thứ
Người tu hành thấy pháp.
Thấy các tướng như trên
Chọn lấy pháp ngoại đạo
Cũng theo đạo Thanh Văn
Và cảnh giới Duyên Giác.
Lìa như vậy vân… vân…
Trụ ở chỗ tịch tịnh
Thì Phật diệu quang minh
Ði đến các đất nước,
Xoa đỉnh đầu Bồ tát
Tướng diệu xoa đỉnh này
Thuận theo Chân như pháp
Bấy giờ được diệu thân.
Có không nhân pháp thể
Lìa khỏi pháp đoạn thường
Bài báng pháp có không
Là phân biệt trung đạo.
Phân biệt không các nhân
Không nhân là đoạn kiến
Thấy đủ thứ ngoại pháp
Là người diệt trung đạo.
Chẳng xả các tướng pháp
Sợ có tướng đoạn tuyệt
Có, không là báng pháp
Như vậy nói trung đạo.
Giác chỉ là nội tâm
Ở ngoại pháp chẳng diệt
Chuyển hư phân biệt
Tức là pháp trung đạo.
Duy tâm không thể thấy
Lìa khỏi tâm chẳng sinh
Tức là pháp trung đạo
Ta và chư Phật nói,
Sinh và với chẳng sinh
Hữu vật, vô vật không
Các pháp không tự thể
Chớ phân biệt hai pháp.
Phân biệt là có pháp
Ngu phân biệt giải thoát
Chẳng giác tâm phân biệt
Lìa khỏi hai tướng thủ.
Giác biết tự tâm kiến
Thì lìa khỏi hai kiến
Như thật biết xa lìa
Chẳng diệt phân biệt tướng.
Thật biết tâm khả kiến
Thì biết phân biệt sinh
Chẳng sinh các phân biệt
Là Chân như lìa tâm
Lìa các lỗi ngoại đạo
Các pháp nếu thấy sinh
Kẻ trí kia nên lấy
Mà chẳng diệt Niết Bàn
Biết pháp này là Phật
Ta nói và Phật khác
Nếu thấy khác các pháp
Là nói việc ngoại đạo.
Chẳng sinh hiện ra sinh
Chẳng thoái hiện ra thoái
Như trăng nước đồng thời
Vạn ức nước nhìn thấy.
Một thân và không lường
Rót mưa và đốt lửa
Tâm, tâm thể chẳng khác
Nên nói chỉ là tâm.
Trong tâm chỉ là tâm
Tâm không tâm mà sinh
Ðủ thứ tướng sắc hình
Cái thấy chỉ là tâm.
Thân Phật và Thanh Văn
Cùng thân Bích Chi Phật…
Lại đủ thứ sắc thân
Chỉ nói là nội tâm
Cõi Vô sắc không sắc
Cõi Sắc và địa ngục
Sắc hiện làm chúng sinh
Chỉ là nhân duyên tâm.
Pháp Như huyễn tam muội
Mà thân như ý sinh
Tâm Thập địa tự tại
Bồ tát chuyển được đó.
Tự tâm phân biệt danh
Hí luận mà lay động
Nương thấy nghe, biết sinh
Ngu si nương tướng biết.
Tướng là thể Tha lực
Nó nương danh phân biệt
Phân biệt là các tướng
Nương tha lực pháp sinh.
Trí tuệ quán các pháp
Không tha lực, tướng không
Rốt ráo không thành tựu
Trí nương đâu biệt phân?
Nếu có pháp thành tựu
Lìa khỏi pháp có, không
Lìa khỏi thể có, không
Hai thể làm sao có?
Phân biệt hai thứ thể
Hai thứ thể nên có
Phân biệt thấy đủ thứ.
Cảnh giới Thánh sạch trong.
Phân biệt là đủ thứ
Phân biệt là tha lực
Nếu phân biệt khác thì
Rơi vào ngoại đạo thuyết.
Phân biệt là phân biệt
Thấy là thể tướng (của) nhân
Phân biệt nói phân biệt
Thấy là nhân tướng sinh.
Lìa khỏi hai phân biệt
Tức là pháp viên thành
Ðất nước hóa thân Phật
Một thừa và ba thừa.
Không Niết Bàn tất cả
“Không” lìa tất cả sinh
Phật ba mươi sai biệt
Riêng lại có mười thứ.
Khí dụng của mọi nước
Nương vào lòng chúng sinh
Như phân biệt tướng pháp
Hiện thấy đủ thứ pháp.
Pháp đó không đủ thứ
Pháp Phật (pháp thân Phật) ở thế gian.
Pháp Phật là chân Phật
Còn thì nương đó sinh (hóa sinh ra)
Chúng sinh tự chủng tử
Thấy tướng Phật tất cả
Nương mê hoặc chuyển lòng
Có thể sinh phân biệt.
Phân biệt chẳng lìa chân
Và chẳng lìa khỏi tướng
Thọ lạc và thể chân (thật)
Hóa lại làm các hóa (biến hóa).
Phật chúng ba mươi sáu (?)
Là thể Phật thật chân
Như xanh, đỏ và muối
Sữa trắng và mật đường
Lá, quả, hoa vân… vân…
Như những ánh sáng trăng
Phi nhất cũng phi dị
Như sóng trong nước dậy.
Như vậy bảy thức cùng
Chung hòa hợp với lòng
Như biển cả chuyển biến
Vậy nên sóng dậy lên.
A lê gia cũng vậy
Danh thức cũng như vậy
Tâm ý và ý thức
Nghĩa ngoại tướng phân biệt.
Tám tướng không sai biệt
Chẳng phải năng, khả kiến
Như sóng nước biển lớn
Không có tướng sai biệt.
Các thức ở trong tâm
Chuyển biến chẳng thể được
Tâm hay tạo các nghiệp
Ý là hay phân biệt
Ý thức hay biết pháp
Năm thức hư vọng thấy
Ðủ thứ trắng, đỏ, xanh
Thức chúng sinh hiện thấy
Ðối pháp tướng sóng nước
Là ta nói tịch mặc (Mâu Ni).
Ðủ thứ trắng, đỏ, xanh
Trong sóng nước không vậy
Các tướng, ngu si thấy
Nói chuyển ở trong lòng
Trong tâm không là thể
Lìa tâm không thấy ngoài
Nếu có được khả thủ
Nên có được năng thủ.
Trụ giữ thân tư sinh(của cải thân sinh sống)
Nói sóng nước tương tợ
Hiện thấy thức chúng sinh
Sóng nước chung tương tợ.
Sóng biển cả khởi lên
Hiện thấy như múa chuyển
Bản thức như vậy chuyển
Biết chẳng thủ vì sao?
Ngu si không trí tuệ
Bản thức như sóng bể (biển)
Sóng nước đối tướng chuyển
Vậy nên nói thí dụ:
Mặt trời mọc thế gian
Bình đẳng soi sinh chúng
Như vậy đèn Thế Tôn
Chẳngvì ngu (mà) nói pháp.
Trụ ở Chân như pháp
Chẳng nói thật vì sao?
Nếu nói ra pháp thật
Trong lòng không pháp thật
Như trong mộng và gương
Như sóng nước trong bể
Như cảnh giới tự tâm
Ðều thấy không sau, trước
Cảnh giới nhất thời không
Vậy nên sinh thứ lớp.
Thức hay biết các pháp
Ý lại hay biệt phân
Năm thức hiện thấy pháp
Tịch tịnh không thứ lớp.
Như thầy vẽ thế gian
Và đệ tử thầy vẽ
Ở diệu pháp ta trụ
Nói vì thật tu hành.
Lìa phân biệt phân biệt
Là thật trí nội thân
Ta nói vì Phật tử
Chẳng vì những ngu nhân.
Cũng như huyễn đủ thứ
Khả kiến không như thế
Nói đủ thứ cũng vậy
Nói cũng vậy chẳng vậy.
Vì một người nói pháp
Chẳng nói vì người khác
Như người bệnh chẳng đồng
Thầy thuốc cho thuốc riêng.
Chư Phật vì sinh chúng
Nói các pháp tùy lòng
Nương chủng tử ngoại pháp
Phân biệt nói hiện pháp.
Tâm thủ (lấy) pháp tha lực
Khả thủ là phân biệt
Y chỉ chủng tử tâm
Quán lấy ngoại cảnh giới.
Hai thứ chuyển mê hoặc
Lại không đệ tam nhân
Do mê hoặc chẳng sinh
Nương pháp nào chẳng sinh?
Sáu mươi, mười tám pháp
Vậy nên chỉ nói tâm.
Tự tâm thấy ngoại pháp
Thấy kia lìa khỏi ngã
Nếu vào lòng biệt phân
Thì lìa các pháp tướng.
Nương vào A lê gia
Hay sinh ra các thức
Ngu si vào nội thân
Tâm thấy ở ngoại nhập.
Thủ (lấy) tinh tú, mao luân
Như trong mơ thấy sắc
Hữu vi, vô vi thường
Phân biệt không như vậy.
Huyễn, Càn thát bà thành
Như cầm thú thích nước
Không vậy mà thấy có
Pháp tha lực cũng thế.
Hình tướng ngã, các căn
Ta nói ba thứ tâm
Tâm ý và ý thức
Lìa khỏi tự thể tướng
Tâm ý và ý thức
Lìa khỏi tha thể tướng
Tâm ý và ý thức
Không ngã, không hai thể.
Tướng năm pháp tự thể
Là cảnh giới Thế Tôn
Về tướng có ba thử
Nương vào một huân (tập) nhân
Như màu sắc một thứ
Thấy đủ thứ trên tường.
Hai thứ tâm vô ngã
Ý và các thức tướng
Năm thứ pháp thể tướng
Tính ngã không như vậy.
Xa lìa các tướng tâm
Thức lìa khỏi ý tướng
Thể các pháp như thế
Là cảnh giới của Ngã.
Lìa khỏi các pháp thể
Là tính của Như Lai
Nghiệp thân, miệng và ý
Kia chẳng tạo bạch pháp.
Tính Như Lai sạch trong
Lìa khỏi các tu hành
Tự tại tịnh các thông
Trang nghiêm lực tam muội
Ðủ thứ ý sinh thân
Là tính Như Lai tịnh
Lìa bẩn, trí nội thân
Lìa khỏi các tướng nhân.
Bát địa và Phật địa
Là tính các Như Lai
Viễn Hành, Thiện Thệ địa
Pháp Vân cùng Phật địa
Là tính của chư Phật
Ðịa khác xem ba thừa.
Nương riêng thân chúng sinh
Và vì ngu phế tướng
Vì nói bảy thứ địa
Nên Phật nói tâm địa.
Các chướng thân, miệng, lòng
Trong Thất địa không thế
Trong Bát địa diệu thân
Như mơ tướng bạo thủy.
Bát địa và Ngũ địa
Học đủ thứ kỹ thuật
Tất cả các Phật tử
Trong ba hữu làm vua.
Sinh và cùng chẳng sinh
Chẳng phân không chẳng không
Thật và cả chẳng thật
Không như vậy trong lòng.
Ðây thật, đây phi thật
Chớ phân biệt thật này
Duyên Giác và Thanh Văn
Chẳng vì Phật tử nói
Có không có phi thật
Cũng không có tướng không
Giả danh và thật pháp
Trong lòng tất cả không.
Nương thế đế có pháp
Ðệ nhất nghĩa đều không
Không thật pháp mê hoặc
Là các pháp thế đế.
Tất cả pháp, không pháp
Ta nói đến giả danh
Ngôn ngữ và thọ dụng
Ngu si thấy thật chân (như thật).
Theo với pháp ngữ ngôn
Là thật có cảnh giới
Từ ngôn ngữ pháp sinh
Thấy pháp không như vậy.
Như lìa vách, vẽ không (có)
Cũng như ảnh lìa tượng
Bản tịnh thức cũng vậy
Vì sóng chẳng hiện lên.
Như huyễn, tâm cũng vậy
Ý như người giảo hoạt
Thức với năm thứ chung
Phân biệt thấy như thải (năm sắc xen lẫn).
Nói là tập (quen) pháp chân
Tập (gom) sở hữu hóa làm
Là chư Phật căn bản
Còn thì ứng hóa Phật.
Lòng mê trong khả kiến
Trong lòng khả kiến không
Của nuôi thân trụ giữ
A lê gia hiện liền.
Tâm ý và ý thức
Thật thể năm thứ pháp
Hai thứ vô ngã tịnh
Lời nói Phật Như Lai.
Hư vọng giác phi cảnh
Và cũng vậy Thanh Văn
Là cảnh giới nội thân
Lời nói Như Lai Phật.
Dài ngắn đợi chờ nhau
Ðó đây sinh nương nhau
Có có thể thành không
Không có thể thành có
Và phân biệt vi trần
Sắc thể chẳng phân biệt.
Nói chỉ là ở tâm
Tà kiến chẳng thể tịnh
Trong đó phân biệt không
Chẳng không cũng như vậy.
Chỉ phân biệt có, không
Khả thuyết không như vậy
Hợp công đức vi trần
Ngu si phân biệt sắc.
Mỗi một vi trần không
Vậy nên không là nghĩa
Tự tâm thấy tướng hình
Chúng sinh thấy ngoại hữu (có ở bên ngoài)
Pháp khả kiến ngoài không
Vậy nên không là nghĩa.
Tâm như huyễn, mao luân
Càn thát bà thành, mộng
Cầm thú yêu hỏa luân
Thật không mà người thấy.
Một và thường, vô thường
Hai và chẳng hai nữa
Lỗi vô thỉ buộc ràng
Ngu si mê phân biệt.
Ta chẳng nói ba thừa
Mà chỉ nói một thừa
Vì nhiếp lấy sinh chúng
Vậy nên nói một thừa.
Giải thoát có ba thứ
Cũng nó pháp vô ngã
Trí bình đẳng, não phiền
Nương giải thoát phân biệt.
Cũng như cây trong nước
Bị sóng cuốn lênh đênh
Như vậy si Thanh Văn
Vì các tướng phiêu đãng.
Họ không chỗ rốt cùng
Cũng lại chẳng hoàn sinh (sinh trở lại).
Ðược Tịch diệt tam muội
Chẳng hay (biết) kiếp không lường.
Ðịnh của Thanh Văn đó
Chẳng phải Bồ tát ta
Lìa các tùy phiền não
Buộc phiền não nương theo.
Say cảnh vui tam muội
Trụ cõi Vô Lậu kia
Như người say cõi thế
Rượu tan thì tỉnh ra.
Người đó nhiên hậu được
Thân thể Phật pháp ta
Như kẻ chìm bùn sâu
Thân vùng vẫy đây đó.
Như vậy Thanh Văn say
Tam muội, chìm cũng vậy.
KINH NHẬP LĂNG GIÀ
– Quyển thứ chín hết -

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Bức Thành Biên Giới


Về mái chùa xưa


Kinh Di giáo


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.140.198.3 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập