Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhơn Duyên Kinh [佛說無量壽佛名號利益大事因緣經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Phật Danh Hiệu Lợi Ích Đại Sự Nhơn Duyên Kinh [佛說無量壽佛名號利益大事因緣經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Đại Sự Nhân Duyên Lợi Ích Của Danh Hiệu Phật Vô Lượng Thọ

Việt dịch: Huyền Thanh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy. Một thời Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật (Gṛdhra-kuṭa) tại thành Vương Xá (Rāja-gṛha) cùng với chúng Đại Tỳ Kheo (Mahatā-bhikṣu-saṃgha) gồm một ngàn hai trăm năm mươi người đến dự. Các chúng Thánh đã dứt hết các Lậu (āsrava), đạt Thần Thông Minh, tên các vị ấy là: Tôn Giả A Nan (Ānanda), Tôn Giả Mục Kiền Liên (Maudgalyāyana), Tôn Giả Xá Lợi Phất (Śāriputra), Tôn Giả Đại Ngưu Vương (Mahā-Vṛṣbha-rāja), Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp (Mahā-kāśyapa), Tôn Giả Ma Ha Già Gia Ca Diếp (Mahā-Gayā-kāśyapa), Tôn Giả Đại Châu Na (Mahā-cunda), Tôn Giả Danh Văn Ca Diếp (Urubilvā-kāśyapa), Tôn Giả Đại Tịnh Tâm Chí ….đều như nhóm này, đã là bậc Thượng Thủ (Paramukha)
Lại có các vị Đại Chính Sĩ thuộc nhóm Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra), Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī), Tín Tịnh Tuệ Bồ Tát, Thiện Giải Thoát Bồ Tát (Sumukti)… đầy đủ vô lượng Nguyện Hạnh, an trụ Pháp của Công Đức chẳng thể nghĩ bàn, Trí Tuệ Thánh Minh. Các chúng Bồ Tát của nhóm như vậy chẳng thể xưng tính, tức thời đến dự hội.
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Vào thời quá khứ lâu xa, cách nay vô lượng vô ương số kiếp, có một vị Đại Tỳ Khưu tên là Pháp Tạng (Dharmākara) gặp trực tiếp vô số trăm ngàn Đức Phật, tròn đủ vô lượng Đại Nguyện vướt quá Pháp mà chư Phật đã hành. Vị Tỳ Khưu Pháp Tạng ấy, nay đã thành Chính Giác, hiện ngự tại cõi Thanh Tịnh An Lạc (Śuddha¬sukhāvatī) ở phương Tây, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Quang Vô Lượng Thọ Như Lai. Do sức Bản Nguyện của Đức Phật ấy, cho nên dùng sức Uy Thần chẳng thể nghĩ bàn, tràn khắp mười phương Thế Giới, dùng âm thanh lớn tuyên bố Công Đức của Danh Hiệu. Thế nên tất cả Hữu Tình trong mười phương Thế Giới, nghe tin Công Đức của Danh Hiệu ấy thời nhập vào địa vị Chính Định, sinh về nước của Đức Phật Thanh Tịnh An Lạc
Chính vì thế cho nên, loài Hữu Tình, giả sử khiến ở ngay trong cõi Người, vì nghiệp báo đời trước (túc báo): hoặc bị điếc, mù, câm, ngọng, ngu si, cuồng ác…Do nhân duyên Danh Hiệu ánh sáng của Đức Phật ấy đều được giải thoát. Hoặc ngay trong sự cần khổ của ba đường (Địa Ngục, Quỷ đói, Súc Sinh) chịu khổ không có gián đoạn.Do nhân duyên Danh Hiệu ánh sáng của Đức Phật ấy đều được giải thoát. Nghe Danh Hiệu ánh sáng ấy, nếu tin nhận, nếu xưng tên thì tức thời trừ bỏ tội của sinh tử trong vô lượng vô số kiếp
Thế nên A Nan ! Xưng Hiệu của Đức Phật ấy, hoặc một tiếng, hoặc mười tiếng cho đến trăm ngàn tiếng. Ở ngay trong mỗi mỗi Niệm có vô số vị Hoá Vô Lượng Thọ Phật thường hộ giúp người ấy. Lại có hai vị Bồ Tát, một vị tên là Quán Thế Âm (Avalokiteśvara), một vị tên là Đại Thế Chí (Mahā-sthāma-prāpta), hai vị Bồ Tát đấy tự làm bậc Thượng Thủ cùng với các chúng Đại Bồ Tát thường đi đến hộ giúp cho người ấy. Sau khi hết tuổi thọ thì sinh về nước Thanh Tịnh An Lạc (Śuddha-sukhāvatī) của Đức Vô Lượng Thọ (Amitāyus).
Chính vì thế cho nên A Nan ! Giả sử có lửa mạnh tràn đầy ba ngàn Đại Thiên Thế Giới, ắt sẽ vượt qua, đến nghe tin Danh Hiệu của Đức Phật ấy thì người này có hiệu là Hoả Trung Sinh Bạch Liên Hoa (Hoa sen trắng sinh ra trong lửa). Đấy gọi là lợi ích của Danh Hiệu chẳng thể nghĩ bàn, một nhân duyên của việc lớn
Do sức Bản Nguyện của Đức Phật ấy, cho nên chư Phật mười phương đều cùng nhau khen ngợi Công Đức Danh Hiệu của Đức Phật ấy. Lại xưng tán loài Hữu Tình niệm Phật. Thế nên các ông đều nên tin nhận Danh Hiệu của Đức Phật ấy”
Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Bởi thế, Đức Như Lai hiện ra ở đời, nói Nhân Duyên việc lớn lợi ích Danh Hiệu ánh sáng, Công Đức chân thật chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật ấy. Chính vì thế cho nên Ta nói khó gặp, khó thấy, khó được, khó nghe. Nếu có chúng sinh có nghe Pháp này, đều nên tin thuận, như Pháp tu hành”
Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Vị Tỳ Khưu Pháp Tạng ấy vì cứu độ tất cả Hữu Tình trong mười phương Thế Giới, tuy khởi Nguyện Siêu Thế, tu vô lượng Đại Hạnh…là cái gốc lâu xa thật thành Pháp Thân Thường Trụ Vô Lượng Thọ Phật vốn có. Do sức Uy Thần chẳng thể nghĩ bàn, cho nên tràn khắp mười phương Thế Giới để giáo hoá, an lập vô số Hữu Tình trụ ở Đạo chân thật vô thượng. Hoặc làm Sát Lợi Quốc Vương, Chuyển Luân Vương. Hoặc làm Trưởng Giả ở nhà Tôn Tính hào quý. Hoặc làm Phạm Thiên Vương của sáu cõi Dục. Hoặc làm thân Địa Ngục, Quỷ đói, Súc Sinh, Tu La…dùng bốn uy nghi, hoá làm tất cả.
Này A Nan ! Bậc lâu xa thật thành Pháp Thân Thường Trụ Vô Lượng Thọ Phật ấy, há có thể là người khác sao ? Đấy là thân Ta, Đức Thế Tôn của ngày hôm nay vậy. Vì thương nhớ các ông, tất cả Hữu Tình trong bóng tối của đêm dài Vô Minh, cho nên từ cõi An Dưỡng Vô Vi ấy, thị hiện trong thời ác, Thế Giới ác này…tích tập (ca gia: Kāya) nhóm Vương Xá (Rāja-gṛha) …nói Nhân Duyên Công Đức chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật ấy. Đấy là điều khó gặp, khó thấy, khó được, khó nghe. Chính vì thế cho nên, nếu có Hữu Tình nghe Kinh này, đều nên tin nhận, như Pháp tu hành”
Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng: “Giả sử khiến cho tất cả Hữu Tình bị phiền não, nghiệp ác, chướng sâu, báo nặng… thì Thần Lực Danh Hiệu ánh sáng của Đức Phật ấy không có chỗ nào ngăn che được. Thế nên Đức Phật ấy có hiệu là Vô Đắc, Vô Đối, Thanh Tịnh Trí Tuệ, Hoan Hỷ ….Do Trí Tuệ không có đắc cho nên sức Uy Thần cũng không có đắc. Do Thần Lực không có đắc cho nên Đại Từ Bi cũng không có đắc. Chính vì thế cho nên tất cả Hữu Tình trong đời trược ác, nếu dùng có đắc, Trí nhỏ… có nghi ngờ nơi Trí không có đắc, Trí chẳng thể nghĩ bàn, Trí chẳng thể đo lường, Trí Thù Thắng của Đại Thừa, Trí Tối Thượng của Vô Đẳng Luân của Đức Phật ấy… mà nghi ngờ, chẳng tin. Do nghi ngờ cho nên trong vô số nhiều kiếp bị đoạ vào Tằng Bà La Ngục, hoặc vào Tần Đà La Ngục chịu khổ vô cùng, không có hạn kỳ ra khỏi.
Chính vì thế cho nên, nếu có Hữu Tình chân chính tin tưởng Phật Trí (Buddha-jñāna), tức thời nhập vào địa vị Chính Định, chẳng thoái chuyển A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề (Anuttarā-samyaksaṃbuddhi:Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác). Đấy gọi là Nhân Duyên việc lớn lợi ích của Danh Hiệu thuộc Công Đức chẳng thể nghĩ bàn”
Lúc Đức Phật nói Kinh này thời khắp Đại Địa chấn động theo sáu cách, trời tuôn mưa hoa màu nhiệm, tự nhiên trong hư không có âm lhanh lớn vi diệu khen ngợi Đức Phật Bất Khả Tư Nghị Quang Vô Lượng Thọ Thanh Tịnh ấy với Đức Thế Tôn ở ngày nay, nói Nhân Duyên lợi ích của việc lớn.
Khi Đức Thế Tôn nói Kinh này thời vô lượng Hữu Tình phát Vô Thượng Chính Chân Đạo Ý. Chư Thiên, người dân được quả A Na Hàm (Anāgāmin: Bất Hoàn, Bất Lai, Bất Lai Tướng là Bậc Thánh thuộc quả vị thứ ba trong bốn quả vị của Thanh Văn). Các Đại Bồ Tát dùng bốn Hoẳng Thệ (4 loại Nguyện rộng lớn), trang nghiêm Công Đức, ở đời tương lai, ứng thành Chính Giác.
Đức Phật nói Kinh xong thời các chúng Đại Bồ Tát, các chúng Đại Thanh Văn Đệ Tử thuộc nhóm A Nan…nghe điều Đức Phật đã nói, đều vui vẻ lễ Phật rồi lui ra.
PHẬT NÓI KINH NHÂN DUYÊN VIỆC LỚN
LỢI ÍCH CỦA DANH HIỆU VÔ LƯỢNG THỌ PHẬT
_Hết_

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.241.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập