Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tâm Việt Hưng Trù »»
(曹洞宗, Sōtō-shū): một trong Ngũ Gia Thất Tông (五家七宗) của Trung Quốc, một trong ba tông phái lớn của Thiền Tông Nhật Bản. Về nguồn gốc của tên gọi tông phái có hai thuyết. Thuyết thứ nhất là lấy chữ Động (洞) của Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và chữ Tào (曹) của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂), rồi đảo ngược vị trí để gọi là Tào Động Tông (曹洞宗). Thuyết thứ hai là kết hợp chữ Tào (曹) của Tào Khê Huệ Năng (曹溪慧能) với chữ Động (洞) của Động Sơn Lương Giới (洞山良价) để hình thành nên tên gọi như vậy. Thuyết đầu phát xuất từ Trung Quốc và thuyết sau được hình thành ở Nhật Bản. Tào Động Tông Trung Quốc kế thừa Nam Tông Thiền của Lục Tổ Huệ Năng (六祖慧能), từ thời vị này trở đi có xuất hiện Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思), Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), Vân Nham Đàm Thịnh (雲巖曇晟), lấy Động Sơn Lương Giới (洞山良价)—đệ tử của Vân Nham—và Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂)—đệ tử của Động Sơn—làm vị tổ của tông phái. Như được đánh giá là “Tào Động tế mật (曹洞細密)”, tông phong của họ có đặc sắc là tông phong chặt chẽ, lấy tư tưởng Ngũ Vị (五位) do Động Sơn và Tào Sơn đề xướng làm trung tâm để triển khai. Tuy nhiên, pháp hệ của Tào Sơn không được lưu truyền lâu dài; sau đó hệ thống của Vân Cư Đạo Ưng (雲居道膺)—pháp từ của Động Sơn—trở thành đại biểu cho Tào Động Tông. Đến thời nhà Tống, môn hạ thuộc dòng phái của Vân Cư xuất hiện Đơn Hà Tử Thuần (丹霞子淳); kế đến pháp từ của ông có Chơn Hiết Thanh Liễu (眞歇清了) và Hoằng Trí Chánh Giác (宏智正覺), từ đó Tào Động Tông phân chia thành Phái Chơn Hiết (眞歇派) và Phái Hoằng Trí (宏智派). Đối lập với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) của Lâm Tế Tông (臨濟宗) vốn cổ xúy Khán Thoại Thiền (看話禪), Chơn Hiết cũng như Hoằng Trí rất nổi tiếng là những người tuyên xướng Thiền phong của Mặc Chiếu Thiền (默照禪). Cả hai Phái Chơn Hiết và Phái Hoằng Trí này đều được truyền vào Nhật Bản. Thiên Đồng Như Tịnh (天童如淨) là pháp tôn đời thứ 4 của Chơn Hiết. Chính Đạo Nguyên (道元) là người kế thừa dòng pháp của vị này. Nhờ Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日) sang Nhật vào năm thứ 2 (1309) niên hiệu Diên Khánh (延慶) và Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵) đến Nhật vào năm thứ 2 (1351) niên hiệu Quán Ứng (觀應), Tào Động Tông thuộc Phái Hoằng Trí được truyền vào nước này. Sau khi sang Nhật, Đông Minh đến trú tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) ở Liêm Thương (鎌倉, Kamakura); Đông Lăng thì trú một số chùa tại Thiên Long Tự (天龍寺, Tenryū-ji), Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji), Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji), v.v. Cả hai đều nương gá vào các tự viện của Lâm Tế Tông để cử xướng Thiền phong Phái Hoằng Trí thuộc Tào Động Tông; thế nhưng pháp hệ của họ không được truyền thừa lâu dài. Tuy nhiên, khi thời đại thay đổi, là một dòng phái của Tào Động Tông, Phái Thọ Xương (壽昌派) vốn tôn thờ Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經) nhà Minh làm vị khai tổ được Tâm Việt Hưng Trù (心越興儔) đời thứ 5 truyền vào Nhật Bản vào năm thứ 5 (1677) niên hiệu Diên Bảo (延寶); song không bao lâu sau phái này cũng tuyệt dứt. Chính vì lẽ đó, Phái Đạo Nguyên trở thành đại biểu cho Tào Động Tông Nhật Bản. Tại Trung Quốc, pháp hệ của Như Tịnh về sau cũng lụi tàn, đến thời nhà Minh và Nguyên thì Tào Động Tông của phái Phù Dung Đạo Giai (芙蓉道楷) cố gắng phô trương tàn lực cuối cùng, cho đến khi Lâm Tế Tông hưng thịnh thì tông phái này không còn nữa. Đạo Nguyên kế thừa dòng pháp của Thiên Đồng Như Tịnh, sau khi trở về nước ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), đến năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福) thì khai sáng Hưng Thánh Tự (興聖寺, Kōshō-ji) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa), có sự tham gia của một số người xuất thân Đạt Ma Tông như Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘) và hình thành nên giáo đoàn Hưng Thánh Tự. Tuy nhiên, 10 năm sau, vào tháng 7 năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), Đạo Nguyên chuyển lên sống ở địa phương Việt Tiền (越前, Echizen), sáng lập Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji), sau đổi tên thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji) và hình thành giáo đoàn Vĩnh Bình Tự. Song vì Đạo Nguyên rất kiêng kỵ trong việc gọi tông chỉ của mình là Tào Động Tông hay Thiền Tông; cho nên giáo đoàn này được gọi là Chánh Pháp Tông (正法宗) hay Đạo Nguyên Tông (道元宗). Trải qua vị tổ đời thứ 2 của Vĩnh Bình Tự là Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), thứ 3 Triệt Thông Nghĩa Giới (徹通義介), cho đến pháp từ của Nghĩa Giới là Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾), để tiếp nối mạng mạch của Tào Động Tông Trung Quốc, Đạo Nguyên đã được tôn xưng với vị trí là tổ khai sáng Tào Động Tông Nhật Bản. Cùng lúc đó, chủ nghĩa xuất gia của Đạo Nguyên được Oánh Sơn đề cao với kỳ vọng đưa vào cuộc đời. Lúc còn trẻ, Oánh Sơn đã theo xuất gia với Nghĩa Giới (義介) trên Vĩnh Bình Tự, rồi kế thừa trú trì Đại Thừa Tự (大乘寺, Daijō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga), tiếp theo ông khai sáng Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji), Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji), v.v., ở Năng Đăng (能登, Noto) và nỗ lực cử xướng tông phong của mình. Dưới trướng của Oánh Sơn xuất hiện hai nhân vật xuất chúng là Minh Phong Tố Triết (明峯素哲) và Nga Sơn Thiều Thạc (峨山韶碩). Minh Phong thì kế thừa Vĩnh Quang Tự, còn Nga Sơn thì kế thế Tổng Trì Tự. Bên cạnh đó, môn hạ của Nga Sơn còn có 25 nhân vật tuấn tú, làm cho uy thế của Tào Động Tông được lan rộng khắp toàn quốc. Mặt khác, sau vị tổ đời thứ 3 là Nghĩa Giới, Vĩnh Bình Tự có Nghĩa Diễn (義演)—đệ tử của Hoài Trang lên kế thừa và sau đó thì bị hoang phế; nhưng nhờ có Nghĩa Vân (義雲)—vị tăng nhà Tống sang Nhật vì mến mộ đạo phong của Đạo Nguyên và là đệ tử của Tịch Viên (寂圓), tổ khai sơn Bảo Khánh Tự (寶慶寺, Hōkei-ji)—xuất hiện, tiến hành phục hưng ngôi già lam và làm cho tông phong thịnh vượng. Vì thế, Nghĩa Vân được gọi là vị tổ trung hưng của Vĩnh Bình Tự. Từ đó về sau, ngôi tổ đình này được hộ trì bởi Phái Tịch Viên (寂圓派) cho đến vị tổ đời thứ 37 là Thạch Ngưu Thiên Lương (石牛天梁). Tào Động Tông thời Trung Đại phát triển với trung tâm của giáo đoàn Tổng Trì Tự. Ngoài ra, Vĩnh Bình Tự, Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji) ở vùng Phì Hậu (肥後, Higo) do Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) khai sơn, Đại Thừa Tự (大乘寺, Daijō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga) do Nghĩa Giới (義介) khai sáng, Vĩnh Quang Tự (永光寺, Eikō-ji) ở Năng Đăng (能登, Noto) do Oánh Sơn sáng lập, Chánh Pháp Tự (正法寺, Shōbō-ji) ở Lục Áo (陸奥, Mutsu) do Vô Để Lương Thiều (無底良韶)—đệ tử của Nga Sơn—khai sơn, v.v., đã trở thành những ngôi chùa Bản Sơn (chùa tổ) của mỗi dòng phái, mở rộng giáo tuyến của họ khắp toàn quốc. Theo điều tra trong khoảng niên hiệu Diên Hưởng (延享, 1744-1748), cho biết rằng tổng số tự viện Tào Động Tông trên toàn quốc là 17.549 ngôi. Tào Động Tông thời Cận Đại phối hợp các tự viện trên toàn quốc trực thuộc vào Vĩnh Bình Tự và Tổng Trì Tự dưới chế độ quản lý tự viện của chính quyền Mạc Phủ để xác lập mối quan hệ chùa tổ chùa con mang tính phục tùng. Các tự viện của Tào Động Tông trên toàn quốc được chia đều theo từng tiểu quốc, mỗi nơi đều có cơ sở quản lý chung như ba ngôi danh sát Tổng Ninh Tự (總寧寺, Sōnei-ji) ở vùng Hạ Tổng (下總, Shimōsa), Long Ổn Tự (龍穩寺, Ryūon-ji) ở Võ Tàng (武藏, Musashi), Đại Trung Tự (大中寺, Daichū-ji) ở Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Tào Động Tông đã trải qua một lịch sử đấu tranh cam go làm thế nào để thoát xác khỏi thể chế phong kiến dưới thời đại Giang Hộ (江戸, Edo) và làm sao để đưa ra một thể chế giáo cho phù hợp với thời đại mới. Việc biên soạn bộ Tu Chứng Nghĩa (修証義) được công bố vào năm thứ 23 (1890) niên hiệu Minh Trị (明治, Meiji) như là tiêu chuẩn để làm an tâm cho tăng lẫn tục, đã nói lên cuộc tranh đấu này. Tào Động Tông ngày nay kính ngưỡng hai vị tổ: Đạo Nguyên là Cao Tổ và Oánh Sơn là Thái Tổ, tôn sùng cả Vĩnh Bình Tự lẫn Tổng Trì Tự như là hai ngôi Đại Bản Sơn (大本山, Daihonzan, ngôi chùa tổ lớn) và hình thành nên tông phái lớn nhất của Phật Giáo Nhật Bản với số lượng tự viện trên 14.000 ngôi. Theo thống kê của Bộ Văn Hóa (1998), hiện tại Tào Động Tông có 14.699 ngôi chùa và 1.579.301 tín đồ. Một số dòng phái khác (theo thứ tự tên dòng phái, ngôi chùa trung tâm) của Tông này là: (1) Phái Oánh Sơn (瑩山派, Keizan-ha), Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji) và Vĩnh Quang Tự (永光寺, Yōkō-ji); (2) Phái Minh Phong (明峯派, Meihō-ha), Vĩnh Quang Tự (永光寺, Yōkō-ji); (3) Phái Nga Sơn (峨山派, Gasan-ha), Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji); (4) Phái Thái Nguyên (太源派, Taigen-ha), Phật Đà Tự (佛陀寺, Budda-ji); (5) Phái Thông Huyễn (通幻派, Tsūgen-ha), Vĩnh Trạch Tự (永澤寺, Yōtaku-ji); (6) Phái Hàn Nham (寒巖派, Kangan-ha), Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji); và (7) Phái Tâm Việt (心越派, Shinetsu-ha), Kỳ Viên Tự (祇園寺, Gion-ji). Ngoài Vĩnh Bình Tự và Tổng Trì Tự là hai ngôi chùa bản sơn trung tâm của tông phái cũng như các ngôi chùa đã nêu trên, còn có nhiều ngôi tự viện nổi tiếng khác được xem như Chuyên Môn Tăng Đường như: Chánh Pháp Tự (正法寺, Shōhō-ji, Iwate-ken [岩手縣]); Trường Cốc Tự (長谷寺, Chōkoku-ji, Tōkyō-to [東京都]); Tối Thừa Tự (最乘寺, Saijō-ji, Kanagawa-ken [神奈川縣]), Trường Quốc Tự (長國寺, Chōkoku-ji, Nagano-ken [長野縣]), Diệu Nham Tự (妙巖寺, Myōgon-ji, Aichi-ken [愛知縣]), Đại Thừa Tự (大乘寺, Daijō-ji, Ishikawa-ken [石川縣]), Ngự Đản Sanh Tự (御誕生寺, Gotanjō-ji, Fukui-ken [福井縣]), Hưng Thánh Tự (興聖寺, Kōshō-ji, Kyōto-fu [京都府]), Động Tùng Tự (洞松寺, Tōshō-ji, Okayama-ken [岡山縣]), Tuyền Nhạc Tự (泉岳寺, Sengaku-ji, Tōkyō-to), Cao Nham Tự (高岩寺, Kōgan-ji, Tōkyō-to), Thanh Tùng Tự (青松寺, Seishō-ji, Tōkyō-to), Tu Thiền Tự (修禪寺, Shuzen-ji, [靜岡縣]), Đại Thuyền Quán Âm Tự (大船觀音寺, Ōfunakannon-ji, Kanagawa-ken), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.230.234 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập