Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bà La Môn Tị Tử Kinh [佛說婆羅門避死經] »»

Kinh điển Bắc truyền »» Bản Việt dịch Phật Thuyết Bà La Môn Tị Tử Kinh [佛說婆羅門避死經]

» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Việt dịch (1) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.03 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.06 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Kinh Bà La Môn Tị Tử

Việt dịch: Thích Thanh Từ

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Tôi nghe như vầy:
Một thời Phật ở thành La-duyệt, vườn Trúc Ca-la-đà cùng với năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.
Bấy giờ bốn Phạm chí cùng đắc ngũ thông, tu hành pháp lành, ở chung một chỗ, bàn luận với nhau rằng: “Lúc thần chết đến, chẳng tránh người mạnh khoẻ, mọi người hãy cùng ẩn nấp khiến thần chết không biết chỗ đến”.
Lúc ấy, một Phạm chí bay lên không trung, muốn được khỏi chết nhưng tránh chẳng khỏi mà chết ở không trung. Vị Phạm chí thứ hai lặn xuống đáy biển lớn muốn được khỏi chết, liền chết ở đó. Phạm chí thứ ba muốn khỏi chết, chui vào lòng núi Tu-di và chết trong đó. Phạm chí thứ tư chui xuống đất, đến mé kim cương, muốn được thoát chết, lại chết ở đó.
Bấy giờ Thế Tôn dùng thiên nhãn xem thấy bốn Phạm chí, mỗi người đều tránh chết mà đều cùng chết. Thế Tôn liền nói kệ:
Không phải hư không, biển,
Không vào trong núi đá,
Không có địa phương nào,
Thoát khỏi, không bị chết.
Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
- Ở đây, này Tỳ-kheo! Có bốn vị Phạm chí tụ tập một nơi, muốn được khỏi chết. Mỗi người quay tìm chỗ chạy mà không khỏi chết. Một người ở hư không, một người vào biển lớn, một người vào lòng núi, một người xuống đất, đồng chết hết. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn được khỏi chết, nên tư duy bốn pháp bổn. Thế nào là bốn?
Tất cả hành vô thường, đó là pháp bổn đầu tiên nên nhớ tu hành; tất cả hành khổ, đó là pháp bổn thứ hai nên cùng tư duy; tất cả pháp vô ngã, đây là pháp bổn thứ ba nên cùng tư duy; diệt tận là Niết-bàn, đây là pháp bổn thứ tư nên cùng tư duy. Như thế, các Tỳ-kheo! Nên cùng tư duy bốn pháp này. Vì sao thế? Vì sẽ thoát sanh, già, bịnh, chết, sầu, lo khổ não. Ðây là nguồn của khổ. Như thế các Tỳ-kheo, hãy học điều này.
Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Phật Thuyết Bà La Môn Tị Tử Kinh

« Kinh này có tổng cộng 1 quyển »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Vì sao tôi khổ


Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.42.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập