Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thuốc ái dục kia là những gì ? - Là Chỉ. Ái đã giải thì ý cũng giải mà ý đã giải thì bệnh liền khỏi. Thuốc si kia là những gì ? - Là quán. Si đã lui giải, từ tuệ giải thoát là bệnh khỏi. Đức Phật nói hai pháp như vậy thì phải biết, một là tự, hai là sắc. Hai pháp phải xả, một là si, hai là ái. Hai pháp phải tự biết, một là tuệ, hai là giải thoát. Hai pháp có thể hành, một là chỉ, hai là quán.
Chỉ kia đã hành khiến cho thức. Sắc đã thức khiến cho ái được xả. Ái đã giải thì ý liền được giải thoát và tự chứng biết. Chỉ đã hành đủ đầy thì liền được xả bỏ si. Đã được xả bỏ si thì liền từ tuệ được giải thoát và tự chứng biết. Nếu Tỳkheo dùng hai pháp để tự biết “tự” (chữ) cũng như sắc, dùng hai pháp xả bỏ si cũng như ái. Ngang bằng như vậy thì liền không sở trước. Ứng hành hết, muốn qua khỏi thế gian thì đó là còn có dư vô vi chưa qua được. Vô vi đã rốt, mạng đã rốt ráo thì liền hết khổ khiến cho về sau không khổ. Khổ kia sở dĩ có là do ấm, cũng như trì, cũng như nhập. Đã hết chỉ, tịch nhiên thì từ đó về sau không ấm cũng như trì cũng như nhập không liền nhau, chẳng lại khởi lên. Đó là vô dư, đã được độ thế vô vi rốt cùng. Đó là hai thứ vô vi. Gốc chẳng tham thanh tịnh kia là những gì ? - Là chẳng được, chẳng vọng, chẳng cầu. Đó gọi là gốc chẳng tham thanh tịnh. Gốc này là gì ? - Là chẳng tham thân thanh tịnh, lời nói thanh tịnh cũng như các pháp khác liền nhau thanh tịnh mà sở niệm của ý làm gốc. Đó là gốc chẳng tham thanh tịnh. Cũng có gốc thanh tịnh mà đức Phật nói là tám thứ hạnh. Đó là gốc thanh tịnh. Những gốc thanh tịnh là ba thứ đạo thanh tịnh : Đó là gốc chẳng tham. Những gì là ba ? Một là trực phương tiện trị, hai là trực niệm, ba là trực định. Đó là ba gốc thanh tịnh đạo chủng. Vậy nên gọi là gốc chẳng tham thanh tịnh. Gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm kia là những gì ? Như là sở hành của nhẫn thì đời vị lai chẳng sinh ra sân nhuế. Nhân duyên của nhẫn là chẳng sân nhuế mà chẳng sân nhuế thì chẳng thọ tai ương. Không nhuế, không sân cũng chẳng sân, không oán cũng chẳng tưởng oán thì đó là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm. Vậy nên gọi là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm.
Cũng có ba thứ đạo thanh tịnh là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm : Một là chánh ngữ, hai là chánh nghiệp, ba là chánh trí lợi. Đó là ba thứ đạo thanh tịnh. Vậy nên gọi là gốc pháp không sân nhuế chẳng phạm.
Gốc bất hoặc thanh tịnh là những gì ? - Là từ tuệ thấy bốn Đế như thật. Có như, có ứng thọ thanh tịnh, chẳng ngu, chẳng hoặc, chẳng theo hoặc, cũng chẳng rơi vào hoặc, tướng sáng của tuệ minh thấy từ pháp thanh tịnh. Đó là gốc bất hoặc thanh tịnh. Gốc này là gì ? - Là chẳng hoặc thanh tịnh. Hành động của thân, hành động của lời nói, hành động của tâm cũng là sự liền nhau với pháp thanh tịnh. Nó là tướng tư duy của ý là gốc sở pháp của niệm, cũng là từ hai thứ đạo thanh tịnh, là gốc bất hoặc : Một là trực kiến, hai là trực hành. Đó là từ hai gốc đạo chủng thanh tịnh. Vậy nên gọi là gốc bất hoặc thanh tịnh. Đó là ba thanh tịnh, tám thứ đạo đã phân rành ở tại chỗ ứng theo chẳng phải thường là như vậy.
Chẳng phải thường tưởng kia là những gì ? - Tất cả sở hành chính là chẳng phải thường tưởng (phi thường tưởng). Sở tưởng mà kể biết đó là thọ thì đó gọi là phi thường tưởng. Cũng từ chỗ có tám pháp của thế gian, những gì là tám ? - Là có lợi, không lợi, danh văn, chẳng danh văn, có luận nghị, không luận nghị, hoặc khổ, hoặc lạc là ý chẳng rơi vào, chẳng thọ nhận. Từ ngần ấy tư duy chẳng thọ, dừng ủng hộ quan sát tư duy thì ác được dừng. Đó gọi là phi thường tưởng.
Khổ tưởng kia là những gì ? - Là tất cả hành của thế gian. Đó là sở tưởng của khổ, hay biết thọ. Đó gọi là khổ tưởng. Từ điều cốt yếu đó là gì ? - Hướng vọng đến khổ tưởng là đã tập, đã tăng, sở niệm đã nhiều là tham đã đủ, là chẳng rơi vào tham, là ý chẳng thọ, chẳng theo, dẫn dắt nhau chẳng rơi, chẳng niệm. Ngần ấy ý hộ trì quán là đã được, là được dừng (chỉ). Từ sự tư vọng đó đạt đến sự cốt yếu này.
Chẳng phải thân tưởng kia là những gì ? - Là tất cả pháp chẳng kể là thân, chẳng rơi vào thân, là tưởng biết tưởng thọ. Đó gọi là chẳng phải thân tưởng. Từ đó là những gì ? - Vọng đến phi thân tưởng rồi là niệm là tư (suy nghĩ), là đã tăng nên khiến cho thân này tự kể là ngã. Đó là vì ý chẳng thọ sự xả bỏ ngần ấy trạng thái. Chẳng thọ tức là quán thì uế ác được dừng (chỉ). Đó là từ sự cốt yếu đó đạt đến.
Ác bất tịnh tưởng kia là những gì ? - Là tất cả hành của thế gian, là tư tưởng bất tịnh, tự biết thọ. Đó gọi là bất tịnh tưởng. Từ tưởng này là những gì ? - Vọng đến bất tịnh tưởng rồi là niệm, là tư, là đã tăng nên khiến cho năm niềm vui của thế gian từ bỏ ý, chẳng dắt dẫn, chẳng thọ, chẳng lại rơi. Ngần ấy niệm đã được hộ trì là uế ác được dừng. Đó là từ cốt yếu này đạt đến. Đó là bốn tư tưởng niệm hành. Vì sao vậy ? - Vì nó làm cho biết năm ấm nên đức Phật nói sự phân biệt này thấy hạnh bất tịnh tưởng kia là khiến cho sắc ấm từ đó được giải. Phân biệt thấy hạnh khổ tưởng kia là khiến cho thống ấm từ đó được giải. Phân biệt thấy hạnh phi thân tưởng kia khiến cho tư tưởng ấm cũng như hành ấm từ đó được giải. Phân biệt thấy hạnh phi tưởng kia khiến cho thức ấm từ đó được giải. Thức ấm kia từ hành chỉ khiến cho ái từ đó được giải. Ái kia từ quán hạnh khiến cho si, từ đó được giải. Si kia từ chẳng tham là bỏ tham. Tham kia từ chẳng sân nhuế là bỏ sân nhuế. Sân nhuế kia từ chẳng hoặc là bỏ si. Si kia từ phi thường tưởng khiến cho giải được có thường. Có thường kia từ khổ tưởng là giải được lạc tưởng. Lạc tưởng kia từ phi thân tưởng là giải được thân tưởng. Thân tưởng kia từ bất tịnh tưởng là giải được tịnh tưởng. Tịnh tưởng kia từ chỉ mà nhiếp ý thì có thể được trở lại (hoàn). Đó là chỉ tưởng mà khiến cho từ đó chỉ thiền.
Chỉ thiền đó từ tất cả pháp tịch nhiên có thể được giải thọ. Đó là quán tưởng khiến cho dừng lại tất cả biết.
Từ dục có thể được hoàn tưởng (tưởng trở lại). Đó là tướng chẳng tham khiến cho trở lại chẳng cùng “thủ” dừng và về sau chẳng lại sinh ra si. Đó là không có sân nhuế tướng, khiến cho từ sát (giết) trở lại được dừng nhận thức việc cũng như vật. Đó là bất hoặc tướng, là khiến cho được dừng ở chỗ dừng. Sở hành của thế gian là tướng sở pháp có thể thọ. Đó là phi thường tưởng. Nó khiến cho biết từ đâu sinh ra, cũng biết từ đâu diệt đi. Thức là chỗ này, là hành của thế gian, tạo sự đổi thay của thế gian. Sở thức tưởng đó là khổ, là sở tư tưởng. Đó là thống chủng xứ (chỗ gieo trồng thống). Tất cả sở pháp chẳng trụ ở tưởng. Đó là phi thân tưởng, đó là tư tưởng đã thấy thây chết của thân đã tan hoại, sình thối xanh xao. Vì chịu tướng này nên đó là bất tịnh tư tưởng. Từ đó vì hối hận, khước từ khiến cho tịch nhiên, dừng lại. Đó là chỗ chín phẩm đã phân biệt nói lên cho thấy biết mà vì tất cả, không vì một bộ phận nào. Nói đầy đủ đó là gì ? - Là biết nghe nhiều, nghe ít, chẳng vì người tuệ. Chẳng tuệ chẳng là thường, ý ở tại kinh là ý sinh ra liền nhau, là từ phân biệt quán, khiến cho chẳng được phi thường tưởng, chẳng thọ phi thường tưởng, khiến cho từ đó rơi vào ngũ lạc (năm niềm vui) khiến cho ngũ lạc che phủ. Từ sự ứng hành mất đi khiến cho chẳng giải được khổ tưởng, khiến cho rơi vào năm ấm mà thọ lấy nhập, khiến cho ý kể có thân này. Ngần ấy gốc, chẳng phải một gốc mà chẳng xả bỏ, chẳng quan sát khiến cho chẳng rơi vào phi thân tưởng. Vì ý ở tại niềm vui nhan sắc nên kể thân này là tịnh, chẳng kể đến lớp da che phủ khiến cho chẳng rơi vào bất tịnh tưởng. Chẳng trụ ở thọ, chỉ (dừng), tưởng này chẳng tin khiến cho không có tưởng, chẳng thọ hỷ (mừng). Vì từ bốn thứ này đã trừ rồi thì rơi được vào chỗ giống vô vi. Đức Phật nói tín căn mà Tỳkheo muốn tri kiến thì phải cầu ở tại bốn thứ ngòi rảnh (câu cảng), là pháp thanh tịnh, chẳng bỏ tướng phương tiện, khiến đạt đến thanh tịnh, từ thanh tịnh phát khởi khiến cho chẳng rơi vào bốn ý chỉ.
Đức Phật nói tinh tấn căn mà Tỳkheo muốn thấy biết thì phải ở tại bốn ý đoạn, sở “canh” của quá khứ, nghĩ (niệm) nhau chẳng quên, vì từ chẳng quên mà phát sinh rơi vào bốn ý chỉ.
Đức Phật nói niệm căn mà Tỳkheo muốn thấy biết thì phải quan sát ở tại bốn ý chỉ. Vì một ý tưởng nên đó là định từ bất hoặc khởi lên, khiến cho rơi vào bốn chỗ thiền.
Đức Phật nói, Tỳkheo này muốn biết định căn thì phải biết ở tại bốn thiền. Từ gốc tính toán là tuệ. Như cái có có thể được giữ gìn thì từ đó phát khởi khiến cho rơi vào bốn đế.
Đức Phật nói tuệ căn mà Tỳkheo muốn thấy thì phải ở tại bốn Đế. Vì có bốn luân (bánh xe) là hảo quận huyện cư luân, y tuệ nhân luân, tự bản chính nguyện luân, túc mạng hữu phước luân. Tỳkheo đó được tướng đạo đức ở chung. Đó là bảo quận huyện cư. Được chỗ y chỉ của bậc hiền giả vì được tướng nương cậy đạo đức. Đó là y tuệ nhân. Từ đó được rơi vào chỗ có chính nguyện vì được tướng chính nguyện. Đó là Thân chính nguyện khiến cho rơi vào chỗ phước. Từ hạnh thanh tịnh có tướng sở nhập thì đó gọi là phước, khiến cho rơi vào ngũ lạc xứ (năm chỗ vui).
Mười một gốc (bản) giới pháp của Tỳkheo kia là : Một là sắc trì giới không hối (ăn năn). Hai là đã chẳng hối thì khiến cho ý được hỷ. Ba là đã có hỷ thì khiến cho ái sinh ra. Bốn là ý đã được ái thì thân được cậy nhờ. Năm là thân đã được cậy nhờ thì liền được lạc. Sáu là ý được lạc rồi thì liền được chính chỉ. Bảy là ý được chính chỉ rồi thì liền biết Như có. Tám là đã biết Như có rồi liền tịch nhiên. Chín là đã tịch nhiên rồi thì liền được ly (lìa khỏi). Mười là được ly rồi thì liền được giải thoát. Mười một là đã được giải thoát thì liền thấy tuệ. Có tuệ thì liền biết sinh tử đã hết, đạo hạnh đã xong, hạnh sở tác đã rốt cùng thì chẳng trở lại thọ khổ nữa.
Tướng của giới (cấm) là những gì ? - Trì giới đến trọn đời khiến cho từ đó đạt đến không hối hận, thân chẳng tăng tội tướng. Từ đó đạt đến hỷ, khiến cho được hỷ xứ (chỗ vui). Tướng vừa ý là hỷ, khiến cho đạt đến ái xứ. Tướng hỷ là túc xứ khiến đạt đến có chỗ nương cậy (ỷ xứ). Từ hành vi đó là được tướng nương cậy khiến cho đạt đến lạc xứ (chỗ vui). Đã không phiền não là tướng của lạc khiến cho từ đó đạt đến định xứ. Ý theo sự sai khiến chẳng quên là tướng của định, khiến cho đạt đến “Như” có tuệ xứ, chẳng mê hoặc. “Như” có tướng tương tùy thì đó là tịch nhiên xứ. Nếu biết chẳng phải thân thì đó là tướng tịch nhiên, khiến cho từ đó đạt đến chỗ ly biệt nhau. Chẳng thân cận, hội hợp là ly biệt nhau thì từ đó đạt đến giải thoát. Đã là chẳng phải hành pháp, chẳng thọ tai ương thì đó là tướng của giải thoát, khiến cho đạt đến giải thoát tuệ kiến.
Có bốn đạo đức địa. Những gì là bốn ? - Là phước của bốn hành giả. Tỳkheo kia nếu như có trí biết thì đó là kiến địa, là được đạo tích (Tu đà hoàn). Đó là được đạo phước. Tỳkheo kia như có biết thì đó là lìa khỏi ác. Đó gọi là bạc địa (mỏng), là có phước vãng lai. Tỳkheo kia do khước từ ác chẳng dùng nên đó gọi là tương ly địa. Tỳkheo kia đã được tương ly địa thì đó là chẳng trở lại với phước nữa. Đó gọi là dục cánh địa vô sở trước. Phước của hành giả là nghĩa gì ? - Là đệ tử của đạo có tám thứ đạo hạnh. Đó gọi là hành giả. Đó chính là phước. Vậy nên gọi là phước của hành giả. Vì sao vậy ? - Vì hành thanh tịnh là tên. Đó là phước thanh tịnh. Đó là Đạo đức có tám thứ đạo hạnh thanh tịnh. Đó là phước này. Vậy nên gọi là phước thanh tịnh. Tỳkheo kia ứng được Đạo Tích. Sao gọi là đã chắc chắn tương ứng với đạo ? - Đệ tử cắt đứt ba phược kết ! Ba phược kết kia là những gì ? - Một là biết thân chẳng phải là thân, hai là không nghi hoặc, ba là chẳng trao đổi hành giới (cấm). Đã đoạn ba phược kết này thì đệ tử của đạo liền rơi vào Đạo Tích, chẳng rơi vào đường ác nữa. Đường rốt cùng, bảy lần lên trời, cũng như đã trở lại nhân gian, tại chỗ qua lại này liền đoạn dứt khổ và từ khổ được giải thoát. Đó gọi là Kiến địa, là được Đạo Tích phước. Những gì của Tỳkheo kia mà khiến cho ý rơi vào thân này, cũng như biết thân này ? Ngu si là do chẳng nghe. Vì người thế gian chẳng gặp bậc giác ngộ, cũng chẳng từ người nghe thọ giáo giới mà người nghe cũng vì chưa phân biệt, hiện bày chính pháp. Vì ý niệm của họ cho sắc này là thân, nhìn thấy khắp sắc là thân. Sắc này cũng là thân, sắc cũng chính là thân của ngã. Thống dương, tư tưởng, hành, thức cũng như trên đã nói. Đã được quán như vậy rồi thì liền thọ năm niềm vui (ngũ lạc). Vì thọ thân này (?) nên bị rơi vào thân, khiến cho ý niệm về ngã. Vì ngã này là do sự chấp trước đó liền nhau chẳng được tự tại, dẫn dắt theo nhau. Có sự nhẫn nhịn, sự vừa ý như vậy là ý có thể thọ nhận. Đã thọ nhận kiến thức theo hành thì đó là tà kiến, rơi vào sự thọ nhận thân này. Tỳkheo kia vì thấy năm tà này khiến cho rơi vào sự nghi hoặc không có. Những gì là năm ? - Nếu cho sắc là thấy thì thân này so sánh như trước. Canh (thọ), tưởng, hành, thức cũng vậy. Đó là năm tà kiến khiến cho rơi vào không có. Về sau còn có mười lăm tà kiến khiến cho rơi vào thường kiến. Như vậy thấy thân này đoạn rồi liền xả bỏ sáu mươi hai tà kiến. Đã xả bỏ rồi thì khiến cho chẳng rơi vào thường, chẳng phải thường. Đã chẳng phải thường và thường rồi tức là xả thì đệ tử của đạo không đảo kiến, tà kiến mà chỉ vì độ thế. Trực kiến là những gì khiến cho chẳng rơi vào thân tà kiến ? - Nếu đệ tử của đạo được nghe, được trực kiến thì thấy thông suốt kinh điển là đã thọ độ thế vô vi, là đã giải được pháp độ thế. Họ chẳng lại thấy : sắc này là thân, nhìn thấy khắp sắc là thân, sắc này cũng là sắc của thân, sắc cũng là thân của ta. Thống dương, tư tưởng, hành, thức họ cũng đã chẳng thấy như vậy. Họ liền giải thoát được ba kết sử. Những gì là ba ? - Một là chẳng thấy thân này, hai là chẳng sân nhuế, ba là chẳng nghi hoặc. Đệ tử của đạo đã như vậy là không nghi hoặc thì đối với đức Phật cũng không nghi hoặc mà là tín, là hỷ, là Phật. Như vậy Như Lai không sở trước Chánh giác tuệ hạnh đã đủ, là niềm vui, là thế gian đã giải, không có ai vượt qua. Pháp này chế ngự pháp phải theo, là thầy, là dạy bảo trên trời dưới trời, là Phật tối thượng. Được niềm tin chẳng nghi này là theo pháp hạnh này, là ở tại pháp. Không kết sử, không nghi hoặc là tín là hỷ. Đức Phật nói pháp này hiện có thể học, có thể đạt đến, hiện tự thay đổi kiến thức mà đã giải được là tuệ vì sự đói khát tương cận của tham này đã đoạn. Tương tùy đã đoạn thì rỗng không không sự ứng đắc. Ái đã hoại, đã lìa, đã tận là vô vi. Đó là thứ hai. Không kết, không nghi, được pháp theo pháp hành là đồng học tụ tập. Vì không kết không nghi, đã có thọ có hỷ nên thọ như vậy thì được đệ tử của đạo. Vì đồng học tụ tập mà chánh thọ hạnh là như ứng thọ. Giới đã lập, định đã định, tuệ đã được, giải thoát đã thành, giải thoát tuệ đã hiện đã đạt đến. Đó là đệ tử của Phật. Hành giả tụ tập là bốn người. Từ bốn đôi của hành gọi tám người. Đạo hạnh là sự tôn trọng, là không gì so sánh, đáng cúng tế, đáng phụng sự, đáng cung kính, là đất phước không tội lỗi, là chỗ phụng sự của trời cũng như của người. Đó là thứ ba. Đã là pháp vô nghi mà tùy theo pháp hành thì tất cả hành là khổ. Đã không nghi kết, đã thọ, đã hỷ thì từ ái là tập, khổ cũng từ ái tập. Đã không nghi kết, đã thọ, đã giải, đã hỷ, đã ái mà hết thì đó khổ tận (hết), không nghi, không kết. Đã được sự thọ này liền được hỷ rồi thì ái hết. Đó là khổ tận, không nghi, không kết. Đã giải được thọ liền được hỷ là tám đạo hành. Từ sự thọ hành này khiến cho khổ tận, chẳng nghi, chẳng kết nữa. Tùy theo giải được hỷ, nếu vốn có nghi chẳng giải thì đối với Phật chẳng giải, đối với pháp chẳng giải. Ở tại chỗ hành giả tụ họp mà nếu có nghi thì đối với Khổ, đối với Tập, đối với Tận, đối với Đạo sự nghi hoặc của hành chẳng giải. Theo sự nghi hoặc của chí thì như vậy sao gọi là ghẻ lở ? - Vì điều đó đã giải, gốc đã đoạn, cây chẳng trụ nữa. Đã tan thì chẳng lại hiện ra, từ gốc đến pháp chẳng lại sinh ra.
Tỳkheo kia trì hành giới (cấm) chuyển đổi làm hai nhóm, một là rơi vào khát ái, hai là chẳng giải xa lánh. Trì hành giới chuyển đổi là ý hướng từ hành giới đó nhiếp lấy, giữ gìn. Từ đó sẽ được làm trời, cũng như sánh ngang với trời, sẽ được lên trời. Người đó tên là Giáp... ngọc nữ sẽ được ở chung với trời cùng nhau hưởng lạc. Nguyện vọng như vậy, được như vậy, suy nghĩ kết sử tương kiến với ý hướng như vậy thì đó là khát ái. Tuy trì hành giới nhưng bị rơi vào đổi chác, thì kẻ đó là chẳng giải được trì hành giới. Chuyển theo đổi chác là những gì ? - Là người hành giới vì chuyển theo đổi chác giới. Chuyển theo đổi chác là gì ? - Là ý sinh ra : từ giới được tịnh, từ giới được giải thoát, từ giới được sự cốt yếu, là từ khổ lạc được độ. Hoặc ý sinh ra : Từ nguyện được độ. Đó là chẳng giải được chẳng giải trì hành giới chuyển theo đổi chác. Vì nhân duyên gì chẳng giải được chuyển theo đổi chác ? Vì ý sinh ra từ cách ăn mặc (bị phục), cũng từ nguyện được độ thế, từ khổ vui được lìa khỏi. Từ hai nghiệp này là cách ăn mặc, cũng như nguyện là mô phỏng theo. Những gì là mô phỏng theo ? - Là hai giới, cách ăn mặc và nguyện ý mà cho là từ đó được giải thoát, từ đó được điều cốt yếu, từ đó được qua khỏi khổ vui. Từ khổ vui đó là được vô vi. Từ sự bất chính đó cho là pháp. Từ sự chẳng giải thoát đó mà ý cho là giải thoát, chẳng chính mà cho là chính. Tùy theo hành này có nhẫn, vừa ý như vậy mà vọng kết thấy từ đó là giải thì đó là chẳng giải trì giới chuyển theo đổi chác. Đó là hai kết. Được đệ tử của đạo rồi bỏ là không có, gốc đã đoạn, cây đã nhổ thì chẳng lại hiện ra, từ đó về sau chẳng lại sinh ra. Pháp này là đã tịnh, giới như được đạo giới, theo hành chẳng bị phá, chẳng bị xuyên thủng, chẳng bị mất, chẳng bị hối mà chỉ có tăng thêm. Như kẻ tuệ có thể không có khả năng đoạt lấy, là được từ đó đạt đến định thì đó là ba phược kết. Đệ tử của đạo là đã cắt đứt, đã rơi vào Đạo Tích, chẳng lại rơi vào ác pháp nữa, nhất định qua khỏi thế gian ở lần vãng lai thứ bảy. Ở trên trời cũng như trong loài người, hết kỳ hạn vãng lai thì người đó liền được ra khỏi khổ yếu. Có bốn sự tương ứng. Sao gọi là bốn tương ứng ? - Một là đã giải tương ứng, hai là đã đoạn xả tương ứng, ba là tự chứng tương ứng, bốn là tăng mãn tương ứng. Đệ tử đạo đức kia từ Khổ là đã giải tương ứng, từ Tập là đã đoạn xả tương ứng, từ Tận là tự chứng tương ứng, từ Đạo là tăng mãn tương ứng. Đó là chỉ quán đều theo hành (tùy hành) một chỗ, một lúc, một ý. Từ xưa đến nay cái có chính là có ý khiến cho vì đó tạo tác bốn việc. Những gì là bốn ? - Một là Khổ, từ Khổ đã giải là Khổ tương ứng. Hai là Tập, từ Tập đã đoạn xả là Tập tương ứng. Ba là Tận, từ Tận tự chứng là Tận tương ứng. Bốn là Đạo, từ Đạo tăng mãn khiến cho Đạo tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì từ Khổ đã giải tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì từ Tập đã đoạn xả tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì từ Tận đã tự chứng tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì từ Đạo đã tăng mãn tương ứng. Có thí dụ như bọt nước vận hành trong nước, lên đến cùng là có bốn hành. Từ bờ mé này qua đến bờ mé kia, qua đến nơi thì cắt đứt liên lạc (mạch). Đây cũng như vậy, chỉ quán cùng song hành một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là thành bốn việc. Ví như mặt trời mọc, lên đến rốt cùng là hiện làm bốn việc đạt đến ánh sáng hủy hoại bóng tối, hiển hiện hình sắc. Hiển hiện rốt cùng ví như thuyền đi qua, bỏ bờ mé này qua đến bờ mé kia, đạt đến sự cắt đứt liên lạc của sự vật. Chỉ quán cũng như vậy, sóng đôi phát hành là một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là làm bốn việc : Là giải Khổ như ứng tương ứng, là đoạn Tập như ứng tương ứng, là Tận tự chứng như ứng tương ứng, là hành Đạo yếu như ứng tương ứng. Vì sao vậy ? - Là vì Khổ từ canh giải tương ứng, Tập từ đoạn giải tương ứng, Tận từ tự chứng giải tương ứng, Đạo hành từ yếu giải tương ứng. Chỉ quán cũng như vậy, sóng đôi liền nhau hành một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là hành. Rốt cùng bốn việc là Khổ canh, là Tập đoạn, là Tận tự chứng, là hành Đạo mãn. Ví như thắp đèn, đuốc, lên đến rốt cùng là làm được bốn việc : Là tạo ra ánh sáng, là khử đi bóng tối, là hiện ra hình sắc, là khước từ nghi hoặc. Chỉ quán cũng như vậy, vì làm ra bốn việc : Là biết Khổ, là đoạn Tập, là Tận tự chứng, là hành Đạo mãn. Ví như thắp đèn lên đến rốt cùng là có bốn nghĩa : Là hiện ra ánh sáng, là khử đi bóng tối, là hiển hiện hình sắc, là hết dầu mỡ tim bấc. Chỉ quán cũng như vậy, sóng đôi tùy hành một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là tạo ra bốn việc : Là biết Khổ thì Khổ tương ứng, là đoạn Tập thì Tập tương ứng, là Tận tự chứng thì Tận tương ứng, là hành Đạo mãn thì Đạo tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì biết Khổ thì Khổ tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì đoạn Tập thì Tập tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì Tận tự chứng thì Tận tương ứng. Vì sao vậy ? - Vì hành Đạo mãn thì Đạo tương ứng. Là từ ai ứng ? - Là từ chỉ quán. Những gì là ứng ? Ứng sao gọi là trì ? - Là ý ràng buộc quán. Ý đã ràng buộc quán thì liền thấy năm ấm khổ. Sự ràng buộc của ý chính là chỉ. Đã thấy năm ấm là khổ thì đó là quán. Chỗ đó là năm ấm gần nhau có thể phát vãng dục trước, nguyện được đến với nhau, chẳng bỏ chỗ Tập thì chính là đã đoạn đã hết. Đạo Chỉ quán cũng như vậy, khiến cho bốn đế đạo đức này một chỗ, một lúc, một ý lên đến rốt cùng là làm cho bốn Đế tương ứng. Như vậy đệ tử đạo đức chính là pháp tướng. Pháp đã ứng thì đó gọi là Kiến địa. Đã được mạch đạo, đến được Đạo Tích mà lại chỉ quán thì khiến cho ái dục, sân nhuế, sử phược lại bị diệt trừ, được là đệ tử của đạo bị chịu sự vãng lai. Do hành này đầy đủ nên đã từ chỗ vãng lai liền hủy hoại gốc khổ. Đó là bạc địa (địa vị gần kề). Đã rốt cùng phước vãng lai thì được ở tại chỗ dừng của đức. Lại tăng thêm chỉ quán khiến cho sự sai khiến của ái dục, sân nhuế còn lại được bỏ hết. Ái dục, sân nhuế chưa bỏ hết thì kết sử khiến cho hết. Khi đã hết rồi là được đệ tử của đạo thì liền giải được năm kết ở dưới hết rồi. Những gì là năm ? - Một là thấy thân thị phi, hai là giải nghi, ba là chẳng hoặc, chẳng đổi chác giới, bốn là chẳng vọng (mong), năm là chẳng sân nhuế. Đó là năm kết sử đã hết, được đệ tử của đạo, chẳng trở lại thế gian nữa. Đệ tử đạo độ thế đó chẳng trở lại thế gian này nữa. Đó gọi là Khước địa. Đó là phước bất hoàn. Đã đạt đến được dừng ở Phước bất hoàn mà lại tăng thêm chỉ quán thì khiến cho được giải bỏ năm kết ở trên. Những gì là năm ? - Một là sắc dục, hai là chẳng sắc dục (?), ba là si, bốn là kiêu mạn, năm là chẳng giải. Đã đủ năm hạnh trên là đã bỏ được năm kết, liền không có sở trước, đã độ thế không có lậu, đã rốt cùng từ chính đạo được giải thoát. Đó là tất địa. Vô sở trước còn có diệu vô vi mà xả hết rồi thì mạng căn của thế gian tận, khổ của thế gian cũng tận, chẳng sinh ra khổ nữa. Đệ tử kia do vì “ấm trì nhập” này đã tận, tịch nhiên nên chẳng có “ấm trì nhập”, chẳng liền nhau, chẳng lại phát sinh. Đó gọi là đã rốt cùng vô vi. Đức Phật vì đệ tử đã nói Đế tương ứng, cũng nói từng phần tương ứng, cũng nói về Địa, cũng nói về phước, nói về Đoạn, nói về Tội, nói về Ly (lìa), nói về hai vô vi... Vì tất cả nói như vậy, đức Phật đã độ thế xong. Nếu con người muốn độ thế thì phải hành những pháp đó.
Những gì là chín chánh định theo thứ lớp tư duy ? - Đó là bốn thiền cùng bốn định vô sắc và định đã tận cùng. Đó là chín chánh định theo thứ lớp. Thiền thứ nhất kia đã xả năm thứ, theo năm thứ chính. Đã xả năm thứ là những gì ? - Đó là năm cái : một là ái dục, hai là sân nhuế, ba là thụy miên, bốn là chẳng liễu hối, năm là nghi. Đó là năm thứ. Thiền ở trên đã xả bỏ ái dục cái kia là vì sao ? Ái dục gọi là hành vi ái trước của năm lạc mà phát đến có thể cầu, theo nguyện phát ra chẳng xả, khiến cho chúng phát khởi. Đó gọi là ái dục cái. Sân nhuế cái kia là những gì ? - Là nếu có người phát ra hành vi có tướng sân nhuế mà sân nhuế do sự sai khiến, sự tùng khởi của gốc phi pháp thì đó gọi là sân nhuế cái. Thụy miên cái kia là những gì ? - Thụy là thân chú, là ý chú, là thân chỉ, là ý chỉ, là thân si, là ý si, là thân trọng, là ý trọng, là thân bất tiện, là ý bất tiện, là thân chẳng sử, là ý chẳng sử. Đó là Thụy. Miên là những gì ? - Là ý theo nhau khiến cho mắt nhắm lại, động chẳng động khiến cho chẳng làm việc. Đó là Miên. Đầu trên là Thụy, phần sau là Miên, cộng hai cái này lại thì gọi là Thụy Miên cái. Bất liễu hối cái kia là những gì ? - Là thân chẳng chỉ (dừng). Hối là gì ? Là những ý niệm có thể, chẳng thể, chẳng được là hối. Đầu trên đó là bất liễu, phần sau là hối. Cộng hai cái đó lại thì gọi là Bất liễu hối cái. Nghi cái kia là những gì ? - Nếu chẳng tin Phật, chẳng tin Pháp, chẳng tin hành giả tụ (tăng chúng), chẳng giải được Khổ Tập Tận Đạo, kết sử này cũng từ đó phát khởi thì đó gọi là Nghi cái. Cũng có năm nghi : Có huyền tụ nghi, có phát giáo nghi, có đạo phân biệt nghi, có dục hành định nghi, có đắc đạo phước nghi. Như vậy, đó là nói về định nghi. Đó là năm cái (che chắn). Cái là nói những gì ? cái là khước từ đối trị, là khước từ tất cả pháp thanh tịnh. Khước từ là sao ? - Ái dục là khước từ thanh tịnh, sân nhuế là khước từ ý bình đẳng, thụy là khước từ chỉ, miên là khước từ tinh tấn, ngũ lạc là khước từ hành, chỉ kết là khước từ bất hối, nghi là khước từ tuệ, chẳng biết vốn từ đâu khởi là khước từ giải minh.
KINH ẤM TRÌ NHẬP
- Quyển hạ hết –
ĐỨC PHẬT NÓI
TUỆ ẤN MỘT TRĂM SÁU MƯƠI BA ĐỊNH GIẢI
Ông phải biết ! Này Xá Lợi Phất ! Thân Như Lai là không thân, không tác, không khởi, không diệt, không từ cái có, chưa từng tạo ra, không hợp, không đi (du) , không đến, không biết, không tập (tập quen), đều thanh tịnh, không nuôi (súc), không ghét (tắng) , không đi, không dừng (chỉ) , không sinh, không báo (quả báo), không thấy, không gián đoạn, không mùi hơi, không thưởng thức, không canh, không thức, không hiểu, không dụ, không biết nhẫn, không sân nhuế, không tư tưởng, chẳng phải ý, lìa khỏi ý, ý bình đẳng, không bình đẳng, khử bỏ ý, không cái cho (vô sở dữ), không năm đường, năm đường cắt đứt, dụng cụ trọng yếu (yếu cụ), không cửa (vô khuê), không não, không có, không sợ, không có thể, không chẳng thể, không nghiệp, không thành, không lời nói, không mềm, chẳng hiện, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải diệt, chẳng diệt, lìa khỏi diệt, đã diệt là tịnh, cực tịnh, tịnh đó chẳng dùng, chẳng phải duyệt (vui) , chẳng phải ái, chẳng phải gánh vác (phụ), lìa khỏi gánh vác, đã trụ thì ứng với không chỗ, chẳng phải ra đi (thệ), chẳng phải mất, chẳng phải chìm mất, chẳng phải pháp, chẳng phải không pháp, chẳng phải cõi, chẳng phải không cõi (thổ) , chẳng phải tận, không có tận, xả bỏ tận, không nộ, lìa khỏi trời, lìa khỏi âm hưởng, lìa khỏi lời nói, lìa khỏi tư tưởng, chẳng phải hợp, chẳng phải chẳng hợp, chẳng phải cực, chẳng phải chẳng cực, chẳng phải đi, chẳng phải chẳng đi, chẳng phải hai, chẳng phải chẳng vui (lạc), không thọ kia, không cái nhìn thấy, không tướng, lìa khỏi tướng, chẳng cầu tướng, sáng an từ từ, không chấp trước, lìa khỏi chấp trước, tạo niềm tin, cũng không hai, xưng Như, là thẩm xét Như, thẩm xét nghĩa Như, chẳng phụ độ người, không độ, trừ không trừ, cứu không cứu, nói không nói hai, không có ngang bằng, không sánh bằng, cùng hư không ngang bằng, không chỗ ngang bằng, không sinh ngang bằng, không được ngang bằng, không ngưng nghỉ, lìa khỏi ngưng nghỉ, đã tịch (vắng lặng) mà tịch đầy, tịch tan, giải thoát tâm, hạnh thiện chuyển đến trọng yếu, tất cả báo đoạn dứt, thành tựu đầy đủ, rất chân thật, thân sáng, chất tịnh, không tự tư duy, không sở hạnh, hạnh giải, không giải, không ứng, chẳng bằng, chẳng dài, chẳng tròn, chẳng vuông, chẳng khen ấm, chẳng xưng chủng (giống), chẳng ca ngợi Nhập, chẳng là số, chẳng đạt đến số, chẳng lại sinh, chẳng thể thấy, chẳng có biết, cũng chẳng chết, chẳng nhân duyên của thế gian, không thân chẳng nhân duyên nhưng chẳng ngã (té ngã), không có chỗ ở, chẳng phải chung, chẳng phải thỉ, chẳng phải niệm, chẳng phải ưu, chẳng phải việc, chẳng phải tranh cãi, chẳng phải tướng ác, chẳng phải diệt độ, chẳng phải diệt xong, chẳng phải sự tạo tác, chẳng phải chẳng tạo tác (chẳng phải chẳng du ?).
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.69.134 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.