Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bát Đại Linh Tháp Danh Hiệu Kinh [佛說八大靈塔名號經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bát Đại Linh Tháp Danh Hiệu Kinh [佛說八大靈塔名號經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.05 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.09 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Danh Hiệu Của Tám Linh Tháp Lớn

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các vị Bật Sô (Bhikṣu: Tỳ Khưu): “Nay Ta xưng dương danh hiệu của tám cái Linh Tháp lớn. Các ông hãy nghe cho kỹ ! Ta sẽ vì các ông.
Nhóm nào là tám ? Ấy là:
1_ Vườn Long Di Nễ (Lumbinī) trong thành Ca Tỳ La (Kapila, hay Kapila¬vatsu) là nơi Đức Phật đản sinh
2_ Dưới cây Bồ Đề (Bodhi-druma, Bodhi-taru, Bodhi-vṛkṣa) bên cạnh sông Nê Liên (Nairañjanā) trong nước Ma Già Đà (Magadha) là nơi Đức Phật chứng Đạo Quả
3_ Thành Ba La Nại (Vārāṇasī) trong nước Ca Thi (Kāśi) là nơi (Đức Phật) chuyển bánh xe Pháp lớn (Đại Pháp Luân: Mahā-dharma-cakra)
4_ Vườn Kỳ Đà (Jeṭavaṇa) trong nước Xá Vệ (Śrāvastya) là nơi (Đức Phật) hiện Đại Thần Thông
5_ Cái thành Khúc Nữ (Kanyākubja) là nơi (Đức Phật) từ trên Trời Đạo Lợi (Trāyastriṃśa) đi xuống
6_ Thành Vương Xá (Rājagṛha) là nơi Đức Phật vì Thanh Văn (Śrāvaka) phân biệt mà hóa độ.
7_ Ngôi tháp linh trong thành Quảng Nghiêm (Vaiśali) là nơi (Đức Phật) nghĩ nhớ tuổi thọ (thọ lượng)
8_ Giữa hai cây lớn bên trong rừng Sa La (Śāla) tại thành Câu Thi Na (Kuśinagara) là nơi (Đức Phật) vào Niết Bàn (Nirvāṇa)
Tám cái Linh Tháp lớn như vậy, một lần nữa nói Tụng là:
_ Tịnh Phạn Vương Đô (Kinh đô của vua Tịnh Phạn), thành Ca Tỳ (Kapila)
Vườn Long Di Nễ (Lumbinī) nơi Phật sinh.
_ Ma Già Đà (Magadha) bên sông Nê Liên (Nairañjanā)
Dưới cây Bồ Đề (Bodhi-vṛkṣa) thành Chính Giác
_ Nước Ca Thi (Kāśi), thành Ba La Nại (Vārāṇasī)
Chuyển Đại Pháp Luân, mười hai Hành
_ Đại thành Xá Vệ (Śrāvastya) trong Kỳ Viên (Jeṭavaṇa)
Tràn khắp ba cõi, hiện Thần Thông
_ Nước Tang Thi Ca () thành Khúc Nữ (Kanyākubja)
Từ cung Trời Đao Lợi đi xuống
_ Đại thành Vương Xá (Rājagṛha) Tăng (Saṃgha) phân biệt
Như Lai khéo hóa, hành Từ Bi
_ Đại thành Quảng Nghiêm (Vaiśali) trong Linh Tháp
Nơi Như Lai nghĩ nhớ tuổi thọ (thọ lượng)
_ Thành Câu Thi Na (Kuśinagara) đất Đại Lực
Sa La song thọ, vào Niết Bàn
Tám Linh Tháp lớn như vậy. Nếu có Bà La Môn với kẻ trai lành, người nữ thiện phát Tâm tin tưởng lớn, tu sửa xây dựng Tháp Miếu, thừa sự cúng dường thì người này được lợi ích lớn, được quả bảo lớn, đầy đủ sự xưng tán rộng lớn, tiếng tăm vang khắp nơi, rộng lớn thâm sâu…cho đến các Bật Sô cũng cần phải học.
Lại nữa các Bật Sô ! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện có niềm tin trong sạch, hay đối với tám Linh Tháp lớn này, hướng về chỗ này, trong đời này chí thành cúng dường. Khi người đấy chết đi, mau sinh về cõi Trời”
Bấy giờ Đức Thế Tôn lại bảo các Bật Sô: “Các ông hãy nghe cho kỹ ! Nay Ta sẽ nói việc dạo chơi, nghĩ ngơi tại Quốc Thành với trụ ở đời”
Rồi nói Tụng rằng:
“Hai mươi chín năm ở cung vua
Sáu năm, núi Tuyết tu khổ hạnh
Năm năm hóa độ thành Vương Xá (Rājagṛha)
Bốn năm ở tại rừng Tỳ Sa
Hai năm an cư hang Nhạ Lý
Hai mươi ba năm ở Xá Vệ (Śrāvastya)
Thành Quảng Nghiêm (Vaiśali)với vườn Lộc Dã (Mṛgadāva)
Ma Câu Lê và Đao Lợi Thiên (Trāyastriṃśa)
Thi Du Na với Kiêu Thiểm Di (Kauśāmbi)
Tháp báu, đỉnh núi kèm Đại Dã (đồng ruộng rộng lớn)
Làng xóm Vĩ Nộ, Phệ Lan Đế
Tịnh Phạn Vương Đô, thành Ca Tỳ (Kapila)
Thánh cảnh nhóm này đều một năm
Thích Ca Như Lai (Śākya-muṇi-tathāgata) bèn đi, trụ
Như vậy tám mươi năm đã trụ
Sau đó Mâu Ni (Muṇi) vào Niết Bàn (Nirvāṇa)
PHẬT NÓI KINH DANH HIỆU CỦA TÁM LINH THÁP LỚN _Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Hương lúa chùa quê - Phần 1: Hồi ký của Hòa thượng Thích Bảo Lạc


Quy nguyên trực chỉ


Tự lực và tha lực trong Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.136.210 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập