Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Dương »»
(焚香): đốt hương, xông hương, đốt nhang. Tại Trung Quốc, từ xưa đến nay, từ trong cung đình cho đến ngoài dân gian, đều có tập tục đốt hương để làm cho không khí thanh tịnh, đốt hương đàn cầm, hay đốt hương ngâm thơ, tĩnh tọa, v.v. Hai bên phải trái của bệ trước Thái Hòa Điện (太和殿) nhà Thanh có đặt 4 cái ghế cao gọi là Hương Kỷ (香幾), mỗi ghế an trí Lò Hương 3 chân. Khi Hoàng Đế lên điện, thường đốt Đàn Hương (檀香) ở trong lò, đem đặt trong Kim Loan Điện (金鑾殿); khói hương nghi ngút bay vờn chung quanh, khí thơm tỏa ngát bốn phương, khiến cho tinh thần con người phấn chấn lên. Thời xưa, khi chơi đàn cầm, Gia Cát Khổng Minh (諸葛孔明, 181-234) không chỉ có đồng tử hầu hạ hai bên, mà còn thường đặt hương án, đốt hương để tạo thêm cảm hứng. Các văn sĩ, thục nữ thời cổ đại, khi chơi đàn cũng có thói quen đốt hương, tạo thêm không khí u tĩnh, thanh thoát, phong nhã. Lục Du (陸游, 1125-1210), thi nhân ái quốc thời Nam Triều, mỗi khi đọc sách thường có xông hương. Như trong bài Hà Trung Nhàn Hộ Chung Nhật Ngẫu Đắc Tuyệt Cú (假中閒戶終日偶得絕句), ông có diễn tả cảm hứng rằng: “Thặng hỷ kim triêu tịch vô sự, phần hương nhàn khán ngọc khê thi (剩喜今朝寂無事、焚香閒看玉溪詩, vui quá sáng nay lặng vô sự, đốt hương nhàn ngắm khe ngọc thơ).” Cũng vậy, Tô Đông Pha (蘇東坡, 1037-1101), đại văn hào nhà Bắc Tống, lại thường đốt hương tĩnh tọa và tu tâm dưỡng tánh. Trên đường đến nhậm chức ở Đam Châu (儋州), Hải Nam (海南), ông có mua hơn 10 cân Đàn Hương, sau đó lập nên xe gọi là Tức Hiên (息軒), và tương truyền rằng ông thường xông hương tĩnh tọa trong xe đó. Cho nên, ông bảo rằng: “Vô sự thử tĩnh tọa, nhất nhật thị lưỡng nhật, nhược hoạt thất thập niên, tiện thị bách tứ thập (無事此靜坐、一日是兩日、若活七十年、便是百四十, vô sự ngồi yên lắng, một ngày là hai ngày, nếu sống bảy mươi năm, tức trăm bốn mươi tuổi).” Ngay như Tề Bạch Thạch (齊白石, 1864-1957), họa sĩ trứ danh hiện đại của Trung Quốc, cũng rất tôn kính tác dụng thần kỳ của việc xông hương vẽ tranh. Trong bài thơ Đông Đáo Kim Hoa Sơn Quán (冬到金華山觀) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu rằng: “Phần hương ngọc nữ quỳ, vụ lí tiên nhân lai (焚香玉女跪、霧裏仙人來, đốt hương ngọc nữ quỳ, sương mù tiên nhân đến).” Sách Hiền Kỷ Tập (賢己集) của Lý Tướng (李相) cho rằng khởi đầu của việc đốt hương là từ Phật Đồ Trừng (佛圖澄, 232-348). Như trong Cao Tăng Truyện (高僧傳, Taishō Vol. 50, No. 2059) quyển 9, phần Trúc Phật Đồ Trừng (竺佛圖澄), có đoạn: “Tức thủ ứng khí thạnh thủy thiêu hương chú chi, tu du sanh thanh liên hoa (卽取應器盛水燒香咒之、須臾生青蓮花, tức lấy bình bát đỗ đầy nước rồi chú nguyện, trong chốc lát thì hoa sen xanh sanh ra).” Trong khi đó, tác phẩm Năng Cải Trai Mạn Lục (能改齋漫錄) của Ngô Tằng (吳曾, ?-?) nhà Nam Tống thì cho là khởi đầu từ thời nhà Hán. Tập tục đốt hương đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân châu Á nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Đốt hương để làm thanh tịnh đàn tràng, môi trường, thân tâm, để mặc khải với chư Phật, Bồ Tát, thần linh. Như trong Thiện Nữ Nhân Truyện (善女人傳, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 88, No. 1657) quyển Hạ, phần Minh Nhân Hiếu Từ Hoàng Hậu (明仁孝徐皇后), có đoạn rằng: “Hồng Võ tam thập nhất niên, Xuân chánh nguyệt sóc đán, ngô phần hương tĩnh tọa các trung, duyệt cổ kinh điển, tâm thần ngưng định, hốt hữu tử kim quang tụ, di mãn tứ châu, hoảng hốt nhược thùy, mộng kiến Quán Thế Âm Bồ Tát (洪武三十一年、春正月朔旦、吾焚香靜坐閣中、閱古經典、心神凝定、忽有紫金光聚、彌滿四周、恍惚若睡、夢見觀世音菩薩, vào sáng sớm ngày mồng một tháng Giêng mùa Xuân năm Hồng Võ thứ 31 [1398], ta đốt hương tĩnh tọa trong gác, đọc kinh điển xưa, tâm thần ngưng định, chợt có hào quang vàng tía tụ lại, đầy khắp bốn phía, mơ hồ như trong giấc ngủ, mơ thấy Bồ Tát Quán Thế Âm).” Đặc biệt, đối với Phật Giáo, truyền thống tắm rửa sạch sẽ, xông hương, ngồi tĩnh tọa và xả báo thân ra đi, được tìm thấy khá nhiều trong các thư tịch. Như trong Cư Sĩ Truyện (居士傳, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 88, No. 1646) quyển 42, phần Ân Trần Cố Châu Chu Thái Ngu Hoàng Trang Bào Truyện (殷陳顧朱周蔡虞黃莊鮑傳), có đoạn: “Niên lục thập hữu nhị, tự tri thệ kỳ, phần hương tọa thoát (年六十有二、自知逝期、焚香坐脫, vào năm 62 tuổi, ông tự biết lúc ra đi, bèn xông hương ngồi yên mà thoát hóa).” Hay trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục (淨土聖賢錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1549) quyển 9, phần Kim Thích (金奭), lại có đoạn: “Phần hương an tọa, dĩ thủ kết ấn nhi hóa, thiên nhạc dị hương, chung nhật bất tán (焚香安坐、以手結印而化、天樂異香、終日不散, đốt hương ngồi yên, lấy tay bắt ấn mà ra đi, nhạc trời hương thơm lạ, suốt ngày vẫn không hết).” Hoặc trong Ngũ Đăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 6, phần Thụy Châu Cửu Phong Đạo Kiền Thiền Sư (瑞州九峰道虔禪師), cũng có đoạn: “Toại phần hương, hương yên vị đoạn, tọa dĩ thoát khứ (遂焚香、香煙未斷、座已脫去, bèn đốt hương, khói hương chưa dứt, sư đã ngồi yên mà ra đi).”
có tên gọi khác như Nguyệt Chánh (月正), Tân Chánh (新正), Mạnh Xuân (孟春), Thủ Xuân (首春), Thượng Xuân (上春), Dần Mạnh Xuân (寅孟春), Thỉ Xuân (始春), Tảo Xuân (早春), Nguyên Xuân (元春), Tân Xuân (新春), Sơ Xuân (初春), Đoan Xuân (端春), Triệu Xuân (肇春), Hiến Xuân (獻春), Xuân Vương (春王), Hoa Tuế (華歲), Tuế Tuế (歲歲), Triệu Tuế (肇歲), Khai Tuế (開歲), Hiến Tuế (獻歲), Phương Tuế (芳歲), Sơ Tuế (初歲), Sơ Nguyệt (初月), Sơ Dương (初陽), Mạnh Dương (孟陽), Tân Dương (新陽), Xuân Dương (春陽), Xuân Vương (春王), Thái Thấu (太簇), Tuế Thỉ (歲始), Vương Chánh Nguyệt (王正月), Sơ Không Nguyệt (初空月), Hà Sơ Nguyệt (霞初月), Sơ Xuân Nguyệt (初春月), Tưu Nguyệt (陬月), Vương Nguyệt (王月), Đoan Nguyệt (端月), Mạnh Tưu (孟陬), Thái Nguyệt (泰月), Cẩn Nguyệt (謹月), Kiến Dần (建寅), Dần Nguyệt (寅月), Dương Nguyệt (楊月), Mạnh Xuân Nguyệt (孟春月), Tam Vi Nguyệt (三微月), Tam Chánh (三正), Mục Nguyệt (睦月), Thượng Nguyệt (上月), Tam Chi Nhật (三之日). Một số câu hay cho tháng Giêng như Tam Dương sơ trưởng (三陽初長, tháng Giêng mới lớn), Tứ Tự cánh đoan (四序更端, bốn mùa trở lại đầu), mai đôi bạch ngọc (梅堆白玉, mai chất đầy ngọc trắng [tuyết]), liễu đĩnh hoàng kim (柳錠黃金, liễu trĩu nặng vàng ròng), tiêu hoa tống lạp (椒花送臘, hoa tiêu tiễn năm cũ đi), canh điểu sơ minh (庚鳥初鳴, chim Vàng Anh bắt đầu hót), Ngọc Luật hồi phù (玉律回夫, nhạc khí Ngọc Luật trở về chăng), duệ Ki tiễn lạp (睿璣餞臘, sao Ki sáng tiễn năm cũ), tiêu chuyển Bắc Đẩu (杓轉北鬥, chuôi sao chuyển Bắc Đẩu), nhân tại Đông phong (人在東風, người nơi gió Đông), nhất thanh trừ cựu (一聲除舊, một tiếng vang trừ năm cũ), vạn hộ cánh tân (萬戶更新, ngàn nhà lại mới mẻ). Một số từ dùng cho truy điệu vào tháng này như mai tai lệ phấn (梅腮淚粉, mặt hoa mai đầy phấn lệ), liễu nhãn bi thanh (柳眼悲青, mắt liễu buồn trong xanh). Ngữ cú dành cho Thượng Nguyên như cửu thiên nguyệt lãng (九天月朗, chín tầng trời trăng sáng rực), vạn hộ đăng huy (萬戶燈輝, vạn nhà đèn tỏ rạng). Một số từ dùng cho Lập Xuân như Đông phong giải đống (東風解凍, gió Đông làm tan băng), Bắc Đẩu hồi chước (北斗回杓, chùm Bắc Đẩu trở về đuôi).
có tên gọi khác như Trọng Đông (仲冬), Trung Đông (中冬), Chánh Đông (正冬), Sướng Nguyệt (暢月), Sương Nguyệt (霜月), Sương Kiến Nguyệt (霜見月), Tý Nguyệt (子月), Cô Nguyệt (辜月), Gia Nguyệt (葭月), Chỉ Nguyệt (紙月), Phục Nguyệt (復月), Thiên Chánh Nguyệt (天正月), Nhất Dương Nguyệt (一陽月), Quảng Hàn Nguyệt (廣寒月), Long Tiềm Nguyệt (龍潛月), Tuyết Nguyệt (雪月), Hàn Nguyệt (寒月), Hoàng Chung (黃鐘, 黃鍾), Dương Phục (陽復), Dương Tế (陽祭), Băng Tráng (冰壯), Tam Chí (三至), Á Tuế (亞歲), Trung Hàn (中寒), Trọng Nguyệt (仲月), Phức Nguyệt (複月), Long Tiềm (龍潛), Long Đông (隆冬), Hỷ Nguyệt (喜月). Một số câu hay cho tháng Mười Một như nhật hành Bắc lục (日行北陸, mặt trời đi về đất Bắc), Xuân đáo Nam chi (春到南枝, Xuân đến trên cành Nam), thiên hàn dục tuyết (天寒欲雪, trời lạnh tuyết sắp rơi), Xuân ý tại Mai (春意在梅, ý Xuân ở cây Mai), hàn sương điểm tuyết (寒霜點雪, sương lạnh lấm chấm tuyết), đống nghiễn ha băng (凍硯呵冰, nghiên mực đóng băng phun tuyết), Mai thổ Nam chi (梅吐南枝, Mai nở cành Nam), ngân hà phiêu tuyết (銀河飄雪, sông ngân thổi tuyết), ngọc vũ phi sương (玉宇飛霜, nhà ngọc bay sương), Tam Dương trình thụy (三陽呈瑞, xuân đến bày điềm lành), Lục Bạch triệu phong (六白兆豐, Lục Bạch [tượng trưng cho Càn, tức là trời] thể hiện điềm phong phú), Nhất Dương lai phức (一陽來複, tháng 11 lại đến nữa), vạn gia chiêu hồi (萬家昭回, muôn nhà trở lại sáng sủa).
(竺叔蘭, Jikushukuran, ?-?): người Thiên Trúc, nhân vật đồng thời đại với Trúc Pháp Hộ (竺法護) nhà Tây Tấn. Tổ tiên của ông nhân bị loạn lạc trong nước nên chạy sang nhà Tấn lánh nạn, sống ở Hà Nam (河南). Thúc Lan cùng với hai người anh họ học kinh pháp, tinh thông cả tiếng Phạn và Hán, học luôn cả văn sử. Ảnh hưởng phong khí thanh cao đương thời, ông thường giao du với hàng danh sĩ, tánh thích uống rượu và cứ mỗi lần uống đến 5, 6 hộc vuông mà vẫn không say. Truyền ký cho biết rằng ông đã từng chết đi rồi sống lại, tự bảo rằng ông thấy nghiệp quả của mình dưới âm phủ, nhờ đó mà sửa đổi, tu tâm dưỡng tánh. Vào năm đầu (291) niên hiệu Nguyên Khang (元康) đời vua Huệ Đế (惠帝) nhà Tây Tấn, ông dịch Thủ Lăng Nghiêm Kinh (首楞嚴經) 2 quyển, Dị Duy Ma Cật Kinh (異維摩詰經) 3 quyển. Bên cạnh đó, ông cùng với Vô La Xoa (無羅叉) dịch Phóng Quang Bát Nhã Kinh (放光般若經) 20 quyển tại Thương Viên Thủy Nam Tự (倉垣水南寺). Sau vì gặp vụ loạn Thạch Lặc (石勒), ông bôn tẩu đến Kinh Châu (荆州), cuối cùng qua đời tại đây. Tuy nhiên, năm thị tịch và tuổi thọ của ông vẫn không được rõ. Đại Đường Nội Điển Lục (大唐內典錄) quyển 2 lại nhầm Thúc Lan là vị sa môn.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.153.171 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập