Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Cầu Dục Kinh [求欲經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Cầu Dục Kinh [求欲經]

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.41 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.42 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Cầu dục

Việt dịch: Thích Chánh Lạc

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Nghe như vầy:
Một thời Bà Già Bà ở trong vườn Lộc Dã Bà Kỳ Thi Mục Ma Lâm Tỷ Lượng. Bấy giờ tôn giả Xá Lợi Phất bảo các Tỳ kheo:
–Này chư hiền, hiện tại có thể biết thế gian có bốn loại người.
–Những gì là bốn?
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục (ô uế), kẻ ấy bên trong có cầu dục mà không biết rõ. Này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục nhưng tự biết rõ. Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục nhưng không tự biết rõ. Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục nhưng tự biết rõ.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục mà không tự biết rõ, ta nói kẻ ấy là người hết sức tệ ác.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục nhưng tự biết rõ, ta nói kẻ ấy là tối thắng.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục mà không tự biết rõ, ta nói kẻ ấy là người hết sức tệ ác.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục nhưng tự biết rõ, ta nói kẻ ấy là người tối thắng.
Khi ấy có một Tỳ kheo khác từ tòa đứng dậy, sửa lại y phục, chắp tay hướng về tôn giả Xá Lợi Phất thưa tôn giả rằng:
–Thế nào thưa tôn giả Xá Lợi Phất, do nhân duyên gì mà hai người đầu, cùng có cầu dục (ô uế), đều có tham trước mà ngài nói một người thì tệ ác, còn một người thì lại tối thắng? Lại có nhân duyên gì mà hai người sau này, đều không có cầu dục, đều không có tham trước mà ngài nói một người thì tệ ác, còn một người thì lại tối thắng?
–Này chư hiền, hoặc có một người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục không biết rõ, nên biết kẻ ấy không khởi lên ước muốn, cũng không cố gắng, cũng không tinh tấn (để diệt trừ dục tham ấy), kẻ ấy an trụ cầu dục, họ sẽ từ trần trong khi còn cầu dục, ý tham trước. Kẻ ấy đã từ trần trong khi còn cầu dục, ý tham trước, vì mạng chung mà bất thiện, sẽ không được sanh đến chỗ lành. Vì sao như vậy? –Vì kẻ ấy mạng chung mà còn cầu dục, ý tham trước vậy. Giống như, này chư hiền, có người hoặc ở chợ búa, hoặc ở nhà thợ rèn mang một cái bát bằng đồng về, dơ nhớp bất tịnh. Kẻ ấy đã mang bát đồng về rồi mà cũng không tùy thời rửa sạch, không tùy thời lau chùi, cũng không tùy thời mài cọ, chỉ để trong bụi bặm. Cái bát đồng này như vậy chỉ tăng thêm sự cấu uế. Như vậy, này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục mà không tự biết rõ, nên kẻ ấy cũng không khởi lên ước muốn, cũng không cố gắng, cũng không tinh tấn (để diệt trừ cầu dục ấy). Kẻ ấy chỉ an trú nơi dục cầu. Kẻ ấy sẽ mạng chung trong khi ý còn tham trước, mạng chung mà bên trong ý còn tham trước, khi chết rồi sẽ bất thiện và sẽ không được sanh đến chỗ lành. Vì sao vậy? –Vì kẻ ấy mạng chung mà bên trong còn cầu trước còn cầu dục vậy.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục nhưng biết rất rõ, nên biết kẻ ấy sẽ khởi lên ước muốn, sẽ tinh tấn diệt trừ thì sự cầu dục của kẻ ấy sẽ đình chỉ. Kẻ ấy không có ý cầu dục, vì không có ý cầu dục cho nên khi mạng chung mà không tham trước. Kẻ ấy không có ý tham trước, đã mạng chung mà không có ý tham trước nên cái chết ấy cũng tốt đẹp mà chỗ được sanh đến cũng tốt đẹp. Vì sao vậy? –Vì kẻ ấy không có cầu dục, không có ý tham trước vậy. Giống như, này chư hiền, có người hoặc ở chợ búa hay ở nhà thợ rèn, mang cái bát bằng đồng đầy bụi bặm ô uế về. Kẻ ấy mang cái bát về rồi tùy thời rửa sạch, tùy thời lau chùi, tùy thời mài cọ, không để chỗ bụi bặm. Như vậy, này chư hiền, hoặc có người bên trong có cầu dục, kẻ ấy bên trong có cầu dục nhưng biết rất rõ. Nên biết kẻ ấy sẽ siêng năng, tinh tấn và ước muốn đoạn trừ dục cầu, không có ý cầu dục, mạng chung trong khi không có tham trước. Kẻ ấy không có ý cầu dục, đã mạng chung mà không có tham trước, thì sự mạng chung ấy đã tốt, cũng được sanh đến chỗ lành. Vì sao vậy? –Vì kẻ ấy mạng chung mà không có cầu dục, không có ý tham trước vậy.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục mà không biết rõ, nên biết kẻ ấy không thể bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp. Khi đã không bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp rồi thì ý sẽ có dâm dục. Kẻ ấy sẽ mạng chung mà ý còn tham trước tạp dục, tạp cầu. Kẻ ấy đã mạng chung mà ý còn tham trước tạp dục, tạp cầu, thì cái chết ấy bất thiện, cũng sanh đến chỗ bất thiện. Vì sao vậy? –Vì khi chết mà ý còn tham trước tạp dục, tạp cầu vậy. Này chư hiền, giống như, có người hoặc ở chợ búa, hay ở nhà thợ rèn mang một cái bát bằng đồng sạch sẽ về. Khi mang về rồi cũng không tùy thời rửa sạch, cũng không tùy thời lau chùi, cũng không tùy thời mài cọ, để chỗ bụi bặm. Cái bát đồng như vậy về sau sẽ bị cấu uế không sạch. Này chư hiền, như vậy, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục mà không biết rõ, nên biết kẻ ấy không thể bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp. Kẻ ấy đã không bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp rồi, sẽ có ý dâm dục, ý tạp dục, mạng chung mà ý đắm trước, tạp dục, tạp cầu. Kẻ ấy đã mạng chung mà có ý tham trước tạp dục, tạp cầu, thì sự chết sẽ không tốt, cũng không sanh đến chỗ lành. Vì sao vậy? –Vì kẻ ấy mạng chung mà có ý tham trước tạp dục, tạp cầu vậy.
–Này chư hiền, hoặc có người bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục, nhưng biết rất rõ, nên biết kẻ ấy có thể bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp. Kẻ ấy đã bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp rồi sẽ không có dục ý, mạng chung mà ý không tham trước không cầu, không dục. Kẻ ấy đã mạng chung mà không có ý tham trước không dục, không cầu, thì sự chết đã tốt mà chỗ sanh cũng tốt. Vì sao vậy? –Vì mạng chung mà ý không tham trước không dục, không cầu vậy. Này chư hiền, giống như, có người hoặc ở chợ búa, hay ở nhà thợ rèn mang về cái bát bằng đồng sạch sẽ, mang về rồi tùy lúc rửa sạch, tùy lúc lau chùi, tùy lúc mài cọ, không để chỗ bụi bặm. Như vậy, cái bát ấy càng thêm sạch sẽ trắng tinh. Như vậy, này chư hiền, kẻ ấy cũng như vậy, bên trong không có cầu dục, kẻ ấy bên trong không có cầu dục, biết rõ như vậy, nên biết kẻ ấy có thể bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp. Kẻ ấy đã bảo vệ được mắt, tai, ý, pháp rồi sẽ không có dâm dục. Kẻ ấy ý sẽ không tham đắm, không tạp dục, tạp cầu lúc mạng chung. Kẻ ấy đã mạng chung mà ý không tham đắm, không tạp dục, tạp cầu nên chết cũng tốt mà chỗ thác sanh cũng tốt. Vì sao vậy? –Vì kẻ ấy lúc mạng chung mà ý không tham đắm, không tạp dục, tạp cầu vậy.
Do vậy, này chư hiền, nhân như vậy, duyên như vậy nên khiến cho hai người đầu có cầu dục trước ý mà nói một người thì tệ ác, còn một người thì tối thắng. Do nhân như vậy, duyên như vậy nên hai loại người sau bên trong không có ý tham trước, cầu dục mà nói một người thì tệ ác còn một người thì tối thắng vậy.
Bấy giờ có Tỳ kheo khác từ tòa đứng dậy, sửa y chắp tay hướng về tôn giả Xá Lợi Phất, thưa tôn giả Xá Lợi Phất rằng:
–Thế nào, thưa tôn giả Xá Lợi Phất, gọi là cầu dục? Cầu dục ấy vì sao gọi là cầu dục?
Này chư hiền, vì cầu dục vô lượng các pháp ác, cho nên gọi là cầu dục. Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn như sau: “Nếu ta có phạm tội chút ít đừng để cho người khác biết ta có phạm giới”. Này chư hiền, các Tỳ kheo có thể biết được vị ấy đã phạm giới, vì có người biết nên vị ấy trở thành sân hận. Này chư hiền, nếu kẻ ấy đã sân hận, do dục hành động, toàn là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn: “Nếu ta có phạm tội chút ít, mong rằng người ta quở trách ở chỗ kín đáo, đừng quở trách ta phạm giới trước công chúng”. Nhưng này chư hiền, có thể biết rằng người phạm giới ấy bị quở trách trước công chúng. Do người ta không quở trách ở chỗ kín đáo mà lại quở trách trước công chúng, nên người ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, người ấy đã sanh tâm sân hận rồi, hành động theo dục vọng, chỉ có bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người đã phạm giới mong rằng: “Người bằng ta trách mắng ta, đừng để người kém ta trách mắng sự phạm giới của ta”. Nhưng này chư hiền, nên biết rằng: người phạm giới ấy bị người kém hơn trách mắng. Vì bị người kém hơn trách mắng cho nên kẻ phạm giới ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, kẻ ấy sanh tâm sân hận rồi, nên hành động theo dục vọng, đó chỉ là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn rằng: “Mong ta được ngồi trước mặt đức Thế Tôn, ta sẽ hỏi đức Thế Tôn để Ngài sẽ thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe, chớ đừng để Tỳ kheo khác ở trước mặt đức Thế Tôn hỏi đức Thế Tôn rồi Ngài thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe”. Này chư hiền, có thể biết rằng, có Tỳ kheo khác ở trước mặt đức Thế Tôn hỏi đức Thế Tôn rồi Ngài thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe. Kẻ ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, kẻ ấy đã khởi tâm sân hận rồi, nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn rằng: “Lúc các Tỳ kheo vào làng, mong rằng ta đi trước nhất, đừng để một Tỳ kheo nào khác vào làng trước nhất ”. Này chư hiền, nên biết rằng, khi các Tỳ kheo vào làng có Tỳ kheo khác đi trước nhất. Khi các Tỳ kheo vào làng có Tỳ kheo khác đi trước nhất, vì có Tỳ kheo khác đi trước nhất các Tỳ kheo , nên vị ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, kẻ ấy đã khởi tâm sân hận rồi, nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người trong lòng khởi lên ước muốn như vầy: “Khi các Tỳ kheo đã vào nhà tín thí, mong rằng ta được chỗ ngồi trước nhất, được nước rửa trước nhất, được đồ ăn trước nhất, chớ đừng để vị Tỳ kheo nào khác. Khi các Tỳ kheo đã vào nhà tín thí, thì được chỗ ngồi trước nhất, được nước rửa trước nhất, được đồ ăn trước nhất”. Này chư hiền, có thể biết rằng: “Có Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo đã vào nhà tín thí rồi, ngồi chỗ ngồi trước nhất, được nước rửa trước nhất, được đồ ăn trước nhất”. Do đó vị ấy sanh tâm sân hận, vị ấy đã sanh tâm sân hận nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn như vầy: “Khi các Tỳ kheo đã ăn xong, thu cất bát, mong cho ta nói pháp cho các cư sĩ nghe để khuyến phát siêng năng, dạy dỗ tất cả để cho các cư sĩ được hoan hỷ, chớ đừng để Tỳ kheo khác khi các Tỳ kheo đã ăn xong, thu cất bát, thuyết pháp cho các cư sĩ nghe để khuyên họ siêng năng, dạy dỗ họ để cho họ được hoan hỷ”. Này chư hiền, nên biết như vầy, có vị Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo đã ăn xong, thu cất bình bát cho đến khiến cho các cư sĩ được hoan hỷ. Vì có Tỳ kheo khác khi các Tỳ kheo đã ăn xong, thu cất bình bát cho đến khiến cho các cư sĩ được hoan hỷ, nên vị ấy đã sanh lòng sân hận. Này chư hiền, kẻ ấy hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước muốn như vầy: “Nếu có cư sĩ vào vườn chúng tăng, mong rằng ta cùng cư sĩ đàm luận, nói bàn, đừng để Tỳ kheo khác, khi có cư sĩ vào vườn chúng tăng, cùng họ đàm luận, nói bàn”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác khi có cư sĩ vào vườn chúng tăng rồi, cùng họ đàm luận, nói bàn. Vì có Tỳ kheo khác khi cư sĩ vào vườn chúng tăng rồi, cùng họ đàm luận, nói bàn, cho nên vị ấy sanh lòng sân hận. Này chư hiền, kẻ ấy đã sanh lòng sân hận rồi, nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên ước nguyện rằng: “hãy khiến cho nhà vua, đại thần, Bà la môn, cư sĩ không một ai mà không biết đến ta, đừng để cho Tỳ kheo khác được nhà vua, đại thần, Bà la môn, cư sĩ ai cũng biết đến”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác được nhà vua, đại thần biết đến, và các Bà la môn, cư sĩ, không ai mà không biết đến. Vì có các Tỳ kheo khác được nhà vua, đại thần biết đến, và được Bà la môn, cư sĩ ai cũng biết đến, vị ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, vị ấy đã sanh tâm sân hận, nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên mong ước rằng: “Hãy khiến cho ta được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường, chớ đừng để Tỳ kheo khác được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường. Vì có Tỳ kheo khác được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường, nên vị ấy nỗi tâm sân hận. Này chư hiền, vị ấy đã nỗi tâm sân hận nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người khởi lên mong ước rằng: “Hãy khiến cho ta được áo quần, giường chõng, thuốc men trị bệnh, chớ đừng để Tỳ kheo khác được áo quần, giường chõng, thuốc men trị bệnh. Này chư hiền, có thể rằng: “Có Tỳ kheo khác được áo quần, giường chõng, thuốc men trị bệnh. Vì có Tỳ kheo khác được áo quần, giường chõng, thuốc men trị bệnh nên vị ấy sanh tâm sân hận. Này chư hiền, vị ấy đã sanh tâm sân hận rồi nên hành động theo dục vọng, đó là bất thiện.
Này chư hiền, hoặc có người nếu có vi phạm hạnh có trí, xả bỏ vô lượng các ác bất thiện, cầu dục hạnh, đừng có làm việc này: hoặc cùng với người không phải Sa môn mà cho người ấy hành Sa môn, hoặc cùng với người chẳng phải là Sa môn có trí huệ mà cho là Sa môn có trí huệ; không nên cầu ngồi tòa trên mà cầu ngồi tòa trên; không có định mà cho là có định, ở chỗ bất tịnh mà cho là thanh tịnh. Này chư hiền, như vậy kẻ ấy đối với các vị phạm hạnh có trí tuệ lại có vô lượng các ác bất thiện hạnh như vậy, biết có việc làm này: biết cùng với người không phải là Sa môn cho là không phải Sa môn; cùng với người không phải là Sa môn có trí tuệ, biết đó là Sa môn không có trí tuệ, cùng với người không nên cầu tòa trên mà cầu tòa trên, người không có định biết là không có định, cùng với người bất tịnh, biết là bất tịnh.
Này chư hiền, cũng giống như có người ở chợ búa hay nhà thợ rèn mang về cái bát bằng đồng đầy đồ bất tịnh bên trong, lại có một cái nắp đậy lên trên. Nếu mang nó đến chỗ đông người, những người kia thấy bát đồng ấy đều muốn được ăn, tỏ ý ưa thích, không biết nó là đồ bất tịnh. Hoặc số đông người kia mang cái bát đồng ấy đến một chỗ và dở nó ra, nếu có người muốn ăn liền không muốn ăn, há lại người mang bát ấy lại muốn ăn sao?
Này chư hiền, như vậy nếu người phạm hạnh có trí tuệ, làm vô lượng các ác bất thiện hạnh như vậy, cùng với người không phải Sa môn mà cho là Sa môn hạnh , cùng với người Sa môn không có trí huệ mà cho là Sa môn có trí huệ; không nên cầu tòa trên mà cầu tòa trên; không có định mà cho là có định; cùng với người bất tịnh mà cho là thanh tịnh. Này chư hiền, như vậy người ấy đối với các vị phạm hạnh có trí tuệ, có vô lượng các ác bất thiện pháp như vậy, biết rằng cùng ở với chẳng phải là Sa môn là chẳng phải Sa môn; cùng ở với Sa môn không có trí tuệ là chẳng phải Sa môn có trí tuệ, cùng với người không nên cầu tòa trên mà cầu tòa trên; cùng với người không có định là không có định; cùng với người bất tịnh là bất tịnh.
Này chư hiền, người như vậy không nên gần gũi, không nên cung kính, không nên thừa sự. Nếu Tỳ kheo không nên gần gũi, cung kính, lễ bái mà cung kính lễ bái thì kẻ ấy mãi mãi mất điều lợi ích, đau khổ, tương ưng với đường ác. Cho nên, này chư hiền, người như vậy chớ nên gần gũi, chớ nên cung kính lễ bái.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên mong ước rằng: “Ta có phạm giới không muốn cho người khác biết ta có phạm giới”. Này chư hiền, có thể biết rằng: Người ấy có phạm giới, nếu có người khác biết người ấy phạm giới. Người khác dù có biết, nhưng tâm vị ấy không sân hận. Này chư hiền, do tâm không sân hận, nên dục hữu sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên mong ước: “Nếu ta có phạm giới, hãy nói tội ta chỗ vắng vẻ, chớ đừng nói tội ta ở giữa chúng”. Này chư hiền, có thể biết rằng: người phạm giới ấy bị nói ra giữa chúng, chớ không nói ở chỗ vắng vẻ. Tuy phạm giới bị nói ra giữa chúng nhưng tâm vị ấy không sân hận. Này chư hiền, do tâm không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên mong ước rằng: “Hãy để người bằng ta nói sự phạm giới của ta, chứ đừng để kẻ không bằng ta nói sự phạm giới của ta”. Này chư hiền, có thể rằng: người phạm giới ấy bị người không bằng mình nói chớ không phải người không bằng mình nói. Bị người không bằng mình nói về sự phạm giới của mình nhưng tâm vị ấy vẫn không giận. Này chư hiền, do tâm vị ấy vẫn không giận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không có mong ước rằng: “Mong ta ngồi trước đức Thế Tôn và hỏi đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn sẽ thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe, chớ đừng để Tỳ kheo khác ngồi trước đức Thế Tôn và hỏi đức Thế Tôn để đức Thế Tôn thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe”. Này chư hiền, có thể biết rằng: có Tỳ kheo khác ngồi trước đức Thế Tôn và đức Thế Tôn thuyết pháp cho các Tỳ kheo nghe. Dù có vị Tỳ kheo khác ngồi trước đức Thế Tôn hỏi đức Thế Tôn để Ngài thuyết pháp cho các Tỳ kheo, nhưng tâm vị ấy không sân hận. Này chư hiền, nếu tâm không sân hận, thì dục hữu và sở hành, đó là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không có ước muốn rằng: “Lúc các Tỳ kheo vào làng, mong rằng ta đi trước nhất, chớ đừng có vị Tỳ kheo nào khác đi trước nhất ”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo vào làng thì đi trước. Dù có Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo vào làng thì đi trước, nhưng tâm vị ấy không sân hận. Này chư hiền, do tâm ý không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không có mong ước rằng: “Khi các Tỳ kheo đã vào nhà tín thí, ta được nhận nước rửa và đồ ăn trước nhất, chớ đừng để Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo đã vào nhà tín thí, thì ngồi ở trước nhất, thọ nhận nước rửa và đồ ăn trước nhất”. Này chư hiền, có thể rằng: “Có Tỳ kheo khác, khi các Tỳ kheo đã vào trong thì được ngồi trước nhất, thọ nhận nước rửa và đồ ăn trước nhất, dù như vậy nhưng tâm vị ấy không sân hận. Này chư hiền, do tâm không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên ước muốn rằng: “Các Tỳ kheo đã ăn xong, cất bình bát, hãy khiến cho ta vì cư sĩ thuyết pháp, giáo thọ, khuyến phát tinh tấn..., giáo thọ khiến cho họ được hoan hỷ, chớ đừng để Tỳ kheo khác khi các Tỳ kheo đã ăn xong, cất bình bát, vì cư sĩ thuyết pháp, giáo thọ, khuyến phát tinh tấn..., giáo thọ tất cả khiến cho họ được hoan hỷ. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác khi các Tỳ kheo đã ăn xong, cất bình bát, vì cư sĩ thuyết pháp, giáo thọ, khuyến phát tinh tấn..., giáo thọ tất cả. Giáo thọ tất cả khiến cho họ được hoan hỷ, nhưng vị ấy vẫn không có tâm sân hận. Này chư hiền, vì vị ấy không có tâm sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên mong ước rằng: “khi cư sĩ vào vườn của tăng chúng, ta sẽ đàm luận với họ, đừng để Tỳ kheo khác đàm luận với cư sĩ khi họ vào vườn của tăng chúng”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác đàm luận với cư sĩ khi họ vào vườn của tăng chúng. Dù có Tỳ kheo khác đàm luận với cư sĩ khi họ vào vườn của tăng chúng mà tâm vị ấy vẫn không sân hận. Này chư hiền, do tâm vị ấy vẫn không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên ước nguyện rằng: “Hãy khiến cho nhà vua, đại thần, Bà la môn, cư sĩ không một ai không biết đến ta, chớ đừng để Tỳ kheo khác được vua, đại thần, Bà la môn, cư sĩ ai cũng biết đến”. Này chư hiền, có thể rằng: có vị Tỳ kheo khác được vua, đại thần, Bà la môn, cư sĩ ai cũng biết đến. Dù như vậy nhưng tâm vị ấy vẫn không sân hận. Này chư hiền, do tâm vị ấy không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên ước nguyện rằng: “Hãy khiến cho ta được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường, chớ đừng để Tỳ kheo khác được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường”. Này chư hiền, có thể rằng: có Tỳ kheo khác được bốn bộ chúng: Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di cúng dường. Dù như vậy nhưng tâm vị ấy vẫn không sân hận. Này chư hiền, do tâm không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, hoặc có người không khởi lên ước nguyện rằng: “Hãy khiến cho ta được y phục, giường chõng, thuốc men chữa bệnh, chớ đừng để Tỳ kheo khác được áo quần, giường chõng, thuốc men trị bệnh. Này chư hiền, có thể rằng: “Có Tỳ kheo khác được y phục, giường chõng, thuốc men chữa bệnh. Dù vị Tỳ kheo khác được y phục, giường chõng, thuốc men chữa bệnh nhưng tâm vị này vẫn không sân hận. Này chư hiền, do tâm không sân hận, nên dục hữu và sở hành là thiện.
Này chư hiền, như vậy người đó đối với vị phạm hạnh có trí tuệ, thích được vô lượng chư thiện pháp hạnh nên không biết là cùng câu hội với Sa môn mà nói là không phải Sa môn, cùng câu hội với Sa môn có trí huệ mà nói không phải Sa môn có trí huệ; cùng câu hội với vị thượng tòa mà nói không phải vị thượng tòa, cùng câu hội với người có định mà nói là không có định, cùng câu hội với vị thanh tịnh mà nói là không thanh tịnh. Như vậy, này chư hiền, hoặc có người đối với vị phạm hạnh có trí tuệ, như vậy có vô lượng các thiện hạnh đều biết rõ, cùng câu hội với Sa môn thì biết là cùng câu hội với Sa môn, cùng câu hội với Sa môn có trí huệ thì biết là cùng câu hội với Sa môn có trí huệ; cùng câu hội với người có định nên biết cùng câu hội với người có định, cùng câu hội với người thanh tịnh nên biết là cùng câu hội với người thanh tịnh.
Này chư hiền, giống như có người ở chợ búa hay nhà thợ rèn mang về cái bát bằng đồng, trong bát chứa đầy đồ ăn cao lương mỹ vị, trên cái bát có cái nắp đậy lại rồi người ấy mang đến chỗ đông người, nhiều người thấy cái bát ấy đều không muốn ăn, không ưa thích, cho đó là đồ bất tịnh. Họ nói rằng: đó là đồ đựng bất tịnh, đó là đồ đựng bất tịnh! Người ấy mang bát đồng đến chỗ đông người rồi dở nắp ra, thì dù cho người không muốn ăn cũng muốn ăn, há lại người thấy ở trước mà nay không muốn ăn sao?
Này chư hiền, như vậy hoặc có người đối với vị phạm hạnh có trí tuệ, có vô lượng các thiện hành mà không thể biết được: cùng câu hội với Sa môn mà nói là không phải Sa môn, cùng câu hội với Sa môn có trí huệ mà nói không phải Sa môn có trí huệ; cùng câu hội với vị thượng tòa mà nói không phải thượng tòa, cùng câu hội với người có định mà nói là không có định, cùng câu hội với vị thanh tịnh mà nói là không thanh tịnh.
Như vậy, này chư hiền, hoặc có người đối với vị phạm hạnh có trí tuệ, có vô lượng các thiện hạnh. Sau đó mới biết là cùng câu hội với Sa môn đúng là cùng câu hội với Sa môn, cùng câu hội với Sa môn có trí huệ đúng là cùng câu hội với Sa môn có trí huệ; cùng câu hội với vị thượng tòa biết chính đó là thượng tòa; cùng câu hội với người có định biết là có định, cùng câu hội với người thanh tịnh biết đó là thanh tịnh. Như vậy, này chư hiền, người ấy nên cung kính, thừa kế và lễ bái. Tỳ kheo nên gần gũi, nên cung kính, nếu cung kính thì nên thừa kế, nếu thừa kế thì nên thực hành. Người thực hành như vậy mãi mãi được lợi ích an lạc. Cho nên, này chư hiền, người như vậy cần phải thân cận, cung kính và thừa kế.
Bấy giờ tôn giả Đại Mục Kiền Liên cũng có mặt ở trong hội tòa, tôn giả nói với tôn giả Xá Lợi Phất rằng:
–Này tôn giả Xá Lợi Phất, nay tôi muốn nói một thí dụ, Ngài có cho phép không?
–Hãy nói đi, này hiền giả Mục Kiền Liên.
–Thưa tôn giả Xá Lợi Phất, thuở xưa ở trong nước Kỳ Xà Quật, nước La Duyệt Kỳ, này tôn giả Xá Lợi Phất, vào lúc sáng sớm tôi thức dậy, mặc y phục mang bát đến La Duyệt Kỳ để khất thực. Trong khi tôi đi khất thực ở La Duyệt Kỳ, tôi đến nhà một thợ xe, thấy vô niệm Mãn Tử ở nhà một thợ xa khác, thấy người thợ đang đẽo trục xe. Gã vô niệm Mãn Tử ở nhà thợ làm xe nghĩ rằng: “Người thợ xe này đẽo trục xe. Hãy đẽo gọt chỗ này như thế này. Cái trục xe nay có chỗ xấu kia đã được đẽo gọt”. Gã vô niệm Mãn Tử kia, lúc ở nhà thợ làm xe nghĩ rằng: “Người thợ này như ý nghĩ của nó, cầm búa đẽo gọt trục xe”. Khi đó vô niệm Mãn Tử liền nói: “Người thợ làm xe này đã biết ý ta khi sữa trục xe. Như chỗ đã được đẽo gọt thì trục xe như vậy sẽ thuận lợi không còn trở ngại”.
Như vậy, thưa tôn giả Xá Lợi Phất, nếu có người dua nịnh dối trá, huyễn thuật, không tín, không có tín, giải đãi, không tinh tấn, ý nghĩ tán loạn không có định tĩnh, ác trí, ý tán loạn, các căn không định, đối với giới hạnh noãn, không phân biệt được Sa môn hạnh. Nhưng tôn giả Xá Lợi Phất đã biết tâm niệm của họ làm cho họ được giải thoát.
–Thưa tôn giả Xá Lợi Phất, nếu có người không có dua nịnh, dối trá, không phải huyễn thuật, có tín, tín nhạo hành tinh tấn, ý thường định, trí tuệ học giới cung kính, phân biệt rộng rãi hạnh Sa môn. Kẻ ấy theo tôn giả Xá Lợi Phất nghe thuyết pháp xong, sung sướng như được uống, sung sướng như được ăn, miệng và ý đều thọ trì.
–Thưa tôn giả Xá Lợi Phất, giống như con gái Sát Lợi, con gái của Bà la môn, con gái của cư sĩ hay con gái của công sư, tắm rửa sạch sẽ, lấy hương thoa khắp thân thể mặc áo mới tinh. Giả sử có người đến với nàng, sanh lòng từ mẫn, muốn nàng được lợi ích, muốn khiến cho nàng được an ổn, nên đem tràng hoa sen xanh, hoặc tràng hoa Chiêm bặc, hoặc tràng hoa Bà sư, hoặc tràng hoa A Đề Ma Đa đến tặng nàng. Người con gái ấy nhận cả hai tay, dùng trang sức trên đầu.
Thưa tôn giả Xá Lợi Phất, cũng vậy, hoặc có người không có dua nịnh, dối trá, cũng không phải huyễn thuật, cũng không bất tín, có thể thực hành tinh tấn, tâm ý thường định, có trí tuệ, cung kính sự học, học giới, rộng phân biệt hạnh Sa môn. Người ấy theo tôn giả Xá Lợi Phất nghe pháp rồi, sung sướng như được uống, sung sướng như được ăn, miệng và ý cũng như vậy.
Tôn giả Xá Lợi Phất, thật kỳ diệu! Tôn giả Xá Lợi Phất đã vì các vị tu phạm hạnh mà tẩy trừ các điều bất thiện, an trú chỗ thiện. Lành thay thưa hiền giả! Ngài là bậc Chân nhơn.
Như thế cả hai bên tán thán lẫn nhau, rồi từ chỗ ngồi đứng dậy, về lại chỗ của mình.
PHẬT NÓI KINH CHƯ PHÁP BỔN

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.115.40 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập