Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Hiền Ngu Kinh [賢愚經] »» Bản Việt dịch quyển số 9 »»

Hiền Ngu Kinh [賢愚經] »» Bản Việt dịch quyển số 9

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Hiền Ngu

Kinh này có 13 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
Việt dịch: Thích Trung Quán

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Phẩm Thứ Bốn Mươi Sáu: Tịnh Cư Thiên
Chính tôi được nghe: Một thời đức Phật ở nước Xá Vệ, tại vườn Cấp Cô Độc cậy của Kỳ Đà.
Khi bấy giờ vào khoảng chập tối, thấy một đạo quang minh sáng lòe từ trên trời, chiếu xuống rừng Kỳ Hoàn; trong đạo hào quang có một người cao lớn tươi đẹp, mình có ánh sáng như ngọc kim cương, bay xuống vào yết kiến Phật, lễ ba lễ nhiễu ba vòng, quỳ thẳng chắp tay bạch Phật rằng:
- Kính lạy đức Thế Tôn! Con ở trên cõi trời Tịnh Cư, nghe thấy Ngài xuất thế độ sinh, tác phước điền cho cõi nhân gian thiên thượng. Con tưởng rất khó gặp, với một tấm lòng thành kính, cung thỉnh đức Thế Tôn và Tăng chúng, nhận cho ngày mai con được cúng dàng trai và tắm gội?
Đức Phật khen có tâm cầu phúc và hứa lời mời của ông. Được Phật hứa khả, ông bay về trời đem các món ăn ngon quý trên thiên cung và các đồ tắm gội, áo mặc xuống rừng Kỳ Hoàn, ông tự hóa ra nhà ôn thất, nước pha không nóng, không lạnh, dâu bôi cỏ kỵ, đầy đủ các vật, rồi lên mời Phật đi tắm. Khi tắm xong, đức Thế Tôn, về tư phòng, ông lên bạch rằng:
- Kính lạy đức Thế Tôn, trai thời đã đến, cúi xin Ngài chứng giám thọ trai.
Đức Phật và Tăng chúng tắm gội xong, chỉnh phục, ra trai đường, dùng bữa ngọ xong, lại trở về bản tòa.
Tôi liền đứng lên, tới đức Thế Tôn, quỳ thẳng chắp tay hỏi rằng:
- Kinh lạy đức Thế Tôn, người ở cõi Trời Tịnh Cư cúng tắm gội hôm nay, trước làm công đức gì, mà được thân hình tốt đẹp, uy đức đoan nghiêm, quanh minh chói sáng, như quả núi báu, cúi xin nói cho chúng con được biết?
Phật dạy: A Nan, muốn biết hãy lắng tai nghe!
- Dạ lạy đức Thế Tôn! Con xin chú ý nghe.
- Người này ở thời đức Phật Tỳ Bà Thi; là một người nghèo. Thường đi làm mướn để nuôi thân. Một hôm được nghe đức Phật Tỳ Bà Thi nói công đức cúng dàng tắm gội lớn lao. Anh ta vui mừng muốn được công đức ấy! Cố gắng đi làm mướn được chút gạo tiền, mua các thứ hàng dùng tắm gội, cùng các món ăn, xếp đặt xong, đi mời Phật và chư Tăng về nhà cúng dàng, do phước ấy lúc chết được sinh lên cõi trời Tịnh Cư, và có quang minh. A Nan, ông nên biết người này, chẳng những hôm nay mời ta và chư Tăng cúng dàng, cho đến thời đức Phật Thi Khí đã xuống thế gian cúng dàng, cho đến thời đức Phật Ca Diếp cũng cúng dàng như hôm nay; người này chẳng những cúng dàng bảy đức Phật; mà sau này còn cúng dàng một ngàn đức Phật đời hiền kiếp, cũng như hôm nay.
Nói xong Ngài thụ ký cho ông đủ một trăm kiếp A Tăng Kỳ sẽ được thành Phật, hiệu là Tịnh Thân, mười hiệu đầy đủ, giáo hóa chúng sinh nhiều không số lượng. Khi đó tôi và tứ chúng ai nấy đều vui mừng đồng thanh nói rằng:
- Đức Như Lai ra đời rất có lợi cho muôn loài chúng sinh, như ông Tịnh Cư Thiên này cúng dàng ít, mà phúc báo vô cùng to lớn!
Phật khen rằng: - Các ông nói thế cũng hay lắm! Như Lai ra đời một mục đích cứu quần sinh, khỏi đau khổ, và làm lợi ích cho tất cả mà thôi!
Nói xong, Ngài lại tuyên diễn chánh pháp cho đại chúng nghe, nghe xong có người đắc vãng lai, quả bất hoàn, cũng có người phát tâm cầu đạo vô thượng Bồ Đề, ai nấy đều vui mừng tạ lễ mà lui.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 13 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Kinh Di giáo


Người chết đi về đâu


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.247.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập