Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tử Vi »»
(北礀居簡, Hokkan Kokan, 1164-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kính Tẩu (敬叟), thông xưng là Bắc Nhàn Hòa Thượng, họ là Long (龍), người vùng Viễn Xuyên (遠川, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông nương theo Viên Trừng (圓澄) ở Quảng Phước Viện (廣福院) trong làng xuất gia, rồi đến tham vấn Biệt Phong (別峰) cũng như Đồ Độc (塗毒) ở Kính Sơn (徑山, Tỉnh Triết Giang). Có hôm nọ, nhân nghe câu nói của Vạn Am (卍庵), ông chợt tỉnh ngộ, đi đến Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang), gặp được Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông theo vị này suốt 15 năm trường, sau đó bắt đầu tuyên dương giáo pháp ở Bát Nhã Thiền Viện (般若禪院), rồi sau dời đến Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (報恩光孝禪寺). Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) không có người trú trì, nên cung thỉnh ông nhưng ông lại chối từ vì bệnh hoạn. Về sau ông đến dựng một cái thất nhỏ ở Bắc Nhàn (北礀) trên Phi Lai Phong (飛來峰) và sống nơi đây trong 10 năm. Từ đó về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Thiết Quan Âm Thiền Tự (鐵觀音禪寺) ở Hồ Nam (湖南, Tỉnh Triết Giang), Tây Dư Đại Giác Thiền Tự (西余大覺禪寺), Tư Khê Viên Giác Thiền Tự (思溪圓覺禪寺) ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Chương Giáo Thiền Tự (彰敎禪寺) ở Phủ Ninh Quốc (寧國府), Hiển Khánh Thiền Tự (顯慶禪寺) và Bích Vân Sùng Minh Thiền Tự (碧雲崇明禪寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Huệ Nhật Thiền Tự (慧日禪寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Thiền Viện (道塲山護聖禪院), Tịnh Từ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (淨慈山報恩光孝禪寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 4 năm thứ 6 (1253) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 83 tuổi đời và 62 hạ lạp. Một số trước tác của ông hiện còn lưu hành như Bắc Nhàn Hòa Thượng Ngữ Lục (北礀和尚語錄), Bắc Nhàn Văn Tập (北礀文集) 10 quyển, Bắc Nhàn Thi Tập (北礀詩集) 9 quyển, Bắc Nhàn Ngoại Tập (北礀外集) 1 quyển.
(百八煩惱): 108 loại phiền não, còn gọi là Bách Bát Kết Nghiệp (百八結業), vì phiền não thường có thể sinh các loại ác nghiệp. Về nội dung của chúng, Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 7, Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) quyển 6, v.v., có liệt kê 108 loại phiền não chỉ cho 10 Triền (十纒, 10 loại phiền não trói buộc chúng sanh) và 98 Kiết (九十八結, 98 loại phiền não trói buộc và sai khiến chúng sanh). 10 Triền là Vô Tàm (無慚, không biết xấu hổ khi không cung kính người có công đức và đức độ), Vô Quý (無愧, không biết xấu hổ khi phạm tội), Tật (嫉, đố kỵ, ghen ghét), Xan (慳, keo kiệt đối với tài sản bố thí của thế gian và pháp tài của xuất thế gian), Hối (悔, tâm bất an khi hối hận những sai lầm đã tạo ra), Miên (眠, tâm hôn trầm nên không có năng lực tỉnh giác), Trạo Cử (掉舉, khiến cho tâm không yên lắng, không thể thành tựu các Thiền quán), Hôn Trầm (惽沉, thần thức hôn mê, thân tâm không có năng lực an trú các thiện pháp), Phẫn (忿, khi bị làm sai ý mình thì sanh phẫn nộ, mất đi chánh niệm) và Phú (覆, che giấu tội lỗi của mình). 98 Kiết gồm 88 Kiến Hoặc (見惑, sai lầm về cái nhìn, quan điểm) và 10 loại Tu Hoặc (修惑, sai lầm về tu tập) của Ba Cõi. Trong các tự viện, thường đánh 108 tiếng chuông vào buổi sáng sớm cũng như chiều, với ý nghĩa là để tiêu trừ 108 loại phiền não này. Bên cạnh đó, cũng căn cứ vào số phiền não này, có hình thức 108 lần niệm tụng, xâu chuỗi 108 hạt, 108 Tam Muội, v.v.
(寶筏): chiếc bè quý báu. Đây là thuật ngữ Phật Giáo, tỷ dụ cho Phật pháp vi diệu, cao quý có thể dẫn dắt chúng sanh vượt qua biển khổ đạt đến bờ bên kia. Trong bài thơ Xuân Nhật Quy Sơn Ký Mạnh Hạo Nhiên (春日歸山寄孟浩然) của thi sĩ Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường có câu: “Kim thằng khai giác lộ, bảo phiệt độ mê xuyên (金繩開覺路、寶筏渡迷川, thừng vàng bày nẻo giác, bè báu qua sông mê).” Hay trong bài Trùng Tu Viên Gia Sơn Bi Ký (重修袁家山碑記) của Phạm Dương Tuân (范陽詢, ?-?) nhà Thanh có đoạn rằng: “Thần tiên giả dĩ kim đan vĩnh bảo tánh mạng, dĩ bảo phiệt phổ độ chúng sanh (神仙者以金丹永保性命、以寶筏普渡眾生, đấng thần tiên lấy thuốc hay giữ tánh mạng lâu dài, lấy bè báu độ khắp chúng sanh).” Trong Phổ Năng Tung Thiền Sư Tịnh Độ Thi (普能嵩禪師淨土詩, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1215) lại có câu: “Tiêu nghi tức lự tuyệt phan duyên, trì danh ức niệm ưng như thị, bảo phiệt thường đình khổ hải biên, Tây phương thắng cảnh diệu nan lường (消疑息慮絕攀緣、持名憶念應如是、寶筏常停苦海邊、西方勝境妙難量, hết nghi dứt nghĩ bặt phan duyên, trì danh tưởng niệm nên như vậy, bè báu thường dừng biển khổ bên, Tây phương thắng cảnh tuyệt khó lường).” Hoặc trong Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa (般若心經解義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 570) lại có câu: “Thử kinh thành liệu chúng khổ chi linh đan, độ mê tân chi bảo phiệt dã (此經誠療眾苦之靈丹、渡迷津之寶筏也, kinh này thật là linh đơn chữa trị các bệnh khổ, là bè báu đưa người qua bến mê vậy).”
(寶筏): chiếc bè quý báu. Đây là thuật ngữ Phật Giáo, tỷ dụ cho Phật pháp vi diệu, cao quý có thể dẫn dắt chúng sanh vượt qua biển khổ đạt đến bờ bên kia. Trong bài thơ Xuân Nhật Quy Sơn Ký Mạnh Hạo Nhiên (春日歸山寄孟浩然) của thi sĩ Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường có câu: “Kim thằng khai giác lộ, bảo phiệt độ mê xuyên (金繩開覺路、寶筏渡迷川, thừng vàng bày nẻo giác, bè báu qua sông mê).” Hay trong bài Trùng Tu Viên Gia Sơn Bi Ký (重修袁家山碑記) của Phạm Dương Tuân (范陽詢) nhà Thanh có đoạn rằng: “Thần tiên giả dĩ kim đan vĩnh bảo tánh mạng, dĩ bảo phiệt phổ độ chúng sanh (神仙者以金丹永保性命、以寶筏普渡眾生, đấng thần tiên lấy thuốc hay giữ tánh mạng lâu dài, lấy bè báu độ khắp chúng sanh).” Trong Phổ Năng Tung Thiền Sư Tịnh Độ Thi (普能嵩禪師淨土詩, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1215) lại có câu: “Tiêu nghi tức lự tuyệt phan duyên, trì danh ức niệm ưng như thị, bảo phiệt thường đình khổ hải biên, Tây phương thắng cảnh diệu nan lường (消疑息慮絕攀緣、持名憶念應如是、寶筏常停苦海邊、西方勝境妙難量, hết nghi dứt nghĩ bặt phan duyên, trì danh tưởng niệm nên như vậy, bè báu thường dừng biển khổ bên, Tây phương thắng cảnh tuyệt khó lường).” Hoặc trong Bát Nhã Tâm Kinh Giải Nghĩa (般若心經解義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 26, No. 570) lại có câu: “Thử kinh thành liệu chúng khổ chi linh đan, độ mê tân chi bảo phiệt dã (此經誠療眾苦之靈丹、渡迷津之寶筏也, kinh này thật là linh đơn chữa trị các bệnh khổ, là bè báu đưa người qua bến mê vậy).”
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(s: pārimaṃ, tīraṃ, paryavasāna, 彼岸): bờ bên kia, từ đối xứng với thử ngạn (此岸, bờ bên này), chỉ cảnh giới lý tưởng. Cõi mê muội được xem như là bờ bên này, tức là cảnh giới sanh tử; thế giới giác ngộ là bờ bên kia, cảnh giới Niết Bàn. Vì vậy, sang đến bờ bên kia được gọi là Đáo Bỉ Ngạn (s: pāramitā, 到彼岸, âm dịch là Ba La Mật Đa [波羅蜜多]). Tại Nhật Bản, có Bỉ Ngạn Hội (彼岸會, Higane), pháp hội tiến hành trong vòng 7 ngày, giữa Xuân phân và Thu phân, tương truyền do Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi) sáng lập. Từ đầu thời Bình An (平安, Heian), pháp hội này đã được tiến hành long trọng trong triều đình và đến thời Giang Hộ (江戸, Edo) thì trở thành lễ hội trong năm. Trong thời gian 7 ngày này, tín đồ Phật tử cũng đến lễ chùa, thăm viếng mộ phần ông bà tổ tiên. Với ý nghĩa bỉ ngạn là thế giới giác ngộ và thử ngạn là thế giới mê lầm, Bỉ Ngạn Hội được xem như là hành sự của Phật Giáo hướng về thế giới giác ngộ. Hơn nữa, phát xuất từ việc quán tưởng mặt trời trong Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經); cũng như vào dịp Xuân phân và Thu phân, khi mặt trời lặn về hướng Tây thì quán tưởng cõi Tây Phương Tịnh Độ của đức Phật Di Đà. Pháp hội này biến dung từ việc sùng bái tổ tiên của Nhật Bản, trở thành pháp yếu cúng dường tổ tiên.
(s: Bodhisena, j: Bodaisenna, 菩提僊那, 704-760): vị tăng Ấn Độ sang Nhật Bản dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara), xuất thân dòng dõi Bà La Môn ở Nam Ấn Độ, còn gọi là Bà La Môn Tăng Chánh (婆羅門僧正), Bồ Đề Tăng Chánh (菩提僧正). Truyền ký về ông trong Đại An Tự Bồ Đề Truyền Lai Ký (大安寺菩提傳來記) của Nam Thiên Trúc Bà La Môn Tăng Chánh Bi (南天竺婆羅門僧正碑) do đệ tử Tu Vinh (修榮) soạn cũng như Đông Đại Tự Yếu Lục (東大寺要錄), vẫn còn lưu lại. Tiên Na được khắp nơi trong nước tôn kính và rất nhiều tư tưởng gia tán dương. Ông đi từ Trung Á, Tây Á để sang Trung Quốc, theo bước chân truyền bá Phật Giáo của các danh tăng như An Thế Cao (安世高), v.v., từ rặng Hy Mã Lạp Sơn vượt qua Tây Tạng và cuối cùng đến nước Đại Đường, Trung Hoa. Mục đích chính của ông tại đây là tham bái Bồ Tát Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊) trên Ngũ Đài Sơn (五台山). Tại nhà Đường, tương truyền ông từng lấy Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Trường An (長安) làm cứ điểm hoạt động bố giáo. Sau đó, thể theo lời thỉnh cầu của vị tăng sang nhà Đường cầu pháp là Lý Kính (理鏡) và vị Chánh Sứ Đa Trị Tỉ Quảng (多治比廣), ông cùng với đệ tử xuất thân vùng Lâm Ấp (林邑, Nam bộ Việt Nam)—Phật Triết (佛哲, hay Phật Triệt [佛徹]) và vị Đường tăng Đạo Tuyền (道璿) sang Nhật Bản vào năm thứ 8 (736) niên hiệu Thiên Bình (天平). Ban đầu, cả ba người dừng chân ở Đại Tể Phủ (大宰府, Dazaifu), rồi được Hành Cơ (行基, Gyōki) nghênh đón lên kinh đô, sau đó đến trú ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Tại đây, ông thường đọc tụng Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṁsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) và tinh thông về chú thuật, cho nên chú thuật Ấn Độ đã được Tiên Na truyền trao cho các vị đệ tử tăng Nhật Bản. Vào năm thứ 3 (751) niên hiệu Thiên Bình Thắng Bảo (天平勝寶), ông được bổ nhiệm làm chức Tăng Chánh (僧正), vì vậy ông được gọi là Bà La Môn Tăng Chánh. Năm sau, ông được cung cử làm vị Đạo Sư (Chủ Sám) trong buổi lễ Cúng Dường Khai Nhãn Tượng Đại Phật (大佛開眼供養) Lô Xá Na (s: Vairocana, 盧舍那) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Cây bút ông dùng để khai nhãn lúc bấy giờ hiện vẫn còn lưu lại tại Chánh Thương Viện (正倉院, Shōsō-in) của chùa này. Trong bức nguyện văn của Quốc Gia Trân Bảo Trương (國家珍寶張) có ghi tên ông, chứng tỏ ông có mối quan tâm rất lớn đối với việc xây dựng tượng Đại Phật. Vào năm thứ 2 (758) niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự (天平寶字), ông được Thượng Hoàng và Hoàng Thái Hậu ban cho tôn hiệu. Vào ngày 25 tháng 2 năm thứ 4 (760) cùng niên hiệu trên, ông hướng về phương Tây, chấp tay an nhiên thị tịch tại Đại An Tự, hưởng thọ 57 tuổi. Năm sau, ông được an táng tại Hữu Bộc Xạ Lâm (右僕射林) thuộc Đăng Mỹ Sơn (登美山). Mấy năm gần đây, ngôi mộ của Bồ Đề Tăng Chánh được khai quật ở Linh Sơn Tự (靈山寺, Ryōsen-ji, thuộc Nara-ken [奈良縣]), nhưng không tìm thấy di vật nào cả; vì thế nó được xem như là ngôi mộ cúng dường thôi. Về vị Bà La Môn trong Vạn Diệp Tập (萬葉集, Manyōshū) 16, có thuyết cho rằng đó là ám chỉ Bồ Đề Tiên Na. Đệ tử của ông có nhóm Tu Vinh (修榮).
(菩提寺, Bodai-ji): còn gọi là Đàn Na Tự (檀那寺), Đán Na Tự (旦那寺), Bồ Đề Sở (菩提所), Hương Hoa Viện (香花院). Đối với Phật Giáo Nhật Bản, Bồ Đề Tự chỉ cho ngôi tự viện cầu nguyện siêu độ, hoặc chỉ cho ngôi chùa có các ngôi mộ của tổ tiên qua các đời, là ngôi chùa chuyên lo việc tống táng, cúng dường làm phước thiện cho một gia tộc đã quy y từ đời này sang đời khác.
(s: pattra, p: patta, 貝葉): Lá Bối, âm dịch là Bối Đa La (貝多羅), gọi tắt là Bối Diệp, Bối Đa (貝多), là lá của loại cây Đa La (多羅, Corypha umbraculifera). Lá của nó dài và rộng, khắc chữ lên lá bằng bút sắt thì rất thích hợp. Trước khi phát minh ra giấy, dưới thời cổ đại Ấn Độ, người ta dùng loại lá cây này thay thế giấy để viết các văn thư, kinh điển và bảo tồn có thể kéo dài đến cả trăm năm. Từ đó, Bối Diệp chỉ cho quyển kinh. Kinh điển được viết trên Lá Bối xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ, sau khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, các thư tịch này cũng được lưu truyền. Hiện tại, ở các tự viện thuộc tỉnh Vân Nam cũng như Tây Tạng vẫn còn bảo trì một số lượng rất lớn loại kinh văn Lá Bối này. Như trong bài Sơn Cư (山居) của Tử Bá Lão Nhân Tập (紫柏老人集, CBETA No. 1452) quyển 26 có đoạn: “Bạch nhật lai tham phục hổ Thiền, nạp y thùy cọng nhiễm hương yên, phong trần hữu lộ thông tâm địa, thủy nguyệt vô nhân vấn tánh thiên, không tưởng huyền am phiên bối diệp, diêu tri lôi vũ hộ kim điền, lãnh lãnh tùng hạ thính hàn lãng, vạn kiếp tình căn nhất sái nhiên (白日來參伏虎禪、衲衣誰共染香煙、風塵有路通心地、水月無人問性天、空想玄菴翻貝葉、遙知雷雨護金田、冷冷松下聽寒浪、萬劫情根一洒然, cọp quỳ ban ngày tham vấn Thiền, rách y ai nhuộm khói hương thêm, phong trần có nẻo thông tâm địa, trăng nước không người hỏi tánh thiên, không tưởng am huyền phiên kinh điển, xa hay mưa sấm giúp ruộng vàng, buốt giá cội tùng nghe sóng lạnh, muôn kiếp tình căn rửa sạch liền).” Hay như trong Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄, CBETA No. 1391) cũng có câu: “Hồ tăng phiên bối diệp, Vương Lão tước sanh khương (胡僧翻貝葉、王老嚼生薑, Rợ tăng dịch kinh điển, Vương Lão nhấm gừng non).”
(s: kalaviṅka, p: karavika, 迦陵頻伽): còn gọi là Ca La Tần Già (歌羅頻伽), Ca Lan Già (加蘭伽), Ca Lan Tần Già (迦蘭頻伽), Yết La Tần Già (羯羅頻迦), Ca Lăng Tần Già (迦楞頻伽), Ca Lăng Tỳ Già (迦陵毘伽), Ca Lăng Già (迦陵伽), Yết Lăng Già (羯陵伽), Yết Tỳ Già La (羯毘伽羅), Yết Lăng Già La (羯陵伽羅), Ca Tỳ Già La (迦毘伽羅), Hạt Thất Già La (鶡鵯伽羅), Ca Vĩ La (迦尾羅), v.v.; ý dịch là hảo thanh điểu (好聲鳥, chim có tiếng hót hay), mỹ dung điểu (美容鳥, chim có hình dáng đẹp), diệu thanh điểu (妙聲鳥, chim có âm thanh tuyệt diệu). Đây là tên của một loài chim, thường thấy chủ yếu ở Ấn Độ, xuất xứ từ trên Tuyết Sơn (s, p: Himālaya, 雪山); nó sắc màu đen mượt giống như chim sẻ, bộ lông rất đẹp, ở phần cổ có màu đỏ. Khi còn trong trứng, chim đã có thể cất tiếng hót, âm thanh trong trẻo, hòa nhã, vi diệu, so với tiếng của Trời, người, Khẩn Na La (s: kiṃnara, 緊那羅) cũng như tất cả những loài chim khác đều thua xa. Như trong A Di Đà Kinh Yếu Giải Tiện Mông Sao (阿彌陀經要解便蒙鈔, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 22, No. 430) quyển Trung có giải thích rằng: “Sơn cốc khoáng dã, kỳ trung đa hữu Ca Lăng Tần Già, xuất diệu âm thanh, nhược thiên nhược nhân, Khẩn Na La đẳng, vô năng cập giả (山谷曠野、其中多有迦陵頻伽、出妙音聲、若天若人、緊那羅等、無能及者, nơi hang núi đồng rộng, trong đó có nhiều chim Ca Lăng Tần Già, phát ra tiếng hót vi diệu, dẫu Trời dẫu người, Khẩn Na La vân vân, không thể sánh bằng).” Trong kinh điển Phật Giáo, thường lấy âm thanh của loài chim này để ví cho tiếng vi diệu của chư Phật, Bồ Tát; hoặc xem Ca Lăng Tần Già như là loài chim của thế giới Cực Lạc. Trong đồ hình Mạn Trà La Tịnh Độ, Ca Lăng Tần Già được vẽ dưới hình dạng đầu người thân chim. Trong Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận (大乘集菩薩學論, Taishō Vol. 32, No. 1636) quyển 23 có câu: “Mâu Ni Tam Nghiệp siêu Tam Hữu, thí nhược phù cừ bất trước thủy, Ca Lăng Tần Già tịnh diệu thanh, thị cố ngã kim khể cụ lễ (牟尼三業超三有、譬若芙蕖不著水、迦陵頻伽淨妙聲、是故我今稽具禮, Mâu Ni Ba Nghiệp vượt Ba Cõi, giống như hoa sen chẳng thấm nước, Ca Lăng Tần Già tiếng vi diệu, vì vậy con nay cúi đầu lạy).” Hay trong Phật Thuyết Hộ Quốc Tôn Giả Sở Vấn Đại Thừa Kinh (佛說護國尊者所問大乘經, Taishō Vol. 12, No. 321) quyển 3 có đoạn: “Phước Quang Thái Tử Viên uyển chi nội, hữu chủng chủng phi điểu, Anh Vũ, Cù Dục, Uyên Ương, Nga Áp, Khổng Tước Xá Lợi, Câu Chỉ La Điểu, Câu Nỗ La Điểu, Ca Lăng Tần Già, Mạng Mạng Điểu đẳng (福光太子園苑之內、有種種飛鳥、鸚鵡、鴝鵒、鴛鴦、鵝鴨、孔雀舍利、俱枳羅鳥、俱拏羅鳥、迦陵頻伽、命命鳥等, trong vườn của Thái Tử Phước Quang có nhiều loại chim bay, như chim vẹt, sáo, uyên ương, vịt trời, chim sẻ Xá Lợi, chim Câu Chỉ La, chim Câu Nỗ La, chim Ca Lăng Tần Già, chim Mạng Mạng, vân vân).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Nghi Quỹ (三時繫念儀範, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1465) lại có đoạn: “Lục thời hành đạo bảo lâm gian, Cửu Phẩm tiêu danh kim chiểu nội, thủy điểu thọ lâm năng thuyết pháp, Ca Lăng Tần Già cọng đàm Thiền, bảo lan bảo can ảnh linh lung, bảo tọa bảo tràng quang xán lạn (六時行道寶林間、九品標名金沼內、水鳥樹林能說法、迦陵頻伽共談禪、寶欄寶網影玲瓏、寶座寶幢光燦爛, sáu thời hành đạo nơi rừng báu, Chín Phẩm đề danh trong hồ vàng, chim nước rừng cây còn thuyết pháp, Ca Lăng Tần Già thảy bàn Thiền, lan can quý báu ảnh lung linh, tòa báu tràng phan sáng rực rỡ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập