Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thị Lang »»
(裴休, Haikyū, 797-870): xuất thân Văn Hỷ (聞喜), Hà Đông (河東, Tỉnh Sơn Tây; trong Đường Thư [唐書] cho là người vùng Tế Nguyên [濟源], Mạnh Châu [孟州]), tự là Mỹ (美), được gọi là Hà Đông Đại Sĩ (河東大士). Ông vốn là quan lại dưới thời nhà Đường, nhưng thường đến tham học Hoa Nghiêm với Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密) dưới hình thức cư sĩ. Bên cạnh đó, ông còn cung thỉnh Hoàng Bá Hy Vận (黃檗希運) đến Long Hưng Tự (龍興寺) và Khai Nguyên Tự (開元寺), 2 ngôi chùa nơi ông nhậm chức, để ngày đêm tham học, cho nên ông thông triệt tâm ấn chư tổ và bác thông cả giáo tướng. Ông viết cuốn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm (勸發菩提心), biên tập ngữ lục của Hoàng Bá gọi là Truyền Tâm Pháp Yếu (黃檗傳心法要) và viết lời tựa cho các trước tác của Khuê Phong. Ông đã từng làm các chức quan như Binh Bộ Thị Lang, Trung Thư Môn Hạ Chương Sự, Tuyên Võ Quân Tiết Độ Sứ và nhậm chức ở những địa phương như Chiêu Nghĩa (昭義), Hà Đông (河東), Phụng Tường (鳳翔), Kinh Nam (荆南). Ông qua đời vào năm thứ 11 niên hiệu Hàm Thông (咸通), hưởng thọ 74 tuổi.
(楊億, Yōoku, 973-1020): nhân vật sống dưới thời nhà Tống, vị cư sĩ đã từng tham học với chư tăng Lâm Tế, tự là Đại Niên (大年), thụy hiệu là Văn (文), xuất thân Huyện Phố Thành (浦城縣), Kiến Châu (建州, Tỉnh Phúc Kiến). Lúc còn nhỏ, ông đã thông minh lanh lợi, đến năm lên 11 tuổi thì được vua Thái Tông mời vào cung, trước mặt vua, ông đã làm 5 thiên thi phú, cho nên tiếng tăm của ông vang khắp. Vào năm đầu (990) niên hiệu Thuần Hóa (淳化) thì làm Phụng Lễ Lang (奉禮郎) ở Thái Thường Tự (太常寺), rồi trãi qua các chức quan khác như Quang Lộc Tự Thừa (光祿寺丞), Trước Tác Tá Lang (著作佐郎), Hàn Lâm Học Sĩ (翰林學士), Công Bộ Thị Lang (工部侍郎), v.v. Khi làm Thái Thú Nhữ Châu (汝州, Tỉnh Hà Nam), ông thường hay đến tham vấn Quảng Huệ Nguyên Liên (廣慧元漣) và Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念), cuối cùng kế thừa dòng pháp của Nguyên Liên. Theo sắc chỉ của vua Chơn Tông, ông cùng với Lý Duy (李維), Vương Não (王瑙), v.v., giám định bộ Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄) 30 quyển và viết lời tựa cho bộ này. Bên cạnh đó, ông cũng đã cùng với Vương Khâm Nhã (王欽若) soạn cuốn Sách Phủ Nguyên Quy (册府元龜).
(熊一瀟, ?-?): tự là Úy Hoài (蔚懷), Hán Nhã (漢若); xuất thân Đông Đàn (東壇), Huyện Nam Xương (南昌縣). Năm thứ 3 (1664) đời Khang Hy (康熙), ông đỗ Tiến Sĩ, từng làm các chức quan như Triết Giang Đạo Ngự Sử (浙江道御史), Thiên Thái Bộc Tự Thiếu Khanh (遷太僕寺少卿), Hữu Thông Chính (右通政), Thuận Thiên Phủ Phủ Y (順天府府伊), Hình Bộ Hữu Thị Lang (刑部右侍郞), Binh Bộ Đốc Bộ Thị Lang (兵部督捕侍郞), Sử Bộ Hữu Thị Lang (吏部右侍郞), Công Bộ Thượng Thư (工部尚書), Đại Thường Thị Khanh (大常寺卿), Đại Lý Thị Khanh (大理寺卿), Tả Phó Đô Ngự Sử (左副都御史), Công Bộ Hữu Thị Lang (工部右侍郞), Công Bộ Thượng Thư (工部尚書). Trước tác của ông có Phố Vân Đường Thi Văn Tập (浦雲堂詩文集).
(金蓮): có mấy nghĩa khác nhau. (1) Hoa sen bằng vàng. Như trong bài thơ Nam Triều (南朝) của Lý Thương Ẩn (李商隱, khoảng 813-858) nhà Đường có câu: “Thùy ngôn quỳnh thọ triêu triêu kiến, bất cập kim liên bộ bộ lai (誰言瓊樹朝朝見、不及金蓮步步來, ai bảo cây quỳnh sáng sáng thấy, chẳng bằng sen vàng bước bước đi).” (2) Chỉ cho bàn chân bó nhỏ lại của người nữ theo tục lệ ngày xưa. Như trong bài Hòa Hàn Trí Quang Thị Lang Vô Đề (和韓致光侍郎無題) 2 của Ngô Dung (吳融, ?-?) nhà Đường có câu: “Ngọc trứ hòa trang ấp, kim liên trục bộ tân (玉箸和妝裛、金蓮逐步新, đũa ngọc cùng áo kép, gót vàng theo bước xinh).” (3) Chỉ cho tòa sen, tòa ngồi của Phật hình hoa sen. Như trong bài Thất Ngôn (七言) thứ 9 của Lữ Nham (呂岩, 798-?) nhà Đường có câu: “Thủy trung bạch tuyết vi vi kết, hỏa lí kim liên tạm tạm sanh (水中白雪微微結、火裏金蓮漸漸生, trong nước tuyết trắng nho nhỏ kết, lửa rực đài sen dần dần sinh).” (4) Chỉ hoa đăng. Như trong tác phẩm Tuyên Hòa Di Sự (宣和遺事) có câu: “Kim liên vạn trản, tản hướng thiên cù (金蓮萬盞、撒向天街, hoa đăng muôn ngọn, tung khắp không gian).” Trong Chỉ Nguyệt Lục (指月錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 83, No. 1578) quyển 31 có đoạn: “Kim liên tùng địa dũng, bảo cái tự thiên thùy, vi thị thần thông diệu dụng, vi thị pháp nhĩ như nhiên (金蓮從地湧、寶蓋自天垂、爲是神通妙用、爲是法爾如然, sen vàng từ đất vọt, lọng báu tự trời buông, đó là thần thông diệu dụng, đó là pháp vốn tự nhiên).” Hay trong Ảnh Hưởng Tập (影響集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 62, No. 1209), bài Tịnh Độ Thi (淨土詩), có đoạn: “Nhất cú Di Đà tận lực xưng, Tam Đồ Bát Nạn tổng siêu thăng, trì danh diệt tội kim liên hiện, bi nguyện toàn bằng Phật lực tăng (一句彌陀盡力稱、三塗八難總超升、持名滅罪金蓮現、悲願全憑佛力增, một câu Di Đà tận lực xưng, Ba Đường Tám Nạn thảy siêu thăng, trì danh diệt tội sen vàng hiện, bi nguyện toàn nhờ Phật lực tăng).”
(吏部): Bộ Lại là tên gọi của một cơ quan hành chính thời phong kiến tại các nước Đông Á, tương đương với cấp bộ ngày nay. Năm Kiến Thỉ (建始) thứ 4 (29 ttl.) thời Hán Thành Đế (漢成帝, tại vị 33ttl.-7ttl.) lập ra Thường Thị Tào (常侍曹), đến thời Hán Quang Võ Đế (漢光武帝, tại vị 25-57) đổi thành Lại Tào (吏曹). Đến thời Hán Linh Đế (漢靈帝, tại vị 168-189) thì đổi thành Tuyển Bộ (選部). Từ thời Tào Ngụy (曹魏, 220-265) và nhà Tấn (晉, 265-420) trở đi gọi là Lại Bộ. Dưới thời Tùy (隋, 581-619), Đường (唐, 618-907) và Ngũ Đại (五代, 907-960), bộ này là một trong sáu bộ của Thượng Thư Tỉnh (尚書省). Sau này, trong Lại Bộ mới đặt ra các Ty khác như Lại Bộ Ty (吏部司), Tư Phong Ty (司封司), Tư Huân Ty (司勳司), Khảo Công Ty (考功司), chủ quản các công việc của Quan Văn như quan tước, phong tước, ân ban, thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, v.v. Thời kỳ đầu nhà Đường, Bộ này còn cai quản cả việc khảo thí khoa cử, đến năm Khai Nguyên thứ 24 (734), thời Đường Huyền Tông (唐玄宗, tại vị 712-756), công việc này được giao lại cho Bộ Lễ. Đến thời kỳ giữa của nhà Đường, các quyền xem xét quan viên và bổ nhiệm, bãi miễn bị thu hồi dần về Thượng Thư Tỉnh. Quan đứng đầu Bộ Lại gọi là Lại Bộ Thượng Thư (吏部尚書, hay Thượng Thư Bộ Lại) với hàm Chánh Tam Phẩm (正三品), cấp dưới lần lượt là Lại Bộ Thị Lang (吏部侍郎) gồm 2 người với hàm Chánh Tứ Phẩm Thượng (正四品上). Dưới nữa là Lang Trung (郎中) có 2 người với hàm Chánh Ngũ Phẩm Thượng (正五品上) và Viên Ngoại Lang (員外郎) gồm 2 người với hàm Tùng Lục Phẩm Thượng (從六品上). Có thời đổi thành Tư Liệt (司列), Thiên Quan (天官), Văn Bộ (文部), sau lại đổi về như cũ. Tất cả những quy định này được thâu lục chi tiết trong Tấn Thư (晉書), Phần Chức Quan Chí (職官志), hay Tân Đường Thư (新唐書), phần Bách Quan Chí (百官志). Quan Bộ Lại danh tiếng của Việt Nam là cụ Nguyễn Cư Trinh (阮居楨, 1716-1767). Ông là danh thần đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (阮福闊, tại vị 1738-1765), quê ở Thừa Thiên, Huế; vốn người văn võ song toàn, đỗ Hương Cống (鄉貢), làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Lại. Nhiều lần cầm binh đánh dẹp, khai hoang lập ấp, phát triển bờ cõi phía Nam, lập công lớn trong việc chiêu dụ, mở nước, an dân. Ông rất được trọng vọng nhờ am tường chính trị, doanh điền, ngoại giao, có bản tính liêm khiết và phong thái tao nhã. Thơ văn ông còn truyền tụng nhiều, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, độc đáo nhất là Độc Am Thi Tập và bài vè 340 câu Sãi Vãi.
(呉綺, 1620-1695): nhà văn học dưới thời nhà Thanh, tự là Viên Thứ (薗次, 園次), hiệu Thính Ông (聽翁), Phong Nam (豐南), được gọi là Hồng Đậu Từ Nhân (紅豆詞人); xuất thân Giang Đô (江都). Ông là người có tư chất khác thường, năm lên 5 tuổi đã có thể làm thơ được; khi lớn lên thì phát triển thông minh trí tuệ, đọc sách không chán; học rộng nhiều tài. Năm thứ 15 (1654) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông đỗ Tiến Sĩ, được ban cho chức Bí Thư Viện Trung Thư Xá Nhân (秘書院中書舍人). Vâng chiếu chỉ Hoàng Đế, ông sáng tác kịch bản của Dương Kế Thạnh (楊繼盛), tức là Trung Mẫn Ký (忠愍記). Xem xong Hoàng Đế Thuận Trị rất hài lòng, bèn lấy chức quan Binh Bộ Thị Lang (兵部侍郎) của Dương Kế Thạnh mà ban cho Ngô Ỷ. Ngoài ra, ông còn được cử làm Tri Phủ (知府) của Hồ Châu (湖州), Triết Giang (浙江). Trong thời gian tại nhiệm, bá tánh đều được yên bình; người dân Hồ Châu thấy ông có phong lực, phong cách, phong nhã; nên gọi ông là Tam Phong Thái Thú (三風太守). Tính cách của ông thản nhiên, nhẹ nhàng, bình dị, gần gủi với mọi người, hoan hỷ kết thân với bằng hữu; nên các danh sĩ bốn phương lai vãng liên tục, thương cùng ông ngâm thơ, xướng từ, vui chơi, yến tiệc không ngừng. Vì vậy, ông bị kẻ xấu bẩm báo lên, và cuối cùng trở về quê cũ. Tuổi già của ông rất nghèo túng, chẳng có điền sản. Ông là người tài hoa xuất chúng, từ khúc rất tinh xảo; những thi từ ông sáng tác được thâu lục vào bộ Lâm Huệ Đường Tập (林蕙堂集) 26 quyển. Trước tác của ông có Lĩnh Nam Phong Vật Ký (嶺南風物記), Tống Kim Nguyên Thi Vịnh (宋金元詩詠), Tuyển Thanh Tập (選聲集), Khiếu Thu Phong (嘯秋風), Tú Bình Nguyên (繡平原), Trung Mẫn Ký (忠愍記), v.v.
(廣慧元漣[蓮 hay 璉], Kōe Genren, 951-1036): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Tấn Giang (晋江縣), Phủ Tuyền Châu (泉州府), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), họ là Trần (陳). Năm lên 15 tuổi, ông đến xuất gia tại Báo Cúc Viện (報劬院), sau đi khắp nơi tham vấn hơn 50 vị lão túc, và cuối cùng đại ngộ với Thủ Sơn Tỉnh Niệm (首山省念). Vào năm đầu (1004) niên hiệu Cảnh Đức (景德), ông đến trú tại Quảng Huệ Viện (廣慧院) thuộc vùng Nhữ Châu (汝州). Chính trong thời gian này, Vương Tham Chính Thư (王參政書), Hứa Lang Trung Thức (許郎中式), Thị Lang Dương Ức (侍郎楊億), v.v., có đến tham học với ông. Vào ngày 26 tháng 9 năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Hựu (景祐), ông thị tịch, hưởng thọ 86 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Chơn Tuệ Thiền Sư (眞慧禪師).
(桂殿): có ba nghĩa khác nhau. (1) Từ mỹ xưng các ngôi điện vũ của Đạo Giáo cũng như Phật Giáo. Như trong bài Túc Diệu Đình Quán Thứ Đông Pha Cựu Vận (宿妙庭觀次東坡舊韻) của Phạm Thành Đại (范成大, 1126-1193) nhà Tống có câu: “Quế điện xuy sanh dạ bất quy, Tô tiên thi bảng quải không bi (桂殿吹笙夜不歸、蘇仙詩板掛空悲, điện quế kèn vang đêm chẳng về, Đông Pha thơ bảng vọng không buồn).” (2) Chỉ cho chốn thâm cung, nơi ở của các Hậu Phi. Như trong bài Thượng Lại Bộ Thị Lang Đế Kinh Thiên (上吏部侍郎帝京篇) của Lạc Tân Vương (駱賓王, 640-684) nhà Đường có câu: “Quế điện âm sầm đối ngọc lâu, tiêu phòng yểu điệu liên kim ốc (桂殿陰岑對玉樓、椒房窈窕連金屋, điện quế thâm u đối ngọc lầu, Hậu Phi yểu điệu bao nhà vắng).” Hay trong bài Trường Môn Oán (長門怨) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà nhà Đường lại có câu: “Quế điện trường sầu bất ký xuân, hoàng kim tứ ốc khởi thu trần (桂殿長愁不記春、黃金四屋起秋塵, điện quế mãi sầu chẳng biết xuân, vàng ròng nhà cửa dậy bụi trần).” (3) Chỉ cho Nguyệt Cung (月宮), tức cung trăng. Như trong bài Hòa Mã Bá Dung Trừ Nam Đài Trung Thừa Dĩ Thi Tặng Biệt (和馬伯庸除南台中丞以詩贈別) của Tát Đô Thích (薩都剌, khoảng 1272-1355) nhà Nguyên có câu: “Quế điện thả lưu tu nguyệt phủ, Ngân Hà vị hứa độ tinh diêu (桂殿且留修月斧、銀河未許度星軺, cung Quảng còn lưu búa sửa trăng, Ngân Hà chưa hẹn xe chở sao).” Từ đó, có thuật ngữ quế điện lan cung (桂殿蘭宮, điện quế cung lan) để chỉ cho những cung điện quý phái, hoa mỹ, tráng lệ. Trong Ngu Am Trí Cập Thiền Sư Ngữ Lục (愚菴智及禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 71, No. 1421) quyển 7, bài Ngoại Đạo Vấn Phật (外道問佛), có đoạn: “Hạo nguyệt đương không tợ giám viên, trần mao sát hải chiếu vô thiên, mê vân tán tận bác tang hiểu, quế điện Thường Nga oán vị miên (皓月當空似鑑圓、塵毛剎海照無偏、迷雲散盡搏桑曉、桂殿嫦娥怨未眠, trăng tỏ trên không tợ gương soi, chiếu soi muôn vật khắp mọi nơi, mây mù bủa khắp trời mờ sáng, cung Quảng Hằng Nga oán mãi hoài).”
(慈航): thuyền từ; chư Phật, Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sanh, giống như thuyền bè đưa người thoát ly biển khổ sanh tử. Trong bài thơ Khai Thiện Tự Pháp Hội (開善寺法會) của Tiêu Thống (蕭統, 501-531) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Pháp luân minh ám thất, tuệ hải độ từ hàng (法輪明暗室、慧海度慈航, xe pháp sáng nhà tối, biển tuệ độ thuyền từ).” Hay trong bài Vị Thôn Thối Cư Ký Lễ Bộ Thôi Thị Lang Hàn Lâm Tiền Xá Nhân Thi Nhất Bách Vận (渭村退居寄禮部崔侍郎翰林錢舍人詩一百韻) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường cũng có câu: “Đoạn si cầu tuệ kiếm, tế khổ đắc từ hàng (斷癡求慧劍、濟苦得慈航, đoạn ngu cầu kiếm tuệ, cứu khổ được thuyền từ).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự (三時繫念佛事, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1464) có bài tán thán đức Phật Di Đà rằng: “A Di Đà Phật, vô thượng y vương, nguy nguy kim tướng phóng hào quang, khổ hải tác từ hàng, Cửu Phẩm Liên Bang, đồng nguyện vãng Tây phương (阿彌陀佛、無上醫王、巍巍金相放毫光、苦海作慈航、九品蓮邦、同願往西方, A Di Đà Phật, cao tột y vương, lồng lộng tướng báu phóng hào quang, biển khổ làm từ thuyền, Chín Phẩm Cõi Sen, cùng nguyện qua Tây phương).”
(慈航): thuyền từ; chư Phật, Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sanh, giống như thuyền bè đưa người thoát ly biển khổ sanh tử. Trong bài thơ Khai Thiện Tự Pháp Hội (開善寺法會) của Tiêu Thống (蕭統, 501-531) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Pháp luân minh ám thất, tuệ hải độ từ hàng (法輪明暗室、慧海度慈航, xe pháp sáng nhà tối, biển tuệ độ thuyền từ).” Hay trong bài Vị Thôn Thối Cư Ký Lễ Bộ Thôi Thị Lang Hàn Lâm Tiền Xá Nhân Thi Nhất Bách Vận (渭村退居寄禮部崔侍郎翰林錢舍人詩一百韻) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường cũng có câu: “Đoạn si cầu tuệ kiếm, tế khổ đắc từ hàng (斷癡求慧劍、濟苦得慈航, đoạn ngu cầu kiếm tuệ, cứu khổ được thuyền từ).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự (三時繫念佛事, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1464) có bài tán thán đức Phật Di Đà rằng: “A Di Đà Phật, vô thượng y vương, nguy nguy kim tướng phóng hào quang, khổ hải tác từ hàng, Cửu Phẩm Liên Bang, đồng nguyện vãng Tây phương (阿彌陀佛、無上醫王、巍巍金相放毫光、苦海作慈航、九品蓮邦、同願往西方, A Di Đà Phật, cao tột y vương, lồng lộng tướng báu phóng hào quang, biển khổ làm từ thuyền, Chín Phẩm Cõi Sen, cùng nguyện qua Tây phương).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.50.163 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập