Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hỏi: Đã nói về Hành ác. Còn thế nào là Ái?
Đáp: Ái là Dục (Nhiễm), Giận dữ, Ganh ghét (Mạn), đó là ba thứ ái. Nên biết ái là khát ái, là ba thứ nói chung làm một.
Hỏi: Thế nào là Dục (Nhiễm)?
Đáp: Nhiễm là chấp trước dục, chấp trước hữu, chấp trước phạm hạnh. Đó là ba thứ nhiễm.
Ở đây, dục là năm dục: sắc, thanh, hương, vị, tế hoạt (xúc). Là dựa nơi ba thứ nhiễm ấy, các chúng sinh đều vui thích, tham đắm, các sự khác thì không thế. Tại đây, chấp trước dục là nam, nữ, chẳng thành nam chấp trước dục: nữ dục nam, nam dục nữ cùng chẳng thành nam, chẳng thành nam dục nữ, dục nam.
Hỏi: Trước đã nói về chấp trước năm dục, nay nói nữ, nam, chẳng thành nam, chẳng phải là lỗi sao?
Đáp: Nữ, nam, chẳng thành nam là lặp lại ở trong dục, mỗi mỗi thứ đều vướng mắc. Đối với các sự việc khác thì không thế. Như Đức Thế Tôn đã nói: Ta không thấy sắc ái nào khiến nhiễm đắm như là sắc ái nam nữ, như là cảnh giới của năm dục. Do đó không có lỗi về ái. Dục có ba thứ: kém, vừa, hơn. Kém là dục của nam. Vừa là dục của nữ. Hơn là dục của chẳng thành nam. Đó gọi là chấp trước dục.
Hỏi: Thế nào là chấp trước hữu?
Đáp: Hữu là dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Chấp trước hữu là chấp trước nơi dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Đó gọi là chấp trước hữu.
Hỏi: Như chấp trước dục đã nói riêng nơi nữ, nam, chẳng thành nam. Nay vì sao ở trong chấp trước hữu lại nói nữa?
Đáp: Chấp trước hữu là vì các chúng sinh mà nói. Chấp trước dục là vì các thứ kiết (phiền não) mà nói. Tất cả pháp của cõi Dục gọi là dục hữu. Nếu chấp trước nơi chúng, thì gọi là chấp trước dục hữu. Pháp của cõi Sắc, cõi Vô sắc gọi là sắc hữu, vô sắc hữu. Nếu chấp trước chúng thì đó là chấp trước sắc hữu, vô sắc hữu. Do đấy nên nói riêng, không lỗi.
Hỏi: Thế nào là chấp trước phạm hạnh?
Đáp: Chấp trước phạm hạnh là đã được liền chấp giữ, chưa được lìa mong cầu, nếu mất liền lo. Do nghĩa ấy nên cũng gọi là chấp trước nơi dục hữu. Đã được liền chấp giữ, chưa được liền mong cầu, nếu mất liền lo lắng. Như vậy, chấp trước dục, hữu, chấp trước phạm hạnh, mỗi thứ đều có ba, nên nói là chín.
Lại nữa, được người nữ liền tham đắm, chưa được liền mong cầu, nếu mất liền lo lắng. Như vậy, nữ, nam, chẳng thành nam nơi chấp trước dục cũng nên nói chín thứ. Như thế, chấp trước dục, chấp trước hữu, chấp trước phạm hạnh, nên nói là hai mươi bảy.
Hỏi: Chấp trước phạm hạnh có thể được như thế là phiền não chăng?
Đáp: Có. Như đã nói về quả A-na-hàm. Đức Thế Tôn cũng nói ba cầu là cầu dục, cầu hữu, cầu phạm hạnh. Cầu ái, nhiễm chấp là một nghĩa. Lại nữa, như đã nói, trong dục, phạm hạnh, lìa ái luôn nhớ nghĩ.
Hỏi: Nếu như thế thì phạm hạnh không thể hành. Vì sao? Vì có chấp trước. Như chỗ đã nói thì hết thảy phạm hạnh nên có chấp trước?
Đáp: Nên theo phương tiện hành. Hành phạm hạnh nhưng không chấp trước phạm hạnh. Do lìa tội phước nên hành đạo không cầu quả. Người cầu quả gọi là chấp ngã. Do giới nầy, do khổ hạnh nầy, do phạm hạnh nầy, nên được sinh lên cõi trời cùng cõi khác. Như thế là hành chấp trước, nhiễm ô, cầu mong vào lúc nào ta sẽ được phạm hạnh, khiến ta được sinh trong nẻo thiện? Nếu chấp trước phạm hạnh để được an vui của đời sau, là đã nắm giữ ái lạc, tạo phi phạm hạnh, sinh hối tiếc, khiến thối chuyển, gọi là lo lắng. Như thế là chấp trước phạm hạnh.
Hỏi: Thế nào là Giận dữ?
Đáp: Đời là đã có thân, oán, đã có phẫn nộ. Thân, oán, phẫn nộ là ba thứ giận dữ.
Hỏi: Thế nào là nơi xứ ái nói về giận dữ?
Đáp: Giận là cầu ác, cầu không ái, là đã có, nên trong bốn môn hành thân, oán cũng hành trong bốn môn.
Hỏi: Điều ấy là thế nào?
Đáp: Vì mình, vì người thân, chưa được an vui thì mong cầu, đã được thì khiến không mất. Đã bị khổ thì muốn xả bỏ, chưa bị thì không muốn khiến cho bị. Như vậy, mình và người khác, trái với bốn thứ là oán. Chưa bị khổ, muốn khiến cho bị. Đã bị rồi muốn khiến không bỏ. Chưa được vui thì muốn khiến không được. Đã được rồi thì muốn khiến mau chóng mất. Đó gọi là vì oán nên cầu ác, là giận dữ. Do đó, nơi xứ ái nói giận dữ không lỗi.
Hỏi: Thế nào là nhân đấy vì mình?
Đáp: Nhân đấy vì mình là ba thời cầu không lợi. Ba thời là quá khứ, hiện tại, vị lai, như đã nói. Kẻ kia vì ta đã cầu không lợi, sẽ cầu không lợi, nay cầu không lợi, nên sinh giận dữ. Đó gọi là nhân đấy vì mình, ba thời cầu không lợi, sinh giận dữ.
Hỏi: Thế nào là thân?
Đáp: Thân cũng như thế. Như vì mình, ba thời cầu không lợi, sinh giận. Như vậy là vì người thân, ba thời cầu không lợi, sinh giận.
Hỏi: Điều ấy là thế nào?
Đáp: Như đã nói, nếu ta thân ái với kẻ kia, vì đấy đã cầu không lợi, sẽ cầu không lợi, nay cầu không lợi, sinh giận. Đó gọi là thân.
Hỏi: Thế nào là oán?
Đáp: Oán là cùng trái nhau. Cùng trái nhau với điều kia nên khác. Như ta oán kẻ ấy, vì đấy đã cầu lợi, sẽ cầu lợi, nay cầu lợi, sinh giận dữ. Như thế là vì oán, cầu lợi nơi ba thời, sinh giận. Đó gọi là chín thứ giận dữ.
Hỏi: Giận nầy và giận trong ba hành ác có sai biệt gì?
Đáp: Ở đây là dựa vào phương tiện sinh. Còn giận nơi hành ác, nên biết là từ không có trí nên giận dữ.
Hỏi: Nơi tất cả chúng sinh, chín thứ giận là như nhau chăng?
Đáp: Loại trụ nầy như vẽ nơi nước, đất, đá. Giận ấy tùy theo chúng sinh, nên biết như vẽ nơi nước, đất, đá. Chúng sinh với từng ấy loại, nên biết giận dữ có hạ, trung, thượng. Như vẽ trên nước tức thì mất ngay, vẽ trên đất thì thời gian kéo dài hơn, nếu bị mưa gió, cùng chân giẫm đạp lên thì mới mất. Vẽ trên đá thì cho đến trụ đá không còn đá mới mất. Như thế, chúng sinh đều mang giữ giận không đồng. Hoặc lúc mới sinh giận liền tự trách: Ta không đúng! Chúng sinh là pháp tự nhiên diệt, vô lượng khổ bức bách tự chúng sẽ diệt. Ta không có tội, không có ý ác, hủy hoại kẻ khác. Như thế là giận dữ kia tự nhiên dứt, như vẽ trên nước.
Hoặc lại khởi giận dữ không thể tự kìm chế, nếu có thầy, bạn lành từ bi quở trách thì mới dứt được, như vẽ trên đất. Hoặc lại có ý ác, không suy xét đúng đắn, sinh giận dữ, Phật, Phật Bích-chi, Thanh-văn cũng không thể làm cho dứt, chỉ cùng với thân cùng diệt, như vẽ trên đá. Đó gọi là giận dữ.
Hỏi: Thế nào là Ganh ghét (Mạn)?
Đáp: Mạn là ý dấy khởi kém, ngang, hơn, do đấy để dựa cậy nên gọi là mạn.
Lại nữa, nêu tính về đây kia nên gọi là mạn. Là ba thứ ý khởi ta là kém, ý khởi ta là ngang bằng, ý khởi tà là hơn.
Nếu có sắc, giàu sang, tộc họ noi theo, ta không như kẻ kia, nên gọi là ý khởi ta kém. Hoặc có sắc, giàu sang, tộc họ noi theo, ta cùng với kẻ kia bằng nhau, nên gọi là ý khởi ta ngang bằng. Hoặc có sắc, giàu sang, tộc họ đông đảo, ta đối với kẻ kia là hơn, nên gọi là ý khởi ta hơn.
Hỏi: Đã nói về tướng của mạn như: kém (ty), bằng (đẳng), hơn (thắng), làm sao nhận biết đấy là chân độ, phân biệt tất cả mạn? Mạn có vô số thứ như trong phần thô tạp đã nói?
Đáp: Thấp kém (ty) là tà, bất như, cực hạ mạn. Ty mạn là ba thứ: tà mạn (vọng ngữ), bất như mạn (khinh chê) và cực hạ mạn (mạn đãi).
Tà mạn (vọng ngữ): Là ta tạo nghiệp cực ác, lại khởi ý cao ngạo.
Bất như mạn (khinh chê): Là thọ nhận sự khen ngợi tán dương của kẻ khác, nói: Lành thay! Ông có đức lớn! Nghe rồi trong lòng hoan hỷ, nói: Ta vì sao không được như thế!
Cực hạ mạn (mạn đãi): Là biếng nhác, ngày đêm ham ngủ nghỉ, dấy khởi niệm nầy: Con người không thể hướng tới nẻo thù thắng.
Đó là ba thứ ty mạn.
Hỏi: Thế nào là đẳng mạn?
Đáp: Đẳng mạn là ngã (ngã), cống cao (kiêu), bất kính (bất kính) mạn. Đẳng mạn là ba thứ: ngã mạn, cống cao mạn, bất kính mạn.
Ngã mạn: Là chấp năm ấm là ngã, đã ở trong ác cho là công đức.
Cống cao mạn: Là thọ nhận sự cung phụng của kẻ khác.
Bất kính mạn: Là không tôn kính các bậc sư trưởng.
Đó gọi là ba thứ đẳng mạn.
Hỏi: Thế nào là thượng (tăng thượng) mạn?
Đáp: Thượng mạn là: Đại mạn, mạn đại mạn và tăng thượng mạn.
Đại (thậm) mạn: Là đối với chỗ kém và bằng, cho ta là hơn, sinh kiêu mạn.
Mạn đại mạn (mạn trong mạn): Là đối với kẻ hơn, cho ta là hơn, sinh kiêu mạn.
Tăng thượng (vô hạn) mạn: Là đối với việc chưa được quả thù thắng (chưa được giải thoát), cho là được, sinh kiêu mạn.
Đó gọi là ba thứ thượng mạn. Tất cả mạn ấy từ nơi ái lạc, lo sợ sinh, do đấy nói ở nơi xứ ái.
Phần thứ hai của phẩm Ác nơi ba Pháp độ đã nói xong.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI, phần 6
Hỏi: Đã nói về Ái, còn thế nào là Vô minh?
Đáp: Vô minh là Phi trí (Vô trí), Tà trí (Tà trí), Hoặc trí (Nghi trí), ba thứ ấy là vô minh. Vô minh là giả danh của si, là phân biệt về chữ, nói kẻ kia hủy báng để lập tên gọi. Như người có con ác gọi là không con, bạn ác gọi là không bạn. Như thế, vô minh nầy là minh ác nên gọi là vô minh.
Hỏi: Điều ấy là thế nào?
Đáp: Phi trí (Vô trí) là hữu vi – vô vi, không thể nói, không biết. Hữu vi – vô vi, không thể nói, không biết là ba thứ phi trí.
Hỏi: Hai thứ hữu vi là thọ (nội thọ) cùng không thọ (ngoại thọ). Ở đây làm thế nào để nhận rõ?
Đáp: Hữu vi là thọ, không thọ – cùng thọ. Nếu là phi trí, nên biết là thọ si, không thọ si – cùng si. Ở đây, thọ là hai thứ tự thọ, tha thọ của ấm, giới, nhập (xứ). Không thọ (ngoại thọ) là so sánh với cây cỏ tường vách. Ở đây hoặc tha thọ, hoặc không thọ, nên biết là không thọ, trong ấy, mỗi mỗi đều bị si ám. Đó gọi là phi trí. Như Đức Thế Tôn nói: Sáu cánh nhập, phi trí không thấy biết. Như thế quảng diễn như kinh đã nói. Thọ gọi là nghĩa nhận lấy. Nhân nơi nghiệp (hành), phiền não (kiết) ý si chấp ngã là ngã sở. Đó gọi là thọ.
Hỏi: Vô vi là Niết-bàn, là một, vì sao nói ba?
Đáp: Vô vi là hữu dư, vô dư, cùng có. Tuy Niết-bàn là một vô vi, nhưng là sự nên nói hai thứ là hữu dư và vô dư.
Hữu dư là thân đã thọ nhận nghiệp và phiền não. Vị ấy đoạn trừ hết tất cả phiền não, tác chứng rồi, nên là hữu dư, là nói về hữu dư.
Vô dư là nếu thọ ấm nầy xả bỏ, lại không thọ thân nữa, như đèn tắt, là Niết-bàn. Đây gọi là vô dư, trong đó mỗi mỗi thứ cùng diệt, là vô vi - không biết.
Hỏi: Thế nào là không thể nói?
Đáp: Không thể nói là: Thọ nhận nêu bày (dạy trao), quá khứ nêu bày và diệt nêu bày. Nếu không biết, đó gọi là không thể nói, không biết.
Thọ nhận nêu bày (dạy trao): Là chúng sinh đã thọ nhận ấm, giới, nhập, chấp là một, là khác.
Quá khứ nêu bày: Là nhân nơi ấm, giới, nhập của quá khứ mà nói. Như đã nói: Ta nơi bấy giờ gọi là Cù-tuần-đà.
Diệt nêu bày: Là nếu đã diệt, là nhân nơi thọ mà nói. Như đã nói: Đức Thế Tôn Bát-Niết-bàn.
Lại nữa, quá khứ nêu bày: Là chế phục chúng sinh chấp đoạn. Diệt nêu bày là chế phục chấp thường. thọ nhận nêu bày là chế phục về vô. Không thọ nêu bày là chế phục về hữu. Trong ấy, mỗi mỗi đều không biết, đó gọi là không thể nói, không trí.
Hỏi: Đã nói về Phi trí (Vô trí), còn thế nào là Tà trí (Tà trí)?
Đáp: Tà trí là: Thân kiến (kỷ thân kiến), biên kiến (nội thọ kiến), trộm kiến (mạc thọ kiến). Ba thứ ấy là tà trí. Tà là điên đảo, là không phải như, là chẳng chân thật, đồng một nghĩa.
Thân kiến (kỷ thân kiến): Là ngã (ngô), ngã ấy (ngã), tự tại (tự tại). Tức ngã tất như thế, ngã ấy tất như thế, tự tại tất như thế, là thân kiến.
Ngã tất như thế: Tức ấm là huyễn hóa, như dợn nắng, như tiếng vang, như bóng trăng trong nước. Hình tướng giống năm ấm nên chấp trước là ngã.
Ngã ấy tất như thế: Là như giả mượn chuỗi anh lạc, cây trái tích tụ, tương tợ như năm ấm, chấp là sở hữu của ngã.
Tự tại tất như thế: Là thân cây chuối, các thứ bọt bóng nước, giống như cảnh giới của năm dục, chấp là tự tại, như làng xóm trống vắng. Thân kiến là kiến chấp về sở hữu của ngã nơi thân. Như vậy gọi là ba thứ thân kiến.
Hỏi: Thế nào là biên kiến (nội thọ kiến)?
Đáp: Biên kiến là: đoạn, thường, cùng. Đoạn, thường, cùng, đó là ba thứ biên kiến thọ nhận. Biên là không do đạo lý, là kiến chấp một bên.
Ở đây, đoạn, thường là thế gian hữu thường, vô thường, phi hữu thường phi vô thường. Thế gian là hữu biên, vô biên, phi hữu biên phi vô biên. Chúng sinh là hữu chung, vô chung, phi hữu chung phi vô chung. Là thân, là mạng, so sánh như thế.
Cùng là cùng hữu thường, vô thường, hữu biên, vô biên, hữu chung, vô chung, so sánh như thế. Đó gọi là ba thứ biên kiến.
Hỏi: Thế nào là trộm kiến (mạc thọ kiến)?
Đáp: Trộm kiến là giới, kiến, nương dựa. Trộm kiến nầy từ trong ba thứ sinh: Một là giới. Hai là kiến. Ba là nương dựa. Trong trộm kiến ấy, giới thì nơi phẩm thứ nhất đã nói. Do giới nầy được thanh tịnh, nên cùng thọ giới. Đấy gọi là hai thứ giới trộm. Đây là chân thật, thứ khác là hư, không phải thật. Đó gọi là kiến trộm. Chấp là chân thật như thế, cũng là nói về trộm kiến.
Thân trói buộc, nương dựa vào đấy, tức nếu dựa vào giới cùng kiến là năm ấm. Do đấy, nên hoặc giới hoặc kiến, chấp là năm ấm tịnh. Nên biết, giới trộm chấp năm ấm là bậc nhất, không phải là thứ khác. Nên biết kiến trộm là dựa vào đấy. Đó gọi là ba thứ trộm kiến.
Hỏi: Thế nào là Hoặc trí (Nghi trí)?
Đáp: Hoặc trí là bảo (trân bảo), đế (đế), trong định (chánh thọ) không nhận biết rõ. Tức bảo không nhận biết rõ, đế không nhận biết rõ, trong định không nhận biết rõ. Không nhận biết rõ là không quyết đoán nơi nghi, đồng một nghĩa với do dự.
Hỏi: Thế nào là bảo?
Đáp: Bảo là Phật Pháp Tăng. Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo, nên biết là Tam bảo. Phật là Nhất thiết trí, thành tựu tất cả công đức, lìa hết thảy ác.
Hỏi: Phật do những gì gọi là bảo?
Đáp: Do ba thứ công đức trên.
Lại nữa, do đại từ đại bi, do thuyết pháp chân thật, do vô sự thân, do làm bậc thiện tri thức, do khó xuất hiện ở đời, như hoa Ưu-đàm. Như thế, do thành tựu công đức không thể nghĩ bàn, nên nói là bảo (báu).
Pháp là phương tiện cùng quả của phương tiện, trong ấy chỉ nói về Niết-bàn, là Pháp bảo. Phật ấy, ở trên tất cả pháp, như kinh đã nói. Nếu có pháp hữu vi và vô vi, thì Niết-bàn vô vi kia là bậc nhất. Bảo nầy không bị hủy hoại, diệt trừ hết các khổ, an vui hoàn toàn, khó đạt được, không thể cùng tận. So sánh như thế nên gọi là bảo.
Tăng là, trong phần Thanh-văn ở trước đã nói, là bảo, do phước đức rộng lớn, không trái với giáo pháp của Đức Thế Tôn, là phước điền vô thượng, được Đức Thế Tôn khen ngợi, không bị hủy hoại, luôn hòa hợp không tranh chấp. So sánh như thế về vô lượng công đức được thành tựu, nên gọi là bảo.
Hỏi: Thế nào là đế?
Đáp: Đế là đẳng đế (tục số đế), tướng đế (tướng đế) và đệ nhất nghĩa đế (đệ nhất nghĩa đế). Đó là ba thứ đế. Đế là đế thật có, đế chân, đế chẳng hư, đế như như, nên nói là đế.
Đẳng đế (tục số đế): Là phương tục được nêu lên, tộc họ được nêu lên, học xứ được nêu lên. Đó gọi là ba thứ đẳng đế.
Phương tục được nêu lên: Là nghĩa tất như thế, sự việc nầy đã được chấp nhận. sự việc kia, tên gọi kia, như nước đầy dẫy, chảy tràn trề. So sánh như thế, về chỗ được nêu lên như thế, đó gọi là đẳng đế.
Tộc họ được nêu lên: Là gia pháp của mình.
Học xứ được nêu lên: Là do oai nghi, phép tắc làm hành, cùng suy xét, lãnh hội kinh.
Hỏi: Thế nào là tướng đế?
Đáp: Tướng đế là: Khổ đế, tập đế, đạo đế, đó là ba tướng đế. Do đế cùng quán nên là tướng. Tướng của đế là nói về sinh, lão, vô thường. Tướng là nói về cờ hiệu. Trong đó, tướng bức bách là khổ đế. Tướng chuyển thành là tập đế. Tướng xuất yếu là đạo đế. Diệt là vô tướng, ở đây sẽ nói riêng.
Hỏi: Thế nào là đệ nhất nghĩa đế?
Đáp: Là tạo, chữ, niệm, dừng dứt rốt ráo, đó gọi là đệ nhất nghĩa đế.
Tạo là thân nghiệp. Chữ là khẩu nghiệp. Niệm là ý nghiệp. Nếu ba thứ ấy đạt đến vắng lặng hoàn toàn, đó gọi là đệ nhất nghĩa đế, là nghĩa Niết-bàn.
Hỏi: Đã nói về đế, còn định là thế nào?
Đáp: Định là: Định sắc, định vô sắc và định vô lậu. Đó gọi là định.
Định nghĩa là tâm hành định. Ở đây, định sắc là vô lượng trừ nhập của thiền cõi Sắc, là giải thoát thứ nhất, thứ hai, thứ ba cùng nhập thứ nhất nơi tất cả pháp.
Định vô sắc: Là bốn vô sắc, hai nhập nơi tất cả nhập.
Định vô lậu: Là không, vô nguyện, vô tưởng.
Thiền vô lậu là vô lậu. Định vô sắc là vô lậu.
Năm tưởng trước cùng định đoạn cõi, tất cả các thứ ấy đều không quyết đoán về nghi hoặc, đều do dự, đó gọi là hoặc trí (nghi trí). Đây cũng là hoặc của khổ phi khổ, tập diệt đạo phi đạo. Bốn đế như thế, nơi ba cõi Dục, Sắc, Vô sắc là mười hai thứ. Đối với hoặc trí nầy, như nơi xứ ái đã nói. Nơi xứ vô trí cũng nói về tà trí, tà kiến. Trong hành ác của ý ở trước đã nói.
Lại nữa, ái cũng do tư duy đoạn.
Như thế là đã phân biệt nói về chín mươi tám sử.
Phần thứ ba của phẩm Ác nơi ba Pháp độ đã nói xong.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI, phần 7
Hỏi: Đã nói về Công đức, Ác. Vậy thế nào là Nương dựa?
Đáp: Nương dựa là Ấm, Giới, Nhập (Xứ). Ấm, Giới, Nhập, ba thứ nầy là Nương dựa. Do có thể nương dựa nên gọi là nương dựa.
Có thể nương dựa: Là nghĩa an lập. Chúng sinh ở nơi ấm, giới, nhập tạo sự nương dựa cho hành công đức và ác. Do đó nên biết đây là chỗ dựa của đức, ác.
Hỏi: Thế nào là Ấm?
Đáp: Ấm là Sắc, Hành, Tri (Trí). Sắc, hành, tri, ba thứ nầy nên biết là ấm. Ấm đồng một nghĩa với tích tụ, bó buộc. Ở đây, các sắc hình xanh, vàng, đỏ, trắng, thô tế, dài ngắn, vuông tròn được so sánh, nên biết gồm chung là sắc ấm. Trong đó, sắc là bốn đại cùng các thứ do bốn đại tạo ra, có thể thấy, không thể thấy, là nói về sắc ấm. Bốn đại và sắc được tạo, hai thứ nầy có thể thấy cùng không thể thấy. Có thể thấy là đối tượng được nhận thấy của mắt. Không thể thấy là thanh, hương, vị, tế hoạt (xúc) nơi mắt tai mũi lưỡi, thân và bốn đại.
Hỏi: Đã nói về Sắc là bốn đại cùng các thứ do bốn đại tạo ra. Vậy thế nào là bốn đại?
Đáp: Bốn đại là đất, nước, lửa, gió (địa, thủy, hỏa, phong). Đất, nước, lửa, gió ấy giả gọi là bốn đại, là sắc nơi mỗi mỗi thứ cùng hợp.
Ở đây, tướng cứng chắc là đất. Tướng ẩm ướt là nước. Tướng nóng là lửa. Tướng động là gió.
Sắc được tạo là: Khói, mây, sương mù, bóng tối, sáng, ánh sáng mặt trời, năm sắc, năm căn.
Hỏi: Đã nói về Sắc ấm. Thế nào là Hành?
Đáp: Hành là dựa nơi thân miệng tâm (ý). Ở đây, dựa nơi thân nên nói là nương thân. Dựa nơi miệng nên nói là nương miệng. Dựa nơi tâm (ý) nên nói là nương tâm. Nương vào thân miệng tâm để tạo hành, tạo hành hữu vi, nên gọi là hành. Như nơi Khế kinh nói: Sắc là hành hữu vi. Chúng lại tạo tiếp, như con lại sinh con. Như sắc, nên biết năm ấm cũng như thế. Vô lượng thứ ấy được kết hợp tạo tác, đó gọi là năm ấm, như lúa thóc, củi được tích tụ. Hành là phước (phước), phi phước (vô phước), bất động (không thuần thục), ba thứ ấy là nói về hành.
Hỏi: Thế nào là Tri (Trí)?
Đáp: Tri là thống (thọ), tưởng, thức. Ba thứ ấy là tri, cũng gọi là đạo pháp, do đạo không cùng lìa. Như Đức Thế Tôn nói: Như thọ tức là tri.
Hỏi: Thế nào là thống (thọ)?
Đáp: Thọ là lạc thọ, khổ thọ và thọ không khổ không lạc. Tánh của thọ nói về thọ. Thọ không có nguyên do để được thọ nhận. Thọ tức là có thể thọ nhận, nên tức là mạng sống, song thọ không phải là mạng sống nên tánh của thọ là thọ. Là phân biệt về chữ, nên nói thọ nầy có ba: lạc thọ, khổ thọ và thọ không khổ không lạc. Mỗi mỗi thứ cùng duyên với nhau. Duyên nơi lạc thọ có khổ thọ. Duyên nơi khổ thọ có lạc thọ. Duyên nơi cả hai có không khổ không lạc thọ. Như Đức Thế Tôn nói: Lạc thọ cùng với khổ thọ đối nhau. Khổ thọ cùng với lạc thọ đối nhau. Lạc, khổ thọ cùng với không khổ không lạc thọ đối nhau. Đối là nghĩa oán đối.
Hỏi: Thế nào là lạc thọ?
Hỏi: Lạc thọ là: Dục (dâm), chẳng ác (chẳng ác), không chấp trước (chỉ) sinh. Lạc thọ có ba thứ: Là từ dục sinh, từ chẳng ác sinh, từ không chấp trước sinh.
Từ dục sinh: Là hành năm dục, được nhiều vui thích.
Từ chẳng ác sinh: Là chẳng ác, tức chẳng tăng thêm ác, là hành thiện nơi giới không dục. Đối với giới, ý không hối, do đấy nên vui vẻ.
Từ không chấp trước sinh: Là chế ngự các căn, lìa năm dục, ý không loạn lúc hành Thiền, vô lượng, được an vui. Không chấp trước gọi là không vướng mắc. Đối với nghĩa của căn cũng lại nói là không nhiễm. Đó là nói về ba thứ lạc thọ.
Hỏi: Thế nào là khổ thọ?
Đáp: Khổ thọ là sinh, già, chết. Đó là ba thứ khổ thọ. Ở đây, sinh khổ như sinh ung nhọt. Già khổ như ung nhọt mới phát. Chết khổ như ung nhọt đã phát, vào sâu trong đốt xương. Lại nữa, sinh nên có tất cả khổ, nên gọi là sinh khổ. Như Đức Thế Tôn nói: Sinh nên có tay chân bị cắt đứt. So sánh như thế. Già khổ là sắc lực tráng kiện đã bị hoại. Chết khổ là ái cùng biệt ly. Đó gọi là khổ thọ.
Hỏi: Thế nào là thọ không khổ không lạc?
Đáp: Không khổ không lạc là ba cõi. Nếu không khổ không lạc nên biết là ba cõi. Ba cõi nầy phần sau sẽ nói. Nếu cho không khổ không lạc là ba cõi, tức đã gồm thâu cả phần trước nói về khổ, lạc, nên biết không phải do lạc, khổ nơi ba cõi. Cõi Dục có đủ ba thọ. Cõi Sắc có hai thọ là lạc thọ và thọ không khổ không lạc. Cõi Vô sắc chỉ có một thọ là thọ không khổ không lạc, do đó, không khổ không lạc nên biết là ba cõi.
Hỏi: Thọ nầy làm chỗ dựa cho những gì?
Đáp: Lạc là chỗ dựa của đa dục. Khổ là chỗ dựa của nhiều giận dữ. Không khổ không lạc là chỗ dựa của nhiều si mê. Vì sao? Vì có lạc thọ không dục, có thể trừ bỏ dục, như trong ba thiền. Có khổ thọ không giận, như Đức Thế Tôn bị đau đầu, cùng bị thương ở gót chân, đều không khởi giận. Không khổ không lạc nhận biết thiền thứ tư, cùng bốn định vô sắc, trong ấy không si, có thể trừ bỏ si. Như thế tùy nghĩa, có thể được nêu bày.
Hỏi: Chúng từ những gì sinh?
Đáp: Chúng từ nghiệp, từ sự bức bách, từ cõi sinh. Ba thứ thọ ấy nên biết là từ nghiệp (hành) sinh, từ sự bức bách (nhân duyên) sinh, từ cõi (cõi) sinh, không phải là tự nhiên, không phải là ngẫu nhiên.
Hỏi: Nghiệp có vô lượng thứ, ở đây là nói về nghiệp nào?
Đáp: Từ nghiệp sinh là từ phước, phi phước (vô phước), bất động (vô dư). Lạc thọ, khổ thọ, thọ không khổ không lạc nầy từ trong ba nghiệp phước, phi phước, bất động sinh. Như nghĩa, lạc thọ từ phước sinh, khổ thọ từ tội sinh, thọ không khổ không lạc từ bất động sinh. Ở đây, phước là có thể trừ hành ác, là bốn thiền đứng đầu. Phi phước là hành ác. Bất động là thiền thứ tư cùng vô sắc.
Hỏi: Như trước đã nói, Phước là Thí, Giới, Tu (Phân biệt). Tu tức là thiền, vô lượng và vô sắc. Nay vì sao nói riêng lạc thọ từ phước sinh?
Đáp: Nói riêng không lỗi. Do có rất nhiều tích tụ, nên ở đây đã nói riêng. Thiền như đã nói. So với ba y của Tỳ-kheo là khác, so với Phật hộ bát, không thể cho là Phật hộ, cũng là Tỳ-kheo, nên trao cho ba y, bát. Nhưng Tỳ-kheo khác với Phật hộ, nên trao y cho Tỳ-kheo kia. Như vậy, tu là thiền, vô lượng, vô sắc. Phước là ba thiền. Nếu không phân biệt ba thiền, thì đối với tu phải có lỗi, vì có rất nhiều tích tụ.
Hỏi: Thế nào là từ bức bách sinh?
Đáp: Từ bức bách sinh là: Mình, người, cùng bức bách sinh ba thứ thọ. Tức là vì mình, vì người, vì cùng cả hai. Bức bách là hai thứ, là lạc là khổ. Ở đây, vì mình: Là như dùng dao tự đâm, hoặc về sau dùng Chiên-đàn, thuốc bôi vào chỗ bị đâm.
Vì người: Như đánh vỡ đầu kẻ khác, lại dùng thuốc để điều trị.
Vì cùng cả hai: Như nói với người khiến đánh vỡ đầu mình, rồi lại dùng thuốc đắp vào. Như thế đều nên biết, đó gọi là từ bức bách sinh khổ.
Hỏi: Thế nào là từ cõi sinh?
Đáp: Từ cõi sinh là: Thời (thời), ác (hoạn), hoạn (vừa gặp).
Hỏi: Cõi, như đã nói về ba cõi Dục, Sắc, Vô sắc. Ở đây tức là các cõi ấy chăng?
Đáp: Ở đây, không phải là cõi như thế. Tách rời chúng sinh là ba thứ tưởng: Thời, ác, hoạn. Cõi ở đây là giả tưởng. Trong đó, thời (thời) là các mùa hạ, đông, xuân, nên biết ba mùa nầy là thời. Mùa hạ thì đàm tăng nhiều. Mùa đông thì nước dãi nước miếng tăng nhiều. Mùa xuân thì phong tăng trưởng. Như y thuật đã nói về thời, nên có khổ, lạc thọ. Đó gọi là ba thời.
Hỏi: Thế nào là ác (hoạn)? Là hành ác, tức ái, vô minh chăng?
Đáp: Không hủy hoại pháp thân. Ở đây nói là hủy hoại thân bốn đại.
Hỏi: Vậy thế nào là ác?
Đáp: Ác là phong, đàm, nước dãi, các thứ nầy hủy hoại thân bốn đại, do đấy nên sinh thọ.
Hỏi: Thế nào là hoạn (vừa gặp)?
Đáp: Hoạn là chúng sinh nhân nơi đấy để lìa các thứ tai họa. Hoặc chúng sinh nhân nơi đấy để lìa sinh khổ, là nhân nơi các thứ như tường vách, núi rừng, hang núi.
Nhân là nhân nơi mình, người, cả hai. Đó gọi là thọ.
Hỏi: Thế nào là tưởng?
Đáp: Tưởng là có tưởng, không tưởng, không chỗ tưởng nơi quán sai biệt. Tưởng là nói về việc thọ nhận hình tướng sai biệt. Ở đây, có tưởng, không tưởng, không chỗ tưởng, quán sai biệt là đồng một nghĩa. Trong đó, có tưởng là cùng nương dựa. Không tưởng là không cùng nương dựa. Như có rất nhiều bình. Hoặc có người nói là bình mật, bình tô, do tưởng ấy nên tưởng. Hoặc không mật, không tô, là không thọ nhận, là tưởng không. Như thế, tưởng âm thanh, so sánh thọ nhận có sai biệt. Hoặc loại bỏ âm thanh, so sánh thọ nhận như thế.
Không chỗ tưởng: Đây là không có thực, tức xả.
Lại, có tưởng là quán xứ Thiện thức. Không tưởng là quán xứ Phi tưởng phi phi tưởng. Không chỗ tưởng là quán xứ Vô sở hữu.
Hỏi: Thế nào là thức?
Đáp: Thức là sinh, thành, không thành nhập (khởi, thành, không thành môn). Hành, danh sắc cùng dựa duyên, có thể đạt được. Là ba thứ sinh nhập, thành nhập, không thành nhập. Dựa nơi hành, dựa nơi danh sắc, dựa nơi hai thứ duyên có thể đạt được, là ba thứ. Đức Thế Tôn, trong mười hai duyên khởi nói hành duyên nơi thức. Lại nói danh sắc duyên nơi thức. Lại nói mắt, sắc duyên sinh nhãn thức. Ở đây, vô số hành tạo sinh, lúc nhập nơi thai mẹ, cùng sinh thức. Đó gọi là hành duyên sinh thức. Tức ở trong thai mẹ dày lớn dần thành các nhập. Đã sinh thức là danh sắc duyên thức.
Lại nữa, thành nhập là tranh, không tranh nhập, định không nhập định. duyên nơi căn cùng nghĩa của căn, sinh thức, là dựa nơi hai duyên. Duyên là nương dựa. không thể không nương dựa mà sinh thức. Đó gọi là cùng nương dựa, duyên, có thể đạt được.
Hỏi: Như trước đã nói về giới (giới), định (dứt), trí (trí). Vì sao lại nói lần nữa nơi thức?
Đáp: Dựa nơi trí cùng chỗ dựa là hai thứ. Đây là dựa, kia là chỗ dựa. Lại nữa, như nói hai thứ giới, như vậy trong đây cũng nói hai thứ không lỗi.
Phần thứ nhất của phẩm Nương Dựa nơi ba Pháp độ đã nói xong.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI, phần 8
Hỏi: Đã nói về Ấm. Thế nào là Giới?
Đáp: Giới là: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, ba thứ ấy là giới. Duy trì nghiệp (hành) ấy, nên gọi là giới. Ở đây, trụ nghiệp nên gọi là giới, là gồm thâu tất cả chúng sinh, đến Bát-Niết-bàn vô dư.
Hỏi: Thế nào là Dục giới?
Đáp: Dục giới là: người, trời, nẻo ác (thú). Đây là lược nói về Dục giới. Ở đây, trụ nơi dục nên gọi là dục giới. Giữ lấy dục nên gọi là Dục giới.
Hỏi: Thế nào là người?
Đáp: Người là nam, nữ, mạng căn đã quán về tướng. Dựa nơi bốn châu (bốn phương), nam căn đã quán về tướng, nữ căn đã quán về tướng, mạng căn đã quán về tướng. Nên biết tất cả đây là người, tất cả cùng dựa nơi bốn châu, trong đó, tướng nữ gọi là nữ, tướng nam gọi là nam.
Hỏi: Mạng căn đã quán về tướng, không phải là nam nữ? Do đấy mạng căn được nói riêng chăng?
Đáp: Tuy có nam, nữ, mạng căn đã quán về tướng, nhưng ở đây nói có sai biệt. Không thành nam là không ở nơi căn nam, nữ. Trong tướng đã quán, chỉ có mạng căn. Tướng đã quán trụ nơi màng mỏng dần dần dày thêm là có mạng căn, nhưng căn nam, nữ chưa thành. Đó gọi là sai biệt.
Hỏi: Thế nào là bốn châu (phương)?
Đáp: Bốn châu là: Diêm-phù-đề (Diêm-phù-đề), Phất-vu-đãi (Phất-bà-tỳ-đề), Cù-da-ni (Cù-đà-ni), Uất-đơn-việt (Uất-đát).
Trong đó Diêm-phù-đề đã quán về tướng, nên gọi là Diêm-phù-đề. Tùy theo tướng đã quán của các phương mà nói về ba châu kia. Thọ mạng của các châu tùy theo số lượng, các vật dụng tạo an vui có sai biệt, có giới hạn, lần lượt có hơn.
Hỏi: Trời, gọi chung là hai loại trời: dục sinh (hành dâm) và lìa dục (khí kiết). Ở đây là nói về trời nào?
Đáp: Trời là: Tế hoạt (xúc). Thuyết (nói). Thị (nhìn).
Nếu nói dục sinh, nên biết là không nói về lìa dục. Trời do dục sinh là ba thứ: xúc dục sinh, nói dục sinh và nhìn dục sinh.
Nói dục sinh (khẩu nghĩa dâm hành): Là trời Hóa-lạc. Cõi ấy, nếu tâm nhiễm ô, là tâm nhiễm ô với thiên nữ cùng nói năng, bấy giờ liền thành dục. Nếu chỉ một ý nhiễm ô thì không thành dục, chỉ là hoan lạc. Như người ở cõi nầy, lúc nắm bắt nhau, vui thích, cõi trời kia cũng thế. Ý không nhiễm ô như mẹ, con gái. Tạo tác, biến hóa cảnh giới đẹp đẽ, vui thích nơi dục, nên gọi là trời Hóa-lạc.
Nhìn sinh dục (kiến dâm hành): Là cõi trời Tha-hóa-tự-tại (Tha-hóa-tự-do). Nơi cõi ấy, nếu cùng với thiên nữ, mỗi mỗi đều nhiễm vướng khi cùng nhìn nhau, bấy giờ liền thành dục. Nếu chỉ một ý nhiễm ô thì không thành dục, chỉ là hoan lạc, như người nơi thế gian nầy lúc ôm nhau sinh vui thích. Ý không nhiễm ô như thấy kẻ khác. Chỗ hóa hiện của kẻ khác được tự tại nên gọi là Tha-hóa-tự-tại.
Hỏi: Đã nói về trời nhìn dục sinh. Thế nào là trời xúc dục sinh (chấp thủ dâm hành)?
Đáp: Xúc dục sinh là cả hai bên cùng nắm tay, ôm nhau. Trời xúc dục sinh có ba thứ:
1. Cả hai bên dục sinh.
2. Ôm nhau dục sinh.
3. Nắm tay dục sinh.
Ở đây, cả hai bên dục sinh phần sau sẽ nói.
Ôm nhau dục sinh: Là cõi trời Diệm-ma (Đời Tấn dịch là Thời Phần thiên). Nơi cõi ấy, mỗi mỗi sự việc đều có ý nhiễm vướng. Hoặc lúc ôm nhau liền thành dục. Nếu chỉ một bên nhiễm vướng thì không thành dục, chỉ là vui thích, như người ở nơi thế gian nầy cùng ôm nhau, sinh vui thú. Ý không nhiễm vướng thì xem như kẻ khác. Hàng đêm thường hoan hỷ nói về lạc nên gọi là Diệm-ma.
Hỏi: Thế nào là cầm nắm tay dục sinh?
Đáp: Cầm nắm tay dục sinh là cõi trời Đâu-suất-đà (Đời Tấn dịch là trời Tri Túc). Nếu cùng với thiên nữ, mỗi mỗi việc ý đều nhiễm ô, thì lúc nắm tay, bấy giờ liền thành dục. Còn như chỉ một bên nhiễm vướng thì không thành dục, chỉ là vui vẻ, như ở thế gian lúc ôm nhau sinh vui. Ý không nhiễm vướng thì xem như người khác. Tự biết đủ về cảnh giới hiện có, nên gọi là Đâu-suất-đà.
Hỏi: Thế nào là cả hai bên dục sinh?
Đáp: Cả hai bên dục sinh là trời Ba Mươi Ba Tứ Vương Địa (Trời Ba Mươi Ba Đại Vương Địa). Hai bên cùng khởi sự, nên gọi là cả hai bên dục sinh. Hết thảy sự dục của cõi nầy như trước đã nêu đủ, chỉ nên phân biệt, nên nói là trời cả hai bên dục sinh. Như người ở thế gian nầy, chư Thiên cõi trời Ba Mươi Ba cư trú tại đỉnh núi Tu-di, hành dục như con người. Trong xứ của Tứ vương là địa thiên, thì cư ngụ dựa vào khoảng đất đai, cây cối, núi non, yêu thích cảnh giới dục lạc. Tất cả các thứ ấy gọi là trời hành dục, như nơi nhân gian, nhưng không có bất tịnh, dù có khí chất. Cư trú lên cao càng chuyển tăng. Đó gọi là trời Dục giới.
Hỏi: Thế nào là nẻo ác?
Đáp: Nẻo ác là: địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ. Ba thứ ấy là nẻo ác. Nẻo nầy là ác nên gọi là nẻo ác. Ác là không đáng yêu thích.
Hỏi: Thế nào là địa ngục?
Đáp: Địa ngục là các địa ngục Lạnh, địa ngục Nóng, địa ngục Biên (Địa ngục Nhân duyên). Địa ngục là không thể an vui, có nhiều thứ nay sẽ nói.
Hỏi: Thế nào là địa ngục Lạnh?
Đáp: Địa ngục Lạnh là:
1. Liễu khiếu hoán (Năng ngữ).
2. Bất liễu khiếu hoán (Bất liễu ngữ)
3. Bất khiếu hoán (Bất năng ngữ).
Là ba tướng, quán tướng nơi địa ngục Lạnh. Do kêu gào cực ác nên gọi là Khiếu hoán.
Hỏi: Thế nào là Liễu khiếu hoán (Năng ngữ)?
Đáp: Liễu khiếu hoán gồm ba địa ngục: 1. A-phù-đà (Át-phù-đà). 2. Nê-la-phù-đà (Ni-lại-phù-đà). 3. A-ba-bả (A-ba-ba). Ba địa ngục nầy là Liễu khiếu hoán.
+ A-phù-đà: Là nói về số lượng. Như ở nước Ma-kiệt, mười thương đựng hạt cải, mỗi thương đều nhận hai mươi Khư-lê, trong ấy đựng đầy hạt cải. Giả sử có người, cứ một trăm năm thì lấy ra một hạt cải, số lượng hạt cải kia cùng còn có thể hết, nhưng thọ mạng nơi địa ngục A-phù-đà thì không thể hết. Cứ hai thăng là một A-lặc. Bốn A-lặc là một Độc-lung-na. Mười sáu Độc-lung-na là một Khư-lê. Hai mươi Khư-lê là một thương. Như vậy cho đến mười thương, là so với số lượng thọ mạng của địa ngục A-phù-đà.
Lại nữa, A-phù-đà là giống như ung nhọt. Trong địa ngục nầy, do lạnh, nên trong thân sinh ra giống như ung nhọt, nên gọi là A-phù-đà.
+ Nê-la-phù-đà: Là không giống với ung nhọt, song khi đưa thân lên thì có gió thổi khiến phình trướng đầy khắp, nên gọi là Nê-la-phù-đà.
+ A-ba-bả: Là có gió thổi hết sức lạnh, lột bóc da thịt nơi thân rơi rớt xuống, vì quá run rẩy, kêu gào A-ba-ba, nên gọi là ngục A-ba-bả.
Ba thứ nầy là Liễu khiếu hoán.
Hỏi: Thế nào là Bất liễu khiếu hoán?
Đáp: Bất liễu khiếu hoán gồm có ba địa ngục: 1. A-trá (A-trá). 2. Hưu-trá-hưu (Hưu-trá-hưu). 3. Ưu-bát-la (Ưu-bát).
+ A-trá, Hưu-trá-hưu: Cũng có gió lạnh thổi hết sức lạnh, bóc vứt da thịt nơi thân rơi rớt khắp, tội nhân không thể chịu đựng nổi, hoặc lúc có phương tiện thì kêu la: A-trá! Hưu-trá-hưu!
+ Ưu-bát-la: Là có gió thổi, lạnh cùng cực, khiến da thịt nơi thân bị bóc ra rơi rớt khắp. Do nơi tội, nên từ trong thân sinh ra những lá sắt vây buộc quanh thân, như hoa Ưu-bát-la. Tội nhân ấy do đã phỉ báng các bậc Thánh Hiền, nên bị đọa vào địa ngục nầy, luôn nhận lấy khổ bức như thế.
Hỏi: Thế nào là Bất khiếu hoán?
Đáp: Bất khiếu hoán gồm bốn địa ngục: 1. Câu-mâu-đà-tu (Câu-vật-độ). 2. Kiền-đề-già-phần (Tu-kiền-đề). 3. Đà-lê-già (Phân-đà-lê). 4. Ba-đàm-ma (Bát-mộ).
Nơi bốn địa ngục nầy đều có gió thổi vô cùng lạnh buốt, thân thể bị phình trướng khắp, khiến thân giống như các thứ hoa Câu-mâu-đà-tu, Kiền-đề-già-phần v.v… Tội nhân thọ nhận các thứ khốn khổ cùng cực, trụ trong rên rỉ, là do đã phỉ báng các bậc Thánh Hiền, nên bị đọa vào bốn địa ngục ấy, hết thảy thời gian phải thọ nhận vô lượng khổ bức. Đó là tất cả mười địa ngục Lạnh, ở trong khỏang giữa bốn châu, dựa vào chân núi Thiết-vi, Đại Thiết-vi, hướng lên nơi cư trú, luôn ở nơi bóng tối. Gió lạnh hủy hoại thân thể, như lửa dữ thiêu đốt. Thân như đám trúc lau bị cháy khô, phát ra âm thanh lẫn lộn, mỗi mỗi thứ đều va chạm, sinh tưởng. Tất cả tội nhân đều do hủy báng Thánh hiền nên thọ nhận khổ não như thế. Như Đức Thế Tôn nói kệ:
Nê-la-phù có trăm ngàn
A-phù-đà ba mươi lăm
Cùng tột nẻo ác địa ngục
Miệng và ý đều nguyện ác.
Đó gọi là địa ngục Lạnh.
Hỏi: Thế nào là địa ngục Nóng?
Đáp: Địa ngục Nóng gồm:
1. Hữu chủ trị (Khảo lược).
2. Thiếu chủ trị (Thiếu khảo lược).
3. Vô chủ trị (Vô khảo lược).
Ba thứ nầy là quán xét về tướng. Chủ trị là khảo tra đánh đập.
Hỏi: Thế nào là Hữu chủ trị (Khảo lược)?
Đáp: Hữu chủ trị gồm ba địa ngục: 1. Hoạt (Hoàn hoạt). 2. Hành (Thị). 3. Hắc thằng (Hắc diên).
+ Địa ngục Hoạt: Là nơi chốn nầy, các ngục tốt thường dùng đao búa sắc bén để chặt, chẻ, róc, bằm chém các tội nhân, như chặt chém đầu dê. Da thịt bị xẻ băm tan hết rồi, tội nhân do duyên chưa hết, nên khi có gió lạnh thổi thì sinh trở lại như cũ.
Lại nhân nơi tội ác, nên tay tự nhiên sinh ra móng vuốt sắt, bén nhọn giống như đao mũi nhọn, hình tựa như trăng lưỡi liềm, mỗi mỗi thứ ý đều sinh oán kết: Kẻ kia từng bức bách ta, ta nay lại bức bách hắn. Do đấy sinh giận dữ. Lại cùng vồ lấy chặt chém, như chặt chém trúc lau. Kẻ kia, nơi thế gian nầy, tâm kết hận mà chết nên sinh trong địa ngục ấy.
+ Địa ngục Hắc thằng: Là bắt các tội nhân nằm dài nơi đất, dùng dây đen (Hắc thằng) quấn chặt từng đoạn rồi chặt chém. Các tội nhân kia ở nơi thế gian thường dùng dao chặt chém chúng sinh nên sinh vào địa ngục nầy.
Lại nữa, đám ngục tốt dùng vô số lá đồng, sắt nung đỏ rực cuộn chặt nơi thân tội nhân khiến xương bị vỡ nát, máu tủy trào ra. Những tội nhân nầy ở nơi trần gian luôn dùng roi gậy đánh đập, giết hại chúng sinh. Và người xuất gia thọ nhận các vật dụng của tín thí như y phục, đồ nằm ngồi v.v…, nhưng không tinh tấn tu tập, trá hiện trì giới, nên sinh vào đây. Tội nhân lại chịu khổ bức nơi chốn vô cùng tối tăm, khói xông mù mịt, thân bị treo ngược để hít nuốt lấy khói ấy. Các tội nhân đó ở nơi thế gian luôn dùng khói xông vào hang có chúng sinh cư trú để giết hại nên bị đọa vào địa ngục nầy.
+ Địa ngục Hành: Là các tội nhân được bày ra thành hàng như nơi quán xá giết mổ súc vật, bày bán thịt xương. Tội nhân bị chặt đứt tay chân, tai mũi, đầu cổ. Họ vốn hành nghề đồ tể nên bây giờ phải nhận lấy các thứ khổ bức như vậy. Lại nữa, mặt đất là sắt nóng, cai ngục dùng xe lửa sắt móc tội nhân vào đấy, giương mắt quát tháo inh ỏi, rồi cho xe chạy bừa. Các tội nhân nầy ở thế gian dùng ngựa, voi chuyên chở đồ vật, luôn hành hạ chúng, khiến chúng luôn khổ nhọc, nên bị đọa vào đây. Những tội nhân vốn dâm phạm vợ người thì bị đuổi chạy lên rừng cây kiếm, tự nhiên bị lửa đốt, thọ nhận vô số khổ não như thế. Đó là địa ngục Hữu chủ trị. Đám cai ngục là do hành duyên nên không bị lửa thiêu đốt, do hành báo nên không thể suy xét.
Hỏi: Thế nào là địa ngục Thiếu chủ trị (Thiếu khảo lược)?
Đáp: Địa ngục Thiếu chủ trị gồm ba địa ngục: 1. Chúng hợp (Đại tụ). 2. Đại khốc (Đại đề khốc). 3. Thiết hạm (Bị chích).
+ Địa ngục Chúng hợp: Tội nhân ở đây rất sợ đám cai ngục. Vô số tội nhân chạy ùa về phía núi. Vào rồi thì trước sau tự nhiên sinh lửa dữ ngăn chặn họ lại. Bị lửa dữ ngăn chận trước sau như thế, nơi hai phía núi tự khép lại như bị cối đá xay xát, do đấy, máu tuôn chảy như sông, thịt xương tan nát. Những tội nhân nầy ở thế gian vốn vui thích hành hạ, đày đọa các chúng sinh.
Lại nữa, nơi cối sắt lớn có lửa cháy dữ dội, ngục tốt dùng chày đâm giã tội nhân hàng năm trăm năm. Do tội duyên nên thọ mạng của tội nhân không hết. Họ vốn ở thế gian hay dùng cối để đâm giã sát hại các chúng sinh nhỏ yếu.
+ Địa ngục Đại khốc: Ở đây, núi sắt lớn có lửa dữ bốc cháy khắp nơi, bốn bên đều bị ngăn dứt không có lối đi. Đám cai ngục hung dữ quát hỏi các tội nhân: Muốn chạy tới đâu? Không việc thì cho việc, bèn dùng chày sắt nung lửa đỏ rực đánh đập vỡ đầu họ. Những tội nhân nầy ở nơi thế gian thường gây khốn khổ cho muôn người nên bị đọa vào địa ngục đại khốc.
+ Địa ngục Thiết hạm: Đất ở đây là sắt nung đỏ rực, đám tội nhân bị lùa đuổi khiến vào trong ấy và bị rang khô cho chín rồi đuổi ra ngoài, liền bị các loài chó dữ cắn xé ăn hết thịt. Gió nổi lên thì đám tội nhân sống trở lại như cũ. Lại bị xua đuổi vào chốn kia. Những tội nhân ấy, ở nơi thế gian nuôi tằm, rồi đem rang nướng, nên sinh vào cõi nầy.
Đó gọi là địa ngục Thiếu chủ trị.
Hỏi: Thế nào là địa ngục Vô chủ trị?
Đáp: Địa ngục Vô chủ trị gồm ba địa ngục: 1. Khốc (Đề khốc). 2. Chích (Bị chích). 3. Vô khuyết (Vô phần mễ).
+ Địa ngục Khốc: Ở đây, sắt được nung cháy đỏ, tợ như mai rùa, nơi chốn rất chật hẹp giam nhốt đầy tội nhân, dùng nắp sắt chụp xuống, khiến họ phải chịu vô số khổ bức như thế. Đám tội nhân ấy, ở nơi thế gian thường hay đốt phá ruộng đồng, cùng thiêu đốt, xông hơi vào các hang hốc có chúng sinh trú ngụ, do đấy nên bị đọa vào cõi nầy.
+ Địa ngục Chích: Núi sắt lớn ở đây bốc lửa dữ dội cùng phủ lấy đám tội nhân, dùng nạo sắt cắt, xẻ, giáp vòng thì gia tăng thiêu nướng. Một bên vừa chín thì nạo sắt liền chuyển, lần lượt đảo lộn. Những tội nhân kia, ở nơi thế gian hay đâm, xâu, giết người, nên sinh vào địa ngục nầy.
+ Địa ngục Vô khuyết: Mặt đất ở đây là sắt, chung quanh là lửa cháy bốc cao, rộng đến hàng trăm do-tuần, có bốn cửa như thành, dùng đồng mỏng phủ lên trên, lửa cứ cháy liên tục. Đám tội nhân ở trong đó, dồn đống như củi, lửa dữ thiêu đốt khắp chốn, thân thể tội nhân bị cháy tan nát, chịu đủ thứ khổ não. Họ do ở thế gian đã từng giết hại cha mẹ, giết hại các bậc A-la-hán, có ý ác hướng tới Phật, khiến thân Phật chảy máu, hoặc tạo loạn động nơi Tăng chúng cùng tạo mười nghiệp ác, thế nên bị đọa vào cõi nầy.
Đó gọi là địa ngục Vô chủ trị.
Hỏi: Thế nào là địa ngục Biên (Địa ngục Nhân duyên)?
Đáp: Địa ngục Biên là các địa ngục ở tại những vùng sông nước, núi rừng, đồng rộng, độc nhất thọ nhận quả báo của nghiệp ác.
Hỏi: Đã nói về địa ngục. Thế nào là súc sinh?
Đáp: Súc sinh là các loài vật đi trên đất, dưới nước, trên không, tất cả những loài ấy hoặc không chân, hoặc hai chân, hoặc nhiều chân.
+ Đi trên đất: Như voi, ngựa, trâu, bò, dê, lừa, la, lạc đà v.v…
+ Đi dưới nước: Như các loài cá Ma-kiệt, Thất-thâu, Ma-lại v.v…
+ Đi trên không: Như các loài chim, các loài ruồi muỗi, ong ve v.v…
Hết thảy là loài không chân, hai chân, nhiều chân.
+ Không chân: Như loài rắn.
+ Hai chân: Như loài chim.
+ Nhiều chân: Như các loài trâu bò dê ngựa, cùng loài trăm chân.
Hết thảy các loài súc sinh kia là do hành nghiệp của tội lớn, nên sinh vào loài ấy, đó gọi là súc sinh.
Hỏi: Thế nào là ngạ quỷ?
Đáp: Ngạ quỷ gồm ba loại quỷ:
1. Vô tài (Vô thực).
2. Thiểu tài (Thiểu thực).
3. Đa tài (Đại thực).
Hỏi: Thế nào là quỷ Vô tài?
Đáp: Quỷ Vô tài gồm có ba loại: 1. Quỷ miệng như bó đuốc. 2. Quỷ miệng như cây kim. 3. Quỷ miệng hôi thối.
+ Quỷ miệng như bó đuốc: Hợp với miệng là ngọn lửa bốc cháy từ nơi miệng phun ra, tự thiêu đốt thân thể, như lửa đồng đốt cháy cây đa la. Loại nầy, ở thế gian đa phần hành tham lam, keo kiệt, nên sinh trong loài quỷ ấy, chịu vô số khổ não.
+ Quỷ miệng như cây kim: Loài quỷ nầy bụng to như hang núi, cổ họng thì nhỏ như lỗ kim, giả như có nhiều thức ăn cũng không thể ăn được.
+ Quỷ miệng hôi thối: Loài quỷ nầy miệng bị rữa nát, hôi hám như phân nơi nhà xí, tự ợ ra mùi hôi thối, không bụng nên không được ăn gì cả, luôn chịu thống khổ như vậy. Đó gọi là quỷ Vô tài.
Hỏi: Thế nào là quỷ Thiểu tài (Thiểu thực)?
Đáp: Quỷ Thiểu tài gồm có ba loại: 1. Lông nơi thân như cây kim. 2. Lông nơi thân hôi thối. 3. Có bướu ở cổ.
Loài quỷ nầy hoặc có lúc có được chút ít vật bất tịnh để ăn, nên gọi là Thiểu tài (có chút ít của cải).
+ Quỷ lông nơi thân như cây kim: Loài nầy, lông nơi thân rất cứng, dài, đầu lông bén như cây kim, phủ khắp thân thể, đi lại rất khó khăn, vì các lông nhọn trở lại tự đâm vào người, như mũi tên nhọn bắn vào loài hươu nai, nhận lấy khổ bức lớn, hoặc có khi có được chút ít thức ăn.
+ Quỷ lông nơi thân hôi thối: Loài nầy lông nơi thân rất hôi hám, phủ khắp mình, lại cùng tự đâm chích vào thân thể. Thân xú uế, gió thổi bốc lên, sinh sân giận nên tự nhổ lông. Luôn thọ khổ bức như vậy.
+ Quỷ có bướu ở cổ: Do nghiệp báo của tội nơi chính mình tạo ra, nên sinh ung bướu ấy, trở lại tự làm vỡ, máu mủ tuôn đầy, lấy đó để ăn. Đấy gọi là quỷ Thiểu tài.
Hỏi: Thế nào là quỷ Đa tài (đại thực)?
Đáp: Quỷ Đa tài gồm ba loại quỷ: 1. Quỷ khí (Quỷ khí thổ). 2. Quỷ thất (Quỷ tàn thực). 3. Quỷ đại thế (Quỷ đại phi).
+ Quỷ khí: Loài nầy do thọ mạng đời trước có bố thí nên có được thức ăn dư thừa. Loài quỷ nầy trọn đời nhờ vào cúng tế mà có thức ăn, do đấy nên được an vui.
+ Quỷ thất: Loài nầy trọn đời có được thức ăn nơi các ngả tư đường lớn, các đường hẻm, ngõ tắt, với những thức ăn rơi rớt ở đây, nên cũng được vui vẻ.
+ Quỷ đại thế: Là ba loại: Dạ-xoa (Duyệt-xoa), La-sát (La-sát), Tỳ-xá-già (Yếm quỷ). Cảnh giới của chúng như chư Thiên. Túc mạng có phước đức nên hoặc được thức ăn ngon, ăn rồi thì có vô số quỷ đói vây quanh, cùng thấy sinh khổ. Như người ở tại ngục, thấy người thân sinh khổ, loài quỷ kia cũng thế, thấy đám quỷ đói vây quanh sinh khổ não, do khổ ấy nên thức ăn biến thành mủ. Chúng phải thọ nhận khổ não như vậy. Đấy gọi là quỷ Đại thế. Chúng có hình tướng súc sinh, người, trời, tùy theo nghiệp lực. Đó gọi là cõi Dục.
Hỏi: Thế nào là Sắc giới?
Đáp: Sắc giới là hữu hỷ, vô hỷ, hộ (cập niệm, vô niệm, hộ).
Cõi Sắc là không dục, chỉ do thiền dứt trừ giận dữ, có được sắc tươi đẹp như vàng ròng đã luyện. Cõi nầy có hỷ, không hỷ, lìa khổ lạc là hộ (xả). Hỷ cùng với lạc nên gọi là hữu hỷ (có hỷ). Lìa hỷ, không có hỷ với lạc nên gọi là vô hỷ (không hỷ). Lìa khổ, dứt lạc ấy như không còn đóng ngựa vào xe.
Hỏi: Thế nào là hữu hỷ (cập niệm)?
Đáp: Hữu hỷ gồm hữu giác (tự giác), vô giác (vô hành) và thiểu quán (vô giác).
Cùng với giác nên gọi là hữu giác. Lìa giác nên gọi là vô giác. Có ít quán nên gọi là thiểu quán. Lạc là lìa, là nói về thiền. Ở đây, hữu giác là sơ thiền, vô giác là hai thiền. Thiểu quán là trung gian thứ nhất. Hành tập thiền nầy sinh trong cõi Sắc. Nói chúng sinh là nói về cõi. Nói về cõi là nói về thiền.
Hỏi: Ai hành tập sinh thiền hữu giác?
Đáp: Hữu giác (tự giác) gồm: Phạm-phú-lâu (Phạm-phú-toan), Phạm-ca-di (Phạm-ca-di), Phạm-ba-sản (Phạm-ba-lợi-sa). Hành tập thiền hữu giác sinh trong cõi ấy. Ba cõi trời đó là hữu giác. Hạ, trung theo đấy mà sinh.
Đại phạm là do thiểu quán sinh. Nghĩa của giác, quán như trước đã nói.
Hỏi: Thế nào là vô giác (Vô hành)?
Đáp: Vô giác gồm các cõi trời:
1. Thiểu quang (Thiểu quang).
2. Vô lượng quang (Vô lượng quang).
3. Quang diệu (Quang âm).
Giác hành tập thiền vô giác, hỷ lạc tương ưng nên sinh nơi ba cõi ấy. Tưởng nầy hoặc là giả tưởng, hoặc là nhân tưởng.
Lại nữa, thiểu quang là lúc nói năng, từ miệng phát ra ít ánh sáng. Ánh sáng ít nên gọi là Thiểu quang. Ánh sáng nhiều nên gọi là Vô lượng quang. Ánh sáng thanh tịnh, vô biên, nên gọi là Quang diệu.
Hỏi: Đã nói về hữu hỷ. Thế nào là vô hỷ (vô niệm)?
Đáp: Vô hỷ gồm ba cõi trời:
1. Thiểu tịnh (Thiểu tịnh).
2. Vô lượng tịnh (Vô lượng tịnh).
3. Biến tịnh (Biến tịnh).
Giác hành tập thiền vô hỷ cùng lạc, là sinh nơi ba cõi trời ấy.
Thiểu tịnh: Gọi là không có nhiều. Đây là thiền ít phương tiện tương ưng, sinh trời Thiểu tịnh thọ an lạc. Cũng ít phương tiện, vừa, sinh cõi trời Vô lượng tịnh. Phương tiện trên, hơn, sinh cõi trời Biến tịnh.
Hỏi: Thế nào là hộ (xả)?
Đáp: Hộ là ba thứ hữu tưởng, vô tưởng, giác ý tương ưng. Hộ ấy là tu tập thiền hộ (xả), tương ưng lạc, sinh trong ba cõi trời:
1. Quả thật (Quả thật).
2. Vô tưởng (Vô tưởng).
3. Tịnh cư (Tịnh cư).
Ở đây, Quả thật: Là tu tập bậc hạ, trung, thượng nơi thiền thứ tư, sinh cõi trời Quả thật.
Vô tưởng: Dứt trừ tưởng nên sinh Vô tưởng. Cõi nầy diệt thọ tưởng thức, do không có tưởng dục nên cùng diệt, chỉ có sắc ấm, hành ấm, một ít nhập sinh tưởng liền diệt.
Hỏi: Thế nào là Tịnh cư?
Đáp: Tịnh cư gồm các cõi trời:
+ Thiện hiện (Thiện kiến).
+ Thiện kiến (Thiện hảo kiến).
+ Tịnh (Thanh tịnh).
Ba cõi trời nầy là trời Tịnh cư. Tịnh cư là cư trú nơi chốn các phiền não đã dứt hết.
Hỏi: Năm địa Tịnh cư, nay vì sao nói ba?
Đáp: Trời Tịnh cư gồm ba:
+ Vô phiền (Vô sở xúc).
+ Vô nhiệt (Vô nhiệt).
+ Sắc cứu cánh (Nhất cứu cánh).
Ba cõi nầy là tướng của cõi Tịnh.
Hỏi: Thế nào là Vô sắc giới?
Đáp: Vô sắc giới, trong phần nói về tu (phân biệt) ở trước đã nói. Hành giả ở nơi thế gian tu tập chánh thọ (định), sinh cõi Vô sắc, là đạo và quả cùng nêu bày.
Phần thứ hai của phẩm Nương Dựa nơi ba Pháp độ đã nói xong.
TỨ A HÀM MỘ SAO GIẢI, phần 9
Hỏi: Đã nói về Ấm, Giới. Vậy thế nào là Nhập (Xứ)?
Đáp: Nhập (xứ) gồm ba:
1. Xúc nhập (Xúc xứ).
2. Độ nhập (Dị học xứ).
3. Giải thoát nhập (Giải thoát xứ).
Ba thứ ấy là tướng của nhập. Nhập là nghĩa nương dựa, như thiên xứ.
Hỏi: Nhập ấy là cái gì nhập?
Đáp: Công đức, ác nhập. Ở đây, giải thoát nhập là chỗ dựa của công đức. Độ nhập là chỗ dựa của ác. Xúc nhập là chỗ dựa của cả hai. Ý nhiễm ô sinh ác. Ý thanh tịnh sinh công đức.
Hỏi: Thế nào là Xúc nhập?
Đáp: Xúc nhập (Xúc xứ) gồm ba:
+ Cảnh giới gần (Hành gần).
+ Cảnh giới không gần (Hành không gần).
+ Không cảnh giới (Không hành).
Cảnh giới là xứ duyên. Tùy theo duyên ấy mà hành là cảnh giới kia. Duyên gần gọi là cảnh giới gần. Duyên không gần gọi là cảnh giới không gần. Không duyên gọi là không cảnh giới.
Hỏi: Thế nào là cảnh giới gần (Hành gần)?
Đáp: Cảnh giới gần là mũi, lưỡi, thân nhập, tức tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, là ba cảnh giới gần.
Hương đến mũi mới ngửi, không đến không ngửi. Tuy có hoa rất xa, song hương rời hoa, bay đến mũi ngửi. Hương là tánh sắc, do đấy, gió bắc thổi, hương bay tới nam, không đến bắc, thế nên hương lìa hoa, đi đến mũi ngửi. Vị cũng thế. Theo lưỡi biết vị, không từ đồ chứa, không từ tay. Xúc cũng như thế. Chỗ nhận biết của thân căn là tám thứ: cứng mềm, nhẹ nặng, thô rít, lạnh nóng. Do các thứ kia được tiếp xúc mà sau nhận biết, thế nên ba thứ ấy là cảnh giới gần.
Hỏi: Thế nào là cảnh giới không gần (Hành không gần)?
Đáp: Cảnh giới không gần gồm: mắt, tai, ý nhập, tức nhãn nhập, nhĩ nhập và ý nhập. Ba nhập nầy là cảnh giới không hần.
Hỏi: Mắt cũng thấy gần nơi cảnh giới ít, không bức bách. Tai cũng như thế. Con muỗi ở trong tai cũng nghe tiếng vo ve. Ý là vô sắc, làm sao biết là cảnh giới không gần?
Đáp: Do đấy nên nói là cảnh giới không gần. Nếu không bức bách là thọ nhận cảnh giới.
Hỏi: Bằng với bao nhiêu là cảnh giới không gần?
Đáp: Ở đây không có hạn lượng. Hoặc có bốn mươi do-tuần thấy mặt trời mặt trăng, hoặc không thấy. Hoặc một do-tuần thấy hình sắc, hoặc mười dặm tùy theo sức của căn. Do đó, nên gọi là cảnh giới không gần, không nói là cảnh giới xa, song không buộc phải nhận cảnh giới. Không phải do vật đến xứ thấy mới thấy, lìa nhưng sau thấy. Tai cũng như thế. Không phải do bắt buộc gần nên được nghe. Con muỗi tuy ở trong lỗ tai nhưng không đến xứ nghe. Đây cũng tùy theo sức của căn để nghe âm thanh. Ý là vô sắc, nó không có gần xa. Do đấy nên nói cảnh giới không gần, không nói cảnh giới xa.
Hỏi: Thế nào là không cảnh giới (Vô hành)?
Đáp: Không cảnh giới là: bên ngoài, mình thọ nhận, người khác thọ nhận, cùng không thọ nhận.
Bên ngoài là không cảnh giới. Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ở đây giả gọi là bên ngoài. Mình thọ nhận (sắc là chính v.v…) kẻ khác thọ nhận (Sắc, thanh, hương, vị, xúc) cùng không thọ nhận. Không cảnh giới nầy chỉ là cảnh giới khác. Năm cảnh giới ấy không duyên, nhưng pháp nơi đối tượng duyên của kẻ khác nên phân biệt, là cũng có nhiều không cảnh giới nên nói là không cảnh giới.
Hỏi: Đã nói về Xúc nhập. Thế nào là Độ nhập (Dị học xứ)?
Đáp: Độ nhập (Dị học xứ) là:
Nói về nhân một xứ (Luận về nghĩa một xứ).
Nói về nhân không đúng (Luận về nghĩa hư giả).
Nói về không nhân (Luận về không nghĩa).
Nghĩa của ba thứ nầy là vô lượng, nhưng lược nói là ba độ nhập.
+ Nói về nhân một xứ: Là lời nói, như cờ Nhân-đà-la được nhiều người giương cao đem tới. Trong đấy có chỗ nói là do Điều-đạt mang đến. Điều-đạt cùng ở trong số đó, song không phải một mình Điều-đạt làm công việc nầy, nên là nhiều người mà nói một. Nói về nhân một xứ cũng như thế. Ba sự hợp thành nghĩa, hoặc nghiệp của thọ mạng đời trước, hoặc hiện đang làm, hoặc do ân của kẻ khác. Ba sự như thế tạo thành nghĩa, nhưng chỉ nói một.
+ Nói về nhân không đúng: Là nêu bày. Như cờ Nhân-đà-la ấy có người nói không phải một người mang đến, cũng không phải hai người. Ở đây, tuy có nhân nhưng là không đúng.
+ Nói về không nhân: Là nêu bày. Như nói cờ Nhân-đà-la không có nhân mà đến.
Hỏi: Thế nào là nhân một xứ (Nghĩa một xứ)?
Đáp: Một xứ là: nghiệp, tự tha, công phu.
Một đã nói mình đã tạo tác, có hai thứ:
1. Hoặc túc mạng đã tạo tác.
2. Hoặc hiện tại đã tạo tác.
Ở đây, nếu túc mạng đã tạo tác, đó gọi là nghiệp.
Hoặc lại có chỗ nói: Trời tạo tác. Ba thứ như thế tạo thành nghĩa, như trước đã nói. Ba thứ nghĩa như vậy, hoặc nói là nghiệp, hoặc nói là công phu, hoặc nói là ân của kẻ khác. Một xứ là chỉ nói về nghiệp. Kẻ kia như thế là phụ công sức của kẻ khác, không biết ân nghĩa, không thể cùng làm việc. Nếu mình vốn đã tạo tác, cầu, do không cầu hợp, nên tự đạt được. Nói về một xứ có những lỗi như vậy.
Hỏi: Thế nào là nhân không đúng (Nghĩa hư giả)?
Đáp: Nói về nhân không đúng là nói về ba thứ:
1. Chúng sinh pháp (Chúng sinh pháp).
2. Cùng với chúng sinh (Cùng với chúng sinh).
3. Pháp căn nhân tưởng (Căn nghĩa tưởng).
Chúng sinh tốt xấu đã tạo. Hoặc lại nói pháp đã tạo. Hoặc nói chúng sinh cùng pháp đã tạo, là nói về ba thứ nhân không đúng. Song không phải chúng sinh đã tạo, không phải pháp đã tạo, cũng không phải cả hai cùng tạo.
Hỏi: Thế nào là chúng sinh – căn nhân tưởng?
Đáp: Chúng sinh là Phạm, Y-nhiếp-phi-la, nghĩa là nói về Sử-nậu. Nói: Là chúng sinh tạo tác thế gian, Phạm là chủ tạo hóa, Y-nhiếp-phi-la là chủ tạo hóa, nghĩa là Sử-nậu là chủ tạo hóa. Người không tuệ cho là như thế.
Nói Phạm tạo hóa: Là nói Phạm-thiên (Phạm ma) tạo ra hư không, hư không tạo ra gió, gió tạo ra nước, đất, nước đất tạo ra gò nổng núi non cây cỏ. Như thế là có thế gian. Hết thảy các thuyết ấy đều có lỗi. Vì sao? Vì nếu Phạm-thiên tạo ra hư không và đất thì vị ấy trụ ở xứ nào để tạo? Nếu tức trụ trong ấy để tạo, nghĩa nầy không đúng. Như thế là có lỗi. Như Nhiếp-phi-la nghĩa là Sử-nậu cũng như vậy.
Hỏi: Thế nào là pháp?
Đáp: Pháp là: thời (thời) tạo, khí (vị) tạo, tự nhiên (tánh) tạo. Ba thứ nầy gọi là pháp căn nhân. Ở đây nói thời là:
1. Thời tiết sinh tất cả.
2. Tất cả thời tiết thành.
3. Tất cả thời bị hoại.
4. Tất cả đời, thời tạo.
Thuyết nầy là có lỗi, như trong phần nói về một xứ ở trước. Người có thể cầu, không cầu. Hoặc không thể cầu mà cầu, được là thời tạo, hành không tạo. Chớ nên cho là không có lỗi. Vì sao? Vì thời là không. Nếu không tạo ra vật thì nghĩa ấy không đúng. Như thế đều có lỗi.
Khí cũng không thể tạo. Khí là không có tình. Đó là sự không sự. Khí không có mạng nầy.
Tự nhiên nếu sinh là không có nghĩa tự nhiên.
Nếu không là không nhân, hoặc không nhân sinh tất cả, sinh cũng tự nhiên như thế, thì đâu có sai lầm? Nếu là hữu thường thì thuyết kia có lỗi gì? Là không hữu thường, là hư hoại. Như thế là lỗi được đối chiếu, chớ nói là không lỗi.
Hỏi: Thế nào là không nhân (Không nghĩa)?
Đáp: Không nhân là tánh (tự nhiên), ngẫu (cưỡng phục), không (vô sở hữu). Nói về không nhân là nói về ba thứ: Nói về tánh, nói về ngẫu nhiên, nói về không.
+ Tánh (tự nhiên): Là nói trong tánh của muôn vật sinh ra, không phải nhân nơi cái khác. Vì sao? Vì như cây gai đâm chích nhanh hay không thể nhanh. Như thế là nói về tất cả.
+ Ngẫu nhiên (cưỡng phục): Là nói muôn vật ngẫu nhiêu sinh. Như nguồn của suối nước lớn, cỏ cây cành lá rơi vào trong đó hợp tại một chốn, nói là ngẫu nhiên như thế. Gió kia ngẫu nhiên thổi tới, hoặc thổi khắp các xứ. Muôn vật sinh cũng như thế.
+ Nói không (không sở hữu): Là nói về việc xét kỹ như vậy. ở đây là không sở hữu. Vì sao sinh, do cái gì sinh, ở xứ nào sinh? Đây là không có sở hữu. Hết thảy thuyết kia đều có lỗi. Vì sao? Vì nếu muôn vật do tánh (tự nhiên) nên sinh, thì lúc mầm lúa thóc sinh, không cần phải cày bừa ruộng, cũng chẳng cần đem nước vào. Nếu không có các việc nầy thì mầm lúa thóc rốt cuộc không sinh. Do đấy muôn vật không phải do tánh sinh. Như thế là mỗi mỗi thuyết nên dứt bỏ.
Hỏi: Đã nói về Độ nhập. Thế nào là Giải thoát nhập (giải thoát xứ)?
Đáp: Giải thoát nhập (Giải thoát xứ) là: Tưởng (Tưởng), Thiền (Thiền), Nghe rộng (Tụng).
Ba thứ nầy là giải thoát nhập.
Giải thoát là diệt trừ ác nên được giải thoát. Ba nhập nầy đều dựa vào đấy nên được giải thoát.
Tưởng: Là nghĩa duyên. Duyên dựa nơi Phật, Phật Bích-chi, Thanh-văn nên được giải thoát.
Thiền: Là như đã nói nơi phẩm thứ nhất. Nên quán xét nghĩa ấy, cũng dựa vào đấy để được giải thoát.
Hỏi: Thế nào là nghe rộng (tụng)?
Đáp: Nghe rộng gồm:
1. Giảng nói (Nói).
2. Lắng nghe (Lắng nghe).
3. Đọc tụng (Đọc tụng).
+ Giảng nói: Là nói như đã được nghe.
+ Lắng nghe: Là nghe như đã nêu giảng.
+ Đọc tụng: Là tụng đọc những chỗ đã nghe.
Hỏi: Nghe rộng, như trong phần đa văn ở trước đã nói về Khế kinh, A-tỳ-đàm, Luật. Ở đây có khác biệt gì khi lại nói giảng nói, lắng nghe, đọc tụng?
Đáp: Ba thứ nói ở trước là đa văn, nên thọ nhận ba thứ: thọ nhận lúc nói, thọ nhận lúc nghe, thọ nhận lúc tụng.
Bốn chúng đệ tử của Đức Thế Tôn, có xứ chân đế thành có xứ thí, thành có xứ chỉ, thành có xứ tuệ, thành các thứ ấy là phương tiện (tương ưng). Lắng nghe, lãnh hội Chân đế nên được giải thoát. Xứ thí là nói về chỉ. Xứ chỉ là theo thiền. Xứ tuệ là từ tụng đọc. Đó gọi là xứ giải thoát.
Ba Pháp độ nầy, chánh quán không trở ngại, ý muốn khiến thấy về nẻo chân, lần lượt đạt được, là giải thoát. Được giải thoát nên kẻ trí tu học pháp của Đức Thế Tôn.
Phần thứ ba của phẩm Nương Dựa nơi ba Pháp độ đã nói xong. HẾT - QUYỂN 2
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.82.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.