Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bách Dụ Kinh [百喻經] »» Bản Việt dịch quyển số 4 »»

Bách Dụ Kinh [百喻經] »» Bản Việt dịch quyển số 4

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (2) » Việt dịch (3) » Việt dịch (4) » English version (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.42 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.51 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bách Dụ

Kinh này có 4 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | Quyển cuối
Việt dịch: Thích Nữ Như Huyền

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

66. Chết chìm
Thuở xưa có một người nhà giàu, đem nhiều người xuống biển tìm của báu. Người nhà giàu ấy đã đọc qua rất nhiều sách chỉ cách đi thuyền vượt bể khơi, y nhớ rất kỹ, khoe với mọi người rằng:
- Tình trạng trong biển tôi đều biết. Thí như nói chạm phải đá ngầm, hoặc giả nước biển chảy ngược, trong khi chắc chắn nguy hiểm mười phần, chỉ cần phải cầm cái lái thuyền cho chắc, xem chừng phương hướng cho kỹ càng, kịp thời xoay trở, trong lòng phải luôn luôn bình tỉnh khoan thai, đừng hoảng sợ bối rối thì sẽ được bịnh yên, không có chuyện chi đánh lo ngại. Những phương pháp ấy trong sách có biên chép rõ ràng hiện tại tôi thuôc làu làu không quên một mảy.
Mọi người nghe xong rất tin tưởng nơi y.
Thuyền bọn họ nhổ neo ra giữa biển. Trong thuyền xưa nay vốn có một anh thuyền thưởng chỉ huy, chẳng may ra giữa biển thình lình anh ta mắc bệnh rồi chết. Bây giờ ông nhà giàu kia mới đích thân điều khiển mội việc. Trong lúc thuyền lênh đênh giữa mặt biển, bỗng gặp trận gió to, ba đào chuyển động, khiến chiếc thuyền đảo lộn quay cuồng trong những lần sóng dữ dội không thể tiến tới trước. Mọi người đều nghe ông nhà giàu nói lầm thầm: "Phải nắm chặc mái chèo, phải đổi hướng, phải bình tỉnh". Nhưng trên thực tế y không hiểu chánh xác phải làm cách nào, chẳng biết làm sao đem thuyền ra khỏi cơn sóng gió. Kết quả, sau khi thuyền quay cuống vật lộn với sóng gió một hồi, rồi chìm nhấm xuống đáy biển làm cho mổi người trong thuyền đều bị chết chìm.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người chỉ hiểu chút ít văn tự, danh tướng, nhưng đối với nghĩa lý và thật pháp không có chổ nhận hiểu chắc chắn tinh tường; chỉ hiểu chút ít, rồi tự ỷ mình thông minh, cho mình là người trí thức sâu rộng, bèn đem văn tự trên sách bướng bỉnh dạy người một cách hỗn loạn. Kết quả chẳng những tự lầm mà đi hại cho mỗi người không ít. Cho nên trong Phật pháp cốt yếu phải từ nơi "Văn tự bát nhả" mà khởi công hạnh "quán chiếu bát nhả" để thực hành. Mỗi chổ đều đem nghĩa lý văn tự của Phật pháp, áp dụng với sự kinh nghiệm hiểu biết thật tế của mình, tiêu dùng và thể hội biến thành sự hiểu biết của chính mình, rồi đem ra áp dụng tu hành một cách thiết thực, mới có chỗ lợi ích chân thật. Một số người học Phật cùng với một số học giả hiện nay dung chút ít văn cú vô dụng mơ hồ, đều là hạng quan niệm sai lầm không khác.
67. Đánh cuộc
Thuở xưa có đôi vợ chồng, ngày nọ làm ba cái bánh, mỗi người ăn một cái rồi, còn thừa một cái, hai người đánh cuộc với nhau rằng: Ai muốn ăn cái bánh ấy thì phải không nói một câu; nếu ai nói trước tức là thua cuộc, không được ăn cái bánh còn thừa. Thế rồi hai vợ chồng trọn ngày nín thinh không nói một tiếng. Chợt có tên ăn trộm vào nhà vơ vét hết của tiền đồ đạc, sữa soạn chạy đi, hai vợ chồng vì sợ thua cuộc mất cái bánh, nên cứ lấy con mắt ngó trân trân tên ăn trộm đang vơ vét đồ đạc trong nhà mà không ai nói một tiếng. Tên ăn trộm thấy vậy càng dạn dĩ thêm lên thậm chí muốn xâm phạm đến tiết hạnh người vợ, mà người chồng vẫn đứng xem, không nói một lời. Người vợ đang khi hoảng hốt kêu ầm ỹ:
- Anh thật là ngu, vì một cái bánh mà để cho quân ăn trộm làm nhục tôi quá đỗi, không mỡ miệng nói một lời?
Người chồng bèn vỗ tay cười lớn:
- Ha, ha! Em đã khai khẩu nói trước, thế là thua anh mất rồi, cái bánh về anh ăn. Thích quá!
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời vì tham trước chút danh lợi ở thế gian, thường thường tán mất sự lợi ích rộng lớn của pháp lành và Phật pháp. Người trí thấy thế, cho là hạng ngu si đáng thương, giống như người chồng ngu kia không khác.
68. Hại người thành hại mình
Thuở xưa có một người thù địch với một người khác, anh nghĩ không ra phương pháp báo thù, cứ uất ức trong lòng mãi không lúc nào vui. Có người hỏi:
- Anh vì sao uất ức buồn rầu?
Anh trả lời:
- Có một ngùi thường hay nói xấu tôi thậm tệ, tôi tức giận vô cùng, tôi hằng nghĩ cách báo phục mối thâm thù ấy, nhưng nghĩ mãi không ra, cho nên tôi tức giận và khổ buồn vô hạn.
Người kia nói:
- Chỉ cần đọc một câu chú bí mật kêu là Tỳ Đà La có thể giết người kia chết tức khắc. Nhưng trì chú nầy sẽ có một triệu chứng nguy hiểm, nghĩa là sau khi trị xong thì chính thân anh phải chết trước. Tôi nhận thấy tốt hơn anh đứng trì, thì khỏi bị thảm cảnh người thù chưa hại mà chính thân anh đã bị hại rồi.
Người kia nghe thế không cần tính toán, suy nghĩ, vui vẻ phi thường:
- Xin ông làm ơn dạy tôi câu chú ấy, tâm muốn báo thù của tôi mảnh liệt vô cùng, miển sao kẻ thù của tôi có thể chết, dù thân tôi có chết trước tôi cũng vui lòng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Tánh sân giận kết oán gây thù, tai hại không ít, muốn hại người, thường thường chưa bị hại mà trước đã hại mình; có một ít người vì lòng sân hận sai khiến, hủy hoại thân mình một cách đáng thương. Bọn họ bị lòng sân dẩn dắt, luống đưa mình vào con đường hại mình hại người vô cùng bi thảm, trầm luân vĩnh kiếp không thôi! Chỉ cần mau mau phân tỉnh dùng pháp từ bi thanh tịnh hòa bình để sửa đổi trị thân tâm, khiến cho mình và người đều được an lạc, mới phù hợp với đạo giải thoát, chơn thường.
69. Tổ truyền ăn mau
Thuở xưa có một người ở phía nam Ấn độ, chính gốc của anh từ bắc Ấn độ lại, vì ở lâu nên cưới vợ miền Nam. Một hôm vợ anh dọn cơm trên bàn; không quản cơm canh nói hổi, anh há miệng lớn lùa húp rất mau, giống như người gần chết đói được thức ăn không khác. Vợ anh th61y thế làm lạ vô cùng, bèn hỏi:
- Không có ai lại dành ăn với anh, cũng không có chuyện gì gấp, tại sao anh không chậm rãi ăn, mà lại ăn mau thế?
Anh trả lời:
- Bí mật lắm! Anh không nói cho em biết đâu.
Chị vợ nghe thế rồi, cho là nhất định có lý do gì đặc biệt lắm, bèn ân cần năn nĩ anh nói ra.
Ban đầu anh không chịu nói, chị vợ kì kèo hoài anh mới chịu nói:
- Tổ tiên của anh nhiều đời đều ăn như vậy, do đó đến đời anh, anh cũng phải y như thế không dám cãi đổi.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người thủ cựu, thường thường không chịu biện biệt lành dử, lợi hại thế nào, chỉ một bế chấp chặt thói quen mê lầm, tà vạy; dương dương tự đắc không biết lỗi mình, không biết xấu hổ, lại cùng không biết cải chánh xả tà. Có ai giúp ý kiến hay khuyên lơn, họ đã không nghe lời phải mà còn trở lại nói đó là sự truyền thống hay ho, phải nên bảo thủ.
70. Nếm trái tần bà
Thuở xưa có người muốn ăn trái tần bà, bèn sai người làm công đến vườn mua cho được, và dặn rằng:
- Người xem có ngọt thì mua, bằng không ngọt thì đừng mua nhe!
Người làm công mang tiền đến trong vườn trái cây mua.
Người chủ vười nói:
- Tần bà của tôi trái nào cũng ngọt, không có trái nào dở, xin ông hãy nếm thử sẽ biết.
Anh ta nói:
- Tôi nếm thử một trái, làm sao biết được các trái kia, tôi xin nếm từng trái, hể nếm trái nào thì sẽ mua trái ấy, như thế chắc chắn hơn.
Nói xong anh ta tự tay hái trái tần bà, hể hái một trái thì cắn nếm một miếng. Chủ vườn thấy thế không nói gì cả. Quả thật trái nào cũng ngọt không sai; anh ta mua đem về cho chủ. Người chủ thấy trái nào cũng bị cắn dở, không những hết muốn ăn mà lại gớm vô cùng, buồn nôn muốn mửa, do đó không ăn được một trái, bao nhiêu trái tần bà đều quăng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một người nghe nói bố thí, trì giới, sẽ được giàu sang, tâm thường an ổn, không bị hoạn nạn tai ương; nhưng không chịu tin là thật, muốn chính mình chứng nghiệm cho rõ ràng. Kết quả tự mình mất cơ hội. Nên biết rằng mọi việc trên đời đều do nhơn đời quá khứ cảm triệu hình thành quả. Bọn họ không chịu từ lý nhân quả, khảo xét cho rõ ràng, chạm việc đều thông suốt, đem một việc mà tỉ lệ nhiều, hiểu rỏ đạo lý nhân quá, tiến tới tu học Phật pháp, tô bồi phước huệ căn lành. Trở lại cố chấp: "Cần yếu mỗi việc chính mình phải thân chứng, mới tin". Cứ phó mặc thời gian trôi qua, một mai gần chết, tất cả đều xe bỏ tan tành, sau ăn năn không kịp!
71. Đui mắt
Thuở xưa co một người đàn ông cưới hai người vợ, ba vợ chồng nằm chung một giường. Nhưng thường khi anh chồng cảm thấy muốn gần gũi hai chị vợ hai bên thật khó khăn: Hễ anh gần gũi chị nầy thì chị kia nổi ghen đùng đùng không chịu được, do đấy anh khổ não vô cùng. Sau đó anh quyết định: Anh nằm chặn giữa hai người vợ hai bên, quyết định nằm giữa mãi không xoay qua bên nào.
Một hôm trời mưa, nhà thì dột nát, nước và bùn văng túa xua, lọt vào hai con mắt của anh. Anh vẫn giữ vững quyết định không thay đổi, không chịu nghiêng đầu qua một bên để tránh. Anh cứ nằm yên không xoay trở bên nào cả, lại hy vọng hai chị vợ hai bên che chở cho. Kết quả bất hạnh thay, anh đui cả hai mắt!
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người thân cận với bạn tà, bắt chước làm việc phi pháp. Phải bị sa đọa vào chốn tam đồ, không thể tự cứu. Thường thường do nơi bạn tà, pháp ác, mà tán mất con mắt trí huệ.
72. Sưng môi
Thuở xưa có một người cùng với vợ đi về nhà nhạc phụ, nhằm ngay người nhà đang giã gạo. Khi vợ anh vào ra mắt cha mẹ nàng, anh bèn lén ăn cắp một bốc gạo lớn bỏ trong miệng, liền khi thấy chị vợ ra tìm anh để nói chuyện cho vui. Miệng anh đầy những gạo, không thể trả lời, anh lại sợ vợ biết. Xấu hổ quá! Anh ngậm cứng miệng lại không nói một lời. Chị vợ lấy làm quái lạ: Tại sao anh không nói? Chị thắc mắc muốn hiểu lý do, bèn dùng tay rờ hai bên má của chồng chị, nhận thấy miệng anh sưng đội lên. Chị bèn đến thưa với cha chị:
- Thưa cha, chồng con vừa đến nhà, đột nhiên phát sanh một chứng bệnh sưng môi, không thể nói được.
Cha chị nghe thế vội vã đi thỉnh một vị lương y. Vị lương y đến xem và nói:
- Bệnh nầy nặng lắm, phải mổ mới có thể trị lành.
Bây giờ vị lương y cầm dao mổ trên má, gạo ngậm trong miệng đổ ra ngoài. Sự thế như vậy ai cũng đều biết.
** Chuyện nầy tỉ dụ: người có lỗi cần phải nhìn nhận để cải đổi, mới có thể giúp đở người cải tà, qui chánh. Nếu sau khi phạm giới, làm ác, mà cứ che giấu không chịu ra, không chịu phát lời sám hối, thì tội kết mỗi ngày nặng thêm, quyết phải đọa lạc. Đến khi mọi người xét thấy, chỉ bày ra, ăn năn không kịp. Huống chi vô luận sự bí mật gì trong đời, rồi cũng có ngày bại lộ. Cách ngôn có câu: "Nếu muốn người không biết trừ khi phi mình chớ làm". Chúng ta dại gì sợ chút xấu hổ, mà gây thành trò cười cho kẻ bàng quan.
73. Ngựa đen đuôi trắng
Thuở xưa có một người cưỡi con ngựa ô dẩn đội binh đi truy tầm bọn ăn trộm. Nhưng anh rất nhát gan, không dám tiến tới trước để chiến đấu. Anh nghĩ ra một biện pháp rất hay: Lấy máu thoa lên mặt rồi nằm trong đống tử thi giả đồ chết. Con ngựa của anh bị người trộm dắt đi. Cuộc đấu chiến kết thúc trước khi anh trở về nhà, anh bèn chặt một cái đuôi của con ngựa chiến thắng đã chết đem về. Thấy anh về người nhà hỏi:
- Sao anh không cưỡi ngựa về?
Anh đáp:
- Ngựa tôi đã bị tử trận. Nay các ngươi xem! Tôi có mang đuôi nó về làm kỹ niệm.
Người nhà nói:
- Ngựa của anh da đen, tại sao cái đuôi lại biến thành trắng?
Anh biết sự giả dối của mình bị đưa ra ánh sáng, một mực làm thinh không nói một lời.
** Chuyện nầy tỉ dụ: dối gạt người sẽ có ngày bị bại lộ. Có một số người trong tâm thường nghĩ những hành động hung ác, mà ngoài mặt đối hiện tướng hiền lành; mục đích của bọn họ dối người để khoe khoang trí mưu của mình; sự thật bao giờ cũng thắng hơn tài hùng biện. Chung qui sự giả dối không sao khỏi bị bại lộ hoàn toàn.
74. Mang bồn tắm
Thuở xưa có một ông vua quyết định ban hành một thứ pháp luật: bắt buộc phái Bà La Môn phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ, chẳng vậy thì sẽ bị phạt làm công việc khổ cực nặng nề. Sau khi pháp luật ấy được chế định, bọn Bà La Môn đi đâu cũng mang bồn tắm theo, khiến cho mọi người thấy thế, tưởng họ là năng tắm rửa luôn. Giả như có người đổ vào bồn tắm của họ một chút nước, thì bọn họ đến chổ vắng người lén đổ đi. Sỡ dĩ bọn họ làm như vậy là vì bọn họ muốn mờ dối vua để tránh khỏi làm công việc cực nhọc, kỳ thật thân thể của họ không nhờ mang bồn tắm theo mình luôn mà được sạch sẽ.
** Chuyện nầy tỉ dụ: nếu chỉ có phô trương bề ngoài mà không có sự thật, kết quả tự dối mình, dối người, không còn một chút tốt đẹp. Tăng chúng cạo đầu xuất gia ở trong Phật pháp, nhưng quả chỉ có hình tướng bên ngoài, trong không có thật đức; giới, định, huệ không tu, thì cũng bọn Bà La Môn mang bồn tắm trên đây không khác.
75. Giết lạc đà
Thuở xưa có một người nuôi một con lạc đà; ngày nọ, anh đổ lúa trong ghè cho nó ăn, sau khi nó đút đầu vào trong ghe lúa, tuy được ăn lúa no nê, nhưng không thể rút đầu ra được. Lúc ấy con lạc đà hoảng sợ phi thường. Anh cũng rất buồn khổ! Có một cụ già thấy thế nói rằng:
- Thôi anh! Đừng buồn nữa, tôi có một phương pháp khiến nó rút được đầu ra, nhưng cần yếu là anh phải nghe lời tôi dặn.
Anh hỏi:
- Thưa cụ phương pháp chi thế?
Cụ già trả lời:
- Người hãy nổ lực chém đầu con lạc đà, chẳng phải là rút đầu con lạc đà ra một cách dễ dàng ư.
Nghe xong, anh y lời cụ già chỉ bảo, quả nhiên đầu con lạc đà bị chặt ra, đồng thời vì con lạc đà dãy dụa mà cái ghè đựng lúa cũng bể luôn. Kết quả đầu lạc đà tuy rút ra được, nhưng nó đã chết rồi lại thêm bể mất một cái ghè nửa, anh bị thiệt hại nặng nề.
** Chuyện nầy tỉ dụ: người tu Phật pháp chí cầu đạo bồ đề, cần phải hộ trì tịnh giới, đâu nên đắm mê theo miếng mồi ngủ dục tanh hôi mà huỷ phá tịnh giới; đến đỗi bẳn thế của tịnh giới cùng đạo quả tam thừa cả hai đều mất, chỉ còn tội chướng đọa lạc tổn hao!
76. Nông phu mơ tưởng công chúa
Thuở xưa có một người nông phu trai trẻ đến độ thành dạo chơi, tình cờ thấy nàng công chúa rất đẹp, có thể nói là bậc tuyệt thế giai nhân. Sau khi trở về, anh đêm ngày mơ tưởng, nghỉ không ra biện pháp gì có thể cùng nàng trò chuyện. Ngày qua ngày, mặt mũi anh trở nên bơ phờ, thân thể tiều tuỵ, đau tương tư nằm mãi trên giường bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng. Cha mẹ và bạn hữu của anh lo sợ vô cùng, hỏi:
- Vì đâu anh phát chứng bệnh hiểm nghèo như thế?
Anh trả lời:
Hôm nọ tôi gặp một nàng công chúa xinh đẹp lạ thường, rất muốn cùng nàng trò chuyện, nhưng không được toại lòng, do đó ngày đêm tôi mãi tưởng nhớ, lo buôn mà thành bệnh. Nếu tôi không thể cùng nàng gặp gỡ chuyện trò thì tôi không sống được.
Bạn hữu thân thích an ủi anh rằng:
- Chúng tôi tìm hộ anh một phương pháp, khiến anh được cùng công chúa luận đàm, anh hãy an tâm vui vẻ chớ có buồn rầu làm chi.
Nghe nói anh ta mừng rỡ bệnh cũng bớt lần. Qua hai ngày sau anh được lành hẳn. Bây giờ bạn hữu, bà con thân thích mới nói dối với anh rằng:
- Chúng tôi đã thay thế anh nghĩ ra phương pháp ấy, nhưng hiện tại công chúa chưa trả lời. Sau khi anh nghe thế cao hứng cười to nói một mình rằng:
- Nàng chắc chắn trả lời không mau thì chậm, ta gọi có lẽ nàng đến ngay.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trên đời nầy có rất nhiều người ngu, không biết rõ sự tuần hoàn cho tuổi xuân, hạ, thu, đông ra sao cả; thời tiết biến thiên cũng chẳng hiểu tí gì. Nhằm thởi gian không thích hợp để gieo giống, lại tự ý gieo giống xuống đất phì nhiêu, hy vọng gặt được lúa, nhưng kết quả hoàn toàn thất bại nặng nề. Người đời và ngoại đạo tu theo hạnh không chơn chánh, mà mong cầu quả giác ngộ hoàn toàn; hoặc giả chỉ tu chút ít phước huệ, liền tự cho là đầy đủ có thể chứng bồ đề. Số người có quan niệm như thế cùng với người nông phu tưởng nhớ công chúa đều là hạng sai lầm đáng thương.
77. Tìm sữa
Thuở xưa có những người ở tại biên thùy, chưa hề biết con lừa ra sao cả, dù có gặp tận mặt cũng không nhận ra. Nghe người ta đồn sữa lừa ngon tuyệt, nhưng bọn họ không ai biết lừa, cũng không biết phương pháp nào để tìm cho ra sữa. Sau đó bọn họ chia nhau đi tìm, kết quả tìm được một con lừa đực. Bây giờ cả bọn tranh nhau, ai cũng muốn uống sữa trước: Có người cắn trên đầu lừa, có người nút tai, có người nút đuôi, có người dở chân, tin rằng sữa sẽ từ những chổ ấy chảy ra. Nhưng bọn họ đều thất vọng, không uống được một tí sữa lừa.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Một bọn ngoại đạo nghe nói hễ ai tu hành sẽ được chứng quả, liền tự mù quáng ở nơi địa phương sầm uất không phải chổ tu hành, tự ức kiến theo tà đạo: nhịn đói, nhẩy vào lửa, lõa hình, tu theo các lối tu khổ hạnh vô ích. Kết quả chỉ tự mình chuốc lấy sự khổ não cho chính mình mà thôi.
78. Đi không về rồi
Thuở xưa có một người bảo con trong đêm tối:
- Ngày mai dậy thật sớm, cha con mình đ chợ mua đồ dùng.
Người con nghe thế ghi chắc vào lòng. Đến ngày mai dậy thật sớm, không hỏi ý cha, tự một mình anh ra chợ. Tới nơi anh không biết đến đây để làm gì, lang thang qua lại, thân thể mỏi mệt vô cùng, trong mình lại không có một đồng xu cắt bạc, bụng đói như cào, mà khôg có tiền để mua thức ăn, nước uống; đành phải trở về nhà. Ông cha vừa thấy mắng rằng:
- Mầy thật là đồ ngu si vô trí, sao không chịu đợi tao cùng đi? Tự ý một mình đi không về rồi, không được việc chi cả, tự chuốc lấy sự khổ cực nhọc nhằn, tao có đời nào bảo mầy làm thế.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu trì Phật pháp, nhất định phải nương gần thầy hay bạn lành, không nên tự ý mình thông minh, trí thức, rồi tự mình mù quáng tu hành. Nếu không chịu gần thầy hay bạn tốt, thì cùng với con người đi không về rồi trên đấy giống nhau.
79. Gánh ghế cho vua
Thuở xưa có một ông vua ngồi trong cung cấm, tự cảm thấy buồn buồn, muốn đến vười vô ưu du ngoạn, bèn bảo vị quan hầu cận rằng:
- Người hảy đem một chiếc ghế để trong vườn, ta muốn vào trong ấy, ngoạn nước thuởng hoa.
Vị quan nghe bảo biết rằng mình sẽ vác ghế đi, đây là chuyện rất xấu hổ, bèn tâu với vua rằng:
- Tôi không thể vác chỉ muốn gánh.
Vua nghe rồi liền kêu người đem 36 cái ghế lại sắp thành một gánh, để trên vai vị quan cho ông gánh ra vườn. Bây giờ ông không gánh nổi, mà cũng rán hết sức gánh đi. Đấy chỉ vì ông sợ xấu hổ mất mặt một chút mà chuốc lấy sự khổ não sấp trăm lần.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người học Phật phải học theo hạnh nhẫn nhục, cố gắng cải đổi tánh ngã mạn thói quen cố chấp của mình. Giả sữ cứ mãi mê vẻ đẹp trên mặt, không chịu cạo đầu xuất gia, kết quả phải chịu nhiều khổ não.
80. Uống thuốc nước rửa ruột
Thuở xưa có một người bị đau ruột già, thầy thuốc khám bệnh rồi cho biết: Cần phải rửa ruột mới có thể trị lành. Sau khi thầy thuốc hòa trộn thứ thuốc nước rửa ruột xong, ông bèn đi lấy cái thau đựng thuốc. Trong khi thầy thuốc chưa trở lại, người kia bèn uống thuốc nước ấy sạch trơn. Uống xong, y phát lên đau bụng dử dội, vừa lúc thầy thuốc trở về, thấy thế lấy làm quái lạ, mới hỏi anh rằng:
- Anh làm sao thế?
Người kia bèn đem câu chuyện uống thuốc nước rửa ruột thuật lại cho ông nghe.
Ông sửng sốt:
- Ông thật khờ khạo hết chổ nói rồi, thuốc nước ấy chỉ để rửa chớ uống làm sao được.
Đoạn ộng vội vàng lấy thuốc giải cứu cho người kia uống, khiến cho mửa hết nước rửa ruột vừa uống kia, người ấy mới khỏi nguy hiểm đến tính mạng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Phàm ra làm việc chi không nên làm một cách lộn ngược; người tu Phật pháp phải lựa pháp môn thích hợp để tu trì, không nên tùy ý tu theo một cách lộn xộn: Như tu về thiền quán, nếu là có, tu theo pháp bất tịnh quán, trước tiên, thì phải tu bất tịnh quán nếu tùy tiện tu pháp sổ tức hay pháp quán nào khác chẳng những không có lợi ích gì, mà trở lại thêm tổn hại. Không chịu thưa hỏi với thầy hay, tự mình điên đảo tu các pháp thiền quán, thì không sao tránh khỏi điều nguy hiểm đáng thương.
81. Không nên vu oan cho người hiền đức
Thuở xưa có hai cha con nhà nọ cùng đến nơi cánh đồng mênh mông, người con bỏ cha đứng đó, một mình chạy thẳng vào rừng rậm, bị cọp cắn, vết thương rất sâu, lại bị móng nhọn của nó cào rách bấy cả mình mẩy. Anh vừa đau nhức vừa kinh sợ vô cùng, vội vã băng rừng chạy về chổ cha anh đang đứng.
Người cha thấy tình cảnh như vây, hoảng hốt hỏi anh, vậy chớ bị con thú gì cắn mà thân thể ra nông nổi.
Người con nhăn nhó trả lời:
- Có một con gì không biết, thân đầy cả long, đến cắn con bị thương như thế đó.
Người cha giận hầm hầm xách cung tên chạy thẳng vào rừng rậm, thấy một nhà tu râu tóc rất dài, lại có một chùm râu lún phún, ông cho rằng, đó chính là con giả thú đã cắn con ông, lập tức ông giương cung muốn bắn. Có người thấy thế vội can rằng:
- Nhà tu hành này không có con hại con ông, ông không nên vu oan cho người hiền đức.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người đối với sự vật không quan sát cho kỷ, bằng vào chủ quan tự cho là phải, đôi khi oan uổng cho một hạng người hiền lương. Ở đời có nhiều người đối với trong hàng tăng chúng, thấy một đôi người không đạo hạnh xuất gia, hành vi bất mãn, hoặc có một số nhà sư nào đó không đủ oai nghi, đối với mọi người có những hành động ngôn ngữ không được đẹp đẽ, họ bèn không chịu quan sát kỹ càng, cho rằng nhà sư nào cũng như vậy cả. Đối với những nhà sư khác, họ luôn luôn sẵn sàng khinh miệt chê bai. Những người ấy với người trong chuyện nầy, đều là hạng lỗ mãng vô trí thức.
82. Gieo lúa
Thuở xưa có một người ở đô thành, muốn về làng quê theo đòi nông nghiệp, làm kế sanh nhai. Ngày nọ, anh đến đồng ruộng xem xét, thấy một đồng rộng lúa tươi tốt phi thường, bèn hỏi nông dân ở đó dùng cách nào mà gieo lúa tốt như vậy.
Nông dân trả lời:
- Phương pháp rất giản dị, chỉ phải cày đất cho xốp và bang cho bằng, bỏ phân tốt, tháo nước vô, thì lúa được tốt như thế.
Anh nghe rồi, bèn y phương pháp cày ruộng, gieo giống ấy. Anh đã cầy đất cho xốp, bang bằng, cho phân, nước vào xong xuôi đâu vào đấy, chỉ còn có đem giống gieo lên. Nhưng anh suy nghĩ, khi chưn bước xuống ruộng để gieo, sợ e chưn mình dẫn lên trên đất, làm cho đất giẽ đ, do đó lúa không tốt được.
Anh liền nghĩ ra một cách:
- Ta nên ngồi trên cái giường bảo người khiên xuống ruộng, mình ngồi trên giường gieo, có thể tránh khỏi chưn dẫm giẽ đất.
Bây giờ anh mướn bốn người, mỗi người bưng một cái chưn giường, để khiêng anh xuống ruộng gieo giống. Anh đi một mình thì có hai chưn, bây giờ biến thành tám chưn đạp trên đất ruộng, lại thêm một trọng lượng trên giường, do đó đất trong ruộng càng thêm giẽ cứng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp phải khéo giữ gìn đồng ruộng trì giới, khiến phát sanh mầm mộng pháp lành. Nhưng có đa số người tu hành, ban đầu giữ rất kỹ, một giới nhỏ cũng không phạm; nhưng lần lần về sau, giới thô trọng đều hủy phạm, không hề kiêng sợ giữ gìn, mầm mộng Bồ đề làm sao không tiêu hoại?
83. Khỉ bị đánh
Thuở xưa có một con khỉ, bị một người rất mạnh khỏe đánh đập tàn nhẩn, nó đau đớn vô cùng đến chịu không nổi nửa. Sau đó nó chạy ngang qua chỗ đông, có một em bé chạy ngang trước mặt nó, nó giận hầm hầm, chạy bổ tới túm đứa nhỏ muốn đánh và tuyên bố với mọi người rằng: Nó làm như vậy rất là chính xác.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Tất cả pháp đều ở trong vòng biến diệt, thuyên lưu, quá khứ đã diệt tương tục sau sanh, chẳng giống như trước, đó là một định luật dĩ nhiên, thế mà người đời thường thường không nhận định, vọng chấp sai lầm, cũng như con khỉ kia không khác.
84. Nguyệt thực
Người xưa có một truyền thuyết: Từ trước có vị A tu la vương xem thấy mặt trăng sáng quá, bèn dùng tay che, người nầy đồn đãi biến thành thuyết "Nguyệt thực". Căn cứ theo truyền thuyết trên, thì nguyệt thực và loài chó hoàn toàn không quan hệ gì nhau. Nhưng không hiểu tại sao mỗi khi nguyệt thực, mỗi người đều cho là mặt nguyệt bị chó nuốt, rồi mỗi khi thấy chó chạy ngang ai cũng muốn đánh nó.
Đối với thân phận con chó oan uổng vô cùng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời muốn biện minh căn nguyên của sự phải trái, gian, ngay, khổ, vui thì không thể bằng cứ nơi phương diện chủ quan mà tường tượng ra những điều lầm lộn vô ý nghĩa.
85. Đau mắt
Thuở xưa có một nàng con gái bị bệnh đau mắt rất nguy hiểm, vô cùng dau đớn, rên rĩ suốt ngày đêm. Có một nàng con gái khác, thấy vậy lo sợ phi thường, tự nói: Chị kia bệnh mắt rất đau đớn. Quả như bịnh ấy đến ta, nhất định ta phải nhận chịu! Tuy rằng hiện tiền mắt ta không hề chi, nhưng ngày kia đâu khỏi mang bệnh như chị nọ. Muốn ngăn ngừa cho khỏi bệnh sau này, chi bằng ta móc tròng con mắt của ta trước đi thì hơn cả.
Có người nghe nàng nói thế, bèn khuyên can rằng:
- Cô có tròng con mắt là vật quí nhất, sau nầy đau hay không đau, việc ấy chẳng nhất định. Nếu cô móc tròng con mắt của cô đi rồi, thì sẽ khôg trông thấy gì nửa cả, phải chịu thống khổ suốt đời, cô có biết không nhỉ?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người ăn cơm bị mắc ngẹn, rồi bỏ ăn, như thế rất vô lý. Có một số ít người cho rằng giàu sang là cội gốc của suy bại, vì thế mà không muốn cầu quả báo an vui, nên không thực hành hạnh bố thí. Nhưng người có quan niệm sai lầm ấy, cùng với nàng con gái vì sợ đau mắt, mà muốn móc tròng con mắt quăng đi, đó đều là hạng mê lầm đáng thương cả.
86. Vì của giết con
Thuở xưa có hai cha con người nọ, nhơn có công chuyện cùng nhau đến địa phương kia, đia giữ đường gặp bọn cướp, muốn giựt hết tài vật của người. Người con có đeo đôi bông vàng, người cha sợ bị ăn cướp giựt mất, y bèn xé tai người con để lấy đôi bông vàng đem giấu, nhưng vì quá lật đật nên xé rứt không ra. Bây giờ bèn dùng dao chặt đầu người con.
Sau đó bọn cướp chạy mất, cơn khủng hoảng qua rồi y bèn xách cái thủ cấp ráp vào cổ người con xấu số. Nhưng than ôi! Ráp làm sao được!
** Chuyện nầy tỉ dụ: Vì việc nhỏ mà bỏ việc lớn, đến đổi gây thành sự tổn thất nặng nề, không thể cứu vãn. Cũng như trên thế gian có một số người vì chút danh lợi mà vọng lập tà giáo, tà thuyết để dối đời trộm danh, tạo thành tội ác cực đại, gây ương lụy vô cùng.
87. Bọn cướp chia của
Thuở xưa có một bọn ăn cướp, cùng nhau cướp giựt rất nhiều của cải tiền bạc. Bọn họ chiếu theo bản lĩnh và địa vị cao thấp của mỗi người mà chia đều đủ, mỗi người một phần. Trong ấy có một phần là y phục dệt bằng tóc rất nặng, vì có một người kém sắt đẹp hơn, cho nên bọn họ mới chia một phần xấu tệ ấy, cấp cho tên cướp ở địa vị thấp kém kia. Tên cướp ấy rất buồn khổ, trong tâm quá bất bình la lớn: - Phần của tao sao ít thế nầy!
Sau đó y cũng đành cam chịu, rồi đem vào trong thành bán. Có một vị quan trường chịu mua bằng một giá rất cao. Số tiền của y bán được đem về so với số tiền của cả bọn cướp chia được, nhiều hơn gấp bội phần.
Bây giờ y vui vẻ múa nhảy và nói:
- Ta là người đắc thời.
** Chuyện nầy thuyết minh: Dù chúng ta gặp nhiều thất bại cũng không nên thất vọng, thối tâm, chỉ nên cố gắng gieo giống tốt sẽ có ngày gặt được bao nhiêu là chuỗi hạt vàng. Tí dụ như người khi bố thí, mà không biết rằng bố thí sẽ có quả báo tốt gì hay không? Đến khi quả lành đem lại, thì rất vui mừng. Mới biết làm lành bố thí là hành vi rất cao đẹp, trở lại ăn năn việc lành của mình làm sao mà ít quá!
88. Khỉ mất đậu
Thuở xưa có một con khỉ cầm một nắm đậu, bỗng vô ý đánh mất một hột. Nó hoảng hốt buống cả nấm đậu trong tay, chạy đi tìm hột đậu đã rớt, nhưng tìm mãi không ra. Bây giờ lật đật chạy về chỗ buông nắm đậu khi nãy, thì ôi thôi! Đã bị chim ăn mất hết cả rồi!
** Chuyền nầy tỉ dụ: Người tu theo Phật pháp, ban đầu huỷ một giới mà không chịu ăn năn sám hối cho tội được tiêu. Sau đó lại còn buông lung hủy phạm nhiều cấm giới, làm cho bao nhiêu công đức pháp lành đều huỷ bỏ không còn.
89. Chuột vàng và rắn độc
Thuở xưa có một người đi đường bắt được một con chuột vàng, lòng mừng khắp khởi, liền ôm vào lòng, rồi tiếp tục đi. Khi đến một bờ sông người kia muốn cởi y phục để lội qua cho dễ, bỗng nhiên con chuột vàng ôm trong lòng liền thành con rắng độc. Ban đầu y sợ hải vô cùng nhưng sau rồi tự nghĩ:
- Ta thà để cho con rắn độc nầy cắn chết, chớ không chịu quăng nó đi.
Bây giờ y bèn ôm con rắn độc lội qua sông, chẳng hề sợ hải. Con rắn độc thoát nhiên quá thành khối vàng báu to lớn phi thường.
Có người khác xem thấy như vậy cho rằng rắn độc có thể biến thành vàng, liền bắt chước, bắt một con rắn độc ôm trong lòng, tức thời bị rắn độc cắn chết.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một hạng người đều chẳng phải chơn thật tín ngưỡng Phật pháp, xem thấy người khác chơn thật tu học được lợi ích hiện tiền; họ vì muốn cầu lợi dưỡng, nên phụ hoạ theo chánh pháp. Nhưng kết quả chẳng những không tốt đẹp gì mà trở lại bị tổn hại.
90. Lượm đuợc tiền
Thuở xưa, có một người nghèo đi đường bỗng nhiên lượm được một túi tiền vàng, lòng mừng vô hạn.
Y bèn ngồi lại bên đường, lấy tiền ra khỏi túi để đếm, đếm chưa xong, người chủ của túi tiền đã đến, y phải trả túi tiền lại cho chủ.
Y rất buồn khổ, ăn năn không kịp. Y nghĩ rằng:
- Nếu ta đếm mau mau và đi cho sớm, thì chẳng là khỏi bị người chủ của túi tiền tìm đến, ta đã được một số tiền khá lớn không?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Đã gặp Tam bảo, liền phải kịp thời cần tu nghiệp lành để cầu sớm được giải thoát. Giả sử cứ để việc đời lôi cuốn quẩn quanh, dần dà qua ngày tháng, luống phi bóng quang âm. Vô thường thoạt đến, sau ăn năn không kịp.
91. Người nghèo
Thuở xưa có một người nghèo làm lụng vất vả, để dành được một ít tiền, xem thấy người giàu khác trong tâm tưởng rằng:
- Tiền của ta phải cho nhiều mới cùng người nhà giàu kia so sánh được. Nếu phải đem ra so sánh thì thật là thua xa, do đó y buồng bả thất vọng, muốn đem số tiền ít oi của mình đã có ném xuống sông.
Người chung quanh thấy thế can rằng:
- Tiền của anh tuy rất ít, nhưng có thể nuôi sống được anh bao nhiêu ngày. Nếu anh quăng xuống nước hết, chẳng phải là một xu cũng không còn không?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong hàng tăng chúng xuất gia, thấy các Đại đức, Thượng toạ được người cúng dường nồng hậu, còn mình thì được ít, lợi dưỡng không bằng các Đại đức kia, chẳng những tự mình không chịu gắng gổ tinh tấn tu học, mà lại nhân tài đức lợi dưỡng không bằng, rồi muốn bỏ đạo không tu, thật là hành động trái ngược.
92. Đứa nhỏ đuợc đuờng
Thuở xưa, có một người đàn bà bồng đứa con nhỏ đi đường rất mệt mỏi, bèn ngồi lại bên lề đường nghỉ chân, mơ màng ngũ thiếp lúc nào không biết.
Bây giờ có một người đi lại, tay cầm một cục đường đưa cho đứa nhỏ ăn.
Đứa nhỏ được đường, chỉ tham ăn đường ngọt, mà bao nhiêu kiềng vàng, vòng vàng và tất cả đồ trang sức quý báu, đều bị người kia lột hết mang đi.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Tăng chúng xuất gia, có người tham chút lợi của thế tục, ưa ở chỗ ồn ào, bỏ phế sự tấn tu Phật pháp. Kết quả tài bảo công đức tịnh giới, đều bị giặc phiền não cướp giựt mang đi.
93. Bà già đánh cọp
Có một bà già ngủ dưới gốc cây, bỗng nhiên có một con cọp đến muốn ăn thịt bà ấy. Bà lật đật lồm cồm ngồi dậy, chạy vòng quanh gốc cây, để tránh khỏi bị cọp vật. Bà chạy quanh nhiều vòng, con cọp dùng nhìều chân bấu gốc cây, một chân nắm bà già nọ.
Bà hoảng hốt chạy bổ lại ôm gốc cây, nắm hai chân cọp ghì chặt trong cây, chân cọp không thể lại động được. Nhưng bây giờ bà già không thể buông tay ra.
Trong lúc nguy cấp, trước mắt lại có một người, bà già bảo người kia rằng:
- May quá, mời anh lại đây, cùng tôi giết con cọp nầy, chúng ta cùng chia thịt.
Người kia tin lời bà già, liền chạy lại đánh nhau với cọp.
Bà già bỏ cọp, cắm cổ chạy một mạch.
Người kia mới rỏ biết âm mưu của bà già kia, nhưng ăn năn đã muộn. Chỉ còn có cách là rán hết sức bình sanh cùng cọp chiến đấu; cầm cự quá lâu, sức lực kiệt dần không đường nào tẩu thoát, không bao lâu thì y bỏ mạng.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có hạng phàm phu, không phải là bực cao minh, mà lại ưa tạo luận, lập thuyết, văn từ và ý nghĩa của họ lập rất thường không có chi hay ho đáng chú ý. Nhưng phần nhiều họ làm chưa xong mà đã hết. Đệ tử của họ, góp nhóm những bản thảo bỏ dở, vì không hiểu bản ý của người chết, chỉ tưởng tượng ức thuyết tiếp tục làm thành, chú giải thêm. Trước tác nhiều chừng nào, chỉ càng tạo thành những tác phẩm sai lạc chừng ấy.
94. Hiểu lầm
Thuở xưa có một người cùng vợ của người khác ngoại tình. Đêm nọ y ở trong phòng cô tình nhân, trong khi chồng cô đi vắng. Thình lình chồng cô trở về. Phát giác trong phòng vợ mình có người đàn ông, người chồng giận dữ, ra đứng ngoài cửa đợi gã tình địch ra đặng giết chết cho xong đời tên dâm phu.
Sau khi cô vợ biết thế, bèn nới với tình nhân:
- Chồng em đã hay biết, vậy anh hãy chạy ra mau để thoát thân; nhưng phải từ "Ma ni" mới có thể ra được.
Nguyên lai ở Ấn độ đối với hai chử "Ma ni" có nhiều ý nghĩa: 1) là rạch nước, 2) là ngọc bảo châu, cô bảo với tình nhân ấy là muốn bảo hảy nói theo rạch nước mà ra.
Nhưng sau khi nghe rồi, y lầm hiểu là phải lấy được ngọc châu Ma ni rồi mới ra, cứ mãi chạy quanh trong vòng vây trăm ngàn khủng khiếp với một ước vọng tìm ra cho được ngọc Ma ni, và cương quyết rằng:
- Nếu không tìm được ngọc Ma ni, thì ta quyết định không ra khỏi.
Than ôi! Không đầy mười lăm phút, y đã ngã gục dưới mủi dao căm hờn của tình địch.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp thuyết minh: Y theo lý trung đạo lìa đoạn, thường hai bên mà tu học, có thể được giải thoát đời đời.
Có người lầm hiểu hai chử "hai bên" là "có bên" "Không bên" của thế giới. Do sự hiểu lầm đây mà không thể quán thấy lý trung đạo, dần dà qua ngày, liền bị tử ma vô thường giết hại. Ví dụ nầy là nói nhân lầm hiểu Phật pháp mà không thể kiến tạo tu hàng, chung cuộc liền bị sanh tử làm hại.
95. Hai con hạc
Có hai con hạc trống, mái ở chung trên một ổ trên cây. Đến mùa thu các thứ trái cây đều chính đỏ, chúng nó đi lượm trái rất nhiều, chứa đầy trong ổ; vì khi trời hanh nực, sau đó vài ngày, trái đều khô teo lại, xẹp xuống còn chừng nửa ổ. Con trống trách con mái rằng:
- Chúng ta lượm trái cây đều cùng chuyên cần lao nhọc, mà nay bà lén ăn một mình. Nầy! Bà xem trái cây chỉ còn có phân nửa.
Con hạc mái trả lời:
- Tôi không hề lén ăn riêng, trái cây tự nó teo bớt đấy.
Con hạc trống không tin, lập tức nổi giận đùng đùng quát tháo:
- Nếu bà không lén ăn, tại sao trái cây giảm mất phân nửa?
Nói xong hạc trống dùng mỏ nhọn mổ con hạc mái chết tức khắc.
Cách vài ngày sau, trời mưa lớn, trái cây nhờ có hơi nước và khí lạnh mà nở ra nhiều như trước.
Hạc trống trông thấy, mới biết trước kia mình hiểu lầm, ăn năn vô hạn. Rỏ ra là hạc mái không ăn trái nào cả, mà mình lầm giết oan. Bấy giờ rất buồn khổ, kêu la thảm thiết, nức nở kêu hạc mái:
- Em ơi! Em đến chốn nào? Em ở đâu?
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người tham cầu danh lợi không chán, chẳng phân biệt trắng đen, ý chí không bền chắc, hành động nông nổi, bồn chồn, kết quả thường thất bại nặng nề, có khi bị sa vào vòng tội lỗi, sau ăn năn không kịp.
96. Giả mù
Thuở xưa có nhiều công thợ bị vua bắt làm công dịch rất khổ cực, còn đối đãi với bọn họ ngược đãi vô cùng, bọn họ đau khổ không thể chịu được, có người vì thế phải chết oan.
Trong ấy có một người nghĩ ra phương pháp; Giã mù cho khỏi bị công dịch khổ sở của vua, quả nhiên được khỏi, y trở về nhà. Nhưng công thợ khác thay thế, đều muốn móc mắt mình cho mù, để tránh công dịch khổ sở.
Đương khi bọn họ toan móc mắt, trong bọn có người can:
- Nầy các bạn! Nếu mắt mù không thấy, sẽ làm cho chúng ta đau khổ suốt đời. Chúng ta thiếu gì cách lừa dõi vua để tránh khỏi khổ dịch, mà làm chi cái công việc nguy hiểm như thế.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời thường thường vì ham chút danh lợi mà tha hồ gian dối láo xược, đến nổi hủy phạm giới luật thanh tịnh, tạo thành nổi thống khổ muôn đời.
97. Cướp áo lông dê
Có hai người đi đường, trải qua một cánh đồng mênh mông bát ngát, gặp bọn cường đạo, một người rất lạnh lẹ chạy trốn dưới lùm cây, bọn cường đạo không trông thấy. Còn một người chạy trốn không kịp bèn bị tên cường đạo giựt cái áo lông dê đang mặc trong mình. Người bị ăn cướp, vốn có một vài đồng tiền vàng giấu trong bâu áo lông, nên y nói với tên cường đạo:
- Tôi muốn dùng một đống tiền vàng để đổi lấy cái áo lông ấy lại.
Tên cường đạo hỏi: - Tiền vàng của mầy ở đâu?
Người kia liền lấy tiền để trong cổ áo ra đưa cho tên cường đạo xem và nói:
- Tiền nầy thật là tiền vàng, nếu ông không tin lời tôi nói, thì trong lùm cây kia có một người thợ kim hoàn, ông hãy đến đó hỏi.
Tên cường đạo nghe nói trong bụi cây có người, lập tức lôi người núp trong bụi ra, lột lấy hết quần áo.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu hành làm được chút ít công đức, thường thường không địch nổi với cướp giặc tậc khí phiền não, mà phải tán mất pháp lành và hư hỏng cả công đức thanh tịnh. Điều ấy chẳng những tổn thất lợi ích của chính mình, cũng khiến cho nhiều người lui sụt đạo tâm.
98. Đứa nhỏ bắt rùa
Thuở xưa có một đứa nhỏ chạy chơi trên khoảng đất trống, bắt được một con rùa phi thường, nó muốn giết ngay, nhưng không biết cách nào để giết. Có người bày cho nó rằng:
- Em nên đem thả vào trong nước, nó sẽ bị chết chìm.
Nghe xong, đứa nhỏ tin theo, bèn nắm con rùa bỏ vào trong nước.
Rùa gặp nước tha hồ bợi lội ngao du.
** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người tu trì theo Phật pháp rất thuận thành, nhưng sau đó nghe lời ngoại đạo dụ hoặc, trở lại để cho đời lôi cuốn, chung quy đành hỏng mất căn lành.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 4 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.33.130 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập