Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Kinh [大通方廣懺悔滅罪莊嚴成佛經] »» Bản Việt dịch quyển số 1 »»

Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật Kinh [大通方廣懺悔滅罪莊嚴成佛經] »» Bản Việt dịch quyển số 1

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Diệt Tội Trang Nghiêm Thành Phật

Kinh này có 3 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 |
Việt dịch: Thích Thiền Tâm

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Như thế tôi nghe : Một thời Đức Phật ở tại thành Vương Xá, cùng với chư Bồ Tát ba vạn sáu ngàn vị, toàn là các bậc Nhất Sanh Bổ Xứ, oai đức tự tại, nói rõ phương tiện của Như Lai, mật làm Phật sự, đều được thành tựu tạng oai đức của chư Phật. Các vị ấy đã từng kiến lập Ðại thừa, thuyết pháp như sấm vang, như sư tử hống, danh lành lừng lẫy khắp mười phương, đức cao như Tu Di, trí sâu như biển cả, hàng phục các ma, dẹp yên ngoại đạo, khiến cho đều được thanh tịnh.
Chư Bồ Tát đó đầy đủ mọi lực, được vô ngại giải thoát, an trụ không động, niệm, định, tổng trì, nhạo thuyết, biện tài, Tứ Đẳng, Lục Độ, vô lượng phương tiện, tất cả pháp nghĩa, thảy đều đầy đủ. Các ngài tùy thuận chúng sanh, quay bánh xe Bất Thoái, chỉ rõ trí hữu, vô, khéo giải pháp tướng, hiện vào ba cõi, ngũ nhãn thấy suốt, biết căn chúng sanh, oai đức vô lượng, trùm cả đại chúng, thiền định trí tuệ, dùng để tu tâm, tướng tốt nghiêm thân vào bậc nhất trong tướng. Tâm các ngài như hư không, lìa cả thanh sắc, ở trong thế gian tỏ ngộ pháp tánh, trí huệ vô ngại, biết rõ nghiệp nhân luân chuyển của chúng sanh, đủ mọi Tam Muội, gần vô đẳng đẳng, trồng căn lành lâu, đã được trí huệ tự tại của Phật, đầy đủ Thập Lực, bốn Vô Sở Úy, mười tám pháp Bất Cộng, mở thông các cõi lành, đóng cửa mọi ác đạo, nhìn chúng sanh bình đẳng xem như con một, thị hiện sanh thân ở trong năm thú. Vì muốn độ chúng sanh, các ngài làm bậc đại Y Vương, ở trong sinh tử, khéo biết bịnh nhơn, tùy bịnh cho thuốc, khiến chúng phục hành, lìa hẳn sanh tử, nếu ai nghe biết đều được giải thoát. Các ngài đầy đủ như thế vô lượng công đức, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, từ đời quá khứ đã ngộ Phật tánh. Chư Bồ Tát ấy như các Như Lai, thường nói chúng sanh, đều có Phật tánh.
Các vị đó tên là: Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát, Ðịnh Quang Bồ Tát, Long Thọ Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát, Sư Tử Hống Bồ Tát, Ðà Ra Ni Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Thường Tinh Tấn Bồ Tát, Bất Hưu Tức Bồ Tát, Tín Tướng Bồ Tát, Vô Năng Thắng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát. Các vị Bồ Tát Ma Ha Tát như thế, gồm ba vạn sáu ngàn người.
Lại có tám mươi muôn ức chư thiên thần thông oai lực, các hàng Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, Trời, Rồng, Dạ Xoa, Nhơn, Phi Nhơn các chúng. Vua trời Đao Lợi, Thích Ðề Hoàn Nhân cùng vô lượng chư Thiên đứng giữa hư không, rải các thiên hoa quý báu rơi xuống như mưa. Vô lượng âm nhạc tự nhiên vang dội. Các cõi trời Phạm Ma, Tam Bát đốt hương mầu nhiệm, cúng dường Như Lai, nguyện khói hương bay khắp mười phương vô lượng thế giới, đồng cúng dường khắp mười phương tất cả chư Phật, tất cả Tôn Pháp, tất cả chư đại Bồ Tát.
Các vị Thiên tử ấy, vì pháp lợi như thế mà cúng dường Tam Bảo, để cầu đạo Ðại thừa Vô Thượng.
Bấy giờ đức Thế Tôn có vô lượng vô biên đại chúng vi nhiễu, đi về rừng Sa La giữa ngày rằm tháng hai. Đến lúc sắp vào Niết Bàn, Phật dùng sức oai thần, tâm đại bi trùm khắp, vì tiếp độ chúng sanh, nên phát ra âm thanh lớn. Âm thanh ấy vang động mười phương, tùy nơi ứng hợp theo tiếng nói của mỗi loài, để bố cáo cho chúng sanh biết rằng : “ Hôm nay Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, thương xót chúng sanh, che chở chúng sanh, nhiếp thọ chúng sanh, nhìn chúng sanh bình đẳng xem như con một. Chúng sanh không chỗ nương nhờ, ta vì làm chỗ nương nhờ; kẻ chưa thấy Phật tánh ta cho thấy Phật tánh; kẻ chưa dứt phiền não, ta cho dứt phiền não; kẻ không được an ổn, ta cho được an ổn; kẻ chưa được giải thoát, ta cho được giải thoát; kẻ chưa được an lạc, ta cho được an lạc; kẻ chưa lìa nghi hoặc, ta cho lìa nghi hoặc; kẻ chưa sám hối, sẽ được sám hối; kẻ chưa được Niết Bàn, ta cho được Niết Bàn.
Khi đó Đức Thế Tôn đến một nơi Đạo Tràng thanh tịnh bằng phẳng, chỗ phước địa đẹp lành, dọc ngang mười ngàn do tuần. Thấy nơi đây bằng phẳng, rộng rãi thanh tịnh, Phật liền dừng lại nghỉ và bảo các Tỳ Kheo rằng: “ Ta có thể thuyết pháp tại chỗ này! ”
Lúc ấy ngài A Nan thưa rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn, xưa nay tánh của Như Lai thường thích nơi rừng núi, chỗ vườn cây hoa quả, nước chảy suối trong. Tại đây không có suối chảy nước trong, vườn cây hoa quả cùng nhơn dân làng mạc. Hôm nay Như Lai muốn nói pháp tại chỗ này, đại chúng từ xa theo Phật lại đây đông đảo, mỏi mệt đói khát, thân tâm không yên. Bởi có ăn mới có sống, có sống mới có thân, có thân mới có đạo. Không ăn sẽ không sống, không sống sẽ không thân, không thân làm sao hành đạo? Ở đây có những việc không thích hợp như vậy, tại sao Đức Thế Tôn lại muốn dừng nghĩ để thuyết pháp? ”
Bấy giờ Tôn Giả Xá Lợi Phất nương nơi trí lực của Phật bảo ngài A Nan rằng: “ Trước tiên phải vì Pháp, không nên có quan niệm chi khác ! Như Lai Thế Tôn chẳng những đủ Thập Lực Vô Sở Úy, mà còn có vô lượng lực, nhứt thiết Vô Sở Úy, trí huệ vô lượng oai thần vô lượng. Kẻ không có chỗ quy y, Đức Thế Tôn vì họ làm chốn quy y. Kẻ chưa thấy Phật Tánh, khiến cho họ được thấy Phật tánh. Kẻ chưa lìa phiền não, khiến cho họ được lìa phiền não. Kẻ chưa an ổn, làm cho họ được an ổn. Kẻ chưa giải thoát, khiến cho họ được giải thoát. Kẻ chưa được yên vui, khiến cho họ được yên vui. Kẻ chưa đắc Niết Bàn, khiến cho họ được Niết Bàn. Như Lai Thế Tôn có vô lượng thần lực như thế, lo gì mọi việc không được thích hợp tự nhiên ! Tôi nhớ thuở trước nơi pháp hội của Duy Ma Ðại Sĩ, các Bồ Tát phương khác, cùng hàng Thanh Văn, Duyên Giác, chư Thiên oai lực, Long Thần đại chúng đồng tụ họp ở trong nhà mà chưa thấy có thức ăn. Khi đó tôi nghĩ rằng : “ Đã đến giờ thọ trai, đại chúng bây giờ lấy chi để ăn ? ” Ðại Sĩ Duy Ma liền bảo tôi rằng : “ Hàng Thanh Văn trí còn kém nhỏ. Hãy nên tôn trọng nghĩ đến chánh pháp. Tại sao lại nghĩ y thực là mạng sống, cùng giường tòa trước như vậy?” Khi Ðại Sĩ Duy Ma nói lời đó, thì trời người đắc đạo, đến nay tôi còn đem lòng hổ thẹn. Tâm niệm của ông hôm nay cũng lại như thế.”
Lúc đó Đức Như Lai bảo A Nan rằng : “ Thực đúng như lời Xá Lợi Phất nói. Nên tưởng niệm Ðại Thừa, chớ nghĩ an thân!” Nói xong Đức Thế Tôn vào Tam Muội, dùng sức oai thần khiến từ đất mọc lên một chồi kim hoa, cao bốn mươi muôn do tuần, che khắp tam thiên đại thiên thế giới. Trên hoa có màn lưới lưu ly, che phủ. Dưới hoa có nhiều bảo trì, cùng với hoa bình đẳng, gọi là ao Bát Công Đức, nước thơm tràn đầy. Lại có nhiều hoa quý như : Ưu Bát La hoa, Câu Vật Đầu hoa, Ba Đầu Ma hoa, Phân Đà Lợi hoa. Vô lượng danh hoa như thế để trang nghiêm cho ao. Nếu nhìn thấy kim hoa ao báu, sẽ được Pháp Nhãn Tịnh, huống chi vào trong tắm gội. Nếu được vào trong tắm gội, sẽ đắc Thanh Tịnh Vô Sanh Pháp Nhẫn. Dưới kim hoa có tòa Sư Tử báu, cao một trăm do tuần.
Khi ấy Ðức Thế Tôn ngồi trên bảo tọa Sư Tử. Từ các lỗ chân lông cùng những chi tiết trên dưới nơi thân Phật, đều phóng đại quang minh. Ánh quang minh vàng đồng với sắc hoa, tuông ra bốn phía, chiếu khắp mười phương tất cả cõi Phật. Ánh sáng của Phật cùng với ánh hoa soi chiếu đến đâu, khiến núi hang đất đai chỗ cao chỗ thấp đều bằng phẳng thuần sắc vàng, không còn nhơ uế. Cõi địa ngục tan biến thành không, các ngạ quỷ được giải thoát, duy trừ hạng Xiển Đề và kẻ báng kinh Phương Ðẳng. Thần lực của Phật khiến cho cõi này cùng cõi khác đều đồng như nhau không khác biệt. Chư Phật mười phương thấy ánh quang minh ấy đều khen Đức Phật Thích Ca rằng : “ Lành thay ! Lành thay ! Ðại từ Thế Tôn ! Nay kia phóng quang chiếu về phương đông trước, hôm nay phóng quang một lúc đồng cả bốn phương, soi khắp mười phương. Nên biết ánh quang minh này, là ý Từ Tôn muốn độ cho tất cả chúng sanh khổ não thoát ra ba cõi, đến Đại Niết Bàn !”
Bấy giờ chư Phật mười phương khác miệng đồng lời, cùng bảo thị giả và chư đại Bồ Tát rằng : “ Thiện nam tử! Các ông nên biết ! Hôm nay nơi thế giới Sa Bà Phật Thích Ca Mâu Ni phóng đại quang minh, sẽ nói pháp mầu độ chúng sanh khổ. Các ông nên sang cõi đó cúng dường Phật, nghe kinh pháp, thưa hỏi những chỗ nghi ngờ. Chúng sanh nước đó từ trước đến nay cương ác, dối trá không thật, chẳng tin Nhất Thừa. Phật Thích Ca tâm từ rộng lớn, dùng đủ phương tiện khéo, diễn ra Ba Thừa, độ thoát ba cõi. Tuy nói Ba Thừa độ thoát ba cõi. Tuy nói Ba Thừa, song thượng ngữ cũng thiện, trung ngữ cũng thiện, hạ ngữ cũng thiện, ý nghĩa sâu xa, thuần hậu đầy đủ. Đức Phật Thế Tôn kia, trăm ngàn muôn kiếp, khó thể được nghe. Chúng sanh cõi ấy gặp thời có Phật thật chẳng dễ. Nay chỗ Phật Thích Ca sanh ra kim hoa mầu nhiệm, khó có duyên được thấy. Vì thế các ông hãy sang cõi kia, thưa hơi chỗ nghi để lợi ích mình và lợi lạc chúng sanh.”
Khi chư Phật nói lời như thế rồi, ở mười phương mỗi cõi đều có mười ức Bồ Tát, từ chỗ ngồi đứng lên làm lễ Phật, đoạn cùng nhau vân tập đến thế Sa Bà. Mỗi mỗi Bồ Tát đều đem theo trăm ngàn âm nhạc, mưa hoa, báu lạ, đến ngay chỗ Phật. Lúc tới nơi nhiễu Phật bảy vòng, đảnh lễ Như Lai, lui ra ngồi một bên, rồi cùng nhau khác miệng đồng lời khải thỉnh rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn, chúng con hôm nay muốn hỏi một điều. Cúi xin Đức Từ Tôn vì chúng con giải nói, để quần sanh cùng được lợi ích !”
Khi đó Đức Phật bảo các Bồ Tát Ma Ha Tát rằng : “ Chư thiện nam tử ! Nếu có điều chi nghi ngờ, nay cứ nên hỏi. Ta sẽ vì các ông giải thích rành rẽ.”
Các vị Bồ Tát liền thưa : “ Bạch Đức Thế Tôn ! Ðức Phật nước con chỉ nói Nhất Thừa, tại sao Như Lai lại nói Tam Thừa?”
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng trí vô ngại, bảo chư Bồ Tát rằng : “ Hôm nay các ông vì lợi ích chúng sanh, nên hỏi ta nghĩa đó. Vậy hãy nghe cho kỹ! Chư thiện nam tử ! Ví như một người mà có ba tên. Khi còn thơ ấu gọi là tiểu đồng, lúc hai mươi tuổi gọi là trung niên, quá tám mươi tuổi gọi là lão niên. Ta nói Tam Thừa cũng lại như thế. Đối với kẻ tâm nhỏ hạng người Thanh Văn, ta nói pháp Tiểu Thừa. Vì những người tâm bậc trung là hàng Duyên Giác, ta nói Trung Thừa. Với các Bồ Tát tâm đạo rộng lớn, ta nói Ðại Thừa. Chư thiện nam tử ! Các ông nên hiểu lý không hai bên, cùng quy một điểm, giải tuy khác lối, trọn về Nhất Thừa. Lý là Nhất Thừa, chia ra thành ba. Thanh Văn, Duyên Giác đều vào Ðại Thừa. Đại Thừa đó tức là Phật Thừa. Cho nên Tam Thừa chính Nhất Thừa.”
Khi Phật nói pháp này, trong hội có tất cả mười ngàn Bồ Tát đắc Vô Sanh Nhẫn, tám trăm Tỳ Kheo chứng quả A La Hán, hai muôn chư Thiên được Pháp Nhãn Tịnh, tám trăm vạn người phát Bồ Đề Tâm.
Lúc đó chư Bồ Tát ở mười phương đến, cũng chắp tay bạch Phật rằng : “ Hôm nay chúng con nhờ sức chư Phật ở bản quốc, được đến cõi này, được thấy Thế Tôn, được nghe Ðại Thừa. Xin cho chúng con thọ trì kinh đây, sau khi Phật nhập Niết Bàn, ở quốc độ này và cõi nước khác, nơi gốc cây núi rừng, chỗ ở của thần tiên, cùng thành ấp xóm làng, đồng không mộ địa, chùa tháp phòng Tăng, nơi hội đồng giảng pháp, chỗ ở của người tục, mà truyền bá kinh này lan rộng khắp nơi, khiến cho không dứt mất. Bởi tại sao? Vì khi Kinh này tồn tại, sẽ khiến cho đường ác dứt lâu dài. Sở dĩ như thế, vì chúng con từng nghe Phật nói, địa ngục chẳng ngăn cách, nếu tụng một câu, chư Thiên hoan hỷ, thường đến gần gũi phát tâm tu thiện. Nếu có người nào nghe Kinh Phương Quảng, vui mừng kính tin, biên chép đọc tụng, lễ bái thọ trì, xưng niệm một danh hiệu Phật, một tên Bồ Tát ở trong Kinh, người ấy hiện đời sẽ được an vui lành mạnh, không gặp tai ác. Khi kẻ đó mạng chung, Bồ Tát chúng con sẽ hiện thân đến trước dẫn về bản độ, cùng sanh ở một chỗ. Tại sao thế ? Bởi người đó thọ trì kinh này. Thọ trì kinh này là trì thân Phật. Người trì thân Phật, tức là Bồ Tát. Kẻ ấy đồng học với chúng con. Bởi nhân duyên như thế, nên phải thọ trì Kinh này để nguyện sanh về một chỗ, không lìa bỏ nhau !”
Bấy giờ Ðại Phạm Thiên Vương, Tam Thập Tam Thiên, Hộ Thế Tứ Vương, Kim Cương Mật Tích, chư Quỷ Thần Vương, Tán Chi Đại Tướng, Na La Long Vương, Nan Ðà Long Vương, Bạt Nan Ðà Long Vương, A Tu La vương, Ca Lâu La Vương, Ðại Biện Thiên Vương, Quỷ Tử Mẫu Thiên Vương, Chư Sơn Quỷ Thần Vương, Thọ Thần Vương, Hà Thần Vương, Hải Thần Vương, Ðịa Thần Vương, Thủy Thần Vương, Hỏa Thần Vương, Phong Thần Vương ; như thế vô lượng vô biên các Thần Vương và chư Thiên đều từ chỗ ngồi đứng lên đảnh lễ Phật, chắp tay cung kính mà thưa rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn ! Chúng con từ nay nguyện thường hộ trì lời Thế Tôn nói. Chỗ nào có Kinh Phương Quảng này, Thần Vương chúng con thường ở trước chỗ ấy để làm thanh tịnh. Nếu ở trong tháp hoặc trong phòng, ở nhà bạch y hoặc chỗ vắng lặng, có người nào dùng tay không sạch cầm nắm kinh, hoặc chẳng cung kính khi đọc tụng kinh này, chúng con sẽ khiến cho kẻ đó lúc đi đứng nằm ngồi thân tâm đều chẳng yên, nơi nơi đều sanh lòng sợ hãi. Kẻ đó hiện thân phải chịu vướng mắc ác sự, đến khi mạng chung đọa vào địa ngục. Nếu người nào cung kính, thân tâm thanh tịnh, nâng đỡ kinh này, tắm rửa đốt hương, thọ trì đọc tụng hoặc biên chép, ghi nhớ không quên ; nhớ kinh Điển này không dám làm điều ác, được như thế, Thần Vương chúng con sẽ bảo hộ người đó. Kẻ ấy nếu nằm, chúng con đứng ở trước không cho thấy điều ác, cũng không cho ác nhơn ác thần làm hại. Nơi trụ xứ người đó, chúng con giữ gìn nhà cửa. Nếu đương nhơn muốn đi lại, Thần Vương chúng con sẽ đi trước để dẫn đường, dùng thức gì cho thức ấy, kẻ đó đi trong bốn phương không bị chướng ngại, thường thấy việc lành. Đến khi mạng chung lại được sanh lên cõi trời, do nhân duyên đó thường được gặp Phật, không mất tâm Ðại Thừa.”
Khi ấy Đức Thế Tôn bảo chư Bồ Tát và Thần Vương rằng : “ Như thế, Như thế, đúng như các ông nói. Kinh Điển này khó thể được nghe, phương chi được thấy ! Nếu muốn thọ trì đọc tụng kinh này phải tắm rửa, mặc áo mới sạch, quét dọn phòng xá, treo tràng phan bảo cái trang nghiêm trong nhà, đốt các hương thơm, như hương chiên đàn, hương bột, hương thoa, lễ bái sáu thời, đều từ một ngày cho đến bảy ngày. Trong thời gian đọc tụng kinh này, phải chánh tâm, chánh ý, chánh niệm, chánh quán, chánh tư duy, chánh tư nghị, chánh thọ trì, chánh dụng hành, chánh giáo hóa. Ngày đêm sáu thời, lễ bái danh hiệu chư Phật Bồ Tát, mười hai phần kinh. Nếu có thể lễ bái đọc tụng như thế, lại tin kính nhất tâm, như trong kinh này nói, thì các tội nặng đều diệt trừ hết, không còn nghi ngờ. Tại sao thế ? Vì Kinh Ðại Phương Quảng, mười phương chư Phật đều theo đây để tu hành, theo đây hộ trì, là mẹ chư Phật, là vua các Kinh, là kho tàng diệu nghĩa, là đạo Bồ Tát. Kinh Ðại Thừa Phương Quảng rất sâu mầu, cũng như thế gian có đủ Sáu Đại không thể nghĩ bàn. Những gì là sáu ? Một là đại Địa, hai là đại Thủy, ba là đại Hỏa, bốn là đại Phong, năm là đại Nhựt, sáu là đại Không. Kinh như đại Địa, đựng chở tất cả nhơ sạch tốt xấu. Kinh như đại Thủy, rửa trừ tất cả uế ác bất tịnh, cát bụi bợn nhơ. Kinh như đại Hỏa, đốt tiêu tất cả phiền não nhơ ác cùng các vật không sạch. Kinh như đại Phong thổi bay tất cả trần cấu bất tịnh. Kinh như đại Nhựt chiếu soi tất cả các chỗ tối tăm. Kinh như đại Không, dung thọ tất cả vũ trụ thế giới, các tướng lành dữ tốt xấu. Kinh Phương Quảng này là kinh Ðại Thừa, rộng lớn vô song, không thể sánh ví, trên đến chư Bồ Tát, giữa đến Thanh Văn, dưới đến loài hữu tình đều dung nạp tất cả. Vì thế các ông nên thọ trì Kinh này, lưu bá kinh này, tin kính kinh này. Như thế các ông và chư Bồ Tát sẽ được vào trí huệ Phật, thấy rõ Phật tánh. Kinh này sẽ khiến các ông, chư Thiên Thần vương, và người thọ trì, đọc tụng, thường được thấy Ta, cùng thấy tất cả chư Phật đời vị lai, chuyển đại pháp luân, ngồi Dạo Tràng Bồ Đề.”
Bấy giờ trong đại chúng có vị Bồ Tát tên là Tín Tướng từ chỗ ngồi đứng lên, chỉnh y phục, lễ nơi chân Phật mà thưa rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn! Chúng con hôm nay có điều muốn hỏi. Cúi xin Thế Tôn rũ lòng chỉ dạy. Lời Đức Thế Tôn nói, hay làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh ! ”
Khi đó Phật bảo Tín Tướng Bồ Tát rằng : “ Lành thay ! Lành thay ! Này thiện nam tử ! Nếu ông muốn hỏi điều chi thì cứ nên hỏi. Ta sẽ vì ông mà giải thích rành rẽ. Chỗ ông hỏi sẽ làm lợi ích lớn cho vô lượng loài hữu tình !”
Tín Tướng Bồ Tát liền thưa rằng : “ Bạch Đức Thế Tôn ! Con nhớ thuở xưa, cánh vô lượng kiếp về đời quá khứ, có đức Phật Thế Tôn tên là Bảo Thắng. Chúng sanh nghe danh hiệu Đức Phật ấy dù chỉ một lần, đều được sanh lên cõi trời. Về sau chẳng bao lâu, trong cánh đồng rộng, nơi quốc độ của nhà vua Thiên Tự Tại Quang ở xứ ấy, có một ao to nước đã khô cạn. Trong ao có mười ngàn cá lớn bị ánh nắng mặt trời chiếu, phơi thân nóng bức sắp vào chỗ chết. Lúc ấy có một Ðại Sĩ tên là Lưu Thủy, nhìn thấy bầy cá sanh lòng thương xót, chở nước đổ vào ao cho cá được sống thêm ít ngày. Ông biết chẳng lâu chúng sẽ phải chết, nên vì cá xưng niệm danh hiệu Phật Bảo Thắng ba lần. Bầy cá nghe xong đều chết hết cả, được sanh lên cõi trời Ðao Lợi.
Bởi có nhân duyên như thế, nay xin Đức Thế Tôn vì trong đại hội đây và chúng sanh ở đời vị lai nói hồng danh chư Phật. Lại nữa khi nghe danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, cũng được vô lượng lợi ích, vô biên công đức, thường được giàu vui. Chúng sanh được nghe hồng danh, được thấy chư Phật, đều do nhân duyên. Cho nên nay con khẩn cầu, nguyện xin nói ra, cũng để độ thoát những chúng sanh mê lầm, phạm các cấm giới, gây nên tội nặng.”
Khi đó Phật bảo Tín Tướng Bồ Tát Ma ha tát rằng : “ Nầy thiện nam tử ! Nếu ta nói rộng những danh hiệu chư Phật mười phương, thì dù trăm ngàn muôn kiếp cũng không thể nói hết. Có thể biết được số giọt của tất cả thứ nước : ao, hồ, sông, biển, cho đến nước mưa, nhưng danh hiệu chư Phật không thể biết hết. Có thể biết được cân lượng của các núi Tu Di, nhưng danh hiệu chư Phật không thể biết hết. Có thể biết được độ số của tất cả miền đại địa, nhưng danh hiệu chư Phật không thể biết hết. Có thể biết tận bờ mé của hư không thế giới, nhưng danh hiệu chư Phật không thể biết hết. Nay Ta vì ông mà nói lược qua danh hiệu chư Phật ba đời. Nếu kẻ nào có duyên nghe qua một lần, đến lúc mạng chung, cũng được sanh lên cõi trời. Như nghe rồi tin kính, lại hay biên chép, xưng danh lễ bái, sẽ diệt được vô lượng trọng tội trong nhiều kiếp sống chết, được vô lượng phước, người đó khi mạng chung, tùy ý vãng sanh mười phương thế giới, cũng được thấy Ta và thấy chư Phật ở Hiền kiếp đời vị lai.”
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo đại chúng rằng : “ Chư đại chúng nên chỉnh đốn y phục, chánh tâm, chánh thân, chánh ý, chánh niệm và chánh quán sát. Muốn được nghe pháp, phải nhất tâm kính lễ Đức Phật Tu Di Ðăng Vương, kính lễ Đức Phật Bảo Vương, kính lễ đức Phật Bảo Thắng, kính lễ đức Phật A Di Ðà, kính lễ đức Phật Tỳ Bà Thi, kính lễ Đức Phật Ða Bảo, kính lễ đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Lại xin kính lễ Bậc Nhiếp Trì tất cả các pháp, kính lễ ngôi Quá Xứng Lượng, kính lễ ngôi Không Sánh Ví, kính lễ Vô Biên Pháp, kính lễ ngôi Khó Nghĩ Bàn, kính lễ ngôi Trụ Lực, Lực Trung Lực, kính lễ ngôi Thập Lực, Vô Sở Úy. Kính lễ đấng Tam Giới Tôn. Kính lễ bậc Đại Đạo Sư của tất cả. Kính lễ bậc hay dứt trừ các kiết phược. Kính lễ Đấng đã đến bờ bên kia. Kính lễ Đấng đã vượt khỏi các thế gian. Kính lễ Đấng đã lìa hẳn đường sanh tử. Kính lễ Bậc được Tam Muội Giải Thoát. Kính lễ Đấng như hư không chẳng nương tựa. Kính lễ Bậc Đại Pháp Vương trong chúng. Kính lễ Đấng đã phá hoại bốn loại ma. Kính lễ Bậc Đại Từ Phụ xem chúng sanh như con một. Cúi xin đời đời được gặp chư Phật, được tỏ thấy Phật Tánh, kết cuộc được đến Đại Niết Bàn. Bởi tại sao ? Vì tất cả các loài hữu hình đều có Phật Tánh. Ðại chúng nên chắp tay một lòng nghe kỹ và nhất tâm cúng dường.”
Đại chúng hãy nhiếp tâm
Nghe Ta nói danh hiệu
Phật mười phương ba đời
Dù phạm năm Vô Gián
Cũng sẽ được giải thoát
Đến người không căn lành
Ta cũng vì tuyên nói
Chúng tự không thể hiểu
Như mầm héo bỏ đi
Huyễn vọng sẽ tiêu tan
Duy còn có chân thật
Trừ bỏ tướng Tiểu Thừa
Chỉ còn có Đại Thừa
Lại bỏ Hai Thừa trên
Duy còn có Nhứt Thừa
Nếu người không căn lành
Chẳng được nghe danh hiệu
Từng cúng vô lượng Phật
Nay được nghe danh Phật
Hãy nhiếp tâm nghe kỹ
Nên khéo biết thọ trì
Người ít phần giải thoát
Nên trụ nơi vắng lặng
Ở trong đạo pháp Ta
Kinh hành làm việc Phật
Thọ trì và đọc tụng
Lễ bái danh hiệu Phật
Lìa bỏ các việc ma
Không phạm bốn trọng cấm
Cùng Vô Gián, Xiển Đề
Kẻ ấy đời vị lai
Sẽ được thành Phật đạo
Người chẳng sanh lòng tin
Quyết đọa ba đường ác
Sanh tin siên lễ bái
Sẽ thấy vô lượng Phật
Vậy phải sanh lòng tin
Và chí tâm kính lễ
Danh hiệu Phật mười phương
Nguyện trừ vô lượng tội.

Tất cả đại chúng hãy chắp tay nghe kỹ, nhiếp trì thân tâm chớ cho loạn động. Lại nên gieo năm vóc xuống đất, một lòng nghe nhận.
Bấy giờ Đức Thế Tôn dùng Phạm âm xưng danh hiệu chư Phật đời quá khứ rằng:
Nam-mô Quá Khứ Vô Lượng Chư Phật.
Nam-mô Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật.
Nam-mô Nhị Vạn Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Ðăng Minh Phật.
Nam-mô Tam Vạn Đồng Hiệu Nhiên Ðăng Phật.
Nam-mô Ðại Thông Trí Thắng Phật cập Thập Lục
Vương Tử Phật.
Nam-mô Không Vương Phật.
Nam-mô Ða Bảo Phật.
Nam-mô Vân Tự Tại Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Oai Âm Vương Phật.
Nam-mô Vô Số Quang Phật.
Nam-mô Tư Thiện Phật.
Nam-mô Nhật Nguyệt Tịnh Minh Ðức Phật.
Nam-mô Tịnh Hoa Tú Vương Phật.
Nam-mô Tịnh Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Long Tôn Vương Phật.
Nam-mô Vân Lôi Âm Vương Phật.
Nam-mô Vân Lôi Tú Chủ Hoa Trí Phật.
Nam-mô Bảo Vương Phật.
Nam-mô Sa La Thọ Vương Phật.
Nam-mô Thượng Oai Ðức Bảo Vương Phật.
Nam-mô Quang Minh Vương Phật.
Nam-mô Bá Ức Đồng Hiệu Ðịnh Quang Phật.
Nam-mô Quang Viễn Phật.
Nam-mô Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Hương Phật.
Nam-mô Thiện Sơn Vương Phật.
Nam-mô Tu Di Thiên Quang Phật.
Nam-mô Tu Di Ðẳng Diệu Phật.
Nam-mô Nguyệt Sắc Phật.
Nam-mô Chánh Niệm Phật.
Nam-mô Ly Cấu Phật.
Nam-mô Vô Cấu Trược Phật.
Nam-mô Long Thiên Phật.
Nam-mô Bất Ðộng Ðịa Phật.
Nam-mô Lưu Ly Diệu Hoa Phật.
Nam-mô Lưu Ly Kim Sắc Phật.
Nam-mô Kim Tạng Phật.
Nam-mô Diệm Quang Phật.
Nam-mô Diệm Căn Phật.
Nam-mô Ðịa Chủng Phật.
Nam-mô Nguyệt Tượng Phật.
Nam-mô Nhật Âm Phật.
Nam-mô Giải Thoát Hoa Phật.
Nam-mô Trang Nghiêm Quang Minh Phật.
Nam-mô Hải Giác Thần Thông Phật.
Nam-mô Thủy Quang Phật.
Nam-mô Ðại Hương Phật.
Nam-mô Ly Hư Cấu Phật.
Nam-mô Xả Yếm Ý Phật.
Nam-mô Bảo Diệm Phật.
Nam-mô Diệu Ðảnh Phật.
Nam-mô Dõng Lập Phật.
Nam-mô Công Ðức Trí Huệ Phật.
Nam-mô Tể Nhật Nguyệt Phật.
Nam-mô Nhật Nguyệt Lưu Ly Quang Phật.
Nam-mô Vô Thượng Lưu Ly Quang Phật.
Nam-mô Tối Thượng Thủ Phật.
Nam-mô Bồ Ðề Hoa Phật.
Nam-mô Nguyệt Minh Phật.
Nam-mô Nhật Quang Phật.
Nam-mô Hoa Sắc Vương Phật.
Nam-mô Thủy Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Trừ Nghi Minh Phật.
Nam-mô Ðộ Khổ Hạnh Phật.
Nam-mô Tịnh Tín Phật.
Nam-mô Thiện Tú Phật.
Nam-mô Oai Thần Phật.
Nam-mô Pháp Huệ Phật.
Nam-mô Loan Âm Phật.
Nam-mô Sư Tử Âm Phật.
Nam-mô Long Âm Phật.
Nam-mô Xử Thế Phật.
Nam-mô Tự Tại Phật.
Nam-mô Vô Lượng Thọ Phật.
Nam-mô Vô Lượng Quang Phật.
Nam-mô Vô Biên Quang Phật.
Nam-mô Vô Ngại Quang Phật.
Nam-mô Vô Ðối Quang Phật.
Nam-mô Diệm Vương Quang Phật.
Nam-mô Thanh Tịnh Quang Phật.
Nam-mô Hoan Hỷ Quang Phật.
Nam-mô Trí Huệ Quang Phật.
Nam-mô Bất Ðoạn Quang Phật.
Nam-mô Nan Tư Quang Phật.
Nam-mô Vô Xưng Quang Phật.
Nam-mô Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Tướng Hảo Tử Quang Phật.
Nam-mô Viễn Chiếu Phật.
Nam-mô Bảo Tạng Phật.
Nam-mô Vô Lượng Âm Phật.
Nam-mô Cam Lồ Vị Phật.
Nam-mô Long Thắng Phật.
Nam-mô Thắng Lực Phật.
Nam-mô Đức Thủ Phật.
Nam-mô Diệu Đức Sơn Phật.
Nam-mô Nhân Vương Phật.
Nam-mô Vô Thượng Hoa Phật.
Nam-mô Oai Lực Vương Phật.
Nam-mô Long Tự Tại Vương Phật.
Nam-mô Sư Tử Y Vương Phật.
Nam-mô Tự Tại Vương Phật.
Nam-mô Phổ Quang Phật.
Nam-mô Phổ Minh Phật.
Nam-mô Phổ Tịnh Phật.
Nam-mô Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Hương Quang Phật.
Nam-mô Ma Ni Tràng Phật.
Nam-mô Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật.
Nam-mô Nhất Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng
Đại Tinh Tấn Phật.
Nam-mô Ma Ni Tràng Ðăng Quang Phật.
Nam-mô Huệ Cự Chiếu Phật.
Nam-mô Hải Ðức Quang Minh Phật.
Nam-mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật.
Nam-mô Ðại Cường Tinh Tấn Dõng Mãnh Phật.
Nam-mô Đại Bi Quang Phật.
Nam-mô Từ Lực Vương Phật.
Nam-mô Từ Tạng Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật.
Nam-mô Hiền Thiện Thủ Phật.
Nam-mô Thiện Giác Ý Phật.
Nam-mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Kim Hoa Quang Phật.
Nam-mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam-mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật.
Nam-mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật.
Nam-mô Bất Ðộng Trí Quang Phật.
Nam-mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật.
Nam-mô Thiện Tài Quang Minh Phật.
Nam-mô Từ Bi Trí Huệ Thắng Phật.
Nam-mô Di Lặc Tiên Quang Phật.
Nam-mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật.
Nam-mô Thế Tịnh Quang Phật.
Nam-mô Long Chủng Thượng Trí Tôn Vương Phật.
Nam-mô Nhật Nguyệt Quang Phật.
Nam-mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật.
Nam-mô Huệ Tràng Thắng Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Sư Tử Hống Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam-mô Diệu Âm Thắng Phật.
Nam-mô Thường Quang Tràng Phật.
Nam-mô Quan Thế Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Huệ Oai Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Pháp Tràng Thắng Vương Phật.
Nam-mô Tu Di Quang Phật.
Nam-mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật.
Nam-mô Ưu Đàm Bát La Hoa Quang Thù Thắng
Lực Vương Phật.
Nam-mô Đại Huệ Lực Vương Phật.
Nam-mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật.
Nam-mô Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật.
Nam-mô Tài Quang Phật.
Nam-mô Kim Hải Quang Phật.
Nam-mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật.
Nam-mô Ðại Thông Quang Phật.
Nam-mô Nhất Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật.
Nam-mô Hiện Vô Ngu Phật.
Nam-mô Kim Sơn Bảo Cái Phật.
Nam-mô Kim Hoa Diệm Quang Tướng Phật.
Nam-mô Đại Cự Quang Minh Phật.
Nam-mô Bảo Cái Đăng Vương Phật.
Nam-mô Vô Cấu Tạng Phật.
Nam-mô Quang Minh Tướng Phật.
Nam-mô Kim Diệm Quang Minh Phật.
Nam-mô Kim Diệm Quang Minh Tạng Phật.
Nam-mô Quá Khứ Vô Lượng Phân Thân Chư Phật.
Nam-mô Quá Khứ Nhất Phật, Thập Phật, Bá Phật, Thiên Phật, Vạn Phật, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Quá Khứ Nhất ức, Thập ức, Bá ức, Thiên ức, Vạn ức, Na Do Tha, Hằng Hà Sa, Vô Lượng A Tăng Kỳ Chư Phật, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe vô lượng a tăng kỳ danh hiệu chư Phật đời quá khứ, kẻ đó được tám mươi muôn kiếp không đọa địa ngục khổ. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Do nhân duyên lễ bái
Chư Phật đời quá khứ
Diệt tội hoàn bản tâm
Chẳng còn tạo mười ác
Cùng với tội ngũ nghịch
Thường được nghe Chánh Pháp
Ðầy đủ đạo Ðại Thừa
Cho nên nay kính lễ
Chỉ trừ hai hạng người
Một, báng kinh Phương Ðẳng
Hai, hạng Nhứt Xiển Đề
Là khó nỗi diệt tội
Nếu người tâm thanh tịnh.
Chẳng phải Nhất Xiển Đề
Sẽ thấy vô lượng Phật
Cho nên nay kính lễ
Nếu có phạm tội Tứ Trọng
Cùng tội Ngũ vô gián
Mà lòng tin thanh tịnh
Cũng được như pháp trụ
Lại do nhân duyên kính lễ
Diệt trừ nghiệp Thập ác
Quyết được giới Ðại Thừa
Vì thế nên kính lễ.
Khi Đức Thế Tôn nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát chứng Vô Sanh Nhẫn, tám trăm Thanh Văn phát Thiểu Phần Tâm, năm ngàn Tỳ Kheo đắc đạo A La Hán, một ức trời và người được Pháp Nhãn Tịnh.
Kế tiếp Đức Thế Tôn dùng Phạm Âm xưng danh hiệu chư Phật đời hiện tại rằng :
Nam-mô Hiện Tại Vô Lượng Chư Phật.
Nam-mô Hiện Tại Hiền Kiếp Thiên Phật.
Nam-mô Thập Ức Đồng Hiệu Vương Minh Chư Phật.
Nam-mô Ly Cấu Tử Kim Sa Phật.
Nam-mô Vô Lượng Minh Phật.
Nam-mô Nhật Chuyển Quang Minh Vương Phật.
Nam-mô Hương Tích Phật.
Nam-mô Sư Tử Ức Tượng Phật.
Nam-mô Sư Tử Du Hý Phật.
Nam-mô Phổ Quang Công Ðức Sơn Vương Phật.
Nam-mô Thiện Trụ Công Ðức Bảo Vương Phật.
Nam-mô Bảo Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Nan Thắng Phật.
Nam-mô Tu Di Tướng Phật.
Nam-mô Tu Di Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Bảo Ðức Phật.
Nam-mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam-mô Bảo Diệm Phật.
Nam-mô Bảo Nghiêm Phật.
Nam-mô Nan Thắng Sư Tử Vương Phật.
Nam-mô Ðại Quang Vương Phật.
Nam-mô Bất Ðộng Phật.
Nam-mô Dược Vương Phật.
Nam-mô Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Lâu Chí Phật.
Nam-mô Nguyệt Cái Phật.
Nam-mô Phổ Quang Phật.
Nam-mô Bảo Vương Phật.
Nam-mô Tỳ Bà Thi Phật.
Nam-mô Thi Khí Phật.
Nam-mô Tùy Xá Phù Phật.
Nam-mô Câu Lưu Tôn Phật.
Nam-mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.
Nam-mô Ca Diếp Phật.
Nam-mô Lôi Âm Vương Phật.
Nam-mô Ký Pháp Tạng Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Hoa Phật.
Nam-mô Chiên Ðàn Diệp Phật.
Nam-mô Diệu Ý Phật.
Nam-mô Vô Thượng Thắng Phật.
Nam-mô Cam Lồ Cổ Phật.
Nam-mô Nhật Nguyệt Quang Minh Phật.
Nam-mô Vô Thắng Phật.
Nam-mô Cụ Túc Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam-mô Quang Minh Biến Chiếu Công Ðức Vương Phật.
Nam-mô Phá Hoại Tứ Ma Sư Tử Hống Vương Phật.
Nam-mô Kim Cang Bất Hoại Phật.
Nam-mô Lưu Ly Quang Phật.
Nam-mô Tu Di Sơn Vương Phật.
Nam-mô Tịnh Quang Minh Vương Phật.
Nam-mô Thiện Ðức Phật.
Nam-mô Vô Lượng Quang Minh Phật.
Nam-mô Ðà Ra Ni Du Hý Phật.
Nam-mô Thủ Lăng Nghiêm Ðịnh Tam Muội Lực Vương Phật.
Nam-mô Thiện Kiến Ðịnh Tự Tại Vương Phật.
Nam-mô Vô Thượng Công Ðức Phật.
Nam-mô Thần Thông Tự Tại Phật.
Nam-mô Vô Sắc Tướng Phật.
Nam-mô Vô Thanh Tướng Phật.
Nam-mô Vô Hương Tướng Phật.
Nam-mô Vô Vị Tướng Phật.
Nam-mô Vô Xúc Tướng Phật.
Nam-mô Tam Muội Ðịnh Tự Tại Phật.
Nam-mô Huệ Ðịnh Tự Tại Phật.
Nam-mô Tướng Giác Tự Tại Phật.
Nam-mô Phổ Nhiếp Phật.
Nam-mô Bảo Ðức Phổ Quang Phật.
Nam-mô Ý Lạc Mỹ Âm Phật.
Nam-mô Hoan Hỷ Phật.
Nam-mô A Súc Bệ Phật.
Nam-mô Tu Di Tướng Phật.
Nam-mô Tu Di Ðảnh Phật.
Nam-mô Sư Tử Âm Phật.
Nam-mô Sư Tử Tướng Phật.
Nam-mô Hư Không Trụ Phật.
Nam-mô Vân Lôi Tự Tại Phật.
Nam-mô Thường Diệt Phật.
Nam-mô Ðế Tướng Phật.
Nam-mô Bất Phạm Tướng Phật.
Nam-mô A Di Ðà Phật.
Nam-mô Phạm Tướng Phật.
Nam-mô Ðộ Nhất Thiết Thế Gian Khổ Não Phật.
Nam-mô Ða Ma La Bạt Chiên Ðàn Hương Thần Thông Phật.
Nam-mô Vân Tự Tại Vương Phật.
Nam-mô Hoại Nhất Thiết Thế Gian Bố Úy Phật.
Nam-mô Bá Ức Ngã Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam-mô Hiện Tại Nhất Phật, Thập Phật, Bá Phật, Thiên Phật, Vạn Phật, hay trừ tội trọng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Hiện Tại Nhất Ức, Thập Ức, Bá Ức, Thiên Ức, Vạn Ức, Na Do Tha Hằng Hà Sa Đẳng Vô Lượng A Tăng Kỳ Chư Phật, hay trừ tội trọng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe vô lượng a tăng kỳ danh hiệu chư Phật đời hiện tại, kẻ đó sáu mươi muôn kiếp chẳng đọa địa ngục khổ. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Do nhân duyên lễ bái
Mười phương Hiện Tại Phật
Ðộ thoát các nghiệp ác
Diệt trừ năm tội nghịch.
Thường ở đất thanh tịnh
An trụ pháp Thích Ca
Xa lìa bốn đường ác
Ðược thấy Phật Di Lặc.
Và ngàn Phật Hiện Tại
Vì thế nên kính lễ
Lại thấy mười phương Phật.
Thường sanh sang Tịnh Độ
Ðược nghe Đệ Nhất Nghĩa
Biết rõ Như Lai thường.
Khi Đức Thế Tôn nói danh hiệu chư Phật đời hiện tại, có hai hằng hà sa Bồ Tát chứng nhập môn Đà La Ni môn, bốn mươi hai ức trời và người phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.
Kế tiếp Đức Thế Tôn dùng Phạm Âm xưng danh hiệu chư Phật đời vị lai rằng :
Nam-mô Vị Lai Vô lượng Chư Phật.
Nam-mô Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật.
Nam-mô Di lặc Phật.
Nam-mô Tịnh Thân Phật.
Nam-mô Hoa Quang Phật.
Nam-mô Quang Minh Phật.
Nam-mô Hoa Túc An Hành Phật.
Nam-mô Danh Tướng Phật.
Nam-mô Diêm Phù Na Ðề Kim Quang Phật.
Nam-mô Pháp Minh Phật.
Nam-mô Bảo Minh Phật.
Nam-mô Phổ Minh Phật.
Nam-mô Phổ Tướng Phật.
Nam-mô Phổ Quang Phật.
Nam-mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật.
Nam-mô Đạo Thất Bảo Hoa Phật.
Nam-mô Bảo Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Phất Sa Phật.
Nam-mô Bá Ức Đồng Hiệu Tự Tại Ðăng Vương Phật.
Nam-mô Bảo Tướng Phật.
Nam-mô Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật.
Nam-mô Nhị Vạn Đồng Hiệu Quang Tướng Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Tam Vạn Ðồng Hiệu Phổ Ðức Phật.
Nam-mô Vân Lôi Âm Vương Phật.
Nam-mô Tứ Vạn Bát Thiên Đồng Hiệu Ðịnh Quang Phật.
Nam-mô Bảo Nguyệt Vương Phật.
Nam-mô Ly Cấu Quang Phật.
Nam-mô Diệu Sắc Phật.
Nam-mô Diệu Sắc Quang Minh Phật.
Nam-mô Phá Nhất Thiết Chúng Nan Phật.
Nam-mô Chúng Hương Phật.
Nam-mô Chúng Thanh Phật.
Nam-mô Thập Thiên Đồng Hiệu Quang Minh Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Bát Thiên Ức Đồng Hiệu Trang Nghiêm Quang Minh Phật.
Nam-mô Bảo Hoa Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Thượng Thủ Ðức Vương Phật.
Nam-mô Tử Kim Quang Minh Phật.
Nam-mô Ngũ Bá Thọ Ký Hoa Quang Phật.
Nam-mô Na La Diên Bất Hoại Phật.
Nam-mô Bảo Hoa Trang Nghiêm Phật.
Nam-mô Kim Cang Ðịnh Tự Tại Phật.
Nam-mô Vị Lai Vô Lượng Phân Thân Chư Phật.
Nam-mô Vị Lai Nhất Phật, Thập Phật, Bá Phật, Thiên Phật, Vạn Phật, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Vị Lai Nhất Ức, Thập Ức, Bá Ức, Thiên Ức, Vạn Ức, Na Do Tha, Hằng Hà Sa Vô Lượng A Tăng Kỳ Chư Phật, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe vô lượng a tăng kỳ danh hiệu chư Phật đời vị lai, thì kẻ đó trong mười bốn vạn kiếp khỏi đọa địa ngục khổ. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Do nhân duyên lễ bái
Chư Phật đời vị lai
Ngoài tội Xiển Đề ra
Ba chướng và năm nghịch
Điều được trừ diệt hết.
An trụ trong Phật pháp
Ðược thấy vô lượng Phật.
Thường được nghe Chánh pháp
Vì thế nay kính lễ
Do nhân duyên lễ bái
Phật mười phương ba đời
Diệt trừ tội quá khứ
Vị lai và hiện tại
Kẻ đã tạo mười ác
Hiện tiền được trừ diệt
Tương lai thấy Phật Tánh
Vì thế nên tin chắc.
Biên chép đọc tụng kinh
Ðời đời tùy chỗ sanh
Chẳng khởi tà kiến ác
Thường được chánh giải thoát
Không sanh tại biên địa
Chẳng sanh ở nước ác
Không gặp ác quốc vương
Trong bốn ức muôn kiếp
Chẳng đọa địa ngục khổ
Thế nên nay kính lễ
Nguyện trừ mười nghiệp ác
Ðược đại Đà Ra Ni.
Khi Đức Thế Tôn nói danh hiệu chư Phật đời vị lai, có năm trăm Bồ Tát trụ ngôi Bất Thoái Chuyển, bảy trăm Tỳ Kheo Ni đắc quả A La Hán, sáu mươi hai ức trời và người được Pháp Nhãn Tịnh.
Kế tiếp Đức Thế Tôn lại dùng Phạm Âm xưng danh hiệu mười hai phần kinh và các Ba La Mật rằng :
Nam-mô Tổng Trì Chư Đại Đà Ra Ni Môn. ( 1 lạy )
Nam-mô Thập Nhị Bộ : Ta Đa La, Kỳ Dạ Thọ Ký, Dà Đà Na, Ưu Đà Na, Ni Đà Na, A Ba Đà Na, Y Đế Viết Đa Già, Sà Đa Già, Tỳ Phật Lược, A Phù Đà Đạt Ma, Ưu Bà Đề Xá Tôn Kinh. ( 1 lạy )
Nam-mô Đại Tạng Trung Chư Ba La Mật Môn. ( 1 lạy )
Nếu người nào được nghe mười hai phần kinh và các Ba la mật, mà đọc tụng lễ bái, tin ưa thọ trì, kẻ đó trong hai mươi muôn kiếp không đọa địa ngục khổ, được Túc Mạng Trí. Vì thế cho nên phải cung kính lễ.
Khi Đức Phật nói danh hiệu mười hai phần kinh, có tám muôn năm ngàn Bồ Tát đắc Kim Cang Tam Muội, mười ức Thanh Văn phát tâm Ðại Thừa, mười ngàn Tỳ Kheo Tỳ Kheo Ni đắc quả A La Hán, vô lượng trời và người được Pháp Nhãn Tịnh.
Kế tiếp Đức Thế Tôn lại dùng Phạm Âm xưng danh hiệu chư Bồ Tát Ma Ha Tát rằng :
Nam-mô Thập Phương Vô Lượng Chư Đại Bồ Tát.
Nam-mô Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Hiền Bồ Tát.
Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam-mô Ðắc Ðại Thế Bồ Tát.
Nam-mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát.
Nam-mô Bất Hưu Tức Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Chưởng Bồ Tát.
Nam-mô Dược Vương Bồ Tát.
Nam-mô Dược Thượng Bồ Tát.
Nam-mô Dõng Thí Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Nguyệt Bồ Tát.
Nam-mô Nguyệt Quang Bồ Tát.
Nam-mô Mãn Nguyệt Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Lực Bồ Tát.
Nam-mô Vô Lượng Lực Bồ Tát.
Nam-mô Việt Tam Giới Bồ Tát.
Nam-mô Bạt Ðà Bà La Bồ Tát.
Nam-mô Di Lặc Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Tích Bồ Tát.
Nam-mô Ðạo Sư Bồ Tát.
Nam-mô Ðức Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Nhạo Thuyết Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ðàm Hoa Bồ Tát.
Nam-mô Thượng Hạnh Bồ Tát.
Nam-mô Vô Biên Hạnh Bồ Tát.
Nam-mô An Lập Hạnh Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Hạnh Bồ Tát.
Nam-mô Ðà Ra Ni Bồ Tát.
Nam-mô Kim Cương Na La Diên Bồ Tát.
Nam-mô Thường Bất Khinh Bồ Tát.
Nam-mô Tú Vương Hoa Bồ Tát.
Nam-mô Hỷ Kiến Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Âm Bồ Tát.
Nam-mô Ðức Cần Tinh Tấn Lực Bồ Tát.
Nam-mô Vô Tận Ý Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Nhãn Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Mã Minh Bồ Tát.
Nam-mô Long Thọ Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Tư Nghị Bồ Tát.
Nam-mô Không Vô Bồ Tát.
Nam-mô Thần Thông Hoa Bồ Tát.
Nam-mô Quang Anh Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Thượng Bồ Tát.
Nam-mô Trí Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Căn Bồ Tát.
Nam-mô Nguyện Tuệ Bồ Tát.
Nam-mô Hương Tượng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Anh Bồ Tát.
Nam-mô Trung Trụ Bồ Tát.
Nam-mô Chế Hạnh Bồ Tát.
Nam-mô Giải Thoát Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Ðẳng Quán Bồ Tát.
Nam-mô Bất Ðẳng Quán Bồ Tát.
Nam-mô Ðẳng Bất Ðẳng Quán Bồ Tát.
Nam-mô Ðịnh Tự Tại Vương Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Tự Tại Vương Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Quang Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Quang Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Công Đức Tự Tại Vương Đại Quang Bồ Tát.
Nam-mô Biện Tích Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Quang Minh Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ấn Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Thường Cử Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Thường Hạ Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Thường Thảm Bồ Tát.
Nam-mô Hỷ Căn Bồ Tát.
Nam-mô Hỷ Vương Bồ Tát.
Nam-mô Biện Âm Bồ Tát.
Nam-mô Hư Không Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Nhiếp Bảo Cự Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Dõng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Kiến Bồ Tát.
Nam-mô Ðế Võng Bồ Tát.
Nam-mô Minh Võng Bồ Tát.
Nam-mô Vô Duyên Quan Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Tích Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Thắng Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Vương Bồ Tát.
Nam-mô Hoại Ma Bồ Tát.
Nam-mô Ðiện Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Tự Tại Vương Bồ Tát.
Nam-mô Công Ðức Tướng Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Sư Tử Hống Bồ Tát.
Nam-mô Lôi Âm Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Tướng Kích Âm Bồ Tát.
Nam-mô Hải Nguyệt Quang Đại Minh Bồ Tát.
Nam-mô Bạch Hương Tượng Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Sanh Bồ Tát.
Nam-mô Hoa Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Phạm Võng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Trượng Bồ Tát.
Nam-mô Vô Năng Thắng Bồ Tát.
Nam-mô Nghiêm Ðộ Bồ Tát.
Nam-mô Kim Ðế Bồ Tát.
Nam-mô Châu Kế Bồ Tát.
Nam-mô Quang Nghiêm Ðồng Tử Bồ Tát.
Nam-mô Trì Thế Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Nan Thắng Bồ Tát.
Nam-mô Chiếu Minh Bồ Tát.
Nam-mô Hoa Quang Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Nguyệt Quang Minh Bồ Tát.
Nam-mô Tát Ðà Bà Luân Bồ Tát.
Nam-mô Ðàm Vô Kiệt Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Tự Tại Bồ Tát.
Nam-mô Ðức Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Bất Thuấn Bồ Tát.
Nam-mô Ðức Ðảnh Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Tú Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Nhãn Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Tý Bồ Tát.
Nam-mô Phất Sa Bồ Tát.
Nam-mô Sư Tử Bồ Tát.
Nam-mô Sư Tử Ý Bồ Tát.
Nam-mô Phù Giải Bồ Tát.
Nam-mô Na La Diên Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Ý Bồ Tát.
Nam-mô Hiện Kiến Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Ðiện Quang Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Nhãn Bồ Tát.
Nam-mô Minh Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Ý Bồ Tát.
Nam-mô Thắng Liên Hoa Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Thâm Huệ Bồ Tát.
Nam-mô Đại Trang Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Vô Ngại Bồ Tát.
Nam-mô Thượng Thiện Bồ Tát.
Nam-mô Phước Ðiền Bồ Tát.
Nam-mô Địa Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Vân Âm Hải Quang Vô Cấu Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Nguyệt Thượng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Châu Ðảnh Vương Bồ Tát.
Nam-mô Lạc Thực Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Kiến Bồ Tát.
Nam-mô Ðăng Vương Bồ Tát.
Nam-mô Thâm Vương Bồ Tát.
Nam-mô Hoa Vương Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Sắc Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Vấn Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Ðáp Bồ Tát.
Nam-mô Liễu Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Ðịnh Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Phát Hỷ Bồ Tát.
Nam-mô An Trụ Bồ Tát.
Nam-mô Bố Ma Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Thí Bồ Tát.
Nam-mô Cứu Thoát Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Ðăng Bồ Tát.
Nam-mô Dõng Thí Bồ Tát.
Nam-mô Trí Ðạo Bồ Tát.
Nam-mô Đà Ra Ni Tự Tại Vương Bồ Tát.
Nam-mô Tứ Nhiếp Bồ Tát.
Nam-mô Giáo Âm Bồ Tát.
Nam-mô Hải Diệu Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Hỷ Bồ Tát.
Nam-mô Ðạo Phẩm Bồ Tát.
Nam-mô Tổng Trì Vương Bồ Tát.
Nam-mô Từ Vương Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Tự Tại Bồ Tát.
Nam-mô Phạm Âm Bồ Tát.
Nam-mô Công Đức Bảo Kế Trí Sanh Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ðàn Lâm Bồ Tát.
Nam-mô Sư Tử Âm Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Thanh Bồ Tát.
Nam-mô Diệu Sắc Hình Bồ Tát.
Nam-mô Thiện Dõng Mãnh Liên hoa Kế Bồ Tát.
Nam-mô Chủng Chủng Trang Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Thích Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Ðảnh Sanh Bồ Tát.
Nam-mô Minh Vương Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Quang Bồ Tát.
Nam-mô Sa Ðề Bồ Tát.
Nam-mô Mật Tích Bồ Tát.
Nam-mô Hoa Diệm Bồ Tát.
Nam-mô Thượng Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Hiện Sắc Thân Bồ Tát.
Nam-mô Thần Thông Bồ Tát.
Nam-mô Hải Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Vô Biên Thân Bồ Tát.
Nam-mô Y Vương Tự Tại Bồ Tát.
Nam-mô Ca Diếp Bồ Tát.
Nam-mô Vô Cấu Tạng Vương Bồ Tát.
Nam-mô Trì Nhất Thiết Bồ Tát.
Nam-mô Cao Quý Ðức Vương Bồ Tát.
Nam-mô Lưu Ly Quang Bồ Tát.
Nam-mô Vô Úy Bồ Tát.
Nam-mô Hải Vương Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Trì Quang Chiếu Như Lai Cảnh Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Bảo Kế Hoa Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Giác Duyệt Ý Thanh Bồ Tát.
Nam-mô Tín Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Trì Ðịa Bồ Tát.
Nam-mô Quang Minh Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Biện Bồ Tát.
Nam-mô Từ Lực Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Bi Bồ Tát.
Nam-mô Y Vương Bồ Tát.
Nam-mô Y Lực Bồ Tát.
Nam-mô Y Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Tế Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Nhiếp Bồ Tát.
Nam-mô Ðịnh Quang Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Quang Bồ Tát.
Nam-mô Chân Quang Bồ Tát.
Nam-mô Câu Lâu Bồ Tát.
Nam-mô Thiên Quang Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Vương Bồ Tát.
Nam-mô Di Quang Bồ Tát.
Nam-mô Giáo Ðạo Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Trí Vân Nhựt Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Nhẫn Bồ Tát.
Nam-mô Đại Tinh Tấn Kim Cang Tuế Bồ Tát.
Nam-mô Hoa Tích Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Quang Bồ Tát.
Nam-mô Hải Huệ Bồ Tát.
Nam-mô Kiên Ý Bồ Tát.
Nam-mô Thích Ma Nam Bồ Tát.
Nam-mô Kim Quang Minh Bồ Tát.
Nam-mô Kim Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Thường Bi Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Thượng Bồ Tát.
Nam-mô Tài Thủ Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Quang Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Huệ Bồ Tát.
Nam-mô Ðại Minh Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Âm Công Đức Hải Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Cương Bồ Tát.
Nam-mô Ðăng Vương Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Ðảnh Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Sơn Vương Bồ Tát.
Nam-mô Phục Ma Bồ Tát.
Nam-mô Lôi Âm Bồ Tát.
Nam-mô Vũ Vương Bồ Tát.
Nam-mô Lôi Vương Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Luân Bồ Tát.
Nam-mô Hương Diệm Quang Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Đại Minh Đức Thâm Mỹ Âm Bồ Tát.
Nam-mô Đại Phước Quang Trí Sanh Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Minh Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ðịnh Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ấn Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Nghiêm Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Thủy Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Quang Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Ðăng Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Hiện Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Tạo Bồ Tát.
Nam-mô Lạc Pháp Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Vương Bồ Tát.
Nam-mô Ðảnh Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Kim Quang Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Kế Bồ Tát.
Nam-mô Bảo Quang Sư Tử Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Bảo Diệm Diệu Quang Bồ Tát.
Nam-mô Chiếu Vị Bồ Tát.
Nam-mô Nguyệt Biện Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Quang Minh Tướng Bồ Tát.
Nam-mô Pháp Luân Bồ Tát.
Nam-mô Quang Tịnh Bồ Tát.
Nam-mô Thường Thí Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Phổ Minh Bồ Tát.
Nam-mô Thắng Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Nhu Âm Bồ Tát.
Nam-mô Ðức Diệm Bồ Tát.
Nam-mô Tướng Quang Bồ Tát.
Nam-mô Hải Nguyệt Bồ Tát.
Nam-mô Hải Tạng Bồ Tát.
Nam-mô Thắng Nguyệt Bồ Tát.
Nam-mô Tịnh Huệ Bồ Tát.
Nam-mô Siêu Quang Bồ Tát.
Nam-mô Nguyệt Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Nhật Quang Bồ Tát.
Nam-mô Kim Cang Bồ Tát.
Nam-mô Viên Tràng Bồ Tát.
Nam-mô Tôn Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Hải Minh Bồ Tát.
Nam-mô Hải Quang Bồ Tát.
Nam-mô Chiếu Cảnh Bồ Tát.
Nam-mô Huệ Minh Bồ Tát.
Nam-mô Công Ðức Bồ Tát.
Nam-mô Minh Ðạt Bồ Tát.
Nam-mô Mật Giáo Bồ Tát.
Nam-mô Tu Na Bồ Tát.
Nam-mô Sắc Lực Bồ Tát.
Nam-mô Ðiều Phục Bồ Tát.
Nam-mô Ẩn Thân Bồ Tát.
Nam-mô Nhất Bồ Tát. Nam-mô Thập Bồ Tát. Nam-mô Bá Bồ Tát. Nam-mô Thiên Bồ Tát. Nam-mô Vạn Bồ Tát. Nam-mô Nhất Bá Vạn Bồ Tát, Nhị Bá Vạn, Tam Bá Vạn, Tứ Bá Vạn, Ngũ Bá Vạn, Lục Bá Vạn, Thất Bá Vạn, Bát Bá Vạn, Cửu Bá Vạn, Thiên Thiên Vạn Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Nhất ức, Thập ức, Bá ức, Thiên ức, Vạn ức. Nam-mô Vạn Vạn Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Nhất na do tha, Thập na do tha, Bá na do tha, Thiên na do tha, Vạn na do tha. Nam-mô Vạn Vạn na do tha Chư Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy )
Nam-mô Nhất hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Nhị hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Tam hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Tứ hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Ngũ hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Lục hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Thất hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Bát hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Cửu hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Thập hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Bá hằng hà sa Bồ Tát. Nam-mô Bá ức vô lượng hằng hà sa chư Bồ Tát Ma Ha Tát, hay trừ tội nặng từ vô lượng kiếp sanh tử cho đến ngày nay. ( 1 lạy ).
Nếu người nào được nghe danh hiệu Ðại sĩ, chư Bồ Tát Ma Ha Tát, kẻ đó trong bốn mươi ngàn kiếp không đọa địa ngục khổ, không thuộc ngục Tam Giới, thường thuộc Giải Thoát Vương.
Do nhân duyên nghe được
Danh hiệu chư Bồ Tát.
Chẳng sanh nơi biên địa
Không sanh cõi nước ác
Chẳng còn thọ ác thân
Không sanh nhà tà kiến
Chẳng sanh dòng họ hèn
Không sanh nhà ngoại đạo
Thân căn hằng đầy đủ
Thường được nghe Chánh pháp
Tuy chẳng thọ cấm giới
Nhưng thường được đầy đủ
Oai nghi giới Ðại Thừa
Và thường thấy Phật Tánh
Cho nên nay kính lễ
Kẻ ấy trụ Phật Pháp
Ðời sau thành Phật Đạo.
Khi Đức Thế Tôn nói xong danh hiệu chư đại Bồ Tát, có tám mươi tám ức thanh tịnh thiện nam tín nữ chứng quả A Na Hàm, chín mươi bốn ức chư Thiên đắc quả Tư Ðà Hàm, bảy ngàn tám ức Tỳ Kheo mất tâm được hoàn phục bản tâm và chứng quả A La Hán, mười ức Bồ Tát được Đại Đà Ra Ni đời vị lai đều thành Phật Đạo.
( HẾT QUYỂN THƯỢNG )

« Kinh này có tổng cộng 3 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


Người chết đi về đâu


Lược sử Phật giáo


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.27.225 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập