Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
TỰA _PHẨM THỨ NHẤT_
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Thế Tôn trụ trên Trời Tịnh Quang (Śuddhāvāsa), Chúng Bồ Tát thanh tịnh chưa từng có, chẳng thể nghĩ bàn, tập hội tại BồĐề Đạo Trường.
Khi ấy Đức Thế Tôn bảo Tịnh Quang Thiên Tử (Śuddhāvāsa-kāyina¬devaputra): “Nay Bồ Tát này là Vị Tằng Hữu Bất Tư Nghị Hạnh Tối Thượng Thần Thông Biến Hóa Tam Ma Địa Giải Thoát Đạo Trường Bồ Tát (Acintyādbhuta¬prātihārya-caryā-samādhi-śuddhi-viśeṣa-vimokṣa-maṇḍala-bodhisatva) dùng Chân Ngôn Cú (Mantra-pāda) lợi ích tất cả chúng sinh, không có bệnh, sống lâu. Nguyện cho tất cả chúng sinh viên mãn phú quý.”
Bấy giờ Tịnh Quang Thiên Tửấy chắp tay, cung kính, phát lời như vầy: “Đức Thế Tôn đã nói Tam Ma Địa tối thượng mà Bồ Tát đã hành, ngồi tòa Kim Cương (Vajrāsana), giáng phục Ma oán, chuyển bánh xe Diệu Pháp (Sad-dharma-cakra). Lìa tất cả sự khổ não, bệnh tật, nghèo túng của Thế Gian, hành Chân Ngôn của Thế Gian khiến cho tất cả ước nguyện viên mãn. Tất cả lời dạy bảo của Đức Như Lai vì làm lợi ích cho tất cả chúng sinh. Nay con suy nghĩ việc đó như vậy.”
Lúc đó Đức Thích Ca Mâu Ni Phật (Śākyamuṇi-buddha) quán sát trên cõi Trời Tịnh Quang, nhập vào Tam Ma Địa (Samādhi) tên là Thanh Tịnh Cảnh Giới Phá Ám Quang Minh (Viśuddha-viṣaya-jyotir-vikaraṇa-vidhvaṃsinī). Khi nhập vào Định ấy thời từ tam tinh của Đức Thế Tôn phóng ra ánh sáng lớn, tên là Khai Hoa Chiếu Bồ Tát (Saṃkusmita-bodhisatva-sañcodanī). Lại phóng ra vô số trăm ngàn na do tha câu chi ánh sáng nhiễu quanh Đức Phật ba vòng. Nhiễu xong, đi qua ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Lại vượt hơn trăm ngàn hằng hà sa đẳng Thế Giới ở phương Đông Bắc, chỗ ấy có Thế Giới tên là Khai Hoa (Saṃkusmita), Đức Phật Thế Tôn ấy tên là Khai Hoa Vương Như Lai (Saṃkusmita-tathāgata), cõi ấy có Đồng Tử tên hiệu là Diệu Cát Tường (Mañjuśī- kumāra-bhūta), quá khứ thực hành Đại Nguyện Lực cùng với Bồ Tát Ma Ha Tát trụ chung một chỗ. Vịấy nhìn thấy ánh sáng xong, khuôn mặt mỉm cười bảo bảo các chúng Bồ Tát ấy rằng: “Này Phật Tử (Jina-putra)! Ánh sáng soi chiếu, chúng ta có thể cùng nhau đi.”
Khi ấy Diệu Cát Tường Đồng Tử Bồ Tát Ma Ha Tát vui vẻ quán sát hết thảy ánh sáng, hướng mặt về phương đó rồi trụ.
Bấy giờ ánh sáng ấy lại chiếu Thế Giới Khai Hoa đó với Đức Thế Tôn khai Hoa Vương Như Lai ấy. Lại nhiễu quanh ba vòng, sau đó nhập vào trên đỉnh đầu của Diệu Cát Tường Đồng Tử.
Khi ấy Diệu Cát Tường Đồng Tử liền từ chỗ ngồi đứng dậy, nhiễu quanh Đức Thế Tôn Khai Hoa Vương Như Lai ba vòng, cúi đầu mặt làm lễ, quỳ gối phải sát đất, bạch với Đức Khai Hoa Vương Như Lai rằng: “Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác (Bhagavate Śākyamuṇāye tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya) phóng ánh sáng triệu con. Nay con muốn qua chỗ của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật ở Thế Giới Sa Bà (Saha-lokadhātu) cung kính, đỉnh lễ, tùy hỷ tất cả Chân Ngôn Hạnh (Mantra-caryā), Thành Tựu Kết Đàn (Sādhana-upayika¬maṇḍala-vidhāna), Nghi Quỹ bí mật, tranh vẽ gia trì (Kalpa-rahasya-paṭala-vidhāna¬rūpa) với Nhất Thiết Như Lai Quán Đỉnh Bí Mật Tâm Ấn (Sarva-tathāgata-hṛdaya¬guhya-mudra-abhiṣeka) hay khiến cho tất cả chúng sinh viên mãn ước nguyện”
Như vậy nói xong. Lúc đó Khai Hoa Vương Như Lai bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Nay thích hợp với hết thảy việc vui Nguyện của ông, ông mau đến chốn ấy. Nếu thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì thay Ta hỏi thăm Ngài có ít bệnh, ít phiền não, cư ngụđi đứng có nhẹ nhàng an vui lợi ích chăng ?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn Khai Hoa Vương Như Lai lại bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Này Đồng Tử ! Đây là Chân Ngôn Hạnh (Manta-carya, Kết Đàn, Nghi Quỹ bí mật, Quán Đỉnh, Tâm Ấn, vẽ tượng, Gia Trì Hạnh, Hộ Ma Hạnh (Homa-caryā) của trăm ngàn hằng hà sa Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Giác…tất cả ước nguyện thảy đều viên mãn, tất cả chúng sinh yêu kính Minh Châu Phẩm Nghi. Chân Ngôn Thọ Ký (Vyākaraṇa-mantra) của Trí Vương Tự Tại trong ba đời quá khứ vị lai hiện tại; nếu có trì tụng thì quốc thổ an vui, hay giáng phục oán địch của phương khác. Nghi Quỹ Pháp Phẩm này; tất cả Thế Gian (Loka), Xuất Thế Gian (Lokottara), Phật (Buddha), Bồ Tát (Bodhi-satva), Thanh Văn (Śrāvaka), Bích Chi Phật (Pratiyeka-buddha) Bồ Tát Địa (Bodhisatva-bhūmi) khiến được thọ hành”
Nói xong, lại nói: “Ta cũng nguyện như vậy, vui tùy hỷ. Này Diệu Cát Tường Đồng Tử! Hết thảy việc ngày nay tùy theo nơi ông đã di, ở trước mặt của Đức Phật Thích Ca, nghe Chính Pháp này với vì ông nói Chân Ngôn này:
“Nẵng mô tam mãn đá một đà nam, ma tiến đát-dã, bát-la để hạđá xá, sa nẵng nam, án, la la, sa-ma la, a bát-la để hạđá xá, sa nẵng, câu ma la, lỗ ba, đà lý noa, hồng hồng, phả tra, phả tra, sa-phộc hạ”
*)Namaḥ samanta buddhānāṃ _ Acintya apratihata śāsanānāṃ _ Oṃ _ ra ra smara apratihata śāsana kumāra rūpa-dhāriṇa _ hūṃ hūṃ phaṭ phaṭ _ svāhā
Đây là Diệu Cát Tường Đồng Tử Căn Bản Chân Ngôn (Mañjuśī- kumāra¬bhūta- mūla-mantra) là Tâm của tất cả Như Lai mà tất cả Như Lai đã cùng tuyên nói. Ta cũng lại nói, nay ông sẽ nói. Ông đến Thế Giới Ta Bà (Saha-loka-dhātu) rộng vì giải nói, hay làm tất cả Phật sự.
_Lại nói Nội Tâm Chân Ngôn (Parama-hṛdaya-mantra) mà Đức Thích Ca Như Lai đã nói
“Án, phộc cát-dã na, nẵng mạc”
*)Oṃ _ Vākyeda namaḥ
_Lại nói Ngoại Tâm Chân Ngôn (Upa-hṛdaya-mantra) “Phộc cát-dã, hồng”
*)Vākye hūṃ
Khi ấy Đức Khai Hoa Vương Như Lai vì Diệu Cát Tường Đồng Tử nói Tam Ma Địa (Samādhi) tên là Trang Nghiêm Nhất Thiết Bồ Tát Hạnh Lệnh Đắc Bồ Đề (Sarva-vyūhālaṃkaro bodhisatva-caryā-niṣyanda bodhimaṇḍala-samanu-prāpaṇa)
Lúc đó Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Định này thời, bốn phương vô biên, trên dưới rộng lớn, tất cả chư Phật đầy khắp Thế Giới này, rồi lại khen rằng:”Lành thay! Lành thay Phật Tử! Ông hay nhập vào Tam Ma Địa tối thượng này! Tất cả Thanh Văn, Bích Chi Phật còn chẳng thể vào cho đến Hành Giả được vào Thập Địa Bồ Tát cũng chẳng thể vào Tam Ma Địa này”
Bấy giờ Khai Hoa Vương Như Lai, Đức Phật Thế Tôn ấy đồng nói Diệu Cát Tường Đồng Tử Nội Tâm Bí Mật Nhất Thiết Sự Thành Tựu Chân Ngôn (Mañjuśrī-kumāra-bhūtasya parama-hṛdayaṃ parama-guhyaṃ sarvārtha-sādhanaṃ mantra) tên là Nhất Tự Nội Bí Mật (Ekākṣaraṃ-paramaguhyaṃ) khiến cho tất cả chúng sinh làm việc tối thượng, đối với Hạnh Chân Ngôn riêng biệt cũng được thành tựu việc tối thượng
Khi ấy Đức Thế Tôn Khai Hoa Vương Như Lai yên lặng trong phút chốc, dùng con mắt Phật (Buddha-cakṣu) quán sát tất cả Thế Gian, tất cả chư Phật. Các Đức Thế Tôn ấy dùng Từ Ý (Ý ban vui) triệu thỉnh, đồng nói Chân Ngôn:
“Nẵng mạc tam mãn đá một đà nam. Hàm”
Namaḥ samanta buddhānāṃ _ Māṃ
(Bản Phạn ghi nhận Chân Ngôn này là: Namaḥ sarva-buddhānaṃ matraḥ)
Đây là Diệu Cát Tường Nội Tâm (Mañjuśrī-parama-hṛdaya) hay làm tất cả việc
_Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử từ Tam Ma Địa ấy khởi dậy, như khoảng tráng sĩ duỗi cánh tay, lại được Tam Ma Địa Tốc Tật Trí tên là Tối Thượng Biến Hóa (Viśeṣa-vikurvaṇa), dùng sức Thần Thông trong khoảng sát na đi qua Thế Giới Sa Bà (Saha-loka-dhātu) ở trong hư không trên cõi Trời Tịnh Quang, ngồi tại đất báu Đại Ma Ni (Mahā-maṇi), phóng ánh sáng lớn chiếu tất cả chư Thiên ở Trời Tịnh Quang, nhập vào Tam Ma Địa tên là Minh Châu Trang Nghiêm Chiếu (Jyoti-ratna¬pratimaṇḍana)
Khi Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Định này thời hiện ra vô số lầu gác Bảo trang nghiêm (Ratna-pravibhakta-kūṭāgāra) vô số lọng báu (Ratna-cchatra) dài rộng trăm ngàn Do Tuần (Joyana), áo Trời (Divya-dṛśya), Đại Y (Mahā-paṭṭa), các Anh Lạc báu (Kalāpa) thanh tịnh trang nghiêm. Hoa cõi Trời (Divya-puṣpa), phướng (Dhvaja), Phan (Patāka), lưới báu (Mālākula), chuông mõ (Kiṅkiṇī) phát ra âm thanh vi diệu. Lại tuôn mưa hương và bột hương của cõi Trời với Bất Thoái Vị Bồ Tát (Vaivarttikatva-bodhisatva) cúng dường Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni của Ta
Bấy giờ, Tịnh Quang Thiên Tửấy nhìn thấy Thần Thông biến hóa của vị Bồ Tát kia thì nghi sợ chưa từng có, lông trên thân dựng đứng lên, chấn động cung Trời, mê mờ kinh sợ. Nay vì sao Thần Thông của Ta đều mất hết! Suy nghĩ tướng này rồi cao giọng xóng lên rằng: “Nguyện xin Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của con hãy rũ thương cứu giúp”
Khi ấy, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni bảo các Thiên Tử của Trời Tịnh Quang rằng: “Đừng sinh kinh sợ! Vị Thánh ấy là Diệu Cát Tường Đồng Tử Bồ Tát Ma Ha Tát từ cõi Phật Khai Hoa Vương Như Lai đi đến chỗ của Ta, cung kính lễ bái, tùy vui với Đại Sự Chân Ngôn Phương Quảng Vị Tằng Hữu Thậm Thâm Pháp Cú (Mahatārtha-caryā-mantrapada-vaipukyādbhuta-dharmapadaṃ)
Lúc đó, Diệu Cát Tường Đồng Tử nhiễu quanh Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni ba vòng, cúi đầu mặt lễ bàn chân của Đức Phật, vui vẻ chiêm ngưỡng, dùng âm vi diệu nói lời khen ngợi là:
“_Quy mệnh Điều NgựĐại Trượng Phu (Muktāyājanya)
Quy mệnh Vô Thượng Đại Trượng Phu (Puruṣottama)
Quy mệnh Tối Thượng Đại Trượng Phu (Puruṣa-śreṣṭha)
Hay làm tất cả việc thành tựu
_Quy mệnh Sư Tử Đại Trượng Phu (Puruṣa-siṃha)
Hay phá tất cả các việc ác
_Quy mệnh Vô Úy Đại Trượng Phu (Mahā-vīra)
Hay phá tất cả các nẻo ác
_Quy mệnh Bạch Liên Đại Trượng Phu (Puruṣa-puṇḍarika)
Hương thơm Phước Trí (Puṇya-gandha) không bờ mé
_Quy mệnh Liên Hoa Đại Trượng Phu (Puruṣa-padma)
Thanh tịnh vượt qua bùn ba cõi
_Quy mệnh Giải Thoát Đại Trượng Phu (Mukta)
Hay lìa tất cả các khổ não
_Quy mệnh Tịch Tĩnh Đại Trượng Phu (Śānta)
Hay khéo điều phục tất cả ác
_Quy mệnh Thành Tựu Đại Trượng Phu (Siddha)
Khéo biết tất cả Chân Ngôn Ngữ
_Quy mệnh Cát Tường Đại Trượng Phu (Maṅgalya)
Mọi điều chẳng lành, hay tốt lành
_Quy mệnh Phật Đà Đại Trượng Phu (Buddha)
Khéo biết tất cả các Pháp Tạng
_Quy mệnh Như Lai Nhất Thiết Pháp (Tathāgatāya-sarva-dharma)
Khéo vào chân thật, không hý luận
_Quy mệnh Như Lai Nhất Thiết Trí (Sarva-jña))
Nhất Thiết Trí Trí (Sarva-jñāna) lìa Pháp huyễn
Hết thảy ba Thừa (Tri-yāna), Đạo Vô Lậu
Khiến vào Niết Bàn (Nirvāṇa) mà an trụ”
Bấy giờ Diệu Cát Tường Đồng Tử khen ngợi, quy mệnh xong, lại nói rằng: “Thế Tôn! Con đi qua trăm ngàn hằng hà sa Thế Giới thuộc phương Đông Bắc, ở chỗ kia có cõi Phật (Buddha-kṣetra) tên là Khai Hoa (Saṃkusmita), nơi ấy có Đức Thế Tôn tên là Khai Hoa Vương Như Lai, Ứng Cún,g Chính Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn (Saṃkusmita-tathāgata arhate samyaksaṃbuddha vidyācaraṇa-saṃpaṇa sugata loka-vid anuttara puruṣa-damya-sārathi śāstā-deva-manuṣyānāṃ buddha bhagavat) nói Pháp: chặng đầu tốt lành, chặng giữa tốt lành, chặng sau tốt lành. Nghĩa ấy sâu xa, lời ấy xảo diệu, thuần nhất không có tạp, tròn đầy tướng Phạm Hạnh trong sạch. Đức Phật ấy như vậy an trụ tướng nói Pháp, cho đến lại nói nghĩa của Chân Ngôn Hạnh (Mantra-caryā), tu Bồ Tát Tạng, phương tiện cứu độ, khiến thực hành con đường của Ba Thừa, đắc được sự an vui sâu xa… vì tất cả chúng sinh ấy, tuyên nói như vậy.
Nay khi con đi thời Đức Khai Hoa Như Lai sai con đến tôn kính dưới chân, thăm hỏi Ngài có ít bệnh, ít phiền não, cư ngụđi đứng có nhẹ nhàng an vui lợi ích chăng ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất là hiếm có, ở thời Mạt Thế (Paścima-kāla) hiện bày nói Pháp, nơi Đạo của Ba Thừa lợi lạc cho Người,Trời thảy đều bình đẳng, thực hành đại tinh tiến chặt đứt khổ của ba cõi, khiến cho các hữu tình ấy đối với con đường Niết Bàn (Nirvāṇa-mārga) được an vui lớn. Đức Phật Thế Tôn của con như vậy biết Tâm của Đức Phật này”.
Đồng Tử lại nói rằng: “Làm thế nào có thể được sự chưa từng có chẳng thể nghĩ bàn? Đức Phật Thế Tôn tự tại biến hóa Tâm, Trí, Ý, Hạnh vào sâu trong tướng của Pháp, trăm ngàn na do tha câu chi Kiếp nói tất cả Chính Pháp ấy khéo phá tất cả sắc tướng, rốt ráo chân thật, thông đạt Vô Tướng (Animitta:không có hình tướng). Hạnh Đức như vậy thời Đức Thế Tôn có thể biết, chứ con chẳng thể biết”
Lúc đó Điệu Cát Tường Đồng Tử dùng Thần Lực của mình hóa làm tòa hoa sen báu to lớn, chiêm ngưỡng Đức Thích Ca Thế Tôn.
Bấy giờ Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni nghe Diệu Cát Tường Đồng Tử Bồ Tát Ma Ha Tát dùng mọi loại ngôn thuyết nói về việc quá khứ của Đức Khai Hoa Vương Như Lai với ước nguyện diễn nói Pháp của Bồ Tát Hạnh, Nghi Quỹ sâu xa màu nhiệm…. nên (Đức Phật) dùng tiếng Phạm Âm (Brahma-ghoṣa) Ca Lăng Tần Già (Kalaviṅka) tương ứng với quần cơ (vạn vật, hay mọi căn cơ) bảo Diệu Cát Tường Đồng Tử rằng: “Lành thay Diệu Cát Tường! Pháp Hành của bậc Thượng Nhân kia được tất cả Phật nói, vì tất cả Bồ Tát khiến cho được tất cả Chân Ngôn Cú (Mantra¬pada), Quán Đỉnh bí mật (Guhya-ābhiṣeka), Ấn (Mudra), Đàn (Maṇḍala), Nghi Quỹ (Kalpa), sống lâu, ít bệnh, tùy ý tự tại, tất cả viên mãn đều được thành tựu Nghi Quỹ (Sādhana) của Nhất Thiết Trí Trí (Sarvajña-jñāna). Quá khứ, vị lai, hiện tại lược nói khiến cho chúng sinh viên mãn ước nguyện.
Nếu đủ Giới Đức truyền Chân Ngôn Hạnh khiến cho kẻ khác yêu kính. Hoặc cầu Trí Tuệ, hoặc muốn ẩn thân, hoặc đi trên hư không mà chân chẳng chạm đất, hoặc lại vào trong lòng đất, hoặc giáng phục tất cả chỗ ham muốn đều được. Hoặc Dạ Xoa (Yakṣa) với Dạ Xoa Nữ (Yakṣiṇī), Dạ Xoa quyến thuộc, Tỳ Xá Ni (Piśāca), Tỳ Xá Chi (Piśācī), tất cả bộĐa (Bhūta) thảy đều giáng phục. Hoặc kẻ ít tuổi, người nhiều tuổi, người già đều được sống lâu….Nói lược là tất cả Ý Nguyện viên mãn. Việc Giáng Phục (Abhicāruka), Tăng Ích (Puṣṭika), Tức Tai (Śāntika) như có chỗ làm đều được thành tựu.
Bồ Tát Tạng Đại Bảo Nghi Quỹ Pháp Phẩm (Bodhisatva-piṭakāvataṃsakaṃ mahā-kalpa-ratna-paṭala) này được tất cả Phật nói. Ta khiến ông biết Chân Ngôn Hạnh Nghi Quỹ Pháp Tạng này hay thanh tịnh người, hay lợi cho nhiều người...tất cả chúng sinh trên Trời, ở nhân gian đều được an vui”
_Khi ấy Diệu Cát Tường Đồng Tử nhập vào Bồ Tát Tam Ma Địa (Bodhisatva¬samādhi) tên là Nhất Thiết Phật Uy Đức Minh Châu Trang Nghiêm Chiếu (Sarva buddhādhiṣṭhāna-jyoti-raśmi-vyūhālaṅkāra-sañcodanīṃ). Khi vào Định này thời phóng ánh sáng lớn chiếu hằng hà sa đẳng thế giới cõi Phật (Buddha-kṣetra) với vô số Thanh Tịnh Bồ Tát (Śuddha-satva), bên trên đến cõi Trời Sắc Cứu Kính (Akaniṣṭha), bên dưới đến Địa Ngục A Tỳ (Avīci), hết thảy tất cả chúng sinh có tội khổ liền trừ được tai hoạn.
Chiếu tất cả Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, chư Phật xong, lại nhập vào trong đỉnh đầu của Diệu Cát Tường Bồ Tát. Lại chiếu chư Phật Như Lai tại hết thảy cõi Phật trong thế giới ở phương Đông, vì Pháp tập hội. Các vịấy tên là: Thiện Càn Thát Bà Diệu Cát Tường Như Lai (Jyotis-saumya-gandhāvabhāsa-śrī-tathāgata), Dược Sư Quang Vương Như Lai (Bhaiṣajya-guru-vaiḍūrya-prabha-rāja-tathāgata), Phổ Chiếu Cát Tường Như Lai (Samantāvabhāsa-śrī-tathāgata), Xuất Sinh Vương Như Lai (Samudgata-rāja-tathāgata), Đa La Vương Như Lai (Śālendra-rāja-tathāgata), Nhân Vương Như Lai (Lokendra-rāja-tathāgata), Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus¬tathāgata), Chính Đẳng Trí Vương Như Lai (Jñāna-viniścaya-rāja-tathāgata), Vô Biên Chiếu Vương Như Lai (Anantāvabhāsa-rājendra-tathāgata), Tối Thượng Quang Minh Vương Như Lai (Jyoti-raśmi-rājendra-tathāgata)… Nhóm Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác như vậy đều có Bồ Tát vây quanh thảy đều tập hội trên trời Tịnh Quang
_Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác muốn vì Diệu Cát Tường Đồng Tử nói Bồ Tát Hạnh Chân Ngôn Cú Nghĩa Nghi Quỹ Phẩm (Bodhisatvacaryā-nirdeśa-mantrapadārtha-paṭala)
Thời lại có tất cả chư Phật ở tất cả cõi Phật trong phương Nam, phương Tây, phương Bắc, bốn góc, phương trên, phương dưới… nhận ánh sáng ấy chiếu khắp, cũng đến tập hội. Mỗi một Đức Phật ấy đều có Bồ Tát, Thanh Văn theo hầu vây quanh, đều muốn tùy theo Phật nghe nhận Như Lai Vô Năng Thắng Giáo Chân Ngôn Nghi Quỹ Tối Thượng Tam Ma Địa. Các vịấy là: Bồ Tát Diệu Tý (Subāhu), Bồ Tát Diệu Thật (Suratna), Bồ Tát Diệu Giới (Suvrata), Bồ Tát Diệu Nhãn (Sunetra), Bồ Tát Diệu Lạc (Sūrata), Bồ Tát Diệu Pháp (Sudharma), Bồ Tát Nhất Thiết Nghĩa Thành Tựu (Sarvārtha-siddhi), Bồ Tát Nhất Thiết Xuất Sinh (Sarvodgata), Bồ Tát Pháp Xuất Sinh (Dharmodgata), Bồ Tát Bảo Sinh (Ratnodgata), Bồ Tát Bảo Cát Tường (Ratna¬śrīḥ), Bồ Tát Diệu Cát Tường (Meru-śrī), Bồ Tát Bất Tư Nghị Cát Tường (Acintya¬śrī), Bồ Tát Quang Minh Cát Tường (Prabhākara-śrī), Bồ Tát Quang Cát Tường (Prabha-śrī), Bồ Tát Trí Cát Tường (Jyoti-śrī), Bồ Tát Nhất Thiết Nghĩa Cát Tường (Sarvārtha-śrī), Bồ Tát Nhất Thiết Bảo Thủ (Sarva-ratna-pāṇi), Bồ Tát Bảo Kế (Cūḍā-maṇi), Bồ Tát Bảo Thủ (Ratna-pāṇi), Bồ Tát Diệu Tràng Thủ (Meru-dhvaja¬pāṇi), Bồ Tát Biến Chiếu Tạng (Vairocana-garbha), Bồ Tát Bảo Tạng (Ratna¬garbha), Bồ Tát Trí Tạng (Jñāna-garbha), Bộ Tát Diệu Tư Nghị Tạng (Aacintyārtha¬garbha), Bồ Tát Xuất Pháp Tạng (Dharmodgata-garbha), Bồ Tát Tràng Phan (Dhvaja-ketu), Bồ Tát Diệu Tràng (Suketu), Bồ Tát Vô Biên Tràng (Ananta-ketu), Bồ Tát Quang Minh Tràng (Prabhākara-ketu), Bồ Tát Vô Cấu Tràng (Vimala-ketu), Bồ Tát Vô Dư Tràng (Niravaśeṣa-ketu), Bồ Tát Hư Không Tràng (Gagana-ketu), Bồ Tát Bảo Tràng (Ratna-ketu), Bồ Tát Hống Thanh (Garjita-ghoṣa), Bồ Tát Cổ Âm Vương (Dundubhi-svara-rāja), Bồ Tát Vô Biên Chiếu Trí Vương (Anantāvabhāsa¬jñāna-rāja), Bồ Tát Phá Nhất Thiết Hắc Ám Vương (Sarva-tamo 'ndhakāra¬vidhamana-rāja), Bồ Tát Phá Nhất Thiết Quang Vương (Sarva-vikiraṇa-bodhi¬vidhvaṃsan-arāja), Bồ Tát Nhất Thiết Hành Thâm Trí Vương (Sarva-caryā-tiśaya¬jñāna-rāja), Bồ Tát Nhân Vương (Lokendra-rāja), Bồ Tát Thâm Ý Vương (Atiśayendra-rāja), Bồ Tát Tiêu Trừ Vương (Vidhamana-rāja), Bồ Tát Vô Kế Vương (Nirdhūta-rāja), Bồ Tát Nhật Vương (Āditya-rāja), Bồ Tát Vô Tính Xuất Sinh Vương (Abhāva-samudgata-rāja), Bồ Tát Tự Tính Xuất Sinh Vương (Svabhāva¬samudgata-rāja), Bồ Tát Vô Tính Tự Tính Xuất Sinh Vương (Abhāva-svabhāva¬samudgata-rāja), Bồ Tát Bất Thoái Địa Vương (Avivakṣita-rāja), Bồ Tát Tự Tại Quang (Iśvarābha), Bồ Tát Phước Đức Quang (Svabhāva-puṇyābha), Bồ Tát Thế Gian Quang (Lokābha), Bồ Tát Cam Lộ Quang (Amṛtābha), Bồ Tát Vô Biên Quang (Anantābha), Bồ Tát Thiên Vương Quang (?Sunetrābha: Diệu Mục Quang), Bồ Tát Tự Tính Quang (?Susambhavābha:Diệu Sinh Quang), Bồ Tát Vô Tính Quang (Arthabhāvābha:Nghĩa Lợi Hữu Quang), Bồ Tát Ẩn Thân (?Adhṛṣya:Bất Năng Hoại), Bồ Tát Vô Xúc (Amṛṣya), Bồ Tát Vô Tác (Akarṣa ? Akaraṇa), Bồ Tát Bất Cứu Cánh (Akaniṣṭha), Bồ Tát Vô Cấu (Amala), Bồ Tát Vô Hỏa (Anala), Bồ Tát Tu Đề (Dyuti), Bồ Tát Mạt Để (Mati), Bồ Tát Nga Đế (?Pati), Bồ Tát An Lạc (Sukha), Bồ Tát Mục Khư (Mukha), Bồ Tát Lý Di Nễ Di (?Nemi nimi), Bồ Tát KếĐô (Ketu), Bồ Tát Hoan Hỷ (?Ṛkṣa), Bồ Tát Nhân Quang (?Hetu-prabha), Bồ Tát Nễ Phộc (Deva), Bồ Tát Thiên Trung Thiên (Divideva divya), Bồ Tát Nẵng Tỳ (Nābhi), Bồ Tát Đại Xa (Ravaṇa), Bồ Tát Thế Gian (Loka), Bồ Tát Tức Tai (Śānti), Bồ Tát Thâm Hỷ (Upariṣṭa), Bồ Tát Cổ Âm (Dundubhi), Bồ Tát Thành Tựu (Siddha), Bồ Tát Bạch Quang (Śiva), Bồ Tát Tối Thượng (?Ākhya), Bồ Tát Tịnh Thiên (?Divya), Bồ Tát Năng Nhẫn (Duprasaha), Bồ Tát Năng Giáng (Durgharṣa), Bồ Tát Nan Đắc (Durālabha), Bồ Tát Viễn Hành (Dūraṅgama), Bồ Tát Viễn Ly (Durālabha), Bồ Tát Viễn Trụ (Dūrasthita), Bồ Tát Cao (), Bồ Tát Cực Cao (Ūrdhvadravyatama), Bồ Tát Hư Không Minh (Khadyota), Bồ Tát Phổ Chiếu (Samahadyota), Bồ Tát Tự Minh (Adyota), Bồ Tát Tiên Nhân (Ṛṣabha), Bồ Tát Quang Tịnh (Ābha), Bồ Tát Bất Lạc (?Sumanāya), Bồ Tát Diệu Ý (Sumana), Bồ Tát Đại Thiên (Mahā-deva), Bồ Tát Thanh Tịnh (Sunirmala), Bồ Tát Ly Cấu (Malānta), Bồ Tát Điều Phục (Danta), Bồ Tát Tự Tức (Sami), Bồ Tát Diệu Tướng (Sucihna), Bồ Tát Bạch Tràng (Śveta¬dhvaja), Bồ Tát Y Di (Imi), Bồ Tát Kế Di (Kimi), Bồ Tát Đồng Tử (kaniṣṭha), Bồ Tát Vô Lương (Nikarṣa), Bồ Tát Diên Thọ (Jīva), Bồ Tát Diệu Sinh (Sujāta), Bồ Tát Ám Tràng (Dhūma-ketu), Bồ Tát Phan Tràng (Dhvaja-ketu), Bồ Tát Bạch Tràng (Śveta¬ketu), Bồ Tát Diệu Tràng (Suketu), Bồ Tát Thiên Tràng (Vasu-ketu), Bồ Tát An Trụ (Vasava), Bồ Tát Đại Tổ (Pitāmaha), Bồ Tát Phụ Sư (), Bồ Tát Thiện Liễu (), Bồ Tát Bảo Bình (?pitaraniṣkakuru), Bồ Tát Thế Hiện (Lokākhya), Bồ Tát Phổ Hiện (Samantākhya), Bồ Tát Đại Hiện (Mahākhya), Bồ Tát Tăng Ích (Śreyasi), Bồ Tát Thâm Quang (Tejasi), Bồ Tát Khẩn Ca La (Kiraṇa), Bồ Tát Bình Đẳng Tâm (Samantakara), Bồ Tát Thế Gian Lợi (Lokaṅkara), Bồ Tát Nhật Quang (Divaṅkara), Bồ Tát Nhiên Đăng (Dīpaṅkara), Bồ Tát Đa Văn (Bhūtāntakara), Bồ Tát Nhất Thiết Nghĩa Thành (Sarvārthaṅkara), Bồ Tát Đắc Thành Tựu (Siddhaṅkara), Bồ Tát Khai Quang (Dyotiṅkara), Bồ Tát Chiếu Diệu (Avabhāsaṅkara), Bồ Tát Cổ Âm Thanh (Dundubhi-svara), Bồ Tát Diệu Âm (Ruta-svara), Bồ Tát Diệu Thanh (Susvara), Bồ Tát Vô Biên Âm (Ananta-svara), Bồ Tát Tràng Âm (Ketu-svara), Bồ Tát Thật Tiên Nhân (Bhūtamuni). Nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy đi đến tập hội.
_Lại có bảy Đức Phật Như Lai là Kim Tiên Nhân Như Lai (Kanakamuṇi¬tathāgata), Yết Câu Thôn Như Lai (Krakucchanda-tathāgata), Ẩm Quang Như Lai (Kāśyapa-tathāgata), Hỏa Đỉnh Như Lai (Śikhi-tathāgata), Tác Biến Hóa Như Lai (Viśvabhuk-tathāgata), Thắng Quán Như Lai (Vipaśvi-tathāgata), Năng Nhân Như Lai (Śākyamuṇi-tathāgata). Chư Phật như vậy nương theo ánh sáng chiếu khắp đi đến cọi Trời Tịnh Quang, ngồi trên hoa sen báu.
_Cũng có Bồ Tát Ma Ha Tát đầy đủ sắc tướng chân thật, đều đến Hội ngồi. Ấy là: Bồ Tát Bảo Thủ (Ratna-pāṇi) Bồ Tát Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi), Bồ Tát Diệu Thủ (Supāṇi), Bồ Tát Hư Không Thủ (Gagana-pāṇi), Bồ Tát Vô Biên Thủ (Anantapāṇi), Bồ Tát Địa Thủ (Kṣiti-pāṇi), Bồ Tát Thế Gian Thủ (Āloka-pāṇi), Bồ Tát Thâm Thanh Tịnh (Sunirmala), Bồ Tát Diệu Tích (Sukūpa), Bồ Tát Đa Tích (Prabhūta-kūṭa), Bồ Tát Ma Ni Bảo Tích (Maṇikūṭa ratnakūṭa) Bồ Tát Bảo Tượng (Ratna-hasti) Bồ Tát Phổ Tượng (Samanta-hasti), Bồ Tát Hương Tượng (Gandha¬hasti), Bồ Tát Diệu Hành (Sugati), Bồ Tát Thanh Tịnh Hạnh (Vimalagati), Bồ Tát Thế Gian Hành (Loka-gati), Bồ Tát Tốc Hành (Cāru-gati), Bồ Tát Vô Biên Hành (Ananta-gati), Bồ Tát Vô Biên Xưng (Ananta-kīrti), Bồ Tát Diệu Xưng (Sukīrti), Bồ Tát Vô Cấu Xưng (Vimala-kīrti), Bồ Tát Hành Xưng (Gati-kīrti), Bồ Tát Ly Cấu Xưng (Amala-kīrti), Bồ Tát Xưng (Kīrti), Bồ Tát Xưng Tôn (Kīrti-nātha), Bồ Tát Vô Tôn Vi Tôn (Anātha-nāthabhūta), Bồ Tát Thế Tôn (Loka-nātha), Bồ Tát Phổ Tôn (Samanta-nātha), Bồ Tát Từ (Ātreya), Bồ Tát Vô Biên Từ (Anantatreya), Bồ Tát Bình Đẳng Từ (Samantatreya), Bồ Tát Từ Thị (Maitreya), Bồ Tát Diệu Nhãn Từ (Sunetreya), Bồ Tát Vô Lượng Từ (Namantātreya), Bồ Tát Tam Thế Từ (Tvaddhātreya), Bồ Tát Chân Thật (Sarūlātreya), Bồ Tát Tam Bảo Từ (Trirantātreya), Bồ Tát Tam Quy Từ (Triśaraṇātreya), Bồ Tát Tam Thừa Từ (Triyānātreya), Bồ Tát Biến Hóa (Visphūrja), Bồ Tát Diệu Ý Thù (Sumanodbhavarṇava), Bồ Tát Diệu Pháp Tự Tại (Dharmīśvara), Bồ Tát Vô Tính Tự Tại (Abhāveśvara), Bồ Tát Phổ Biến Tự Tại (Sammateśvara), Bồ Tát Thế Gian Tự Tại (Lokeśvara), Bồ Tát Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), Bồ Tát Diệu Quán Tự Tại (Sulokiteśvara), Bồ Tát Thắng Quán Tự Tại (Vilokiteśvara), Bồ Tát Thế Gian (Loka), Bồ Tát Tôn Diệu Tôn (Maha-sumaha), Bồ Tát Cổ Âm Hống (Garjiteśvara dundubhisvara), Bồ Tát Thanh Tịnh Tự Tại (Vitateśvara), Bồ Tát Tâm Tự Tại (Vidhvasteśvara), Bồ Tát Thánh Chúng (Suvakṣa), Bồ Tát Diệu Tướng (Sumūrti), Bồ Tát Thắng Tôn (Sumahad), Bồ Tát Danh Xưng (Yaśovata), Bồ Tát Nhật Quang (Āditya-prabhāva), Bồ Tát Quang Thiên (Prabha-viṣṇu), Bồ Tát Thiện Tự Tại (Someśvara), Bồ Tát Thiện (Soma), Bồ Tát Thâm Thiện (Saumya), Bồ Tát Vô Biên Cát Tường (Ananta-śrī), Bồ Tát Phổ Biến Cát Tường (Samanta-śrī), Bồ Tát Thế Cát Tường (Loka-śrī), Bồ Tát Hư Không (Gagana-gaganāḍhya), Bồ Tát Hư Không Tự Tại Tạng (Gaganeśvara-gañja), Bồ Tát Địa Tự Tại (Kṣiteśvara), Bồ Tát Đại Tự Tại (Maheśvara), Bồ Tát Đại Địa (Kṣiti), Bồ Tát Địa Tạng (Kṣiti-garbha), Bồ Tát Trừ Nhất Thiết Cái Chướng (Sarva-nīvaraṇa-viṣkambhi), Bồ Tát PhổĐiều Phục (Samanta-nirmathana), Bồ Tát Phổ Hiền (Samanta-bhadra), Bồ Tát Hiền Hộ (Bhadra¬pāṇi:Hiền Thủ), Bồ Tát Diệu Tài (Sudhana), Bồ Tát Diệu Tức (Susaṃhata), Bồ Tát Diệu Hoa (Rasupuṣya), Bồ Tát Diệu Hư Không (Sunabha-ākāśa), Bồ Tát Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha), Bồ Tát Nhất Thiết Nghĩa Tạng (Savārtha-garbha), Bồ Tát Nhất Thiết Xuất (Sarvodbhava), Bồ Tát Bất Trụ (Anivartī), Bồ Tát Bất Tứ Trụ Địa Diệt Tội (Anivartita-apāyajaha), Bồ Tát Bất Thoái (Avivartita), Bồ Tát Bất Thoái Chuyển (Avaivarttika), Bồ Tát Nhất Thiết Pháp Bất Kế (Sarvadharmopa)… Nhóm Bồ Tát Ma Ha Tát như vậy đồng đến chỗ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên Trời
Tịnh Quang
_Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát thực hành vô lượng nghĩa, biến thân làm hình người nữ (Strī) dùng Pháp Thế Gian dẫn lối cho tất cả chúng sinh, khiến cho Tâm bền chắc, chẳng lùi Ý Đạo, được Minh Cú Đà La Ni (vidyāpada-mantra-dhāraṇī) chẳng thể nghĩ bàn. Hoặc biến thành mọi loại hình Phi Cầm (Pakṣi), hình Dạ Xoa (Yakṣa), hình La Sát (Rākṣasa), hình báu Ma Ni (Maṇi), hình người (Manuṣa), hình Phi Nhân (Amanuṣa)… Sắc tướng thù dịđã làm như thế, tùy theo ý giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến vào Bồ Tát Hạnh, ở Pháp Minh Vương (Vidya-rāja), tùy thuận hiểu thấu. Như Pháp Bộ của Như Lai (Tathāgata), Liên Hoa (Padma), Kim Cương (Vajra) được vào Tam Muội (Samādhi) thì tất cả Thế Gian (Laukika) Xuất Thế Gian (Lokottara) chẳng thể vi phạm sự chân thật đã nói, an trụ Tam Bảo, Uy Đức chẳng bị đứt đoạn. Có Đại Minh Vương luôn luôn thủ hộ. Ấy là: Xuất Sinh Minh Vương (Atyadbhuta¬vidya-rāja), Cực Cao Minh Vương (Atyunnata), Bạch Tản Cái Minh Vương (Sitāta¬patra), Vô Biên Cái Minh Vương (Anantapatra), Phổ Cái Minh Vương (Śatapatra), Tối Thắng Minh Vương (Jayoṣṇīṣa), Thế Gian Cao Minh Vương (Lokottara), Tôn Thắng Minh Vương (Vijayoṣṇīṣa), [Cực Quảng Đại Minh Vương (Abhyudgatoṣṇīṣa)], Liên Hoa Quang Minh Minh Vương (Kamala-raśmi), Kim Quang Minh Minh Vương (Kanaka-raśmi), Bạch Quang Minh Minh Vương (Sita¬raśmi), Trang Nghiêm Tôn Thắng Minh Vương (Vyūḍhoṣṇīṣa), Kim Tích Minh Vương (Kanaka-rāśi), Bạch Tích Minh Vương (Sita-rāśi), Quang Tích Minh Vương (Tejo-rāśi), Bảo Tích Minh Vương (Maṇi-rāśi), Phổ Tích Minh Vương (Samanta¬rāśi), Xứng Xứng Minh Vương (Vikhyāta-rāśi), Bảo Tích Minh Vương (Bhūta-rāśi), Chân Xứng Minh Vương (Satya-rāśi), Vô Tính Tự Tính Tích Minh Vương (Abhāva¬svabhāva-rāśi), Bất Hư Cuống Xứng Minh Vương (Avitatha-rāśi)…Nhóm Tôn Thắng Minh Vương như vậy nhập vào vô biên Pháp Giới như Ta viên mãn Nguyện của chúng sinh, khiến được đầy đủ Tâm của tất cả Phật
Lại, nhóm Tôn Thắng Minh Vương này đầy đủ Pháp Lực rộng lớn chẳng thể nghĩ bàn, không có gì sánh bằng, như hư không không có bờ mé, trải qua trăm ngàn na dữu đa câu chi Kiếp, nói chẳng thể hết. Nay vì các ông lược nói mà thôi
_Lại nơi đây, lại có Minh Vương (Vidya-rāja): My Minh Vương (Bhrū), Nhãn Minh Vương (Locanā), Tiệp Minh Vương (Padmā), Nhĩ Minh Vương (Śravaṇa), Yết Minh Vương (Grīvā), Vô Úy Minh Vương (Abhayā), Bi Minh Vương (Kāruṇā), Từ Minh Vương (Maitrī), Mẫn Minh Vương (Kṛpā), Trí Tuệ Minh Vương (Prajñā), Quang Minh Minh Vương (Raśmi), Ý Minh Vương (Cetanā), Quang Minh Vương (Prabhā), Vô Cấu Minh Vương (Nirmalā), Y Minh Vương (Dhīvarā)
Nhóm Minh Vương như vậy biến hóa vô lượng vô biên sắc tướng của Như Lai, ấy là: Như Lai Bát (Tathāgata-patra), Như Lai Pháp Luân (Tathāgata-dharma-cakra), Như Lai Ngọa Cụ (Tathāgata-śayana), Như Lai Thừa (Tathāgata-yāna), Như Lai Chiếu Diệu (Tathāgatāvabhāsa), Như Lai Ngôn (Tathāgata-vacana), Như Lai Thần (Tathāgatoṣṭha), Như Lai Bễ (Tathāga-toru), Như Lai Cấu (Tathāgatāmala), Như Lai Tràng (Tathāgata-dhvaja), Như Lai Phan (Tathāgata-ketu), Như Lai Tiêu Xí (Tathāgata-cinha). Nhóm sắc tướng của Như Lai như vậy là điều mà Chân Ngôn đã nói
_Lại có Phẫn Nộ Minh Vương (Krodha-vidya-rāja) với Minh Vương của các nhóm Khẩn Ca La (Kiṅkara), Khẩn Ca Lý (Kiṅkarī), Tức Tra (Ceṭa), Tức Trí (Ceṭī), NỗĐa (Dūta), Nỗ Để (Dūtī), Dược Xoa (Yakṣa), Dược Xoa Ni (Yakṣaṇī), Người (Satva), Phi Nhân (Asatva)… được nhập vào Tối Thượng Pháp Vân Trang Nghiêm Tam Ma Địa (Prativiśiṣṭa-vyūhālaṅkāra-dharma-meghānniḥsṛtaiḥ samādhi)
Lại có vô lượng vô biên trăm ngàn câu chi quyến thuộc vây quanh, cúng dường, cung kính tất cả Minh Vương. Nhóm chúng như vậy thảy đều tập hội trong cõi Trời Tịnh Quang
_Lại có chúng Đại Minh Vương của Liên Hoa Tộc (Padma-kulāya), ấy là: Thập Nhị Tý Minh Vương (Dvādaśa-bhuja), Lục Tý Minh Vương (Ṣaḍ-bhuja), Tứ Tý Minh Vương (Catur-bhuja), Hạ La Hạ La Minh Vương (Hālāhala), Bất Không Sách Minh Vương (Amogha-pāśa), Mã Thủ Minh Vương (Śvetahayagrīva), Vô Biên Cảnh Minh Vương (Anantagrīva), Diệu Cảnh Minh Vương (Sugrīva), Thanh Cảnh Minh Vương (Nīlagrīva), Diệu Hạng Minh Vương (Sukarṇa), Bạch Hạng Minh Vương (Śveta¬karṇa), Thanh Hạng Minh Vương (Nīla-kaṇṭha), Thế Hạng Minh Vương (Loka¬kaṇṭha), Quang Minh Minh Vương (Raśmi), Quán Chiếu Minh Vương (Vilokita), Quán Tự Tại Minh Vương (Avalokiteśvara), Thiên Quang Minh Vương (Sahasra-raśmi), Ý Minh Vương (Mana), Thâm Ý Minh Vương (Manasa), Xứng Ý Minh Vương (Vikhyāta-manasa), Liên Hoa Thủ Minh Vương (Kamala-pāṇi), Ý Nguyện Minh Vương (Manoratha), Cứu Độ Minh Vương (Āśvāsaka), Hoan Hỷ Minh Vương (Prahasita), Diệu Phát Minh Vương (Sukeśa), Xích Phát Minh Vương (Keśānta), Tinh Minh Vương (Nakṣatra), Tinh Vương Minh Vương (Nakṣatrarāja), Thâm Thiện Minh Vương (Saumya), Thiện Thần Điều Phục Minh Vương (Sugata-damaka). Nhóm Tôn Thắng Minh Vương của Liên Hoa Tộc như vậy được Vô Lượng Vô Biên Pháp Vân Tam Ma Địa (Ananta-nirhāra-dharmamegha-niṣyanda-samādhi) cũng đi đến dự hội
_Lại có vô số Nữ Thân Minh Vương (Vidyārājñī: Minh Phi) được Tam Ma Địa (Samādhi), sắc tướng đoan nghiêm như Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), ấy là Đa La Minh Vương (Tārā), Tô Đa La Minh Vương (Sutārā), Nẵng Trí Minh Vương (Naṭī), Bộ Lý Câu Chi Minh Vương (Bhṛkuṭī), A Nan Đá Trí Minh Vương (Anantaṭī), Lộ Ca Trí Minh Vương (Lokaṭī), Bộ Di Bát La Bá Trí Minh Vương (Bhūmi-prāpaṭī), Vĩ Tả La Trí Minh Vương (Vimalaṭī), Tất Đa Thấp Phộc Đá Minh Vương (Sitā-śvetā), Ma Hạ Thấp Phộc Đá Minh Vương (Mahāśvetā), Bạch Y Minh Vương (Pāṇḍara¬vāsinī), Thế Y Minh Vương (Loka-vāsinī), Vô Cấu Y Minh Vương (Vimala-vāsinī), Giác Hữu Y Minh Vương (Abja-vāsinī), Liên Hoa Y Minh Vương (Padma-vāsinī), Thập Phương Y Minh Vương (Daśabala-vāsinī), Xứng Ý Minh Vương (Yaśovatī), Phước Đức Minh Vương (Bhogavatī), Đại Phước Đức Minh Vương (Mahā¬bhogavatī), Ổ Lộ Ca Minh Vương (Ulūkā), Tận Cấu Minh Vương (Alokā), Đắc Thanh Tịnh Minh Vương (Amalāntakarī), Phổ Vi Minh Vương (Samantānta-karī), Tận Khổ Minh Vương (Duḥkhānta-karī), Bức Quỷ Minh Vương Bbhūtānta-karī), Cát Tường Minh Vương (Śriyā), Đại Cát Tường Minh Vương (Mahā-śriyā), Tháp Cát Tường Minh Vương (Bhūpa-śriyā), Vô Biên Cát Tường Minh Vương (Ananta-śriyā), Thế Cát Tường Minh Vương (Loka-śriyā), Danh Xưng Cát Tường Minh Vương (Vikhyāta-śriyā), Thế Mẫu Minh Vương (Loka-mātā), Phổ Mẫu Minh Vương (Samanta-mātā), Phật Mẫu Minh Vương (Buddha-mātā), Bà Nghệ Nễ Minh Vương (Bhaginī), Bà Nghệ La Thể Minh Vương (Bhāgīrathī), Tô La Thể Minh Vương (Surathī), La Tha Phộc Đế Minh Vương (Rathavatī), Nẵng Nga Nan Đa Minh Vương (Nāga-dantā), Nại Ma Nễ Minh Vương (Damanī), BộĐa Phộc Đế Minh Vương (Bhūtavatī), A La Lý Sa Ni Minh Vương (Ākarṣaṇī), Án BộĐa La Thấp Di Minh Vương (Adbhutā-raśmī), Tô La Sa Minh Vương (Surasā), Tô La Phộc Đế Minh Vương (Suravatī), Bát La Mẫu Nại Minh Vương (Pramodā), A Tức Lý Phộc Đế Minh Vương (Dyutivatī), Đát Trí Minh Vương (Taṭī), Tam Mãn Đa Đát Trí Minh Vương (Samanta-taṭī), Quang Minh Minh Vương (Jyotsnā), Thâm Thiện Minh Vương (Somā), Đại Thiện Minh Vương (Somā-vatī), Khổng Tước Minh Minh Vương (Māyūrī), Đại Tài Minh Vương (Dhanavatī), Thí Tài Minh Vương (Dhanandadā), Đại Thiên Minh Vương (Suravatī), Đại Thế Minh Vương (Lokavatī), Dương Diệm Minh Minh Vương (Arciṣmatī), Đại Hỏa Minh Vương (Bṛhannalā), Trường Thọ Minh Vương (Bṛhantā), Cao Thanh Minh Vương (Sughoṣā), Diệu Hống Minh Vương (Sunandā), Đại Địa Minh Vương (Vasudā), Trừ Bệnh Minh Vương (Rogāntikā), Ly Nhất Thiết Bệnh Minh Vương (Sarva-vyādhi-cikitsanī), Vô Ngã Minh Vương (Anātman), Hiền Thánh Minh Vương (Asamā-devī), Đức Xưng Minh Vương (Khyāti-karī), Kính Ái Minh Vương (Vaśa-karī), Tốc Tác Minh Vương (Kṣiprakarī), Vô Úy Cát Tường Minh Vương (Kṣemadā-maṅgalā), Tiêu Trừ Bất Cát Minh Vương (Maṅgalāvahā), Nguyệt Minh Vương (Candrā), Diệu Nguyệt Minh Vương (Sucandrā), Đại Nguyệt Minh Vương (Candrā-vatī), Bát La Noa Thiết Phộc Lý Minh Vương (Parṇāsavari), Tảm Ngu Lệ Minh Vương (Jāṅguli), Mạt Nẵng Tế Minh Vương (Mānasī), NỗĐa Minh Vương (Dūta), Nỗ Đế Minh Vương (Dūtī), Tức Tra Minh Vương (Ceṭa), Tức Trí Minh Vương (Ceṭī), Khẩn Ca La Minh Vương (Kiṅkara), Khẩn Ca Lý Minh Vương (Kiṅkarī), Dạ Xoa Minh Vương (Yakṣa), Dạ Sát Minh Vương (Yakṣī), La Xoa Sa Minh Vương (Rākṣasa), La Xoa Tế Minh Vương (Rākṣasī), Tỳ Xá Tả Minh Vương (Piśāca), Tỳ Xá Chỉ Minh Vương (Piśācī).
Nhóm Nữ Thân Minh Vương như vậy nhập vào Liên Hoa Tộc Tam Muội Diệu Quán Vô Biên Chính Pháp,Tự Tính lặng yên trong suốt (trạm nhiên) giống như hư không, thực hành Bồ Tát Hạnh, yêu thích biến hóa cùng với Thanh Tịnh Bồ Tát đi đến chỗ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên Trời Tịnh Quang, đứng trước mặt Đức Phật, cung kính cúng dường KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG BỒ TÁT TẠNG VĂN THÙ SƯ LỢI CĂN BẢN NGHI QUỸ _QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.219.213 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.