Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Sở hành của Kinh Phật cũng dạy răn đều ở tại ba bộ phận là hợp hành. Những gì là ba ? - Một là năm ấm, hai là sáu gốc (lục bản), ba là sở nhập.
Năm ấm là những gì ? - Một là sắc, hai là thống dương, ba là tưởng, bốn là hành, năm là thức. Đó là năm ấm.
Sắc ấm gọi là mười hiện sắc nhập. Mười hiện sắc nhập là những gì ? - Một là mắt, hai là sắc, ba là tai, bốn là thanh, năm là mũi, sáu là hương, bảy là lưỡi, tám là vị, chín là thân, mười là vui. Đó là mười hiện sắc nhập. Đó gọi là sắc chủng.
Thống chủng là những gì ? - Thống chủng là sáu thống của thân : Một là mắt biết thống, hai là tai biết thống, ba là mũi biết thống, bốn là lưỡi biết thống, năm là thân biết thống, sáu là tâm biết thống (đau). Đó là sáu thống của thân, gọi là thống chủng.
Tư tưởng chủng là những gì ? - Tư tưởng chủng là sáu tư tưởng của thân : Một là sắc tưởng, hai là thanh tưởng, ba là hương tưởng, bốn là vị tưởng, năm là canh tưởng, sáu là pháp tưởng. Đó là sáu tư tưởng của thân, gọi là tư tưởng chủng.
Hành chủng là những gì ? - Hành chủng gọi là sáu canh của thân: Một là sở canh của sắc, hai là sở canh của thanh, ba là sở canh của hương, bốn là sở canh của vị, năm là sở canh của xúc, sáu là sở canh của pháp. Đó là sáu canh của thân. Đó gọi là hành chủng.
Thức chủng là những gì ? - Thức chủng gọi là sáu thức của thân : nhãn thức, nhĩ thức, tỵ thức, thiệc thức, thân thức, tâm thức. Đó là sáu thức của thân, gọi là thức chủng. Đó gọi là năm thứ ấm. Phải biết năm ấm đó từ đâu mà biết là chẳng phải thường, khổ, không, chẳng phải thân ? - Từ sự biết này cũng có hai, một là tuệ biết, hai là đoạn biết. Từ tuệ biết là những gì ? - Là chẳng phải Thường, Khổ, Không, chẳng phải thân. Đó là từ tuệ biết.
Từ đoạn biết là những gì ? - Ái dục đã đoạn thì đó là từ đoạn biết.
Dáng mạo của ấm là những gì ? - Tích (chứa) là dáng mạo của ấm, đủ (túc) là dáng mạo của ấm. Ví như vật chủng gọi là vật chủng, mộc chủng gọi là mộc chủng, hỏa chủng gọi là hỏa chủng, thủy chủng gọi là thủy chủng... Tất cả năm ấm cũng như vậy.
Có mười tám bản trì (giữ gốc). Mười tám bản trì là những gì ? - Một là mắt, hai là sắc, ba là thức, bốn là tai, năm là thanh, sáu là thức, bảy là mũi, tám là hương, chín là thức, mười là lưỡi, mười một là vị, mười hai là thức, mười ba là thân, mười bốn là canh, mười lăm là thức, mười sáu là tâm, mười bảy là pháp, mười tám là thức. Đó gọi là mười tám bản trì. Đã biết những bản trì đó từ đâu mà biết là chẳng phải Thường, Khổ, Không, chẳng phải thân thì đó là biết. Từ sự biết này cũng có hai biết : Một là từ Tuệ biết, hai là từ đã Đoạn biết.
Từ Tuệ biết là những gì ? - Là chẳng phải Thường, Khổ, Không, chẳng phải thân. Đó là tự Tuệ biết.
Từ Đoạn biết là những gì ? - Ái dục đã chặt đứt thì đó là từ đoạn biết. Sự biết đó đầy đủ. Đầy đủ là những gì ? - Hoặc nói rằng, không có còn là đầy đủ. Đã không có còn thì khiến cho mắt sáng nhìn thấy sáng. Một là hành nói thế rồi thì đoạn dứt gốc của mắt, gốc của tai. Nói khắp cùng như vậy là bản trì. Ví như người này bị nóng nhiều thì như vậy gọi là ví dụ khắp. Đó là đầy đủ.
Cũng có mười hai nhập. Những gì là mười hai ? - Tự thân có sáu và bên ngoài có sáu.
Tự thân có sáu là những gì ? - Là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Đó là sáu nhập của tự thân.
Bên ngoài có sáu là những gì ? - Là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Đó là mười hai nhập.
Tất cả từ đâu mà biết là chẳng phải Thường, Khổ, Không, chẳng phải thân ? - Chính là từ sự biết này mà cũng có hai biết, một là từ Tuệ biết, hai là từ Đoạn biết.
Từ Tuệ giải biết là những gì ? - Là chẳng phải Thường, Khổ, Không, chẳng phải thân. Đó là từ Tuệ biết.
Từ Đoạn biết những gì ? - Ái dục đã đoạn thì đó là từ Đoạn biết.
Những gì là nhập ? - Lý giải từ đó mà thấu đáo thì gọi là nhập. Từ nhập đến giải ví như từ chỗ vàng nhập gọi là kim địa, từ chỗ bạc nhập gọi là ngân địa. Như vậy mỗi mỗi đều ứng với sở tùng, sở nhập của thí dụ này. Tùng này, hữu này như vậy là từ chỗ ý niệm. Có hành tội khổ pháp như vậy là từ chỗ đạt đến. Đó là từ những nhập này, cũng có từ những nhập này. Ví như vị vua có chỗ nhập, có tên thì cũng như vậy. Đó là có bốn Đế : Khổ, Tập, Tận, Đạo. Khổ gọi là yếu ngữ mà thân cũng nghĩ đến. Tập gọi là yếu ngữ mà si cũng là sự yêu thích thế gian. Tập gọi là yếu ngữ mà tuệ cũng giải thoát. Đạo gọi là yếu ngữ mà chỉ cũng quan sát. Đạo cũng có ba mươi bảy phẩm kinh pháp là bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám thứ đạo hạnh của bậc hiền giả. Đó là ba mươi bảy phẩm kinh pháp mà chư Phật quá khứ cũng có, chư Phật vị lai cũng có. Bích Chi Phật cũng từ đó mà được đạo độ thế. Đệ tử của chư Phật cũng từ đó mà được đạo vô vi độ thế.
Bốn ý chỉ là những gì ? - Hoặc thấy Tỳkheo tự thân, thân quán thân với nhau mà hành chỉ. Hoặc ngoại thân, thân quán thân với nhau mà hành chỉ. Hoặc nội ngoại thân, thân quán thân với nhau mà hành chỉ. Ý niệm hết để khước từ tâm si của thế gian. Bất tiện ! (?). Tự thống, thống quán thống với nhau mà hành chỉ. Ngoại thống, thống quán thống với nhau mà hành chỉ. Nội ngoại thống, thống quán thống với nhau mà hành chỉ. Ý niệm hết để khước từ tâm si của thế gian. Bất tiện ! Tự ý, ý quán ý với nhau mà hành chỉ. Ngoại ý, ý quán ý với nhau mà hành chỉ. Nội ngoại ý, ý quán ý với nhau mà hành chỉ. Ý niệm hết để khước từ tâm si của thế gian. Bất tiện ! Tự pháp, pháp quán pháp với nhau mà hành chỉ. Ngoại pháp, pháp quán pháp với nhau mà hành chỉ. Nội ngoại pháp, pháp quán pháp với nhau mà hành chỉ. Ý niệm hết để khước từ tâm si của thế gian. Bất tiện! (?)
Những gì là theo bốn ý chánh đoạn ? - Hoặc có Tỳkheo chưa sinh ra tệ ác thì ý pháp phát khởi phương tiện khiến cho chẳng sinh, khuyên ý chẳng bỏ hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tan ác ý. Đó là một ý đoạn. Tỳkheo đã sinh ra tệ ác thì ý phát khởi pháp thanh tịnh muốn chặt đứt, khuyên ý cầu phương tiện hạnh, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là hai ý đoạn. Tỳkheo chưa sinh ra pháp thanh tịnh thì khuyến ý phát khởi phương tiện khiến cho sinh ra hạnh, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là ba ý đoạn. Tỳkheo đã sinh pháp thanh tịnh thì khiến cho chỉ (dừng) chẳng quên, khiến cho chẳng giảm, khiến cho hành chẳng những (?), khiến cho hành đủ phát khởi hạnh phương tiện, tinh tấn nhiếp chế ý, xả tán ác ý. Đó là bốn ý chánh đoạn.
Những gì là bốn thần túc ? - Hoặc có Tỳkheo vì Dục định đoạn sinh tử, theo hạnh tăng, thần túc, ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Đó là một thần túc. Tinh tấn định đoạn sinh tử là theo hạnh tăng thần túc, ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Từ bất tiện ý sinh khiến lìa bỏ. Đó là hai thần túc. Ý định đoạn sinh tử là theo hạnh tăng thần túc, ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Từ bất tiện ý sinh ra khiến lìa bỏ. Đó là ba thần túc. Giới định đoạn sinh tử là theo hạnh tăng thần túc, ghét nương cậy sinh tử, khước từ nương cậy dục, nương cậy hết. Từ bất tiện ý sinh ra khiến lìa bỏ. Đó là bốn thần túc. Bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, bốn thần túc là đã nói đủ rồi.
Những gì là năm căn ? - Tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Đó là năm căn. Căn đó ứng với nghĩa nào ? Căn là nghĩa của căn ? Thuộc là nghĩa của căn ? Có thể vui là nghĩa của căn ! Chẳng làm đồng việc là nghĩa của căn. Đó gọi là nghĩa của căn.
Những gì là năm lực ? - Tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Đó gọi là năm lực. Lực đó ứng với nghĩa nào ? - Không có gì có thể hoại được là nghĩa của lực, có sự ích lợi là nghĩa của lực, có gan góc là nghĩa của lực, có thể được nương nhờ là nghĩa của lực. Đó gọi là nghĩa của lực.
Có bảy giác ý. Những gọi là bảy giác ý ? - Một là niệm giác ý, hai là pháp phân biệt quán giác ý, ba là tinh tấn giác ý, bốn là ái khả giác ý, năm là ỷ giác ý, sáu là định giác ý, bảy là hộ giác ý. Đó gọi là bảy giác ý.
Có được đạo là tám thứ đạo hạnh. Những gì là tám ? - Một là trực kiến, hai là trực hành, ba là trực ngữ, bốn là trực trị, năm là trực lợi, sáu là trực phương tiện, bảy là trực ý, tám là trực định. Tám thứ đạo hạnh hợp làm ba chủng loại, một là giới chủng, hai là định chủng, ba là tuệ chủng. Trực ngữ, trực nghiệp, trực trị thì đó gọi là giới chủng. Trực phương tiện, trực niệm, trực định thì đó gọi là định chủng. Trực kiến, trực hành thì đó gọi là tuệ chủng. Đều từ những sự dạy răn đó khiến cho chẳng những dạy răn, khiến cho chẳng những dạy ý, khiến cho chẳng những tuệ dạy răn. Với giới chủng, Tỳkheo làm bật gốc ác sân nhuế làm tan kết sử sân nhuế, làm hợp ghẻ lở giận dữ, làm hay biết khổ đau, làm qua khỏi Dục giới. Với Định chủng đó, Tỳkheo làm bật gốc ác san tham, làm tan dục kết, làm hợp ghẻ lở dục, làm biết lạc thống, làm qua khỏi sắc giới.
Với tuệ chủng đó, Tỳkheo làm bật gốc ác ngu si, làm tan kết ngu si, làm hợp ghẻ lở kiêu mạn, làm biết chẳng vui, chẳng đau khổ, làm qua được cõi vô sắc. Đó là ba thứ mà Tỳkheo làm bật tung ba gốc ác, tan rã ba sử ác, hợp bốn thứ ghẻ lở, biết ba thống (đau), qua ba cõi.
Những gì là mười hai thứ ? Từ cầu đúng như cầu.v.v... sinh ra (?). Từ si (vô minh) nhân duyên khiến cho có hành, từ hành khiến cho có thức, từ thức khiến cho có danh tự, từ danh tự khiến cho có lục nhập, từ lục nhập khiến cho có trí, từ trí khiến cho có thống dương, từ thống dương khiến cho có ái, từ ái khiến cho có thọ, từ thọ khiến cho có hữu, từ hữu khiến cho có sinh, từ sinh khiến cho có lão tử, ưu bi khổ chẳng thể hết. Đầy đủ, khổ chủng như vậy là trở thành Tập. Si đã hết thì hành liền hết. Hành đã hết thì thức liền hết. Thức đã hết thì danh tự liền hết. Danh tự đã hết thì lục nhập liền hết. Lục nhập đã hết thì trí hết. Trí đã hết thì thống dương liền hết. Thống dương đã hết thì ái liền hết. Ái đã hết thì thọ liền hết. Thọ đã hết thì hữu liền hết. Hữu đã hết thì sinh liền hết. Sinh đã hết thì lão tử liền hết. Lão tử đã hết thì ưu bi khổ chẳng thể hết liền hết. Như vậy khổ chủng đầy đủ liền được hết. Si đó gọi là chẳng biết bốn Đế đúng như nó có, chẳng giải, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng thọ, chẳng giải, chẳng giải nguồn gốc. Đó gọi là si. Si đó nhân duyên với hành là những gì ? Là sáu vọng thọ. Những gì là sáu ? Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đó là sáu vọng thọ của thân. Đó gọi là hành.
Hành đó nhân duyên với thức là sáu thức của thân : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm đó gọi là sáu thức của thân.
Thức đó nhân duyên với danh tự. Tự là sắc, danh là bốn thứ chẳng phải sắc ấm : Thống, tư tưởng, hành, thức đó là danh. Sắc là gốc của bốn đại : Đất, nước, lửa, gió đó. Trên là danh, bốn thứ này là sắc. Hai cái này chung liền nhau là danh tự. Danh tự đó nhân duyên với sáu nhập của thân nhận mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là thân thọ lục nhập. Lục nhập đó nhân duyên với sáu tư vọng (tư tưởng) của thân : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu tư vọng của thân.
Tư vọng đó nhân duyên với sáu thống dương của thân : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm. Đó gọi là sáu thống của thân.
Thống đó nhân duyên với sáu ái của thân : Sắc ái, thanh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái. Đó là sáu ái của thân.
Ái đó nhân duyên với thọ tức là bốn thọ : Một là dục thọ, hai là kiến kết thọ, ba là giới (cấm) nguyện thọ, bốn là thân kết hành thọ. Đó gọi là bốn thọ.
Thọ đó nhân duyên với hữu, tức là ba hữu : Một là Dục giới, hai là Sắc giới, ba là Vô sắc giới. Đó gọi là ba hữu.
Hữu đó nhân duyên với sinh tức là ngũ ấm, lục trì, lục nhập ở trên đã có. Như có sinh tụ đã đến mà rơi vào phân biệt căn thì đã vào được hữu. Đó gọi là sinh tử. Vì những gì gọi là người ? Có sự tồn tại của con người, tồn tại rồi qua đi, đã qua đi thì hoại tan, qua rồi ! Khi chết thì sáu căn của thân mạng này đã bế tắc. Đó là chết. Ý trên vốn là gia, ý dưới cốt là chết. Vậy nên gọi là lão tử.
Tướng nghi là những gì ? - Là trong tối thấy tối, như có mà chẳng lý giải được khiến cho từ đó rơi vào chỗ hành tướng.
Hành tướng là những gì ? - Là cái khiến cho về sau lại có thì đó là hành tướng. Trên từ đó phát khởi khiến cho từ đó rơi vào thức xứ.
Tướng thức là những gì ? - Là nhận thức vật, nhận thức việc, đó là tướng của thức. Làm cho từ đó rơi vào danh tự xứ.
Tướng danh tự là những gì ? - Là đều nhờ cậy, đó gọi là tướng danh tự. Làm cho từ đó rơi vào lục nhập xứ.
Tướng của lục nhập là những gì ? - Là phân biệt căn, đó là tướng của lục nhập. Làm cho từ đó rơi vào tư vọng xứ.
Tướng của tư vọng là những gì ? - Là tụ hội nhau lại sinh. Đó là tướng của tư vọng. Làm cho từ đó rơi vào Thống dương xứ.
Tướng của thống dương là những gì ? - Là trở nên giác. Đó là tướng Thống dương. Làm cho từ đó rơi vào Ái xứ.
Tướng của ái là những gì ? - Là phát vãng (khởi hành đi đến), đó là tướng của ái. Làm cho từ đó rơi vào thọ xứ.
Tướng của thọ là những gì ? - Là thọ trì. Đó là tướng của thọ. Làm cho từ đó đến rơi vào hữu xứ.
Tướng của hữu là những gì ? - Làm cho rơi vào ngần ấy chỗ. Đó là tướng của hữu. Làm cho từ đó đến rơi vào sinh xứ.
Tướng của sinh là những gì ? - Là đã có năm ấm. Đó là tướng của sinh. Làm cho từ đó đến rơi vào lão xứ.
Tướng của lão là những gì ? - Là chuyển thục (trở nên chín mùi). Đó là tướng của lão. Làm cho từ đó đến rơi vào tử xứ.
Tướng của tử là những gì ? - Là mạng căn hết. Đó là tử tướng. Làm cho từ đó đến rơi vào khổ xứ.
Tướng của khổ là những gì ? - Là thân qua mau. Đó là khổ tướng. Làm cho từ đó đến rơi vào “bất khả xứ”.
Tướng của “bất khả” là những gì ? - Là tâm ý qua nhanh. Đó là bất khả tướng. Làm cho từ đó đến rơi vào lo âu áy náy.
Tướng của áy náy là những gì ? - Là lo cho năm ấm. Làm cho từ đó đến rơi vào chỗ buồn rầu.
Tướng sầu bi là những gì ? - Là miệng phát ra tiếng nói khiến cho trở nên sầu bi buồn bã. Buồn bã là sầu bi, sầu bi cũng là buồn bã.
Chín tuyệt xứ là tất cả hạnh ác hợp làm một nhóm. Từ lưu hành là có hai gốc, từ có tội kết là ba gốc ác, cũng có bốn điên đảo. Tội kết hai gốc đó là những gì ? Một là si, hai là đọa. Nếu có ái thì gọi là hai gốc. Ba gốc ác là những gì ? Một là tham dục, hai là sân nhuế, ba là si hoặc. Đó gọi là ba gốc ác. Có bốn điên đảo. Những gì là bốn điên đảo ? Chẳng phải thường nghĩ là thường. Đó là tư tưởng đảo, là ý đảo, là kiến đảo. Đó là một điên đảo. Cho khổ là vui, chẳng phải thân là thân, bất tịnh là tịnh là tư tưởng, ý, kiến điên đảo như trên đã nói. Đó là bốn điên đảo. Si đó gọi là chẳng giải bốn Đế, chẳng tuệ, chẳng thấy, chẳng tương ứng, chẳng giải thọ (nhận) là ác. Đó là si. Hữu ái kia là những gì ? Là sở dục của thế gian phát đến là chẳng bỏ. Đó là hữu ái. Đó gọi là gốc. Gốc của tham dục kia là những gì ? Là tham những thứ tại chỗ như là trân bảo kỳ lạ, của cải kỳ lạ, việc trang nghiêm kỳ lạ, là có sự ganh ghét những kỳ lạ sở tại. Tham có thể tham dục, có thể đến tướng ái, tướng ái ai đến chẳng bỏ. Đó là gốc tham ác. Gốc này là ai ? Là sở hữu tham, là thân chẳng phải pháp hành, miệng chẳng phải pháp hành, tâm chẳng phải pháp hành, cũng là những thứ còn lại đều liền nhau. Sở tác của ác chủng, ý niệm là gốc pháp. Vậy nên gọi gốc tham ác. Gốc chẳng phải pháp sân nhuế kia là những gì ? Là ở tại con người, là ở tại hành động. Tướng của nhuế là nổi giận chẳng nhẫn nhịn, chẳng hay biết. Nhân duyên sân làm sân nhuế phát khởi lời phê bình răn bảo mà nghĩ chẳng được, nói chẳng được. Việc nghĩ, nói chẳng tốt khiến cho ý khước từ. Đó là gốc phi pháp của sân nhuế. Gốc đó là ai ? là gốc phi pháp, là thân tội, lời nói tội, tâm tội, cũng còn cái khác liền nhau với ý niệm vì gốc pháp này. Vậy nên là sân gọi là chẳng phải gốc pháp. Gốc phi pháp si hoặc kia là những gì ? Chẳng biết bốn Thánh (hiền giả) đế đúng là có, chẳng giải, chẳng thấy, chẳng tương ưng, chẳng giải thọ phi pháp, hoặc theo, hoặc thọ, hoặc tại, hoặc chẳng hiểu biết, hoặc si tối ở tại tối, che phủ khiến cho tối, khiến cho không có mắt, khiến cho tuệ hoại, biết hết (không còn), chẳng thể đạt đến vô vi độ thế. Si hoặc này chẳng phải gốc pháp hành. Gốc đó là gì ? Là hoặc chẳng phải pháp, thân hạnh làm, khẩu hạnh làm, tâm hạnh làm, cũng là chung tương trợ cho phi pháp, gốc sở niệm phi pháp của ý. Đó gọi là gốc phi pháp của si hoặc.
Si kia phải biết. Đảo cũng phải biết. Sở đảo phải biết. Từ sở đảo phải biết đó ! Kia có một đảo thì từ một đảo là bốn đảo và từ sở hữu thì có ba đảo. Những gì là một đảo ? - Là đối hay thọ, phi thường là thường, khổ là vui, chẳng phải thân là thân, chẳng tịnh là tịnh. Đó là một đảo. Những gì là bốn đảo ? - Là thân, thống, ý, pháp sở hữu. Đó là bốn đảo. Những gì là ba đảo ? - Một là tưởng, hai là ý, ba là kiến. Đó là ba đảo xứ. Điều đó có thể ý căn liền nhau đặt vào hoặc sắc hoặc tượng là thọ tưởng. Đó là dục tưởng. Do vì có dục tưởng tương tùy (theo nhau) lâu chẳng đoạn ở ý niệm. Đó là dục niệm chủng. Nếu sở tưởng kia phân biệt thọ thì đó gọi là tưởng đảo. Ý si hoặc kia chẳng như có thọ mà sự sở tùng chẳng ứng thọ giải thì đó gọi là ý đảo. Do sở thọ chẳng bỏ nên tại ý niệm, tại sắc bất tịnh mà ý cho là tịnh, nghe vừa ý niệm rồi thì sở kiến thọ đến nhanh chóng. Đó gọi là kiến đảo. Sở kiến đó đã vì tướng phân biệt thì nên phải là mười hai đảo. Những gì là mười hai ? - Tại thân có ba, tại thống dương có ba, tại ý có ba, tại pháp có ba. Tưởng đảo có bốn, ý đảo cũng có bốn, kiến đảo cũng có bốn, cũng là ở tại nhân duyên nhập tương hội với sắc khiến cho trở thành mười hai đảo. Thân ba, thống dương ba, ý ba, pháp ba hợp làm mười hai đảo. Vì sáu lần như vậy là bảy mươi hai đảo. Từ gốc được nhân duyên, khởi dậy theo nhân duyên, nhiều ít không có lường, chẳng thể tính. Ở tại con người không có số, không có số đảo (?). Năm ấm đó là bốn thân hữu. Từ sở hữu sắc ấm là thuộc về thân. Từ có thống dương ấm là thuộc về thống thân. Từ đó thức ấm là thuộc về ý thân. Từ có tưởng ấm, cũng như hành ấm là thuộc về pháp thân. Từ có năm ấm này thì khiến cho thọ bốn thân hữu của nhân duyên.
Thân kia chẳng tịnh kể là tịnh thì đó là thân điên đảo. Thống khổ kia kể là vui thì đó là thống đảo. Ý kia chẳng phải thường kể là thường thì đó là ý đảo. Pháp kia chẳng là thân mà kể là thân thì đó là pháp đảo. Vì muốn làm chính bốn điên đảo nên đức Phật hiện bày bốn ý chỉ, giảng nói, phân biệt.
Đó là thân, quán tướng thân hành chỉ thì bất tịnh mà ý niệm điên đảo cho là tịnh được giải. Đó là thống, quán tướng thống thì khổ mà điên đảo cho là vui được giải. Đó là ý, quán tướng ý thì chẳng phải thường mà điên đảo kể là thường được giải. Đó là pháp, quán tướng của pháp thì chẳng phải thân mà điên đảo kể là thân được giải. Tối trong tối kia như có mà chẳng giải được thì đó là tướng của si. Nó khiến cho rơi vào chỗ điên đảo. Muốn được đến thì đó là tướng của ái. Nó khiến cho từ đó thọ lấy sắc làm thân nên làm cho sắc hấp dẫn lạ lùng. Đó là tướng của tham. Nó khiến cho rơi vào tình trạng chẳng cho, cố giữ lấy. Điều có thể chẳng như ý thì đó là tướng của sân nhuế. Nó khiến cho rơi vào chỗ giết hại. Vì việc chẳng lý giải được thì đó là tướng của si hoặc. Nó khiến cho thọ lấy tà và rơi vào chỗ tà. Vì làm pháp sở hành kia mà chẳng khước từ tướng thọ thì đó là rơi vào hữu thường tưởng, chẳng biết thân, thể, vật là tướng thay đổi (canh), tướng tụ hội mà cho là lạc tưởng thì rơi vào chỗ thân (thân xứ). Vì chẳng lý giải được tướng của sở pháp và vì có thân tưởng nên khiến cho rơi vào chỗ ngã sở. Vì rơi vào tướng thọ sắc tượng nên kể đó là tịnh tưởng khí cho từ đó rơi vào chỗ chẳng nhiếp giữ căn. Đó là chín phẩm đã phân biệt, là tất cả nhóm phi pháp chẳng thể làm đã nói xong. Điều đó người đa văn có thể lý giải còn kẻ chẳng đa văn rốt cuộc chẳng giải được. Đó là người tuệ có thể lý giải còn kẻ chẳng tuệ thì rốt cuộc chẳng giải được. Đó là người hành có thể lý giải còn kẻ chẳng hành theo thì không giải được.
Có chín tuyệt xứ khiến cho tất cả tịnh pháp đều theo tụ hợp. Những gì là chín ? - Một là chỉ, hai là quán, ba là chẳng tham, bốn là chẳng sân nhuế, năm là chẳng si, sáu là chẳng phải thường, bảy là khổ, tám là chẳng phải thân, chín là tịnh. Đó là chín. Chỉ đó gọi là ý chỉ. Tại chỗ có thể chỉ, đã chỉ, chính chỉ, nhiếp chỉ, chẳng mất chỉ, (chẳng?). Chí tâm tịch nhiên một hướng niệm thì đó gọi là chỉ. Những gì là quán ? Quán là liễu (rõ) ấm), là liễu trì, là liễu nhập, liễu danh tự, liễu từ bản sinh, liễu từ bản pháp đã sinh, liễu khổ, liễu tập, liễu tận, liễu đạo hành, liễu từ thiện ác mà từ đó pháp sinh, liễu tăng lại tăng (thêm), liễu trắng đen, liễu đó có thể theo, chẳng thể theo... Như có phân biệt là kéo (lôi kéo), chẳng kéo, là thấp lại thấp (hạ), là niệm lại niệm, là tư quán, là thức, là tuệ, là mắt (nhãn), là mưu (mưu tính), là mãn (đầy), là giải, là tuệ, là minh, là dục, là quang, là cảm (dám) chẳng lìa, là quán pháp, là giác ý, là trực kiến, là đạo chủng... Đó gọi là quán. Cũng lại có mười tám quán : Một là tịnh quán, hai là bất tịnh quán, ba là thanh tịnh quán, bốn là chẳng thanh tịnh quán, năm là hắc quán, sáu là bạch quán, bảy là có thể hành quán, tám là chẳng thể hành quán, chín là tội hành quán, mười là ương phược quán, mười một là phược (trói) quán, mười hai là giải thoát quán, mười ba là hữu sở ích quán, mười bốn là thất (mất) vô sở ích quán, mười lăm là vãng quán, mười sáu là hoàn (trở lại) quán, mười bảy là thọ tội quán, mười tám là trừ tội quán. Vậy nên gọi là quán. Cũng vì hai nhân duyên nên khiến cho đức Phật nói lên “Chỉ” này. Tất cả người trong thiên hạ có hai bệnh. Những gì là hai ? - Một là si, hai là ái. Vì hai bệnh này nên đức Phật hiện bày hai thứ thuốc. Những gì là hai ? - Một là chỉ, hai là quán. Nếu dùng hai thứ thuốc này thì khỏi hai bệnh, khiến cho tự chứng, tham ái dục thì chẳng tham nữa, niệm ý được giải thoát. Si đã giải thì khiến cho tuệ được giải thoát. KINH ẤM TRÌ NHẬP
- Quyển thượng hết –
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.195.82 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.